Monday, August 17, 2015

japan

Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già?

(Ảnh: ntdtv.com)
(Ảnh: ntdtv.com)
Người Nhật được biết đến là nho nhã lịch sự, tại sao gặp người già lại không nhường ghế ngồi?
đến Nhật Bản, đều sẽ ca ngợi sự tôn kính lịch sự của người Nhật Bản. Nhưng khi tham quan Nhật Bản, trên tàu điện bạn sẽ gặp cảnh những người thanh niên ngồi ghế trong khi người cao tuổi lại đứng, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi nghi ngờ: “Người Nhật Bản được coi là lịch sự, tại sao gặp người cao tuổi trên tàu điện lại không chịu nhường ghế ngồi?”.
Quả thực, lúc vừa tới Nhật Bản, vấn đề này khiến tôi băn khoăn, nhưng khi ở Nhật Bản hơn mười năm, tôi phát hiện ra việc nhường ghế ngồi của người Nhật không phải là “vấn đề lịch sự” mà là “vấn đề kỹ năng”.
Giống một vị giảng viên đại học mà tôi quen biết, tuy mới gần 60 tuổi, nhưng bởi vì tóc của cô đã bạc trắng, nên nhìn già hơn so với tuổi thật một chút. Bình thường tính cách của cô rất cởi mở, vui vẻ, nhưng có một lần gặp cô, thấy cô không ngừng thở dài, tôi không đành được nên phải hỏi: “Cô à, cô làm sao thế ạ? Cô gặp chuyện gì không vui sao?”.Kết quả cô trả lời rằng, sáng sớm nay lúc chờ xe điện, có một người đã nhường chỗ ngồi cho cô.
“Ai…! Chẳng lẽ mình đã già đến mức cần phải có người nhường ghế ngồi cho sao?”– Ánh mắt cô chứa chan một nỗi buồn và nói vậy. Bởi vì được người ta nhường ghế ngồi, cả ngày hôm đó cô giáo rầu rĩ không vui, cô cảm thấy như thể là người ta nhắc với cô rằng: “Bạn đã già rồi!”.Đối với kiểu người phiền muộn như cô, những người Nhật Bản sống ở hoàn cảnh có cùng văn hóa hầu như sẽ hiểu được.
Tôi đã từng nhường chỗ ngồi cho một bà mẹ bế con ở trên tàu điện, kết quả cũng không đạt kết quả tốt: Bà mẹ bế con kia ngoài việc không ngớt nói lời cảm ơn tôi, thì thế nào cũng không chịu ngồi xuống, nói rằng cô ấy chỉ còn hai, ba trạm nữa là đến nên không cần phải ngồi.
Về sau, một người bạn Nhật Bản nói cho tôi biết: “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”. Có một số người Nhật sợ gây cho bạn “thêm phiền toái”, “không muốn tiếp nhận ân huệ của người khác”, còn có một số người Nhật Bản có tính cách “muốn hơn người”, nên không muốn trở thành “người được ưu ái chiếu cố”.
Trên tàu điện ở Nhật Bản, thực sự hiện tượng nhường chỗ ngồi là tương đối ít, ngoài việc do người Nhật Bản tương đối hờ hững với ý thức “kính lão”, không có dìu dắt nâng đỡ người già, không có thói quen nhường chỗ cho người già, cũng có nguyên nhân khác là bởi vì việc xã hội hóa người già ở Nhật Bản, rất nhiều người Nhật Bản có nhận thức về “người cao tuổi” hoàn toàn không giống với chúng ta.
Đối với những người Nhật Bản “không muốn bị coi là đã già”, ‘không muốn gây thêm phiền phức cho người khác“ và “không muốn được ưu ái” mà nói, việc nhường chỗ tốt nhất cho họ chính là: “Bạn hãy giả bộ là mình sắp xuống xe, quay đầu đi ra cửa xe, hay là sẵn sàng đi tới một khoang tàu khác, nói tóm lại là bạn chỉ cần không nói lời nào mà đứng lên, bỏ đi, để lại chỗ ngồi trống là tốt rồi. Người ta nếu thấy cần chỗ ngồi trống kia, thì họ tự nhiên sẽ đi đến và ngồi xuống”.

Có một người bạn nói với tôi: “Cho dù tay trái của bạn làm việc tốt, thì cũng không cần phải để cho tay phải biết”.

Mai Trà biên dịch
Theo NTDTV
Tác giả nổi danh người Nhật – Kenzaburō Ōe có một đứa con thiểu năng, đứa bé cứ đến 12h đêm sẽ thức dậy. Những khi trời lạnh, vì anh ta không biết mặc áo nên nhiều khi bị cảm mạo, Kenzaburō Ōe bắt đầu giúp con mặc áo. Cuộc sống như vậy được hơn 40 năm…
Năm 73 tuổi, ông quay đầu nhìn lại chuyện cũ, với rất nhiều cảm xúc, ông nói: “Năm 20 tuổi, nếu tôi biết ngày đó sẽ trở thành vĩnh viễn, thì đó quả thật là một cuộc sống không thể tưởng tượng, tôi sẽ không đủ dũng khí để đối mặt; hơn 40 năm sau, quay đầu nhìn lại quãng thời gian qua, tôi lại cảm thấy không hề đau khổ. Việc chăm sóc con đã tăng cho tôi tinh lực, để cuộc sống của tôi càng thêm có ý nghĩa.

Khi làm việc, chúng ta thường bỏ dở nửa chừng, không phải vì khó khăn quá nhiều hay lực cản quá lớn, mà là vì chúng ta cảm thấy thành công ở cách quá xa.

Đi một bước thì nhìn xem được một bước, không ai có thể nhìn xem rõ con đường tương lai của mình, mà thật sự dường như mỗi người đều không ngừng vấp phải trắc trở. Thời gian dần qua, con đường tương lai phía trước của mỗi người mới càng thêm rõ ràng.
Nhìn quá xa và đặt mục tiêu quá lớn, bạn sẽ rất dễ bị khó khăn phía xa hù ngã. Không nhìn xa, mặc dù có trở ngại vì tầm nhìn hạn hẹp, nhưng nó có thể giúp bạn càng thêm chuyên chú, toàn tâm giải quyết vấn đề trước mắt. Mục tiêu quá cao, ngược lại có thể sẽ quá lớn mà không theo đuổi nổi; mục tiêu ngắn một chút, bạn mới dễ làm đến nơi đến chốn, từng bước vững vàng tiến lên.

Trong con đường của cuộc sống, chúng ta không những phải ôm chí lớn, mà còn xem trọng việc xác lập những mục tiêu nhỏ, phải học cách chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để hoàn thành. Con đường dẫu dài, bước từng bước cũng có thể đến; con đường dẫu ngắn, không hành động sẽ không thấy được bến bờ.

Trên thế giới này việc khó làm nhất là kiên trì, dễ nhất cũng là kiên trì. Quan trọng là đừng nhìn sự việc mơ hồ nơi phương xa, mà hãy bắt tay làm những gì có thể trong hiện tại.
Biên dịch: Bình Minh, STV online

No comments:

Post a Comment