Wednesday, August 26, 2015

THẾ GIỚI QUANH TA

Logo thu thuat
Logo thu thuat

Posted on  by khaisang2002

Logo tam su 2

BS Le Huu An 1CHUYỆN LAN

VÀ CON GÁI (Hồi II)

– Tiếp theo trang Văn hóa văn nghệ 21
Tôi thấy Lan nói chí phải. Thiệt là… trúng  Nhưng cũng cố vớt vát vì lỡ đã có…  cảm chút ít với em rồi ! : “Em không chịu cho anh đưa tới nhà. Lỡ mai mốt, muốn thăm em thì sao ?”. Lan thoáng nét vui trong mắt : “Dễ lắm. Anh đi vô chừng một trăm thước, hỏi, ai cũng biết nhà em hết”. Ngừng một giây, Lan lại tiếp trước khi quày quả bước vội đi : “Nhưng mà… thôi anh Ân… Để em đến… nhà anh được rồi !…”.
Tôi vừa về tới nhà, má tôi la liền : ”Con đừng có mà rấn… sâu vô con Lan. Nó mắc đàng dưới đó !”. Tôi ngạc nhiên, chưng hửng : ”Sao má biết ?”. “Sao mà không biết ! Chờ thằng Hiếu về, hỏi, nó nói cho nghe…”. Má tôi tỏ vẻ lo cho tôi nhưng bả bực mình.
Hiếu chính là thằng em đang học làm thầy tụng, thầy cúng của tôi. Tối đó, nó vừa về tới nhà, tôi chộp hỏi liền. Nó kể chuyện rồi mổ xẻ, phân tích huyên thiên. Tr suy nghiTôi nghe đến nhức đầu luôn. Nhưng trong số các tình tiết nó thuật lại, sự kiện sau đây là tôi quan tâm và nhớ hết thảy :
Chuyện nó kể là từ câu chuyện thầy của nó kể lại nó nghe.
Bệnh đàng dưới
Có một buổi chiều, thầy nhạc sĩ Mặc Thế Nhân (*) ngồi xích lô từ nhà bên Tân Định sang thăm nhạc sĩ Thanh Sơn ở một ngõ hẻm cạnh hiệu hòm Vạn Thọ nổi tiếng dưới dốc Cầu Bông. Xích Lô vừa leo lên cầu, thầy chợt chú ý thấy có một thiếu nữ trẻ đứng dựa hẳn vào thành cầu mà mặt thẫn thờ hướng thẳng xuống dòng sông như bị bùa mê. Bằng huệ nhãn với linh cảm đặc biệt cùng kinh nghiệm của bậc thầy, MTN giơ tay, la lớn với bác tài ”Ngừng ! Ngừng !! Con nhỏ muốn nhảy song ! Con nhỏ muốn nhảy song !!…”.
Xích lô dừng ngay giữa cầu, thầy MTN nhanh nhẹn nhưng nhẹ nhàng bước tới sau lưng cô gái, vừa đi vừa nói như ra lệnh : ”Không ! Không ! Tỉnh lại con. Tỉnh lại đi con… Nghe thầy đây. Nghe thầy đây”. Người thầy cúng (*) đi nhắc lại nhiều lần câu nói khi đã đứng hẳn bên cạnh cô gái. Và câu gọi đã lay tỉnh được thần hồn thiếu nữ. Cô xoay người lại nhìn người gọi mình.  Sau đó, thầy MTN bảo cô gái lên chiếc xe mình đang đi để cùng đi với mình về nhà của cổ. “Nhà ở đâu, con nhớ không, nhớ không ??”. Thầy MTN hỏi và cô gái gật đầu.
9 Ma nhap 1Hôm đó, người nhạc sĩ đã đưa thiếu nữ về tận nhà, dưới dốc Cầu Bông không xa. Thiếu nữ chính là Lan. Thương Lan.
Khi nói chuyện với thân mẫu Lan, thầy MTN có nói Lan có một vong đang theo, một hoàng tử nào đó không biết. Nhưng vong nầy hiền. Không bắt hay hại Lan đâu. Thầy khuyên mẹ Lan phải siêng năng đưa Lan đi chùa nghe kinh Phật. Và nên tìm một thầy trục vong, ngăn chận vong nào đó, thường xuyên truyền pháp lẫn cúng quảy, lo cho Lan những ngày tháng về sau. Bản thân thầy không lo việc nầy…
Tôi nghe thằng em kể là để nghe vậy thôi chứ vẫn bán tín bán nghi. Lẽ nào một Thương Lan xinh xắn đáng yêu, lại hiền lành đoan trang như vậy mà lại bị… hay sao ?!… Chuyện “mắc đàng dưới” thì tôi cũng từng có biết và hết thảy đồng môn chắc cũng từng có lần nghe biết hoặc nghe thấy. Chính là ngay trong vùng quanh xóm tôi chớ đâu phải xa …
Hồi nhỏ tôi thích ăn món bánh bèo của một chị gánh bán dạo trong xóm.
Ngay lúc tuổi còn thơ tôi đã nhận thấy chị nầy tuy nhà nghèo, ít học nhưng trời cho có một nhan sắc diễm lệ bù trừ. Điều nầy đã khiến cho chị có rất nhiều khách ăn là giới mày râu ghẹo chọc, theo đuổi. Rồi chị lấy chồng sớm. Và lần lượt không phải chỉ lấy một mà tới… ba ông ! Dĩ nhiên không phải cùng một lúc đâu !! Ai mà cho !!??…
Chỉ có số mạng và ông trời hoặc… thần chết cho phép thôi ! Bởi vì, trước sau rủ nhau, cả ba ông chồng của chị đều… lên bàn thờ !! Không ông nào thọ với chị hơn một năm gá nghĩa tào khang. Một ông thầy giáo, một ông công chức rồi sau cùng, đến một ông sĩ quan đánh đấm. Mỗi ông “ bỏ” chị một cách khác nhau. 3 Co Lan 1Ông thì trọng bệnh, ông thì tai nạn giao thông, ông thì… tổ quốc tri ân !… Không ông nào chờ đến khi chị… già cả !!… Nghĩa là sau ông thứ ba, chị vẫn còn trẻ đẹp.
Dĩ nhiên. Còn đẹp hơn nữa vì có hơi hám và thêm chất… đàn ông. Nhưng từ đó trở đi, không có… thầy nào dám rớ đến chị cả. Mọi người đều nói chị sát phu và “mắc đàng dưới” thuộc thành phần… “ác ôn”!!… Cũng may, chị không có một mụn con nào với cả một trong ba ông. Nếu không, biết đâu, đến đời con chị lại “sao y bản chánh”, tương tự con gái của Lan như Ngọc Sương đã kể trong câu chuyện hồi thứ III, thì chỉ tổ thêm phần… ai oán
Sau khi nghe chuyện từ thằng em  và lời khuyến cáo, Má “dạy”, tôi tự nguyện không nghĩ gì đến Lan nữa. Và, tất nhiên, tìm đến nhà thăm nàng, càng không… Nhưng, lại cũng có một buổi chiều đâu chừng hai tháng sau đó…
Trần Thái Sơn chở tôi trên con hắc mã Honda 90 của nó vi vút du hí. Trên đường về, lúc xuống dốc Cầu Bông, tôi bỗng chợt nhớ rồi nổi hứng hét vào tai nó : ”Ê Sơn ! Tao có quen con nhỏ tên Lan trong ngõ hẻm phía trước. Tắp vô thăm nó đi mầy”.
Nghe lệnh gặp con gái, khỏi cần bàn gì thêm, Sơn chậm tay ga, rề xe quẹo vô hẻm. Nó hỏi : ”Mầy có vô nhà nó lần nào chưa ?”. “Chưa”. Tôi trả lời..  “Vậy thì ăn trét rồi ! Làm sao tìm ?”. Sơn khựng lại. Thằng Sơn nầy, mỗi lần làm hay thấy chuyện gì có vẻ không xong, nó bật ngay câu than “Ăn trét rồi !”. Tôi quá rành, ngay cả ngôn ngữ, chữ dùng rất riêng của Sơn, nên động viên nó ngay : “Đừng lo. Em nói với tao, vô chừng gần trăm thước, hỏi nhà em, ai cũng biết…”
Sơn chạy rề rề vô ngõ. Thấy một một bà già đang bồng cháu nhỏ đi ra, nó giòn giã ngay : ”Thưa ngoại, ngoại biết nhà cô gì gì… là Lan ở  trong nầy không ngoại ?”. Bà già quay ra sau chỉ tay : ”Nhà ở cái ngách đó đó”. Đúng là cái ngách cụt đó thật. Chỉ sâu chừng mười thước và rộng chừng hai thước. Có hai cánh cửa nhà đối diện nhau mà cánh bên phải đang có hai cô em gái đang ngồi thêu trước cửa. Sơn hỏi : ”Em, em. Nhà Lan đâu em ?”. Cả hai thấy hai “thầy” có vẻ xịn nên cười tủm tỉm chỉ tay trước mặt : ”Nhà nầy nè !”…
9 Ma nhap 2…Ra tiếp và mời Sơn, tôi vô nhà là một người đàn bà khoảng chừng ngoài năm mươi. Sau vài lời xã giao rào đón gây sự tin cậy thăm hỏi để biết rõ chuyện hơn, người đàn bà là má Lan cho biết, Lan và chị nó vừa đi chợ Bà Chiểu để bỏ mối và lãnh thêm hàng về thêu. Bà nói, hai chị em là thợ thêu đính hạt cườm trên các loại quần áo cũng như các đôi giày và hài kiểu người Hoa. Là thợ giỏi và tay nghề  của hai chị em do chính bà truyền lại. Nhưng chính những thông tin chi tiết về Lan sau đây mới làm tôi chú ý, để tâm.
Theo bà kể, ở nhà Lan không phá phách gì nhưng hay khóc lóc vô cớ. Thỉnh thoảng hay rời nhà đi lang thang mà không có mục đích. Nhà hay biết thì chạy theo, tìm kéo về. Không hay thì chịu, để Lan đi luôn cả buổi. Nhưng rồi nó cũng quay về, lầm lì. Không nói gì hết là đi đâu, làm gì. Đặc biệt, lâu lâu, nhứt là trong đêm, nó thức giấc rồi… trèo lên cây sà ngang trong nhà ngồi nói lảm nhảm hay khóc lóc trên đó. Được một lát, lại trèo xuống … ngủ tiếp. Giống như là mộng du vậy. Nhưng người mộng du thì đâu có khóc hay nói chi ra tiếng… Lúc đầu cả nhà rất sợ nhưng vẫn để yên. Vì sợ la lối can thiệp, Lan sẽ ngã té chết !…. Riết rồi thành quen. Coi như không có chuyện đó…
Sơn và tôi nghe má Lan kể chuyện như vậy cũng cảm thấy… ớn lạnh và thương hại nàng. Nhưng biết sao hơn. Chỉ lấy lời khuyên bà hãy rán lo chạy chữa cho nàng. Lúc ra cửa, tôi thấy Sơn rút bóp lấy ít tiền đưa cho má Lan, nói : “Thôi, bác rán thuốc thang, tìm thầy chữa bịnh cho cháu, nghe bác…”
Tr thieu nu…Sau năm 1982, thỉnh thoảng Lan vẫn tìm vào xóm tôi, vào nhà gặp gặp em tôi cũng như một thầy tụng khác, người Tàu chính gốc, là bạn thằng em tôi, nhà gần đó, tên là Trương Gia Hồng. Phần tôi, từ khi biết rõ mọi chuyện, tôi có ý né tránh Lan mỗi lần chạm mặt. Chỉ xã giao một vài câu rồi tránh đi.  Để riêng thằng em tiếp “khách” của nó. Tôi đâu phải vô tâm. Nhưng giả thử, nếu tôi không nghe lời má tôi, rấn sâu vô thêm với Lan, thì tôi “làm” được gì ? Phỏng tôi có cứu được nàng, có giải thoát được Lan ra khỏi căn bệnh về tâm linh, thần trí của nàng được hay không ??…
Giữa năm 1983, tôi quen bà xã, cưới nàng cuối năm 1986 trước khi má tôi qua đời hai tuần vì già, bệnh. Sau đó hai năm, thằng em “thầy tụng” của tôi cũng lập gia đình rồi ra riêng, nhà tận Thủ Đức. Từ đó, tôi không gặp Lan vào xóm tôi lần nào nữa. Và dường như, tôi quên hẳn Thương Lan… Cho đến khi, hai tuần trước đây được đọc bài viết của Ngọc Sương (**). Bài viết làm tôi nhớ. Nhớ lại tất cả mọi chuyện. Dường như nó chỉ mới xảy ra từ… ngày hôm qua !!…
Lê Hữu Ân
(Trung Thu-Rằm tháng Tám/Phoenix, Arizona-USA)
NS Mac The NhanĐÔI LỜI viết thêm :
(*) Mặc Thế Nhân, nhạc sĩ truớc năm 1975. Nổi tiếng qua bài “Lời Ru Của Mẹ” (Hoàng Oanh hát). Tôi có khá nhiều kỷ niệm với người nhạc sĩ nầy. Gặp ông lần đầu tại nhà Thanh Sơn năm 1964. Ông chạy chiếc solex cũ, làm việc tại BTL Hải  Quân bến Bạch Đằng. Chiều tan sở hay tới nhà TS chơi rồi chở tôi từ nhà TS ra quán Kim Sơn đối diện sạp nhạc Minh Phát, góc Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, uống cà phê, tán gẩu, theo dõi tình hình nhạc nhiếc.
Sau năm 1985, tôi có gặp lại ông đôi lần trong sinh hoạt  ở CLB Âm nhạc  & Văn-Thơ  tại  NVH Bình Thạnh.
Ông có một nhà thờ cúng ở Hóc Môn (MTN là ông thầy cúng giỏi theo lời em tôi) bị chánh quyền sở tại khuyến cáo đóng cửa nhiều lần mà do không theo dõi,  khi xuất cảnh tôi không biết có còn hay không.
BS Ngoc Suong(**) Ngọc Sương, Nếu em có đọc bài viết nầy, như anh đã xem bài viết của em với cả  tình riêng, thì vì Lan, em hãy email cho anh biết chính xác địa chỉ nhà Lan hay cả số điện thoại (nếu như nhà Lan có); để qua đó, nếu anh không liên lạc trực tiếp, thì anh cũng thông báo cho chị Mai (là cô giáo xưa của Lan), để tùy nghi chị Mai giúp đỡ Lan, không mặt nầy thì mặt khác. Vì lẽ, tình cảnh của Lan hiện tại, xét thấy đáng giúp đỡ nhứt, phải không ?… Và em cũng đừng quên, không qua bài viết của em thì anh làm sao biết  được có một cô Lan, là bạn thân của em từ ngày xưa, có một cảnh đời, trong những ngày về sau nầy, đáng thương cảm như vậy !…
Hoàng Hôn Huấn
Logo KH huyen bi

9 Vong nhap 4“TRỤC VONG”

CHỮA BỆNH ĐÀNG DƯỚI

Theo một số bác sĩ chuyên khoa Tâm thần ở BV Chợ Quán (nay còn gọi BV Bệnh Nhiệt Đối), trong quá trình khám chữa bệnh, họ vẫn gặp không ít người cho rằng thân nhân mình mắc bệnh là do… “ma ám còn gọi mắc bệnh đàng dưới. Trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện, họ từng nhờ thầy pháp, thầy bùa, nhà ngoại cảm “trừ tà, trục vong” chữa bệnh.
Thực hư chuyện này như thế nào, theo một thượng tọa tiến sĩ triết học, là thầy Thích Nhật Từ, giải thích : Hiện tượng “ma ám”, 9 Vong nhap 3hay dân gian còn gọi là “mắc bệnh đàng trên”, “mắc bệnh đàng dưới” phần lớn là mê tín, dị đoan. Trong thực tế, những người bị “ma ám” là người mắc các bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn đa nhân cách, hậu quả của những đau buồn, căng thẳng trong cuộc sống mà họ gặp phải. Khi đó, họ sẽ bị rối loạn nhận thức và tự cho rằng mình đang bị một hư linh nào đó nhập vào, bắt làm chuyện này hay chuyện kia. Nếu không hiểu biết đúng, gia đình thường mời thầy pháp, thầy tướng số, thầy phong thuỷ, nhà ngoại cảm “trục vong”. Nhưng thực tế cũng không ít gia đình đưa người bệnh đến Đền Chùa nhờ trị bệnh,9 Vong nhap 2và ở những nơi lấy việc cứu nhân độ thế làm chính, đa số vong nhập thường bị trục xuất ra khỏi người bệnh nhân.
Điểm chung của những người mới bị bệnh là ngoài việc ôm những nỗi đau khổ, sợ hãi, hận thù ức chế tâm lý không thể giải toả, và sau đó đôi khi bị hù dọa bởi những thầy cúng, thầy pháp vô lương tâm khiến thần trí càng thêm rối loạn (thành người điên) vì nói theo khoa học, người mắc bệnh đàng dưới là người thường ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, rối loạn nhân cách. Còn nói đến tính cách tâm linh huyền bí là bị ma ám, bị vong nhập.
Cả hai vấn đề nói trên đều đúng với thực tế, và như chuyện mà bạn Lê Hữu Ân kể về cô Thương Lan hay chị bán bánh bèo đều có thể là bị “ma ám” tức bị vong nhập, do căn duyên tiền định từ kiếp trước mà đi theo đến kiếp này, 9 Vong nhap 5hoặc mới bị vong nhập sau này do “hồn ma bong quế” thấy hợp căn, hợp tính (nói theo đời thường là gặp tiếng séy ái tình).
Để trục xuất những vong hồn này phải có thầy pháp cao tay ấn mới trục được “hồn ma” ra khỏi người bệnh nhân, còn thầy “nói láo ăn tiền” chỉ biết quơ tay múa chân, đánh đấm vào người bệnh nhân gọi là đuổi vong, không những hồn ma không đi trái lại bệnh càng thêm nặng, đẩy bệnh nhân vào tình trạng khó phục hồi.
Nguyễn Việt

No comments:

Post a Comment