SHARED http://biquyetbamhuyetchuabenh.blogspot.com.au/2014/03/chung-ngat-mui-so-mui.html
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT PHI DƯƠNG
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc trị liệu chứng ngạt mũi.
- Vị trí: Nằm ở phía sau và bên ngoài bắp chân chừng một đốt ngón tay, cao hơn mắt cá chân ngoài chừng bảy đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, hai lòng bàn tay ôm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Phi dương của người bệnh. Kết hợp với việc tác động lên các huyệt cùng phía ở vùng mũi, thì mới có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ chứng ngạt mũi và cảm giác nặng đầu do nó gây nên.
▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG
- Tác dụng: Phục hồi chức năng khứu giác của mùi.
- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh dần lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh, làm thông mũi đông thời hồi phục chức năng khứu giác bị thoái hóa. Trị liệu thêm huyệt Tinh minh càng hiệu quả.
▼ HUYỆT CÔN LÔN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng ngạt mũi.
- Vị trí: Nằm ở phía sau mắt cá chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, dùng lòng bàn tay đỡ cổ chân trước, đồng thời đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Côn lôn của người bệnh, tiêu trừ chứng ngạt mũi và nặng đầu do bệnh ấy gây nên. Kết hợp tác động lên các huyệt đạo vùng mũi cùng phía thì hiệu quả mới cao.
No comments:
Post a Comment