Saturday, October 31, 2015

ĐAU NỬA ĐẦU TRÁI




Huyệt Ế phong
http://chuaviemphukhoa.com.vn/huyet-vung-tay/


shared http://khamchuabenh.info/benh-chuyen-khoa/dau-dau/bam-huyet-chua-dau-dau.html

bấm huyệt chữa đau đầu

Điểm A (chính giữa hai lông mày) giúp cân bằng tuyến yên, giảm sốt, đau đầu, khó tiêu,  đau dạ dầy
Điểm B (chỗ lõm ở hai bên nơi sóng mũi giao với lông mày) giảm cơn đau mắt, đau đầu, sốt và mỏi mắt
Điểm C (ở dưới cùng của xương gò má) làm giảm mỏi mắt, tắc mũi và đau răng.

bấm huyệt chữa đau đầu 2

Điểm D ở trung tâm gáy, trong một chỗ lõm lớn dưới sọ: làm giảm đau mắt, tai, mũi, họng, đau đầu, chóng mặt và cứng cổ.
Điểm E dưới hộp sọ, trong chỗ lõm giữa hai cơ cổ thằng đứng: làm giảm viêm khớp, đau đầu (đau nửa đầu) chóng mặt, cứng cơ, đau cổ, mỏi mắt
Điểm F nửa inch dưới hộp sọ: làm giảm cẳng thẳng, mỏi mệt, mất ngủ, viêm họng, mỏi mắt
bấm huyệt chữa đau đầu 3
Điểm G (gây co thắt sớm trong tử cung kỵ thai) làm giảm đau đầu vùng trán, đau răng, đau vai.

bấm huyệt chữa đau đầu 4
Điểm H giúp giảm chuột rút, đau đầu, mỏi mắt, dị ứng và viêm khớp.

bấm huyệt chữa đau đầu 5
Điểm I trên đỉnh của bàn chân, 1 inch phía trên của ngón thứ 4 và 5: làm giảm đau hông, mỏi vai, đau viêm khớp, đau đầu, đau thần kinh tọa.


bonus:


Lunigiana.

the best white maple in the world

Friday, October 30, 2015

NGŨ TÂN

shared http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/1826-xin-hoi-ve-cay-gia-vi/

1- Củ nén : 

Cây nén thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) còn gọi là hành tăm. Thân giả chiều cao cây trung bình từ 20-30 cm. Lá có dạng hình mũi kim – Nghĩa là tròn nhọn. Củ màu trắng trong có vỏ mỏng bao bọc. 

Tóm lại Cây nén giống cây hành. Dưng tiết diện thân nhỏ hơn – Mũi nhọn hơn. Củ giống củ hành nhưng tròn hơn - thịt củ trắng trong hơn. Thịt củ hành thì trắng hồng và trắng đục. 

Mùi vị Nén hắc kiểu như hành + tỏi. Thân củ có tác dụng giải cảm cúm tốt như hành và tỏi. 

Cây nén thích hợp với thổ nhưỡng miền trung việt nam. Người miền trung và một phần nam bộ hay dùng củ nén. Còn miền bắc hay dùng củ hành làm gia vị trong chế biến thức ăn. 

Món bánh hỏi miền trung hay dùng lá nén xào với dầu mỡ rắc lên. Ăn có vị khác lạ hẳn. 

2- Hưng Cừ : 

Phân bố phổ biến ở vùng Bắc Ấn Ðộ. Cây dạng loại thảo mộc sống lâu năm. Thân gốc giống như củ cải. Lá giống như lá rau cải thìa. Khi đông về thì bông lá đều tàn lụi. Nhựa cây trắng như nhựa đào. Toàn thân có mùi vị cay hôi rất chi là nồng nặc. Cây có tác dụng làm thuốc và gia vị. Việt Nam và Trung Quốc không có loại này và cũng không phổ biến nhu cầu sử dụng loại gia vị này.

Phật giáo quan niệm đây là những loại thực phẩm có tính chất kich thích dục vọng trong con người - lên phải kiêng tránh.

Nhà cháu thấy ở miền Trung và Nam nước ta có phổ biến món củ kiệu vào dịp xuân về Tết đến. Thật ra Kiệu cũng một dòng họ hàng con chú con bác với Hành và Tỏi. Nhưng chắc do trong kinh điển Bụt không dạy kiêng kiệu. Nên các Bụt tử nước ta vẫn nhậu vô tư. Với ai là Bụt tử, theo nhà cháu không nên ăn cả củ kiệu vì phải linh hoạt chứ : vì bên Ấn độ chắc không có kiệu giống như bên ta không có hưng cừ nên Bụt không nhắc đến. 
Y học hiện tại đã có những nghiên cứu Hành+ hẹ+ tỏi+ nén… đều rất giầu chất kháng sinh nên có khả năng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt có công trình còn loan báo tỏi có tác dụng chữa ung thư. 

shared http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/vi-sao-nguoi-an-chay-khong-duoc-an-hanh-toi-ngu-vi-tan/
 

Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?

Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?
Hỏi: Kính bạch thầy, con không hiểu lý do tại sao người Phật tử khi ăn chay không được ăn ngũ vị tân? Ăn ngũ vị tân có hại như thế nào mà không được ăn? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Đáp: Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: 
Hành (cách thông) 


hẹ (từ thông), 

tỏi (đại toán, cửu tóan - allium sativum linn), 

kiệu (lan thông) 

và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum (hành lá)
là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806).
Lý do tại sao người Phật tử không nên ăn những thứ nầy, bởi vì đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư v.v… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.
Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”
Điều nầy, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại nầy, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.
Theo lời giải đáp của Hòa Thượng Thanh Từ về vấn đề nầy, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ nầy.
Nhưng như trên đã nói, chỉ được dùng trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại.
Nói tóm lại, việc kiêng cử Ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.
Thích Phước Thái



Thursday, October 29, 2015

Đương Quy Tửu - Tankwe-Gin - Dang Gui Jing

shared http://khicongydaotoronto.com/forum/viewtopic.php?f=32&t=1668

Gửi bàigửi bởi purelander » Thứ 2 Tháng 2 04, 2013 5:02 pm
A Di Đà Phật!

Kính chào Thầy Hữu!

Diệu Âm ở Úc Châu, đã đi kiếm Tankwe-gin ở rất nhiều tiệm thuốc Bắc bên đây, nhưng không ai biết Tankwe-gin hoặc ĐQT là gì cả. Diệu Âm vô tình đọc chữ "Đương Quy Gin" ra cho tiệm nọ, thì họ đưa cho coi một hộp - so sánh thành phần thấy rất gần với bài ĐQT mà Thầy Ngọc viết. Nay Diệu Âm trích ra dưới đây, xin Thầy duyệt lại xem có đúng không.

Kính _()_
A Di Đà Phật!

==================
Dang Gui Jing

Ingredients: (English: Angelica sinensis root, Paeonia lactiflora root, Rehmannia glutinosa root-prep, Poria cocos fungus, Codonopsis pilosula root, Astragalus membranaceus root, Glycyrrhiza uralensis root-prep, Ligusticum wallichii rhizome, Sucrose, Benzoic acid E210 (preservative), Ethylparaben E214 (preservative)) - (Chinese: Zhe tang, Dang gui, Chun hua shui, Bai shao, Shu di huang, Fu ling, Dang shen, Huang qi, Zhi gan cao, Chuan xiong, Ben jia suan, Qing ben yi zhi.)

Functions: Tonifies Qi and Blood, Regulates Menstruation

Indications: Qi and Blood deficiency presenting with a pale complexion, fatigue, weakness, cracked, brittle nails, dry skin, hair and eyes, blurring of vision, visual disturbances, poor appetite, loose stools, poor muscle tone and weakness of the limbs, numbness or tingling of the limbs, soft and low voice, lightheadedness, dizziness, palpitations, poor memory and concentration, bruising easily, scanty, irregular menstruation or amenorrhea, post-menstrual fatigue, chronic non-healing ulcers and sores, symptoms are exacerbated by fatigue or exertion.

Standard Dosage: 1 Tbs., 3 x day.
purelander
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 1 14, 2013 9:26 pm

Re: Đương Quy Tửu - Tankwe-Gin - Dang Gui Jing

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 2 Tháng 2 04, 2013 10:06 pm
Ingredients: (English: Angelica sinensis root, Paeonia lactiflora root, Rehmannia glutinosa root-prep, Poria cocos fungus, Codonopsis pilosula root, Astragalus membranaceus root, Glycyrrhiza uralensis root-prep, Ligusticum wallichii rhizome, Sucrose, Benzoic acid E210 (preservative), Ethylparaben E214 (preservative)) - (Chinese: Zhe tang, Dang gui, Chun hua shui, Bai shao, Shu di huang, Fu ling, Dang shen, Huang qi, Zhi gan cao, Chuan xiong, Ben jia suan, Qing ben yi zhi.)

Functions: Tonifies Qi and Blood, Regulates Menstruation

Indications: Qi and Blood deficiency presenting with a pale complexion, fatigue, weakness, cracked, brittle nails, dry skin, hair and eyes, blurring of vision, visual disturbances, poor appetite, loose stools, poor muscle tone and weakness of the limbs, numbness or tingling of the limbs, soft and low voice, lightheadedness, dizziness, palpitations, poor memory and concentration, bruising easily, scanty, irregular menstruation or amenorrhea, post-menstrual fatigue, chronic non-healing ulcers and sores, symptoms are exacerbated by fatigue or exertion.

Standard Dosage: 1 Tbs., 3 x day.

Thành phần: (tiếng Anh: Angelica sinensis gốc, Paeonia lactiflora gốc, Rehmannia glutinosa root-chuẩn bị, Poria Cocos nấm, ba kích, kỳ nam pilosula gốc, Astragalus membranaceus gốc, Glycyrrhiza uralensis gốc-chuẩn bị, Ligusticum wallichii rễ, Sucrose, axit Benzoic E210 (chất bảo quản),Ethylparaben E214 (chất bảo quản)) - (Trung Quốc: Zhe tang, Đặng gui, Chun hua thủy, Bai Shao, Shu di huang, Fu ling, Đặng shen, Huang qi Zhi gan cao, Chuan Xiong, Bến jia Suan, Thanh ben yizhi).

Chức năng: Tonifies Qi và Blood, Điều chỉnh Kinh nguyệt

Chỉ định: Qi và thiếu máu có một làn da xanh xao, mệt mỏi, yếu, nứt, móng tay giòn, khô da, mái tóc và đôi mắt, làm mờ tầm nhìn, rối loạn thị giác, chán ăn, tiêu phân lỏng, trương lực cơ kém và yếu của các chi, tê hoặc ngứa ran của tay chân, giọng nói nhẹ nhàng và thấp, chóng mặt, choáng, hồi hộp, trí nhớ và sự tập trung, bầm tím dễ dàng, ít ỏi của chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, mệt mỏi vô kinh, không lành loét mãn tính và đau, các triệu chứng trầm trọng thêm bởi mệt mỏi hoặc gắng sức.

Tiêu chuẩn Liều dùng: 1 muông, 3 x ngày.

Chào Diệu Âm.
Chai thuốc này có công dụng cho những người thiếu máu.Các bệnh sau đều từ thiếu máu thiếu khí mà ra. 
Nếu diệu âm bị thiếu khí huyết thì có thể dùng được theo chỉ định 
Khi dùng thuốc phải thử thuốc xem có bị phản ứng phụ không. cơ thể bệnh tình mỗi người mỗi khác

Ở Sài Gòn có thể mua Đường Quy Tửu rất dễ dàng ở hiệu thuốc 52 trên đường Hải Thượng Lãn Ông, hoặc ở chợ lớn.
Giá khoảng < 2,5 $
Nếu cần mua thì Diệu Âm nhờ người nhà mua gửi qua.
Thân

Healthy Prostate & Ovary.


Trị UT Tuyến tiền liệt & UT Buồng trứng.

Nguyên liệu: 

rễ lá đu đủ  


rễ lá đậu ván (astragalus) (Huangqi) Đương Qui
a24_Astragalus_root__252528Huangqi_252529.jpg




rễ lá chuối nước (water plantain) 



trái mướp đắng (bitter melon) * 


lá trinh nữ hòang cung (crinum latifolium)  






lá xương sọ (skullcap)
skullcap herb picture

shared http://www.allergyresearchgroup.com/healthy-prostate-ovary-180-capsules
Healthy Prostate & Ovary is a blend of Chinese and Vietnamese herbs that are traditionally known to support the health of ovary, prostate, and breast.*
Suggested use: As a dietary supplement, 3 capsules three times daily, or as directed by a healthcare practitioner.
Serving Size3 capsules
Servings per container60
Amount per serving:
Proprietary blend1.8 g
Astragalus (Root) Extract
Water Plantain (Root) Extract
Crinum latifolium (Leaves) Extract
Bitter Melon (Fruit) Extract
Papaya (Leaves) Extract
Skullcap (Leaves) Extract
Other ingredients:

Hydroxypropyl methylcellulose, cellulose (sự chuyển hóa) , L-leucine (Leucine (viết tắt là Leu hoặc L) là một α-axit amin mạch nhánh với công thức hóa học)
Keep in a cool, dry place, tightly capped.
*This statement has not been evaluated by the U.S. Food and Drug administration. The product is not intended to diagnose, treat, cure, or prevent any disease.

Notes: 
Hydroxypropyl Methycellulose (HPMC) là một polymer tự nhiên carbohydrate đa chức năng. HPMC có thể được sử dụng trong chăm sóc tóc, kem và các loại kem, các sản phẩm chăm sóc da, các sản phẩm cạo râu, Suncare, và các công thức chăm sóc thẩm mỹ và cá nhân khác. HPMC có lẽ là tốt nhất được biết đến như chất làm đặc cho các sản phẩm gel hóa, dầu nhờn, thoa tăng cường và ổn định, nhũ tương ổn định. HPMC hoạt động tốt nhất trong một phạm vi pH của 3 - 11.

HPMC là một chất làm đặc cực kỳ hiệu quả. Như ít nhất là 0,3 - 1,0% thành công sẽ dày lên hầu hết các công thức. Bôi trơn tự nhiên của HPMC có thể cải thiện dòng sản phẩm và hỗ trợ trong pha chế. Các đặc tính cảm quan của sản phẩm cũng có thể được tăng cường rất nhiều. Ví dụ, gel cạo râu có thể biểu hiện cải thiện dao cạo lướt và da toner có được một cảm giác, nhẹ nhàng hơn um tùm. Trong nhũ tương, HPMC sẽ tăng cường ổn định tổng thể và cải thiện cảm giác da. HPMC có thể được sử dụng trong kết hợp với lợi khác để cung cấp các thuộc tính hệ thống treo cho các sản phẩm của Herbarie HPMC đặc biệt khoan dung của các công thức có chứa cồn và các công thức có hàm lượng muối cao.

Phân tán Kỹ thuật: 
1. Nhiệt khoảng 1/3 khối lượng nước cần ít nhất là 194 độ F (90 độ C). 2. Thêm bột HPMC nước nóng với kích động. 
3. Khuấy động hỗn hợp cho đến khi các hạt phải được giữ ẩm ướt và phân tán đồng đều. 
4. Để hòa tan hoàn toàn, thêm phần còn lại của nước như nước lạnh hoặc nước đá để hạ thấp nhiệt độ của phân tán. Sau khi phân tán đạt đến nhiệt độ mà tại đó HPMC trở thành tan trong nước, bột bắt đầu tăng độ ẩm và độ nhớt. 
5. Tiếp tục kích động cho ít nhất 30 phút sau khi đạt được nhiệt độ thích hợp. 
6. Tiến hành xây dựng.

INCI Name: Hydroxypropyl Methycellulose

Đề nghị sử dụng: 0,1 - 2%

Vật lý Mẫu: Off-White, chảy tự do, trọng lượng nhẹ, dạng hạt bột

Không chứa ion

Độ hòa tan: Tan trong nước / Không hòa tan trong dầu

Độ nhớt: 2% trong dung dịch (nước) = 18,000-120,000 cps

nhacj chees

animals risks

luân hồi * nhân quả

Câu chuyện xảy ra vào cuối triều đại nhà Minh đầu nhà Thanh tại thôn Ngõa Gia Điếm cách Bắc Kinh khoảng hơn mười dặm.
Trong thôn này có một gia đình rất giàu, mọi người thường gọi là “Tiền viên ngoại”. Ở cách nhà họ khoảng hai dặm có một gia đình nông dân họ Lý, mọi người thường gọi là “Lý lão nhị”. Lý lão nhị là người biết làm một chút các công việc xây dựng, cho nên ông thường xuyên đến nhà Tiền viên ngoại để làm các việc đó cho gia đình này. Mỗi lần Lý lão nhị đến làm việc nhà Tiền viên ngoại, Tiền gia đều trả cho ông không ít tiền công. Bởi vì hai nhà thường xuyên qua lại nên Tiền gia coi Lý lão nhị là Lý đệ (em trai), còn Lý lão nhị gọi Tiền gia là Tiền đại ca (anh trai).
Một năm nọ, cả nhà Tiền viên ngoại đều phải đến phía nam làm việc trong thời gian mấy tháng mới trở về. Tiền viên ngoại cho gọi Lý lão nhị đến nói chuyện: “Lý đệ! Hai gia đình chúng ta có mối quan hệ tốt đẹp, ta nay gọi đệ đến là có chút việc muốn nhờ, không biết là Lý đệ có giúp được không?”
Lý đệ nói: “Tiền đại ca, đại ca có việc gì cứ việc nói, nếu là việc đệ có thể xử lý được thì nhất định sẽ cố gắng làm.”
Tiền viên ngoại nói: “Ta có một lượng lớn rượu quý, chỉ sợ người ngoài lấy trộm mất, muốn chuyển đến nhà đệ để đệ trông coi giúp, không biết ý đệ thế nào?”
Lý đệ nói: “Đại ca à, đệ còn tưởng việc gì to tát, đại ca cứ yên tâm đi đi, khi nào đại ca trở về đệ sẽ trả lại nguyên vẹn.”
Thế là, Tiền viên ngoại cho người làm đưa đến nhà Lý lão nhị 30 vò rượu quý, Lý lão nhị đem chúng cất giữ trong một phòng trống ở phía tây rồi khóa chặt cửa lại.
Loáng một cái mà đã hai tháng trôi qua, gia đình nhà Tiền viên ngoại đi mà không thấy có tin tức gì về báo về.
Một hôm, Lý lão nhị nhớ ra Tiền viên ngoại có gửi ba chục vò rượu quý liền mở cửa phòng để xem xem một chút. Khi ông mở cửa phòng ra xem, thấy ba mươi vò rượu đều dùng một loại giấy đặc biệt dán miệng, trên thân vò rượu còn dán giấy màu hồng, trên đó đều ghi một chữ rất đậm “Rượu”. Lý lão nhị dùng hai tay nhấc một vò rượu lên rồi lắc qua lắc lại nhưng lại thấy không có mùi vị gì. Ông ta thầm nghĩ: “Vò rượu này dù dán kín miệng rồi thì vẫn có thể ngửi thấy mùi rượu chứ”. Hai tay ông ta lại lắc lắc nhưng cũng không nghe thấy âm thanh của rượu, cuối cùng ông ta quyết định mở một vò rượu ra xem. Nhưng thứ mà được đổ ra lại khiến ông ta vô cùng kinh ngạc, đâu có phải rượu, toàn là bạc trắng. Ông ta bắt đầu mở hết cả 30 vò rượu ra, và đếm được đúng 3000 lượng bạc trắng. Lão nhị nghĩ: “Đây đúng là tiền trên trời rơi xuống…!” Nhìn thấy số bạc này, Lý lão nhị nổi lòng tham, ông ta nghĩ hết cách để số bạc này biến thành của mình. Cuối cùng, Lão nhị nghĩ ra một chiêu thâm hiểm là đi ra ngoài mua rất nhiều rượu ngon về rồi rót đầy vào các vò rượu kia, sau đó dán kín lại như lúc ban đầu, còn số bạc đó ông ta đem chôn hết xuống phần đất trong nhà.
Mấy tháng sau, gia đình Tiền viên ngoại trở về, Lý lão nhị liền mang 30 vò rượu kia trả lại. Khi Lý lão nhị vừa đi khỏi, Tiền viên ngoại mở các vò rượu ra xem xét, nào ngờ tất cả bạc trắng đã biến thành rượu trắng. Tiền viên ngoại hiểu rõ: “Vậy là toàn bộ số tiền tích góp cả đời mình đã bị Lý lão nhị chiếm hết”. Ông cũng có ý định đến cửa quan để tố cáo Lý lão nhị nhưng lại nghĩ: “Ta lúc trước đã nói với Lý lão nhị toàn bộ các vò này là rượu, nên việc ông ta trả lại rượu thì không kiện gì được”. Việc này quả thực khiến ông đành phải ngậm bồ hòn mà im lặng, có nỗi khổ mà không nói được ra. Tiền viên ngoại từ đó vừa nén giận vừa nén uất ức trong lòng, không quá nửa năm sau thì chết.
Lý lão nhị thấy Tiền viên ngoại đã chết, không có người tìm ông ta đòi lại nên liền dùng số tiền đó chi tiêu cho gia đình. Ông ta mua một ngôi nhà rất lớn, lại cưới thêm mấy bà vợ bé, quả thật là: “Khi xưa nghèo hèn thì vắng vẻ, hôm nay thì đông đúc như trảy hội”.
tranh nhan quaTham lam tức có báo ứng (Ảnh: internet)
Một hôm, Lý nhị đang nằm ngủ thì mơ: Ông đang ở trong phòng uống trà, đột nhiên cánh cửa mở ra, một người từ bên ngoài đi vào, ông ta nhìn kỹ thì ra là Tiền viên ngoại. Tiền viên ngoại trên vai có mang một cái bao rồi nhìn ông ta cười ha hả nói: “Ta đến để đòi nợ đây!”. Lý lão nhị đột nhiên tỉnh giấc, toàn thân toát mồ hôi.
Đúng lúc ấy, một nữ hầu đến nói với ông ta: “Xin chúc mừng lão gia, phu nhân đã sinh cho ngài một công tử rất bụ bẫm ạ!”
Đây vốn là một chuyện tốt, nhưng nghĩ đến giấc mộng vừa rồi, Lão nhị thấy bất ổn trong lòng, ông luôn nghĩ đứa con trai vừa ra đời có liên quan gì đó đến giấc mộng kia. Vì thế, ông ta luôn cảnh giác với đứa con này. Thế nhưng, đứa con này lại hiếu thuận với cha một cách lạ thường. Đến tuổi tới trường, Lý nhị nhờ mấy thầy giáo dạy cho cậu, đứa trẻ này cái gì cũng học rất nhanh, thứ gì đã học qua là dường như không quên. Lão nhị cũng từng khoe với mọi người con trai ông là một đứa bé kỳ tài, tương lai có thể thi đỗ làm quan. Sau một thời gian dài, giấc mộng kia cũng dần dần đi vào quên lãng.
Năm đó con trai của Lý nhị gia tròn 18 tuổi và đi vào kinh dự thi. Quả nhiên, cậu ta thi đỗ, làm quan thất phẩm. Gia đình Lão nhị treo đèn đỏ khắp nơi, ai nấy đều vui mừng khôn xiết, bạn bè người thân đều đến chúc mừng. Trong bữa tiệc có một người nói: “Thời buổi này nhiều người dùng tiền mua quan, ta thấy nhà Lý huynh cũng không thiếu tiền, chi bằng tốn chút tiền mua cho con trai chức quan to hơn một chút, nếu như huynh bằng lòng, ta có thể dẫn huynh đến gặp một người giúp huynh.” Tất cả mọi người đang ngồi dự tiệc đều cho đó là ý kiến hay. Lý nhị nghĩ:“Đứa con trai duy nhất của mình tài hoa hơn người, làm quan thất phẩm thì quá là uổng phí, mua một chức quan to hơn cũng được.” Thế là, Lý nhị bỏ ra một số tiền rất lớn để mua một chức quan cho con trai mình.
Mấy tháng sau, Tể tướng quả thực đã phong cho con trai Lý nhị làm quan tứ phẩm. Đây cũng là một việc vui mừng, Lý gia lại tổ chức một buổi tiệc chúc mừng. Nhiều quan lại và bà mai mối đều có lời ngỏ ý, nhưng cậu ta không đồng ý một ai mà chỉ chọn thiên kim tiểu thư của một vị quan lớn trong triều đình. Thế là Lý nhị đành phải bỏ ra một số tiền lớn để nhờ bà mối làm mai giúp, sau khi bỏ ra rất nhiều tiền thì nhà gái cũng đồng ý, nhưng họ lại yêu cầu một lễ hỏi thật lớn. Không có cách nào khác, Lão nhị đành phải thuận theo, cuối cùng thì mọi việc cũng xong xuôi.
Ngày đón dâu cũng đã định xong, chỉ còn vài ngày nữa là tới, Lý nhị trong lòng vô cùng vui mừng phấn khởi. Buổi tối hôm đó, ông ta sau khi uống mấy chén rượu rồi đi ngủ thì giấc mơ của 18 năm trước lại hiện ra trước mắt ông: Tiền viên ngoại cười ha hả nói với ông ta: “Ngươi thiếu ta một khoản nợ, ta lấy lại trong 18 năm, cuối cùng cũng phải trở về rồi, còn mang theo một chút tiền lãi nữa!”, Tiền viên ngoại vừa nói xong còn đưa tay vỗ vỗ vào chiếc bao khoác trên vai, quả thật cái bao khi ông ta mang đến trong giấc mơ trước là rỗng mà bây giờ đã phồng to rồi. Tiền viên ngoại còn nói tiếp: “Khoản nợ đã lấy xong rồi, ta cũng nên đi thôi!” Lý nhị giật mình bừng tỉnh. Đúng lúc ấy, một người hầu hớt hải chạy vào: “Lão gia, không hay rồi, công tử bị bệnh rồi, ông mau đi xem đi!”
Lý nhị vội vàng đến phòng con trai xem xét, không ngờ con trai của ông ta đã bị chết rồi. Lý lão nhị ngồi phịch xuống đất, mọi chuyện ông đều hiểu rõ: “Hóa ra Tiền viên ngoại gửi hồn làm con trai mình để đến đòi nợ mình.”
Ông hồi tưởng lại mọi chuyện, từ khi con trai sinh ra, đi học, đi thi, mua quan, đính hôn… thì cũng tiêu hết không kém ba nghìn hai trăm lượng bạc, ông ngẫm: “Thảo nào Tiền viên ngoại trước khi đi còn nói là mang theo chút tiền lãi.”
Từ đó về sau, Lý nhị cả người cả của đều không còn gì cả, hàng ngày ngồi bên lề đường ăn xin và kể lại chuyện mình lừa gạt hại người nhằm khuyên bảo mọi người đừng làm việc thất đức, trái lương tâm bởi vì việc thiếu nợ người ta là đều phải trả. Nhưng mọi người đều cho rằng Lý lão nhị đã bị điên rồi…
Theo secretchina&daikinguyenvn.com

Chuyện Heo Quỳ Xuống Xin Tha Mạng Khiến Cả Một Dòng Họ Ăn Chay

Hòa thượng Tuyên Hóa kể lại câu chuyện có thật như sau: Lúc Hòa Thượng Thường Nhân chưa xuất gia, Ngài thủ hiếu bên mộ, người ta gọi Ngài là Vương Hiếu Tử. Lúc Ngài thủ hiếu viên mãn, dân làng ở 48 thôn xóm, liên hợp với nhau cử hành một đại lễ khánh chúc và bàn với nhau về chuyện kiến lập chùa. Lúc chưa cất chùa xong, chín gia đình họ Ngô thỉnh Hòa Thượng đến nhà ông ta nhập thất. Ngô gia có hơn 80 người, đây là một đại gia đình cùng ở chung một chỗ với nhau. Ngày 25 tháng 6 nhà họ Ngô muốn giết heo để chúc mừng, sinh nhật của Mã Vương vào ngày 26. Không ngờ con heo mập mà họ muốn giết biết nhảy qua bức tường chạy đến chỗ Hòa Thượng, Vương Hiếu Tử nhập thất. Heo quỳ xuống rơi lệ hướng về Vương Hiếu Tử cầu xin cứu mạng. Lúc bấy giờ Vương Hiếu Tử nói với heo rằng: “Kiếp trước ngươi giết heo, nên kiếp này người ta muốn giết lại ngươi, hiện tại ngươi phải chịu quả báo nầy, ngươi hãy mau mau đi đền tội. Nay ngươi đến cầu ta, thì sau khi ngươi chết, ta sẽ cầu siêu độ cho ngươi làm người. Ngươi không thể quỵt nợ không chịu trả.” Con heo cũng rất nghe lời Hòa Thượng, tự chạy ra cam chịu chết.
heo rừng quỳ gốiảnh minh họa – một con heo rừng đang quỳ xuống
Từ đó cả nhà họ Ngô đều ăn chay. Một người không ăn thịt thì dễ, nhưng toàn thể gia đình gần một trăm người lại không ăn thịt, viêc này mới thật là khó. Vì thấy con heo quỳ khóc lóc với Vương Hiếu Tử. Họ nghĩ: “Ôi! Heo cũng có tánh người, vậy chúng ta không nên ăn thịt nó!”. Và rồi động lòng đến con nít cũng không ăn thịt, người lớn cũng không ăn thịt luôn, còn ảnh hưởng đến cả thôn làng người người đều cũng ăn chay, hàng vạn người quy y Tam Bảo, vì “Heo cũng quỳ trước vị chân tu này, vậy chúng ta hãy mau đi lạy Ngài làm Sư Phụ”. Ngài làm lễ quy y cho người ta không giống như tôi. Các vị chỉ lạy vài cái, thưa: “Con xin bái Thầy làm Sư Phụ.” Vị chân tu này nói: “Được rồi!” và bèn đặt pháp danh cho. Ngài quy y một cách đơn giản như thế! Về sau nhà họ Ngô khi mướn người làm công đều nói trước với họ một cách rõ ràng như: “Ông một năm lãnh đươc tám ngàn đồng, tôi sẽ trả cho ông chín ngàn đồng, nhưng ông không đươc ăn thịt, được không?” Các người làm công vì có thêm chút tiền, nên họ cũng hoan hỷ ăn chay. Tôi đến nhà họ Ngô nhiều lần, và chỉ cần nhắc đến chuyện nầy là mọi người trong nhà họ Ngô đều biết rõ. Họ kể lại với tôi, con heo đó chạy ra làm sao, từ đâu nhảy qua tường, còn ra điệu bộ con heo quỳ xuống như thế nào … Cho nên tôi biết đó là sư thật. Lúc đó tôi còn trẻ nên hỏi những người trẻ tuổi trong nhà họ Ngô: “Vì sao con heo quỳ vậy?” Họ đáp: “Tôi không biết.” Tôi nói: “Vậy heo mà chú đang nuôi đó, có biết quỳ không? Chú ta đáp: “Chúng tôi hiện không có nuôi heo.”
HT Thường NhânĐại Sư Thường Nhân (ngồi giữa)

tại trấn Trại Ký, huyện Phúc An, tỉnh Phúc Kiến, đội sản xuất Dương Thổ có một con trâu đực lớn, biết được mình sắp bị giết nên tuyệt vọng dùng ánh mắt cầu khẩn nhìn chằm chằm vào cậu bé chăn trâu, đồng thời khụy hai chân xuống van xin.
Mọi người nhìn thấy trâu như thế thì động lòng trắc ẩn bèn bỏ tiền mua lại trâu rồi đem phóng sinh đến chùa Chi Đề, Ninh Đức. Nhiều năm sau đó, trâu biết được mình sắp hết mệnh lìa đời, lại báo mộng cho cậu bé chăn trâu đến gặp lần cuối.
Theo trang Phượng Hoàng, năm 1980, đội sản xuất Dương Thổ có một con trâu đực lớn tính tình ngang bướng nóng nảy, không thích bị con người trói buộc, đến nỗi lỗ mũi trâu xỏ rồi nó cũng làm đứt đoạn chính mũi mình ra. Người chủ cảm thấy chú trâu này vô dụng, thế là chuẩn bị bán nó cho nhà máy gia công thịt trâu bò Phúc Châu.
Chú bé chăn trâu biết được việc này, câu bé bèn nói với trâu: “Trâu ơi, người ta sắp đem trâu bán cho nhà máy thực phẩm giết lấy thịt, sau này ta không được gặp lại trâu nữa rồi”, nghe xong mấy lời này, trâu lập tức quỳ xuống, nước mắt chảy ròng ròng.
Lúc đó, trâu dùng ánh mắt khẩn cầu tuyệt vọng nhìn chằm chằm vào cậu bé chăn trâu, gật gật đầu hướng đến cậu bé như có ý bảo hãy cứu tôi, tôi không muốn bị giết chết. Lập tức, câu bé bị cảnh tượng này làm cho sợ run lên, liền về nhà kể cho cha mẹ nghe; cha mẹ cậu bé hoài nghi đến trước mặt trâu xem xét, quả nhiên thấy bộ dạng trâu đang quỳ xuống cầu khẩn van xin họ.
trau quy xin tha mang
Sau đó, người trong thôn cũng biết được sự việc nên chạy đến xem. Con trâu đực thấy mọi người đến, giống như hiểu được rằng bản thân đã có hy vọng, không ngừng rơi lệ cầu xin. Tất cả mọi người đều bị hành động của trâu làm cho cảm động, liền động lòng trắc ẩn, nhiều người liền góp tiền lại mua trâu rồi quyết định đem nó đến chùa Chi Đề, Ninh Đức phóng sinh.
Chùa Chi Đề lúc ấy đã có tám con trâu, sau khi con trâu đực đến, đám trâu này tựa hồ như cũng bị con trâu này ước thúc, không bao giờ giẫm đạp hoa màu, hơn nữa mỗi ngày đều ra ngoài ăn cỏ, rồi nó dẫn cả bầy đi rồi trở về.
Chùa Chi Đề có rất nhiều đất canh tác cần phải cày cấy, nó đều đặc biệt hiểu chuyện, giúp đỡ các sư phụ cày cấy ruộng đồng. Chuyện về việc phóng sinh trâu sau này lan truyền rất nhanh khắp cả khu vực Mân Đông, chỉ cần có tín đồ đến chùa Chi Đề thắp hương bái Phật đều nhanh đến xem con trâu này.
Con trâu lớn mỗi lần gặp những tín đồ lương thiện đều hiểu được làm lễ khấu tạ. Riêng trâu cũng càng ngày càng yêu thích nghe kinh lễ Phật ở chùa Chi Đề mỗi ngày. Từ đó, khu Mân Đông cũng ít người ăn thịt trâu bò hơn.
Một ngày Tháng 9/1993 Âm lịch, lúc này trâu tự biết mình sắp sửa hết mệnh lìa đời, thế nên trâu báo mộng cho chú bé chăn trâu khi xưa nói: “Mệnh của ta đã sắp tận rồi, hy vọng có thể gặp cậu một lần cuối”.
Ngày hôm sau, chú bé chăn trâu suy nghĩ về giấc mộng đêm qua, quyết định đến chùa Chi Đề thăm trâu. Khi cậu đến chùa, lúc này trâu đã phát bệnh rồi, chúng tăng trong chùa cũng đoán biết được nên cũng đã đào một cái huyệt cạnh tháp Hải Hội. Chú bé chăn trâu chứng kiến cảnh này, trong lòng vô cùng đau đớn, thế là cậu quyết định ở lại chùa vài ngày, quả nhiên vào sáng sớm ngày 13/9 Âm lịch, con trâu thoạt nhìn mệt không chịu nỗi nữa, gắng sức đứng lên, đi đến cái huyệt bên cạnh tháp Hải Hội nằm xuống. Chúng tăng trong chùa tụ tập đầy đủ thuyết pháp niệm kinh cho nó đến 10 giờ sáng vãng sinh. Sau đó, chúng tăng trong chùa liền đắp mộ cho trâu.
Cho đến nay, ở chùa Hoa Nghiêm, núi  Chi Đề, Ninh Đức, Phúc Kiến vẫn còn lưu giữ văn bia sự tích chân thực về việc phóng sinh trâu này.
Theo Tân Đường Nhân ngày 01/06/2015 – Mai Mai Tinhhoa.net

Nước mắt của con Bò

Hôm ấy tôi đến sớm để hướng dẫn lớp thiền của tôi ở một nhà tù có các biện pháp an ninh không chặt chẽ lắm. Một phạm nhân mà tôi chưa hề gặp đang chờ để nói chuyện với tôi.
Anh ta là một người cao lớn, tóc tai, râu ria rậm rạp và trên cánh tay hình xăm trổ đầy; những vết sẹo trên mặt cho người ta biết anh ta đã trải qua nhiều cuộc đánh nhau ác liệt. Anh ta trông đáng sợ đến nỗi tôi tự hỏi vì sao anh ta lại đến học thiền. Anh ta không phải là loại người thích hợp. Tất nhiên là tôi sai.
Anh ta kể với tôi rằng điều gì đó đã xảy ra cách đây vài ngày làm cho anh ta cực kỳ hoảng sợ. Khi anh ta bắt đầu nói tôi đã nhận ra giọng miền Ulster. Để cung cấp cho tôi vài thông tin về nhân thân, anh ta nói rằng anh ta lớn lên trên những đường phố bạo động nhất Belfast (n.d. thủ phủ của tỉnh Ulster, Bắc Ireland). Vụ đâm chém đầu tiên diễn ra lúc anh ta mới là một cậu bé bảy tuổi. Một thằng bắt nạt ở trường đã đòi số tiền dành cho buổi ăn trưa của cậu bé. Cậu bé nói không. Thằng đó rút ra một con dao dài và lên tiếng đòi tiền lần thứ hai. Cậu ta nghĩ rằng thằng đó chỉ dọa thôi. Cậu ta nói không lần nữa. Thằng bắt nạt không thèm nói lần thứ ba, hắn đâm con dao vào cánh tay của cậu bé bảy tuổi, rút ra, rồi bỏ đi.
Hoảng loạn, cậu bé chạy ra khỏi sân trường, với máu chảy ròng ròng, trở về nhà cha mình ở cách trường không xa. Người cha thất nghiệp nhìn sơ qua vết thương rồi dẫn con vào trong phòng bếp, nhưng không phải để băng bó vết thương. Người cha kéo hộc bàn, lôi ra một con dao làm bếp lớn, đưa cho con trai và ra lệnh cho cậu bé quay lại trường để đâm thằng kia.
Đó là cách anh ta được nuôi dạy. Nếu như anh ta không trở thành cao lớn và mạnh mẽ như thế thì đã chết lâu rồi. Nhà giam là một nông trại tù nơi mà những phạm nhân ngắn hạn, hay phạm nhân dài hạn sắp được tha, có thể chuẩn bị cho đời sống khi được ra, một số người học một nghề nào đó trong ngành nông nghiệp. Ngoài ra, sản phẩm do nông trại tù này cũng cung cấp thực phẩm rẻ tiền cho tất cả các nhà giam ở Perth, để giảm chi phí. Các nông trại Úc nuôi bò, cừu, và heo, chứ không chỉ trồng lúa mì và rau xanh, nông trại tù cũng thế. Nhưng không giống các nông trại khác, nông trại tù có một lò giết mổ ngay tại chỗ.
Mọi tù nhân đều có một việc làm ở nông trại. Nhiều tù nhân nói với tôi rằng công việc mà nhiều người muốn làm là những công việc ở lò mổ. Nhưng việc này được các tù nhân hung bạo ưa thích. Và công việc được ưa chuộng nhất chính là công việc của đồ tể. Anh chàng người Ireland to con này hồi đó là một đồ tể.
Anh ta mô tả lò mổ cho tôi nghe. Những hành lang làm bằng thép không gỉ rất chắc, rộng ở phần cổng ngoài , hẹp dần tạo thành một con đường giống như cái phễu khi chạy vào bên trong tòa nhà. Nối tiếp con đường hẹp đó là một bệ cao, nơi anh ta đứng với một khẩu súng điện. Những con bò, heo, hay cừu bị lùa vào con đường bằng thép đó bằng cách dùng chó và gậy thúc. Anh ta nói chúng sẽ kêu la, mỗi con theo cách của mình, và cố chạy trốn. Chúng ngửi thấy cái chết, nghe thấy cái chết, và cảm thấy cái chết. Khi một con vật đi qua bệ đứng của anh ta nó sẽ vùng vẫy, quằn quại và kêu la hết sức mình. Mặc dầu khẩu súng của anh ta có thể giết chết một con bò lớn bằng một phát bắn điện cao thế, nhưng con vật không bao giờ đứng yên cho anh ta nhắm bắn. Cho nên anh ta phải bắn một phát làm chúng choáng váng, và phát kế tiếp là để giết chết. Một phát gây choáng, một phát giết chết. Hết con này đến con khác. Ngày này qua ngày khác.
Anh chàng người Ireland này bắt đầu trở nên bị bối rối khi kể đến biến cố xảy ra cách đây vài ngày làm cho tinh thần anh ta bị chao đảo. Anh ta bắt đầu chửi thề. Khi kể tiếp, anh ta cứ lặp đi lặp lại, “Đ.m, đó là sự thật !” Anh ta sợ tôi không tin.
Ngày hôm đó người ta cần thịt bò cho các trại giam ở Perth. Họ đang giết bò. Một phát gây choáng, một phát giết chết. Anh ta đã quá quen với công việc giết chóc hằng ngày cho tới khi có một con bò đi vào theo cách không giống gì với những con vật anh ta từng thấy. Con bò này im lặng. Nó không hề rên rĩ. Đầu nó cúi gằm xuống, đi một cách cố ý, một cách tự nguyện, một cách chậm chạp, vào vị trí sát với bệ bắn. Nó không hề quằn quại, vùng vẫy hay tìm cách chạy trốn.
Khi đã đến vị trí nó ngẩng đầu lên, và nhìn chăm chăm vào người đồ tể, hoàn toàn không động đậy.
Anh chàng người Ireland chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào giống như thế. Đầu óc anh ta bối rối đến mụ mị. Anh ta không thể đưa súng lên, cũng không thể rời mắt khỏi đôi mắt của con bò. Con bò nhìn thẳng vào bên trong anh ta.
Anh ta như rơi vào một khoảng trống không thời gian. Anh ta không thể nói cho tôi biết thời gian ấy kéo dài bao lâu, nhưng vì con bò cứ nhìn chăm chăm, nên anh ta thấy một cảnh làm anh ta rúng động hơn nữa. Bò có đôi mắt rất to. Anh ta nhìn thấy trong con mắt trái của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt bắt đầu tụ lại. Lượng nước mắt càng lúc càng nhiều đến nỗi mí mắt không thể cầm giữ lại. Nó bắt đầu chảy từng giọt xuống má, tạo thành một dòng nước mắt lấp lánh. Những cánh cửa của trái tim bị đóng lâu ngày bắt đầu mở ra. Khi anh ta nhìn mà không tin vào mắt mình, anh ta thấy ở con mắt bên phải của con bò, bên trên mí mắt dưới, nước mắt dâng lên, càng lúc càng nhiều, cho tới khi mí mắt không thể cầm giữ được. Một dòng nước mắt thứ hai từ từ chảy xuống mặt con bò. Và anh ta không còn chịu đựng nổi. Con bò đang khóc.
trau xin tha gietmột chú trâu quỳ xin đừng giết nó – ảnh minh họa từ internet
Anh ta kể rằng anh ta ném khẩu súng xuống đất, chửi thề và hét lên với các sĩ quan quản giáo rằng họ làm gì anh ta cũng được, “nhưng không được giết con bò ấy”
Anh ta kết thúc câu chuyện và nói rằng bây giờ anh ta là một người ăn chay.
Đó là một câu chuyện thật. Các phạm nhân khác của trại tù xác nhận với tôi điều đó. Con bò khóc đã dạy cho con người hung bạo nhất trong số những người hung bạo ý nghĩa của từ quan tâm

Có một vị hòa thượng trước khi xuất gia, chuyên săn bắt rái cá.
Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá.
Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn sống lên một bãi cỏ.
Buổi tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng lại kiếm không được con rái cá.
Ông quan sát thật kĩ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó.
Khi đến gần hang, ông ngỡ ngàng giật mình : Thì ra con rái cá chịu nỗi đau hành xác mất da, chạy về hang của mình.
Tại sao lại phải làm như thế ?
Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, mới phát hiện hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngặm chặt xác chết khô của vú mẹ.
Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng và chợt ngộ ra, từ trước đến giờ ông chưa hề nghĩ đến động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến thế, ngay cả con người khó có thể làm tốt được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho con thơ bú sữa, vì sợ con mình đói.
Nghĩ tới đó, nước mắt ông rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ cho hành động của mình.
Sau cùng, ông rửa tay hoàn thiện, quyết tâm xuất gia để chuộc lại những lỗi lầm của mình.

Hiểu luật nhân quả từ bỏ café ngô

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Trong các khóa tu thường có 1 phần rất thú vị là pháp đàm hay nói cách khác là thiền chia sẻ. Tại đó mọi người kể về câu chuyện của mình, những suy nghĩ của mình, những vấn đề mình gặp phải hay những cảm nhận, những kinh nghiệm tu tập.
Người nói thì nói rất thật. Người nghe thì chỉ nghe, chỉ cảm thông, không phán xét, không phân tích, không vặn hỏi. Nghe để hiểu, để thương, để rút kinh nghiệm, để có thêm những bài học và kinh nghiệm tu tập.
1
Trong 1 buổi thiền sẻ chia diễn ra sau bài giảng về ngũ giới, tôi không quên được câu chuyện của 1 Phật tử. Chị kể rất thật, rất xúc động, rất ân hận với tâm thành thật sám hối.
Chị phụ nữ này chuyên sản xuất và bán café. Chị làm việc này từ lâu rồi, từ hồi café hạt còn khó khăn, từ thời vận chuyển café còn bị bắt bớ do ngăn sống cấm chợ của thời bao cấp. Thế là chị và các nhà sản xuất café nghĩ ra cách xay ngô (bắp) rồi trộn hương vị café vào bán cho người tiêu dùng. Chị tâm sự rất thật rằng loại café dổm này bán rất chạy vì có mùi thơm rất dễ chịu, ai cũng mê. Café thứ thiệt rang không thể có mùi thơm như café dổm pha hương vị hóa chất. Chị cho biết thêm làm như vậy là siêu lợi nhuận. Và rằng nếu chỉ cần bán 3-4 ngàn 1 ly cũng lãi chứ không nói đến 6-8 ngàn. Người ta thi nhau mua. Các quán café mua ùn ùn. Hàng sản xuất ra bán không đủ phải tăng công suất.
Chị cho biết, 1 ngày kia chị được xem 1 đĩa Đạo Phật dạy về luật nhân quả. Rằng gieo nhân nào gặt quả đó. Những câu chuyện rất xúc động và gây chấn động tâm chị. Chị nằm suốt đêm suy nghĩ. Nhiều đêm suy nghĩ. Bởi café dổm làm từ bắp rang cháy đen chắc chắn làm cho người uống bị ung thư. Hơn nữa cái hóa chất mang mùi café kia chắc chắn là độc hại. Siêu lãi thật đấy nhưng hậu quả mà người uống gánh chịu thì quá nặng. Nghiệp này ai trả. Chị quyết định bỏ café dổm đi sản xuất café thật.
Tuy nhiên khi sản xuất café thật bằng hạt café xịn thì không bán được. Bởi café thật rang lên không thơm bằng café làm bằng bắp (ngô) có mùi hương liệu café. Nếu thiếu loại hương liệu này, khách hàng không mua. Chỉ đã giải thích rằng đây mới là café thứ thiệt. Tuy nhiên những người mua nói rằng khách hàng uống café đã quen lại kia rồi, và nhất quyết đòi mua café dỏm. Lại thêm 1 lần đấu trí. Tiếp tục nói dối, làm dối, lừa đảo hay quyết bỏ. Chị mua sách Đạo Phật về đọc. Đọc và đọc. Cuối cùng quyết tâm không sản xuất cafe dỏm nữa. Chỉ sản xuất café xịn, thật 100%. Mua thì bán, không thì thôi. Quyết không bán ngô rang cháy đen trộn hương café. Cuối cùng, chị không bị phụ lòng: khách hàng cũng chấp nhận.
Vấn đề khác xuât hiện: lãi rất ít. Gia đình kêu ca. Lương nhân viên bị ảnh hưởng. Chị suy nghĩ: hay là ta làm 1 phần café thật, 1 phần bắp rang cháy đen. Hay là vẫn cho chút mùi café hóa chất kia vào. Đêm đêm suy nghĩ. Lại đọc sách. Đọc nữa cho ngấm. Cuối cùng sức mạnh của Đạo phật đã chiến thắng. Chị bỏ hoàn toàn café dổm.
Trong lúc thiền sẻ chia chị cho biết rằng luật nhân quả nhãn tiền luôn. Có người làm café dổm bị công an bắt. Khổ lắm. Hoặc là phải chạy chọt gần chết. Hoặc là hệ lụy nhiều vô cùng. Nhân quả nhãn tiền. Hơn nữa khi sản xuất café dổm thì luôn phải đề cao cảnh giác, mọi lúc mọi nơi, tâm không lúc nào an. Đặc biệt khi đi vắng xa hay đi công tác thì lo ngay ngáy. Vắng mình thì sao. Nhỡ xảy ra chuyện thì thế nào.
Từ ngày giữ giới chị sống an vui và hạnh húc, chị sống với bình an và thảnh thơi. Chị có thể đi công tác, đi du lịch thoải mái mà không phải lo lắng gì. Chị thật sự biết ơn Phật Pháp và thấy Phật Pháp quá nhiệm màu, rất tuyệt vời. Chị cũng thành tâm khuyên mọi người cố gắng giữ 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất kích thích. Chị còn tâm sự rằng nếu có thời gian chị có thể kể ra hàng trăm câu chuyện có thật mà chị đã chứng kiến hay trải nghiệm.
Tôi vẫn nhớ những giọt nước mắt của chị. Tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt chị. Tôi nhất định sẽ tìm chị để được uống café thứ thiệt, xịn 100% mà chị cam kết. Tôi không muốn uông bắp rang đen trộn hương liệu thơm và quyến rũ. Tôi muốn gặp lại chị để nghe những câu chuyện của đời chị. Biết đâu xuất bản được 1 cuốn sách quý.
Biết ơn câu chuyện rất thật và ý nghĩa này.
Theo: phattuvietnam.net

SHARED http://dinhhuutri.blogspot.com.au/2014/07/nhan-qua-bao-ung-lai-xe-ung-chet-nguoi.html

Nhân quả báo ứng lái xe đụng chết người, con gái đền mạng

GƯƠNG NHÂN QUẢ: PHÚ GIA HÀNH ÁC

Ngày 21/5/1982, báo Đài Loan đăng một tin chấn động lòng người. Chuyện thế này: Một thiếu nữ 19 tuổi tên Ly bị xe tông hôn mê bất tỉnh, sau đó thành người thực vật. Ba mẹ Ly đã dốc hết tài sản, thậm chí phải cầm cố mọi thứ để chữa bệnh cho con, nhưng vô phương vực lại sức khỏe cho cô.

Vì chăm sóc con gái bị tai nạn tàn khốc giày vò, mẫu thân cô ly hoàn toàn đuối sức. Bởi bà vốn bị bệnh tim nên hay ngất xỉu, chính bà cũng vô phương chăm sóc bản thân nên cuối cùng chỉ có ông Hanh (là phụ thân cô Ly) gánh hết mọi việc chăm sóc con gái. Ông phải luôn túc trực kề cạnh con, cứ nửa giờ giờ thì rút đàm một lần và độ một tiếng là phải trở mình cho con, giúp Ly đại tiểu tiện, phải lau dọn vệ sinh nhiều lần, vô cùng vất vả…

Xem như kể từ đó, suốt đời ông Hanh phải chăm sóc, lau dọn tiểu dãi, tẩy rửa vệ sinh cho con gái, mãi mãi không có cơ hội để nghỉ ngơi.



Xét về nỗi nhọc nhằn thân xác cộng với niềm đau tinh thần, nếu ví những thống khổ nặng nề này tựa như địa ngục trần gian cũng không phải nói quá. Nhưng vì sao họ lại gặp chuyện bất hạnh như thế?

Nguyên do là vào năm 1958, ông Hanh từng lái xe hơi đụng một phụ nữ nghèo họ Trần chết thảm khiến 7 đứa con thơ dại của bà chịu cảnh mồ côi. Sau đó, nhờ ông Hanh khéo léo giỏi tìm đường thoát cho mình nên ông không hề bị pháp luật trị tội, án kia còn được xử hòa. Thậm chí ông Hanh còn không phải chịu bồi thường hay chịu trach nhiệm gì với gia đình nạn nhân. 

Ông Hanh cư xử rất vô tình, không hề tội nghiệp, không hề biết quan tâm chăm sóc cho đám trẻ mồ côi đáng thương kia. Ông đã khiến chúng lâm vào đường cùng, gặp phải cảnh bất hạnh cực lớn trong nhân gian. Hành động này từng khơi dậy mối căm phẫn của nhiều người.

Nhưng 5 năm sau, (1963) con gái ông Hanh đang học cao trung, bị xe đụng bất tỉnh hôn mê. Sau đó dù cho vợ chồng ông Hanh đã chữa khắp nơi, mời danh y trong nước, dùng đủ thuốc bí truyền, kể cả thỉnh các đạo sĩ pháp lực cao cường, các phù thủy trên núi cao đến lên đồng, làm phép….Vì quá thương con, họ đã bỏ ra số ngân khoản kếch sù đưa con qua Mỹ để chữa bệnh, nhưng tất cả đều vô hiệu.

Đến năm 1983 đã hơn 20 năm trôi qua, cô Ly vẫn chưa tỉnh lại, do vậy mà cha mẹ cô và người nhà vẫn tiếp tục thọ khổ, bị buồn đau giày vò nung nấu triền miên trong cõi nhân gian.

Rõ ràng cha cô Ly, ông Hanh – sau khi gây án xong dù ông được bình an thoát lưới pháp luật thế gian, không hề bị trừng phạt gì. Song ông không thể thoát khỏi sự trừng phạt của luật Nhân Quả, nên phải lãnh số mệnh bi thảm sau đó. Báo ứng đáng sợ hiện tiền, khiến mọi người ai nhìn thấy gương của ông mà đề cao cảnh giác.

Nhân đây, bút giả xin nhắn gởi đến các bằng hữu lái xe, dù là lái xe hơi hay xế nổ phải hết sức cẩn thận. Ngàn vạn lần chớ nên phóng nhanh giành đường vượt ẩu, tạo lỗi sơ suất nhất thời. Quý vị cần tuân thủ triệt để luật giao thông và phải biết quý trọng mạng người, đừng gây tổn hại cho bất kỳ ai. Hãy cẩn thận để bản thân khỏi bị luật Nhân Quả đáng sợ trừng trị.

Hãy nghĩ kỹ xem, nếu như tài xế lái xe không cẩn thận, gây tổn hại cho cha mẹ, con cái hoặc người thân yêu của chúng ta; thì tất nhiên chúng ta sẽ cảm thấy vạn phần thống khổ, sẽ căm hận và phẫn nộ vô cùng. Bởi vậy, những gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác như thế. Hi vọng ai ai cũng đều nhớ và biết đặt mình vào hoàn cảnh của người để hiểu và cảm thông tận cùng. Phải biết quý trọng sinh mạng và triệt để giữ gìn an toàn cho mọi người. Có thế mới không tạo ra cảnh bất hạnh. 

Nếu như không cẩn thận, không biết trân quý mạng sống của kẻ khác thì “hại người chính là tự hại mình”. Trong tương lai một khi báo ứng đáng sợ ập đến, lúc đó có hối hận thì cũng không kịp, được sự phải gánh lấy hậu quả cực kỳ thống khổ.

(Trích từ quyển Nhân Quả Báo Ứng – Hạnh Đoan dịch)

Lời bình: Cho dù bạn là ai, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, có tin Nhân Quả hay không tin thì bạn vẫn phải chịu sự chi phối của định luật Nhân Quả. Gieo nhân thiện gặt quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt ác báo, không sớm thì muộn. 

Tuy rằng hiện tại bạn đang có quyền lực, có tiền bạc của cải tức phước báo bạn vẫn còn. Bạn làm ác bạn có thể dùng những thứ này để tránh né khỏi pháp luật thế gian. Nhưng một khi phước báo bạn suy yếu rồi thì nhân duyên liền chín muồi, lập tức chịu sự thống khổ của quả báo ác, rất đáng sợ. Bạn có thể tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật thế gian nhưng không bao giờ tránh khỏi sự trừng phạt của Luật Nhân Quả.

Cho nên luật Nhân Quả không bỏ sót một mảy lông, một bụi trần. Mong bạn hãy ghi nhớ kỹ điều này và Tin Sâu Nhân Quả, ngăn ngừa ý nghĩ ác, lời nói ác và việc làm ác thì cuộc sống bạn mới được an vui.

Nói chuyện với người âm

Biết tôi là người thường hay viết về thế giới người âm (thân trung ấm) một cô bạn đồng nghiệp đã gọi điện thoại đến và kể rằng: “Chị ơi em có sự việc này rất lạ, ông ngoại em đã mất cách đây 36 năm trong thời kỳ đi học tập cải tạo.

Vừa rồi ông đã trở về, nhập vào em của mợ dâu và xin gia đình làm lễ quy y Tam bảo cho ông.
Gia đình em có hỏi: Xác ông ở đâu để người nhà đem về lập mộ và tại sao ông lại trở về xin được quy y Tam bảo?

Ông trả lời: Không cần tìm xác ông để chôn cất làm gì. Ông thấy mình nghiệp rất nặng và đang phải đối diện với những gì mình đã gây ra. Vì vậy, ông muốn gieo nhân Phật để khi tái sanh trở lại kiếp người, gặp Phật pháp ông có thể phát tâm tu.

Gia đình em đã tìm thầy Thích Giác Hạnh – chùa Hội Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu để xin thầy quy y cho ông và thầy đã đồng ý.”

Vài ngày sau cô bạn lại gọi điện thoại tới và hỏi tôi có muốn đi cùng cô đến gặp thầy Giác Hạnh không? Tôi đồng ý.

Sáng hôm trên đường đến gặp thầy, cô nói hôm qua ông ngoại em lại về và nói ngoài việc tìm thầy quy y Tam bảo, nhớ lập trai đàn cúng cầu siêu cho ông và những người cùng thời làm việc với ông hồi hướng để tạo công đức giúp ông và mọi người được siêu thoát.

Thầy Thích Giác Hạnh là vị tăng sĩ khá nổi tiếng trong việc hóa giải các vong linh nhập vào người dương thế. Thầy hiểu khá rõ về thế giới người cõi âm.

Sau khi gặp thầy Giác Hạnh, tôi có ý định sẽ trực tiếp được gặp ông (người cõi âm) để phỏng vấn, trò chuyện về thế giới mà hiện ông đang tồn tại.

Điều quan trọng nhất tôi muốn hỏi là vì sao ông lại quay trở lại thế giới dương để được quy y Tam bảo khi mà lúc còn sống ông chưa từng tiếp cận được với kiến thức Phật giáo.

Nhưng rồi do bận công việc nên tôi đã không thể trực tiếp tiếp cận và phỏng vấn ông đúng như dự định. Cũng may trước đó tôi đã trao đổi với cô bạn đồng nghiệp về một số những vấn đề mà tôi muốn hỏi.
Vì cũng là một đệ tử mới quy y nên cô bạn (cháu ngoại của người cõi âm) đã đưa ra những những vấn đề mà tôi nói trước đó để hỏi ông. Thật là may mắn cuộc trò chuyện đó đã được ghi băng lại.

Để bạn đọc hiểu và tin sâu hơn nữa về Phật pháp tôi xin ghi lại cuộc trò chuyện dưới đây.

Vì được tiếp xúc nhiều lần khi ông trở về nên cuộc phỏng vấn ghi lại dưới đây là tổng hợp nhiều cuộc trò chuyện. Có nhiều thông tin trong cuộc phỏng vấn vì vấn đề tế nhị trong gia đình nên tôi không đưa ra, nhưng sẽ nói trong phần hai của bài viết – Luận về cuộc phỏng vấn.

Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.

Cuộc trò chuyện với ông ngoại

Trước khi vào nội dung cuộc trò chuyện, tôi xin đưa ra lời thuyết giảng của ông Huỳnh Văn Lương trong cuộc gặp mặt cuối cùng với gia đình tại Rạch Kiến. Do đã thông hiểu Phật pháp, ông Lương (một người lính quân đội Việt Nam Cộng hoà) đã đưa các vong linh của những người lính cả hai phía (Bộ đội cụ Hồ và Lính Cộng hoà) đứng trước mâm cơm chay tuyên bố.

Hôm nay, tôi Huỳnh Văn Lương – Pháp danh Minh Tâm (chính xác là tối ngày 27/7 năm Tân Mão) tôi cùng mấy đứa con tôi xin thỉnh chư vị 2 bên cùng dân chúng ở đây (nhưng vong linh ở quê) nghe tôi thuyết giảng một lời.

Hôm nay, tôi đã quy y trước Tam bảo. Cái thời của chúng tôi đã chấm dứt rồi, cho nên chúng tôi hạ vũ khí… Chúng ta cùng là dân nước Việt, đều là con người. Ai vì chủ nấy, chúng ta nên thương lượng hoà hảo, kết oan trái lại hạ vũ khí… Chúng ta cùng nhau quy về một đường.

Chúng ta là những con người … do nghiệp sát mà đầu thai thành người lính. Tôi đã ngộ được con đường của Phật đạo cho nên tôi mong mỏi các ông và dân chúng ở đây cùng tôi về với Phật…

Chúng ta hãy tỉnh giấc ngộ lại… Bỏ hết chắp tay như tôi đây này, Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần). Các ông đã nghe lời như vậy tôi rất mang ơn.

Hôm nay cháu tôi cùng bằng hữu đã có mặt ở đây trợ duyên. Các ông hãy linh hiển nhận mâm cơm chay này để các chư Tăng hồi hướng công đức đưa chúng ta về thế giới Tây Phương Cực lạc. Các ông chứng cho lòng thành thật của tôi… Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)… Các ông đã quỳ xuống hết rồi, đã chắp tay niệm Phật rồi. Minh Tâm đã thành công rồi. Dân ở đây người ta rất hoan hỉ rồi.

Hỏi: Nhân duyên gì mà ông đã gặp được Phật và phát tâm tu tại cõi giới âm?

Trong quá khứ tiền kiếp, khi còn trẻ ông có vào chùa Phật nhưng chủ yếu là quậy phá vui chơi. Nhờ phúc báo nên đã gieo được chủng tử Phật trong tâm thức. Sau khi mất ông vẫn thường về nhà nhưng không tiếp cận được với ai, do người thân không nhớ đến ông. Ngày giỗ ông cũng không ăn được gì, vì trên giấy báo tử không đúng với ngày mất của ông. Ông phải chịu sự đói khát, lạnh lẽo trong suốt những năm qua.

May nhờ bà mợ dâu khi ăn thường mời cơm nên ông theo bà về quê nhân dưới quê có giỗ. Ông ở luôn dưới quê (Rạch Kiến). Tại đây ông thường nghe kinh Phật mỗi tối do hai cô em gái đầu là Phật tử tụng kinh mỗi ngày.

Vì nghiệp sát nặng nên ông không thể vào chùa được. Sau khi quy y ông có thể vào chùa để nghe giảng kinh từ các vị chư tăng.

Hỏi: Vì sao ông không quy y Tam bảo ở cõi âm mà lại mượn thân xác lên dương trần quy y?

Muốn quy trước Tam Bảo phải tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng), ngũ giới (không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không tà dâm, không trộm cắp). Tam quy thì có thể thực hiện được, nhưng ngũ giới thì không, vì còn thân xác đâu mà thực hiện ngũ giới.

Hỏi: Chúng sinh cõi âm có tu được không. Nghĩa là có ngồi thiền tụng kinh niệm Phật được không ?

Không thể tu được, còn thân xác đâu mà tu. (Các vọng tưởng trỗi dậy không ngừng, không thể dẹp bỏ được). Thân người quý lắm. Thần thức ở trong thân người mới tu được. Nếu ai còn thân người thì cố gằng mà tu. Tái sanh kiếp sau ông sẽ tu. Ông quy y lần này là để gieo chủng tử vào tâm thức, kiếp sau tái sanh lên kiếp người gặp Phật Pháp là ông tu liền. Ông có duyên thầy trò với thầy Thích Giác Hạnh trong tiền kiếp.

Hỏi: Ông có thể nói rõ hơn về nhân duyên thầy trò giữa ông với thầy Thích Giác Hạnh được không ?

Trong một kiếp quá khứ, ông là một thanh niên ngang ngược vào chùa chơi. Lúc đó thầy Giác Hạnh là một vi tăng tu ở trong chùa. Thầy có khuyên ông nên quy y Tam Bảo. Ông nói là chỉ khi nào ông không còn thân xác ông mới quy y. Từ nhân duyên này mà duyên thầy trò đã hình thành.

Hôm nay Thầy đã quy y cho ông. Nhưng vì ông không có thân xác nên duyên thầy trò mới chỉ 50 %. Thông thường duyên thầy trò phải gặp nhau 3 kiếp.Trong tương lai thầy Thích Giác Hạnh sẽ là một vị tăng một kiếp nữa khi đó ông sẽ là một đệ tử 100% của thầy.

Hỏi: Điều đó có nghĩa là trong kiếp này thầy Giác Hạnh vẫn chưa được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?

Chưa, vì Phật Tổ còn muốn thầy ở lại để tiếp tục độ chúng sinh trong một kiếp nữa sau đó mới vãng sanh được.

Hỏi: Ông đã mất thân xác được 36 năm. Ông tiếp cận được Phật pháp lâu chưa. Bao giờ ông tái sanh ?

Mới tiếp cận được gần đây thôi, nhưng sức xoay chuyển nghiệp báo rất nhanh, trong từng sát na. Ông sắp sửa có thể siêu thoát và tái sanh trở lại. Khoảng trong ba tháng nữa, khi nào cháu nằm mộng thấy Phật là ông tái sanh.

Hỏi: Tâm trạng của ông sau khi chết (tức là mất thân xác) như thế nào? Tại sao người chết không ra đi luôn mà còn quay trở lại dương trần làm gì ?

Con người có 2 phần, phần hồn và phần vật chất. Phần hồn nhà Phật gọi là vong linh. Khi đưa vong linh vào thờ thì gọi là hương linh.

Con người có 2 cách chết. Một là, chết đột ngột vì tai nạn, vì bệnh tật hay một lý do nào đó không có sự chuẩn bị trước. Hai là, chết già, mọi thứ đã buông bỏ và có sự chuẩn bị trước.

Những người chết trẻ hay chết đột ngột đều có nhiều uẩn khúc nên bám chấp vào cuộc sống hiện tại. Tâm trạng khi chết vẫn còn lưu giữ đến bây giờ. Vì vậy mà ông mới quay trở lại gặp gia đình.

Hỏi: Vì sao ông không về sớm hơn mà bây giờ mới quay trở về?

Ông không thể về sớm hơn là vì người cho ông mượn thân xác chưa đủ công đức và chưa phát nguyện độ chúng sanh. Bây giờ người ấy đã phát nguyện “Bỏ ác, làm thiện cứu độ tất cả chúng sanh” họ đã đủ công đức. Vì người cho ông mượn thân xác có căn lành, tu sâu nên mới nhìn thấy ông khi ông quay trở về.

Hỏi: Sau khi mất thân ông thấy những gì diễn ra xung quanh ông?

Ông thấy xung quanh ông chỉ toàn một màu đen đỏ tối om. Ông thấy mình khổ sở vô cùng không thấy cái gì ở phía trước. Ông phải sống trong cảnh giới đói khát, lạnh lẽo và không thể trở về nhà được. Không ai cho vào. Ông hiều đó là do nghiệp sát ông phải trả.

Sau khi tiếp cận Phật pháp (sám hối, trì chú Đại Bi) ông thấy xung quanh ông dần dần sáng ra, thân tâm nhẹ dần và thấy rõ con đường đi của mình.

Hỏi: Còn những người xung quanh ông?

Họ cũng có những sắc mầu gần giống như vậy. Chỉ có những người trì tụng kinh Phật thường xuyên và những người tu mới có màu sáng trắng sau khi rời bỏ thân xác. Ông đã nhìn thấy màu sáng trắng đó quanh đầu Ni Sư trưởng Thích nữ Như Vân ở chùa Long Hoa Ni Tự – Rạch Kiến

Hỏi: Những người quay trở về dương thế như ông có nhiều không?

Nhiều lắm. Nếu người dương không giữ đầu óc trong sáng là bị họ nhập liền. Vì họ cũng đang rất muốn có thân xác. Chỉ cần tham, sân, si…khởi lên là họ biết liền. Vọng tưởng càng mạnh thì họ càng dễ nhập.

Hỏi: Khi được thân người thì phải tu như thế nào để sau khi mất thân xác được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?

Muốn vãng sanh được về Tây phương cực lạc thì phải trì 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật thường xuyên, liên tục. Phải ăn chay niệm Phật, làm công đức. Tu thập thiện trì ngũ giới. Khi lâm chung phải niệm 10 tiếng nhất tâm bất loạn. Nếu có cơ duyên tốt có người hộ niệm thì nhất định sẽ vãng sinh được về Tây Phương cực lạc.

Hỏi: Trước đây nghe bà ngoại nói ông không bao giờ dạy bảo ai điều gì. Sao bây giờ khi trở về gặp ai, ông cũng khuyên mọi người nên tu và niệm Phật. Còn các đạo giáo khác thì như thế nào?

Đừng nghĩ sau khi chết là hết. Cuộc đời ở trần thế chỉ là một giấc chiêm bao vô thường và ngắn ngủi. Ông muốn thức tỉnh mọi người. Vì khi mất thân người rồi xuống đây chẳng còn gì ngoài tâm thức biển hiện của mình. Khi chỉ còn tâm thức thì thấy đạo Phật là chánh pháp, chỉ có đạo Phật mới có thể cứu thoát con người ra khỏi cảnh khổ và siêu thoát được. Những nghiệp mà mình đã tạo trước đây sẽ đeo bám mình suốt không biết bao giờ mới thoát ra được.

Nam Mô A Di Đà Phật ! Nếu ai đọc xong cuộc phỏng vấn này bỗng phát tâm tu hoặc đã tu tự nhiên cảm thấy tinh tấn hơn thì xin hồi hướng công đức này cho ông Huỳnh Văn Lương cùng các cộng sự của ông và những người lính của cả 2 bên để họ được siêu thoát.

Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !

Tác giả: Hồng Vân (báo Phật tử VN)

shared 
CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ: NGƯỜI XIÊN CÁ, CÁ MÓC NGƯỜI,
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
Một ngày chủ nhật nọ, bệnh nhân cần khám đều đã khám xong, nên chiều nay các bác sĩ tương đối rảnh một chút. Bỗng một y tá cuống quýt hướng viện trưởng báo cáo, có người bị mắc xương cá ngay yết hầu, đang chờ cấp cứu gấp, xin viện trưởng đến ngay.
Đó là một thanh niên hơn 20 tuổi, hô hấp đã ngừng, thân thể vẫn còn ấm, sắc mặt tái nhợt hiện vẻ đau đớn và sợ hãi tột độ. Theo lời người nhà và than hữu người bệnh kể lại, thì lúc đưa vào viện anh mới tắt hơi.
Mặc dù người bệnh đã chết, nhưng chiếu theo quy định của bệnh viện, cần phải phẫu thuật để làm rõ nguyên nhân tử vong và tiện cấp giấy chứng tử. Sau đó, bác sĩ lắng nghe người nhà kể lại quá trình xảy ra cái chết trí mạng.
Thanh niên bị mắc xương cá chết tên là Thịnh. Sáng sớm hôm nay cùng với mấy người bạn nam ra đồng bắt cá. Do đêm qua mưa lớn, đồng ruộng ao mương gì cũng ngập nước, cá tôm có đầy, nên ai cũng bắt được rất nhiều.
Thịnh bắt được một con cá diếc núi, lại nhìn thấy trước mặt có một con cá chép to.
Trong lòng anh ta mừng quá bèn bước vội tới để bắt cá chép, lúc này trong tay anh vẫn còn đang cầm cá diếc, không biết thả đâu cho ổn. Trong giây phút vội vàng ấy, anh quyết định đưa con cá diếc lên miệng ngậm, không may con cá nhỏ chui tọt vào cổ, và “cắm dùi” luôn nơi cổ họng anh. Thịnh thấy đau cổ họng quá, liền dùng tay móc nó ra, nhưng đã quá muộn, cả mình con cá đều nằm nơi yết hầu, kéo không ra được.
Loài cá diếc núi này nhỏ nhắn và có rất nhiều ở đồng ruộng Thái Lan, thân mập, dài khoảng 2-3 thốn, vảy nó màu hoàng kim, sáng lấp lánh nhưng rất cứng và sắc. Nếu vuốt theo chiều thuận thì mình nó trơn, kéo ngược lại thì vảy sẽ thành những móc câu ghim chặt.
Vì vậy khi Thịnh càng lôi con cá ra, tức là càng lúc càng bị các “móc câu này phát huy tác dụng mạnh khiến anh càng đau chí tử. Loại cá này đặc biệt sống rất khỏe và dai. Nó có thể rời nước bò lên tuốt đỉnh núi, vì vậy mới gọi nó là cá diếc núi.
Chưa đầy mấy phút, Thịnh bắt đầu hô hấp khó khăn, con cá cứng đầu trụ ngay yết hầu, nuốt không được, nhổ không ra, muốn hét to lên cũng không được. Thịnh đành kêu cứu bằng cách dùng tay chỉ vào miệng, hai mắt trợn trắng.
Mấy người bạn thấy vậy hoảng kinh, vội vạch miệng Thịnh để đem cá ra, nhưng không làm được. Họ đành giương mắt nhìn Thịnh thống khổ co giật. Một người bạn vội kêu taxi tới chở anh vào bệnh viện cấp cứ, nhưng đi gần đến bệnh viện thì đã tắt thở.
Lúc này bệnh viện đang phẫu thuật cho Thịnh. Bác sĩ rạch cổ Thịnh lấy ra con cá diếc núi. Ôi, nó vẫn chưa chết! Y tá đem nó thả xuống cái ao trước bệnh viện, còn hóm hỉnh bảo:
– Nếu như cảnh sát tra án thì sẽ truy bắt hung thủ, người hãy xuống ao nước lánh đi nhé!
Còn thi thể của Thịnh thì người nhà lãnh về.
Thịnh bị mắc con cá sống mà chết đi, gia đình làm tang lễ cho anh. Theo phong tục Thái Lan, người chết 7 ngày thì đem hỏa táng.
Thịnh chết trẻ bất ngờ khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng sáng hôm đó, ngay lúc cử hành hỏa táng, lại nghe tin có người bị cá diếc núi làm chết nữa, thật sự quá bất ngờ. Và càng bất ngờ hơn, khi người chết là là ông Thông – ba của Thịnh cũng bị cá diếc núi mắc kẹt nơi cổ y như vậy. Và do nuốt, nhổ cũng không xong, không thể hô hấp được nên dẫn đến tử vong, giống y chang kiểu chết của Thịnh, con trai mình.
Đây quả là chuyện cực kỳ lạ lùng trong ngày đó, đã gây chấn động toàn huyện, toàn tỉnh.Do hôm đó gần tối mới làm lễ hỏa thiêu, thân hữu đều đến dự. Ông Thông, ba của Thịnh muốn chuẩn bị tiệc đãi khách. Tờ mờ sáng, ông đã ra mương bắt cá. Để tiện bắt cá tôm, trước tiên phải tát bớt nước trong mương đi, lúc đó cá lớn cá nhỏ bị dồn ép, chen nhau quẫy đạp không ngừng, cứ dùng rọ mà bắt nó. Ông vừa bắt cá, vừa lớn tiếng kêu vợ cầm thùng ra đựng cá.
Kể ra thì chậm, nhưng lúc đó diễn tiến rất nhanh. Ngay trong lúc ông Thông cúi xuống gần mặt nước xúc cá và há to miệng gọi vợ đến thì tự nhiêu dưới mương có một con cá diếc núi nhảy lên cao, không nghiêng không lệch rơi đúng ngay vào miệng ông. Ông Thông bị nạn bất ngờ, hoảng kinh, vội vận dụng toàn lực khạc nhổ cá ra và đưa tay móc họng…..nhưng con cá diếc núi có sức sống mạnh mẽ dẻo dai đã chui tọt vào trong yết hầu ông lập tức, trụ lại đó không đi tiếp nữa.
Ông Thông được người bồng lên bờ mương. Lúc này hai mắt ông cũng đã trợn trắng và cũng chết ngay trên đường đưa đến bệnh viện. Đây thật là chuyện lạ lùng có một không hai nên được đồn vang khắp toàn thôn, toàn huyện rồi toàn tỉnh. Bệnh viện trong một tuần ngắn ngủi đã phải xử lý tình huống tử vong của hai cha con ông Thông.
Việc này phải nói là chấn động và khó hiểu. Do đó mà Viện trưởng y viện đã đến nhà tang quyến chia buồn và cất công tìm hiểu vì sao cả hai cha con trong vòng 7 ngày đều bị cá sống hại chết?
Cuối cùng thì mới rõ được lý do là gia đình ông Thông, tổ tiên mấy đời đều cư ngụ ở đây. Hễ rảnh vụ mùa thì bắt cá, nuôi cá làm nghề phụ. Nếp nhà nhờ đây mà giàu có. Ông Thông bắt cá phơi khô đem bán, nghĩ là khi bắt cá còn đang sống, ông dùng que tre đâm từ miệng cá đến cổ họng nó. Mỗi que đâm từ 5-10 con, sau đó dùng lửa sấy hoặc đem phơi nắng. Mỗi xâu cá được treo nơi khung tre rồi chờ tiêu thụ. Từ tổ phụ đến Thịnh là bốn đời, chuyên làm như vậy.
Dân làng thấy ông Thông dùng tre nhọn đâm yết hầu con cá sống khiến nó giẫy dụa đau đớn, thủ đoạn tàn nhẫn đến chẳng nỡ nhìn. Ngàn vạn lần cũng không thể tưởng được là hai cha con họ lại bị chính cá sống hại chết y chang nhau theo kiểu này.
Nếu ngay đây mà đối chiếu cảnh: “Người móc cá, cá móc người” thì đây chính là diễn biến lạ lùng của báo ứng. Đúng như có câu nói: “Nhân Quả báo ứng không hề xử oan người”, hay có thể nói: “Nhân Quả xoay chuyển rất công bằng”. Xin mọi người hãy cảnh giác, ngàn vạn lần chớ nên gieo nhân ác.
Quả Khanh – Dịch giả: Hạnh Đoan (Trích từ quyển Báo ứng hiện đời)
Lời Bình: Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”. Quả báo không phải không đến mà là chưa đủ nhân duyên để trổ quả, lúc này bạn còn có cơ hội sám hối sửa đổi, chứ một khi quả ác đã trổ rồi thì trở tay không còn kịp nữa.