Saturday, March 21, 2015

QUÁN 12 NHÂN DUYÊN - DƯỢC PHÁP THẤT GIÁC CHI - KINH GIẢI BỆNH - VÔ NGÃ TƯỚNG KINH

y
ANATTALAKKHANA SUTTA
VÔ NGÃ TƯỚNG KINH
Pàlì : 
ANATTALAKKHANASUTTA
Evam me sutam…..
Ekam samayam bhagavà Barànasiyam viharati Isipitane migadàye.
Tatra kho bhagavà pancavaggiye bhikkhù àmantesi. 
-       Rùpam bhikkhave anattà abhavissa na yidam rùpam àbàdhàya samvatteyya. Labhetha ca rùpe evam me rùpam hotu evam me rùpam mà ahosì‘ti. Yasmà ca kho bhikkhave rùpam anattà tasmà rùpam àbàdhàya samvattati. Na ca labhati rùpe evam me rùpam hotu evam me rùpam mà ahosi.
-       Vedanà anattà. Vedanà ca yidam bhikkhave attà abhavissa na yidam. Vedanà àbàdhàya samvatteyya. Labhetha ca vedanàya evam me vedanà hotu evam me vedanà mà ahosì‘ti. Yasmà ca kho bhikkhave vedanà anattà tasmà vedanà àbàdhàya samvattati. Na ca labhati vedanàya evam me vedanà hotu evam me vedanà mà ahosì ‘ti

-       Sannà anattà. Sannà ca yidam bhikkhave attà abhavissa na yidam sannà àbàdhàya samvatteyya. Labhetha ca sannàya evam me sannà hotu evam me sannà mà ahosì‘ti. Yasmà ca kho bhikkhave sannà anattà tasmà sannà àbàdhàya samvattati. Na ca labhati sannàya evam me sannà hotu evam me sannà mà ahosì‘ti.

-       Sankhàrà anattà. Sankhàra ca yidam bhikkhave attà abhavissamsu na yidam sankhàrà àbàdhàya samvatteyyum. Labhetha ca sankhàresu evam me sankhàra hontu evam me sankhàra mà ahesun’ti. Yasmà ca kho bhikkhave sankhàra anattà tasmà sankhàrà àbàdhàya samvattanti. Na ca labhati sankhàresu evam me sankhàra mà ahosun ‘ti.

-       Vinnànam anattà. Vinnànanca yidam bhikkhave attà abhavissa. Na yidam vinnànam àbàdhàya samvatteyya. Labhetha ca vinnàne evam me vinnànam hotu evam me vinnànam mà ahosì‘ti. Yasmà ca kho bhikkhave vinnànam anattà tasmà vinnànam àbàdhàya samvattati. Na ca labhati vinnàne evam me vinnànam hotu evam me vinnànam mà ahosì‘ti
 Việt : 
VÔ NGÃ TƯỚNG KINH.
Như vầy tôi (Ananda) đã nghe….
Một lần nọ, đức Phật ở khu “rừng hưu” ISIPATANA, gần thành Ba La Nại đã thuyết đến nhóm 5 khất sĩ Kiều Trần Như rằng :
-Nầy chư khất sĩ, sắc thân nầy không phải là ta, nó hằngchứa bệnh hoạn. Không nên nhận sắc thân nầy là ta. Ở đâu có sắc tướng (do duyên hợp) và ở đó có bệnh hoạn, thì không phải là ta hay ngã. Từ đó, không có sắc tướng nào là của ta, hay thân ngã sở cả.
-Nầy chư khất sĩ, thọ cảm nầy không phải là ta, nó hằngchứa bệnh hoạn (bất mãn). Không nên nhận thọ cảm nầy là ta. Ở đâu có thọ cảm (bất mãn, do duyên hợp) và ở đó có mâu thuẫn, thì không phải là ta. Từ đó, không có thọ cảm nào là của ta, hay ngã thọ cả.
-Nầy chư khất sĩ, sự tưởng nhớ nầy không phải là ta, nó hằng chứa bệnh hoạn (lẫn lộn). Không nên nhận sự tưởng nầy là ta. Ở đâu có sự tưởng nhớ (do duyên hợp) và ở đó có bệnh hoạn (thấp hèn), thì không phải là ta hay ngã. Từ đó, không có sự tướng nhớ nào là của ta, hayngã tưởng cả.
-Nầy chư khất sĩ, pháp hành nầy không phải là ta, nó hằng chứa bệnh hoạn (xấu tốt). Không nên nhận pháp hành nầy là ta. Ở đâu có pháp hành (do duyên hợp, thuận nghịch)) và ở đó có bệnh hoạn (thăng đọa, nhân quả), thì không phải là ta. Từ đó, không có pháp hành nào là của ta, hay ngã hành cả.
-Nầy chư khất sĩ, ý thức nầy không phải là ta, nó hằngchứa bệnh hoạn (thiên kiến). Không nên nhận ý thức nầy là ta. Ở đâu có ý thức (do duyên nhị biên hợp tan) và ở đó có bệnh hoạn (trong đục, sáng tối), thì không phải là ta. Từ đó, không có ý thức nào là của ta, hay ngã thức cả.

Pàlì :
  • Tam kim mannatha bhikkhave rùpam niccam vànivccam và‘ti ?
  • Aniccam bhante.
  • Yam panàniccam dukkham và tam sukham và‘ti ?
  • Dukkham bhante.
  • Yam panàniccam dukkham viparinàmadhammam kàlam nu tam samanupassitum etam mama eso hamasmi eso me attàti ?
  • No hetam bhante.
  • Tam kim mannatha bhikkhave vedanà niccà vàniccà và‘ti ?
  • Aniccà bhante.
  • Yam panàniccam dukkham và tam sukham và‘ti ?
  • Dukkham bhante.
  • Yam panàniccam dukkham viparinàmadhammam kàlam nu tam samanupassitum etam mama eso hamasmi eso me attà‘ti ?
  • No hetam bhante.
  • Tam kim mannatha bhikkhave sannà niccà và aniccà và‘ti ?
  • Aniccà bhante.
  • Yam panàniccam dukkham và tam sukham và‘ti ?
  • Dukkham bhante.
  • Yam panàniccam dukkham viparinàmadhammam kàlam nu tam samanupassitum etam mama eso hasmasmi eso me attà‘ti ?
  • No hetam bhante.
  • Tam kim mannatha bhikkhave sankhàra niccà và aniccà và‘ti ?
  • Aniccà bhante.
  • Yam panàniccam dukkham và tam sukham và‘ti ?
  • Dukkham bhante.
  • Yam panàniccam dukkham viparinàmadhammam kàlam nu tam samanupassitum etam mama  eso hamasmi eso me attà‘ti ?
  • No hetam bhante.
  • Tam kim mannatha bhikkave vinnànam niccam vàniccam và‘ti ?
  • Aniccam bhante.
  • Yam panàniccam dukkham và tam sukham và ‘ti ?
  • Dukkham bhante.
  • Yam panàniccam dukkham viparinàmadhammam kàlam nu tam samanupassitum etam mama eso hamasmi eso me attà‘ti ?
  • No hetam bhante.
Việt :
  • Nầy chư khất sĩ, các ông cho sắc thân nầy là thường hay vô thường ?
  • Bạch đức Thế Tôn, sắc thân nầy là vô thường.
  • Vật chi vô thường vật ấy là khổ hay vui ?
  • Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ.
  • Vật vô thường là khổ, có sự biến đổi không ngừng, thì nên cho vật ấy là ta, hay là của ta không ?
  • Bạch đức Thế Tôn, không nên.
  • Nầy chư khất sĩ, các ông cho cảm thọ là thường hay vô thường ?
  • Bạch đức Thế Tôn, cảm thọ là vô thường.
  • Cảm thọ vô thường, vậy cảm thọ là khổ hay vui ?
  • Bạch đức Thế Tôn, cảm thọ là khổ.
  • Cảm thọ là khổ, có sự biến đổi không ngừng, thì nên cho cảm thọ ấy là ta, hay là của ta không ?
  • Nầy chư khất sĩ, các ông cho tưởng nhớ nầy là thường hay vô thường ?
  • Bạch đức Thế Tôn, tưởng nhớ nầy là vô thường.
  • Tưởng nhớ vô thường thì khổ hay vui ?
  • Bạch đức Thế Tôn, tưởng nhớ ấy là khổ.
  • Tưởng nhờ vô thường là khổ, có sự biến đổi không ngừng, thì nên cho tưởng nhớ ấy là ta, hay là của ta không ?
  • Bạch đức Thế Tôn, không nên.
  • Nầy chư khất sĩ, các ông cho mọi pháp hành là thường hay vô thường ?
  • Bạch đức Thế Tôn, mọi pháp hành đều vô thường.
  • Mọi pháp hành đều vô thường, vậy pháp hành là khổ hay vui ?
  • Bạch đức Thế Tôn, pháp hành là khổ.
  • Pháp hành là khổ, có sự biến đổi không ngừng, thì nên cho pháp hành ấy là ta, hay là của ta không ?
  • Nầy chư khất sĩ, các ông cho ý thức nầy là thường hay vô thường ?
  • Bạch đức Thế Tôn, ý thức nầy là vô thường.
  • Ý thức vô thường thì khổ hay vui ?
  • Bạch đức Thế Tôn, ý thức ấy là khổ.
  • Ý thức vô thường là khổ, có sự biến đổi không ngừng, thì nên cho ý thức ấy là ta, hay là của ta không ?
  • Bạch đức Thế Tôn, không nên.
 Pàlì :
-       Tasmà tìha bhikkhave….
> Yam kinci rùpam atìtànàgatapaccuppannam ajjhattam và bahiddhà và olàrikam và sukhumam và hìnam và panìtam và yandùre santike và sabbam rùpam. Netam mama neso hamasmi na mama attàti evametam yathàbhùtam sammappanàya datthabbam.
> Yàkàci vedanà atìtànàgatapaccuppannà ajjhattà và bahiddhà và olàrikà và sukhumà và hìnà và panìtà và yà dùre santike và sabbà vedanà. Netam mama neso hamasmi na meso attàti evametam yathàbhùtam sammappannàya datthabbam
> Yàkàci sannà atìtànàgatapaccuppannà ajjhattà và bahiddhà và olàrikà và sukhumà và hìnà và panìtà và yà dùre santike và sabbà sannà. Netam mama neso hamasmi na meso attà‘ti evametam yathàbhùtam sammappanàya datthabbam.
> Yekeci sankhàrà atìtànàgatapaccuppannà ajjhattà và bahiddhà và olarikà và sukhumà và hìnà và panìtà và ye dùre santike và sabbe sankhàrà. Netam mama neso hamasmi na meso attà‘ti evametam yathàbhùtam sammappanàya datthabbam.
> Yankinci vinnànam atìtànàgatapaccuppannam ajjhattam và bahiddhà và olàrikam và sukhumam và hìnam và panìtam và yandùre santike và sabbam vinnànam. Netam mama neso hamasmi na meso attàti evametam yathàbhùtam sammappanàya datthabbam.
 Việt :
- Nầy chư khất sĩ, dựa theo 3 câu đáp thì :
  • Ø Sắc nào dù trong đời quá khứ, vị lai hay hiện tại, hễ nó ngoại hợp, thô kệch hay vi tế, hèn hạ hay cao sang, xa hay gần, tất cả các sắc ấy đều chỉ lá sắc thôi. Các thầy nên để tâm thanh tịnh thấy đúng như vầy “Đó chẳng phải là thân ta, chẳng phải là của ta”.
  • Ø Thọ nào dù trong đời quá khứ, vị lai, hay hiện tại, hễ nó ngoại hợp, thô kệch hay vi tế, hèn hạ hay cao sang, xa hay gần, tất cả các thọ ấy đều chỉ lá thọ thôi. Các thầy nên để tâm thanh tịnh thấy đúng như vầy “Đó chẳng phải là thọ ta, chẳng phải là của ta”.
  • Ø Tưởng nào dù trong đời quá khứ, vị lai hay hiện tại, hễ nó ngoại hợp, thô kệch hay vi tế, hèn hạ hay cao sang, xa hay gần, tất cả các tưởng ấy đều chỉ lá tưởng thôi. Các thầy nên để tâm thanh tịnh thấy đúng như vầy “Đó chẳng phải là tưởng ta, chẳng phải là của ta”.
  • Ø Hành nào dù trong đời quá khứ, vị lai hay hiện tại, hễ nó ngoại hợp, thô kệch hay vi tế, hèn hạ hay cao sang, xa hay gần, tất cả các hành ấy đều chỉ lá hành thôi. Các thầy nên để tâm thanh tịnh thấy đúng như vầy “Đó chẳng phải là hành ta, chẳng phải là của ta”.
  • Ø Thức nào dù trong đời quá khứ vị lai, hay hiện tại, hễ nó ngoại hợp, thô kệch hay vi tế, hèn hạ hay cao sang, xa hay gần, tất cả các thức ấy đều chỉ lá thức thôi. Các thầy nên để tâm thanh tịnh thấy đúng như vầy “Đó chẳng phải là thức ta, chẳng phải là của ta”.
 Pàlì :
- Evam passam bhikkhave sutvà ariyasàvako rùpasmimpi nibbindati vedanàyapi nibbindati sannàsupi nibbindati sankhàresupi nibbindati vinnànasmimpi nibbindati
Nibbindam virajjati viràgà vimuccati. Vimuttasmim vimuttamì‘ti nànam hoti. Khìna jàti visutam brahmacariyam katam karanìyam nàparam itthattàyàti pajànàtì ‘ti
Idamavoca bhagavà attamanà pancavaggiyà bhikkhù bhagavàto bhàsitam abhinandum
Imasminca pana veyyàkaranasmim bhannamàne pancavaggiyànam bhikkhùnam anupàdàya àsavehi cittàti vimuccimsù‘ti.
Việt :
-      Nầy chư khất sĩ, các bậc Thinh Văn được nghe và hiểu như thế rồi. các Ngài phát sinh tâm cách ly trong sắc, tâm cách ly trong thọ, tâm cách ly trong tưởng, tâm cách ly trong hành,  và tâm cách ly trong thức.
Khi đã có tâm cách ly như thế, thì họ được xa lìa dục vọng, tâm được giải thoát. Trí óc của bậc Thinh Văn liền tự tại trong sáng, biết rõ rằng : Tâm nầy đã được giải thoát. Sự tái sanh sẽ chấm dứt. Đạo quả cao thượng đã đắc rồi. Phận sự nên hành vừa làm tròn.
Đức Phật dứt lời, nhóm năm thầy Kiều Trần Như nghe kinh văn khẩu truyền xong, tất cả rất khinh an, hoan hỷ.
Nghĩa là trong khi Phật nói Kinh Vô Ngã Tướng, tâm của nhóm năm thầy Kiều Trần Như dần dần được giác ngộ, giải thoát hết các vi tế phiền não, chẳng còn mê vướngtrong ngũ uẩn, để cho là ta, là của ta nữa, haykhông còn chấp thân tâm là ngã nữa .
Để giúp trí nhớ
Nội dung chính của kinh VÔ NGÃ TƯỚNG hàm ý rằng : Thân tâm hay ngũ uẩn của một con người vốn rổng tuếch. Nó do duyên hợp mà thành. Nó chỉ là chỗ chứa những khổ vui, xung đột, và bất toại nguyện. Nó quả thật không phải là ta, không nên xem là của ta.
NGŨ UẨN là gì ? 
-Ngũ uẩn là 5 chỗ chứa, hay tích tụ phiền não, nguyên nhân của sinh diệt, hợp tan. Có sách gọi «ngũ uẩn» là «ngũ ấm». 
Giải nghĩa ngắn : 
Sắc uẩn ám chì xác thân còn sống, hay toàn thể vật chất, tiếp nhận được qua năm giác quan.
Thọ uẩn ám chỉ tất cả cảm nhận của xác thân còn sống nầy, đối với toàn thể những trạng thái vật chất, nằm trong hay ngoài xác thân.
Tưởng uẩn ám chỉ tất cả những gì tâm trí nhớ biết, tồn trử.
Hành uẩn ám chỉ tất cả hoạt động của thân và của tâm, thần kinh và ý thức.
Thức uẩn ám chỉ tất cả những gì con người có thể biết và phân biệt, qua năm giác quan, và qua giác quan thứ sáu, là sự suy nghĩ.
***
Chú thích từ ngữ. 
ANATTA : An + atta («An» là tiếp đầu ngữ phủ định, «atta» là ngã,  hay «cái tôi»…). «Anatta» có thể tạm dịch là  «không phải ngã», «không phải cái tôi». «Anatta» ở đây ám chỉ «danh sắc,hay ngũ uẩn không phải là ngã».
LAKKHANA : Tướng, hình thức hay trạng thái do duyên hợp mà thành. Nó vô thường, hằng tùy thuộc điều kiện và luôn uôn thay đổi.
SUTTA : Kinh, tức là những lời dạy của đức Phật, có mạch lạc như xâu chuỗi để nghe và nhớ.«Sota» là sự nghe. Động từ của  SUTTA là «Sunàti» : nghe.
EVAM : Như vầy.
ME  SUTAM : Tôi nghe
Ekam samayam : Một lúc nọ (Ekam là một, samayam : lúc nọ).
BHAGAVÀ : Đức Phật
BÀRÀNASIYAM : Tên thành Bàrànasì (Ba La Nại) thuở xưa ở Ấn Độ.
VIHARATI : Có mặt, ngụ tại…..(động từ).
ISIPATANE : Trong rừng hoang linh.
MIGADÀYE : Có hưu ở.
TATRA KHO : Khi ấy
PANCAVAGGIYE : Nhóm 5 người.
BHIKKHU : Khất sĩ hay tỳ kheo.
ÀMANTESI : Giảng thuyết.
RÙPAM : Sắc (ám chỉ tất cả vật chất, thô kệch hay vi tế).
BHIKKHAVE : Nầy chư khất sĩ. Nầy chư tỳ kheo.
ABHAVISSA : A+Bhavissa. «A» là tiếp đầu ngữ phủ định, Bhavissa là dung chứa hay có. «Abhavissa» có thể tạm dịch là không chứa, hay không có.
NA : Không, phủ định từ.
YIDAM : Vật nào, đại danh từ chỉ định. Do 2 chữ Ya+Idam.
ÀBÀDHÀYA : Bệnh họan.
LABHETHA : Có, được cấp cho. «Labhetha», một dạng của động từ labhati.
RÙPE hay RÙPAM : Sắc, hai dạng của RÙPA.
MÀ AHOSÌ ‘TI : Không phải là của TA. (Mà : Của ta. Ahosi : không phải là. Iti : rằng hay vậy).
YASMÀ : Từ vật (hay sắc) nào.
TASMÀ : Từ vật (hay sắc) ấy.
SAMVATTATI : Tiến tới, trở thành.
LABHATI : Cấp cho
VEDANÀ : Thọ (ám chỉ mọi cảm xúc vui buồn ở thân hay tâm)
SANNÀ : Tưởng (ám chỉ mọi tưởng nhớ, ký ức).
SANKHÀRÀ : Hành (ám chỉ mọi hành động từ thân và tâm)
VINNÀNA : Thức (ám chỉ tất cả ý thức, hiểu biết).
AHESUN :  Một dạng của Ahoti, nghĩa là không phải là.
MANNATHA : Một dạng của động từ mannatti, có nghĩa là tin tưởng, hay cho là.
NICCAM : Thường (trường tồn).
VÀ : hay là, hoặc là.
ANICCAM : Vô thường, không bền vững, phù du.
DUKKHAM : Chịu đựng xung đột , bất toại nguyện : KHỔ.
SUKHAM : Vui, hài lòng trong một thời gian nào đó rồi hết.
YAM : Cái nào (đại danh từ vô định)
PANANICCAM : Mà vô thường. Pana+aniccam).
VIPARIMÀNADHAMMAM (Viparimàna+Dhammam) : Tạm dịch là pháp thay đổi. (Viparimàna : thay đổi. Dhammam : Pháp).
ESO : Muốn cái ngã ấy.
HAMASMI : là “tôi” (Hamasmi là một dạng của «aham»=Tôi).
TAM : Ấy (Đại danh từ).
KIM : Như thế nào.
NO HETAM : Không nên là ta.
BHANTE : Bạch, thưa (Từ ngữ xưng hô, tỏ sự kính trọng).
KÀLAM : Thưộc vòng thời gian, hay bị thay đổi theo thời gian.
TASMÀ : Do đó, bỡi vậy.
TÌHA : Nhóm 3 câu, nhóm 3 cái.
KINCI : Cái nào, vật chi.
ATÌTÀNÀGATAPACCUPPANNAM : Quá khứ vị lai.
AJJHATTA : Hiện tại, ngày nay.
BAHIDDHÀ : Ngoại tại, là đến từ bên ngoài, không thực, do duyên hợp mà có.
OLÀRIKAM : Thô kệch.
SUKHUMAM : Vi tế.
HÌNAM : Thấp hèn.
PANA : Theo đó.
YANDÙRE : Ở xa
SANTIKE : Ở gần.
SAMMAPPANNÀYA (Sam+appannàya) : Bằng tâm tịnh, với sự sáng suốt, hay bằng trí tuệ.
DATTHABBAM : Có thể thấy (Đây là một dạng của “dattha”. Nó là biến cách của động tự “DASATI” : Thấy.
YAM KINCI = YÀKÀCI = YEKECI = YANKINCI đều là “bất định từ.”, có nghĩa là “cái  gì mà…”, hay “vật nào mà…”. Ví dụ ; “Sắc gì mà….”, “Thọ nào mà…”.v.v…
PASSAM : Nghe thấy xong.
VIRAJJATI : Tự do.
VIMUCCATI : Giải thoát.
KHÌNA : Tiêu trừ.
JÀTI : Sự tái sinh.
VISUTAM : Nghe thấu, hiểu được.
BRAHMACARIYAM : Phạm hạnh.
KATAM KARANÌYAM : Đáng làm thì đã viên tròn.
NÀPARAM (Na+aparam) : Không còn.
ITTHATTÀYÀTI : Trở thành luân hồi.
PAJÀNÀTI : Biết rõ
IDAMAVOCA (Idam+avoca). Pháp nầy thuyết xong.
ATTAMANÀ : Hoan hỷ.
BHÀSITAM : Lời nói.
ABHINANDUM :  Vui mừng.
IMASMINCA : Và tại đây.
PANA : Tiếp theo.
VEYYÀKARANASMIM : Xuyên qua sự giảng giải.
BHANNAMÀNE : Tâm bừng sáng, khai thị.
ANUPÀDÀYA : Vững vàng.
ÀSAVATI : Tiến tới vô phiền não.
CITTÀTI : Trong tâm.
VIMUCCIMSUTI : Trong sự giải thoát.

Pháp Thoại ngày Chủ Nhật 23/06/2013
tại Viện Phật Học LINH SƠN THẾ GIỚI.
Diễn giả : Tuệ Lạc.

Phần I
QUÁN 12 NHÂN DUYÊN.
Đây là quán thứ 4 trong NGŨ ĐỊNH TÂM QUÁN.
(Gồm 1/Quán SỔ TỨC, 2/Quán BẤT TỊNH, 3/Quán TỪ BI,
4/Quán NHÂN DUYÊN, và 5/Quán GIỚI PHÂN BIỆT).
Những điểm chính 
1-QUÁN là QUAN SÁT. Và QUÁN không phải là suy tư, theo kiến thức chủ quan. Nói cách khác, QUÁN ở đây là dùng tâm phối hợp với thân để thực hành pháp môn quan sát, chứ «quán» không phải là dùng tâm suy nghĩ, một cách tư duy, «lý thuyết»
2-Quan sát thì phải có đối tượng. Vậy đối tượng của quán nhân duyên là gì ?
Phật dạy ĐỐI TƯỢNG đó là THÂN lẫn TÂM.
Kinh có câu :
«Ai thấy Pháp thì thấy Phật. Ai thấy Phật thì thấy Pháp»
Đi vào pháp môn  niệm thân, trong Tứ Niệm Xứ, chúng ta có thể hiểu :
«Quan sát thấy được chính mình là thấy Pháp».
-Đặc tính của Pháp ấy là gì ? Là VÔ THƯỜNG (Aniccà).
Chú ý : Khi quan sát (quán) cũng có thể nhận ra một đặc tính khác là «bất tịnh». Nhung trong Phật học phải cẩn thận, rằng «Quán thấy bất tịnh để tâm thanh lọc tham sân si» thì đúng. Nhưng«Quán thấy bất tịnh để tâm ghê tởm, khinh bỉ đối tượng» thì sai. Vì ghê tởm, khinh chê đối tượng là một loại tâm sân. Loại tâm nầy tạo mầm úy kỵ, oan trái, và củng cố BẢN NGÃ (cho rằng mình «sạch») một cách rất tinh vi.
Khi «QUÁN» hay quan sát chúng ta không nên căn cứ trên từ ngữ, định nghĩa, vì mắc dính trên từ ngữ, định nghĩa cũng là một thứ cố chấp. Từ ngữ hay định nghĩa theo thế gian vốn chỉ là phương tiện. Vạn pháp tương đối không bao giờ có ý nghĩa cố định.
3-Tại sao 12 nhân duyên bắt đầu bằng VÔ MINH ?
-Vì VÔ MINH là nguyên nhân duy nhất làm cho môt «động tử» luân hồi, khi chết tâm thức bị nối hẳn vào chu kỳ sinh diệt, Phật giáo gọi sự nối ấy là «chuyển kiếp».
-Một động tử bên trong có DỤC và VÔ MINH, bên ngoài có trần cảnh để luôn luôn bị kích thích, khao khát, thì ở cuối mỗi chu kỳ sinh diệt, sự tự tìm một chu kỳ sống mới, là điều tự nhiên, không có gì khó hiểu cả. Dục và vô minh có thể xem là hai mặt của một nguồn gốc luân hồi, tái sinh.
Ở đây có một «vấn đề» khá sâu sắc dường như nghịch lý, rằng nếu hành giả có khả năng vô tư quan sát được chính mình (đang bị vô minh ảnh hưởng), thì có nghĩa là họ đã bớt hay gần hết vô minh. Ngược lại nếu một ngưòi, tâm hoàn toàn bị vô minh che áng, thì họ không thể nào quan sát, hay quán thấy tình trạng vô minh được.
Vô minh ví như nhiều lớp bụi đen, phủ trên đôi tròng mắt. Nếu một người không rửa sạch bụi trần, thì họ không thể dùng mắt phủ đầy bụi quan sát một cách đúng đắn bất cứ vật gì cả.
Nhưng sách Phật Học Phổ Thông đã nêu ra, tức là ám chỉ một số hành giả, xuyên qua pháp hànhđã vẹt được phần nào màng Vô Minh. Họ có thể tương đối quan sát một phần thực tại nào đó được. Ngược lại, một người nếu tâm tánh còn phủ đầy vô minh, mà tuổi thọ họ chấm dứt, thì tâm thức tối tăm, khao khát kia, chắc chắn phải nối vào một chu kỳ sống khác thối hóa hơn, sa đọa hơn, là một điều không thể tránh được. Nghĩa là, hễ kiếp sống cũ chấm dứt bằng vô minh, thì kiếp sống mới cũng bắt đầu bằng VÔ MINH.
VÔ MINH có 2 lai loại, là Vô minh CĂN  và Vô minh LẬU
a/ VÔ MINH CĂN là tình trạng tâm thức mù mờ, bị dục vọng thúc đẩy, tạo pháp hành lần đầu tiên, và tâm thức trước đó chưa từng trải qua nghiệp quả.
b/ VÔ MINH LẬU là tình trạng tâm thức mù mờ, bị dục vọng thúc đẩy, tiếp tục tạo pháp hành, nhưng tâm thức trước đó đã từng tạo tác, và từng trải qua nghiệp quả luân hồi nhiều chu kỳ.  Tóm lại, bất kể khởi đầu bằng vô minh căn hay vô minh lậu, thì gốc vẫn là vô minh.
Nhìn chung, tất cả chúng sanh thăng đọa qua vô số chu kỳ luân hồi, đều nằm trong vô minh lậu, nên chúng sanh không thể biết vô minh căn (hay cái nguyên nhân thứ nhất) là gì. Chỉ có Thánh Nhân A-Na-Hàm khi tròn đủ ba-la-mật, mới có thể nhận diện được «vô minh căn» và có thể tiêu trừ, đắc quả A-La-Hán, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Trở lại quán 12 NHÂN DUYÊN. Xin nêu :
VÔ MINH (Avijjà) dẫn đến hành. HÀNH (Sankhàrà) dẫn đến thức. THỨC (Viññàna) dẫn đến danh sắc.DANH SẮC (Nàmarùpa) dẫn đến lục nhập. LỤC NHẬP (Salàyatana) đẫn đến xúc. XÚC (Phassa) dẫn đếnthọ. THỌ (Veadanà) dẫn đến ái. ÁI (Tanhà) dẫn đến thủ. THỦ (Upapadàna) dẫn đến hữu. HỮU (Bhava) dẫn đến tái sinh. TÁI SINH (Jàti) dẫn đến lão, bệnh và TỬ (Marana). (Rồi tử trong tình trạng tinh thần tối tăm, thì tâm thức lại khởi hành vòng luân hồi mới, bằng VÔ MINH. Cứ thế tiếp diễn !).
Chúng tôi dùng từ ngữ «dẫn đến» để ám chỉ rằng «lọt trong vòng sinh tử giống như lọt vào đường một chiều vậy». Hễ có bước thứ nhất, thì phải có bước thứ hai, thứ ba…v…v…, tiếp tục không lùi được, rất khó mà giải thoát.
Và chỉ có thực hành Bát Chánh Đạo, phá hủy vòng thập nhị nhân duyên theo chiều ngược, tức là«tiêu trừ cái nhân để không có cái quả», thì mới có thể hóa giải, thoát ra nổi con đường phiêu lưu một chiều ấy.
Nhưng pháp thoại của chúng ta ngày hôm nay là pháp học, là lý thuyết, không phải là thực hành. Chúng ta chắc chắn không nên lấy cái «hiểu biết» qua pháp học lý thuyết, mà cho là pháp hành cũng tương tự như thế.
Vẫn biết bất cứ công phu nào, trước tiên phải dùng lý thuyết để truyền bá, hay chia xẻ, trao đổi….,kể cả chia xẻ phương pháp thực hành. Nhất là lý thuyết ấy phải thực thà, thì người nghe mới có thể một mặt không lẫn lộn lý thuyết với thực hành. Mặt khác đánh giá đúng giá trị quí báu của thực hành.
Sau đây là diễn tả 12 NHÂN DUYÊN trên lý thuyết.
Khi lâm chung, mà tâm vẫn còn vô minh, bám víu, thèm khác sự sống, thì nhà Phật gọi là «Tử trong VÔ MINH đưa đến HÀNH» (muốn sống nữa).
Rồi xuyên qua chập tâm thức cuối cùng (khi chết), tâm vọng tưởng đối tượng, do nghiệp quả nội tại cung cấp, tâm vướng mắc một chiều ấy hòa vào và biết đối tượng, nên gọi là «HÀNH đưa đến THỨC».
Thức cấu kết với đối tượng, qua «môi trường tứ đại», dưới dạng tinh thần (ngã) và vật chất, xem đối tượng như «dụng cụ» để tái tạo tác, thì gọi là «THỨC đưa đến DANH SẮC». -Danh sắc tức là NGŨ UẨN. Danh ám chỉ tinh thần (hay 4 uẩn thọ, tưởng, hành, thức). Và sắc (hay sắc uẩn) ám chỉ vật chất, gồm tinh cha trứng mẹ khi thu thai.
Danh sắc hay ngũ uẩn phát triển nơi bào thai, tạo ra trung khu thần kinh và 5 giác quan, để sống và tiếp thu lẫn hấp thụ ngoại trần. Nhà Phật gọi ấy là «DANH SẮC đưa đến LỤC NHẬP», hay danh sắc tạo ra sáu lối ra vào, nối ngoại trần với một cá nhân.
Có sáu lối ra vào rồi, thì phải có tiếp xúc, nên Phật giáo gọi là «LỤC NHẬP đưa đến XÚC».
Hễ có XÚC thì phải có cảm giác, nên nhà Phật gọi là «XÚC đưa đến THỌ»
Rồi «THỌ đưa đến mắc dính, hay ÁI ». Chúng ta cần chú ý chữ «ÁI» gốc dịch từ tiếng PhạnTANHÀ, có nghĩa là mắc dính. Mà mắc dính (tanhà) ở đây có 2 mặt, hợp thì mắc dính, và bất hợp cũng mắc dính. Thương mắc dính đã dành, nhưng ghét cũng mắc dính luôn.
Hễ mắc dính thì ấn tượng ăn sâu, bám chặc, không thể tẩy xóa bỏ dễ dàng, nên nhà Phật gọi là «ÁI đưa đến THỦ», tức là nắm giữ, không buông ra.
Và khi tâm thức đã không buông nghiệp quả ra, thì nó cho ấy là mạng mạch muôn đời của nó. Nhà Phật nói rằng, ấy là «THỦ đưa đến HỮU», hay tâm thức đã nhận nghiệp quả là tấm «căn cước» và tự khắc đậm lên chính nó.
Đã có căn cước nghiệp quả rồi, mà nếu tuổi thọ một kiếp chấm dứt, tức là xác thân hay dụng cụ tạo nghiệp không còn nữa, thì tâm thức đương nhiên phải bị cái căn cước nghiệp quả trong vô minh ấy dẫn đi vào cảnh giới tương ứng. Nhà Phật gọi tiến trình nầy là «HỮU đưa đến SINH» (hay tái hiện với thân mới).
Tái hiện hữu hay tái sinh trong một cảnh giới nào đó, thì tiếp theo phải trải qua 4 giai đoạn là sinh, lão bệnh, tử (hay sinh, trụ, dị, diệt). Nhà Phật gọi tiến trình ấy là «SINH đưa đến TỬ».
Xin lưu ý, trong suốt vòng luân hồi, từ điểm khởi đầu đến điểm cuối của một kiếp sống, gồm 1-Vô minh, 2-Hành, 3-Thức, 4-Danh sắc, 5-Lục nhập, 6-Xúc, 7-Thọ, 8-Ái, 9-Thủ, 10-Hữu, 11-Sinh, 12-Tử, vô minh luôn luôn có mặt, chỉ khác ở chỗ «điểm thứ nhất» nó để mang cái tên «vô minh», còn các điểm sau, vô minh «ẩn mặt» bên trong, để ảnh hưởng tất cả.
Do đó, nếu một người trong đời sống hằng ngày, không tinh tấn tu hành, hay không dập tắt dục vọng để hướng thượng, không làm yếu đi hay phá tan sức mạnh của vô minh, thì người ấy khi chết, vô minh trong họ chắc chắc sẽ rất mạnh, để dẫn tâm thức bắt đầu vòng luân hồi mới, một cách nguy hiểm, sa đọa…..là một điều không thể tránh được !
4- Mục đích của quán nhân duyên là gì ?
Nói tổng quát, quán nhân duyên là QUAN SÁT những nhân khởi và duyên hành tùy thuộc lẫn nhau, của một kiếp người hay của mọi vật. Vạn pháp trong tam giới đều «liên đới», hễ có cái nầy thì phải có cái kia. Hay ngược lại, không có cái nầy thì sẽ không có cái kia……
Nhân duyên là công thức triết học cùa «định lý» nhân quả tương quan, hay «hệ luận» của «nhân quả duy trì lẫn nhau». Quan sát nhân duyên là đi vào pháp hànhhóa giải vô minh, để trước tiên thấy rõ tiến trình sinh diệt, mắc dính lẩn quẩn, và lập tức áp dụng pháp xả Phật giáo để đối trị, bằng cách diệt nhân thì sẽ không có quả.
Hơn nữa, người tu Phật tinh tấn hành đạo, không quán nhân duyên bên ngoài, mà chỉ quan sát nhân duyên bên trong. Đó là sự thực hành để biết rõ chính mình. Nhất là biết rõ những «sát-na» nhân duyên tâm vật sinh diệt trong nội thân, để trực tiếp kinh nghiệm, đắc chứng chân lý vô thường (-Trực tiếp kinh nghiệm, chứ không phải hiểu biết qua lý thuyết suông !). Tâm hành giả nhờ đó sẽ không vưóng mắc với những cái hợp tan chẳng bền vững, trong bất cứ lúc nào, chứ không nhất thiết chỉ trong giây phút lâm chung.
Khi tâm tư không vướng mắc, thì thức uẩn mới thanh tịnh, sáng suốt, giảm thiểu tác ý chật hẹp, bám víu, sa đọa, vào lúc nghiệp quả cận tử đẩy nó vô vòng luân hồi mới.
Ở đây quán nhân duyên là một pháp thiền. Người tu Phật nếu vừa giữ giới vừa thực hành pháp thiền nầy, xuyên qua mỗi kiếp, cho đến lúc viên tròn Ba-La-Mật hướng thượng, thì tâm thức hành giả sẽ không bị vô minh nối vào sự tái sinh luân hồi nữa.  Và cứu cánh Niết Bàn chính là tuyệt phẩm hết vô minh, giải thoát đó ! 

Dược Pháp THẤT GIÁC CHI.
(Bojjhaṅgaparittaŋ
 Tuệ Lạc (NĐ) dịch soạn 
(Nhóm “Nghiên Cứu và Thực Hành PG” ấn tống)

Linh kệ (Paritta gàthà)
DƯỢC PHÁP THẤT GIÁC CHI  (Bojjhaṅgaparittaŋ)
  
Pàlì : 
1- Bojjhaṅga saṭi sankhàto
dhammànaŋ vicayo tathà
viriyaŋ pìti passadhi
bojjhaṅgà ca tathà pare.
2. Samàdhupekkhà bojjhaṅgà,
sabbe te sabbadassinà
Muninà sammàdakkhàtà
bhàvità bahulìkatà
3. Saŋvattanti abhiññàya
nibbànàya ca bodhiyà. 
*. Etena saccavajjena
sotthi te hotu sabbadà.
4. Ekasmiŋ samaye nàtho
Moggallànañca Kassapaŋ
gilàne dukkhite disvà
5. Bojjhaṅge satta desayi
te ca taŋ abhinanditvà
rogà mucciŋsu taŋ khaṇe.
*. Etene saccavajjena
sotthi te hotu sabbadà.

Dịch Việt :

1. Giác Chi gồm có NIỆM (nhớ biết mình)
Và TRẠCH PHÁP (= tâm như pháp)
TINH TẤN, PHỈ LẠC, KHINH AN như thế đi đầu.
2. Và ĐỊNH , XẢ Giác Chi, tất cả là bảy,
mà đấng Mâu Ni đã thông suốt,
hành thâm tròn đầy, chứng đắc viên mãn.
3. Ngài đạt đại thần thông, đại trí Bồ Đề,
giải thoát luân hồi, đắc Niết Bàn..
                     * Do lời chân tịnh nầy,
cầu xin tất cả được phục hồi.
4. Thuở kia, Phật thấy hai sa-môn
Mục Kiền Liên và Ca Diếp khổ vì thân bệnh,
5. Ngài bèn thuyết Dược Pháp Thất Giác Chi.
Hai vị hân hoan thính pháp.
Thân bệnh liền tiêu trừ
   * Do lời chân tịnh nầy,
     cầu xin tất cả được phục hồi.

Pàlì :

6. Ekadà dhammaràjà pi 
gelaññenàbhipìḷito
Cundattherena taññeva

bhaṇàpetvàna sàdaraŋ  
7. Sammoditvà ca àbàdhà
tamhà vuṭṭhàsi ṭhànaso.  
* Etena saccavajjena
sotthi te hotu sabbadà 


8. Bahìnà te ca àbàdhà
tiṇṇanampi mahesinaŋ
maggàhatakilesà va
pattànuppati dhammataŋ. 
* Etena saccavajjena

sotthi te hotu sabbadà 

(Cullaràjaparitta)
 Dịch Việt :

6. Lúc nọ, đấng Pháp Vương thọ bệnh,
thầy Cunda tụng Dược Pháp Thất Giác Chi 
7. Phật nghe hoan hỷ,
rồi bình phục.
* Do lời chân tịnh nầy,
cấu xin tất cả được phục hồi. 
8. Những thân bệnh mà tam vị Thánh Nhân
(Phật và hai đại đệ tử) đã được tiêu trừ
(bỡi Dược Pháp°Thất Giác Chi),
như các phiền não đã bị tuyệt diệt,
bằng Thánh Đạo, không còn tái sinh nữa.
* Do lời chân tịnh nầy,
cấu xin tất cả được hạnh phúc.
(Trích từ phần cuối  trong “Vương dược Pháp”)
(Tuệ Lạc dịch 22/11/2011)
Chú ý : Các số thứ tự và ngôi sao (*) do người dịch thêm vào, để ngắt câu, giúp quí vị dễ theo dõi 2 trang Pàli-Vi(êt, nhưng trong bản kinh chánh không có. Còn dấu (°) là tiêu biểu khía cạnh trị bệnh (=dược).
Mong thông cảm. Kính báo !.
I. Chú giải.
Satta bojjhaṅgāni (Thất Giác Chi)
hay Bảy Chi Dược Pháp giác ngộ, gồm :
1-Niệm giác chi (Saṭi bojjhaṅga) : Chánh niệm là yếu tố đưa đến giác ngộ.
2-Trạch pháp giác chi (Dhammavicaya bojjhaṅga) : Sống như pháp trên căn bản chánh định và minh sát, là yếu tố giác ngộ.
3-Tinh tấn giác chi (Viriya bojjhaṅga) : Tinh tấn trong pháp hành là yếu tố giác ngộ.
4-Phỉ lạc giác chi (Pītisukha bojjhaṅga) : «No vui» trong pháp hành là yếu tố giác ngộ.
5-Khinh an gìác chi (Passadhi bojjhaṅga) : Nhẹ nhàng vô ngại  trong pháp hành là yếu tố giác ngộ.
6-Định giác chi (Samādhi bojjaṅga) : Định lực trong chánh thiền là yếu tố giác ngộ.
7-Xả giác chi (Upekkhā bojjhaṅga) : Buông bỏ, bình đẳng, và tự tại trong quả thiền, là yếu tố giác ngộ.
NÓI CÁCH KHÁC :
*Niệm giác chi là thần thức luôn luôn an trụ hùng hậu. Tâm linh thường xuyên nhớ biết, và hướng về pháp hành Tứ Niệm Xứ, một cách vô ngại. Trong đó, hai đề mục căn bàn làniệm thân (hơi thở), và niệm thọ (cảm giác như thế nào, thì quan sát như thế ấy), khi ở trình độ thuần thục, hằng làm cho hành giả đắc pháp vô thường, «thấy rõ» toàn thân và toàn tâm chỉ là “chỗ chứa” các biến hành của sắc uẩn, thọ uẩn, và tưởng uẩn.
-Nói Biến hành của sắc uẩn” là ám chỉ tứ đại (đất, nước, lửa, và khí) trong thân, đang tuần tự sinh, trụ, hoại, diệt. Như một qui luật, từ đó tâm linh thấy sắc không là gì cả, không phải là “ta”, hay của “ta”.
-Nói Biến hành của thọ uẩn” là ám chỉ cảm giác tùy thuộc vào thực trạngkhông ngừng thay đổi của tứ đại. Nên tâm linh không chấp vào cảm giác hiện tại, trước, hay sau…ấy là “ta”.
-Nói Biến hành của tưởng uẩn” là ám chỉ vô số ấn tượng thuận nghịch, liên tục chồng chất lên tư thức, không có tư thức nào là nguyên vẹn, là “tưởng thật” cả. Và chánh niệm là cách ly, không để ngoại trần xuyên qua 5 căn, lưu dấu ấnvào tư thức nữa. Rồi pháp trần (hay cảnh ý trong tâm) cũng thế. Nghĩa là chánh niệm có hiệu lực “tách rời” tưởng uẩn (hay kho tư thức), khỏi sự nuôi dưỡng bằng hình ảnh ngoại trần, để “nó” không thiên về phía tư duy bất thiện. Từ đó, tưởng uẩn sẽ dần dần được thanh lọc, lành mạnh hóa, bỡi thiền pháp.
*Trạch pháp giác chi là SỐNG NHƯ PHÁPthuần thục trong pháp, quan sát các pháp hữu vi chỉ trong hiện tại một cách như thị. Tâm linh không bị những ấn tượng ngũ ngầm nơi tư tưởng chi phối. Trạch pháp giác chi cũng ám chỉ ba nghiệp thân khẩu ý đã thanh tịnh, và tâm linh thường xuyên khắn khít với các bậc thiền từ thấp lên cao, qua tầm, tứ, phỉ, lạc, định, để hướng đến đạo quả.
*Tấn giác chi là không có tình trạng thụt lùi (hay bế tắc) trong thiền pháp. Nhất là tấn giác chi có sự hổ trợ của tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn và ngũ lực.Tấn Giác Chi ở đây ám chỉ sự tiến bộ thực sự, qua thành công vững chắc trong pháp hành, chứ không phải tiến bộ dọ dẫm, mơ hồ, thiếu cơ sở.
*Phỉ lạc giác chi là sự “no vui”, do thực chứng thiền pháp, với  đức tin được củng cố, xác nhận rằng, ấy là một pháp hành hữu hiệu, thanh tịnh và cao thượng. Phỉ lạc ở đây ám chỉ no vui, hoan hỷ, và biết rõ tại sao có phỉ lạc nơi thân và nơi tâm. Nhờ phỉ lạc giác chi mà hành giả không thấy sự sống tri túc, đạm bạc, cô tịch…là buồn tẻ, thiếu thốn. Nhờ phỉ lạc giác chi mà vẻ mặt hành giả luôn luôn tươi cười, từ ái. thanh tịnh
*Khinh an giác chi là nhẹ nhàng, an vui, biết rõ thân tâm thoải mái, không mỏi mệt trì trệ. Nhờ khinh an giác chi, mà hành giả không còn những trở ngại thân thể (như đau nhức cơ bắp hay căng thẳng thần kinh), nhục thân không còn nằm trong giới hạn vật lý (như chịu đựng bất tiện không gian và thời gian) nữa. Khi chẳng còn những trở ngại như thế, thì thiền tâm của hành giả mới phát triển một cách liên tục và vô ngại được.
*Định giác chi là tâm hết phóng túng, an trụ trong toàn thân. “Tâm ấy” tự tại «đối diện» với mọi biến hành của sắc uẩn và thọ uẩn. Khi định rồi thì tâm thức chỉ «ở» một cảnh, hay «thấy và quan sát» một thực tại, và không bị ảnh hưởng bỡi những cái gì đã qua haysẽ đến. Thực tại như thế nào thì tâm thức chứng thật như thế ấy, không có tư ý (tưởng uẩn) xen vào. Nghĩa là “tâm ấy” khi hoàn toàn định (jhàna) thì “nó” chỉ an trú vào MỘT đề mục duy nhất và thanh tịnh. “Nó” đương nhiên hết liên quan đến tất cả những đối tượng khác.
*Xả giác chi là tâm hết vướng mắc, ly cách, và biết rõ «pháp giải thoát”. “Nó” lìa bỏ tất cả ấn tượng lạc thọ của tưởng uẩn, và an tịnh một cách tự tại trong pháp thiền. Nhờ Xả Giác Chi mà “tâm” trở nên “dửng dưng”, song hành với đề mục, chứ không bị cột dính vào đề mục. “Tâm” do đó hết biên chấp, bình đẳng, vô lượng, để trong sạch hướng đến thánh quả, siêu thoát ra tam giới. 
-Vì sao Thất Giác Chi được gọi là DƯỢC PHÁP ?
-Vì đó là Bảy Pháp làm tiêu trừ thân bệnh và tâm bệnh.
II. Diễn giảng.
Thứ nhất : NIỆM=SAI.
Chữ “niệm” thường cho chúng ta một ý nghĩa «đơn giản» là “lập lại một danh hiệu nào đó trong tâm”. Nhưng theo tiếng Pàli, ngôn ngữ của đức Phật ngày xưa, thì chữ SAnghĩa chính là nhớ biết mình trong hiện tại. Có “SAṬI” tức là có tỉnh thức thường trực, tư tưởng không phân tán, hành giả hết phóng tâm, khắn khít một cách thuần thục với pháp hành, hay nhớ biết đề mục thanh tịnh trong hiện tại. Từ đó, ngoại cảnh không còn xuyên qua năm giác quan, kích thích vào não bộ, không còn khuấy động thần kinh, không làm cho thân thể hành giả, nhận chịu liên tục các loại «cảm thọ», qua mắt, tai, mũi, lưỡi và da (thân) nữa.
Máu huyết hành giả nhờ vậy mà tuần hoàn bình thường, sinh khí lưu thông, không bị các cảm thọ kia làm cho tắc nghẽn, vẩn đục, hay ô trược, giúp cho kháng tố vật lý nhân thể tiêu trừ dễ dàng các cặn bã được sa thải. Đây có thể gọi là «dược pháp» thanh lọc thân thể.
Còn «dược pháp» thanh lọc tinh thần (hay thanh lọc tâm hồn), là khi thể xác được điều hòa, nhịp sống (hay tim đập) được thoải mái, thì tri thức (Citta) của hành giả trở nên quang minh, năng lượng và «thần lực» trong thân tự động thông mãn, giao thoa với vô biên vũ trụ, vượt lên trên các giới hạn, vô hình lẫn hữu hình, hướng đến tính thanh tịnh tự tại, giữa «có-không» và «không-có». Nói cách khác, hiệu lực của «dược pháp» ấy, là làm cho tâm tưtự giảm thiểu, rồi dứt tuyệt phiền não. Kiến tánh (Diṭṭhi) tự nhiên sạch sẽ, xa lìa mọi ô-trược, mọi lậu hoặc. Tâm bệnh được hóa giải. Thần thông do đó biểu lộ ra.
Thứ hai : TRẠCH PHÁP=DHAMMA VICAYA.
Chữ «Trạch Pháp» là một danh từ Hán Việt, tương đối khó hiểu. Nhưng ý nghĩa Pàlì của chữ Dhamma Vicaya là sống như pháp (thanh tịnh giải thoát), tức là sống không «ngoài pháp» cũng không «trong pháp». Vì «sống ngoài pháp», thì dục vọng phát sinh, còn «sống trong pháp» thì chấp chướng phát sinh. Cả hai «biên hành» trong ngoài đó, hằng làm cho thân và tâm con người nhiễm bệnh.
Nói cụ thể hơn, sống như pháp ở đây ám chỉ sống đúng theo Bát Chánh Đạo, sống thực hành viên mãn Tứ Niệm Xứ, sống có đủ Tứ Chánh Cần, Tứ Như ý Túc, Ngũ Căn, và Ngũ Lực. Từ đó, Trạch Pháp Giác Chi chính là «sống với thần dược», để giải trừ cả thân bệnh lẫn tâm bệnh.
Thứ ba : TINH TẤN=VIRIYA.
Dược giác chi TINH TẤN ám chỉ sự tích cực liên tục, không có tính chễnh mãng, không để thời gian trôi qua vô ích. Có sách gọi tắc là «Tấn Giác Chi».Trong Dược Giác Chi TINH TẤN vẫn chứa sự sáng suốt, biết quân bình bốn oai nghi, điều hòa đi-đứng-nằm-ngồi, nên về phương diện thể xác, nó gíúp cho nhịp sống cơ thể vừa không bị kích thích bỡi ngoại trần, vừa giữ được «thăng bằng» qua cử động. Từ đó, thể xác tự ổn định, và phát triển mạnh mẽ theo chu kỳ lý hóa, ngừa trước được các bệnh hoạn.
Về phương diện tinh thần, Dược Giác Chi TINH TẤN hằng giúp cho tinh thần tiến hóa một cách tươi tỉnh, không để cho tình trạng chán nãn xảy ra, không tạo dịp cho các pháp bất thiện phát sinh, gây ra ý nghiệp xấu. TINH TẤN khi gọi là một Dược Giác Chi, không giống như sự «tinh tấn» thường tình, do lòng tham thúc đẩy. Mà dược pháp TINH TẤN trong Thất Giác Chi, đóng vai vừa là một tiềm lực tâm linh, vừa là một pháp ngăn ngừa ác tính, có khả năng giải trừ «vi trùng» dục vọng. Từ đó, tâm linh tránh được bệnh hoạn.
Thứ tư : PHỈ LẠC=PÌTI SUKHA.
Phỉ lạc ở đây là «hạnh phúc» trong pháp hành (thiền), không phải là sự vui sướng theo thế tục. Phỉ lạc nầy chính là phỉ lạc trong thanh tịnh. Nó là một thứ «thuốc bổ» rất hữu hiệu cho cả hai phương diện, thể xác và tinh thần. Chúng tôi không cần dẫn giải nhiều, quí vị cũng dư biết rằng, niềm vui cao thượng lúc nào cũng là niềm vui hòa ái, tuy không sôi động ồn ào, nhưng vốn là niềm vui thanh thoát lâu dài. Niềm vui nầy, về phương diện thể xác, hằng làm cho con người tươi trẻ, sống lâu, vẻ mặt thân thiện. Về phương diện tinh thần, nó làm cho tâm trí hành giả sáng suốt, nghị lực sung mãn, tuệ nhãn uyên thâm. Từ đó, phỉ lạc nếu hiện hữu trong giây phút cuối cùng của một kiếp sống, chính là cái chìa khóa, để mở cửa cho tâm thức, tiến vào con đường tái sinh lên nhàn cảnh.  
Thứ năm : KHINH AN=PASSADHI
Khinh an là một phẩm cách, một thành quả siêu việt, trong pháp hành, tự nó đã chứng minh cái hiện tượng một hành giả đắc pháp, có thể ngồi thiền rất lâu, tối đa đến bảy ngày, không ăn không uống. Nhưng người thường, dù có luyện tập thân thể dẻo dai đến đâu, cũng chỉ có thể ngồi yên như thế một vài ngày.
Theo kinh điển Pàli, tiếng của Phật, khinh an gọi là PASSADHI. Sách Visuddhimagga 129 (Thanh Tịnh Đạo 129), ghi : “Passadhi” có 2 phương diện, la Kàya Passadhi (Thân khinh an) và Citta Passadhi (Tâm khinh an).
Thân khinh an là hiệu quả của «dược tánh pháp hành», làm cho sự tuần hoàn máu huyết khắp nơi trong thân thể tự điều hòa, không chênh lệch, ở bất cứ oai nghi nào (đi, đứng, nằm, hay ngồi), suốt một thời gian dài hay ngắn, mà không bị sự bất động của oai nghi ấy làm cho tắt nghẽn, gây phản ứng cơ bắp. Sự nhập thiền tối đa 7 ngày trong nhà Phật, cũng chứng minh rằng, «dược tánh đặc biệt của pháp thiền», có thể làm chậm lại sự tiêu thụ năng lượng hằng ngày ít hơn đến 7 lần. Và sau đó hành giả phải «xả thiền», để tái lập nguồn dinh dưỡng mới trong thanh tịnh. Phật giáo vốn chủ trươngtránh hai tình trạng thái quá, là say sưa lợi dưỡng, và khổ hạnh mù quáng.
Còn tâm khinh an cũng là một hiệu quả mầu nhiệm khác, của «dược tánh pháp thiền», nhờ có ý thức thanh tịnh, và nhờ thân thể thư thái (như vừa nói trên). Tâm khinh an nầy còn được củng cố, bỡi thần lực của thức nhập định, nên tri kiến của nó tự nhiên trở thành hùng hậu và bén nhạy vô cùng. Đó chính là một trong những nguyên nhân căn bản, làm nở ra các hoa trái siêu phàm, gọi là thần thông. Khi sự khinh an mà hùng hậu, bén nhạy, thì «sóng tâm» loang rộng, kích thích và thức tỉnh được những đối tượng chúng sanh si mê, tạo duyên hướng thiện trong cuộc sống.
Nói tóm lại, khi cố gắng hành thiền, không tránh được sự đau nhức cơ bắp, là một điều bình thường. Nhưng nếu không chứng được «dược tánh khinh an» của pháp thiền, để hóa giải, mà dùng sự chịu đựng của mình, tập mãi «cho quen», thì không tốt, không đạt đến cứu cánh. Vì sự chịu đựng hay «nhẫn nại» thân xác nào cũng có giới hạn.
Thứ sáu : ĐỊNH= SAMÀDH.
«ĐỊNH» là một danh từ Hán Việt mà người nào chưa nghiên cứu sâu vào Phật học, cũng chỉ hiểu tổng quát, là «thân thể tạm thời bất động, và tinh thần tập trung vào đối tượng». Vậy một người đứng yên, tâp trung tinh thần để bắn một người khác chết, có phải là «định» không ? Là Phật tử bình thường, xin trả lời dứt khoát rằng «không» !
Như thế, ĐỊNH trong Phật giáo là gì ?
Theo Samàdhi khandha, Subha Suttanta, thuộc Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya I.209. sq), thì «ĐỊNH» trong cổ ngữ  Pàlì là «Cittassa ekaggatà», có nghĩa tự điển là «đi thẳng một đường», và nghĩa pháp hành là «Nhất tâm».Kinh nầy ghi rõ, ĐỊNH (Samàdhi) trong Chánh thiền (Sammajhàna), khi được gọi là «dược pháp», phải gồm đủ 5 chi :
1-Các căn hay «sáu» giác quan hiện tại của hành giả phải được «canh giữ» an toàn (Indriyesu gutta dvàratà), tức là có «định lực» che chở, không bị ngoại trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) chi phối. Sách Phật đã ví những giác quan ấy như những cánh cửa, nếu không được đóng chặc và bảo vệ thường xuyên, thì đạo tặc sẽ vào.
2-Hành giả làm chủ chính mình (Saṭi Sampajañña=nhớ biết nhịp sống thực tại), hay ý thức được toàn thân, tức là tâm không phóng ra ngoài thân.
3-Cảm giác tự tại (Santutthì), tức là hành giả hài lòng, không trông đợi gì hết.
4-Không có 5 chướng ngại (Anìvaranàni), hay hành giả không còn bị chi phối bỡi 5 «triền cái» : a-Tham dục (Kàmachanda), b-Bất mãn, ý xấu (Abhijjà vyàpada), c-Thụy miên, hôn trầm, hay Nặng nề, buồn ngủ, lười biếng (Thìna middha), d-Phóng tâm, hay bất an vọng động (Uddhacca kukkucca), và e-Hoài nghi, do dự, không chắc (Vicikiccà).
5-Thuần thục 4 bậc thiền (Catu jhànàs), tức là thù thắng với «Tầm, Tứ, Phỉ, Lạc» (Vitakka, Vicàra, Pìti, Sukha).
Xin nói rõ rằng, ĐỊNH là một thành quả của tâm. Mà tâm là động lực của thân, nên nó đương nhiên là một «thần dược» cho thân. Đồng thời ĐỊNH cũng tự biến thành «dược năng» cho chính nguyên ủy của «nó», là TÂM.
Thứ bảy : XẢ=UPEKKHÀ
«XẢ» là một tiếng rất thanh nhã trong ngôn ngữ nhà Phật, để biểu lộ sự «cởi mở» hằng ngày. Người ta thường dùng nó đi đôi với chữ «Hỷ», thành ra «Hỷ Xả». Nghĩa bình dân vừa nói thì ai cũng biết, nhưng nghĩa sâu sắc, theo Phật học, thì thiết nghĩ nếu có dịp, chúng ta cũng nên cùng chia xẻ.
Chữ UPEKKHÀ trong kinh điển Pàlì, xưa nay thường được dịch ra Hán Việt là «XẢ». Nó chuyên chở nhiều ý nghĩa, có thể tùy trình độ khác nhau mà hiểu, chẳng hạng như :
-XẢ có nghĩa là đã nhận lấy cảm thọ đó rồi, mà bỏ qua.
-XẢ có nghĩa là chịu tha thứ, hòa giải, thì lợi hơn.
-Và sau cùng, XẢ cũng có ý nghĩa rất siêu việt, là vô phân biệt, không chấp thủ, không có cảm gián bị xúc phạm, tâm thanh tịnh, bình đẳng, và vô nhiễm.
Chúng tôi thiết nghĩ, hai nghĩa đầu của chữ XẢ, chỉ là nghĩa phương tiện hay pháp tương đối, chưa phải là «cứu cánh», chỉ có nghĩa thứ ba của hạnh XẢ, mới có thể gọi là DƯỢC PHÁP TUYỆT ĐỐI, vô nhiễm đủ khả năng tiêu trừ hết các thứ bệnh cho thân cũng như cho tâm.
Trong Tứ Đại Vô Lượng Tâm (Catu mahà brahma vihàra citta), thì Đại Vô Lượng Tâm Xả tượng trưng cho cứu cánh giải thoát. Bậc có đại vô lượng tâm nầy khi mãn kiếp, rũ bỏ báo thân, thì không còn vướng vào bất cứ vòng sinh tử luân hồi nào nữa, với bất cứ lý do gì.
III. Kết luận.
Đức Phật Thích Ca từ trước đến nay, đã được các nhà Phật học mệnh danh là «Vô Thượng Dược Y Vương», quả thật không sai. Ngài rất xứng đáng với danh hiệu ấy. Theo chúng tôi nghĩ, giáo lý của Phật không phải chỉ là những phương thuốc duy nhất để chữa trị tâm bệnh, mà giáo lý ấy còn là«Pháp Dược», đối với các thân bệnh của chúng sanh nói chung, và đối với loài người nói riêng nữa.
Bằng chứng là ngày nay, chúng ta thấy các bác sĩ những nước tân tiến trên thế giới, đã bắt đầu dùng thiền pháp của nhà Phật, để điều trị một số thân bệnh thần kinh, và hóa giải được phần nào sự lão hóa, gây ra do tính bức xúc, quay cuồng, mất thăng bằng của tim não. Một người quá âu sầu, lo lắng, qua một đêm đã trở nên già cỗi, mái tóc bạc phơ. Nếu người nầy học đúng thiền pháp, và thực tập thành công, thì hiệu lực của nó làm cho họ có thể trẻ lại, và tóc ngừng bạc, hay không chừng có thể đen lại phần nào nữa.
-Trong kinh còn ghi rõ : Hai đệ tử hàng đầu của Phật, là Đại Ca Diếp và Đại Mục Kiền Liên, sau khi nghe Phật thuyết THẤT GIÁC CHI, đã như được uống thần dược, khỏi bệnh.
Lại nữa, nếu chúng ta cứ hời hợt đánh giá Phật giáo, qua chuông mõ, qua các hình thức cúng bái, có vẻ «mê tín dị đoan», hay qua việc những ông sư mỗi ngày một lần, ôm bình bát đi xin ăn, không sản xuất gì cho xã hội cả, rồi chúng ta nghĩ Phật giáo cũng như các tôn giáo khác. Đó chỉ là sản phẩm thuần túy của tư tưởng dân gian, khi con người muốn giải quyết những bế tắc mộng tưởng, khát khao cứu độ, vốn chỉ là những đáp ứng tâm lý muôn đời, do con người sợ sệt mọi bất trắc, lo không được bình an trước vũ trụ đầy «nguy hiểm» kia, chứ không dính dáng gì đến thực tế đời sống. Nếu như thế, thì chúng ta đã rơi vào tình trạng nhận xét Phật giáo một cách phiến diện, vội vã.
Về hình thức, Phật giáo có thể giống ở một số điểm với các tôn giáo khác, nhưng trong chiều sâu, Phật giáo hoàn toàn khác hẳn, nếu không muốn nói là trái ngược. Phật giáo trong pháp hành tâm linh, không phải là những gì chúng ta có thể nghĩ bàn trên lý thuyết, dựa theo so sánh bề ngoài.
Chẳng hạng như vấn đề «thần thông». Nên nhớ rằng, khi nhà Phật đề cập đến chuyện «thần thông», là nhà Phật nói ra một hiện tượng «khoa học», chứ không phải là tiết lộ vài «phép lạ», để vinh danh một quyền lực toàn năng nào hết.
Đối với những ai đã nghiên cứu sâu sắc trong Phật học, thì «thần thông» là một sức mạnh «vật lý tâm linh», không giống như những hóa hợp vật chấtbị hạn chế. Nghĩa là giữa tâm và vật vốn có một «liên quan chuyển hóa hoán vị», tâm có thể biến ra vật, và ngược lại vật cũng có thể biến thành tâm. Nhưng trong hạn chế đời sống, vật chỉ là vật khi nó không hội đủ khả năng biến hành. Hay tâm chỉ là tâm khi nó không hội đủ khả năng biến hành. Hiện diện hay biến mất chỉ là hai biên của hạn chế. Khi biến hóa, hai biên ấy chỉ hoán vị thôi, chứ không có gì tuyệt diệt !
Và muốn cho nó trở thành đủ khả năng đó, phải có pháp hành để triệt tiêuhạn chế. Bỡi hạn chế tạo ra biên, làm mất đi mối «liên quan chuyển hóa hoán vị», giữa tâm và vật.
Khi hạn chế không còn, thì năng lực của một điểm cũng mạnh như năng lực của tất cả các điểm. Và pháp hành của một điểm cũng là pháp hành của vô số điểm cộng lại. Ta có thể tạm xem đó, như tương đương với «sự nổ đồng loạt» của tất cả các «nguyên tử». Đến cực độ, thì pháp hành triệt tiêu được hạn chế, tức là đạt đến «XẢ VÔ LƯỢNG» vậy !
Nhưng khi sự sống còn nằm trong các vòng hạn chế, muốn có sức mạnh, khoa học đã dùng pháp hành vật chất, lấy cái hạn chế tương đối lớn nén lại, rồi đẩy xuyên qua cái hạn chế tương đối nhỏ, để tạo động cơ di chuyển, như ai cũng thấy trong hai «ống máy», dưới cánh tàu bay phản lực.
Tương tự như thế, ĐỊNH VÔ SẮC (Arùpa ekaggatà) trong sách Phật là gì, nếu không phải là «tập trung» cái hạn chế bị chia chẻ của toàn thể không gian bao quanh quả đất (Àkàsanañcà yatana..v..v…) vào trong cái hạn chế của một không gian tâm linh, để không còn cái hạn chế đóng khung nào nữa, và sức mạnh của nó là hiển lộ «thần thông» ở bất cứ chỗ nào trên cõi thế. Nhưng có thần thông mà không XẢ thì vẫn vướng mắc, và thần thông có thể bị tiêu mất, khi tham chấp phát sinh, rồi sẽ sa đọa. Tức là thần thông tự nó vừa hữu hạn vừa vô hạnHữu hạn (chấp) thì sẽ tận. Vô hạn (hay XẢ) thì thần thông thường hằng.
Ví như một tin vui có thể làm cho người bệnh được mạnh lại, không uống thuốc, thì tin vui ấy phải chăng có thần thông ? Và «sức mạnh tâm lý» là gì, nếu không muốn nói : Đó là «lý lẽ của sức mạnh tâm linh vượt qua hạn chế ?»
KINH GIẢI BỆNH

GIRIMÃNANDA SUTRA
1. Tôi (Ananda) được nghe như vầy : Một thuở nọ Đức Phật ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá, của Trưởng Giả Cấp Cô Độc, trong thành Xá Vệ.
2. Thuở ấy có Tỳ Khưu tên Girimànanda đang bệnh trầm trọng và chịu nhiều đau đớn….
3. Ananda liền vào nơi Phật ngự, đảnh lễ xong rồi ngồi sang một bên…
4. Khi an vị rồi, Đại Đức Ananda bèn bạch với Đức Thế Tôn bằng  lời kệ rằng :
5. Bạch Đức Thiên Nhân Sư ! Thầy Girimànanda đang mang trọng bệnh và trải qua nhiều sự đau đớn.
6. Bạch Đức Thế Tôn ! Cầu xin Đức Thế Tôn vì lòng bác ái mà cứu vớt thầy Girimãnanda. Cầu thỉnh Đức Thế Tôn ngự vào phòng bệnh của thầy Girimànanda…
7. Đức Phật liền đáp : Này Ananda ! Ông nên vào chỗ ở của Tỳ Khưu Girimànanda, để giảng giải cả mười phép Quán Tưởng.
8. Phép ấy là nguyên nhân diệt bệnh. Nếu thầy Tỳ Khưu   Girimànanda được nghe thì bệnh sẽ giảm lập tức.

GIRIMĀNANDA SUTTA
1.  Evaṃ me sutaṃ : Ekaṃ samayaṃ bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapindikassa ārāme.
2.  Tena kho pana samayena āyasmā Girimānando ābādhiko hoti dukkhito bālhagilāno.
3.  Atha kho āyasmā Ānando yena bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi…
4.  Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā Ānando bhagavantaṃ etadavoca.
5. Āyasmā bhante Girimānando ābādhiko dukkhito bālhagilāno.
6. Sādhu bhante bhagavā yenayasmā Girimānando tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyāti.
7. Sace kho tvaṃ Ānanda Girimānandassa bhikkhuno upasaṅkamitvā dasa saññā bhāseyyāsi.
8. Thānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ Girimānandassa bhikkhuno dasa saññā sutvā so ābādho thānaso paṭippassambheyya.

9. Mười phép ấy là gì ?
10. Ấy là tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng sự khổ, tưởng sự dứt bỏ, tưởng dứt tình dục, tưởng thanh tịnh, tưởng sự không dính mắc thế gian, tưởng các pháp hành đều vô thường, tưởng hơi thở….
11. Nầy Ananda ! Tưởng vô thường là thế nào ?
12. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hay cạnh cội cây, hoặc ở một nơi thanh vắng hằng suy tưởng như vầy :

*   Sắc thân vô thường
                        *   Cảm thọ vô thường
                        *   Tưởng biết vô thường
                        *   Vận hành vô thường
                        *   Tri thức vô thường
           Như Lai gọi đây là phép quán tưởng ngũ uẫn vô thường, mà hàng Tỳ Khưu phải có.

13. Nầy Ananda ! Còn tưởng vô ngã là gì ?

9. Katamā dassa ?
10. Aniccasaññā anattasaññā asubhasaññā ādīnavasaññā dukkhasaññā pahānasaññā virāgasaññā nirodhasaññā sabbaloke anabhiratasaññā sabbasaṅkhāresu aniccasaññā ānāpānassati.
11.  Katamā  c’Ànanda aniccasaññā ?
12. Idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññagāragato vā’ti paṭisañcikkhati.
                      *   Rūpaṃ aniccaṃ
                      *   Vedanā aniccā
                      *   Saññā aniccā
                      *   Saṅkhāra aniccā
                      *  Viññānaṃ aniccan’ti
Iti imesu pañcasu upādānakhandhesu aniccānupassī viharati.
 13. Ayaṃ vuccat’Ànanda anattasaññā ?

14. Tưởng vô ngã như thế nào. Nầy Ananda ! Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hay cạnh cội cây, hoặc trú một nơi thanh vắng, hằng nhớ rõ như vầy :
               *   Mắt chẳng phải là của ta
               *   Các sắc chẳng phải là của ta
               *   Tai chẳng phải là của ta
               *   Âm thanh chẳng phải là của ta
               *   Mủi chẳng phải là của ta
               *   Các mùi chẳng phải là của ta
               *   Lưỡi chẳng phải là của ta
               *   Các vị chẳng phải là của ta
               *   Thân nầy chẳng phải của ta
               *   Các sự đụng chạm chẳng phải của ta
               *   Tâm chẳng phải là của ta
               *   Vạn pháp chẳng phải của ta.
Đây là LỤC CĂN và LỤC TRẦN vô thường, mà một vị Tỳ Khưu lúc nào cũng thấy rõ là không phải của ta.

15. Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là Tưởng Vô Ngã vậy.
16. Nầy Ananda ! Tưởng Bất Tịnh là thế nào ?

14. Kataṃā c’Ànanda anattasaññā idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā’ti paṭisañcikkhati :
                   *   Cakkhù anattā
                   *   Rūpā anattā
                   *   Sotaṃ anattā
                   *   Saddā anattā
                   *   Ghānaṃ anattā
                   *   Gandhā anattā
                   *   Jīvhā anattā
                         *   Rasā anattā
                   *   Kāyo anattā
                   *   Photthabbā anattā
                   *   Mano anattā
                   *   Dhammā anattā’ti

Iti imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyataneru anattānupassī viharati.

 15. Ayaṃ vuccat’ Ànanda anattasaññā.
16. Katamā c’Ànanda asubhsaññā ?

17. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu suy tưởng thấy trong thân thể, từ bàn chân trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, có da bọc chung quanh, chứa những vật không sạch, với nhiều hình dạng khác nhau gọi là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, bao tử, thận, tim, gan, ruột non, lá lách, phổi, ruột già, da non, vật thực chưa tiêu hoá, phẩn, mật, đàmmáu, mủ, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu trong da, nước miếng, nước mủi, nhớt, nước tiểu.

18. Đây là những vật đáng ghê tởm trong thân thể. Nầy Ananda ! Nhớ biết như vậy Như Lai gọi là quán tưởng bất tịnh.
19.  Nầy Ananda ! Tưởng sự khổ là thế nào?
20. Nầy Ananda! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Giáo, dù ở trong rừng hay cạnh cội cây, hoặc trú trong nơi thanh vắng hằng suy tưởng như vầy:
21. Thân nầy có nhiều sự khổ nảo và đầy tội nghiệp !
22. Các bệnh hoạn khổ sở chỉ phát sanh trong thân thể nầy.
23. Những bệnh hoạn ấy gọi là gì ?
                *   Bệnh trong con mắt
    *   Bệnh trong lỗ tai
                      *   Bệnh trong lỗ mủi
                      *   Bệnh trong lưởi
                      *   Bệnh trong thân
                      *   Bệnh trong đầu
                      *   Bệnh ngoài lỗ tai
                      *   Bệnh trong miệng
                      *   Bệnh chân răng
                      *   Bệnh ho, bệnh suyển
                      *   Bệnh ngoài lỗ mủi
                      *   Bệnh nóng, gầy mòn
                      *    Bệnh trong bụng
                      *   Bệnh trúng gió
                      *   Bệnh thổ huyết
                      *   Bệnh đau bụng, đi tả
                      *   Bệnh cùi, bệnh bướu
                      *   Bệnh lác, bệnh ho lao
                      *   Bệnh kinh phong, mụt nhọt
                      *   Bệnh sởi, phong lở
                                *   Bệnh ban trái, ghẻ hờm
               *   Bệnh nghẹt máu, đau mật
             *   Bệnh bạch đái, trỉ ngoại
             *   Bệnh dương sang (da lở)
                       *   Bệnh âm sang (trỉ nội)
                       *   Bệnh do đàm
                       *   Bệnh cảm gió
                       *   Bệnh phong trệ (có đàm)
               *   Bệnh thời khí
                       *   Bệnh tổn
                       *   Bệnh vì bị đánh đập
                       *   Bệnh do tiền nghiệp
                        *   Bệnh do lạnh hay nóng
                        *   Bệnh vì đói hoặc khát
                        *   Bệnh táo bón, bệnh lậu
         Đây là những khổ đau và tội nghiệp của thân thể.
                        *  Nầy Ananda !  Pháp ấy Như Lai gọi là tưởng tội nghiệp khổ nơi thân thể vậy.

17. Idh’Ànanda bhikkhu imaṃ eva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ purannānappakārassa asucino paccavekkhati atthi imasmiṃ kāya kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nahārū aṭṭhī aṭṭhimiñjaṃ vakkhaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphasaṃ antaṃ antagunaṃ udariyaṃ karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā khelo siṅghānikā lasikā muttan’ti.
 18. Īti imasmiṃ kāye asubhānupassi viharati.  
Ayam vucct’Ànanda asubhasaññā.
 19. Katamā c’Ànanda ādīnavasaññā ?
20. Idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā īti paṭisañcikkhati :
21. Bahudukkho kho ayaṃ kāyo bahu ādīnavoti.
22. Iti imasmiṃ kāye vividhā ābādhā upajjanti.
23. Seyyathīdaṃ ?   
                     * Cakkhurogo
                              * Sotarogo
                                     * Ghānarogo
                             * Jīvhārogo
                                     * Kāyarogo
                                     *  Sīsarogo
                                     *  Kannarogo
                             *  Mukharogo
                                     *  Datarogo
                                     *  Kāso kāso
                                     *  Pināso
                                     *  Daho, Jaro
                                     *  Kucchirogo
                                     *  Mucchā
                                     *  Pakkhandikā
                                     *  Sulā Visūcikā
                                     *  Kutthaṃ gando
                                     *  Kilāso, soso
                                     *  Apamāro, daddu
                                     *  Kandu, kacchu
                *  Rakhasā, vitacchikā
                      *  Lohitaṃ, pittaṃ
                              *  Madhumeto aṃsā
                    *  Pilakā
                    *  Bhagaṃdalā
                    *  Pittasamuṭṭhāna ābādhā
                    *  Vātasamuṭṭhānā ābādhā
                    *  Sannipātikā ābādhā
                    *  Utuparināmathā ābādhā
                    *  Visamapanhārathā
                    *  Opakkamikā ābādhā
                      *  Kammavipākajā ābādhā
                    *  Sītaṃ unhaṃ
                    *  Jighacchā pipāsa
                    *  Uccaro passāvoti
Iti imasmiṃ kāye ādinnavānupassī viharati.   
                             *  Ayaṃ vuccat’Ànanda ādīnavasaññā.

24.   Nầy Ananda ! Tưởng sự dứt bỏ là thế nào?

25.  Nầy Ananda! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, hằng dửng dưng đứng trước của bố thí, nghĩa là dứt bỏ đồ vật, làm cho tiêu tán, không cho phát sanh những tham luyến tư duy, nhứt là tình dục.

24.   Katamā c’Ànanda pahānasaññā ?
25.   Idh’Ànanda bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkam nādhivāseti pajahati vinodeti byantikaroti anabhavaṃ gameti.

26.  Hằng dửng dưng trước mọi cảm thọ, không để phát sinh các hận tư duy, là trong lòng hay suy nghĩ về sự hiềm thù, nguồn gốc gây tai hại đến chúng sanh khác.
27. Hằng dửng dưng trước mọi chấp nhứt, không để phát sanh các khốn tư duy, là thứ lòng suy nghĩ làm khó chúng sanh.
28. Hằng dứt bỏ và cảnh giác, không nghĩ nhớ đến nghiệp dữ cũ đã phát sinh, và ngăn chặn các nghiệp dữ mới, có thể phát sinh.
29.  Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là tưởng sự dứt bỏ vậy.
30.  Nầy Ananda ! Tưởng dứt tình dục là thế nào ?
31.  Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Pháp Phật, dù ở trong rừng hoặc ở cạnh cội cây, hay tạm trú nơi tranh vắng, hằng quán tưởng như vầy :
  1. 32.Pháp diệt dục vọng là Niết Bàn. Đoạn tuyệt tham ái, dứt bỏ khoái cảm, nhất là tình dục sẽ đưa đến sự chứng đạt cao thượng.
    1. 33.Nầy! Như Lai gọi pháp ấy là tưởng dứt tình dục vậy.
34.  Nầy Ananda ! Tưởng Tịch Tịnh là thế nào ?

26. Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ nādhivesāti pajahati vinodeti byantikaroti anabhāvaṃ gameti.
27. Uppannaṃ vihimsāvitakkaṃ nadhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti.
28. Uppannupanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaro anabhāvaṃ gameti.
29. Ayaṃ vuccat’Ànanda pahānasaññā.
30. Katamā c’Ànanda virāgasaññā.
31. Idh’Ànanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato’ti patisañcikkhati.
32. Etaṃ santaṃ etaṃ panītaṃ yadidaṃ sabbasankhārā- rasamatho sabbūpadhippatinissaggo tanhakkhayo virāgo nibbānan’ ti.
  1. 33.Ayaṃ vuccat’Ànanda virāgasaññā.
34.  Katamā c’Ànanda nirodhasaññā ?

35.  Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hoặc gần cội cây, hay tạm trú nơi thanh vắng, hằng quán tưởng như vầy :
36.  Pháp Tịch Tịnh là Niết Bàn. Khi diệt được các sở hành, tiêu trừ hết phiền não, chặt đứt được ái dục là đạt đến Tịch Tịnh. Chỉ có đức Tịch Tịnh ấy là pháp cao thượng.
37.  Này Ananda ! Như Lai gọi pháp ấy là Tưởng Tịch Tịnh vậy.
38.  Nầy Ananda, Tưởng sự không dính mắc thế gian là thế nào ?
39. Nầy Ananda ! Tâm nào nương theo ái dục, mắc dính nơi thường kiến hay đoạn kiến cùng hướng vọng vào mọi pháp hành trên thế gian là tâm sa đọa. Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp hằng cảnh giác dứt bỏ những ác pháp ấy.
40. Nầy Ananda ! Pháp nầy Như Lai gọi là tưởng sự không dính mắc thế gian.
41. Nầy Ananda ! Tưởng vạn pháp đều là vô thường là tưởng thế nào ?
42.  Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp hằng xa lánh và ghê sợ mọi pháp hành, như là ghê sợ tội lỗi.

35. Idh’Ànanda bhikkhu araññāgato vā rukkhamūlagato vā suññā gāragato vā’ti patisañcikkhati.
36. Evaṃ santaṃ etaṃ panītaṃ yadidaṃ sabbasaṅkhārāra-samatho sabbūpadhippatinissaggo tanhakkhayo nirodho nibbānan’ti.
37. Ayaṃ vaccat’Ànanda nirodhasaññā.
38. Katamā c’Ànanda sabbaloke anabhiratasaññā.
39. Idh’Ànanda bhikkhu ye loke upāyupādānā cetaso adhiṭṭhā-nabhinivesānusāyā te pajahanto viramati na upādiyanto.
40. Ayaṃ vuccat’Ànanda sabbaloke anabhiratasaññā.
41. Katamā c’Ànanda sabbasankhāresu aniccasaññā ?
42. Idh’Ànanda bhikkhu sabbasaṅkhārehiṭṭi yati harāyati jigucchati.

43. Nầy Ananda ! Pháp ấy Như Lai gọi là tưởng vạn pháp đều vô thường vậy. 
44. Nầy Ananda ! Tưởng hơi thở là thế nào ?
45. Nầy Ananda ! Thầy Tỳ Khưu thấm nhuần Phật Pháp, dù ở trong rừng hoặc gần cội cây, hay tạm trú trong nơi thanh vắng, ngồi nhắm mắt, thân hình ngay ngắn, ý tưởng chân chánh để tập hành thiền định…
46.    * Rồi chm chỉ nhớ biết hơi thở ra,
        * Chăm chỉ nhớ biết hơi thở vô;
        * Khi hơi thở ra dài tự thân biết rỏ thở ra dài;
        * Khi hơi thở vô dài tự thân biết rỏ thở vô dài;
        * Khi hơi thở ra ngắn tự thân biết rỏ thở ra ngắn;
        * Khi hơi thở vô ngắn tự thân biết rỏ thở vô ngắn;
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân ý thức rằng sắp sữa thở ra, và thở ra.
*  Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân ý thức rằng sắp sữa thở vô, rồi thở vô.

43. Ayaṃ vuccat’Ànanda sabbasaṅkhāresu aniccasaññā.
44. Katamā c’Ànanda ānāpānassati ?
45. Idh’Ànanda bhikkhu araññāgato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdatipallaṅkaṃ ābhujjitvā ujuṃ kāyaṃ panīdhāya pannimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā.
 46.  * So satova assasati.
        * Satova passasati.
        * Dīghaṃ vā assasanto dīghaṃ assasissām’īti pajānāti.
       * Dīghaṃ vā passasanto dīghaṃ passasissām’īti pajānāti.
       * Rassaṃ vā assasanto rassaṃ assasissām’īti pajānāti.
       * Rassaṃ vā passasanto rassaṃ passasissām’īti pajānāti.
* Sabbakāyappatisamvetī assasissām’īti sikkhati.
* Sabbakāyappatisamvetī passasissām’īti sikkhati.

* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân biết rõ sắp dứt hơi thở ra, và dứt thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân biết rõ sắp dứt hơi thở vô, và dứt thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân cảm thấy có sự phỉ lạc trong hơi thở ra, và thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tự thân cảm thấy có sự phỉ lạc trong hơi thở vô, và thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng tự thân cảm thấy an tịnh trong hơi thở ra, và thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, tự thân cảm thấy an tịnh trong hơi thở vô, và thở vô.
* Rồi Tỳ Khư ấy cũng theo sát mọi biến chuyễn của toàn thân tâm trong hơi thở ra, và thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, tự thân đang biết rỏ tâm hành khi thở vô.
____________________________________
Hành giả diệt Tâm Sở Phỉ Lạc nhờ đắc Tam Thiền.   Hành giả diệt Tâm Sở An Lạc nhờ đắc Tứ Thiền.

* Passambhayaṃ kāyasankhāraṃ assasissām’īti sikhati.
* Passambhayaṃ kāyasankhāraṃ passasisām’īti sikhati.
* Pītippatisaṃvedī assatissām’īti sikkhati.
* Pītippatisaṃvedī passasissām’īti sikkhati.
* Sukhappaṭisaṃvedī assasissām’īti sikkhati.
* Sukhappaṭisaṃvedī passasissām’īti sikkhati.
* Cittasaṅkhārappaṭisaṃvedī assasissām’īti sikkhati.
* Cittasaṅkhārappaṭisaṃvedī passasissām’īti sikkhati

* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng,  ý thức đang diệt (hay không mắc dính vào) tâm hành, khi thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang diệt (hay không mắc dính vào) tâm hành, khi thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang biết rõ tướng tâm, khi thở ra.
*  Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang biết rõ tướng tâm, khi thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức giữ tâm thơ thới, khi thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang giữ tâm thơ thới, khi thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang giữ cho tâm bình thản trong cảnh giới, khi thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang giữ cho tâm bình thản trong cảnh giới, khi thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ý thức đang diệt (hay thoát khỏi) những tâm sở chướng ngại, nhất là 5 triền cái khi thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta đang diệt (hay thoát khỏi) những tâm ý chướng ngại, nhất là 5 triền cái khi thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy tinh tường rằng, ta là người thấy rỏ ngũ uẩn là vô thường khi thở ra.
* Rồi Tỳ Khưu ấy tinh tường rằng, ta là người thấy rỏ ngũ uẩn là vô thường khi thở vô.
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta là người đang đạt tới dứt bỏ tình dục, khi thở ra…
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta là người đang đạt tới dứt bỏ tình dục khi thở vô…
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta là người đang chứng pháp tịch tịnh, không còn thống khổ khi thở ra…
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta là người đang chứng pháp tịch tịnh, không còn thống khổ khi thở vô…
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta là người đang chứng pháp xa lìa phiền não khi thở ra…
* Rồi Tỳ Khưu ấy cũng tinh tường rằng, ta là người đang chứng pháp xa lìa phiền não khi thở vô…

* Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ assasissām’īti sikkhati.
* Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ passasissām’īti sikkhati.
* Cittappatisaṃvedi assassām’īti sikkhati.
* Cittappatisaṃvedi passasissām’īti sikkhati.
* Abhippamodayaṃ cittaṃ assasissām’īti sikkhati.
* Abhippamodayaṃ cittaṃ passasissām’īti sikkhati.
* Samādahaṃ cittaṃ assasissām’īti sikkhati.
* Samādahaṃ cittaṃ passasissām’īti sikkhati.
* Vimocayaṃ cittaṃ assasisām’īti sikkhati.
* Vimocayaṃ cittaṃ passasisām’īti sikkhati.
* Aniccānupassī assasissām’īti sikkhati.
* Aniccānupassī passasissām’īti sikkhati.
  * Virāgānupassī assasissām’īti sikkhati.
         * Virāgānupassī passasisām’īti sikkhati.
         * Nirodhānupassī assasissām’īti sikkhati.
         * Nirodhānupassī passasissām’īti sikkhati
         * Patinissaggānupassī assasissām’īti sikkhati.
         * Patinissaggānupassī passasissām’īti sikkhati.

47. Nầy Ananda ! Những pháp ấy Như lai gọi là tưởng hơi thở vậy.
48. Nầy Ananda ! Khi người đến gặp thầy Tỳ Khưu Girimā-nanda rồi, người nên giảng rõ mười pháp quán tưởng như vậy. Vì đó là Diệu Pháp duy nhất đủ khả năng thuyên giảm trọng bệnh của thầy Tỳ Khưu Girimānanda.
49. Liền đó Đại Đức Ananda nhớ kỹ mười pháp quán tưởng của Đức Thế Tôn, rồi đem giảng giải lại cho thầy Tỳ Khưu Girimānanda.
50. Nhờ nghe được mười pháp quán tưởng nầy mà thầy Tỳ Khưu liền cảm thấy trọng bệnh không làm mình đau đớn nữa.
       
47.   Ayaṃ vuccat’ Ànanda ānāpānassati.
48.   Sace kho tvaṃ Ànanda Girimānandassa bhikkhuno upasaṇkamitvā imā dasa saññā bhāseyyāsi, thānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ Girimānandassa bhikkhuno imā dasa saññā sutvā so ābādho thānaso paṭipassambheyyāti.
49.  Atha kho āyasmā Anando bhagavato santike imā dasa saññā uggahetvā yenāyasmā Girimānando tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā abhāsi.
50.  Atha kho āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā sutvā so ābādho thānaso patippasambhi.
51. Và thầy Tỳ Khưu Girimānanda dứt khỏi bệnh ấy.
52. Pháp lành đã trị được trọng bệnh của thầy Tỳ Khưu Girimānanda chính là mười pháp niệm tưởng nêu trên đây vậy.

51.   Vutthahi c’ayasmā Girimātamhā ābādhā.
52.   Tathā pahīno ca panāyasmato Girimānandassa so ābābho ahosi’ti.

Hết
Eva
Thành kinh hồi hướng công đức đến toàn thể - TL (24/11/2011)
Mise à jour le Samedi, 03 Décembre 2011 10:53

http://tuelac.net/index.php?option=com_content&view=article&id=197:dc-phap-tht-giac-chi&catid=35:dc-phap-tht-giac-chi&Itemid=2

No comments:

Post a Comment