Sau mấy lần lỡ hẹn gặp gỡ tại Sài Gòn để thực hiện một cuộc phỏng vấn, hóa ra cuối cùng chúng tôi gặp nhau ở Hà Nội đúng vào ngày đầu tiên của mùa thu. Người tôi muốn trò chuyện là một anh chàng rất điển trai, làm thầy giáo của những lớp học làm bánh trong Sài Gòn và đặc biệt là chụp ảnh rất đẹp. Tôi chỉ biết như vậy, và đoán chắc các cô gái đều thích một anh chàng có khả năng làm cho cuộc sống “thơm ngon và đẹp đẽ” đến thế
Rồi đến khi gặp nhau trò chuyện, tôi hỏi đủ thứ trên trời dưới biển, nhưng chủ yếu xoay quanh chuyện làm bánh và cuốn sách mới phát hành của anh, thêm cả chuyện tình yêu, mẫu bạn gái lý tưởng… Sau cùng, anh cho tôi xem một clip trong điện thoại và lý giải về nhan đề cuốn sách. Là bởi vì bạn trai anh ấy rất thích mùi hương vani này!
Giây phút đầu tiên đặt tay vào cuốn sách, tôi lật ngay bìa sau để hy vọng hiểu thêm một chút về nhân vật. Nhưng không tìm được gì, thậm chí không có ảnh chàng trai. Ở đó chỉ trích đăng chia sẻ của mấy người phụ nữ nổi tiếng chuyện bếp núc, trong đó có Phan Thắng Thái Hòa của Masterchef. Họ nói về Yun Lukas và những chiếc bánh rất hoa mỹ, hình như sản phẩm tài hoa của Đức Hùng (tên thật của Yun Lukas) đã có danh tiếng trong Sài Gòn, còn ở Hà Nội thì chưa có cách nào nếm thử.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi trò chuyện với một người làm bánh có tiếng và cũng như những người khác, tôi nhận ra là họ chẳng mấy khi có một xuất phát điểm thuận lợi trong nghề, nhất là nam giới. Chỉ là cảm hứng chợt đến, một ngày kia, họ nhận ra cần phải làm một điều gì đó để thỏa mãn sở thích. Yun Lukas cũng vậy, anh gọi cuốn sách của mình mà mookbook, là ghép của từ mood-cook book, bởi mọi chiếc bánh, mọi bức hình được chia sẻ trong cuốn sách đều được thực hiện khi chủ nhân của nó thăng hoa về xúc cảm.
Trong thời gian du học và làm việc tại Singapore, được nếm thử mùi vị của những chiếc bánh thơm ngon khác lạ, Yun bỗng nảy sinh ý định theo học lớp làm bánh chuyên nghiệp. Mặc dù lúc ấy, ngành học của anh là Quản trị kinh doanh và đang đảm nhiệm công việc trong ngành hàng không. Hơn hai năm sau, Yun từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam và trở thành một thầy giáo trong xưởng làm bánh.
Anh ấy nói với tôi về chuyện danh xưng, rằng đừng gọi Yun là một người đầu bếp, hay pastry chef… Anh ấy chỉ là một người bình thường, có niềm đam mê với các món bánh và khao khát được truyền cảm hứng bếp núc đến với mọi người. Thế nên trong cuốn sách, ngoài những công thức làm bánh của riêng mình, Yun còn chia sẻ rất nhiều tấm hình đẹp ở những mảnh đất anh đã đi qua, hay những dòng cảm xúc bất chợt giữa một bầu không gian khiến con người lịm đi vì vẻ đẹp của nó. Dĩ nhiên, cái đẹp chính là cội nguồn của xúc cảm, còn xúc cảm thì thôi thúc con người ta cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật.
Tôi hỏi: “Điều gì khiến anh nghĩ rằng những chiếc bánh của mình có sự khác biệt?”. Anh nói rằng cũng không biết tại sao mọi người đều nó rất khác so với bánh mua ở các cửa tiệm. Có lẽ một phần vì công thức khác biệt, các công thức ấy luôn được sáng tạo khi cảm hứng trong tình yêu chi phối rộn ràng nơi lồng ngực.
"Thường thì những cảm hứng hạnh phúc luôn là động lực để tôi sáng tạo và làm thành công một món bánh nào đó, nhưng cũng không tránh khỏi những lúc hụt hẫng trong tình cảm, những lúc như thế, tôi hạn chế tối đa phải vào bếp. Và với kinh nghiệm của bản thân tôi, thất tình đừng nên làm bánh”.
"Ví dụ như đã có lần tôi làm một hộp macaron tuyệt đẹp để gửi tặng một người mà tôi rất thích, thế nhưng thậm chí người đó đã không đến gặp tôi. Cảm giác hụt hẫng vô cùng và một thời gian dài sau đó tôi không đủ tâm trí để vào bếp".
Tôi ngạc nhiên, bởi ngoài chuyện tình cảm, thì gia đình cũng là một chỗ dựa tinh thần để con người ta tái tạo cảm hứng lao động. Trên thực tế, gia đình Yun Lukas không biết anh ấy theo đuổi nghề làm bánh, lại càng không biết chuyện có một cuốn sách nấu ăn của con trai mình được phát hành trên khắp cả nước.
Tò mò về nhan đề của cuốn sách sắp được phát hành của anh, anh kể với tôi về những sáng thức giấc, được tự tay làm một món bánh cho người yêu là một cảm hứng tuyệt vời khó tả. Người yêu anh vẫn thường nắm tay, hít thật sâu mùi hương vani đọng lại trên mấy đầu ngón. Đó là điều rất đặc biệt mà có lẽ chỉ những người thợ làm bánh mới thấu hiểu rõ rệt.
Bất chợt ngượng ngùng khi chuẩn bị kết thúc câu chuyện, tôi mới nhận ra người nắm tay anh là đàn ông. Giờ câu chuyện tình cảm đó không còn nữa, nhưng những xúc cảm một thuở vẫn còn đọng lại mãi. Giống như một mẩu chuyện ghi lại trong cuốn sách, để rồi nằm lại đó vĩnh viễn như một kỷ niệm đã qua trong cuộc đời.
“Cũng có một số cô học trò nhỏ chợt thích thầy giáo, nhưng nó không nghiêm trọng lắm. Thường thì các cô gái chỉ cười ngượng khi biết tìm cảm của tôi, nhưng với sự chân thành, họ luôn xem tôi như một người bạn, người anh”.
Hiện tại, Yun Lukas vẫn giữ nguyên niềm đam mê với bếp núc, bột mì và mùi hương vani trong lớp học làm bánh: “Tôi thường gìn giữ tình cảm của mình bằng mùi hương vani trên những ngón tay, chứ không dùng nó để chinh phục ai cả. Hiện tại thì tôi vẫn một mình, mùi hương vẫn nằm đó, hy vọng sẽ có người đón nhận và trân trọng nó”. Theo Hà Mạnh (Khampha.vn
Rồi đến khi gặp nhau trò chuyện, tôi hỏi đủ thứ trên trời dưới biển, nhưng chủ yếu xoay quanh chuyện làm bánh và cuốn sách mới phát hành của anh, thêm cả chuyện tình yêu, mẫu bạn gái lý tưởng… Sau cùng, anh cho tôi xem một clip trong điện thoại và lý giải về nhan đề cuốn sách. Là bởi vì bạn trai anh ấy rất thích mùi hương vani này!
Trong thời gian du học và làm việc tại Singapore, được nếm thử mùi vị của những chiếc bánh thơm ngon khác lạ, Yun bỗng nảy sinh ý định theo học lớp làm bánh chuyên nghiệp
Giây phút đầu tiên đặt tay vào cuốn sách, tôi lật ngay bìa sau để hy vọng hiểu thêm một chút về nhân vật. Nhưng không tìm được gì, thậm chí không có ảnh chàng trai. Ở đó chỉ trích đăng chia sẻ của mấy người phụ nữ nổi tiếng chuyện bếp núc, trong đó có Phan Thắng Thái Hòa của Masterchef. Họ nói về Yun Lukas và những chiếc bánh rất hoa mỹ, hình như sản phẩm tài hoa của Đức Hùng (tên thật của Yun Lukas) đã có danh tiếng trong Sài Gòn, còn ở Hà Nội thì chưa có cách nào nếm thử.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi trò chuyện với một người làm bánh có tiếng và cũng như những người khác, tôi nhận ra là họ chẳng mấy khi có một xuất phát điểm thuận lợi trong nghề, nhất là nam giới. Chỉ là cảm hứng chợt đến, một ngày kia, họ nhận ra cần phải làm một điều gì đó để thỏa mãn sở thích. Yun Lukas cũng vậy, anh gọi cuốn sách của mình mà mookbook, là ghép của từ mood-cook book, bởi mọi chiếc bánh, mọi bức hình được chia sẻ trong cuốn sách đều được thực hiện khi chủ nhân của nó thăng hoa về xúc cảm.
Trong thời gian du học và làm việc tại Singapore, được nếm thử mùi vị của những chiếc bánh thơm ngon khác lạ, Yun bỗng nảy sinh ý định theo học lớp làm bánh chuyên nghiệp. Mặc dù lúc ấy, ngành học của anh là Quản trị kinh doanh và đang đảm nhiệm công việc trong ngành hàng không. Hơn hai năm sau, Yun từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam và trở thành một thầy giáo trong xưởng làm bánh.
"Thường thì những cảm hứng hạnh phúc luôn là động lực để tôi sáng tạo và làm thành công một món bánh nào đó..." - Yun Lukas chia sẻ
Anh ấy nói với tôi về chuyện danh xưng, rằng đừng gọi Yun là một người đầu bếp, hay pastry chef… Anh ấy chỉ là một người bình thường, có niềm đam mê với các món bánh và khao khát được truyền cảm hứng bếp núc đến với mọi người. Thế nên trong cuốn sách, ngoài những công thức làm bánh của riêng mình, Yun còn chia sẻ rất nhiều tấm hình đẹp ở những mảnh đất anh đã đi qua, hay những dòng cảm xúc bất chợt giữa một bầu không gian khiến con người lịm đi vì vẻ đẹp của nó. Dĩ nhiên, cái đẹp chính là cội nguồn của xúc cảm, còn xúc cảm thì thôi thúc con người ta cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật.
Tôi hỏi: “Điều gì khiến anh nghĩ rằng những chiếc bánh của mình có sự khác biệt?”. Anh nói rằng cũng không biết tại sao mọi người đều nó rất khác so với bánh mua ở các cửa tiệm. Có lẽ một phần vì công thức khác biệt, các công thức ấy luôn được sáng tạo khi cảm hứng trong tình yêu chi phối rộn ràng nơi lồng ngực.
"Thường thì những cảm hứng hạnh phúc luôn là động lực để tôi sáng tạo và làm thành công một món bánh nào đó, nhưng cũng không tránh khỏi những lúc hụt hẫng trong tình cảm, những lúc như thế, tôi hạn chế tối đa phải vào bếp. Và với kinh nghiệm của bản thân tôi, thất tình đừng nên làm bánh”.
"Ví dụ như đã có lần tôi làm một hộp macaron tuyệt đẹp để gửi tặng một người mà tôi rất thích, thế nhưng thậm chí người đó đã không đến gặp tôi. Cảm giác hụt hẫng vô cùng và một thời gian dài sau đó tôi không đủ tâm trí để vào bếp".
Tôi ngạc nhiên, bởi ngoài chuyện tình cảm, thì gia đình cũng là một chỗ dựa tinh thần để con người ta tái tạo cảm hứng lao động. Trên thực tế, gia đình Yun Lukas không biết anh ấy theo đuổi nghề làm bánh, lại càng không biết chuyện có một cuốn sách nấu ăn của con trai mình được phát hành trên khắp cả nước.
Bánh mì whole wheat đơn giản
Bánh quy Muffy pettit
Bánh tart táo mùa thu
Bánh Lamington trà xanh
Bánh mì sữa Hokkaido
Bánh quy hương thảo và muối biển
Cupcake cream cheese chanh - Mỗi loại bánh đều phảng phất thứ mùi hương vani diệu kì của người thợ làm bánh Lukas
Bất chợt ngượng ngùng khi chuẩn bị kết thúc câu chuyện, tôi mới nhận ra người nắm tay anh là đàn ông. Giờ câu chuyện tình cảm đó không còn nữa, nhưng những xúc cảm một thuở vẫn còn đọng lại mãi. Giống như một mẩu chuyện ghi lại trong cuốn sách, để rồi nằm lại đó vĩnh viễn như một kỷ niệm đã qua trong cuộc đời.
“Cũng có một số cô học trò nhỏ chợt thích thầy giáo, nhưng nó không nghiêm trọng lắm. Thường thì các cô gái chỉ cười ngượng khi biết tìm cảm của tôi, nhưng với sự chân thành, họ luôn xem tôi như một người bạn, người anh”.
Hiện tại, Yun Lukas vẫn giữ nguyên niềm đam mê với bếp núc, bột mì và mùi hương vani trong lớp học làm bánh: “Tôi thường gìn giữ tình cảm của mình bằng mùi hương vani trên những ngón tay, chứ không dùng nó để chinh phục ai cả. Hiện tại thì tôi vẫn một mình, mùi hương vẫn nằm đó, hy vọng sẽ có người đón nhận và trân trọng nó”. Theo Hà Mạnh (Khampha.vn
shared http://www.tiin.vn/ Yun Lukas - Huỳnh Đức Hùng
Yun Lukas, sinh năm 1986 từng là du học sinh tại trường MDIS Management Development Institute of Singapore. Sau hai năm du học, cậu bạn trở về Việt Nam và được nhận vào một công ty thời trang ở một vị trí “không hề liên quan đến ngành học” trước đó. Dù vậy, hai năm “bôn ba” ở nước ngoài lại làm nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Yun, giúp anh chàng phát huy đúng với khả năng và sở trường của mình.
Trông Yun trẻ hơn rất nhiều so với độ tuổi 27 của mình
Những thành phẩm cực bắt mắt sau khi ra lò
Yun bắt đầu bị thu hút bởi công việc làm bánh. Ngay sau khi trở về Việt Nam, cậu bạn điển trai này liền tay đăng ký tham gia học làm bánh tại một trường quốc tế. Chỉ với kiến thức học được từ thầy cô thôi chưa đủ, Yun còn tự mày mò và sáng tạo nên để tạo nên những bí quyết riêng cho từng sản phẩm của mình. Hiện tại, Yun có thể làm trên 40 dạng bánh khác nhau của phương Tây với hơn 150 loại bánh: mặn, ngọt, tráng miệng các loại. Ngoài ra, cậu bạn còn kiêm nhiệm luôn vai trò thầy giáo hướng dẫn cho một lớp học làm bánh với hàng chục học sinh.
shared http://kenh14.vn/doi-song/yun-lukas-tho-lam-banh-tay-cuc-dien-trai-2012121406003709.chn
Hiện cậu ấy đang mở một lớp dạy làm bánh thu hút rất nhiều giới trẻ.
Profile
Họ và tên: Huỳnh Đức Hùng
Nickname: Yun Lukas
D.O.B: 13/01
Cựu học sinh trường: MDIS Management Development Institute of Singapore
Sở thích: Làm bánh
Sở trường: Làm các loại bánh và món tráng miệng phương Tây
Công việc hiện tại: Thầy giáo của một lớp dạy làm bánh, Sản xuất hình ảnh cho một công ty thời trang.
|
Là một đứa con trai Sài thành chính cống - Yun Lukas cũng có ước mơ như bao đứa học sinh khác đó chính là đi du học để mở mang kiến thức và tìm thêm kinh nghiệm. Nói là làm, cậu đã quyết tâm dành 2 năm ở Singapore để học về chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, với ước mơ vào làm việc trong một công ty nào đó.
Kết thúc 2 năm học tập, cậu trở về quê hương lập nghiệp và bắt đầu tại công ty thời trang. Nhưng trớ trêu thay, cậu lại giữ chức vụ chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh mà nó chẳng hề liên quan gì đến chuyên ngành từng học. Rồi một thời gian sau, chính cậu cũng không thể ngờ rằng, từ chuyến du học 2 năm đó, lại giúp cậu bắt đầu với một công việc "tay trái" khác, đó chính là trở thành "thợ làm bánh Tây" chính hiệu.
Có lẽ câu chuyện về chàng thợ làm bánh này nên bắt đầu từ cái sở thích ăn bánh khi còn đang học ở Singapore. Yun kể: "Chuyện học hành bên đó của mình rất bận rộn, còn phải ráng "cày" mấy job để kiếm tiền chi tiêu hàng tháng. Đâm ra mình chẳng còn thời gian để nấu nướng tại nhà, mà thường ăn ở ngoài hay lâu lâu lót đại mấy miếng bánh cho qua bữa. Chắc có lẽ vì thế mà mình đâm ra mê bánh hồi nào không hay.
Một hôm Yun chợt nghĩ "tại sao mình không thử tự làm bánh để ăn, mà phải tốn tiền để mua? Với lại nếu được học, thì mình có thể làm ăn bất cứ lúc nào tùy thích!" Thế là sau thời gian học hành ở trường, Yun lên mạng tham khảo các công thức làm bánh, rồi tìm hiểu thêm về thế giới các loại bánh Tây mà mình yêu thích".
Chiếc Butter Coockie do Yun làm
Ngoài công việc tại một công ty thời trang, Yun còn tự mở lớp dạy làm bánh
Yun rất tâm huyết với công việc này và luôn tỉ mẫn mỗi khi vào bếp.
Tự mày mò trong sự thích thú, khi trở về Việt Nam, cậu liền tay đăng ký tham gia học làm bánh tại một trường quốc tế. Yun bảo: "Càng học càng thấy mê. Nhưng Yun chỉ theo học vài khóa cơ bản, để nắm vững các kỹ năng cần thiết mà thôi". Hồi ở bên Sing, cậu dường như phát điên lên vì mấy cái bánh làm đi làm lại mấy lần mà vẫn không thành! Lúc thì khét, khi thì nhão nhẹt chảy bỡ ra cứ như bơ sáp. Cậu tức, vì mình đã làm đúng công thức như trong sách, báo vẫn dạy mà thành phẩm vẫn không đẹp, không ngon bằng.
Đến khi học xong lớp làm bánh, rồi được cấp giấy chứng nhận, cậu mới phát hiện ra: "Phải đi học thì mới biết được mỗi loại bánh cần có những kỹ năng cần thiết nào. Ngoài công thức ghi trên sách vở, thì mỗi một người thợ làm bánh đều có một kỹ thuật và bí quyết riêng, chẳng ai giống ai cả. Cái này không học, không nghiên cứu thêm thì chẳng bao giờ mình có thể biết được vì sao mình thất bại".
Bây giờ Yun có thể làm trên 40 dạng bánh khác nhau của phương Tây với hơn 150 loại bánh: mặn, ngọt, tráng miệng các loại.
Yun đang làm bánh Macaron, một trong những loại bánh khó làm nhất.
Thầy giáo trong lớp dạy làm bánh của cậu, từng đưa ra một lời khuyên sau khi kết thúc khóa học rằng: "Em rất có năng khiếu với công việc này, nếu chịu khó trau dồi thêm, chắc chắn em sẽ thành công". Nghe xong, Yun thấy vui nhưng cũng khá ngờ vực vì mình chỉ mới "nhập môn" chưa biết gì nhiều, nên rồi cũng thôi không nghĩ đến nữa.
Bình thường, cậu còn có một thói quen đó chính là hay chia sẻ công thức, chụp lại mấy cái bánh mà mình đã làm up lên Facebook, hay blog cá nhân cho bạn bè xem. Dần dần, Yun nhận được không ít tin nhắn, email của các bạn đòi chia sẻ bí quyết. Rồi cậu biến thành người tư vấn và giải đáp thắc mắc cho mấy đứa bạn "chuyên làm hỏng bánh" hồi nào không hay.
Yun quen một người chị cũng có sở thích làm bánh giống mình. Một hôm, chị ấy gợi ý bảo cậu hãy mở một tiệm dạy làm bánh, làm nơi để các bạn và Yun có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Chị ấy còn hứa sẵn sàng cho Yun mượn cửa hàng hoa của mình để mở lớp mà không cần trả phí thuê.
Cảm nhận được sự quan tâm, động viên từ chị ấy. Thế là Yun bắt đầu đăng thông báo mở khóa dạy làm bánh và nhận được không ít học viên. Mỗi bạn chỉ cần đóng 1 triệu 200 nghìn/khóa, bao gồm cả nguyên vật liệu cho nhiều loại bánh khác nhau.
"Thời gian của mình khá hạn hẹp, cả tuần phải làm việc ở công ty thời trang, nên chỉ còn một ngày chủ nhật cuối tuần để mở lớp dạy làm bánh. Dù có rất nhiều bạn muốn theo học, nhưng mình chỉ dám nhận tối đa 7 đến 10 người cho một lớp vì phòng khá nhỏ, và một cái miệng của mình cũng không thể nào nói liên tục được (cười)" - Yun chia sẻ.
Yun muốn lớp học của mình là nơi giao lưu. Mọi người có thể cười nói rôm rả, nói chuyện hay kể về công việc, học hành của mình trong một tuần vừa rồi,... nên nói chính xác hơn lớp học này giống một buổi trà chiều cuối tuần đầy ắp tiếng cười và... "ngọt ngào vị bánh".
Học viên của Yun gồm có các bạn trẻ trong độ tuổi teen, thậm chí các chị lớn đã lập gia đình và có con cũng theo học, nên trong quá trình giảng dạy Yun cũng gặp không ít khó khăn.
Ngồi tham dự gần 3 tiếng trong lớp làm bánh, bắt gặp Yun nhiều lần bị các chị lớn hỏi vặn không ít vấn đề: "Tại sao bánh này em làm khô quá? Chị thấy cái bánh Macaron này em nướng chưa đều"hay "Phải chăng em nên tăng chút độ ẩm cho bột?" Tưởng rằng cậu sẽ tìm cách làm lơ chúng. Nhưng không! Thay vào đó, cậu lại giải thích đến từng chi tiết: "Bánh khô vì là mới nướng còn nóng, nên mới cần phết thêm chút bơ" hay "Nhiệt độ trong phòng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của món bánh mà mình đang làm".
Cậu thẳn thắn nhận xét: "Mình đã có đầy đủ những kiến thức căn bản, nên hoàn toàn tự tin khi trả lời những câu hỏi nhỏ như thế. Còn lỡ như gặp phải những chị đã có kinh nghiệm, thì họ sẽ bắt mình những câu hóc búa hơn nhiều. Nếu không trả lời được, Yun sẽ xin chút thời gian nghiên cứu thêm, để có thể đưa ra một câu trả lời chính xác. Đó là một trong những điều không thể tránh khi đứng lớp".
Yun yêu tất cả các loại bánh đến từ phương Tây.
Mở lớp đã được vài tháng, cứ chủ nhật nào cũng đến dạy học, rồi Yun cũng đã từng xuất hiện trên vài trang báo. Ấy thế mà cậu vẫn chưa báo cho gia đình của mình việc trở thành thợ làm bánh.
Cứ tưởng gia đình không ủng hộ sở thích này của cậu, nhưng hóa ra: "Đây chỉ là công việc tay trái, với là đam mê riêng của mình. Vì vậy mình không muốn nói nhiều khiến họ thêm lo lắng. Đây cũng là một việc tốt, mình có thể kiếm thêm thu nhập hàng tháng mà không cần xin tiền của bố mẹ. Nên nếu như gia đình mình biết được, có lẽ họ cũng sẽ ủng hộ mà thôi.
Thế giới của bánh rất đa dạng, đặc biệt là các loại bánh đến từ phương Tây. Nó luôn được mọi người yêu thích, điển hình như Cupcake, Macaron hay Tiramisu,... hiện đang được giới trẻ trên khắp thể giới ưa chuộng, không riêng gì Việt Nam. Vì vậy, nếu bạn nào yêu bánh, hãy cứ xuống bếp và tìm hiểu về nó. Rồi từ từ các bạn cũng sẽ thích, và làm được giống như mình.
No comments:
Post a Comment