BẤM HUYỆT TRỊ TÁO BÓN VÀ KHÓ NGỦ (RẤT THIẾT DỤNG VỚI NGƯỜI CAO TUỔI)
BẤM HUYỆT TRỊ TÁO BÓN VÀ KHÓ NGỦ
Xoa bóp huyệt lòng bàn tay và cổ tay chữa táo bón
Người ta thường nói “nhìn tay có thể biết người đó có bị táo bón không”. Người bị táo bón thì ở chỗ gồ lên giữa gốc ngón út đến cổ tay thường không có thịt, màu xám, mạch máu nổi lên. Điều này giống như chẩn đoán của y học phương Đông nói rằng sau khi bị táo bón thì tay sẽ thay đổi.
Muốn khắc phục táo bón, có thể xoa bóp huyệt thần môn ở cổ tay. Thần môn thuộc kinh lạc tim, nó có quan hệ mật thiết đến khí quan tuần hoàn của tim và hoạt động tinh thần. Không những thế, nó còn có thể điều trị táo bón và trĩ.
Huyệt Thần môn nằm phía trong cổ tay gần ngón tay út. Người bị táo bón khi ấn huyệt này sẽ cảm thấy đau. Có thể thể dùng ngón cái để ấn huyệt. Phương pháp đơn giản hơn là dùng lực để xoa cổ tay. Trước tiên dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nắm chặt cổ tay của tay kia, sau đó xoay cổ tay sang trái sang phải. Như vậy cho dù không tìm được huyệt Thần Môn thì vẫn có tác dụng, đồng thời có thể xoa bóp các vị trí khác đặc biệt cùng lúc xoa bóp gốc ngón cái đến cổ tay và gốc ngón út đến cổ tay thì hiệu quả càng tốt.
Đối với táo bón do áp lực tinh thần hoặc quá mệt mỏi gây nên thì xoa bóp huyệt lao cung ở lòng bàn tay. Phương pháp này có thể tiến hành ngay cả khi xem tivi hoặc ngồi xe. Tốt nhất nên luyện thành thói quen hai tay xoa bóp lẫn nhau.
XOA BÓP HUYỆT LÒNG BÀN TAY VÀ CỔ TAY CHỮA KHÓ NGỦ:
Nếu bị khó ngủ, xin bấm vào 2 huyệt ở cổ tay, chổ có chấm hình màu đỏ, khoảng 5 phút thì sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh.
XIN XEM THEO HÌNH CHỈ DẪN TRÊN HUYỆT THẦN MÔN
Cắt giảm những thực phẩm đã tinh chế Những thực phẩm chế biến sẵn ít nhiều đã bị mất chất dinh dưỡng cũng như chứa một lượng chất xơ thấp hơn bình thường. Bạn có thể ăn nhiều rau sống để bổ sung thêm chất xơ và vitamin hơn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý, rửa sạch rau và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm. Mật ong Mật ong cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón, nếu cảm thấy hương vị quá đậm, bạn có thể pha vào nước trái cây thay đường. Không ăn nhiều hơn hai thìa đầy mỗi ngày, vì nó chứa khá nhiều calo cho những ai đang muốn giảm cân. Táo Nước ép táo hay táo đều là thuốc nhuận tràng tư nhiên. Một quả táo mỗi ngày để luôn giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một quả táo sau một giờ ăn để giảm “cơ hội” táo bón phát triển nhé. Chất xơ hòa tan Ngũ cốc, bánh mỳ và cả những sản phẩm từ ngũ cốc, gạo nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ. Vì cơ thể luôn cần một lượng chất xơ cụ thể để vận hành hệ tiêu hoá một cách thông suốt nên bất cứ món ăn nào có nhiều hơn 6gam chất xơ thì được coi là có chứa chất xơ cao. Bạn có thể bổ sung món súp ngũ cốc nguyên cám hoặc bánh mỳ ở dạng bột vào thực đơn ăn kiêng của mình. Quả mơ Mơ luôn luôn có tác dụng làm giảm táo bón nhưng đừng quá lạm dụng nó. Vì nếu ăn quá nhiều cùng một lúc lại là nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu không phải mùa mơ, bạn có thể dùng mơ khô để thay thế, có thể dùng kết hợp thêm quả hạnh cũng rất tốt. Nước ép mận khô Mận có thể ăn tương tự như mơ nhưng cũng có thể gây tiêu chảy và mất nước nếu ăn quá nhiều. Với một số người ăn mận khô lại gây khó tiêu hoá, vì vậy nước ép từ mận khô là tốt hơn cả.
Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/lam-sao-de-chua-tao-bon-p214a18244.htmlC
Canh chua đậu bắp: Đầu cá lóc tươi, rửa sạch. Đậu bắp rửa sạch cắt đoạn 4cm, cà chua xắt ra thành từng múi, giá rửa sạch ngâm nước cho trắng, me cạo sạch vỏ ngoài. Nấu chín me, vớt ra tô, dằm me cho ra hết chất chua, nêm vào một ít đường, muối. Khi nước sôi, cho cá, đậu bắp vào, nêm vừa ăn. Khi đậu bắp chín cho giá và cà chua vào, nhấc nồi xuống, sau đó cho vào rau thơm như: rau quế, rau om, ngò tây. Chú ý: Người có hội chứng dạ dày – tá tràng không nên ăn canh chua. Ngoài ra, có thể ăn canh mồng tơi, rau ngót nấu với tôm hay thịt hoặc canh rau đay. Rau đay nấu với cua đồng có tác dụng nhuận tràng. 2. Chè nha đam (lô hội): Dùng khoảng hai lá nha đam, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần trắng bên trong nấu với đậu xanh, hoặc có thể ăn sống bằng cách gọt bỏ vỏ xanh, cắt phần trắng ra thành miếng nhỏ, trộn với đường cát trắng và cho một ít nước đá vào ăn. Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi), liều cao: 200 – 500mg (10 – 20 lá tươi). Chú ý: Không sử dụng lô hội đối với người đang có thai, đang hành kinh, người bị tiêu chảy, người có tỳ vị hư hàn (da xanh, tiêu chảy, đau bụng khi ăn thức ăn sống lạnh như: dưa leo, nước đá). Ngoài ra, còn có chè đậu đen, chè mè đen. Người bị táo bón nên uống nhiều nước, ăn hai trái chuối chín mỗi ngày để có tác dụng nhuận tràng. Người ốm đang bình phục sau khi ốm, nên nấu chuối chín để ăn. Hoặc có thể bổ sung khẩu phần ăn chứa nhiều magiê như: sữa, kê, đậu đũa, khoai lang. Magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột. Mỗi sáng khi thức dậy, cần uống một ly nước lạnh (nước sôi để nguội, nước khoáng) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Trong ngày uống khoảng 6 – 8 ly nước. Người lao động trong điều kiện nóng ẩm, những ngày nóng bức, cần uống từ 2 lít đến 2,5 lít/ngày. Thức uống có lợi cho người bị táo bón là nước trái cây, lá hoa actisô…. Đồng thời, người bị táo bón cần hạn chế các thức ăn có ít hoặc không có chất xơ như: kem, phô mai, thịt, thực phẩm chế biến sẵn. Tránh ăn các thức ăn nhanh, thức ăn tinh chế như: cháo, xúp đặc chứa nhiều khoai tây, cà rốt nghiền, thức ăn chứa chất kích thích như: tiêu, ớt, nước chè đặc, ca cao. Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá và cả những trái cây có vị chát như: sim, ổi.
Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/huong-dan-mon-an-tri-tao-bon-p214a24338.html
Cháo chuối tiêu Nguyên liệu: Chuối tiêu 2 quả, gạo tẻ 50g, lượng vừa đủ đường trắng. Cách làm: Chuối tiêu bỏ vỏ, dầm nát. Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín, cho chuối tiêu đã đánh nhuyễn, đường vào đun sôi có thể dùng. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có thể thanh nhiệt, nhuận tràng, nhuận phổi, cắt cơn ho. Món cháo này thích hợp cho người bị trĩ đại tiện ra máu, suy phổi, bị ho, hoặc người say rượu… 2 Cháo mật ong Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, lượng mật ong vừa đủ. Cách làm: Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín cho thêm mật ong, đun sôi có thể dùng. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng nhuận phổi, cắt cơn ho, nhuận tràng. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến chán ăn, đau bụng, người bị suy phổi ho khan, hoặc người ho lâu ngày không khỏi, người bị suy nhược cơ thể dẫn đến táo bón… 3 Cháo khoai tây Nguyên liệu: Khoai tây 100g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, cho vào nồi nấu thành cháo cùng gạo tẻ và lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng ích khí, kiện tì, giải độc, thông tiện. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến đau bụng, táo bón… 4 Cháo vừng Nguyên liệu: Gạo nếp 100g, lượng vừng vừa đủ. Cách làm: Ngâm rửa sạch vừng, sau đó phơi khô rồi đảo qua lửa cho nứt. Mỗi lần lấy 30g, nấu với 100g gạo nếp thành cháo, ăn thường xuyên sẽ có công hiệu. 5 Cháo sung mật ong Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, quả sung 30g. Cách làm: Rửa sạch gạo, cho vào nồi đun thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau đó cho sung vào đun sôi có thể dùng. Khi ăn thêm mật ong. Món cháo này ăn thường xuyên cũng có công hiệu trị chứng táo bón.
Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/5-mon-chao-nhuan-trang-giai-doc-tri-chung-tao-bon-p214a29143.html
dung chi tiết Độ khó: Cực dễ 1 Xoa khung đại tràng Nằm ngửa, tĩnh tâm, thả lỏng người dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng, chậm rãi rộng khắp ổ bụng sát vào hố chậu hai bên thuận chiều kim đồng hồ với một lực ép vừa phải chừng 5 - 10 phút. Mỗi ngày làm hai lần vào buổi sáng lúc ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Động tác này là phương pháp tác động gián tiếp bộ máy tiêu hoá có công năng kích thích tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố thuận lợi. Bấm huyệt: Sau khi xoa bóp lần lượt day bấm các huyệt như thiên khu, hạ quản, khí hải, túc tam lý, thượng cự hư, đại chung, tam âm giao mỗi huyệt 2 - 3 phút với lực nhẹ nhàng, chậm rãi khoan thai. Day bấm các huyệt này vừa có tác động tại chỗ đồng thời là những huyệt mộ, huyệt hợp của kinh vị và đại tràng, huyệt nâng cao chính khí và phần âm cho cơ thể, từ đó giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất lẫn đào thải độc tố. Vị trí các huyệt: Thiên khu từ rốn đo ngang ra 2 bên mỗi bên 4cm; Hạ quản từ lỗ rốn thẳng lên 4cm; Khí hải từ lỗ rốn xuống 3cm; Túc tam lý thì duỗi thẳng chân tìm điểm hõm phía ngoài đầu gối rồi đo xuống theo xương mào chày 6cm đo ra ngoài 2cm; Thượng cự hư từ huyệt túc tam lý đo xuống 6cm; Đại chung từ trung điểm của điểm cao nhất mắt cá trong và gân gót đo lên 1cm; Tam âm giao từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 6cm huyệt ở sát bờ sau - trong xương chày. 2 Xoa day miết hố chậu trái Sau khi bấm huyệt xong dùng 5 đầu ngón tay trỏ phải nhẹ nhàng xoa day hố chậu trái từ trên xuống dưới theo vòng xoáy chân ốc, động tác nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút. Động tác này có tác dụng kích thích trực tiếp lên đoạn cuối đại tràng và trực tràng để hỗ trợ cho quá trình bài tiết chất thải.
Tập thể dục Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón. 2 Dưỡng phổi Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một "mối quan hệ trong ngoài tương thích". Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón. Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác. 3 Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu hóa. Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai lang... là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa. 4 Đi vệ sinh đúng giờ Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng. Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện. Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn. 5 Giảm stress Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn. Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng.
Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/huong-dan-tri-tao-bon-khong-can-thuoc-p214a29588.html
Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/huong-dan-tu-xoa-bop-bam-huyet-phong-tri-tao-bon-p214a30416.html
No comments:
Post a Comment