Monday, October 19, 2015

ký ức

shared http://dongnai.vncgarden.com/nho-bien-hoa/5-huong-vi-pho
Hương vị phố

Sáng sáng ở khu Phúc Hải của tôi có một ông bán bánh mì dạo với những ổ bánh mì dài sáu, bảy tấc, thân bánh thì nhỏ hơn loại bánh mì ổ bây giờ. Tùy theo tiền khách mua mà ông cắt ổ bánh dài thành nhiều phần bánh nhỏ. Có khách đòi phần bánh của mình là phần ở giữa, nhưng cũng có người lại yêu cầu phải có một đầu ổ bánh gốc, ăn cho dòn! Nhân bánh phổ biến là bì heo thái nhỏ có trộn thính hay thịt heo quay xắt mỏng hoặc xíu mại làm thành từng viên, có thêm một lát gan nhỏ. Lấy con dao bén xẻ đôi phần bánh ở phía trên xong, ông nhồi nhân theo yêu cầu của khách, thêm một gắp “đồ chua”, rồi rưới nước sốt, thêm cọng hành, ngò, vài lát ớt, xịt chút xì dầu. Khách thích ăn bánh mì kẹp giò lụa hay chả lụa thì ông rắc muối tiêu. Kết thúc tất cả bao giờ cũng là một miếng giấy báo được rọc nhỏ bọc quanh ổ bánh, cột bên ngoài là một sợi dây thun. Ông bán bánh mì dạo hành nghề với một chiếc xe đạp khung ngang. Nơi khung ngang là một cái túi vải cũ đựng giấy báo gói bánh, dây thun... đại loại là các thứ "văn phòng phẩm". Lại có cả một cuốn sổ nhỏ mà tôi không dám hỏi xem ông ghi chép những gì, liệu có phải là sổ ghi nợ cho khách quen hay không? Phía sau boọc-ba-ga xe là một cái thùng hình chữ U ngược được đặt đóng bằng nhôm cho nhẹ và khỏi bị han gỉ. Hai bên thành chữ U ngược, ông để được hàng chục ổ bánh mì dài, còn mặt bằng trên cùng thì là các loại nhân, nước sốt, xì dầu...
Ít khi tôi nghe ông bán bánh mì phải rao. Chính như một khách hàng thường xuyên của ông là tôi, cứ khoảng sáu giờ rưỡi sáng, mở cổng nhà nhìn về phía cột điện là đã thấy ông đứng đó đang bán bánh mì cho một hai người khách. Có lẽ ông đã nghĩ ra việc tự chọn những "trạm" bán hàng cho mình để khách quen cứ việc đến đấy mà mua.
Nhưng buổi sáng trên đường nhà tôi cũng có nhiều tiếng rao lanh lảnh, hầu hết là giọng phụ nữ. Bà bán xôi, bà bán bánh khúc, chị bán bún riêu cua... đều phải rao. Có người đội cái mẹt hàng trên đầu, có người cắp ngang eo, người thì gánh gióng nặng nề với nồi nước riêu trên cái bếp than lúc nào cũng hồng nóng. Không tự chọn "trạm" như ông bán bánh mì nhưng cứ khi có người gọi mua, gánh bún hay mẹt xôi đặt xuống lề đường được một chút là khách mua không hiểu ở đâu đã xúm quanh, tự hình thành một cái "trạm" bán hàng!
Khu Phúc Hải nhỏ là thế mà cũng có đến hai tiệm phở. Có lẽ vì đây là khu dân cư miền Bắc nên món phở Bắc được chuộng chăng? Đi ăn phở sáng là một thú sang trọng với những gia đình bình dân. Người ta hay chọn sáng chủ nhật được nghỉ, đưa cả gia đình đi ăn. Cũng có những người là bạn bè rủ nhau đến tiệm phở. Tôi không rõ khi phở Bắc mới xuất hiện ở đây thì thế nào, nhưng vào những năm của thập niên sáu mươi, khi tôi thỉnh thoảng được dẫn đi ăn "phở ông Miễn" hoặc "phở bà Đường", thì trên bàn đã có một đĩa rau nhiều loại như húng quế, ngò gai, sà lách rồi. Tương ớt loại đỏ cay, loại nâu ngọt mặn cũng đã có. Hồi đầu, ngoài bánh phở thì thịt bò chỉ đơn giản là bò tái hay chín, chứ chưa có nạm, gầu, gân... phức tạp như bây giờ. Ngoài phở nước, nhiều người còn gọi món phở xào với thịt bò, bánh phở xào chừng như dai hơn, ngon hơn. (Người ta không xào phở với lòng gà như bây giờ, cũng không thấy tiệm phở nào bán phở gà. Ở trung tâm tỉnh lỵ Biên Hòa cũng có một tiệm phở nổi tiếng là phở Tứ Hải trên đường Phan Đình Phùng - trước mặt hai Sở Lao động Thương binh Xã hội và Sở Y Tế ngày nay - mà chủ tiệm lại là người Hoa! Tiệm phở này cho đến nay vẫn bán dù quy mô không còn như trước nữa.
Ngoài món phở Bắc mà dần dần được cải biến cho hợp với khẩu vị người Biên Hòa gốc, thì món hủ tiếu và mì sợi là hai món quen thuộc khác. Hủ tiếu có khi còn được ăn chung với mì thành món hủ tiếu mì. Người ta ăn hủ tiếu khô hoặc ăn nước. Ăn nước là kiểu ăn bình thường: bánh hủ tiếu loại thường hay loại dai, thịt heo, gan, có nơi có cả tôm hay mực ống... được nấu và chan nước lèo đầy tô. Ăn khô thì trong tô chỉ có bánh và thịt..., nước lèo được múc vào một cái chén nhỏ, có thêm một hột gà đập vào hoặc một miếng xương hầm. Có tiệm cầu kỳ còn có thêm một miếng bánh tôm chiên dòn đặt lên trên cùng tô hủ tiếu!
Không hiểu sao ấn tượng nhất với tôi lại là món mì sợi. Đất Biên Hòa là một trong vài địa phương của phương Nam có những đoàn người Hoa di cư đến từ thời vua chúa nhà Nguyễn. Cù lao Phố, tức Nông Nại Đại phố ngày xưa là thương cảng tấp nập với những ông chủ kinh doanh là người Hoa. Nhiều dãy phố dọc theo bờ sông Đồng Nai là nơi cư trú của bà con người Hoa đi theo tướng Trần Thượng Xuyên đến lập nghiệp ở Biên Hòa. Có lẽ món mì sợi đã theo họ đến đất này cùng bí quyết làm mì, nấu nước lèo và cả nghệ thuật kinh doanh. Nhiều người Biên Hòa cũ kể lại rằng chú Mừng là một người Hoa làm mì rất khéo, rất ngon nhưng ông chỉ làm đến khoảng bốn giờ chiều thì nghỉ tay để đi “làm bạn” với... nàng tiên nâu! Mì chú Mừng là một "thương hiệu" nổi tiếng, đảm bảo!
Một tháng đôi lần, tôi và cô em thường được mẹ tôi dẫn đi chợ Biên Hòa vào ngày chủ nhật. Đó là những buổi hạnh phúc nhất của tuổi thơ tôi. Ba mẹ con ra lề đường đón xe lam, chọn chiếc nào ít khách để có thể ngồi rộng mới vẫy xe dừng lại. Xe đi qua Vườn Mít, xuống dốc Kỷ Niệm, qua công trường Sông Phố, rẽ phải đến mặt tiền chợ Biên Hòa. Mẹ tôi đi chợ mua vải may quần áo, mua trái cây hay hàng họ gì đó, xong xuôi bao giờ cũng dẫn anh em tôi đến một xe mì trong chợ. Tôi thường ăn đến hai vắt, khi thì mì sợi nhỏ, lúc là mì sợi lớn, hoặc có khi là một vắt mì với hoành thánh. Ngồi bên chiếc xe mì (nếu tôi nhớ không lầm thì có tên là Châu Ký) có gắn những tấm kính vẽ hình Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị, Triệu Tử Long trong truyện Tam Quốc Chí bằng sơn màu xanh, đỏ, đen..., nghe tiếng dao xắt hành lá trên thớt, hít hà mùi nước lèo khi ông già người Hoa mở nắp thùng nước lèo... cứ như đang được bay bổng lên mây. Chiếc xe mì cũng có bày một hai cái bàn cạnh đó cho khách ngồi ăn trên ghế xếp chân sắt được thoải mái, nhưng người sành điệu phải chọn ngồi ăn tại "bàn" gắn liền với xe - chỉ là một mảnh gỗ dài theo chiều dài xe mì, bề ngang chừng ba tấc. Ngồi ở đây, chẳng những ăn tô mì của mình mà những lúc ngưng đũa, còn được nhìn thật gần ông già đầu bếp gấp những miếng bột cán mỏng gói một chút thịt bằm bên trong, làm nên những viên hoành thánh hấp dẫn.
Những đêm mẹ con tôi đi xem cải lương ở rạp Biên Hùng, vãn tuồng, mẹ tôi lại cho tôi ghé qua tiệm mì Liên Viên Viên hoặc tiệm mì Trứng cá phía đầu đường. Ngồi ăn mì Trứng cá (Tên quen gọi tiệm mì này như thế vì ở đây có một cây trứng cá lớn che mát được đến mấy bàn ăn. Tiệm còn bán sau 1975 một vài năm rồi nghỉ) người ta còn được hưởng cái thú nhìn ra vòng xoay ngã năm Biên Hùng, xe cộ qua lại tấp nập. Sau này khi lên học bậc Trung học đệ nhị cấp, tôi mới được bạn bè rủ đi ăn mì Vĩnh Vĩnh ở đầu xóm Lò Bò hoặc qua bên kia sông ăn mì Xí Mứng, mì Bà Một... Món mì truyền thống ăn với thịt heo xắt mỏng thêm ít thịt heo bằm, có thêm vài lá cải nhỏ, ăn bằng đũa và muỗng sứ. Gia vị có ớt, xì dầu..., chỉ có bột cải nhuyễn màu vàng chanh là khó ăn nhất, ít thấy người đụng đến.
(Ăn mì ở nhiều nơi tôi thấy món ăn này ngày càng được chế biến khác xa với thuở ban đầu của nó. Nhiều nơi bán mì thập cẩm với nhân có thịt heo quay xắt nhỏ, rồi nào cật heo, nào cá, mực, tôm, cua… chẳng khác nhân của món hủ tiếu. Chưa hết, có nơi tô mì còn có thêm cả miếng giò heo như món bún bò, hoặc đập thêm hột gà như món phở! Một lần ra Hà Nội, tôi được giới thiệu đến tiệm mì “Chợ Lớn mì gia” nhưng đến ăn mới biết chủ tiệm là một người Hà Nội và món mì cũng là loại chế biến!) 
Ăn mì cũng có hai cách: ăn mì nước hoặc mì khô. Vắt mì nước thường lớn hơn vắt mì khô. Một người bình thường gọi hai vắt mì nước là ăn no, nhưng phải ba, bốn vắt mì khô ăn mới "đã". Những tiệm mì người Hoa nổi tiếng không bao giờ mua mì ở những lò làm sẵn mà họ tự chế biến ra loại mì riêng của tiệm mình. Tôi nghe nói mì của những tiệm này không những được chọn bột rất kỹ mà quá trình chế biến còn thêm cả lòng đỏ trứng gà và một món gia truyền nào nữa! Chẳng thế mà sợi mì của họ vừa dai, vừa bùi.
Có điều ở Biên Hòa cả ngày xưa và bây giờ, tôi chưa gặp tiệm mì nào mà đầu bếp kèm thêm phần biểu diễn như tiệm "mì thảy" ở đường Ba Cu, thành phố Vũng Tàu: sau khi nhúng vắt mì vào thùng nước lèo cho chín, người đầu bếp thảy vắt mì lên cao rồi hứng lại bằng cái vợt để làm cho vắt mì tơi ra, trông cứ như một diễn viên xiếc đang biểu diễn! Có lẽ người Hoa ở Biên Hòa cũng trầm lắng, hiền hòa như người Biên Hòa, không thích phô trương như người sống ở thành phố du lịch biển kia chăng?
Nhà văn Lý Văn Sâm thuở sinh tiền, mỗi khi về hội họp tại Hội Văn Nghệ Đồng Nai mà ông là Chủ tịch, biết tôi thích ăn mì nên thường rủ tôi đi ăn ở một tiệm mì trên đường khu Cây Chàm, nền thấp hơn mặt đường, đối diện nhà ông Lương Văn Lựu (tác giả bộ Biên Hòa sử lược) mà nhà văn kể là nơi ông vẫn thường tới ăn sáng hồi viết báo, làm cách mạng thập niên bốn mươi, năm mươi ở Biên Hòa, trước khi bị bắt nhốt vào Trung tâm cải huấn Tân Hiệp. Ông cũng thích ăn mì khô hơn mì nước và uống cà phê một hơi, quá lắm là hai hơi đã cạn. Ông giải thích: "Hồi xưa ra lề đường uống cà phê vợt, khách đông nên mình phải tranh thủ uống cho mau để còn nhường cái ghế cóc mình đang ngồi cho người khác. Cà phê đem ra còn nóng, phải đổ ra cái dĩa để lấy mặt thoáng rộng hơn, phùng má thổi mấy hơi cho mau nguội rồi húp cái một tới hết. Uống kiểu đó riết thành quen".

***

Món ăn nổi tiếng ở Biên Hòa xưa còn có bánh canh đầu cá hay cháo cá bên Chợ Đồn, bánh canh Huỳnh Của ở gần đầu dốc Kỷ Niệm, cà ri dê Tư Dữ ở Vườn Mít...
Ngày ấy ông Tư Dữ là mối hàng mua bia, nước ngọt, nước đá của cha tôi. Ông có nuôi một bầy dê vừa để chúng sinh sản vừa để làm thịt dần. Dáng người ông thấp đậm, còn in rõ trong tâm trí tôi hình ảnh ông cầm cây roi lùa bầy dê ăn cỏ phía bên kia đường - khu vực nhà bảo tàng tỉnh bây giờ. Bà Tư Dữ, tôi cũng còn nhớ gương mặt rặt Nam bộ, hơi khắc khổ một chút. Tên Dữ nhưng tôi thấy cả hai ông bà đều hiền lành, nhất là... những lúc tôi đạp xe lên mua cà ri dê về cho gia đình. Thường thì sau khi ông Tư múc vào ga-men xong - với một sự ưu tiên - thì trước khi trao cho tôi, bà Tư lại lén chồng múc thêm một hai miếng thịt nữa. Cà ri dê phải nấu bằng ca ri nị chính gốc Ấn Độ mới vừa cay, vừa thơm. Ăn thịt dê phải chấm muối ớt vắt chanh, phải kèm một miếng cà tím, và một mẩu bánh mì chấm vào nước cà ri nữa. Sau 1975, cà ri dê Tư Dữ còn hoạt động tiếp một thời gian ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố Biên Hòa, do mấy người con của ông bà Tư làm chủ, nay hầu như đã nghỉ cả. Những quán thịt dê bây giờ ở Biên Hòa được mở ra khá nhiều, nhưng thường làm món lẩu, món nướng chứ ít chỗ có món cà ri. Thịt dê cũng có người bỏ mối, chưa thấy quán nào tự nuôi dê giết thịt như gia đình ông Tư Dữ.
Món vịt quay ở Biên Hòa thì cứ phải là vịt quay ở mé hông nhà hàng Hạnh Phước trước đây. Tiệm tên là Bôi Ký, nhưng mọi người quen gọi là “Vịt quay Hạnh Phước” nên tên sau này đã trở thành cái tên được vẽ trên biển hiệu của tiệm lớn hơn tên chính. Tiệm vịt quay này có từ lâu rồi, nay vẫn giữ được bí quyết chọn vịt, quay vịt, làm nước sốt theo phong cách người Hoa mà giá cả lại bình dân. Món lưỡi vịt mà nhậu rượu đế thì thật thú vị nhưng chỉ mua buổi sáng mới hy vọng có vì mỗi con vịt có hai chân, hai cánh nhưng chỉ có... một cái lưỡi! Người Biên Hòa cũ hay mới, đến nay vẫn có thói quen đi mua vịt quay Hạnh Phước, chặt nguyên con hay nửa con vịt, lấy đủ rau, dưa leo, nhất là nước chấm được pha chế đặc biệt... bỏ vào bọc ni lông; mua thêm một hai ổ bánh mì đem về nhà ăn hay tiếp khách lai rai.
Những buổi chiều, trên đường phố có nhiều người phụ nữ gánh các gánh bún riêu, bánh canh, tàu hũ... đi rao bán. Lại có một hai chiếc xe mì gõ "xực tắc" đẩy bán rong. Một cậu bé, thường là thế, đi trước xe mì một đoạn đường, tay cầm hai khúc tre gõ vào nhau theo nhịp thay cho lời rao. Khách gọi, người đẩy xe kiêm đầu bếp làm mì vào tô rồi cậu bé kia bưng đến tận cửa nhà cho khách. Có khi trên đường về, họ mới ghé lấy lại chén đũa. Có điều, mì gõ “xực tắc” chỉ ăn cho vui miệng hay ăn “cứu đói”, chứ chẳng thể so với mì ở các tiệm mì người Hoa chính hiệu về mọi mặt! Mùa mưa, coi như những gánh hàng rong, xe mì "xực tắc" gặp nạn! An ủi là khi một chị gánh bún, gánh bánh canh tạt vào một hiên nhà nào đấy trú mưa, chủ nhà động lòng - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng - thì thế nào cũng bán được mấy tô! Thực ra, ăn món nóng như bún, bánh canh vào lúc trời mưa thì quả là ngon miệng. Gia đình tôi có bốn người, thêm một chị bếp, hai người giúp việc chạy xe ba gác bỏ mối bia, nước ngọt, vị chi là bảy người, gánh hàng rong nào ghé vào coi như “trúng số”!
Từ những khu có người miền Bắc sinh sống, một vài món ăn Bắc khác cũng được tỏa đi khắp thành phố Biên Hòa. Có thể kể đến món bánh gai hiệu Ninh Cường ở khu xóm đạo Tân Mai vừa bày bán ở cửa hàng, vừa làm theo yêu cầu của người đặt để biếu Tết, biếu đám cưới... Một dạo, có một ông trung niên đạp xe đạp rao bán bánh gai trên đường phố Biên Hòa bằng một câu “chơi chữ”:“Bánh gai – Bánh góc!”, giọng thản nhiên pha chút chán chường. (Kiểu chơi chữ như của một ông “các chú” ở Vũng Tàu rao bán bánh tét: “Ai có tiền có quyền bóc lột!”, nhưng nhẹ nhàng hơn). Bánh gai gói bằng lá chuối, được làm bằng bột nếp, lớp ngoài có màu đen của cây “tầm gai” khác hẳn với các loại bánh quen thuộc của người Nam bộ. Ngoài ra còn có món bánh giò bằng bột gạo, nhân là thịt bằm có trộn mộc nhĩ; hoặc bánh dày gồm hai miếng hình tròn, kẹp chả ở giữa cũng rất "Bắc" như món bánh chưng ngày Tết vậy.
Đặc biệt là sự "phát triển" của món... thịt chó!
Vùng Hố Nai thì khỏi phải nói, khu Tân Mai, Tam Hiệp cũng vậy, những quán thịt chó mà chủ nhân là người có đạo Thiên chúa, mở ra bán phục vụ khách hàng chủ yếu là người đồng hương, đồng đạo. Cả đến khu Phúc Hải của tôi cũng có mấy quán, trong đó có chủ quán là người đạo Phật, cứ đến mười tư, rằm, ba mươi, mồng một là đóng cửa “không sát sinh”. Cha tôi rất thích ăn thịt chó nhưng ông lại cũng là người mộ đạo Phật. Một mình ông cùng hai người khác sáng lập ra đền thờ Đức Thánh Trần như tôi đã kể, ông còn góp tay trùng tu chùa Đức Quang, chủ trương vận động xây dựng chùa Phúc Lâm bên quốc lộ 15. Ông cũng vận động lập được hai cái nghĩa trang, một cho bà con Phật giáo Phúc Hải (nay đã giải tỏa) và một cho Phật tử chùa Phúc Lâm. Nhưng... ông vẫn ăn thịt chó. Có điều, ở nhà tôi có bàn thờ Phật nên khi muốn ăn, ông đi ra quán. Sau này khi tôi vào Trung học, ông bắt đầu "rủ" tôi cùng đi ăn cho vui. Có điều ông thì vừa ăn thịt chó vừa nhâm nhi một hai ly rượu, còn tôi thì chỉ được phép ăn! Ông "lý sự" với tôi: "Phật tại tâm. Mình làm việc thiện, mình kính trọng Phật là tốt rồi. Ngày rằm, mồng một không ăn là phải thôi. Có kiêng có lành. Nhưng dù sao cũng phải công bằng, khách quan mà nói là ăn thịt chó chỉ có... bổ!". Xem ra tôi cũng khá thông cái "lý sự" ấy.
Đến quán ăn thịt chó, người ta gọi mấy món "cơ bản" như luộc, lòng, dồi, nhựa mận, sáo măng. "Sống ở đời ăn miếng dồi chó". Chẳng biết ai đã đặt ra câu ấy nhưng món dồi đã là một món đánh giá chất lượng của mỗi quán. Món nhựa mận (còn gọi là rựa mận) cũng là một món "chuẩn" để đánh giá quán thịt chó ngon hay không. Nước chấm là mắm tôm cũng thế, phải là mắm tôm đen vừa mặn, không sạn, có nơi dọn ra với chanh, ớt, đường... để khách tự pha chế gia giảm, có nơi làm sẵn với bí quyết riêng. Một số người không ăn được mắm tôm thì chấm nước mắm hoặc muối vắt chanh, nhưng như thế quả chưa thể bảo là dân sành điệu món thịt chó! Dần dần về sau, người ta chế ra nhiều món khác như nướng, chả chìa, lá lốt... mà thành phần thịt không chắc chắn chỉ là thịt chó! Ngoài các thứ rau mà trong đó lá mơ và củ riềng xắt lát không thể thiếu, người ta ăn thịt chó với bánh đa vừng hoặc bún, tùy theo món. Nhiều tiệm chọn bánh đa ngon mới mua về bán cho khách nhưng đúng ra, bánh đa phải là loại khách gọi mới nướng, đem ra còn nóng hổi, tiếng bẻ bánh ròn tan. Bún cũng thế, phải là bún mới làm xong, không bị chua. Thức uống thì chỉ có rượu đế, rượu gạo mới phù hợp. Người ăn thịt chó ngồi quanh cái bàn thấp, gắp miếng thịt đặt vào giữa một cái lá mơ, thêm lá rau húng nếu thích rồi cuộn lại, cầm nơi tay phải. Tay trái nâng ly rượu chạm với bạn bè rồi uống cạn, chấm miếng thịt gói trong lá mơ vào chén mắm tôm, bỏ vào miệng nhai nhẩn nha mà thưởng thức! Có người cầm lóng sả non tấc hoặc miếng riềng xắt mỏng cắn thêm một miếng, vừa cay vừa ấm miệng, lại “sát trùng”.
Các quán thịt chó không bao giờ được thiết kế sang trọng. Đã là quán loại "Đúng rồi", "Hạ cờ tây", "Nai đồng quê"... thì phải bình dân, tốt nhất là bàn thấp, ghế cóc, tường cũ, nền cũ, phía trước có một tủ kính treo cái đùi chó, cỗ dồi..., còn không khí trong quán phải có mùi "chó đặc trưng". Những quán đông khách đến mấy, người ta cũng không biến nó thành... nhà hàng! (Ngày nay ở vùng Nhật Tân, Hà Nội, nơi có rất nhiều quán thịt chó kiểu liên hoàn, công nghiệp cũng vẫn bày biện bình dân, dù người ở đây tự hào vùng đất của họ có cả "rừng riềng, biển rượu, nông trường chó, cánh đồng rau thơm").
Dạo Liên quân Mỹ và một số nước chư hầu qua tham chiến tại miền Nam Việt Nam, lính Đại Hàn rất thích ăn thịt chó nên các quán thịt chó mọc ra khá nhiều để phục vụ họ, chủ yếu gần khu vực lính Đại Hàn đóng quân.
Người Nam bộ ở Biên Hòa trước đây không ăn thịt chó. Nhiều người nói rằng chó là loài vật trung thành với người, ăn thịt nó rất tội nghiệp. Lại có người bảo mình thờ Ông (tức Quan Công) nên nếu ăn thịt chó sẽ bị thánh vật. Có người thì từ chối vì một lẽ rất đơn giản: thịt chó có món lá mơ khó ăn, thêm nữa, người Nam bộ gọi lá mơ bằng cái tên rất gợi về mùi vị chẳng thơm tho gì! Thế nhưng theo thời gian, nhiều người đã "thử" và đến nay thì không ít người Nam bộ Biên Hòa tỏ ra khoái cái món "cờ tây" này; nhiều người khác đã trở thành chủ quán thịt chó đông khách!
Thịt chó ngày nay đã được chế biến, sáng tạo cho hợp khẩu vị nhiều hạng khách khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đĩa thịt luộc mà từng miếng thịt được bàn tay thiện nghệ của ông chủ xắt từng lát mỏng vừa miệng, hay miếng dồi thơm ngậy, dĩa nhựa mận vừa mềm vừa quánh, bát sáo măng váng mỡ... vẫn cứ là “cơ bản” và không thể thiếu. Khu vực trung tâm mở rộng của Biên Hòa ngày nay, nói đến thịt chó, người ta dễ nhớ đến những cái tên quen thuộc. Trước kia thì có thịt chó chợ Tân Mai, thịt cầy Hai Thông trên đường Đồng Khởi. Sau này là Ba Miền, Cây Rơm cũng ở khu vực ấy, rồi Năm Mạnh ở trong chợ Phúc Hải…  Những buổi chiều, mỗi quán với thực khách quen thuộc, hợp “gu” của mình ngồi kín những dãy bàn… Ai bảo ăn thịt chó không phải là một cái thú?


***
http://www.ngo-quyen.org/a3343/do-cong-luan-mot-so-hinh-anh-bien-hoa-nhung-ngay-cuoi-nam-quy-ty

MỪNG ĐẠI THỌ THẦY PHẠM ĐỨC BẢO

Thay Bao_3

Vào ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam hằng năm, thầy Trịnh Hồng Hải thường làm “thủ lĩnh” dẫn nhóm học trò lớp 12B3 (khóa 13) chúng tôi đến thăm thầy Phạm Đức Bảo. Khác hơn mọi năm một chút, ngày 20/11 năm nay chúng tôi tổ chức bữa tiệc trà mừng Đại Thọ thầy hiệu trưởng.
Thay Bao_1Thay Bao_14

Chín mươi lăm năm trôi qua, thầy hiệu trưởng của chúng tôi ngày càng yếu ớt sau nhiều lần nhập viện. Đôi cánh tay “ lực sĩ ” của thầy ngày nào, bây giờ thâm tím và sưng tấy những vết kim tiêm. Mặc dù chúng tôi can ngăn, nhưng thầy hiệu trưởng vẫn nhất định gắng gượng đứng lên chụp hình chung với học trò. Chân thầy hiệu trưởng run run, nhưng ánh mắt thầy lấp lánh niềm vui và hạnh phúc. 

 Thay Bao_11Thay Bao_2
Thay mặt cả nhóm, bạn Trần Thế Định trân trọng tặng thầy hiệu trưởng lẵng hoa tươi và chiếc bánh kem mừng thọ. Thầy hiệu trưởng vui vẻ thổi tắt ngọn nến tuổi chín mươi lăm, trong tiếng cười vang của mọi người. Buổi tiệc trà thật ấm cúng, tràn ngập tiếng cười hồn nhiên của thầy xưa và học trò già.
Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.

Ngưng một lúc, thầy hiệu hỏi thăm từng đứa học trò cũ quanh thầy. Khi biết tôi lên chức “ bà nội” vừa được hai tháng hai tuần, thầy hiệu trưởng cười:
-  Chóng thật! Mới ngày nào …
Cả nhóm bật cười theo thầy hiệu trưởng … Bởi cũng vừa chợt nhớ, mới ngày nào bọn tôi còn là những cô cậu học trò nhỏ ngây thơ, khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa trung học Ngô Quyền. Mà giờ đây đứa nào cũng mang kính lão, da đồi mồi cùng mái tóc pha sương.
Mười hai giờ trưa, thầy trò tôi tạm biệt thầy hiệu trưởng. Từng đứa chúng tôi nắm chặt bàn tay khô ấm của thầy, hằng mong thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo có nhiều thêm tháng ngày Đại Đại Thọ.
Tháng 11/2014
Diệp Hoàng Mai
 Phụ Đính Hình Thầy Hiệu Trưởng và học trò năm 2014

Thay Bao_4Thay Bao_7

Thay Bao_9Thầy Bảo và thầy Hải
Thay Bao_7Thay Bao_12

Thay Bao_14THẦY PHẠM ĐỨC BẢO - CUỘC ĐỜI MỘT NHÀ GIÁO
thay-bao-mai-2-
Thầy Phạm Đức Bảo kể: “ Cuộc đời dạy học của tôi đơn giản lắm! Tốt nghiệp khoa Sử Địa sư phạm Hà Nội năm 1952, bắt đầu sự nghiệp trên bục giảng trường trung học Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu). Năm 1954 vào Nam dạy ở Phan Thiết hai năm, chuyển về trường Quốc Học (Huế) dạy tiếp sáu năm. Làm hiệu trưởng trường Ngô Quyền (Biên Hòa) mười ba năm. Hai năm cuối cùng làm thanh tra Sở học chánh và Bộ giáo dục. Chỉ có thế thôi!…”
Về thời làm trò, thưở nhỏ Thầy Bảo toàn học trường Tây. Sau năm 1975, Thầy trở thành “học trò” bất đắc dĩ bảy năm ở Bà Tô (Xuyên Mộc). Rời trường, Thầy được con trai bảo lãnh sang Đức định năm 1984. Thầy tiếp tục học tiếng Đức suốt ba năm, để không bị “câm, điếc” nơi xứ người. Và bây giờ, Thầy vẫn đọc báo Time hằng ngày bằng tiếng Anh, với chiếc kính hiển vi để nhìn rõ chữ.
Thầy Bảo cười nhớ lại: “ Hồi đó,  không trường nào đông nữ giáo sư có chồng … lái máy bay như trường Ngô Quyền. Thì chồng các cô làm việc sân bay Biên Hòa, về dạy trường Ngô Quyền là gần nhất. Phải nhận các cô về dạy thôi!...” Thầy còn trọng dụng đội ngũ giáo sư trẻ tuổi, luôn tạo thuận lợi để thu hút các giáo sư trẻ về dạy ở trường. Quan tâm tới Thầy Cô giáo,  là do Thầy Bảo quan tâm tới học trò tỉnh lỵ Biên Hòa. Có đủ giáo sư giảng dạy, sẽ có đủ lớp học cho trò học tiếp sau khi thi đậu Tú tài một. Học trò Ngô Quyền không phải vất vả, về Sài Gòn học lớp đệ nhất để thi tiếp Tú tài toàn phần.
Thầy Bảo một thời nổi tiếng cương trực, không kiêng dè một ai. Bất kể học sinh là con nhà lính hay con nhà quan, hễ vi phạm kỹ luật học đường là  bị nhận Vitamine R ( Roi) từ Thầy ngay tức khắc. Các nam sinh dù … quậy hay ngoan, ít nhiều gì cũng từng có “kỹ niệm đau thương” từ những ngọn roi của Thầy hiệu trưởng. Thời đó có lẽ do nữ sinh Ngô Quyền … quá ngoan hiền (?!..), nên ít khi chị em  bị Thầy Bảo phạt đòn như những nam sinh.
Sau mười lăm năm lưu lạc trời Âu, Thầy Phạm Đức Bảo quyết định trở về nhà. Người gần gũi Thầy Bảo nhất trong thời gian này là Thầy Trịnh Hồng Hải. Thầy Hải là bạn học cùng trang lứa với Thầy Phạm Thăng Long, em trai của Thầy Bảo. Từ lúc biết tin Thầy Phạm Đức Bảo trở về, ngày  Nhà Giáo năm nào nhóm học trò lớp 12B3 (NK 68-75) chúng tôi, cũng tháp tùng Thầy Trịnh Hồng Hải đến thăm Thầy hiệu trưởng. 
Vẫn còn khá nhiều cựu giáo sư và cựu học sinh Ngô Quyền chưa biết thông tin về Thầy Phạm Đức Bảo, cứ ngỡ Thầy còn sinh sống ở nước ngoài. Đầu năm 2011 Thầy Đào Đức Thiện từ Mỹ về thăm quê, đã cùng Thầy Hải và chúng tôi đến thăm Thầy Phạm Đức Bảo. Quí Thầy cùng nhắc lại những chuyện vui, ngày mới được Thầy Bảo nhận về trường. Những ngày buồn khi rời trường bỏ lớp, cả những gian truân đã trãi trong cơn biến động nước nhà.
Cuối năm 2011 anh Phạm Phú Hòa ( CHS.K1) đưa nhóm giáo viên Úc về Việt Nam dự hội thảo chuyên đề giảng dạy tiếng Việt cho người Úc, anh mới hay tin Thầy Bảo trở về sinh sống tại Sài Gòn. Quá bận rộn với chương trình hội thảo, sau giờ làm việc buổi chiều anh Hòa mới có thời gian trống chạy đến thăm Thầy. Thầy Bảo nheo nheo đôi mắt già nua, nhìn “cậu” học trò râu tóc bạc phơ:
-   Thầy ơi, còn nhớ con không? Con là Hòa, học sinh khóa 1 nè Thầy!...
-   A! Có phải Phạm Phú Hòa đó không?
Niềm vui vỡ òa trong mắt của “ cụ ” học trò già Phạm Phú Hòa. Tính từ lúc anh rời trường Ngô Quyền, hai thầy trò lạc mất nhau đã …  49 năm, cho đến hôm nay mới bất ngờ gặp lại. Ấy vậy mà, Thầy Bảo vẫn nhớ đầy đủ họ tên của anh Phạm Phú Hòa.
Gần đây nhất là anh Đặng Vũ Vĩnh  (K4 CHS.NQ) hiện sinh sống ở Melbourne, cũng đã hỏi tôi địa chỉ và số phone của Thầy Bảo. Từ lâu lắm rồi, anh không biết tin tức về Thầy. Anh Vĩnh chưa dự định bao giờ thăm lại quê xưa, nhưng anh hy vọng được nghe giọng nói của Thầy qua điện thoại. Hoặc chí ít, cũng là lời tri ân anh gửi đến Thầy hiệu trưởng, nhân dịp Lễ Tết hay sinh nhật của Thầy.
Còn nhớ lần đầu tôi rủ nhóm bạn học cũ thăm Thầy, vẫn có bạn thoáng ngại ngần:
-   Thầy có nhớ mình là ai đâu mà tới?
-  Thì tự giới thiệu mình là cựu học sinh Ngô Quyền, Thầy sẽ biết liền! Mình nhớ Thầy, chứ Thầy làm sao nhớ hết học trò?...
Những lần sau thì chính bạn là người nhiệt tình nhất, mỗi khi chúng tôi rủ bạn thăm Thầy hiệu trưởng. Cũng như tôi, bạn nghiệm ra rằng – chỉ một giờ được chuyện trò với Thầy, chúng tôi tích lũy cho mình quá nhiều vốn sống – Không nhận học phí, nhưng Thầy Phạm Đức Bảo vẫn tiếp tục dạy cho đám học trò nhỏ ngày xưa bao nhiêu bài học sống ở đời.
Chín mươi hai tuổi, sức khỏe của Thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo không còn như xưa, nhưng trí tuệ của Thầy vẫn còn minh mẫn. Chúng tôi vẫn ghé thăm Thầy mỗi khi có dịp, bởi chúng tôi hiểu Thầy bây giờ như một “cây đa, cây đề” quí hiếm của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, một ngôi trường từng trãi qua bao nhiêu biến động lịch sử, nhưng tình nghĩa Thầy trò vẫn hoài bền chặt keo sơn.
Tháng 04/2012
Diệp Hoàng Mai 
CHÚC THƯỢNG THỌ THẦY PHẠM ĐỨC BẢO
thay-bao-2012-2
Từ lúc biết tuổi thật của Thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo, nhóm bạn lớp 12B3 ( khóa 13) chúng tôi nôn nóng chúc mừng Thượng Thọ cho Thầy. Một anh bạn cựu HĐS người Hoa của chúng tôi nói vui: “ Vượt  qua ngưỡng tuổi 91 rồi, thì bất cứ ngày nào cũng là ngày Thượng Thọ của người cao niên…”
Thế là ngày 14/04/2012, thầy Trịnh Hồng Hải lại đưa nhóm học trò 12B3 CHS.NQBH đến chúc mừng Thượng Thọ Thầy Phạm Đức Bảo. Chỉ đơn giản một khóm hoa tươi, một chiếc bánh kem nho nhỏ ngọt ngào… nhóm học trò cũ trung học NQBH chúng tôi, đã gửi đến Thầy Pham Đức Bảo lời chúc Thượng Thọ với tấm lòng tri ân trân trọng.
Anh Đặng Vũ Vĩnh – CHS.NQBH K4, hiện định cư ở Úc – gọi điện về, nhờ tôi kính biếu Thầy 100 AUD làm quà mừng thọ. Anh Vĩnh từng có những năm làm “ học trò bất đắc dĩ, ở nội trú và học cùng lớp” với quí Thầy. Cho nên giữa anh Vĩnh và quí Thầy còn có một thứ tình cảm khác thiêng liêng gắn bó với nhau hơn, ngoài tình nghĩa thầy trò trường Ngô năm cũ.
Thầy Bảo vui lắm! Thầy cười nhiều, chuyện trò nhiều với đám học trò nhỏ ngày xưa. Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
Tháng 04/2012
Diệp Hoàng Mai
Học trò 12B3 chs.NQBH khóa 13 ( 1968 – 1975)
 Phụ Đính Hình Thầy Hiệu Trưởng và học trò năm 2012

thay-bao-2012-1thay-bao-2012- 3

thay-bao-1-2012thay-bao-5-2012

NHỮNG MẪU CHUYỆN VUI VỀ THẦY PHẠM ĐỨC BẢO

Thầy bao nhiêu tuổi?..
Khi biết ngày 23/12/1923 là sinh nhật của Thầy Phạm Đức Bảo, nhóm bạn 12B3 chúng tôi manh nha dự định tổ chức “thượng thọ” 90 tuổi cho Thầy vào tháng 12/2013. Nhưng tình cờ, tôi biết chính xác Thầy sinh năm Canh Thân 1920. Như  vậy thì nếu tính luôn tuổi mụ, Thầy Bảo năm nay đã … 93 tuổi.
Theo cô cho biết, hồi xưa ông bà thường không làm tờ khai sinh liền, mà để hồi lâu sau mới trình làng xã. Cũng có khi chạy loạn khắp nơi, khi khai lại thì ngày sinh không chính xác. Vì vậy mà lúc sinh thời, cô Hà Bích Loan vẫn hay đùa : “ Thầy Bảo không bao giờ nói tuổi thật của thầy đâu!...”
Địa chỉ nhà Thầy Bảo …
Thầy Phạm Đức Bảo bây giờ già yếu, đi lại khó khăn, nhưng thầy vần kiên trì tập thể dục mỗi ngày. Thầy rất vui, khi có học trò cũ ghé thăm.
Hiện nay Thầy đang cư ngụ tại nhà số 118/9 đường Trần Quang Diệu ( phường 14, quận 3). Anh chị em chs.NQBH có thể email thăm Thầy theo địa chỉ  quynhanhpham@hcm.vnn.vn ;  
Thầy hay nói vui: “Cóc chết ba năm, quay đầu về núi” là vậy. Tuổi già của Thầy giờ an nhiên, với sự chăm sóc chu đáo của cô. Phân nửa đàn con của Thầy, cùng đàn cháu nội ngoại sống rất chan hòa xúm xít quanh Thầy. Đến nỗi Thầy Trịnh Hồng Hải hay đùa: “ Tôi đoán nay mai con đường trước nhà anh, sẽ đổi thành tên đường Phạm Đức Bảo đấy!...”
Thầy Bảo “Hẹc – Quynh”…
Năm 2002 Thầy Bảo đến bệnh viện FV tại Sài Gòn khám bệnh. Con gái của Thầy đợi hơn một giờ đồng hồ, vẫn không thấy Thầy trở ra. Quá lo lắng, cô bèn gõ cửa phòng khám bước vào. Nhưng cô rất bất ngờ, bởi câu chuyện giữa bác sĩ điều trị và cha của cô đang dòn tươi như pháo. Thì ra vị bác sĩ là học trò cũ của Thầy Phạm Đức Bảo ở trường Quốc Học Huế.
Vị bác sĩ  hào hứng kể cho con gái của Thầy nghe mẫu chuyện vui về Thầy Bảo … Hẹc – Quynh: “ Em biết không, hồi đó Thầy cưỡi chiếc mô-tô thể thao 350 phân khối đi dạy học  trông thật … ngầu! Tướng Thầy to cao, beau (đẹp) trai lắm! Có năm Huế lũ lụt, cầu Tràng Tiền ngập nước, xe không chạy được. Thế là Thầy vác bổng chiếc mô – tô trên vai, cứ thế Thầy lội nước qua cầu. Học trò Quốc Học bọn anh kính nể quá, nên gọi Thầy là Hẹc-Quynh từ đó…”
Mô – tô đua … xe lửa?...
Ngoài biệt danh “ Hẹc Quynh”,  Thầy Phạm Đức Bảo còn được học sinh và đồng nghiệp trường Quốc Học Huế gọi là “ Thầy Bảo Mô-tô”. Một lần Thầy Bảo được điều động vào Sài Gòn chấm thi Tú Tài, phương tiện vận chuyển bằng xe lửa. Lần đó các đồng nghiệp “thách đấu” với Thầy rằng:” Nếu Bảo đi vào Sài Gòn bằng mô-tô sớm hơn xe lửa, mỗi người sẽ … chung độ cho Bảo một ngàn đồng…” Thầy Bảo nhận lời … đua.
Sau khi dùng điểm tâm tạm biệt, cả … hai phe mô-tô và xe lửa cùng xuất phát lúc 7 giờ sáng tại ga Huế. Thầy Bảo “một mình, một ngựa … sắt”, chạy suốt một ngày đêm, chỉ dừng nghỉ ngơi ăn uống dọc đường. Khoảng 8 giờ sáng ngày hôm sau Thầy Bảo đến ga Sài Gòn đợi. Mãi đến gần 10 giờ sáng hôm đó, chuyến xe lửa từ Huế chở các đồng nghiệp của Thầy mới hú còi chậm chậm tiến vào ga.
Tôi hỏi Thầy:
-  Thầy … thắng độ, tổng cộng được mấy ngàn đồng hả Thầy?...”
Thầy Bảo:
-  Không lấy tiền, chỉ uống bia thôi!...”
“Thi đậu rồi! Về đi ...”
Thi Tú Tài 2 mới được vài ngày, cô học trò Huỳnh Thị Thi – tên thật của nữ ca sĩ Hoàng Oanh – đạp xe đến nhà Thầy Phạm Đức Bảo
-  Thầy ơi! Con đậu không Thầy?...”
-   Đậu rồi! Đi về đi…
Cô học trò hí hửng ra về, không hề biết bài thi chưa chấm xong, lấy đâu ra kết quả mà Thầy bảo cô thi đậu? Kết quả thi Tú Tài toàn phần năm đó, ca sĩ Hoàng Oanh đậu hạng Bình, một thứ hạng khá cao lúc bấy giờ. Thầy Bảo cười:
-  Cũng may nó thi đậu, lại đậu hang cao nữa mới ghê chứ! Nếu không thì không biết phải nói sao với nó….
Tôi được biết thêm, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh – ca sĩ Nhật Trường – cũng từng là học trò cũ của Thầy Phạm Đức Bảo ở Phan Thiết.
“ Con tỉnh trưởng hả? Bốn roi …”
Năm đó bạn Lâm Quang Hưng – con trai của đại tá tỉnh trưởng Biên Hòa lúc bấy giờ  – mặc chiếc quần không đúng màu xanh đồng phục học trò. Không may cho Hưng, Thầy Bảo đi ngang qua lớp trông thấy bèn gọi lại bạn lại:
-  Này, ai cho phép em mặc quần màu này? Hai roi, lên đây!...
Thầy nhịp chiếc roi mây lên bàn. Các bạn trong lớp thấy vậy kêu lên:
-  Thầy ơi! Nó là con của ông tỉnh trường đó Thầy!
-  Thế à? Con tỉnh trưởng Lâm Quang Chính à? Thế thì… bốn roi!
Bạn Nguyễn Xuân Cường, con trai Thầy giám thị Nguyễn Quang Hưng  cũng từng bị “án oan” tương tự. Cường “can tội” … để tóc dài, mái lòa xòa phủ mắt:
-  Này, tóc dài hả? Con của ông giám thị Hưng phải không?
Thế là “con giám thị” cũng cùng số phận với “con tỉnh trưởng”, bốn roi!...
Có thế mà cũng méc!...
Hồi Thầy Bảo còn ở Biên Hòa, nhà của Thầy đối diện với nhà của Thầy Dương Hòa Huân. Bên cạnh nhà Thầy Bảo, là nhà ở của một vị trung tá tiểu khu Biên Hòa. Hôm đó, con trai vị trung tá rủ người bạn học đến nhà chơi. Nói đùa qua lại, cậu học trò trêu bạn:
-  Chúc ba của mầy mau lên … cố đại tá!?!...
Con trai vị trung tá ức quá khóc òa, chạy sang méc Thầy Bảo. Thầy gọi cả hai lại hỏi:
-  Ai cho phép mầy nói bố nó như thế?
Vừa hỏi, Thầy vừa “thưởng” cậu học trò một cái “ Bốp!...”
Quay sang con trai vị trung tá láng giềng, thầy “ Bộp!...” luôn cái nữa. Cậu nhỏ hết hồn, nín khóc. Thầy nói tiếp:
-  Thế bố của mầy đã lên … cố đại tá chưa? Có thế mà cũng méc!...
Tháng 04/2012
Diệp Hoàng Mai
(Ghi chép lại từ lời kể của cô Đàm Thị Tồn, em Phạm Thị Thanh Tú và bạn Phan Văn Chánh)

@@@

Sưu Tầm trên Net bài viết của chsNQ K8 ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG 
(vừa qua đời ngày 27 tháng 8 năm 2015 lúc 01:10pm tại Melbourne, Australia) để cùng chia sẽ 1 kinh nghiệm

Một kinh nghiệm quý giá của người đã mắc bệnh UNG THƯ

Thanh Hương
3Valender

Các bạn thân mến,

Thanh Hương xin viết ra những gì Thanh Hương biết để tất cả các bạn tham khảo, có ích cho chính mình, thân nhân và bằng hữu vì mầm Ung Thư hiện diện trong tất cả mọi người, chỉ đủ chance là nó bùng phát.

Thanh Hương đã kinh qua một thời gian bệnh Cancer: gồm 3 tháng dò tìm bệnh, 8 tháng trị chemotherapy, 1 tháng Radiotherapy, còn thử máu thì lia chia... vậy mà ròng rã 1.5 năm mới vượt qua khỏi.
Thời gian tìm bệnh cũng nhiêu khê vì có nhiều kỹ thuật đang dùng vẫn không đáng tin cậy như Ultra Sounds, Mammogram, Needle Biopsy: hễ họ nói có thì chắc có bệnh, nếu nói không thì phải xét lại, vì lấy sample sai chổ, vì xớ thịt quá condense...
Cũng tại bệnh Tiểu Đường, khiến ăn cơm rất ít; trời lạnh mau đói, lại thêm bạn chỉ cách làm Nem Chua (sau này mới biết bột làm Nem Chua có nhiều Hàn The), tự làm ăn thấy ngon, nên ăn lai rai... cộng thêm làm việc tối đa, lo toan nhiều việc, phiền não cũng bộn... Cuối cùng rước bệnh cũng là lẽ tất nhiên.
Cũng vì bệnh, sau khi mổ, bệnh viện dạy cách meditation (tỉnh tâm), làm theo họ chỉ; bỗng chợt nghĩ ra cái vụ Thiền này còn ai hơn Đức Phật, mình mang tiếng theo đạo Phật mà chả biết gì cũng thật uỗng, ngày xưa đi học, đeo đuổi riết con đường khoa cử, giờ đây xem ra cũng gần đất xa trời, cũng nên tìm hiễu đạo Phật xem sao... thế là con đường "Hướng về cõi Phật" bắt đầu từ đó. 

Khi phát giác ra bệnh, phần chánh vẫn phải nhờ chiếu tia X (Radiotherapy), dùng thuốc tây rất mạnh một lúc cho vào vài loại, thuốc truyền vào gân máu (Chemtherapy), thuốc vào tới đâu là ớn người đến đấy.

Thường thì thuốc rất mạnh, chính nó cũng làm người bệnh suy yếu vì đặc tính của tế bào ung thư là cứ sinh sản lia chia, nên thuốc cứ tìm tế bào nào đang sinh sản là thanh toán. Tế bào bình thường của cơ thể cũng đang sanh sản, nhưng ít hơn tế bào Ung Thư, nên sau khi vào thuốc lần đầu sẽ bị lở màng bên trong miệng, sau cở 3 lần tóc rụng gần hết như bệnh ban, và chấm dứt  kinh nguyệt (nếu người bệnh còn trẻ dưới 43 tuổi, sau khi chấm dứt trị liệu sẽ có kinh nguyệt trở lại). 
Có người yếu hơn, có thể chết chỉ sau 3 lần vào thuốc (cứ 2 tuần vào thuốc 1 lần). 
Bạch Huyết cầu và hồng cầu cũng bị tiêu diệt rất rất nhiều, do vậy người đang trị bệnh trở nên xanh xao, vàng vọt hơn vì hồng cầu xuống quá thấp, và người bệnh dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiễm khác vì bạch cầu cũng xuống rất thấp, do vậy trước khi vào thuốc, phải đi thử máu để họ đo hồng cầu và Bạch Cầu có xuống quá tệ chăng, thì chờ thêm 1 tuần nữa cho lại sức để ready cho cuộc "hành quân" kế.
Nói chung khi thuốc vào, tức thì thấy bồn nôn, ói mửa liền tù tì... thuốc làm cho xiểng niểng, làm te tua còn hơn trước khi cho thuốc. Chỉ duy có 1 hy vọng là nó kill giùm các tế bào ác tính ấy.
Còn Radiotherapy, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ, cũng phải làm hàng ngày kéo dài cả tháng, mỗi ngày họ chiếu tia X vào chỉ 4 phút, và da sẽ bị burn dần dần. Bác sĩ này phải tính toán rất hay để tia X chỉ đến phần thịt mà không đến phần xương; bởi vì thân mình không thể phẵng, họ phải tính tia X đến phải dừng theo hình cong của cơ thể. Nếu không chính xác, tia X sẽ burn xương và làm dòn xương, có thể gẫy xương.

Tóm lại đối với người bệnh Cancer, có nhiều việc phải chú ý, phụ vào sự trị liệu của bác sĩ:

1.   Không cho thêm vào người những chất tạo Cancer nữa: 

a.  Hàn The (làm dòn, dai thức ăn biến chế) nên xem lại các món có nó như thịt Nem Chua, Nem Nướng... check lại xem trong nhiều thức ăn biến chế như bánh tráng, bánh phở, mì... họ có cho thêm chăng?

b.  Sau này hàng Trung Quốc bị các nước phát giác có rất nhiều chất gây hại sức khỏe, nhất là Ung Thư, có những nước tương chứa chất gây Cancer 5000 lần hơn bình thường! Có cả list nhiều hiệu nước tương không thể dùng! nếu kỷ nên dùng nước tương của Singapore, Nhật, Đức
c.  Thịt nướng bị cháy không nên ăn, chất bị cháy cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Tránh xa tia Microwave, khi xài oven nên đứng xa dù họ bảo window của nó không leaking các tia.
d.   Không ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, nên ăn thịt trắng như thịt gà, nhớ tránh ăn cánh gà, vì nơi đây người nuôi hay chích hormone cho gà mau lớn, mau bán... độc
Nói chung bớt thịt, thêm rau cải.
e.  Tránh chất béo, tránh quá nhiều đường, 2 thứ này tế bào Ung Thư ưa thích.
f.  Nắng gắt có nhiều tia tử ngoại UV cũng làm ung thư da, đừng tưởng xài cream chống nắng là OK, rồi ra phơi nắng (để thêm vitamin D)  (lớp ozone (là phân tử có 3 nguyên tử Oxygen) trên bầu khí quyển bị trống 1 lỗ to, do khí thải của các nước phát triển kinh tế, quá nhiều nhà máy phun ì xèo khói, có nhiều carbonic bay lên làm phá dần lớp Ozone che chở ấy!)
Thức uống trong siêu thị cũng bỏ nhiều chất chống hư = chất bảo quản (preservatives), cũng không tốt, ăn và uống các thứ trái cây rau cải tự nhiên không qua biến chế, để dành lâu vẫn tốt hơn.
(chuyện đến đây là hết mức của mình, nếu nói xa hơn, trái cây rau cải, người trồng cũng bỏ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bọ... để cho ra hoa quả tươi tốt, được mùa, giữ lâu không hư khi bán...). [Hồi đó thấy dân tây phương tự trồng rau trái, lấy làm lạ sao họ chịu khó đến thế! thì ra là vậy: sợ Ung Thư quá chừng chừng!]
g.   Có những người làm trong phòng thí nghiệm, cũng nên lưu ý có nhiều hoá chất gây ung thư gọi là Carcinogen.
h.  Thứ mà mình ít lưu ý là tránh mua nhà gần các vùng điện cao thế, nơi đó nhà rẻ hơn, VN ta thích rẻ, không để ý việc nguy hiễm vô hình, âm thầm!
i.   Một thứ không ai biết là có những vùng, phía dưới có chất phóng xạ (tia phóng xạ vào người sẽ bắn tứ tung hết tế bào này qua tế bào khác), từ đất chất phóng xạ lúc nào cũng phát ra nào ai biết được! chuyện này đành xí cho trời đất thôi, nói cho đủ vậy mà.
(Thật ra sinh viên đi học, có bài vật lý cũng học về chất phóng xạ, có khi chưa học lý thuyết đã cho thực tập, họ đã dặn dùng kẹp gấp nó, mà rớt tới rớt lui, có khá nhiều sinh viên cũng thò tay bóc nó mà không biết trực tiếp tiếp xúc càng nguy cơ Ung thư!)

Có nhiều phương pháp tìm bệnh phải nhờ chất phóng xạ để biết chổ nào tim nghẹt, chổ nào đang bị Ung Thư... như là làm MRI, họ chích 1 lượng rất ít chất phóng xạ, sau đó cho nằm dài trong 1 máy to, giữ im lìm như khúc gỗ trong suốt thời gian máy rà từ đầu đến chân để tìm xem có Ung Thư chổ nào! Khi bị Ung Thư mà nghe cho thêm phóng xạ vào là lo lắm, nhưng họ bảo đảm là lượng rất nhỏ không gây bệnh! đành vậy thôi!!)

2.  Dùng các dược liệu:

Chống Ung Thư là chống các gốc tự do, free radical, uống  3 vitamin cần kết hợp là (A+C+E) để chống các gốc tự do ấy.
a.  Tỏi có khả năng chống Ung Thư và kháng trùng, tạo thêm kháng thể, vì trị Ung Thư nên dùng liều khá hơn bình thường, có thể dùng rượu Tỏi (2 củ tỏi xay cho vào 200 ml rượu), mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
b.  Cabbage = Cải bắp: dùng máy Extractor, sẽ rút nước, bỏ xác, mỗi bắp cải có thể rút ra 500ml, mua vài bắp rút ra được nhiều hơn, mỗi ngày uống 250 ml hay 1 ly.
c.   Măng Tây, broccoli 
d.   Chống Ung Thư là chống các gốc tự do, free radical, uống 3 vitamin cần kết hợp là (A+C+E) để chống các gốc tự do ấy, các vitamin này có thể mua ở dạng tablet hay mình có thể xây sinh tố uống rất hiệu quả, có lần xem TV thấy 2 ông bà uống 3 tháng hết bệnh: họ xây cam, bôm, cà chua, cabbage, cà rốt...
e.   Có thể xay Lô Hội và bỏ thêm 1 muỗng Mật Ong để cơ thể khoẻ hơn, thêm kháng thể.

3.  Giữ thân khoẻ mạnh, tâm an vui:
a.  Tập thể dục, massage  cho máu chạy đều hoà, cho các chất ăn uống trên phân phối đầy đủ cơ thể.
Kèm theo thở theo kiểu thở bụng để thêm tối đa oxygen và thải toàn vẹn carbonic.
Thở bụng là bắt đầu thở ra trước, khi thở bụng hóp từ từ, cách mô sẽ kéo lên, khí sẽ lùa ra hết, sau đó hít vào từ từ, cách mô kéo xuống, buồng phổi sẽ to ra, chứa nhiều không khí hơn, đến khi hết hít vào thêm được, ngưng 1 chút để áp lục này sẽ làm sự trao đổi khí hiệu quả, oxy vào máu, carbonic thải ra phổi, và sau đó thở ra, cứ thế mà làm.
Thở bụng có thể thực hiện lúc nào cũng nên, ngay cả trước khi ngủ cũng sẽ cho giấc ngủ sảng khoái không mộng mỵ

b.   Tâm an vui: Người bệnh Ung thư, thường không là người èo ọt, rất active, nên đôi khi làm quá sức của mình, và lắm khi cũng rơi vào stress... khi bệnh không làm gì được lại xuống tinh thần, buồn rầu, lo âu...: những thứ này sẽ làm bệnh tệ ra; cho nên phải giữ tinh thần vững chãi, chấp nhận việc gì đến cứ đến, nếu cần tập Thiền cũng là cái lợi không những cho sức khoẻ mà còn cho tinh thần, và xa hơn nữa là cho tâm linh.
Chính cái thở sẽ là trung gian giữa thân và tâm linh, khi biết điều hoà hơi thở đến nhẹ nhàng, cũng là làm cho tâm thanh thản, sẽ điều hoà hai hệ thần kinh Trực Giao Cảm và Đối giao Cảm sẽ làm mạch máu mở rộng để máu đến nuôi tế bào thần kinh đầy đủ, rồi làm tâm yên bình và sẽ có thêm đạo lực, khiến tâm không chao đảo trước nhiều tình huống, và khi gần với đạo, sự chết nếu đến sẽ không còn gì đáng sợ, nhưng cũng trong cái không còn sợ chết ấy cũng là chổ có thể còn sống.

Nói chung bệnh Ung Thư phát giác càng sớm càng có cơ hội sống sót, chờ nó phát tát (di căn) qua chổ mới là không thuốc trị cho nên từ lúc không bệnh, nên biết để sinh sống hầu ngăn ngừa.
H viết 1 lèo và gởi nên khó đầy đủ như ý, nhưng cũng tạm đủ cho người cần nó.
Viết dài, thường sau khi gởi đi mới phát giác trật vài lỗi chính tả, vậy xin các bạn miễn chấp nhé.

Các bạn có thể chuyển cho bất cứ ai cũng là điều nên làm, vì may ra có thể giúp những người chưa bệnh sẽ không bệnh.

Thân ái
Thanh Hương
Source: http://saigonocean.com/suckhoe/SucKhoe/kinhnghiemungthu.htm
@@@

Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
Với tâm tình rất đơn sơ và chân thật, chị Tuyết Mai đã bày tỏ lòng kính mến và vô cùng thương tiếc đối với người Thầy đã tận tụy dạy dỗ và khiến chị yêu thích môn Toán suốt hai niên học lớp 11 và 12 ở trường Ngô Quyền.
Trong “Một Góc Thầy Trò” hôm nay xin được dành chỗ cho những lá thư này như một lời chia sẻ với gia đình của Thầy Nguyễn Phong Cảnh và cô Ma Thị Ngoc Huệ trước sự mất mát lớn lao của gia đình Thầy nói riêng và đại gia đình Ngô Quyền nói chung. 

xthaycanh_cohue-content

  Kính thăm Cô,
 tmai_2003-thumbnailEm là Tuyết Mai, học trò của Thầy Phong Cảnh ngày xưa. Thời gian trôi qua nhanh quá, hàng ngày lại phải đối diện với những nỗi lo toan trước cuộc sống và trách nhiệm luôn oằn nặng đôi vai ... Có đôi lúc em rất thèm muốn và ao ước được sống lại những giây phút hồn nhiên, ngọt ngào của ngày xưa áo trắng, với những giờ toán học luôn hấp dẫn và lôi cuốn em- đứa học trò luôn sợ những con số vốn khô khan và vô tình- nhưng qua lời giảng của Thầy, em đã học và hiểu được giá trị của những con số mà chúng ta vẫn thường xuyên hàng ngày xử dụng... Thời gian đã trôi theo dòng đời, cuốn theo tất cả những hoài bảo, tuổi trẻ và tình yêu...nhưng tình thầy trò vẫn luôn đậm nét trong lòng em.
Và hôm nay, được tin Thầy đã rời xa trần thế, ra đi về cõi vĩnh hằng. Có một nỗi đau vô hình đã làm cho tim em như thắt lại. Số mệnh đã vô tình và tàn nhẫn, nhanh chóng mang đi người Thầy mà em đã từng yêu kính. Xin Cô cố nén nỗi đau thương (vì ai cũng phải ra đi theo "định luật trời dành") hãy giữ gìn sức khỏe để có thể vượt qua được chặng đường khó khăn trước mắt. Và xin Cô hãy thay em thắp dùm nén hương cho Thầy. Em và gia đình sẽ cầu nguyện cho hương hồn Thầy sớm được siêu thoát.
Kính chúc Cô nhiều sức khỏe, tạm vơi nỗi đau và có đủ nghị lực để đối diện với cuộc sống khi bên cạnh không còn có Thầy.
Thân kính,
Tuyết Mai

Ngoài học trò, thầy Cảnh cũng được bạn bè tiếc thương, cô Huệ được sự yểm trợ tinh thần của bạn bè ở khắp nơi trên thế giới  

Kính chị Huệ,
Tuy đã biết rằng chuyện gì phải đến thì nó sẽ đến, nhưng tôi không khỏi hoảng hốt, sửng sốt khi nó đã đến và đến quá nhanh! Một sự mất mát to lớn không cách chi bù đắp lại: Các bậc trưởng thượng đã mất đi người con rễ hiếu thảo, chị đã mất đi người chồng gương mẫu luôn luôn hiền hòa, yêu thương và kính trọng vợ, các cháu mất đi người cha, người ông rộng rãi bao dung, chúng tôi đã mất đi người bạn hiền dung hòa khả ái, các em học sinh đã mất đi người thầy tin cậy quí báu, riêng tôi với bao nhiêu kỷ niệm êm đềm đã vun đắp trong nhiều năm qua, với những kế-hoạch cho năm nay (cùng nhau đi Âu Châu) và cho nhiều năm tới đột nhiên sụp đổ tan tành... tôi vô cùng thương tiếc anh Cảnh, tôi khóc…tôi nhớ ngày nào tôi mới gặp lại anh Cảnh lần đầu trên đất Mỹ đã rơi nước mắt, thì ngày nay chuyện đến như vậy, tôi còn đau xót thương tiếc tới đâu? Rồi đây với sự hụt hẫng to tát trong đời sống tinh thần, tôi cầu mong chị chịu đựng một cách trầm tĩnh, can đảm vượt qua mọi khó khăn sắp tới. Tôi rất mong và rất nhiệt tình giúp ích được việc gì đó dù to dù nhỏ, mong đáp lại thạnh tình của anh Cảnh và của chị trong thời gian qua. Tôi tin chắc hương hồn anh Cảnh sẽ sớm siêu thoát vào miền Cực Lạc.
Kính chị. Hãy can đảm lên!

Nghĩa.

 Huệ ơi, blank

 Biết nói gì đây trong những giờ phút đau buồn này ! Dù không biết đích xác tình trạng bệnh của anh Cảnh, nhưng như mình đã mail cho Huệ lần trước, với góc độ của một người làm nghề y mình đã linh cảm là bệnh anh Cảnh không nhẹ, và mình đã biết trước là Huệ sẽ phải vất vả nhiều để chăm sóc cho anh Cảnh. Nhưng nay điều tệ hại nhất đã xảy ra! Tuy tất cả mọi người đều thương tiếc, nhưng số mệnh của con người đã được định sẵn. Nên mình mong Huệ đừng quá đau buồn mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn phải biết chấp nhận sự thật, và rằng bạn nên thấy vui vì anh Cảnh đã ra đi trong tình cảm thương yêu của đông đủ bè bạn, cả ở Mỹ lẫn ở VN, một điều mà không dễ nhiều người có được !
 Không có lời lẽ nào để chia sẻ với bạn về nỗi mất mát quá lớn này , nhưng Huệ ơi, một lần nữa mình mong bạn hãy vững tinh thần và tiếp tục sống trong thanh thản, mà một người hết lòng với mọi người, với bạn bè... như Huệ nhất định phải xứng đáng được hưởng, với tất cả lòng thương mến sâu đậm của bạn bè, của mọi người.

Trần Thị Hiệp


Ngay cả đồng nghiệp ở xa, chẳng hạn Thầy Huỳnh Công Ân ở Canada, là bạn học của Thầy Cảnh ở Trường Đại học Sư phạm Saigon và là đồng nghiệp ở Ngô Quyền cũng gởi lời chia buồn chân thành
Kính chị Huệ,
Xin thành thật chia buồn cùng chị về sự ra đi của anh Nguyễn Phong Cảnh. Kính chúc hương hồn anh Cảnh được tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng
Bạn học ban toán Đại Học Sư Phạm Saigon 1962-1965
Đồng nghiệp dạy học tại trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa 1973-1975
Huỳnh Công Ân.
Quebec, Canada J4J1H5

 cô Phan Thị Tốt vừa là cô giáo cũ của CHS NQ Ma Thị Ngọc Huệ, vừa là đồng nghiệp của Thầy Nguyễn Phong Cảnh cũng ân cần thăm hỏi.


Huệ ơi cô rất buồn khi được tin Anh Cảnh đã ra đi quá
mau như vậy. Cô cứ tưởng là có thể chữa trị cách khác
ngoài thuốc tây ở bịnh viện... Ban chấp hành trường NQ cũng vừa báo
tin buồn, cô đọc mà không cầm được nước mắt.
Xin Chia buồn với Gia đình em và cầu linh hồn anh Cảnh được an giấc ngàn thu.

Cô Phan thị Tốt.


No comments:

Post a Comment