Sunday, January 5, 2014
Những dấu hiệu cho biết mình sắp hết phước
Những tướng tổn phước làm trở ngại cho người tu Tịnh Độ là gì?
Khi 1 vị Thiên tử ở cõi trời hết phước và sắp đọa xuống nhân gian, ba đường ác: Địa ngục, Ngả quỷ, Súc sanh thì sẽ có 5 tướng suy sau:
1.Tóc trên đầu bị rối bùi
2.Quần áo trở nên dơ bẩn
3.Thân thể có mồ hôi
4.Nách ra mồ hôi
5.Chẳng thích ngồi ở chỗ bản tòa của mình như ngày thường
Như vậy, loài trời khi hết phước có 5 tướng suy để báo hiệu còn 7 ngày nữa chết, còn loài người có những tướng suy gì? Hồi nãy Thầy đã đọc qua những tướng suy ở Địa ngục có 16 tướng, ở ngả quỷ có 11 tướng, ở súc sanh có 9 tướng
Giai đoạn 1: còn khỏe mạnh, nhưng vì không được thiện hữu tri thức hay minh sư dạy bảo hướng dẫn cho nên có những hành động tạo tác làm cho tổn phước (chúng ta sinh mà được mang thân người đây là đã có phước báo, được ở ngay Mỹ quốc này, Y báo, Chánh báo, Kinh điển, Internet các trang web đều tràn đầy hết mà chúng ta không thấy, không biết quý). Vì cái gì mà chúng ta bị tổn phước để rồi đến ngày cùng chúng ta bị bán thân bất toại, bị ung thư, dở chết dở sống để rơi vào 9 tướng để vào loài thú, những tướng vào ngả quỷ và 16 tướng vào Địa ngục
Thí dụ:
Người có phước cuối tuần gặp được bạn hữu rủ đi Chùa phóng sanh, nghe Pháp, tụng Kinh. Ngược lại, người vô phước gặp ác tri thức rủ đi xuống tàu, ra biển câu tôm, câu cá, vô sòng bài để nhậu, để đốt phước phải hong.
Người có phước cuối tuần gặp được bạn hiền rủ đi Chùa tập ăn chay, nghe pháp, bố thí phóng sanh. Còn kẻ vô phước thì gặp bạn rủ đi chợ mua cá, mua chim, mua bồ câu, mua vịt về sát sanh để làm tiết canh nhậu
Người có phước thì gặp bạn hiền rủ đi Chùa nghe Sư thuyết Pháp để tạo phước. Người thiếu phước thì gặp bạn ác rủ nhau vào quán nhậu để uống rượu, chửi tục, để nghe chuyện thị phi, làm tổn phước.
Người có phước thì gặp được bạn hiền giới thiệu những trang website của các Chùa như Suoitu, Quangduc, AdiDaPhat v.v…có thuyết giảng mà nghe để tạo phước, mở mang trí huệ. Người vô phước thì gặp bạn ác rủ vào những website không lành mạnh để tổn phước
Người có phước thì khi đi học gặp bạn hiền Thầy tốt cố vấn cho mình chọn được nghề nghiệp chân chánh không tạo nghiệp sát sanh như là Bác Sĩ, Y tá, không tạo nghiệp vọng ngữ, ác khẩu như Thầy giáo, thợ máy sửa xe, thợ kỹ thuật điện tử, thợ lắp ráp máy bay dân sự, kỹ sư design những máy bay dân sự (Thầy không nói những máy bay chiến đấu, Thầy không nói những kỹ sư chế bom tinh khôn mà bắn một cái là giết hàng trăm ngàn người, không phải nha) những nhà khoa học gia chế tạo những máy móc nhằm phục vụ cho lợi ích của con người, v.v…thì tạo được phước. Người thiếu phước đức vừa lớn lên học xong trung học, cha mẹ để lại cho một cái lò làm heo, lò làm gà, lò làm vịt, lò làm chó hoặc cha mẹ để lại cho một tiệm buôn bán cần câu để câu cá, bán trùng, bán dế, bán cá nhỏ để cho cá lớn ăn v.v…, rồi cha mẹ để lại cho làm chủ một công ty cho vay tiền cắt cổ lấy lời, rồi cha mẹ để cho thừa hưởng làm chủ một cái nhà hàng bán đồ ăn mặn có tôm, cá bơi lội trong hồ, thực khách tha hồ chỉ con nào bắt đập đầu con đó, rồi cha mẹ cho thừa hưởng một công ty nấu rượu đế, rồi cha mẹ cho làm chủ một công ty bán thuốc diệt côn trùng, xịt sâu, xịt rày v.v…như là bugs control hoặc là cha mẹ nói bây giờ Tao có cái ground một ngày có 50 thằng Mễ đi xịt con mối, con gián, chỗ nào thằng Mễ không làm được thì tụi con đi làm ngon lắm… thì mình đâu có biết đâu quí vị, mình không biết thì mình lãnh đủ, rồi quí vị học xong bằng tiến sĩ và trình luận án chế tạo bom nguyên tử, bom tinh khí, bom vi trùng, bom hóa chất, một trái bom có khả năng xuyên phá xuống hầm hố, có cô kỹ sư người Việt Nam mình chế được một quả bom như vậy, được bằng khen bằng tặng nhưng đối với con mắt của Thầy thì bị tổn phước vô lượng, kỹ sư chế tạo máy bay quân sự chiến đấu, tàu chiến v.v…Tất cả những ngành nghề này đều làm tổn phước cho quý vị cả. (Quý vị ngồi tụng Kinh, niệm Phật nhiều lắm là một ngày 8 tiếng, mà ngồi vô design ra một cái bom thì nó được sử dụng đến mấy trăm năm)
Giai đoạn 2: là giai đoạn từ lúc còn trẻ được thiện duyên nên quý vị không bị rơi vào các việc làm tổn phước mà Tôi đã nêu ở trên: có nghĩa là quí vị biết đi Chùa, biết phóng sanh, biết bố thí, biết ăn chay, biết nghe Pháp, rồi sợ tội, biết tạo phước được khoảng 20 năm nhưng Niết bàn, Tịnh độ đâu thì chưa thấy, bắt đầu khởi tâm nghi ngờ không biết Phật dạy luật nhân quả có đúng hay không? không biết cõi Tịnh độ có thiệt hay không? nếu đúng tại sao mình thấy người làm ác mà được giàu, người làm lành thì bị nghèo, cho nên kể từ đó sẽ đi vào các trường hợp sau đây làm cho tổn phước hết phước:
Khi xưa còn phước chúng ta tìm nguời biết tu hành, đạo đức để kết giao, bây giờ hết phước đi kết giao với những người cờ bạc, rượu chè bê tha, trác tán
Khi xưa còn phước thì chúng ta thì kết giao với bạn bè biết bố thí cúng dường, hiếu thảo cha mẹ, còn bây giờ hết phước thì kết giao với loại bạn bè chỉ biết ít kỷ (mày sao ngu quá đồ ở Macys nó sale mà hong mặc, đem cúng cho mấy ông Thầy chùa, mày sao ngu quá xe đằng kia đời 2008, xe option đầy đủ mà hổng đi, đi xe cũ mà dành tiền gởi về Việt Nam nuôi cha, nuôi mẹ sao cổ lỗ sĩ quá, ai ăn nấy no, ai co nấy ấm, American's way là mình chỉ lo cho mình thôi, chơi với bạn ác tri thức nó nói như vậy á), bỏn xẻn, phỉ báng sự bố thí cúng dường và bất hiếu với cha mẹ
Khi xưa còn phước thì chúng ta biết tìm nghề nào ít tạo ác nghiệp để làm phương tiện sinh sống, bây giờ hết phước chúng ta không biết nghề đó là thiện hay là ác, chỉ cần có tiền là được, có thể là trồng cần sa, nghe một số người bạn kêu: Ê, trồng cỏ (là trồng cần Sa đó) hong? một mùa kiếm mấy triệu, làm luôn…cái gì cũng làm hết
Khi xưa còn phước thì một vợ một chồng chung thủy, bây giờ hết phước thì 2 vợ, 3 vợ
Khi xưa còn phước thì hiếu thảo nuôi dưỡng cha mẹ, bây giờ hết phước thì bất hiếu, bỏ mặt cha mẹ sống chết trong nhà dưỡng lão
Khi xưa còn phước thì tôn trọng Phật, Pháp, Tăng, bây giờ hết phước thì mở miệng ra là hủy báng hết Thầy này đến Thầy khác, khinh chê ngôi Tam Bảo
Khi xưa còn phước thì biết ăn chay, cử sát sanh hại vật, bây giờ hết phước thì tha hồ sát sanh hại vật để ăn cho thỏa mãn cái miệng
Khi xưa còn phước thì chủ nhật, ngày nghỉ rủ nhau đến Chùa, tụng Kinh, niệm Phật nghe Pháp, bây giờ hết phước thì vào sòng bài, quán nhậu hoặc hẹn hò trai gái
Khi xưa còn phước thì mở miệng ra là Mô Phật, dạ thưa, bây giờ hết phước thì mở miệng ra là chửi thề nói tục.
Như vậy xin thưa quý Phật tử hãy kiểm lại xem mình đang ở vào giai đoạn còn phước hay là hết phước thì biết liền. Tôi cho một quy tắc để trắc nghiệm xem mình còn phước hay hết phước:
1.Nếu trong bụng lúc nào quý vị cũng nghỉ tốt về mọi người thì quý vị đang còn phước, còn nếu như trong bụng quý vị lúc nào cũng nghĩ xấu về người ta thì quý vị đang ở giai đoạn hết phước rồi đó
2.Có ai rủ mình làm việc thiện việc tốt, mình tỏ vẻ khó chịu không nghe, còn ai rủ mình làm việc ác, việc xấu thì mình hưởng ứng tùy hỷ làm theo, đó là quý vị biết mình đang hết phước rồi đó
3.Có ai đó khen thưởng, tán thán một người nào đó có đức hạnh thì mình không đồng ý tùy hỷ khen theo, mà ngược lại có ai đó rủ mình phỉ báng, nói xấu, vu khống cho một cá nhân nào đó thì mình hòa theo phỉ báng, nói cho hạ mà, là biết mình sắp hết phước rồi đó
Tóm lại: khi mình tổn phước, hết phước thì tánh tình dễ tham lam, sân hận dễ giao du với bạn xấu, tâm thường có ý xấu, có ý chê bai tất cả mọi người có đạo đức tốt hơn mình, đó là cơ hội càng làm cho mình càng hết phước để càng đi xuống mau lẹ hơn nữa.
Kết quả của một con người khi hết phước thì chuyện gì sẽ xảy ra với họ đây?
Ngày xưa cũng làm chủ cái nhà hàng đó cũng chính tay mình làm bếp chánh nấu mà ai cũng khen cho nên thực khách xếp hàng chờ vào order thức ăn, còn bây giờ hết phước cũng món ăn đó chính tay mình nấu mà khách hàng chê là dở quá cho nên nhà hàng phải ế ẩm thua lỗ
Khi xưa còn phước nếu là nhà Realtor, list căn nhà nào lên bán liền căn đó, còn bây giờ hết phước list một căn nhà mà cả năm hong có ma nào đến xem, mà có dẫn khách đi xem, đổ hết xăng mấy galon chạy lòng vòng mà hong ai mua hết
Khi xưa còn phước thì người thợ được chủ nâng đỡ để lên cho làm Leader, supervisor hoặc manager cho hãng, bây giờ hết phước bị chủ cho laid off
Khi xưa còn phước mình làm ca sĩ sản xuất một dĩa CD ca nhạc bán lời cả trăm ngàn đô la, còn bây giờ hết phước ra dĩa CD bán còn lỗ tiền sở phí.
Cho nên con người khi hết phước cũng giống như người lún xuống bùn, nếu người này càng vẫy vùng cố vươn lên bao nhiêu thì chân càng lún xuống bùn bấy nhiêu, vì họ làm ăn đụng đâu là thất bại đó, họ càng vẫy vùng thì càng thua lỗ, khi một con người hết phước thì sẽ xuống cấp đạo đức trước (bụng suy nghĩ ác và giao du với bọn người ác), thứ hai xuống cấp tài chánh (tiền bạc thất thoát làm ăn lỗ lả, đụng đâu thua lỗ đó, mua nhà thì nhà xuống giá, mua xe thì xe bị đụng, mua cáí gì hư cái đó v.v…) và sau cùng là sức khỏe(thân thể bắt đầu bị cao máu, tiểu đường, bị hư thận, bị hư gan v.v…)
Quý vị để ý điều này rất quan trọng, khi mình còn phước do mãnh lực của phước báo chi phối khiến cho mình vừa khởi tâm muốn nói xấu ai, muốn chửi ai thì cái lực của phước báo kiềm cái miệng mình lại khiến cho ta ít tạo khẩu nghiệp (quý vị để ý coi, quí vị mà đi chùa tụng kinh niệm Phật quý vị vừa nghĩ nói xấu ông Thầy nào là quí vị Mô Phật liền có hong? cái lực của phước báo nó chẳng lại, còn khi mà người hết phước rồi mở ra là họ chửi xả láng, họ chửi cả ngày cũng hong hết nữa) thì cái phước còn giống như cái xe còn có thắng, nó thắng lại giúp ta ít tạo tội, giúp ta không lao vào Địa ngục, ngả quỷ, súc sanh, còn khi hết phước rồi thì như xe không còn thắng, ý ác vừa khởi là miệng chửi rủa liền, kết quả là tai hại vô cùng, xe hư thắng là lọt xuống hố, người hết phước thì lọt vào Địa ngục, ngả quỷ, súc sanh dễ như trở bàn tay
Thí dụ: phước báo như là một cây cam, cây táo chẳng hạn, là cây phước báo thì đạo đức, trí huệ, tu hành cũng giống như là cái gốc của cây cam, cây táo. Sức khỏe, thân thể giống như cái thân của cây cam, cây táo, còn tài sản tiền bạc giống như lá và ngọn của cây cam, trái cam mà thôi, chúng ta đều quý trái cam mà chúng ta không quý cái gốc cam. Cái gốc còn là trái cam còn, gốc héo là trái cam héo. Như vậy khi cây phước đức bị héo và thân cây bị khô cằn, trái cam bị rụng xuống ta phải làm gì? Nếu kẻ có trí thì vun bón cái gốc cây cam bằng đạo đức tu hành, phải tưới nước bằng sự bố thí cúng dường như thời Phật còn tại thế:
Khi hết phước chúng ta phải cúng cho có trí huệ và bỏ tâm bỏn xẻn để tạo phước lại vì chúng ta bỏn xẻn nên mới bị hết phước, vì chúng ta giao du với ác tri thức mà chúng ta mới hết phước, vì chúng ta không biết niệm Phật, đi chửi rủa, chửi thề mà hết phước, hết phước rồi thắng không còn nữa thì xe chỉ có tuột dốc đi xuống địa ngục, ngả quỷ, súc sanh mà thôi
Cái cây phước đức mà héo phải bón gốc trước, còn chúng ta chạy theo ngọn không hà, hễ mà trái cam héo là chạy ra mua vé số cạo cạo coi có trúng hong, cạo gãy tay cũng hong trúng nữa, cái cây dưới này nó héo rồi
Khi bắt đầu làm ăn thất bại, mà lỗ lã là biết chúng ta đã hết phước rồi mà không chịu bố thí cúng dường, tu tâm sửa tánh để bón phân cho cái gốc đạo đức mà lại đi vào sòng bài, đi mua vé số để cầu may, việc làm này chẳng có ích lợi gì, rồi thân thể chúng ta bị bệnh là thân cây bị héo phải hong, lại không biết phóng sanh để bồi bón cho cái gốc cây, mà lại mua heo, mua gà, mua rắn về giết để tẩm bổ cho cái thân cây thì quả là vô minh quá mức
Những người già nào lớn tuổi càng sanh nhiều tật xấu, khó chịu là báo trước cho chúng ta biết người ấy sắp hết phước. Là người sắp đọa vào những loài thấp hơn cõi người. Những người già nào càng lớn tuổi mà tánh tình càng dễ chịu với con cháu, con dâu, càng thích tu hành, ăn chay niệm Phật, không tham đắm tài sản, thích bố thí cúng dường thích gần gũi người tu hành, không thích chuyện thị phi, nếu có bệnh thì bệnh nhẹ và gặp Thầy gặp thuốc, những biểu tượng này cho thấy người này kho phước báo càng ngày càng nhiều cho nên sau khi bỏ báo thân người, họ sẽ tái sanh vào các cõi cao hơn loài người, nếu họ có phát nguyện, tu Tịnh độ thì họ sẽ được vãng sanh về Tây Phương tại vì trong Kinh A Di Đà, Phật có nói không phải chỉ dùng chút phước báo nhân duyên mà được vãnh sanh về cõi kia, trong khi chúng ta càng già càng đốt phước không hà, không chịu kiếm phước.
Như vậy, chúng ta tu hành cả đời mà đến lúc tuổi về chiều, về già, thân thể nhiều bệnh tật nan y, tánh tình khó chịu, tâm thì tham đắm tài sản của cải, keo kiệt không có tâm bố thí cúng dường, hờn con giận cháu, trách móc chồng con hay trách móc vợ con luôn miệng và chưa bao giờ biết khen ai một câu mà suốt ngày chỉ vạch lá tìm sâu để phê bình cái tội tất cả mọi người thì bảo đảm người này sau khi mạng chung sẽ đọa vào 3 đường ác Điạ ngục, ngả quỷ, súc sanh...Nếu chúng ta là người có hiếu thảo, thấy cha mẹ mình rơi vào những trường hợp trên thì biết chắc chắn 100% là cha mẹ mình sắp hết phước thì phải theo lời Phật dạy trong Kinh tu tạo phước điền hồi hướng công đức, thỉnh chư Tăng, Ni và thiện hữu tri thức hộ niệm cho cha mẹ. Trong những phút giây lâm chung để cứu giúp cho cha mẹ khỏi đọa vào ác đạo mà còn có thể được đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc mà nhớ là hộ niệm khi thần thức của cha mẹ còn nghe, còn thấy thì mới tốt, còn nếu chờ cho thần thức của cha mẹ đã rời khỏi thân xác thì kết quả thu được rất là ít.
Trong Kinh Địa Tạng có nói nếu có chúng sanh nào khi lúc lâm chung mà nghe được một danh hiêu đức Phật, một danh hiệu Bồ Tát lọt vô lỗ tai mà thần thức còn nghe được và quy y với vị Phật đó, đem những tài sản mà người đó quý nhất, đem ra cúng dường và nói cho người đó biết thì trừ ngũ tội Vô Gián (giết cha mẹ, giết thánh tăng, A La Hán, làm Phật chảy máu, phá hoại tăng hòa hợp) ra các tội khác đều cứu được
Như vây, tại sao có nhiều người tu hành cả đời mà lúc về già lại bị tổn phước, bị bệnh nan y nằm liệt giường muốn chết cũng không được, mà muốn sống cũng không được, xin trả lời là vì lúc còn trẻ họ xem thường những điều ác nhỏ và xem thường những điều lành tạo ra phước báo nhỏ mà họ chỉ sợ những điều ác lớn như: giết người, cướp của, tà dâm và họ chỉ thích làm phước lớn như xây chùa to, đúc Phật lớn, đi quỹ lão trại cùi, trại mù, nhà thương điên, còn những việc làm phước nhỏ nhỏ như cho chim muôn một ít cơm nguội thừa, xỏ dùm cây kim cho người già không thấy rõ, vào trong chùa thấy cỏ hoặc rác thì họ chẳng bao giờ thò tay lượm bỏ vào thùng rác hoặc rửa chén cho chùa hoặc làm vê sinh phòng cầu cho chùa hoặc hút bụi chánh điện hoặc chở dùm bà cụ già đi khám bác sĩ hoặc rót cho người cha người mẹ những ly nước uống v.v… họ quên rằng từng chút tội nhỏ gom lại làm thành đại tội tiêu diệt hết phước, từng chút phước nhỏ gom lại trong 100 năm thành ra đại phước và tiêu diệt hết những cái tội chướng. Phật dạy 1 lỗ thũng nhỏ có thể làm đắm một chiếc thuyền to là nghĩa này đây vậy.
Cho nên người tu pháp môn Tịnh độ khi tuổi già hết phước, gặp bệnh hoạn tai nạn dồn dập đừng có than trời trách đất, quyền rủa con cháu mà phải biết chuyển họa thành phước, lúc còn trẻ niệm phật lười biếng là chuyện thường vì cái chết nó còn cách xa lắm nhưng bây giờ đối diện với cái già, cái bệnh, cái chết trong gang tấc mà không biết nỗ lực tu hành, niệm Phật cầu vãng sanh thì còn đợi đến khi nào mới chịu tu, chờ vào hòm mới chịu tu thì e đã quá muộn
Chúng ta học Kinh Phật chưa thấy Phật khen được mang thân trời là khó mà ngài chỉ dạy được mang thân người là khó. Tại sao vậy? Loài trời họ tu thập thiện có nhiều phước báo hơn loài người mà tại sao Phật không khuyến khích chúng ta sanh về cõi trời để hưởng phước, khi Phật còn tại thế, ngài A Nan có lần thưa hỏi Phật như sau: Bạch Như Lai: tại sao Như Lai không tán thán chúng sanh mang thân loài trời, mà lại tán thán chúng sanh mang thân loài người. Đức Phật từ bi dạy ngài A Nan như sau: Này A Nan! ta nói thân người khó gặp giống như con rùa mù nằm sâu dưới đáy biển 100 năm mới nổi lên biển một lần và trên mặt đại dương có một bọng cây khô trôi nổi theo sóng nước, nay Đông mai Tây, nay Nam mai Bắc, tình cờ con rùa mù này ngay lúc nổi lên mặt biển lại gá nhằm bọng cây. Chuyện con rùa mù 100 năm trồi lên mặt biển một lần gặp khúc cây lang thang trên mặt biển còn dễ hơn trăm ngàn lần thần thức của một chúng sanh sau khi chết được gá lại tái sanh vào thân con người là tại làm sao?
Thân loài trời thọ mạng dài lâu như:
Về tuổi thọ đã nhiều như vậy nhưng 6 cõi trời Dục giới còn có vợ có chồng nên mỗi ông trời có từ 500-1000 bà vợ trời. Riêng ông vua trời đế Thích, tức Thích Đề Hoàn Nhơn có đến 10000 bà vợ. Cho nên Như Lai nói sanh về cõi trời là khó tu, không có khổ cho nên các vị trời ở trên đó không lo tu mà lo hưởng ngũ dục nhưng thình lình khi hết phước thì họ rớt từ cõi trời xuống địa ngục, ngả quỷ, súc sanh lẹ như tên bắn. Cho nên Như Lai không khuyến khích đệ tử của Như Lai tu về cõi trời và ở cõi trời không có người ăn mày nghèo khổ nên khó có thể bố thí tạo phước còn cõi người thọ mạng ngắn ngủi, nhiều bệnh tật, nhiều khổ đau, lại con người có trí huệ nghe Pháp hiểu Kinh cho nên loài người dễ giác ngộ vô thường và dễ xuất gia tu đạo, dễ giải thoát sanh tử hơn là loài trời, ở cõi người có nhiều kẻ ăn mày nghèo khổ nên dễ bố thí. Một ngày tu ở cõi người = 100 năm tu ở cõi Cực Lạc là nghĩa này vậy
Tóm lại: Như Lai nói thân nguời khó được là vì tất cả các Bồ Tát nhất sanh bổ xứ, còn có một đời sẽ thành Phật, kiếp cuối cùng sẽ thác sanh từ cõi trời Đâu Suất vào cõi người mà thành Phật (như Bồ Tát Di Lặc, sau khi viên mãn đạo hạnh Bồ Tát rồi ngài sẽ từ cung trời Đâu Suất hạ sanh xuống cõi người để thành Phật tại cõi người và nơi 3 pháp hội Long Hoa ngài thuyết Pháp độ cho vô lượng chúng sanh tại cõi Ta Bà vậy)
Loài trời họ có sanh, có tử, và chỉ 7 ngày họ rớt chứ họ không có giai đoạn bệnh như mình, thành họ hong có biết trước:
May cô này còn rớt làm nguời chứ rớt làm con trâu, con bò là đại họa đến rồi
Tóm tắt ý chính phần tiếp theo trong "Hộ niệm cho người đọa ác đạo"-Thích Thông Lai giảng
G.Phượng đánh máy
Khi 1 vị Thiên tử ở cõi trời hết phước và sắp đọa xuống nhân gian, ba đường ác: Địa ngục, Ngả quỷ, Súc sanh thì sẽ có 5 tướng suy sau:
1.Tóc trên đầu bị rối bùi
2.Quần áo trở nên dơ bẩn
3.Thân thể có mồ hôi
4.Nách ra mồ hôi
5.Chẳng thích ngồi ở chỗ bản tòa của mình như ngày thường
Như vậy, loài trời khi hết phước có 5 tướng suy để báo hiệu còn 7 ngày nữa chết, còn loài người có những tướng suy gì? Hồi nãy Thầy đã đọc qua những tướng suy ở Địa ngục có 16 tướng, ở ngả quỷ có 11 tướng, ở súc sanh có 9 tướng
Giai đoạn 1: còn khỏe mạnh, nhưng vì không được thiện hữu tri thức hay minh sư dạy bảo hướng dẫn cho nên có những hành động tạo tác làm cho tổn phước (chúng ta sinh mà được mang thân người đây là đã có phước báo, được ở ngay Mỹ quốc này, Y báo, Chánh báo, Kinh điển, Internet các trang web đều tràn đầy hết mà chúng ta không thấy, không biết quý). Vì cái gì mà chúng ta bị tổn phước để rồi đến ngày cùng chúng ta bị bán thân bất toại, bị ung thư, dở chết dở sống để rơi vào 9 tướng để vào loài thú, những tướng vào ngả quỷ và 16 tướng vào Địa ngục
Thí dụ:
Người có phước cuối tuần gặp được bạn hữu rủ đi Chùa phóng sanh, nghe Pháp, tụng Kinh. Ngược lại, người vô phước gặp ác tri thức rủ đi xuống tàu, ra biển câu tôm, câu cá, vô sòng bài để nhậu, để đốt phước phải hong.
Người có phước cuối tuần gặp được bạn hiền rủ đi Chùa tập ăn chay, nghe pháp, bố thí phóng sanh. Còn kẻ vô phước thì gặp bạn rủ đi chợ mua cá, mua chim, mua bồ câu, mua vịt về sát sanh để làm tiết canh nhậu
Người có phước thì gặp bạn hiền rủ đi Chùa nghe Sư thuyết Pháp để tạo phước. Người thiếu phước thì gặp bạn ác rủ nhau vào quán nhậu để uống rượu, chửi tục, để nghe chuyện thị phi, làm tổn phước.
Người có phước thì gặp được bạn hiền giới thiệu những trang website của các Chùa như Suoitu, Quangduc, AdiDaPhat v.v…có thuyết giảng mà nghe để tạo phước, mở mang trí huệ. Người vô phước thì gặp bạn ác rủ vào những website không lành mạnh để tổn phước
Người có phước thì khi đi học gặp bạn hiền Thầy tốt cố vấn cho mình chọn được nghề nghiệp chân chánh không tạo nghiệp sát sanh như là Bác Sĩ, Y tá, không tạo nghiệp vọng ngữ, ác khẩu như Thầy giáo, thợ máy sửa xe, thợ kỹ thuật điện tử, thợ lắp ráp máy bay dân sự, kỹ sư design những máy bay dân sự (Thầy không nói những máy bay chiến đấu, Thầy không nói những kỹ sư chế bom tinh khôn mà bắn một cái là giết hàng trăm ngàn người, không phải nha) những nhà khoa học gia chế tạo những máy móc nhằm phục vụ cho lợi ích của con người, v.v…thì tạo được phước. Người thiếu phước đức vừa lớn lên học xong trung học, cha mẹ để lại cho một cái lò làm heo, lò làm gà, lò làm vịt, lò làm chó hoặc cha mẹ để lại cho một tiệm buôn bán cần câu để câu cá, bán trùng, bán dế, bán cá nhỏ để cho cá lớn ăn v.v…, rồi cha mẹ để lại cho làm chủ một công ty cho vay tiền cắt cổ lấy lời, rồi cha mẹ để cho thừa hưởng làm chủ một cái nhà hàng bán đồ ăn mặn có tôm, cá bơi lội trong hồ, thực khách tha hồ chỉ con nào bắt đập đầu con đó, rồi cha mẹ cho thừa hưởng một công ty nấu rượu đế, rồi cha mẹ cho làm chủ một công ty bán thuốc diệt côn trùng, xịt sâu, xịt rày v.v…như là bugs control hoặc là cha mẹ nói bây giờ Tao có cái ground một ngày có 50 thằng Mễ đi xịt con mối, con gián, chỗ nào thằng Mễ không làm được thì tụi con đi làm ngon lắm… thì mình đâu có biết đâu quí vị, mình không biết thì mình lãnh đủ, rồi quí vị học xong bằng tiến sĩ và trình luận án chế tạo bom nguyên tử, bom tinh khí, bom vi trùng, bom hóa chất, một trái bom có khả năng xuyên phá xuống hầm hố, có cô kỹ sư người Việt Nam mình chế được một quả bom như vậy, được bằng khen bằng tặng nhưng đối với con mắt của Thầy thì bị tổn phước vô lượng, kỹ sư chế tạo máy bay quân sự chiến đấu, tàu chiến v.v…Tất cả những ngành nghề này đều làm tổn phước cho quý vị cả. (Quý vị ngồi tụng Kinh, niệm Phật nhiều lắm là một ngày 8 tiếng, mà ngồi vô design ra một cái bom thì nó được sử dụng đến mấy trăm năm)
Giai đoạn 2: là giai đoạn từ lúc còn trẻ được thiện duyên nên quý vị không bị rơi vào các việc làm tổn phước mà Tôi đã nêu ở trên: có nghĩa là quí vị biết đi Chùa, biết phóng sanh, biết bố thí, biết ăn chay, biết nghe Pháp, rồi sợ tội, biết tạo phước được khoảng 20 năm nhưng Niết bàn, Tịnh độ đâu thì chưa thấy, bắt đầu khởi tâm nghi ngờ không biết Phật dạy luật nhân quả có đúng hay không? không biết cõi Tịnh độ có thiệt hay không? nếu đúng tại sao mình thấy người làm ác mà được giàu, người làm lành thì bị nghèo, cho nên kể từ đó sẽ đi vào các trường hợp sau đây làm cho tổn phước hết phước:
Khi xưa còn phước chúng ta tìm nguời biết tu hành, đạo đức để kết giao, bây giờ hết phước đi kết giao với những người cờ bạc, rượu chè bê tha, trác tán
Khi xưa còn phước thì chúng ta thì kết giao với bạn bè biết bố thí cúng dường, hiếu thảo cha mẹ, còn bây giờ hết phước thì kết giao với loại bạn bè chỉ biết ít kỷ (mày sao ngu quá đồ ở Macys nó sale mà hong mặc, đem cúng cho mấy ông Thầy chùa, mày sao ngu quá xe đằng kia đời 2008, xe option đầy đủ mà hổng đi, đi xe cũ mà dành tiền gởi về Việt Nam nuôi cha, nuôi mẹ sao cổ lỗ sĩ quá, ai ăn nấy no, ai co nấy ấm, American's way là mình chỉ lo cho mình thôi, chơi với bạn ác tri thức nó nói như vậy á), bỏn xẻn, phỉ báng sự bố thí cúng dường và bất hiếu với cha mẹ
Khi xưa còn phước thì chúng ta biết tìm nghề nào ít tạo ác nghiệp để làm phương tiện sinh sống, bây giờ hết phước chúng ta không biết nghề đó là thiện hay là ác, chỉ cần có tiền là được, có thể là trồng cần sa, nghe một số người bạn kêu: Ê, trồng cỏ (là trồng cần Sa đó) hong? một mùa kiếm mấy triệu, làm luôn…cái gì cũng làm hết
Khi xưa còn phước thì một vợ một chồng chung thủy, bây giờ hết phước thì 2 vợ, 3 vợ
Khi xưa còn phước thì hiếu thảo nuôi dưỡng cha mẹ, bây giờ hết phước thì bất hiếu, bỏ mặt cha mẹ sống chết trong nhà dưỡng lão
Khi xưa còn phước thì tôn trọng Phật, Pháp, Tăng, bây giờ hết phước thì mở miệng ra là hủy báng hết Thầy này đến Thầy khác, khinh chê ngôi Tam Bảo
Khi xưa còn phước thì biết ăn chay, cử sát sanh hại vật, bây giờ hết phước thì tha hồ sát sanh hại vật để ăn cho thỏa mãn cái miệng
Khi xưa còn phước thì chủ nhật, ngày nghỉ rủ nhau đến Chùa, tụng Kinh, niệm Phật nghe Pháp, bây giờ hết phước thì vào sòng bài, quán nhậu hoặc hẹn hò trai gái
Khi xưa còn phước thì mở miệng ra là Mô Phật, dạ thưa, bây giờ hết phước thì mở miệng ra là chửi thề nói tục.
Như vậy xin thưa quý Phật tử hãy kiểm lại xem mình đang ở vào giai đoạn còn phước hay là hết phước thì biết liền. Tôi cho một quy tắc để trắc nghiệm xem mình còn phước hay hết phước:
1.Nếu trong bụng lúc nào quý vị cũng nghỉ tốt về mọi người thì quý vị đang còn phước, còn nếu như trong bụng quý vị lúc nào cũng nghĩ xấu về người ta thì quý vị đang ở giai đoạn hết phước rồi đó
2.Có ai rủ mình làm việc thiện việc tốt, mình tỏ vẻ khó chịu không nghe, còn ai rủ mình làm việc ác, việc xấu thì mình hưởng ứng tùy hỷ làm theo, đó là quý vị biết mình đang hết phước rồi đó
3.Có ai đó khen thưởng, tán thán một người nào đó có đức hạnh thì mình không đồng ý tùy hỷ khen theo, mà ngược lại có ai đó rủ mình phỉ báng, nói xấu, vu khống cho một cá nhân nào đó thì mình hòa theo phỉ báng, nói cho hạ mà, là biết mình sắp hết phước rồi đó
Tóm lại: khi mình tổn phước, hết phước thì tánh tình dễ tham lam, sân hận dễ giao du với bạn xấu, tâm thường có ý xấu, có ý chê bai tất cả mọi người có đạo đức tốt hơn mình, đó là cơ hội càng làm cho mình càng hết phước để càng đi xuống mau lẹ hơn nữa.
Kết quả của một con người khi hết phước thì chuyện gì sẽ xảy ra với họ đây?
Ngày xưa cũng làm chủ cái nhà hàng đó cũng chính tay mình làm bếp chánh nấu mà ai cũng khen cho nên thực khách xếp hàng chờ vào order thức ăn, còn bây giờ hết phước cũng món ăn đó chính tay mình nấu mà khách hàng chê là dở quá cho nên nhà hàng phải ế ẩm thua lỗ
Khi xưa còn phước nếu là nhà Realtor, list căn nhà nào lên bán liền căn đó, còn bây giờ hết phước list một căn nhà mà cả năm hong có ma nào đến xem, mà có dẫn khách đi xem, đổ hết xăng mấy galon chạy lòng vòng mà hong ai mua hết
Khi xưa còn phước thì người thợ được chủ nâng đỡ để lên cho làm Leader, supervisor hoặc manager cho hãng, bây giờ hết phước bị chủ cho laid off
Khi xưa còn phước mình làm ca sĩ sản xuất một dĩa CD ca nhạc bán lời cả trăm ngàn đô la, còn bây giờ hết phước ra dĩa CD bán còn lỗ tiền sở phí.
Cho nên con người khi hết phước cũng giống như người lún xuống bùn, nếu người này càng vẫy vùng cố vươn lên bao nhiêu thì chân càng lún xuống bùn bấy nhiêu, vì họ làm ăn đụng đâu là thất bại đó, họ càng vẫy vùng thì càng thua lỗ, khi một con người hết phước thì sẽ xuống cấp đạo đức trước (bụng suy nghĩ ác và giao du với bọn người ác), thứ hai xuống cấp tài chánh (tiền bạc thất thoát làm ăn lỗ lả, đụng đâu thua lỗ đó, mua nhà thì nhà xuống giá, mua xe thì xe bị đụng, mua cáí gì hư cái đó v.v…) và sau cùng là sức khỏe(thân thể bắt đầu bị cao máu, tiểu đường, bị hư thận, bị hư gan v.v…)
Quý vị để ý điều này rất quan trọng, khi mình còn phước do mãnh lực của phước báo chi phối khiến cho mình vừa khởi tâm muốn nói xấu ai, muốn chửi ai thì cái lực của phước báo kiềm cái miệng mình lại khiến cho ta ít tạo khẩu nghiệp (quý vị để ý coi, quí vị mà đi chùa tụng kinh niệm Phật quý vị vừa nghĩ nói xấu ông Thầy nào là quí vị Mô Phật liền có hong? cái lực của phước báo nó chẳng lại, còn khi mà người hết phước rồi mở ra là họ chửi xả láng, họ chửi cả ngày cũng hong hết nữa) thì cái phước còn giống như cái xe còn có thắng, nó thắng lại giúp ta ít tạo tội, giúp ta không lao vào Địa ngục, ngả quỷ, súc sanh, còn khi hết phước rồi thì như xe không còn thắng, ý ác vừa khởi là miệng chửi rủa liền, kết quả là tai hại vô cùng, xe hư thắng là lọt xuống hố, người hết phước thì lọt vào Địa ngục, ngả quỷ, súc sanh dễ như trở bàn tay
Thí dụ: phước báo như là một cây cam, cây táo chẳng hạn, là cây phước báo thì đạo đức, trí huệ, tu hành cũng giống như là cái gốc của cây cam, cây táo. Sức khỏe, thân thể giống như cái thân của cây cam, cây táo, còn tài sản tiền bạc giống như lá và ngọn của cây cam, trái cam mà thôi, chúng ta đều quý trái cam mà chúng ta không quý cái gốc cam. Cái gốc còn là trái cam còn, gốc héo là trái cam héo. Như vậy khi cây phước đức bị héo và thân cây bị khô cằn, trái cam bị rụng xuống ta phải làm gì? Nếu kẻ có trí thì vun bón cái gốc cây cam bằng đạo đức tu hành, phải tưới nước bằng sự bố thí cúng dường như thời Phật còn tại thế:
có cặp vợ chồng nghèo, ăn mày hết phước, nghèo đến nỗi 2 vợ chồng chỉ có 1 cái khố thôi, chồng đi ăn xin thì vợ phải đóng cửa ở nhà và ngược lại, nghèo như vậy là quá hết phước rồi còn gì nữa. Bữa nọ, tôn giả Mục Kiền Liên mới dùng thiên nhãn thấy cặp vợ chồng này đời trước không có tu hành nên muốn độ cho họ, ngài mới đến nhà vợ chồng đó khất thực, ông chồng vừa mới mặc cái khố vô, bà vợ vừa leo lên giường mà trốn thì ngài gõ cửa, ôm cái bát, thì ông chồng mới sân: Tui là người nghèo, ông còn có 3 Y, còn có bình bát, Tui chỉ có một cái khố này mà cho ông cái gì? thì ngài Mục Kiền Liên hỏi vậy chứ ông có muốn bán cái nghèo này hong? cái nghèo mà bán được hả? Nếu bán được có ai mua không? Có ai đi mua cái nghèo không? Tôi mua cho. Ông muốn mua làm sao? Ông cúng dường cho Tui cái khố này đi. Trời ơi gia tài của Tôi chỉ có một cái khố này để làm kế sinh nhai, chồng mặc thì vợ phải vô buồng, vợ mặc thì chồng phải vô buồng, bây giờ biểu Tui cúng là cúng làm sao? Ậy! Bây giờ tài sản của Ba Tư Nặc giàu hong? Đương nhiên. Vua Ba Tư Nặc là vị vua giàu sang nhất ở nước Ấn Độ thời đó, rồi bây giờ ông muốn phước báo của ông bằng vua Ba Tư Nặc không? Trời ơi vua Ba Tư Nặc cúng dường Phật vô lượng phước báu làm sao Tui bằng được. Ông cúng một cái khố này tất là ông cúng hết cả gia tài của ông thì cái phước báo cúng dường một cái khố này bằng với vua Ba Tư Nặc dâng hết hàng triệu kim cương, hàng triệu lượng vàng, hàng triệu tam cung lục diện cúng dường cho Phật phải hong, ông vua cúng gấp mấy cũng hông bằng ông, bà vợ trong này nói ông ơi! Tui thấy có lý đó ông, đời của mình kiếp trước chắc mình làm ác lắm, mình không có bố thí cho nên bây giờ mới nghèo mà bây giờ có sống thêm nữa thì chồng mặc quần thì vợ ở truồng mà vợ mặc thì chồng ở truồng chi bằng số mình đáng chết, mà quả thật như Tôn giả nói cúng cái khố mà bằng với vua thà Tui chết đi, nhịn đói cũng được. Tui với ông nhịn đói mình biết mình chỉ đói nhiều nhất là một tuần mình chết thì mình được hưởng phước như là vua Ba Tư Nặc. Ổng nói thôi được rồi Tôn giả tránh ra, ổng cởi và giục ra cho ngài Mục Kiền Liên chứ đâu dám ra ngoài. Bây giờ vợ chồng con không thể cầm được cái khố này để cúng Phật thôi bây giờ nhờ Tôn giả đem cái khố này về Tịnh xá Kỳ Hoàn cúng dường cho Phật và nói con nguyện đem hết cái gia tài còn lại của con cúng dường cho Phật, ngài Mục Kiền Liên mới về Tịnh xá thì lúc đó Ba Tư Nặc đang ngồi trong Tịnh xá để nghe Phật thuyết Pháp và mới sai ngự long quân đem cúng trai tăng, vô tới nơi thì Mục Kiền Liên mới quỳ xuống đảnh lễ Đức Thế Tôn: Bạch Thế Tôn hôm nay con ra đường có một đại thí chủ đã cúng một cái khố này. Thì ông Ba Tư Nặc nghe vậy hỏi chẳng lẽ trong này có ai giàu sang hơn ta? Như Lai nói: đúng, cái món quà mà thí chủ đó cúng cho ta không có ai bằng kể cả Đại Vương Ba Tư Nặc. Tại sao cúng một cái khố rách này mà Phật ca ngợi hơn của con cúng dường, vợ chồng ăn mày này có một cái khố mà dám dâng hết cho Như Lai, còn Đại Vương hàng trăm triệu lượng vàng cúng cho Như Lai nhiều lắm là 10 lượng, 20 lượng thì phước báo của Đại Vương không bằng bà này. Vua nghe nói cảm động quá, người ta có một cái khố mà dám cúng như vậy mới sai lính đi coi có đúng hong, sau khi coi xong thì thấy hai vợ chồng ở truồng hong dám ra khỏi cái tròi đó, thì về báo cho Vua Ba Tư Nặc biết. Quả thật trẫm còn thua cặp vợ chồng này, nếu trẫm có một cái khố thà để cho vợ trẫm mặc chứ hong cúng dường, vậy đáng cho ta tôn trọng là vị Thầy, ra lệnh xuất kho cho 1000 bộ đồ, 1000 lượng vàng và phước báo hưởng liền trong kiếp này. Hai ông bà trở thành người triệu phú ngay thời đó, chỉ thua Vua thôiGiả sử quý vị làm được $1000 dám cúng chùa $100 nhưng khi bị laid off quí vị có $100 hong dám cúng chùa $1 đâu nhé. Thành ra khi mình hết phước mình lại càng làm cho tổn đức. Quí vị có $100 mà dám cúng hết $100 thì cũng bằng như triệu phú Bill Gate cúng hết gia tài
Khi hết phước chúng ta phải cúng cho có trí huệ và bỏ tâm bỏn xẻn để tạo phước lại vì chúng ta bỏn xẻn nên mới bị hết phước, vì chúng ta giao du với ác tri thức mà chúng ta mới hết phước, vì chúng ta không biết niệm Phật, đi chửi rủa, chửi thề mà hết phước, hết phước rồi thắng không còn nữa thì xe chỉ có tuột dốc đi xuống địa ngục, ngả quỷ, súc sanh mà thôi
Cái cây phước đức mà héo phải bón gốc trước, còn chúng ta chạy theo ngọn không hà, hễ mà trái cam héo là chạy ra mua vé số cạo cạo coi có trúng hong, cạo gãy tay cũng hong trúng nữa, cái cây dưới này nó héo rồi
Khi bắt đầu làm ăn thất bại, mà lỗ lã là biết chúng ta đã hết phước rồi mà không chịu bố thí cúng dường, tu tâm sửa tánh để bón phân cho cái gốc đạo đức mà lại đi vào sòng bài, đi mua vé số để cầu may, việc làm này chẳng có ích lợi gì, rồi thân thể chúng ta bị bệnh là thân cây bị héo phải hong, lại không biết phóng sanh để bồi bón cho cái gốc cây, mà lại mua heo, mua gà, mua rắn về giết để tẩm bổ cho cái thân cây thì quả là vô minh quá mức
Những người già nào lớn tuổi càng sanh nhiều tật xấu, khó chịu là báo trước cho chúng ta biết người ấy sắp hết phước. Là người sắp đọa vào những loài thấp hơn cõi người. Những người già nào càng lớn tuổi mà tánh tình càng dễ chịu với con cháu, con dâu, càng thích tu hành, ăn chay niệm Phật, không tham đắm tài sản, thích bố thí cúng dường thích gần gũi người tu hành, không thích chuyện thị phi, nếu có bệnh thì bệnh nhẹ và gặp Thầy gặp thuốc, những biểu tượng này cho thấy người này kho phước báo càng ngày càng nhiều cho nên sau khi bỏ báo thân người, họ sẽ tái sanh vào các cõi cao hơn loài người, nếu họ có phát nguyện, tu Tịnh độ thì họ sẽ được vãng sanh về Tây Phương tại vì trong Kinh A Di Đà, Phật có nói không phải chỉ dùng chút phước báo nhân duyên mà được vãnh sanh về cõi kia, trong khi chúng ta càng già càng đốt phước không hà, không chịu kiếm phước.
Như vậy, chúng ta tu hành cả đời mà đến lúc tuổi về chiều, về già, thân thể nhiều bệnh tật nan y, tánh tình khó chịu, tâm thì tham đắm tài sản của cải, keo kiệt không có tâm bố thí cúng dường, hờn con giận cháu, trách móc chồng con hay trách móc vợ con luôn miệng và chưa bao giờ biết khen ai một câu mà suốt ngày chỉ vạch lá tìm sâu để phê bình cái tội tất cả mọi người thì bảo đảm người này sau khi mạng chung sẽ đọa vào 3 đường ác Điạ ngục, ngả quỷ, súc sanh...Nếu chúng ta là người có hiếu thảo, thấy cha mẹ mình rơi vào những trường hợp trên thì biết chắc chắn 100% là cha mẹ mình sắp hết phước thì phải theo lời Phật dạy trong Kinh tu tạo phước điền hồi hướng công đức, thỉnh chư Tăng, Ni và thiện hữu tri thức hộ niệm cho cha mẹ. Trong những phút giây lâm chung để cứu giúp cho cha mẹ khỏi đọa vào ác đạo mà còn có thể được đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc mà nhớ là hộ niệm khi thần thức của cha mẹ còn nghe, còn thấy thì mới tốt, còn nếu chờ cho thần thức của cha mẹ đã rời khỏi thân xác thì kết quả thu được rất là ít.
Trong Kinh Địa Tạng có nói nếu có chúng sanh nào khi lúc lâm chung mà nghe được một danh hiêu đức Phật, một danh hiệu Bồ Tát lọt vô lỗ tai mà thần thức còn nghe được và quy y với vị Phật đó, đem những tài sản mà người đó quý nhất, đem ra cúng dường và nói cho người đó biết thì trừ ngũ tội Vô Gián (giết cha mẹ, giết thánh tăng, A La Hán, làm Phật chảy máu, phá hoại tăng hòa hợp) ra các tội khác đều cứu được
Như vây, tại sao có nhiều người tu hành cả đời mà lúc về già lại bị tổn phước, bị bệnh nan y nằm liệt giường muốn chết cũng không được, mà muốn sống cũng không được, xin trả lời là vì lúc còn trẻ họ xem thường những điều ác nhỏ và xem thường những điều lành tạo ra phước báo nhỏ mà họ chỉ sợ những điều ác lớn như: giết người, cướp của, tà dâm và họ chỉ thích làm phước lớn như xây chùa to, đúc Phật lớn, đi quỹ lão trại cùi, trại mù, nhà thương điên, còn những việc làm phước nhỏ nhỏ như cho chim muôn một ít cơm nguội thừa, xỏ dùm cây kim cho người già không thấy rõ, vào trong chùa thấy cỏ hoặc rác thì họ chẳng bao giờ thò tay lượm bỏ vào thùng rác hoặc rửa chén cho chùa hoặc làm vê sinh phòng cầu cho chùa hoặc hút bụi chánh điện hoặc chở dùm bà cụ già đi khám bác sĩ hoặc rót cho người cha người mẹ những ly nước uống v.v… họ quên rằng từng chút tội nhỏ gom lại làm thành đại tội tiêu diệt hết phước, từng chút phước nhỏ gom lại trong 100 năm thành ra đại phước và tiêu diệt hết những cái tội chướng. Phật dạy 1 lỗ thũng nhỏ có thể làm đắm một chiếc thuyền to là nghĩa này đây vậy.
Cho nên người tu pháp môn Tịnh độ khi tuổi già hết phước, gặp bệnh hoạn tai nạn dồn dập đừng có than trời trách đất, quyền rủa con cháu mà phải biết chuyển họa thành phước, lúc còn trẻ niệm phật lười biếng là chuyện thường vì cái chết nó còn cách xa lắm nhưng bây giờ đối diện với cái già, cái bệnh, cái chết trong gang tấc mà không biết nỗ lực tu hành, niệm Phật cầu vãng sanh thì còn đợi đến khi nào mới chịu tu, chờ vào hòm mới chịu tu thì e đã quá muộn
Chúng ta học Kinh Phật chưa thấy Phật khen được mang thân trời là khó mà ngài chỉ dạy được mang thân người là khó. Tại sao vậy? Loài trời họ tu thập thiện có nhiều phước báo hơn loài người mà tại sao Phật không khuyến khích chúng ta sanh về cõi trời để hưởng phước, khi Phật còn tại thế, ngài A Nan có lần thưa hỏi Phật như sau: Bạch Như Lai: tại sao Như Lai không tán thán chúng sanh mang thân loài trời, mà lại tán thán chúng sanh mang thân loài người. Đức Phật từ bi dạy ngài A Nan như sau: Này A Nan! ta nói thân người khó gặp giống như con rùa mù nằm sâu dưới đáy biển 100 năm mới nổi lên biển một lần và trên mặt đại dương có một bọng cây khô trôi nổi theo sóng nước, nay Đông mai Tây, nay Nam mai Bắc, tình cờ con rùa mù này ngay lúc nổi lên mặt biển lại gá nhằm bọng cây. Chuyện con rùa mù 100 năm trồi lên mặt biển một lần gặp khúc cây lang thang trên mặt biển còn dễ hơn trăm ngàn lần thần thức của một chúng sanh sau khi chết được gá lại tái sanh vào thân con người là tại làm sao?
Thân loài trời thọ mạng dài lâu như:
Cõi trời thấp nhất là Tứ Thiên Vương: có tuổi thọ là 500 năm, 1 ngày 1 đêm là 50 năm của cõi người chúng ta. Tuổi thọ trung bình của một ông trời ở cõi này là 500x50x365=9 125 000
Cõi trời Đao Lợi có tuổi thọ là 1000 năm, 1 ngày 1 đêm là 100 năm của cõi người chúng ta. Tuổi thọ trung bình của một ông trời ở cõi này là 1000x100x365=36 500 000 năm.
Cõi trời Dạ Ma có tuổi thọ là 2000 năm, 1 ngày 1 đêm là 200 năm cõi người. Tuổi thọ trung bình của một ông trời ở cõi này là: 2000x200x365=146 000 000
Cõi trời Đâu Suất (Bồ Tát Di Lặc ở) có tuổi thọ là 4000 năm, 1 ngày 1 đêm là 400 năm cõi người. Tuổi thọ trung bình của một ông trời ở cõi này là: 4000x400x365= 584 000 000
Cõi trời Hóa Lạc có tuổi thọ là 8000 năm, 1 ngày 1 đêm là 800 năm cõi người. Tuổi thọ trung bình của một ông trời ở cõi này là: 8000x800x365= 2 336 000 000
Cõi trời Tha Hóa Tự Tại (Thiên Ma Ba Tuần ở) có tuổi thọ là 16 000 năm, 1 ngày 1 đêm là 1600 năm cõi người. Tuổi thọ trung bình của một ông trời ở cõi này là: 16000x1600x365=9 344 000 000
Về tuổi thọ đã nhiều như vậy nhưng 6 cõi trời Dục giới còn có vợ có chồng nên mỗi ông trời có từ 500-1000 bà vợ trời. Riêng ông vua trời đế Thích, tức Thích Đề Hoàn Nhơn có đến 10000 bà vợ. Cho nên Như Lai nói sanh về cõi trời là khó tu, không có khổ cho nên các vị trời ở trên đó không lo tu mà lo hưởng ngũ dục nhưng thình lình khi hết phước thì họ rớt từ cõi trời xuống địa ngục, ngả quỷ, súc sanh lẹ như tên bắn. Cho nên Như Lai không khuyến khích đệ tử của Như Lai tu về cõi trời và ở cõi trời không có người ăn mày nghèo khổ nên khó có thể bố thí tạo phước còn cõi người thọ mạng ngắn ngủi, nhiều bệnh tật, nhiều khổ đau, lại con người có trí huệ nghe Pháp hiểu Kinh cho nên loài người dễ giác ngộ vô thường và dễ xuất gia tu đạo, dễ giải thoát sanh tử hơn là loài trời, ở cõi người có nhiều kẻ ăn mày nghèo khổ nên dễ bố thí. Một ngày tu ở cõi người = 100 năm tu ở cõi Cực Lạc là nghĩa này vậy
Tóm lại: Như Lai nói thân nguời khó được là vì tất cả các Bồ Tát nhất sanh bổ xứ, còn có một đời sẽ thành Phật, kiếp cuối cùng sẽ thác sanh từ cõi trời Đâu Suất vào cõi người mà thành Phật (như Bồ Tát Di Lặc, sau khi viên mãn đạo hạnh Bồ Tát rồi ngài sẽ từ cung trời Đâu Suất hạ sanh xuống cõi người để thành Phật tại cõi người và nơi 3 pháp hội Long Hoa ngài thuyết Pháp độ cho vô lượng chúng sanh tại cõi Ta Bà vậy)
Loài trời họ có sanh, có tử, và chỉ 7 ngày họ rớt chứ họ không có giai đoạn bệnh như mình, thành họ hong có biết trước:
Chuyện vợ của ông trời Đao Lợi, một bữa nọ nàng đi hái hoa cho ông trời Đế Thích, bất thình lình thấy chóng mặt và té rớt cái ào xuống ngay thành Xá Vệ, chui vào nhập thai làm con của một ông Bà La Môn ở trong làng đó, kế Tịnh xá của Phật, theo phong tục của Ấn Độ 16 tuổi cô được gã chồng, chồng cô được vua Ba Tư Nặc động viên đi đánh giặc ở biên giới, hàng ngày Tôn giả A Nan đi khất thực ngang nhà, cô mới bỏ đồ ăn cúng dường, bên Nam Tông khi nhận cúng dường là hỏi: chẳng hay thí chủ cầu cái gì mà thọ bát cho Tui để Tui hồi hướng cho thí chủ. Với cái công đức bỏ bát ngày nay cho tôn giả tu hành đươc chứng quả, xin Tôn giả A Nan hồi hướng cho con sớm được hội ngộ với chồng con. Ngài A Nan mới chúc cho cô sớm được hội ngộ với phu quân, 3 năm trôi qua, như thường lệ A Nan cũng đến nhà cô này khất thực thì không thấy cô ra cúng, mới thấy trong nhà la khóc om xòm, 5 đứa con quay quanh quan tài, hỏi ra mới biết cô vừa mới chết. A Nan buồn mới bạch cùng Phật: Thưa Như Lai, con tu hành còn có khiếm khuyết gì, chắc tại con mới chứng Tu Đà Hoàn nên hồi hướng không có linh, ngày nào cô cũng trông hội ngộ với chồng, mà hội ngộ trong đám tang này con thấy kỳ quá. Như Lai nói ông nghe, ông đa văn số 1, tu thanh tịnh nên nhờ ông hồi hướng mà bả mới được hội ngộ với chồng rồi, chờ Mục Kiền Liên thọ thực về nói cho nghe. A Nan đâu có biết là bà này nhớ được đời trước bà là tiên nữ, bà nguyện được hội ngộ với ông chồng ở trên trời chứ hong phải hội ngộ với ông chồng đi lính này. Ngài Mục Kiền Liên về, Phật bảo ông lên trời Đao Lợi xem bà tiên nữ đó đang làm gì? Thấy bà đang hội ngộ cùng trời Đế Thích và vui mừng kể lại cho ông trời nghe tại sao cả buổi sáng bà không có mặt ở cõi trời
May cô này còn rớt làm nguời chứ rớt làm con trâu, con bò là đại họa đến rồi
Tóm tắt ý chính phần tiếp theo trong "Hộ niệm cho người đọa ác đạo"-Thích Thông Lai giảng
G.Phượng đánh máy
No comments:
Post a Comment