Saturday, August 22, 2015

Buong Xa Phien Nao - THICH THANH NGHIEM.

Hạnh phúc là gì và vì sao có những người đạt được mọi thứ mình muốn mà vẫn không được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài. Hòa thượng Thánh Nghiêm cho rằng hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ cá nhân, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, an lạc. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não và buông bỏ.


Giới thiệu sách:  

Hạnh phúc là gì và vì sao có những người đạt được mọi thứ mình muốn mà vẫn không được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài. Hòa thượng Thánh Nghiêm cho rằng hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ cá nhân, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, an lạc. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não, mạnh dạn vận dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả hoàn toàn phiền não, thì hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay.
 Cuốn sách gồm:
 - Phần thứ nhất: Hòa thượng bàn về nguồn gốc của phiền não.
 - Từ phần thứ hai đến phần thứ sáu: Ngài thảo luận kỹ năm loại phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi - chính là năm độc mà Đức Phật đã nói - đồng thời Ngài cung cấp cách giải quyết những phiền não này để có được an lạc, từ tâm.
Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, súc tích, Ngài đã cho thấy con người chúng ta vì quá tham lam, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình nên mãi không chịu xả bỏ để có được an lạc, hiện tiền. 

  1. MỤC LỤC

    Bài thứ nhất: DIỆU PHÁP QUẢN LÝ TINH THẦN

    Con người có tình cảm thì cuộc sống mới phong phú? 14

    Tinh thần bất an từ đâu? 18

    Nghiệp và tiềm thức 21

    An tâm như thế nào? 25

    Phiền não và tật xấu 29

    Điều hòa cảm tính và lý tính 33

    Bài thứ hai: THAM

    Thế nào là tâm tham? 38

    Vì sao tâm tham? 41

    Chuyển tâm tham thành tâm nguyện 44

    Dùng bố thí đối trị tâm tham 48

    Danh lợi chỉ là tạm thời 51

    Xa lìa cám dỗ danh vị và quyền lực 54

    Kết rộng thiện duyên được gặp người tốt 58

    Tri túc 62

    Thanh bần khác với keo kiệt 66

    Bài thứ ba: SÂN

    Tại sao phải tức giận? 70

    Sân là lửa trong tâm 74

    Tâm sân và tâm từ 78

    Nghịch cảnh phải nhẫn mà thuận cảnh cũng nhẫn 81

    Tức giận là bệnh mãn tính tự sát 85

    Kiên nhẫn không phải là nén giận 89

    Bài thứ tư: SI

    Đừng nhìn thế giới đảo điên 94

    Phiền não và ngu si 98

    Thoát khỏi cạm bẫy mình tự đặt ra 102

    Chuyển biến được khủng hoảng 106

    Khéo áp dụng cuộc sống không lười biếng 110

    Không ngụy biện để chốn việc 114

    Làm cho cuộc sống đi vào nề nếp 118
  2. trigioiniemphat

    trigioiniemphatThành viên ưu tú

    Tham gia ngày:
    12 Tháng sáu 2011
    Bài viết:
    4,810
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    đừng phạm dâm dục
    Nơi ở:
    trì giới

    Bài thứ năm: MẠN

    Tự tin hay là tự phụ? 124

    Giữ khiêm tốn, cung kính, thích làm người phụ việc 127

    Biết tàm quí mới tiến bộ được 131

    Không biết thì nói không biết 135

    Biết bao dung, tha thứ cho người khác 138

    Khiêm tốn mới trưởng thành 141

    Tàm quí không phải tự ti 145

    Dùng khích lệ thay quở trách 149

    Cởi bỏ lớp hào nhoáng bên ngoài 153

    Làm thế nào tiêu trừ bệnh ưa hư vinh? 156

    Bài thứ sáu: NGHI

    Có nên nghi ngờ không? 160

    Nghi ngờ và niềm tin 164

    Dùng tin tưởng để trừ nghi ngờ 168

    Càng nghi ngờ càng ngộ 171

    Không cần lo lắng cho tương lai 174

    Sợ cũng vô ích 177

    Làm thế nào để trừ nỗi lo sợ? 180

    Không có sợ hãi 183

    Tự tin vượt qua mỗi ngày 186

    An lạc từ tâm

    Trong cuốn sách An lạc từ tâm, hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ phân tích những yếu tố khiến con người không cảm thấy hạnh phúc như: cái khổ của sinh, của già, của bệnh, của chết, của oán thù gặp gỡ, của ân ái biệt li, của phiền muộn do thân tâm mang lại và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp lớp mây mù gây nên đau khổ, chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm “hạnh phúc đích thực”.

    Mục lục:

    Chương 1: BẠN CÓ HẠNH PHÚC KHÔNG?

    Hạnh phúc đích thực là gì? 12

    Theo đuổi hạnh phúc chỉ

    là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích 18

    Đời người tự tìm trái đắng 24

    Đau không có nghĩa là khổ 28

    Phải chăng bạn đang lấy khổ làm vui? 32

    Mở rộng cõi lòng, vượt qua

    sự ràng buộc của hoàn cảnh 37

    Chương 2: KHỔ ĐAU LÀ GÌ?

    Đau khổ sinh khởi và tiêu mất 44

    Không khổ chút nào 48

    Biết khổ, thể nghiệm khổ, không cho đấy là khổ 52

    Không quyến luyến, không trốn tránh 56

    Tận dụng thân tứ đại 61

    Tâm vô thường 65

    Cảm giác lìa khổ 70

    Ảo giác buông xả “cái tôi” 73

    Buông xả mọi gánh nặng cuộc đời 77

    Thiểu dục tri túc là hạnh phúc đích thực 82

    Chương 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI SINH TỬ - HỢP TAN

    Dù bệnh tật vẫn không đau khổ 88

    Lão hóa là hiện tượng tự nhiên 93

    Tàn tật nhưng không tàn phế 97

    Chết chẳng có gì đáng sợ 101

    Mối quan hệ tự tại 105

    Người thực sự hiểu được tình cảm 110

    Không còn vướng bận tình cảm 113

    Hãy biến tình yêu thương thành động lực sống 118

    Tâm khỏe mạnh mới mong thân mạnh khỏe 122

    Vượt lên nỗi khổ chia lìa 127

    Có đoàn viên, ly hợp mới trưởng thành 131

    Chương 4: TÌM ĐƯỢC ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA HẠNH PHÚC

    Tri túc là điểm khởi đầu của hạnh phúc 136

    Bài học từ những sai lầm 141

    Cảm ơn người gây hờn oán 144

    Chuyển tham muốn tư lợi thành ước vọng cống hiến 148

    Tâm vô cầu 153

    Tìm cầu theo tinh thần nhân quả 158

    Một tâm nguyện thực tế 163

    Chương 5: CHUYỂN HÓA CẢM NHẬN CHỦ QUAN

    Không có “cái tôi” bất biến 170

    Thay đổi cảm nhận chủ quan 174

    Không lấy “cái tôi” làm trung tâm 179

    Đồng cảm hóa giải chấp chặt 185

    Từ bi để bảo vệ bản thân 190

    “Nhân duyên” là một hiện tượng tự nhiên 195

    Phải rèn luyện kiềm chế tính phóng đãng 201

    Chương 6: TÌM ĐƯỢC HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

    Vô thường chính là sự vĩnh hằng bất biến 208

    Không lìa xa phiền não cũng không khởi lên phiền não 213

    Không nên đi tìm niềm hạnh phúc bên ngoài 218

    Khổ đau và hạnh phúc chỉ là cảm nhận chủ quan 223

    Theo đuổi niềm hạnh phúc ở tầng lớp cao hơn 228

    Cống hiến không vì mục đích 233

    Không nên tham đắm chấp thủ vào niềm vui thiền định 238

    Người an lạc hạnh phúc nhất 243

    Về tác giả

    Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là một trong những tăng sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Đài Loan hiện nay. Ngài từng nhập thất sáu năm, đi du học tại Nhật Bản và tham gia rất nhiều vào hoạt động giáo dục tăng ni sinh, nghiên cứu và phiên dịch kinh điển Phật học. Ngài cũng là người tổ chức các khóa tu thiền, thành lập các quỹ từ thiện… các đạo tràng có mặt khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc. Những năm cuối đời, Ngài dốc hết tâm huyết của mình vào việc hoằng pháp. Một trong những quan tâm hàng đầu của Pháp sư là làm thế nào để Phật giáo đi vào lòng cuộc sống của mỗi người dân bình thường, chứ không phải chỉ riêng những người xuất gia.

    Nguồn: ThaiHa
     http://www.phattu.com/threads/10605/
  3. THAM
    * Thế nào là TÂM THAM
    Trong kinh Phật nói THAM có rất nhiều loại khác nhau như THAM gọi là dục, cũng là ý nghĩa ước vọng, tìm cầu, khao khát.
    Rốt cuộc con người mong muốn cái gì? Khát khao mong cầu điều gì ? Nhu cầu của con người không ngoài THAM NĂM DỤC là : Sắc – Thanh – Hương – Vị - Xúc.
    Mắt THAM THẤY đẹp, Tai THAM NGHE tiếng hay, Mũi THAM NGỬI mùi thơm, Lưỡi THAM THÍCH vị ngọt, Thân THAM XÚC CHẠM vật mềm mại.
    Tóm lại hễ THÍCH là THAM.
    Nhưng con người vốn không thể không ăn uống, không ngủ nghỉ, mắt không thể không nhìn, tài không thể không nghe… cho nên, THAM là khi chúng ta ĐÒI HỎI QUÁ MỨC.
    Tâm lí con người là mãi mãi chạy theo ham muốn của mình, nhưng những thứ mà con người mong muốn THAM ĐẮM thì không thể giữ gìn lâu dài. Khi bị lòng THAM lôi kéo thì con người chuốc nhiều phiền não và mệt mỏi.
    Con người không chỉ THAM ĐẮM tiền tài mà còn tìm cầu, giành giật đủ thứ, giữa người với người chà đạp, tranh cãi nhau cùng vì LÒNG THAM.
    Vì thế, LÒNG THAM chẳng những làm cho mình BẤT AN mà còn gây TAI HỌA cho xã hội.
    Xưa nay, nhu cầu của con người đều giống nhau là cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đi lại. Nếu người nào, ngoài lo nhu cầu cho mình, lại còn lo cho đời sống của mọi người thì không gọi là THAM. Như chúng t among muốn cho mọi người đầy đủ cơm ăn, áo mặc, có xe đi lại, có nhà ở, còn làm phước giúp mọi người trong xã hội thì không gọi là THAM.
    Do đó, ngoài những thứ mình cần, chúng ta không nên THAM.
    BIẾT ĐỦ THÌ DỪNG MỚI LÀ TRÍ TUỆ.

    Bài viết và ảnh minh họa – Nguyệt Tâm sưu tầm

 






Diệu pháp quản lý tinh thần

Cập nhật: (07/04/2015 11:00 AM) 

Năm loại phiền não căn bản của con người là tham, sân, si, mạn, nghi khiến tinh thần con người bất an. Làm thế nào đem Phật pháp để hóa giải phiền não tinh thần?
Con người có tình cảm thì cuộc sống mới phong phú?
Nhìn từ quan điểm Phật pháp, con người là hữu tình chúng sinh, đã là hữu tình thì tất nhiên phải có tình cảm. Phần đông trong chúng ta đều hiểu nhưng không làm chủ được tình cảm, nên bị tình cảm chi phối gây ra đau khổ, thậm chí vì kích động tình cảm nhất thời mà phạm sai lầm; sau đó, có hối hận cũng đã muộn.
Nói về tình chí, có rất nhiều loại, nhưng có thể quy về ba kiểu lớn sau:
1. Tình cảm và tư tưởng: Ví dụ như tình cảm và tư tưởng của nhà triết học, nhà chính trị, người nghệ sĩ, nhà tu hành. Các tư tưởng tình cảm này thuộc lý tính nên có ích cho mọi người, cho thế giới và bản thân mình. Nếu như một người không có tình cảm và tư tưởng thì sẽ thấp hèn giống như loài động vật.
2. Tình cảm: Tình cảm dành cho người thân, hoặc người và sự vật có quan hệ với mình, do thích hoặc không thích mà sinh ra hiện tượng tình cảm. Tình cảm tuy không cao hơn tư tưởng, nhưng nếu con người không có tình cảm sẽ giống như thực vật hay khoáng vật. Chỉ khi tình cảm ích kỷ là tự mình luôn bị chi phối bởi mừng, giận, vui, buồn, có thể là thiện, cũng có thể là ác, hoàn toàn không có an lạc. Nhưng tâm lý lại thanh tịnh và rất hoà bình, ổn định.
3. Tinh thần: Sinh ra từ tình cảm, khi tình cảm không thể nói ra hết được thì trong lòng sinh ra phiền muộn, bất an; do đó tinh thần bực bội khó chịu. Tinh thần lúc đó giống như sóng biển lớn trong mưa bão, không có ý chí, quy luật; vả lại, sự bất an rất lợi hại, nhưng có người bất an nhiều, có người bất an ít.
Khi tinh thần bất an thì giống như ngọn lửa vô minh thiêu đốt, có lúc khóc to, có lúc cười lớn, thậm chí đánh người, xuất hiện khuynh hướng bạo lực. Vì thế, một người làm việc mà tinh thần bất an thì càng tệ hơn người làm việc theo tình cảm cá nhân, cũng rất đáng sợ. Như thế, chẳng những tự mình tạo ra khó khăn cho chính mình mà còn khiến người khác rời xa mình. Do đó, khi chúng ta đối diện với vấn đề, tốt nhất là không nên để tinh thần bất an tùy tiện. Nhưng có người nói: “Nếu như cuộc sống con người mà không gặp thăng trầm thay đổi thì giống như sống trong vô vị. Con người phải có vui, buồn thì cuộc sống mới phong phú; cho nên, bực bội cũng không có gì là xấu”.
Thực tế là chúng ta nên điều chỉnh theo cảm xúc của chính mình. Chúng ta nghĩ thử mỗi lần tinh thần bất an thì không biết bao nhiêu tế bào chết trong thân, chẳng những thân thể không khỏe mạnh mà tâm lý cũng không an lạc.
Nếu như con người thường sống trong trạng thái mừng, giận, vui, buồn thì sống chẳng được bao lâu, không có lợi ích. Tự mình phải làm cho môi trường cuộc sống thường vui vẻ, bình yên thì tinh thần mới ổn định, tâm lý cũng được thoải mái.
Chúng ta muốn tránh tinh thần bất an thì trước tiên phải biết rõ sự bất an sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mình và người khác, hiểu rõ như thế mới kiểm soát sự bất an của mình. Tinh thần bất an sẽ gây ra việc xấu này đến việc xấu khác, giống như người bị cao huyết áp sẽ gặp nguy hiểm tính mạng; trước tiên có thể là trúng gió, rồi bị bại liệt, không chừng dẫn đến tử vong; cho nên không để mình bực bội là rất quan trọng.
Phương pháp đề phòng là trước khi tinh thần chưa xảy ra bất an, tự mình biết được là nó sắp xảy ra, trong thời khắc quan trọng này, phải dùng quan niệm để hóa giải, tự nói với mình “tinh thần bất an là điều không nên”. Bởi vì, cuối cùng gặp điều không may vẫn là chính mình, thậm chí người khác cũng bị vạ lây.
Ngoài vận dụng quan niệm ra, chúng ta còn phải nỗ lực tu tập, như ngồi thiền; hoặc thường thầm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm cũng được trợ giúp rất nhiều. Trước khi tinh thần chưa nổi bực tức, niệm Phật có thể chuyển hóa tinh thần, khiến nảy sinh ý nghĩ thanh tịnh. Nhưng khi chúng ta vận dụng quan niệm hoặc phương pháp cũng phải hiểu rõ mục đích, không nên cưỡng ép mình mà phải hóa giải vấn đề một cách khôn ngoan. Chúng ta có thể chỉ cần quan sát nó mà không nghĩ đến nó thì tinh thần bất an lại có thể hóa giải rất đơn giản.
HT. Thích Thánh Nghiêm

Tinh thần bất an từ đâu?

Cập nhật: (04/05/2015 13:00 PM) 
Chúng ta đang sống trong thời đại hỗn loạn, căng thẳng và vội vàng, làm cho tinh thần con người luôn bất an.
Hence, it is vital to comprehend and know how to control the unsafe spirit. The simplest method is that in our daily life, we shouldn’t give controversial issues when our spirit is unsafe. We can enlist relaxing walks or sip a cup of tea, listen to sentimental music, and look for friends chatting to have a comfortable mind.
More critical approach is to observe where our thought derives from. We need to know how the thought arises and where it gets from. If we have no clue about what reason creating unsafe spirit, we don’t need to pay attention to it. Overlooking it will naturally avoid annoyance.
Regardless of what happens, it will pass at last. Thus, there is nothing to become furious. The spirit is unsafe, which is not only needless but also makes mind cluttered. Impolite speech or rude actions in angry state makes spirit in tumult and hurt our body and mind.
Once we know the reason causing the unsafe spirit, we should observe the birth and death of love and understand profoundly mind effect to health. This is wisely solving method. This wisdom allows us to know the hint of birth and death of unsafe spirit. After we know how to handle, we will act basing on typical occasion. And when every issue is clear, the spirit will be safe.
 Besides, another further technique is that you should not pay attention to events. How the hint of event is; what the cause is; how it causes controversy. We must consider whether our thought is good. Is it wisdom thought or affliction thought?  An affliction thought, being unable to win ourselves, means having no wisdom. If someone has any love and respect from everybody, the reason is he has wisdom. Is there anyone wanting to be an idiots? When we face insecurity, we should ignore it whether the thought is good or bad and how the thought arises. Let’s stop the thought at that moment.
Therefore, the Buddhism call affliction as heat distress. Distress is trouble, heat is hot temperature. Although we are not at hell, our body suffers from an anguish which is the same anguish at fire hell. We push ourselves down the hell, which is the action of a fool. At that very minute, we have to immediately stop the arising affliction thought.
In order to follow this approach one after another is very hard; therefore, we should start from the second step, which understands deeply thought and makes effort in cultivation. Waiting until the labor is matured, we will be able to move to another further step, which eliminates immediately arising thought.
The individuals who are able to reach this step are called Sages. It is untrue that the sages have no affliction, yet they can control themselves. They don’t let affliction make them endure torment and also don’t hurt other people. This is the most critical self-cultivation stage.
Translated into English by Huynh Vo Cao Tri.
NGHIỆP VÀ TIỀM THỨC
Theo cách nói của Phật giáo đối với việc con người không kiểm soát được hành vi và tinh thần của mình, điều này có quan hệ mật thiết đến nghiệp lực của mỗi người.
tam thuc
Quan niệm về nghiệp lực là chỉ nhiều đời quá khứ của chúng ta với mọi kiểu hành vi (bao gồm hành vi của thân thể, hành vi của ngôn ngữ và hành vi của tâm lý) tạo thành một năng lực, chúng liên tục tích lũy và tập trung trong cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Nhưng không phải tất cả nghiệp mà chúng ta đã tạo trong đời quá khứ đều thể hiện ra trong đời này, chúng ta phải biết nghiệp nào mạnh nhất và nghiệp nào tương ứng nhất với hoàn cảnh của chúng ta mới có thể xuất hiện. Tất nhiên, nếu năng lực của nghiệp quá yếu, hoặc không có cơ hội, hoàn cảnh thích hợp để phát triển thì nó sẽ không có tác dụng.
Nhưng có rất nhiều nhà tâm lý học phân tích rằng nghiệp là tiềm thức, họ cho rằng hành vi và cuộc sống của chúng ta bị chi phối trong vô thức, mới có ảnh hưởng tới sự phát triển năng lực và trí tuệ phán đoán của chúng ta. Tiềm thức trong tâm lý học là bản thân mình không thể kiểm soát, cũng không thể tự giác, nên nó phá rối, vốn không biết khi nào sẽ sinh ra ý nghĩ như thế; hơn nữa, hiện tượng vẫn không ngừng xuất hiện. Nó có thể là ảnh hưởng từ những kinh nghiệm, học tập từ khi còn nhỏ cho đến trưởng thành, và sinh ra năng lực trong não của chúng ta; cũng có thể là tự mình cung cấp thông tin cho mình mà chẳng phải việc xảy ra bên ngoài, hoặc trong thân mạng, nhưng tâm niệm của mình thường nói với nó, ám chỉ nó, kết quả là biến thành một loại tiềm thức.
Do vậy, chúng ta có thể nói tiềm thức xuất phát từ nghiệp; bởi vì năng lực của một số nghiệp trong quá khứ tương đối mạnh, cho nên cuộc sống hiện tại chúng ta có thể ghi nhớ một số sự việc rất rõ ràng. Hơn nữa, chúng còn để lại ấn tượng sâu sắc trong ta, và từ đó hình thành một số khái niệm, cuối cùng là xuất hiện một số ý tưởng, biến thành ý thức tiềm ẩn. Mặc dù tiềm thức xuất phát từ nghiệp, nhưng không giống nghiệp, tiềm thức luôn chuyển động trong cuộc sống của chúng ta, chúng luôn luôn tìm cơ hội để xuất hiện; nhưng nghiệp có lúc chuyển động, có lúc không, cũng có nghĩa là chúng có thể xuất hiện hoặc không trong cuộc sống này. Khi chúng ta tìm hiểu tiềm thức và nghiệp càng nhiều thì cơ hội phát sinh vấn đề sẽ càng ít, do chúng ta đã biết đó là gì.
Điều này giống như người sợ ma, mà nguyên nhân sợ ma là đa số mọi người không biết hình dáng của ma thế nào, ma ở đâu, cho nên lúc nào cũng nghi ngờ ma quỉ. Trái lại, nếu họ biết rõ hình dáng của ma như thế nào, biết nó ẩn hiện ở đâu, chắc chắn sẽ không sợ nó. Tiềm thức và nghiệp cũng như vậy, nếu như chúng ta hiểu rõ tiềm thức càng nhiều thì càng có lợi cho chúng ta.
Vì thế, các nhà tâm lý, bác sĩ tâm lý thường kết hợp thử nghiệm tiềm thức của mọi người, thậm chí họ còn dùng thuật thôi miên để tìm hiểu, tiềm thức rốt cuộc là nghĩ điều gì? Muốn nói điều gì? Chuẩn bị muốn làm gì? Sau khi biết được nguyên nhân thì năng lực của tiềm thức từ từ mờ dần, rồi cuối cùng mất tác dụng.
Nghiệp của chúng ta giống như rễ cỏ. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, nếu chúng ta chỉ cắt cỏ mà không nhổ sạch gốc thì nó có thể mọc lên, chỉ cần nhổ tận gốc thì sẽ diệt được cỏ, vì khi rễ cỏ không được hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất, nước thì chúng sẽ dần dần héo úa.
Cũng như thế, dù có nghiệp xấu nhưng không nhất định sẽ làm chúng ta bất an, giống như rễ cỏ vẫn còn, nhưng chỉ cần không cho chúng có cơ hội sinh trưởng, tự nhiên nghiệp lực cũng sẽ tiêu mất. Người bình thường chúng ta gặp việc bất an, tuy chúng ta cũng khẳng định tác dụng của việc điều trị tâm lý, nhưng theo Phật pháp là sửa đổi tận nguồn gốc thì mới trừ tận gốc rễ. Cho nên, chúng ta đem Phật pháp để giải quyết tinh thần phiền não sẽ tốt hơn việc phân tích tâm lý, hoặc thôi miên.
Thánh Nghiêm
Theo Chùa Hoằng Pháp
Đào Tạo Từ Xa Khóa 3 - HVPG VN

108 LỜI TỰ TẠI
của Pháp Sư Thánh Nghiêm

Hội Cơ Kim Giáo Dục Thánh Nghiêm Đài Loan xuất bản, tháng 12 năm 2008
 
Thích Hải Châu chuyển ngữ
 

 I.  XÂY DỰNG NHÂN PHẨM

1.  Điều mình cần thì không nhiều, điều mình muốn thì quá nhiều.
2.  Biết ơn đền ơn là hàng đầu, giúp người chính là giúp mình.
3.  Tận tâm tận lực là trên hết, không tranh người ít kẻ nhiều.
4.  Từ bi không có kẻ thù, trí tuệ không khởi phiền muộn.
5.  Người bận rộn có nhiều thời gian nhất, cần cù khỏe mạnh chẳng gì bằng.
6.  Người bố thí có phước, người hành thiện an lạc.
7.  Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải nhỏ.
8. Phải biết buông thì mới giữ được, biết buông biết giữ, như vậy mới là người tự tại.
9. Biết mình biết người biết tiến thủ, thân tâm lúc nào cũng bình an; biết phước tích phước luôn tạo phước, rộng kết thiện duyên khắp muôn nơi.
10.  Giữ được và buông bỏ được, năm nào cũng cát tường như ý; dùng trí tuệ, vun đắp phước điền, ngày nào cũng là ngày tốt lành.
11.  Thân tâm thường thư giãn, gặp ai cũng mỉm cười. Thư giãn có thể khiến thân tâm ta khỏe mạnh, nở nụ cười tươi sẽ dễ tăng thêm tình hữu nghị hai bên.
12.  Khi nói ra nên nghĩ kỹ càng, trước khi nói cần phải chậm rãi. Không phải không nói, mà phải nói năng sao cho thận trọng.
13.  Trong cuộc sống, nếu có thể thì nên tạo thành cách nghĩ: “nếu có- rất tốt, không có cũng không sao” như vậy có thể chuyển khổ thành vui, sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn.
14.  Bốn điều bình an: An tâm, an thân, an gia, an nghiệp.
15.  Bốn điều cần: Cần thiết, cần lấy, có thể cần, nên cần.
16.  Bốn thứ tình cảm: Cảm ơn, cảm tạ, cảm hóa, cảm động.
17.  Bốn thái độ trước một sự việc: Đối diện, chấp nhận, giải quyết, để  nó qua đi.
18.  Bốn điều phước: Biết phước, tích phước, bồi phước, trồng phước.
19.  Những điều có thể lấy, nên lấy thì mới lấy. Những điều không thể lấy, không nên lấy thì tuyệt đối không lấy.
20.  Biết ơn giúp chúng ta trưởng thành, báo ơn có thể giúp chúng ta thành tựu.
21.  Cám ơn những cơ hội đến với chúng ta, thuận cảnh hay nghịch cảnh, đó đều là ân nhân.
22.  Thấy việc tốt phải lấy làm vui, khen ngợi, khích lệ và khiêm tốn học hỏi.
23.  Ít phê phán, khen ngợi nhiều là phương pháp hay để tránh tạo khẩu nghiệp.
24.  Tâm bình thường chính là tâm an lạc nhất.
25.  Chắc thật để đi một nẻo đường, còn hơn nói hàng trăm câu mỹ miều nhưng hão huyền.
26.  Càng biết khuyết điểm của mình bao nhiêu, thì tốc độ trưởng thành sẽ càng nhanh, lòng tự tin đối với bản thân sẽ càng kiên định.
27.  Hay xem, hay nghe, ít nói, nhanh tay nhanh chân, chậm tiêu tiền.
28.  Chỉ có sau khi thể nghiệm những cảnh khổ gian nan, mới có lòng tinh tiến và phấn khởi.
29.  Làm người nên vững chắc và tự tại, tấm lòng phải rộng mở, thận trọng mà làm việc, nên nhìn xa trông rộng.

II.  YÊU THÍCH CÔNG VIỆC

30.  Bận nhưng không bừa bãi, mệt nhưng không nhọc nhằn.
31.  Bận mà vui, mệt nhưng hoan hỷ.
32.  Bận không sao, đừng phiền não là được.
33.  Công việc phải nhanh nhưng không vội vàng, thân tâm nên thoải mái, đừng căng thẳng.
34.  Trong sự bận rộn, nên có tuần tự mà nhanh chóng làm việc, đừng vội vàng như muốn cướp thời gian.
35.  Đừng lấy sự giàu nghèo, sang hèn để đánh giá việc thành bại được mất, chỉ cần có thể tận tâm tận lực, giúp mình giúp người.
36.  Người nhận những lao khổ, tất chịu đựng được oán trách. Người nhận các công việc, tất sẽ bị phê bình. Dưới những lời oán trách- có điều từ ái nhẫn nại, lời phê bình ẩn chứa vàng ngọc bên trong.
37.  Gặp gì cũng an tâm, tùy duyên mà cống hiến.
38.  Ba điều dẫn đến thành công: Tùy thuận nhân duyên, nắm chắc nhân duyên, tạo ra nhân duyên.
39.  Gặp cơ duyên thì phải nắm lấy, không có cơ duyên thì phải tạo ra, chưa đúng cơ duyên thì đừng gượng ép.
40.  Đời người lúc thăng lúc trầm, đều là kinh nghiệm để trưởng thành.
41.  Dùng trí tuệ để giải quyết sự việc, lấy từ bi để quan tâm người khác.
42.  Dùng trí tuệ, luôn luôn sủa đổi những sai trái; lấy từ bi để nơi nơi cho người được thuận tiện.
43.  Lòng từ bi càng nặng, trí tuệ sẽ càng cao, phiền não cũng càng ít.
44.  Đối mặt với nhiều tình huống, chỉ cần dùng trí tuệ để giải quyết mọi việc, dùng từ bi đối xử với mọi người mà không lo lắng được mất của bản thân, ắt sẽ không có điều phiền muộn.
45.  Tâm chuyển theo cảnh là phàm phu, cảnh chuyển theo tâm là Thánh hiền.
46.  Vịt lớn bơi ra con đường lớn, vịt nhỏ bơi ra con đường nhỏ, không bơi thì chẳng có đường nào.
47.  Núi không vòng thì đường phải uốn, đường không uốn thì người phải đổi, người không đổi thì tâm phải chuyển.
48.  “Tinh tiến” không phải là thục mạng, mà là nổ lực không lười biếng.
49.  Thuyền qua- nước không còn dấu vết, chim bay qua không để dạng hình; thành bại được mất nhưng tâm không dao dộng, đó là trí tuệ lớn của tự do giải thoát.
50.  Thuận tiện cho người khác là thuận tiện cho chính mình.
51.  Công khai chịu thiệt thòi là người nhân nghĩa, âm thầm chịu nhục nhã, đó là kẻ ngu muội.
52.  Áp lực, thông thường do quá để tâm vào những sự vật bên ngoài, đồng thời cũng quá chú trọng vào sự bình luận của người khác.
53.  Dùng tâm cảm ơn, dùng lòng báo ân để làm những việc về phục vụ, thì sẽ không thấy mệt mỏi và chán nản.
54.  Luôn có lòng cảm kích, dùng tiền tài, sức lực, trí tuệ, tâm lực để làm tất cả những phụng hiến.

III.  NHÂN SANH BÌNH AN

55.  Ý nghĩa của cuộc đời là vì phục vụ, giá trị của cuộc sống là vì cống hiến.
56.  Mục tiêu của nhân sinh là đến để thọ báo, đáp nguyện và phát nguyện.
57.  Giá trị của con người, không phải ở chỗ tuổi thọ dài hay ngắn, mà chính là sự cống hiến nhiều hay ít.
58.  Quá khứ đã thành hư vô, tương lai còn là mộng tưởng, sống cho hiện tại mới là quan trọng nhất.
59.  Đừng bận tâm về quá khứ, không cần lo lắng cho tương lai, sống thiết thực với hiện tại, thì có thể đồng hành cùng quá khứ và vị lai.
60.  Trí tuệ không phải là tri thức, không là kinh nghiệm, không là tư biện, mà là thái độ siêu việt cái tôi của chính mình.
61.  Một cuộc sống tích cực, phải hết sức khiêm nhường, cái ngã càng lớn thì càng bất an.
62.  Bậc thượng đẳng an tâm với đạo, bậc trung đẳng an tâm với sự việc, người hạ đẳng chỉ lo danh lợi vật dục.
63.  Bạn là người mang thân phận nào, thì nên làm những việc của thân phận đó.
64.  Trong sự yên ổn và hài hòa, nắm giữ điều tốt đẹp hôm nay và bước ra ngày mai tươi sáng.
65.  Lo lắng là sự dày vò không cần thiết, chú tâm là động lực của sự an toàn.
66.  Tiền của như nước trôi đi, bố thí giống như đào giếng, giếng càng sâu thì nước càng nhiều, càng bố thí thì của cải càng nhiều.
67.  Đối mặt với cuộc sống, phải có sự chuẩn bị tốt nhất, đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
68.  Cho dù chỉ còn một hơi thở thì vẫn còn hy vọng vô hạn, đó chính là của cải lớn nhất.
69.  Cứu khổ cứu nạn là Bồ tát, chịu khổ chịu nạn là đại Bồ tát.
70.  Ba nguyên tắc để vượt qua sinh lão bệnh khổ: Sống vui vẻ, bệnh mạnh khỏe, già có hy vọng.
71.  Ba nguyên tắc để siêu việt cái chết: Đừng tìm đến cái chết, đừng sợ chết, đừng chờ đợi chết.
72.  Cái chết không là chuyện vui, cũng không là chuyện buồn, mà là một Phật sự trang nghiêm.
73.  Mỗi một con cái đều là tiểu Bồ tát giúp cha mẹ trưởng thành thêm.
74.  Đối với thanh thiếu niên: Cần quan tâm mà không nên lo lắng, phải dẫn dắt chứ không nên kìm kẹp, dùng cách bàn bạc chứ không phải dùng uy quyền.
75.  Yêu con cái của bạn mà lo lắng cho nó, chi bằng chúc phúc đi.
76.  Vợ chồng là mối quan hệ luân lý, không phải là quan hệ “lý luận”.
77.  Có thể không vứt rác bừa bãi, lúc nào cũng dọn nhặt rác rưởi, đều là làm công đức.
78.  Cách nhìn nhận là trí tuệ của bạn, vận may là phúc đức của bạn.
79.  Yêu thích thì muốn chiếm lấy, ghét bỏ thì sẽ bài xích, suy tính hơn thiệt thì phiền muộn sẽ đến.
80.  Kẻ luôn biết vừa lòng, ít ham muốn đòi hỏi mới là người giàu có, không thiếu thốn.
81.  Lòng không an mới thật sự là khổ, bệnh tật của cơ thể không nhất định là khổ.
82.  Biết rõ trong lòng không yên ổn là nỗi khổ, thì hãy nhanh chóng trì niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát để an tâm nhé.
83.  Hiện tại đang có mới là đáng quý nhất. Dù có nhiều hơn nữa, nhưng không thỏa mãn, thì giống như người nghèo khó.
84.  Không nên đè nén để khống chế cảm xúc, tốt nhất nên dùng quán tưởng, dùng hồng danh Phật, dùng cầu nguyện để hóa giải cảm xúc.

IV.  HẠNH PHÚC NHÂN GIAN

85.  Lời hay mọi người nói, việc tốt mọi người làm, vận may mọi người cùng chuyển biến.
86.  Mọi người nói lời hay, người người làm việc tốt, mọi người đổi vận may.
87.  Hằng ngày mỗi người nói thêm một câu nói hay, làm thêm một việc tốt thì điều tốt nho nhỏ, sẽ trở thành điều tốt to lớn hơn.
88.  Việc gấp cần phải làm, đang cần người làm việc, hãy để tôi làm.
89.  Mình hòa người hòa, tâm hòa khẩu hòa, luôn luôn hoan hỷ, có hạnh phúc. 
90.  Trong hòa ngoài hòa, nhân hòa duyên hòa, muôn việc bình an, thật thanh thản.
91.  Tự cầu an tâm thì có bình an, quan tâm người khác thì có hạnh phúc.
92.  Nhân phẩm chính là của cải, phụng hiến chính là tích lũy.
93.  Phụng hiến tức là tu hành, an tâm tức là thành tựu.
94.  Có nhiều, không nhất định khiến người được thỏa mãn. Có ít, không nhất định khiến người nghèo thiếu.
95.  Những gì có được trong hiện tại, là do quá khứ đã tạo ra. Những gì có được ở tương lai, là do hiện tại đang làm.
96.  Người tốt không cô đơn, người thiện tâm vui vẻ nhất. Lúc nào cũng giúp người lợi mình, thì bất cứ nơi đâu, bạn cũng là người hạnh phúc nhất.
97.  Nếu hy vọng có mối quan hệ tốt với mọi người, ắt phải mở rộng lòng độ lượng, chấp nhận và bao dung nhiều người.
98.  Chỉ cần thay đổi thái độ của mình, thì hoàn cảnh cũng sẽ thay đổi theo. Trên thế giới, không có gì là tuyệt đối tốt và xấu. 
99.  Đạo cư xử giữa người với người, cần phải trao đổi. Trao đổi không thành thì thỏa hiệp. Lúc thỏa hiệp không thành thì bạn hãy tha thứ, nhẫn nại và bao dung họ vậy.
100.  Lớn phải bao dung nhỏ, nhỏ phải lượng thứ cho lớn.
101.  Đem toàn tâm toàn lực để chăm sóc gia đình, dùng toàn bộ sinh mạng để dấn thân cho sự nghiệp.
102.  Phương pháp đề phòng tham lam tốt nhất chính là: Bố thí nhiều, cống hiến nhiều, chia xẻ với người khác nhiều hơn.
103.  Khi bao dung người khác, vấn đề giữa hai bên như đã được giải quyết.
104.  Người học Phật có hai nhiệm vụ lớn lao là: Trang nghiêm quốc độ, khiến chúng sinh thành thục.
105.  Phải làm thùng rác không đáy, phải học chiếc gương phản chiếu không bụi bặm.
106.  Phiền não tự quy cho mình thì có trí tuệ, chia xẻ lợi ích cho người khác là Từ bi.
107.  Dùng tâm hổ thẹn để xem xét bản thân, dùng tâm biết ơn để nhìn thế giới.
108.  Tịnh hóa lòng người, ít muốn biết đủ, tịnh hóa xã hội, quan tâm kẻ khác.


 http://www.hoituthienphohien.com/108loitutai.html

Thông tin tác giả: 


Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930-2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phật... Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại.
  
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu.

http://www.thaihabooks.com/sach-thaiha/69/Buong-xa-phien-nao/

No comments:

Post a Comment