Friday, August 28, 2015

Tục Đốt Vàng Mã.

Lời Khuyên Của Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng Về Tục Đốt Vàng Mã

Lời Khuyên Của Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng Về Tục Đốt Vàng Mã
Theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm. Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng về mối liên kết giữa mồ mả tổ tiên với đời sống của con cháu cõi dương thế?
– Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy. Nếu không có sự chỉ dẫn của vong linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao hồ, sông suối? Làm sao có chuyện người chết đi tìm người sống mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã làm thành cả một đề tài nghiên cứu?
Có điều, trong 23 năm tiếp xúc với “vong” để đi tìm hài cốt, tôi ngộ ra một điều: tôn giáo quyết định ý thức tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kỳ thanh thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các hòa thượng hay các Phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi hỏi gì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứ phủ thì cực kỳ nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng kiếng đủ mọi thứ.
Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo đạo Phật thì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanh chóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời. Còn những người theo đạo Lão cứ khư khư giữ lấy cái mộ của mình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động mộ, thế là lập tức về “báo” ngay con cháu, làm cho con cháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sanh lễ vật, mời thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.
Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, để được giải thoát. Tại sao ở Philippines, nhiều gia đình sống nhiều năm trên những nấm mộ ngoài nghĩa trang, trẻ em cầm đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu? Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh? Vì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ rằng thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên, rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đình đốt linh đình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ. Làm như thế khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm. Nhìn thấy vàng mã, họ reo mừng: a, hôm nay có quần áo đẹp rồi. Nhưng đống tro bụi ấy làm sao họ mặc được? Tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập trời “nhà lầu, xe hơi”… Tôi đã từng chứng kiến ở đền Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa, đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy trăm năm rồi, rất mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí.
Theo Hoàng Anh Sướng – XH.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/03/loi-khuyen-cua-nha-ngoai-cam-phan-thi-bich-hang-ve-tuc-dot-vang-ma/
"Lời Diêm Vương nhắn nhủ rằng:
Khi về cõi Diêm Phù trẫm có đôi lời nhắn nhủ với chúng sanh, mỗi ngày phải ráng tu một giờ, hay nửa giờ hoặc niệm Phật tụng kinh trì chú. Ngươi cũng khuyên chúng sanh đừng đốt giấy tiền mà cầu siêu cho ông bà. Nếu vậy Nhứt Ðiện Tần Quảng Vương đi ăn hối lộ của người thế hay sao? Muốn cho ông bà cha mẹ được siêu rỗi, phải bố thí cho kẻ nghèo đói, cúng chùa hộ Tăng Ni tu học, in kinh ấn tống, mua vật phóng sanh mà cầu siêu thì cha mẹ ông bà có chết bao nhiêu năm cũng được siêu độ."
"Nói tóm lại, đối với người âm thì ở những buổi đầu, mình chỉ nên đốt chút đỉnh giấy tiền vàng mả cho họ vui mà thôi, đó là việc phụ, giống như đồ chơi trẻ con vậy, vì nếu đốt nhiều mà đốt hoài tức là mình đã hại họ rồi vì mình đã muốn cho họ ở cõi Ngạ Quỷ hoài, không được siêu thoát. Đừng quên việc chính tức là các việc phước thiện như ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, phóng sanh, ấn tống kinh sách… để hồi hướng cho họ sớm được siêu thoát. Một điều quan trọng hơn nữa chính là khuyên họ nên xả bỏ vạn duyên, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương để giải thoát sanh tử luân hồi nếu không thì sẽ khổ càng thêm khổ. Ở cõi Ngạ Quỷ còn những thứ khổ khác nữa, đâu phải có giấy tiền vàng mả là giải quyết hết mọi vấn đề. Cũng giống như người mình đây, cho dù có là triệu phú, tỷ phú nhưng khi bị già, bị bệnh (ung thư, nan y) bị chết … cũng không thể dùng tiền mà giải quyết được."
Nam Mô A Di Đà Phật
"Các bạn nếu đốt vàng mã dù không phải là việc Phật sư nhưng vẫn phải rất thành kính, không cần nhiều, cần nhiều là nhiều lòng thành kính thì ắt người âm được hưởng, không nên đốt cho xong chuyện, đốt như vậy bạn có đốt cả núi thì cũng chẳng có lợi gì. Vàng mã chỉ là phương tiện thể hiện tấm lòng của chúng ta thôi.
Người âm thọ hưởng cái chính là caí đức của người sống, nếu là ác thì thân bằng quyến thuộc cõi âm đọa lạc thêm khốc liệt nếu là thiện đức thì họ sẽ được siêu thăng, đủ duyên còn có thể vãng sanh tịnh độ"
"Tịnh Minh xin chính dẫn lại lời của Đại Sư Ấn Quang trong Ấn Quang Pháp Sư Tam Biên trên trang Niemphat.net cho các bạn tham khảo!
“Chuyện giấy vàng bạc tuy không phát xuất từ kinh Phật, nhưng nguồn gốc của nó đã quá lâu! Ông [Phạm] Cổ Nông tuy chẳng biết nguồn gốc, nhưng lời ông ta bàn [về chuyện đốt giấy vàng bạc] vốn thuận theo lẽ trời, tình người, há nên tự cậy thông minh, chẳng cho là đúng? Xưa kia, Quang đọc Pháp Uyển Châu Lâm, quên mất là trong quyển số mấy, có hai ba trang nói tới chuyện giấy vàng bạc (ở đây là kim ngân (giấy vàng, giấy bạc)) và đốt quần áo, vật dụng (ở đây chính là loại vải lụa [trong đồ mã]). Bài văn ấy do quan Trung Thư Lệnh Sầm Văn Bổn đời Đường ghi lại cuộc vấn đáp giữa thầy ông ta và một viên quỷ quan (quan cõi âm). Hình như người ấy là Lục Nhân Thiến , thoạt đầu chẳng tin Phật và quỷ thần; sau này do làm bạn với viên quỷ quan ấy bèn tin tưởng, còn sai Sầm Văn Bổn bày tiệc để đãi đằng viên quan ấy và khắp những kẻ tùy tùng. Họ Lục hỏi: “Giữa cõi Âm và cõi Dương có thể dùng vật nào để trao đổi?” Viên quỷ quan nói: “Vàng, bạc, vải, lụa chúng tôi có thể dùng được; nhưng đồ thật chẳng bằng đồ giả! Nếu đem giấy trang kim dán trên giấy và dùng giấy làm the, đoạn v.v… thì sẽ có thể coi như là vàng và quần áo để sử dụng được”. 

No comments:

Post a Comment