Thursday, August 27, 2015

Hâu Giang Ba Thắc.

Chợ nhỏ Baĩ Xàu (Làng Mỹ xuyên - Sóc Trăng)
Bánh xầy (nhưn hột đậu xanh để vỏ) hoặc Bánh giá (chiên với bột, nhưn giá) hoặc
Bánh xà-tún (TriTôn ChâuĐốc) hoặc Bánh tôm khô chiên*Bánh cống.

Bánh tôm khô chiên hột
Bánh giá (Rạch Giá, Bánh Đậu, Bánh Xà-Tún Xà-Tón, Bánh Xầy)
Bánh làm tại chợ làng Đại-Tâm (Xòai-Cà-Nả cũ) lại là ngon nhứt. Sốc-Trăng là xứ tôm tép nhiều và giá rẻ, cho nên bánh chiên được ngon. Đậu xanh phải đãi sảo lựa lấy hết những hột đậu  sượng, tép phải cho thật tươi, còn nhảy soi-sói và để nguyên và râu và chưn cẳng, hột gạo phải xay cho nhiễn nhưng nếu để gạo không thì cái bánh cứng và chai, bí quyết gia truyền của một gia đình chuyên môn chuyên bánh ở chợ Xòai-Cả-Nả (Sốc-Trăng) là có để một mớ cơm nguội pha với bột trong lúc xay, thì bánh mới mềm và ngon.

Chim Chìa vôi hay chim chít chọt
"Chít chọt! Chít Chọt! Bô lúi khứ Bãi Xàu"
(Chít chọt Chít chọt! Không tiền đi Bãi Xàu)
"Sóng vỗ c.c bần run bây bẩy
Gío đưa d..i mít giãy tê tê."
Xòai-Cả-Nả (bánh xầy)
Chợ nổi Trà Ôn (Cần Thơ)
thèo lèo 
(bột đậu phộng bao phía ngòai một lớp kẹo đường rắc bột trắng)
"..Thèo-lèo có con ma của nó, bỏ vào miệng nhai là nó ăn bắt quên. Mà tại sao ông bà miền Nam độc địa lỗ miệng lại gọi nó là thèo lèo cứt chuột, làm người đẹp Sài Gòn mời bạn Bắc-Trung, nửa thẹn nửa ngại, cười che nửa miệng “mời anh xơi cứt chuột”.
Mè xửng Nam Thuận
(phố Huỳnh Thúc Kháng bên bờ sông Gia Hội, tới số nhà 135) 
Mè xửng hay thửng là mè đường làm bằng mạch nha kéo thiệt nhuyễn làm ra kẹo, 
trộn với đậu phộng, ngòai áo một lớp mè trắng dầy.
***


Chùa Sà Lôn (tiếng KhmerWath Sro Loun, hay Wath Chro Luông, tục gọi là chùa Chén Kiểu) là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu; nay thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc TrăngViệt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, ngôi chùa đã được xếp hạng là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh.[1]
***
Ruộng Phước Long được cái đất mới giàu phân, thành thử cây lúa lá nhiều hơn bông và hột, lúa mọc lút đầu người mà toàn lá là lá.
Cái thây ma chưa rã, khi bị thiêu bay mùi “thịt nướng”, báo hại mấy người nhát gan về nhà kiêng món cơm sườn chiên và bê thui trót tháng trường. Nhiều khi gân của thây ma co rút lại làm nó lồm cồm bò dậy, há miệng nhăn răng, về nhà nhắm mắt lại chớ không sao ngủ được, ghê tởm vô cùng.
Mấy buổi cầu Tà thần ngày xưa ở Sóc Trăng làm gì có kiểm duyệt, cầu kế với Thần mà dùng ngôn ngữ thanh bai thì hỏng toét, mà phải sống sượng cơ: ăn nói ăn, ỉa nói ỉa, cứt nói cứt,… thì thần mới hiểu.
Cô Sáu C là gái ăn sương đẹp có tiếng, mỗi bước của cô mỗi khêu gợi bắt nhớ những gì khác hơn ở nhà, sao nó xọp xẹp nó bèo nhèo làm sao. Mà cô Sáu từng bị Tây bắt tù 3 tháng tội dám để súng trong nồi thịt kho. Thiệt ra cô vỗ ngực nhận xằng để hai thanh niên khỏi bị xử bắn.
http://www.ybook.vn/

Cháo Tiều Chợ Lớn.
Cháo trắng với hột vịt muối
Cháo trắng với thịt vịt luộc để cách đêm cho thịt thêm ráo rẻ
Cháo trắng ăn với thịt đầu heo phá lấu

Cháo trắng ăn với bào ngư gia vị thêm khô cá hường và cải tằng-ô tươi.
 Đi ăn cháo Tiều trong Chợ Lớn 1
Không gian đặc trưng của quán cháo Tiều 

Cách ăn của người Hoa cũng rất khác nhau. Nếu như người Quảng Đông chuộng những món chiên xào, hơi nhiều dầu mỡ, người Hẹ trung thành với vị cay nồng trong từng món ăn, thì người Tiều trong Chợ Lớn lại hợp với những món có vị lạt và thanh đạm hơn rất nhiều.
Quán cháo Tiều lâu đời trên đường Hồng Bàng này cũng vậy. Anh Tường chia sẻ rằng rằng ông nội mình những ngày còn ở Kiết Dương, Triều Châu đã có nghề bán cháo, khi sang Việt Nam vẫn tiếp tục rồi truyền lại cho cha anh, rồi sau này mấy anh em nối nghiệp.
Cháo Tiều được coi là món của nhà nghèo, bao gồm nồi nước lèo với cải chua hầm, lòng heo, giò heo, thịt mỡ, huyết heo, đậu hũ... để chung và hầm liu riu lửa qua nhiều ngày, ăn chung với cháo trắng nấu lạt, hạt gạo vừa nở bung mà ta hay gọi là cháo hoa (theo cách gọi bằng thổ âm là món "ciae mué" (chè muế), ăn với "kềm xại" (cải chua) và "từ tố (lòng heo) hay còn gọi là "tư khoan xoại").
Quan trọng nhất là nồi nước lèo cải chua hầm, với phần gia vị phần lớn là các vị thảo dược bí truyền. Đây cũng là bí quyết để hãm vị béo trong phá lấu hay giò heo, tương tự như trong món hủ tiếu hồcũng của người Tiều. Anh Tường cho biết các gia vị này được ông nội mình đúc kết như những bài thuốc, người kế nghiệp cứ theo bí quyết đó mà làm.
Đi ăn cháo Tiều trong Chợ Lớn 2
Nồi nước lèo hầm cải chua là tinh hoa của cả quán cháo Tiều
 Đi ăn cháo Tiều trong Chợ Lớn 3
Phần phá lấu ê hề ăn kèm với cháo trắng hay cơm, nhưng ít béo nhờ được hầm với cải chua 
Với món phá lấu, nhiều tài liệu cho rằng món này được hình thành từ những lần cúng kiếng, giỗ chạp của người Tiều. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử...
Nồi phá lấu có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần trong cả năm. Trước đây quán cháo Tiều nhà anh Tường có rất nhiều món muối của nhà tự làm, nhưng rồi sau này cực quá nên chỉ giữ lại những món đặc sắc nhất.
Món giò heo hầm cũng rất được yêu thích. Giò heo hầm nhừ nhưng phải khéo để không bị nát thịt, chỉ cần dích nhẹ đũa là thịt đã bung ra. Vị đậm đà nhưng rất ít béo nhờ hầm với cải chua có tác dụng rút mỡ, nên ăn không bị ngán.
Đi ăn cháo Tiều trong Chợ Lớn 4
Món giò heo hầm cải chua ăn chung với đậu hủ
Nếu gõ "Teochew porridge" (cháo Tiều) vào ô tìm kiếm của Google, bạn sẽ nhận được rất nhiều kết quả đến từ Singapore. Ở đây cộng đồng người Tiều vẫn trung thành theo cách nấu cháo "Sua ga Hai", tức là "núi và biển". Một tô cháo trắng đúng kiểu người Tiều phải phân ra 2 phần riêng biệt: "núi" là phần gạo nở nằm phía trên, còn "biển" là phần nước phía dưới, nằm tách riêng chứ không trộn lẫn vào nhau.
Điều này cũng tương ứng với câu nói quen thuộc của người Tiều "Kháo sơn thực sơn, kháo hải thực hải" (Ở núi ăn núi, ở biển ăn biển): người sống ven biển chuyên về những món cá hấp, còn người miền núi lại có những bí quyết lưu giữ món ăn lâu ngày mà vẫn ngon.
Một món ăn thú vị mà bạn nên thử qua nếu có dịp vào Chợ Lớn. Để giữ nguyên vẹn hương vị qua ngần ấy năm, hẳn người nấu cũng thật nặng lòng với những sản phẩm do chính mình tạo ra. Cũng có thể xem đó như một phần di sản mà những thế hệ đã "để dành" cho nhau.
Tân Nhân
Đi ăn cháo Tiều trong Chợ Lớn 5 
Cháo Tiều 63683 Hồng Bàng, phường 06, quận 06
Mở cửa: 5h chiều đến 10h tối
Giá: Phá lấu (55.000đ/phần), Giò heo hầm (35.000đ/phần), ăn kèm với cháo trắng hoặc cơm
  


Cháo cá.

Cá chẻm tươi thái từ miếng lớn treo lủng-lẳng trên gánh, gió thổi vào không ươn mà thêm dẻo thịt cá, khi có người mua, hồi đó (trước 1930) mỗi tô hai cắc bạc, người Tiều bán cháo lấy tô lau sạch, lót một lá cải xà-lách, múc cháo nóng đổ lên, xắt cá mấy lát mỏng thả vào, thêm hai miếng khô cá hường, để hành ngò, rắc chút tiêu, tô cháo nóng vừa ngon vừa ngọt…Mùa gần tết có rau tằng-ô thì lấy rau này thay cho cải xà-lách..

Nghe đâu hồi đó:
Con cá cháy đến mùa gần Tết có nhiều sa mù thì lên sông Hậu đẻ trứng, sanh con. Hễ vớt lên là chết và trở mùi ngay vì cái bụng no nóc những trứng. Trứng ấy ăn ít thì thấy ngon, chớ tham ăn ăn quá nhiều thì nhớ đem tã theo mà lót.

Khi nhũng ngọn gió chướng thổi qua làm rạo rực dòng sông Hậu dài rộng bao 1a, đó cũng là lúc vào rạng sáng sương thường giăng giăng trắng dòng sông. Sương mù đùng đục lan toả tạo cho dòng sông vốn đã thơ mộng càng thêm huyền ảo.
Ngọn gió chướng lồng lộng thổi phồng ngực áo các cô thiếu nữ, thổi “nhổm” chân lông các chàng trai đồng thời thổi bung nhũng bông xoài thành quả xanh non, lúc đó dòng sông xuất hiện từng đàn cá cháy. Cá cháy là đặc sản quý của riêng vùng đất nhỏ nằm bên Sông Hậu. Nó không xuất hiện từng đàn suốt cả nhánh sông. Khoảng tháng giêng hai âm lịch về Tân Vinh, Vàm Tấn chúng ta sẽ thấy những chiếc xuồng gỗ chèo lững lờ ven sông, họ quăng lưới bắt cá. Gìống cá cháy kỳ 1ạ, vừa rời khỏi mặt nước đã vĩnh viễn từ giã cuộc đời. Dù người ta cẩn trọng “rộng” nó ngay tức khắc trong lườn ghẹ đầy nước. Vì vậy, bạn chài khi đánh bắt được vài mẻ lưới khấm khá phải đem cá ra chợ bán ngay cho còn tươi. Do đó muốn có cá ngon phải thức sớm trước khi mặt trời mọc. Nhũng tiếng rao cá cháy vang vang trên sông xa đầy ắp sương mù như mời gọi, như cuốn hút ta vào cuộc “đại yến". Mà khổ dễ đời người mấy ai có dịp thưởng thức cá cháy tươi.
Ăn cá cháy có nhiều cách. Cá được kho mặn trên lủa bếp riu riu để xương cá nhừ mềm như xương cá mòi đóng hộp. Đây là món ăn dài ngày trong gia đình hoặc đem cho tặng bà con xa đã từng có lần nếm thử và mê ăn cá cháy. Muốn ăn trong một bữa thì nấu canh nhưng cũng khỏi cần thêm thứ rau cải nào khác. Trứng cá nổi từng “vế” trên mặt tô canh “vàng hươm bóng lưởng”. Trứng cá Nga nổi tiếng thế giới chúng ta ít ai được biết nhưng trứng cá cháy ai đã ăn một lần sẽ nhớ đời. Ngoài vị béo không ngậy, hương lại thơm ngon khiến đã ngồi ăn không muốn đứng dậy.
Trứng cá đã ngon, ngon hơn cả thứ caviar ngoại quốc nhưng thịt cá lại càng ngon hơn. Những khúc cá mềm nhừ ngọt lịm cứ dính lấy đầu đũa trên tay người ăn liên tiếp chẳng muốn buông thôi. Ngoài sự ngon lành bổ béo của trứng cá của nạc cá, bạn sẽ còn nhiều may mắn thưởng thức thêm cái tuyệt hảo khác, đó là thứ xoài xanh bằm nhỏ thả vào nồi canh đang sôi. Chất chua dìu dịu của trái xoài chưa kịp để chín như đã tẩm ướp đẩy hương thơm trong ngọn gió chướng, kích động mạnh mẽ vị giác, càng như tăng thêm độ hương nồng của miếng cá nạc và chùm trứng. Lại nữa, cái vị chua quyến luyến của trái xoài xanh tan hoà trong tô canh nóng còn giúp ta tiêu hoá kịp thời cái thức ăn thời trân thích thèm không chán.
 Cá cháy sông Hậu
Con cá cháy quả là đa dụng: Khối người đã chỉ kén cá cháy thay vì cá lóc trong việc làm nguyên liệu chính cho món bún mắm mà người Hậu Giang ưa thích. Bún mắm chính là món bún nước lèo của người Khơme Nam Bộ. Thịt cá lóc đóng vai trò quan trọng trong món ăn đặc sản như thế nào thì thịt cá cháy cũng đóng vai trò y như vậy mà có thể còn quan trọng hơn là đằng khác. Bởi nhờ hương vị của cá cháy mà món ngon càng thêm ngon, nên Cá cháy được đứng ngang hàng cá lóc là lẽ đương nhiên. Còn nữa, nói đến cá cháy là nói đến một huyền thoại. Câu chuyện chẳng biết có thật hay không nhưng nó vẫn sống động trong hồi ức nhũng người dân sinh sống bên bờ sông Hậu ở độ tuổi 40-50 mươi trở lên. Với họ nhũng người “dư hương” cá cháy còn lại một vài hình ảnh mập mờ ẩn hiện trong sương sớm trên dòng sông Hậu. Rằng đó là một loài cá có vẩy, giống như cá dảnh nhưng lớn hơn nhiều. Vậy thôi. Bởi vì mặt sông Hậu vào tháng giêng hai âm lịch, sương mù có dày đặc cỡ nào đi chăng nữa thì cũng chẳng có ai chèo xuồng đi chài cá. Bởi vì cá cháy đã không còn để ăn sương mai như truyền thuyết đã kể. Có nhà khoa học thuỷ sản đã thông báo: “Cá cháy đã tuyệt chủng từ những năm sáu mươi. Tại sao? Chẳng có lời kết luận của một ai cả. Thật buồn và cũng thật thèm! Nhưng cũng có người cả quyết: cá cháy vẫn còn, vẫn còn đầy, vẫn còn ở một ngọn nguồn nước chảy nơi xa xăm nào đó mà dân vùng này chưa biết. Cá cháy cũng như chim trời, cả hai giống này là quà tặng của thiên nhiên. Biết đâu chẳng có một ngày cá cháy cũng đi trú đông lại quay trở về để tránh giá băng trong dòng nước đầu nguồn. Ngày đó là bao giờ? Chưa có một kỹ sư thủy sản nào mạnh dạn cộng bố. Thôi thì xin cứ đợi, cứ đợi như tượng đá vọng phu.
Mai này, khi Xóm Chài không còn …
0:38', 22/2/ 2005 (GMT+7)
Xóm Chài cách Bến Ninh Kiều một con sông không lớn lắm. Từ bao đời nay, dân Xóm Chài (thuộc phường Hưng Phú quận Cái Răng thành phố Cần Thơ) sống như biệt lập. Phần lớn cơ cực, vất vả, buôn gánh bán bưng kiếm sống. Đã vậy, gần 4 năm nay, bà con mất ăn mất ngủ trước cơn lốc đô thị hóa. Cả phường nằm trong “quy hoạch” giải tỏa toàn bộ, Xóm Chài sẽ mất và người dân phải rời xóm ra đi…
  • Nghịch lý - Xóm Chài
Đêm ở Bến Ninh Kiều, công viên, phố thị rực rỡ đèn màu, nhà hàng đầy ắp người vào ra, du thuyền trên sông chật kín chỗ… Đối diện bên kia sông, Xóm chài buồn yên vắng. Ánh sáng của những tấm bảng quảng cáo càng làm cho Xóm Chài lọt thỏm trong bóng đêm.

Muốn qua Xóm Chài phải đi đò hoặc phà, nếu không thì chạy vòng lên cầu Quang Trung quay ngược xuống. Xóm Chài nghèo, đường sá nhỏ hẹp, đi lại khó khăn. Nhà cửa chen chúc nhiều tầng nhiều lớp, phần lớn là nhà ổ chuột. Cụ bà Trương Thị Liễu (75 tuổi) chua chát: “Hồi mới lập ra Xóm Chài đã nghèo. Bây giờ tuy đỡ hơn một chút nhưng vẫn khó khăn. Cậu em thấy đó, phía bên kia sông nhà cao cửa rộng, giàu sang bao nhiêu thì bên này ngược lại, nghèo bấy nhiêu”.

Một góc Xóm Chài với nhà lụp xụp.

Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Phú – Huỳnh Thị Phụng cho biết: Toàn phường có 2.513 hộ với hơn 17.289 nhân khẩu. Canh tác 210 ha vườn, 30 ha màu, 60 ha lúa và 5 ha ao hầm nuôi cá tra… Đất hẹp, người đông, trên 50% số hộ không đất canh tác. Dân Xóm Chài sinh sống bằng đủ các nghề như: bán xôi, bán cá, rau cải, chèo đò, làm mướn, phụ hồ… Chỗ nào cần lao động làm công là dân Xóm Chài có mặt.
Bà Mạch Thị Ngọc Sương, tổ 53, phân trần: “Gia đình tôi đã 3 đời sống ở Xóm Chài, không đất đai. Ngay cả nền nhà cũng ở đậu. Hàng ngày mâm xôi, thúng bánh mang ra chợ đến tối mới về. Hôm khá, được hai ba chục ngàn đồng, tạm đủ gạo ăn. 5 đứa con lớn lên đi làm thuê, gánh mướn kiếm sống qua ngày”.
Anh Nguyễn Văn Thuyền thêm vào: “Ở xóm này nhà nào cũng vậy. Như gia đình tôi, vợ chồng và 5 đứa con, sống trong căn nhà nhỏ, trời mưa, dột tứ tung không có chỗ nằm. Gần 15 năm chèo đò, tay chai - da sạm nắng nhưng nghèo vẫn nghèo. Hôm nào xuống đò thì có gạo ăn, còn lên bờ phải đi vay nợ. Ăn trước - trả sau, nợ gối đầu trả hoài không dứt, khổ lắm!”.
Anh Nguyễn Thanh Phong, Phó ban Khu vực 3, trăn trở: “Bà con thu nhập như thế sao giàu được, trong khi nhà nào cũng đông con từ 4 - 5 đứa trở lên. Lo cái ăn đã mệt, nói gì đến chuyện nhà cửa, học hành…”.
Cả phường Hưng Phú mấy chục năm nay không nhà nào có nước sạch. Bà con, cứ ra sông gánh nước lên lóng phèn là ăn uống tuốt luốt. Mặc kệ, dưới sông biết bao nhiêu thứ rác rưởi ô nhiễm. Đêm đêm, dân Xóm Chài tụm năm - tụm bảy, nhìn sang Bến Ninh Kiều lộng lẫy mà tủi thân, trách phận.
  • Mai này: Xóm Chài lên phố thị
Hỏi phường, Xóm Chài hình thành bao lâu? Phường lắc đầu không “nhớ” rõ. Nhưng theo những người cao tuổi cho biết, thuở nhỏ họ sinh ra và lớn lên tại đây, cha mẹ đã sống ở Xóm Chài lâu lắm. Ngày trước, ngoài Xóm Chài Hưng Phú còn có xóm đáy, xóm gạch, xóm củi, xóm bún…
Người địa phương cũng có, nhưng phần lớn là dân từ các nơi về. Do nghèo, không có tiền sinh sống ở nội ô, nhiều người chọn Xóm Chài lập nghiệp. Từ đó xuất hiện những cái tên địa phương gắn liền với nghề nghiệp mưu sinh của họ. Dần về sau này, một số nghề như đóng đáy, làm củi, bún… bị mai một.
Riêng Xóm Chài vẫn tồn tại đến hôm nay. Mặc dù nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ một con sông, nhưng Xóm Chài vẫn là một vùng quê. Ngoài khu vực đông dân cư gần trụ sở UBND phường, thì bên ngoài vẫn có vườn, có ruộng. Khi cầu Quang Trung thông xe năm 2002, nối liền nội ô Cần Thơ sang Hưng Phú, cộng thêm mở con đường nhựa dẫn xuống Cảng Cái Cui.

Dân chèo đò Xóm Chài đang chờ khách, phía sau là đô thị Cần Thơ lộng lẫy.

Bộ mặt Xóm Chài thay đổi, giá đất tăng lên từng ngày. Anh Nguyễn Văn Sáu, Chủ tịch HĐND phường Hưng Phú, khoe: “Theo quy hoạch của thành phố, toàn bộ diện tích phường Hưng Phú sẽ giải tỏa, xây dựng khu đô thị mới. Ngoài những khu dân cư hiện đại mọc lên, khu vực Xóm Chài sẽ được xây dựng công viên và khu vui chơi bậc nhất thành phố”. Hiện tại, có 14 dự án lớn đã và đang triển khai.
Như vậy, không bao lâu nữa, Xóm Chài nghèo khổ với những căn nhà ổ chuột sẽ biến mất, nhường chỗ cho đô thị mới. Chính quyền phường Hưng Phú tin rằng: khi lên phố thị, cơ sở hạ tầng sẽ tốt, điều kiện sinh hoạt đầy đủ hơn. Hưng Phú sẽ thoát khỏi cái nghèo, vươn lên “bằng em, bằng chị”.
  • ... Và những trăn trở
Những ngày này, Xóm Chài “chìm” trong đề tài đô thị hóa. Người mừng, khi Xóm Chài được khoác lên mình chiếc áo mới đẹp hơn. Người lo toan, không biết nay mai khi rời Xóm Chài sẽ sống ra sao? Ông Đỗ Văn Bắc (65 tuổi) băn khoăn: “Chúng tôi vui vì Xóm chài đổi mới, tuy nhiên, vẫn trăn trở khi chưa có nơi ở mới và việc làm ra sao?”. Băn khoăn của ông Bắc cũng là nỗi lo chung của người dân Xóm Chài trước giờ lên đô thị. Trong đó, những người nghèo cả đời chèo đò, buôn gánh bán bưng… khi giải tỏa, dân cư không còn, họ đồng nghĩa với thất nghiệp…

Mang những trăn trở của bà con Xóm Chài, chúng tôi tìm đến các ngành chức năng. Ông Mai Hồng Châu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Cái Răng, cho biết: “Quận đã chuẩn bị khu tái định cư rộng 28 ha tại khu vực 4. Hiện giải tỏa hơn 80% và sẽ làm hạ tầng ngay, đảm bảo chỗ ở mới cho bà con. Vấn đề đền bù cũng đang tính toán không để người dân chịu thiệt.
Tuy nhiên, cái khó là giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người không đơn giản. Bởi phần lớn không nghề và học vấn thấp”. Giải pháp trước mắt, vận động bà con sau khi nhận tiền nên mua lại đất ruộng ở nơi khác duy trì sản xuất. Bên cạnh đó, đề nghị các chủ đầu tư hỗ trợ thêm vốn và nhận người dân vào làm công nhân (như phụ hồ, khuân vác, bảo vệ…) trong các dự án.
Đến nay, có hàng ngàn người đang làm công nhân với thu nhập từ 20 ngàn tới 40 ngàn đồng/người/ngày. Về lâu dài, sẽ tổ chức cho người dân học nghề, để bố trí vào làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất… Phường Hưng Phú còn vận động bà con đầu tư cho con em ăn học. Bởi khi lên đô thị muốn tìm việc làm phải có trình độ.
Một số gia đình nhận ra việc này, đã cho con học lên đại học. Như gia đình Cao Hữu Há, khu vực 3, dù khó khăn nhưng anh nhất quyết nuôi 3 con học đại học. Đứa con trai lớn vừa tốt nghiệp bác sĩ, anh tiếp tục đưa lên TP Hồ Chí Minh “chuyên tu” thêm 4 năm để vững tay nghề trước khi về địa phương công tác.

Chia tay Xóm Chài, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của bà con và chính quyền phường Hưng Phú. Diện mạo mới đang hình thành thay thế cái nghèo tồn tại cả trăm năm. Cố gắng của các ngành chức năng, khi Xóm Chài phát triển, đời sống bà con cũng khá lên. Như vậy, lên đô thị mới có ý nghĩa. 
HUỲNH PHƯỚC LỢI
http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2005/thang2/37054/





Người dân truyền tai nhau rằng, trước đây người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng chợ Bà Cô. Sau đó, họ mời thầy phù thủy đến để yểm bùa và một trinh nữ đã bị bắt về làm phép rồi nhấn chìm xuống giếng đến chết...
Từ bao đời nay, người dân xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vẫn đồn thổi về những câu chuyện kỳ bí xung quanh giếng Chợ ở thôn Tranh. Theo các bậc lão làng kể lại, trước đây, người Tàu đã chôn giấu rất nhiều vàng bạc, của cải kèm theo một trinh nữ để yểm bùa không cho người ngoài lấy trộm.
Kỳ bí kho báu bị yểm bùa bằng trinh nữ ở Bắc Giang - Ảnh 1
Giếng chợ Bà Cô hiện đã được xây lại cẩn thận.
Sự tích yểm bùa giếng chợ Bà Cô
Giếng chợ Bà Cô có tự bao giờ không ai biết. Ngay cả những cụ già nhất trong làng cũng nói rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái giếng đã có rồi. Giếng chỉ sâu hơn 1 mét, nước trong văn vắt như mắt mèo và không bao giờ thấy cạn. Bên giếng có một ngôi đình cổ và một con chó bằng đá, bên cạnh nữa là một khu đất trống, người dân sử dụng để làm nơi họp chợ.
Người dân thôn Tranh kể rằng, ngày trước giếng có tên gọi khác là giếng Đình. Nhưng sau đó, đổi tên thành giếng chợ Bà Cô vì sự tích kỳ bí mà các bậc lão làng ở đây khẳng định là có thật. Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây, người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng. Để không bị người khác xâm nhập, lấy trộm, họ đã mời một thầy phù thủy đến để yểm bùa ngải, ma thuật giữ của. Thầy phù thủy này đã tìm chọn và bắt một thiếu nữ tóc dài, xinh đẹp nhất vùng, đặc biệt cô gái đó phải là người còn trinh nguyên về để yểm bùa.
Trước khi làm phép, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng 3 tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm.
Tên gọi giếng Đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng từ đó mà có. Ngoài sự tích bí ẩn này, người ta còn đồn rằng, ngày xưa còn có những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn. Trong một lần cải tạo giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn ở đáy giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng tràng hạt và một cái chuông nhỏ.
Theo miêu tả thì con chó đá này có chiều cao khoảng 60 - 70cm, nặng khoảng 200 - 300kg, được tạc trong tư thế có 2 cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Chính sự phát hiện này càng khiến người dân nơi đây tin vào những câu chuyện kỳ bí quanh chiếc giếng.
Những câu chuyện ly kỳ
Sau khi được nghe một số người dân kể lại những câu chuyện kỳ bí ấy, chúng tôi được giới thiệu đến gặp cụ Nguyễn Văn Bao, năm nay hơn 80 tuổi để biết rõ hơn về những câu chuyện xung quanh giếng. Cụ Bao bảo rằng, cụ cũng không biết thực hư những câu chuyện đó thế nào, cụ chỉ khẳng định rằng giếng đó thật sự rất thiêng.
Cụ Bao nói rằng, ở xã Vô Tranh này, không chỉ có giếng, đền thờ thiêng, mà cả vùng đất này cũng rất linh thiêng. Cụ dẫn chứng rằng, cụ và nhiều bạn bè trong xã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng rất ít bạn bè của cụ bị chết bởi bom đạn, có chăng thì chỉ bị chết bởi sốt rét hoặc bệnh hiểm nghèo, nhưng hầu hết đồng đội cùng xã, sau chiến tranh trở về gần như đầy đủ.
Theo lời cụ Bao, ngày trước xung quanh cái giếng cây cối rậm rạp, um tùm, nước giếng rất mát và trong vắt. Những người dân nơi đây kháo nhau rằng, nếu muốn uống nước trong giếng thì tuyệt nhiên không được mở miệng. Cứ im lặng múc nước mà uống, chỉ cần khen nước ngọt hoặc chê nước dở thì về nhà sẽ đau bụng quằn quại, nếu đi khám thì cũng không tìm ra được bệnh và uống thuốc gì cũng không thấy đỡ. Điều đặc biệt nữa là, giếng chỉ được dùng để uống, không được phép rửa chân tay hay mặt mũi.
Nhiều người dân nơi đây cũng khẳng định rằng, có không ít người nơi khác đến do không biết những “quy định miệng” kia nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về thì ốm liệt giường. Có người thậm chí ốm 3 tháng sau mới khỏi.
Cụ Bao kể lại chuyện hồi nhỏ của mình rằng: “Tôi chơi thân với cụ Tảo, cụ Hiệu trong thôn. Hồi nhỏ, mấy đứa rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng cạnh giếng chợ Bà Cô để chăn. Do mải chơi, mấy đứa để trâu ăn lúa, rồi uống nước của giếng Bà Cô. Không chỉ có vậy, con trâu của nhà cụ Hiệu còn đằm mình trong giếng ấy. Mấy hôm sau thì con trâu đó bị chết mà không rõ nguyên nhân. Còn riêng cụ Hiệu và cụ Tảo thì ốm dặt dẹo mấy tháng sau mới khỏi”.
Những câu chuyện tưởng chỉ dừng lại rỉ tai đồn đoán vu vơ, nhưng đến một ngày, ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Vô Tranh về đây cất nhà, do không có nước sinh hoạt, thấy giếng chợ Bà Cô sạch sẽ, ông đã rủ một vài người hàng xóm góp tiền, cùng nhau cải tạo lại để lấy nước về dùng. Mặc dù giếng chỉ sâu hơn 1m, nhưng người dân thay phiên nhau múc nước đến quá một buổi mà nước trong giếng chỉ vơi đi một nửa.
Trong quá trình nạo vét, người dân phát hiện dưới lớp bùn sâu có một con chó đá nặng chừng 300kg, dài khoảng 70cm, sau đó họ phải huy động 7 thanh niên lực lưỡng mới nhấc con chó đá ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm 7 - 8m khiến ai nấy đều hốt hoảng.
Lời nguyền kho báu
Người dân nơi đây còn rỉ tai nhau về câu chuyện thần giữ của là con chó đá mà người dân xã Vô Tranh khai quật được. Được biết, sau khi nhấc con chó lên khỏi giếng, thấy con chó đá đẹp quá, rất nhiều tỏ ý muốn xin hoặc mua lại về để làm cảnh. Nhưng tất cả mọi người hôm đó đều thống nhất rằng, đó là báu vật của làng, cộng thêm nhiều chuyện đã xảy ra nên sợ, quyết định không bán và cho ai. Người dân đồn thổi rằng, con chó đá là thần giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Vì thế họ đặt con chó ngay bên cạnh giếng mà không bị mất trộm.
Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Đó là vào sáng ngày 27 tháng chạp, năm 2008, sau khi thức dậy, ông Triệu phát hiện con chó đá bị đánh cắp. Điều bất ngờ, sau đó đúng một năm, con chó đá lại được đặt ngay ngắn ở vị trí cũ và cạnh đó là một bát hương đang cháy dở cùng rất nhiều tiền vàng được rải xung quanh giếng. Mọi người trong thôn đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mãi sau này ông Triệu mới biết, con chó đá bị ông Nghi Hải ở xóm Trại Găng bên cạnh lấy trộm mang về nhà. Sau khi mang chó về, gia đình ông Nghi Hải xảy ra rất nhiều chuyện mà theo người dân nơi đây là do ông đã trộm con chó đá nên bị phạt. Gia đình ông Hải làm gì cũng thất bát, con cái thì thường xuyên ốm đau, thằng con trai nhà ông đi xe máy tự ngã rồi chết, bản thân ông Hải từ ngày mang con chó về thì thường xuyên phải nằm viện...
Sau khi nghe nhiều người nói về lời nguyền, sợ quá nên ông lại phải đem trả con chó vào đúng vị trí và ngày giờ mà ông đã lấy. Được biết, sau khi về vị trí cũ được ít tháng thì con chó lại bị mất và đến giờ, 3 năm đã qua, người dân chưa thấy con chó quay về.
Nhiều người tìm nhưng không thấy kho báu
Cách đây hơn 10 năm, có một nhóm người ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đến đào bới giếng để tìm kho báu. Nhóm người này khoảng 10 người, họ lắp máy bơm với ý định bơm cạn nước giếng, nhưng bơm mãi mà giếng chỉ cạn được một phần. Trong đoàn, có người xuống giếng và thọc tay xuống sâu lớp bùn lấy lên một nắm cát, theo như mọi người nói đây là vàng sa khoáng.
Một nhóm người khác tự xưng là dân làng bên đến giữ của và họ giở luật giang hồ. Sau cuộc xô xát đó, những người ở Lục Ngạn đành bỏ của chạy lấy người. Chiếm được giếng, những người chủ mới liền tiến hành tìm kiếm nhưng tìm mãi mà không thấy vàng ở đâu. Một điều lạ lùng là những thanh niên khỏe mạnh đang làm, tự nhiên lăn ra ốm mà không rõ nguyên nhân, đi khám và uống thuốc gì cũng không khỏi. Sau đó họ phải làm lễ cúng bên cạnh giếng thì mới khỏe lại được.
Rốt cục, sau khoảng nửa tháng đào bới, dù đã sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, họ cũng không tìm được vàng mà còn phải tiêu một khoản chi phí khá lớn để thuê người, thuê máy. Theo người làng, có rất nhiều người đã dùng máy dò đến để tìm kho báu nhưng cũng chỉ tìm được một ít tiền cổ, còn vàng thì chưa ai tìm được.

Theo Người Đưa Tin
http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-bi-kho-bau-bi-yem-bua-bang-trinh-nu-o-bac-giang-a11496.html

No comments:

Post a Comment