shared https://readwithstyle.wordpress.com/category/blaga-dimitrova/
Avalanche
13ThursdayJun 2013
Posted Blaga Dimitrova in
16 people set on to conquer the unconquerable – nature and themselves.
16 people with 16 different personalities converging to one and common WE.
16 people turning into one powerful force against the avalanche.
One mountain peak that is going to become their success and their demise.
Blaga Dimitrova’s Avalanche is one of those novels you can’t describe but you have to feel. I have no plausible explanation as to why I am discovering this great Bulgarian writer just now but once I started I couldn’t tear myself away from the pages. At first it was difficult to get accustomed to the writing style: short sentences alternate with fragments. The action quickly jumps from present to past and back, from one character to another, from one point-of-view to the other. However, once I got into the mood of it, it all started to make perfect sense. Certainly one of the best and most enjoyable things I have read in a long time.
16 different people, coming from diverse backgrounds, age, social status, gather together to conquer a mountain peak in one of the worst possible conditions. It’s winter and the chance of an avalanche is great. They have been warned not to start their journey but this has been futile – it is like warning them not to live. All of them are looking to break the conventions and chains of the ordinary life. To challenge themselves in the face of fear. To get to know their limits and to overcome them. To challenge nature and death in a dubious battle.
Dara – a young woman who had a bright future in academia in the capital but instead chose to work in a mountain station. One day, as she met Asen, she fell in love with mountaineering. Or with Asen. I guess it’s one and the same thing. She is just like one of the boys in the group – strong and opinionated. Her fragile personality is hidden behind her desire to be seen as invincible and conquering that mountain peak is what she needs to prove to herself she is in fact capable of everything.
Branko – the boy who just turned 21 and can’t wait to show he is a grown and independent man. His whole life Branko has been his mother’s boy. The mountain offers a chance to be free – from his mother’s obsessive care, from his girlfriend’s fear, from society’s judgement. He is born and dies on the same day.
The Superstitious One – he sees signs and portents everywhere. The one that felt that something might be going wrong but didn’t even think to come back. Because he is there to challenge his superstitions exactly – to conquer them even with the possibility of a tragic end.
The love triangle. Zorka who loved the arrogant Andro but sought happiness and comfort in Gorazd, who truly loved her. Andro, realizing what he has lost, now living through the happiness of the couple. Seeing through their eyes and feeling through their hearts.
The leader, Nayden. The one who bore the burden to prevent the disaster but failed. Was it because of his pride to ask for advice or because of his desire to prove he was better than the former he leader?
The former leader, Nikifor. Bitter because of his status to follow rather than to lead, his arrogance overwhelmed his better judgement. If only he had spoken, he might have made a difference. Or not.
And the 17th climber – their teacher and role model Deyan who is only present in their minds. He warned about the danger of climbing that day but failed to take any action – he let them go. And yet he stayed behind. His guilt over the tragic end of his students and friends will haunt him – the living will be damned and the dead will be honored.
As the avalanche envelopes and swirls around these 16 lost souls, the novel explores their lives until now and their last thoughts before death. What prompted them to break social conventions and to seek for freedom in nature? How they felt the world down there was corrupted, dishonest, afraid. People in the lowlands live like mice – carefully considering every action and never taking risks. Cautious not to die but actually barely living. The 16 climbers have lived more than anyone down there – exploring their biggest fears, conquering their weaknesses, standing against themselves and nature. In their last minutes each and everyone reconsiders his life so far – the regret of missing opportunities and of hurting the ones we love the most. The almost painful desire to have just one more breath to do the things we couldn’t do, to say the “I love you” we feared so much, to show who we really were. In the face of death we are the most alive.
Avalanche is a novel about everything. Blaga Dimitrova manages to encompass life’s wisdom into a simple narrative of a great tragedy in the mountains. Nearly every other sentence is a simple yet powerful truth – truths we all know but somehow manage to forget. Being busy fighting our stupid little battles down there. Being busy hating and hurting other people. Being busy dreaming about a better future instead of living in the only available now. Hiding behind our ordinary and orderly lives, refusing to take that one step towards facing our inner demons, confronting our fears, winning over our imperfections.
I wanted to rewrite the entire novel. I wanted to tattoo it on my skin, to scribble it on my soul, to make sure I never ever forget it. In its simplicity lies its power. In the inevitability of death grows the strong will to live. In the escape from society lies the strength in front of yourself. You are alone and yet all of you are together.
Some of my most favorite quotes below (in Bulgarian):
Всеки сам си създава лавината, която ще го погълне.
Исках да те нямам завинаги, а не да те имам за кратко!
Любовта най-често се пропуща в любене!
Човекът може всичко да загуби по пътя: младост, здраве, сила, вяра, памет, име. Запази ли смеха си, той остава човек.
Колкото по-чувствителна и по-наранима кожа – толкова по-богат регистър на човешката душа.
Големите болки мога да преодолея, но как да надмогна малките лоши настроения? Те ме държат в своята власт и се превръщат в мои лоши навици. Лошите навици се превръщат в мой характер. Борейки се с навиците си, аз воювам с най-силния си противник – с характера си. А щом нямам мир и сговор със себе си, аз съм скаран с цялата вселена и спокойствието е далече от мене на светлинни години.
^^^
SHARE https://bg.wikipedia.org/wiki/Димитрова
от Уикипедия, свободната енциклопедия
Родена | 2 януари 1922 г. |
---|---|
Починала | 2 май 2003 (на 81 г.) |
Националност | българка |
Жанр | поезия |
Съпруг | Йордан Василев |
Деца | Ханна Хоанг Димитрова (осиновена) |
Блага Николова Димитрова е българска писателка, поетеса, литературен критик,политик и втори вицепрезидент на Република България, между 22 януари 1992 и 6 юли1993 г.
Съдържание
Биография
Ранен живот
Блага Димитрова | ||||
Мандат | ||||
22 януари 1992 – 6 юли 1993 г. | ||||
Президент | ||||
- 1992-1997 | Желю Желев | |||
Министър-председател | ||||
- 1991-1992 | Филип Димитров | |||
- 1992-1994 | Любен Беров | |||
Предшественик | Атанас Семерджиев | |||
Наследник | Тодор Кавалджиев | |||
Родена | ||||
Починала | ||||
Националност | Българка | |||
Полит. партия | СДС (от 1992 г.) | |||
Университет | СУ „Св. Климент Охридски“ | |||
Занятие | писателка • поетеса | |||
Народен представител в: XXXVI НС | ||||
|
Блага Николова Димитрова е родена на 2 януари 1922 г. в Бяла Слатина, област Враца, в семейство на майка учителка и баща юрист[1]. Израства във Велико Търново. През1941 г. завършва класическа гимназия в София, а през 1945 г. – славянска филология вСофийския университет. През 1951 г. защитава дисертация на тема „Маяковски и българската поезия“ в Литературния институт „Максим Горки“ в Москва. Дълго време се занимава с редакторска, преводаческа и обществена дейност.
На 2 май 2003 г. след сериозно онкологично заболяване и тежък инсулт издъхва една от най-големите български поетеси.
Творчество
Блага Димитрова започва да пише още като ученичка (Класическа гимназия, София). Литературните ѝ интереси я подтикват да запише славянска филология в СУ, а по-късно докторантура в Литературния институт „Максим Горки“. За първото си романово произведение Блага Димитрова черпи впечатления от строежите в Родопите, където тя отива след като осем години работи като редактор в списание „Септември“ (1950-1958). Романът „Пътуване към себе си“ се нарежда сред най-добрите ѝ творби, наред с „Отклонение“, „Страшният съд“, „Лавина“ и забранения по време на тоталитарния режим роман „Лице“. През 1987 г. участва в създаването на „Литературно-художествен кръг — 39-те“. Между 1987 и 1989 г. ѝ е забранено публикуване на творбите, заради дисидентските ѝ възгледи и дейности.
За дейността си като писател Димитрова получава множество български и международни литературни награди и отличия, включително орден „Стара планина“ — първа степен. Романът ѝ „Лавина“ е филмиран през 1981 г., а през 2003 г. е издаден 1 том от нейните съчинения, като предстоят да излязат и останалите 22 тома.
Политическа кариера
През 1988 г. Блага Димитрова е сред основателите на неправителствените организацииКомитет за екологична защита на Русе и Клуб за подкрепа на гласността и преустройството. По-късно участва в ръководството на Федерация на клубовете за демокрация в Съюза на демократичните сили (СДС).
През 1991 г. става народен представител в 36-то обикновено Народно събрание от партията на СДС.
Президентски и вицепрезидентски избори, 1992 г
През 1992 г. е избрана за вицепрезидент, но същата година напуска поста, поради несъгласия с президента Желю Желев.
[Показване] |
---|
Семейство
Блага Димитрова е омъжена за Йордан Василев. През 1967 г. тя "осиновява" Ханна Хоанг Димитрова от Хайфон, Виетнам. Родена през 1960 г. Ханна живее със семейството си - брат сестра и двама живи родители, които се съгласяват да я дадат, защото не виждат друга перспектива. Тогава Виетнам е във военно положение. До законно попечителство не се стига - Йордан и Блага и казват да ги приема като леля и чичо.
Библиография
- „До утре“ (1959, стихове) /стихотворението „До утре“/
- „Светът в шепа“ (1962, стихове)
- "Жена"
- „Обратно време“ (1965, стихове)
- „Пътуване към себе си“ (1965, роман)
- „Осъдени на любов“ (1967, стихове)
- „Отклонение“ (1967, роман)
- „Мигове“ (1968, стихове)
- „Лавина“ (1971, роман)
- „Как“ (1974, стихове)
- „Младостта на Багряна и нейните спътници“ (1975; в съавторство с Йордан Василев)
- „Дни черни и бели. Елисавета Багряна — наблюдения и разговори“ (1975, в съавторство с Йордан Василев)
- „Гонг“ (1976, стихове)
- "Глухарчето" (1996, роман)
- „Пространства“ (1980, стихове)
- „Лице“ (1981, роман)
- „Лабиринт“ (1987, стихове)
- „Между“ (1990, стихове)
- „Нощен дневник“ (1992, стихове)
- „Отсам и отвъд. Силуети на приятели“ (1992)
- „Знаци по снега“ (1992)
- „Белези“ (1937-1997, стихове) (т. 1, 1997; т. 2, 1997)
- „Нощна лампа сред бял ден“, 1999; ISBN 978-954-492-141-5
- „Времена“, 2000; ISBN 978-954-439-659-6
- „Събрани творби“
- „Том 1. Ранни стихове“, 2003; ISBN 978-954-90735-6-0
- „Том 2. Лирика и поеми“, 2003; ISBN 978-954-90735-8-4
- „Том 3. Пътуване към себе си“, 2003; ISBN 978-954-90735-9-1
- „Том 4. Отклонение“, 2004; ISBN 978-954-93100-3-0
- „Том 5. Страшния съд“, 2004; ISBN 978-954-93100-4-7
- „Том 6. Лавина“, 2005; ISBN 978-954-93100-5-4
- „Том 7. Осъдени на любов“, 2005; ISBN 954-931-010-8
- „Том 8. Стихове и поеми“, 2006; ISBN 954-931-011-6
- „Том 9. Младостта на Багряна“, 2008; ISBN 954-931-016-0
- „Том 10. Дни черни и бели“, 2008; ISBN 954-931-019-1
- „Глас“ (2004)
References [edit | edit the code]
"By tomorrow" (1959 poems) / poem "tomorrow" /
"The World in a handful" (1962 verses)
"Woman"
"Back Time" (1965 verses)
"Journey to themselves" (1965, novel)
"Convicted of Love" (1967 verses)
"Bias" (1967, novel)
"Moments" (1968 verses)
"Avalanche" (1971, novel)
"How" (1974 verses)
"Youth Bagryana and its satellites" (1975; co-authored with Yordan Vasilev)
"Days black and white. Elizabeth Bagryana - observations and conversations "(1975, co-authored with Yordan Vasilev)
"Gong" (1976 verses)
"Dandelion" (1996, novel)
"Spaces" (1980 verses)
"Person" (1981, novel)
"Labyrinth" (1987 verses)
"Between" (1990 verses)
"Night Diary" (1992 verses)
"On this side and beyond. Silhouettes of friends "(1992)
"Signs in the snow" (1992)
"Scars" (1937-1997, verses) (ie. 1, 1997; t. 2, 1997)
"Bedside lamp in broad daylight," 1999; ISBN 978-954-492-141-5
"Times," 2000; ISBN 978-954-439-659-6
"Collected Works"
"Volume 1. Early Poems", 2003; ISBN 978-954-90735-6-0
"Tom 2. Lyrics and Poems", 2003; ISBN 978-954-90735-8-4
"Tom 3. Journey to themselves," 2003; ISBN 978-954-90735-9-1
"Volume 4. Bias", 2004; ISBN 978-954-93100-3-0
"Tom 5. Judgement", 2004; ISBN 978-954-93100-4-7
"Tom 6. Avalanche", 2005; ISBN 978-954-93100-5-4
"Tom 7. Convicted of Love", 2005; ISBN 954-931-010-8
"Tom 8. Poems and Poems", 2006; ISBN 954-931-011-6
"Tom 9. Youth Bagryana", 2008; ISBN 954-931-016-0
"Tom 10. Days black and white", 2008; ISBN 954-931-019-1
"Voice" (2004)
Бележки
Източници
- Борис Роканов. Блага Димитрова - литературна анкета. Предговор Клео Протохристова. Пловдив: Университетско издателство „Паисий Хилендарски“, 2002.
- Биография на Блага Димитрова в Литернет. // Посетен на 2006-04-26. (бълг.)
- Мария Антонова, Моите срещи с Блага Димитрова. По повод пет години от смъртта ѝ, Електронно списание LiterNet, 28.03.2008, № 3 (100) (бълг.)
Външни препратки
- От и за Блага Димитрова в Своден каталог НАБИС - национален каталог на академичните библиотеки в България
- Произведения на Блага Димитрова в Моята библиотека
- Блага Димитрова в Internet Movie Database (англ.)
- 10 стихотворения от Блага Димитрова в електронна библиотека Литера (бълг.)
- Блага Димитрова на сайта Литернет (бълг.)
- Великите българи (бълг.) (архивиран линк)
- Филмът Лавина, ревю (бълг.) (архивиран линк)
- Поетът и властта. Две субстанции, осъдени на вечна раздяла. Гласове, г. ІV, от 3-9 юли 2009, № 25, с. 14-15.
- Евелина Белчева. Романът на Блага Димитрова „Отклонение” – литературност и кинематографичност (студия). В: Човек и време, БАН – Институт за литература, С. 1997.
^^^
shared http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/th417-d7883ch-caacutec-n4327899c-khaacutec/th-blaga-dimitrova
Blaga Dimitrova (Блага Димитрова ) có tên đầy đủ là Blaga Nikolova Dimitrova . Sinh ngày 02.01.1922 tại Byala Slatina , Bungaria. Mất ngày 02 . 05. 2003 (81 tuổi) tại Sophia. Năm 1951,bảo vệ luận án tiến sĩ thành công ở Moscow (Liên Xô). Là nhà thơ nữ , nhà văn, nhà báo nổi tiếng, được trao tặng nhiều giải thưởng văn học ở Âu Châu... làm Tổng thư ký hội Hữu nghịBungaria –Việt Nam
Trong thời gian chiến tranh bà có sang thăm Hà Nội 5 lần và viết nhiều tác phẩm về Việt nam.
Прегръдка
Сърце в сърце. И дъх във дъх.
Тъй близко бе до мен, че аз не можех да
те видя.
Аз виждах надалеч през твойто рамо
тъмен връх.
Бях устремена сякаш отвъд тебе да
отида.
Аз чувах сърцебиенето лудо на
звездите.
Пресрещах вятър запъхтян,
наметнат със листа.
Поемах идещите силуети на горите
и клоните, разтворили обятия в
нощта.
Далечината вдишвах на огромна
глътка.
Притисках вятър, облаци, звезди до
мойта гръд.
И в този тесен обръч на една
прегръдка
обхванах цялата безкрайност на
светът.
*Bản dịch tiếng Anh:
Embrace
Heart in my heart. Breath in my breath.
You were so close to me I couldn't see you.
Far off, over your shoulder, a dark peak loomed.
It felt as if I were running forward beyond you
I heard the crazy heartbeat of the stars
and braved the gusty wind cloaked in leaves
opened to greet the spreading shadows of the woods
whose branches searched for me with outstretched arms.
I swallowed distance in a single gulp,
pressed mountains, clouds, and stars against my breast;
and in that curve of space, where two sould clung,
I embraced the boundless reaches of the world.
translated from Bulgarian by Stanley Kunitz
*Bản dịch tiếng Việt:
*Nguyên tác: Blaga Dimitrova
Trái tim trong trái tim – Hơi thở chìm trong hơi thở.
Em không còn nhìn thấy anh vì anh quá đỗi gần.
Chỉ thấy ngọn núi mờ xa khuất trên vai anh.
Em cảm thấy dường như mình trượt về phía trước.
Em nghe tiếng tim đập loạn cuồng của những vì sao.
Gió hổn hển đứt hơi bị chặn mình trong lá. (1)
Như mở chào bóng tối rừng đêm trải dài lan tỏa.
Có những cành dang tay tìm đón tình em.
Em nuốt chửng khoảng không trong rạo rực âm thanh.
Siết cả núi, mây, cả những vì sao, áp vào lồng ngực.
Trong vòng hẹp của cái ôm quyện chặt. (2)
Em ôm choàng cả thế giới vô biên.
·
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch |
^^^
shared http://vov.vn/blog/mot-nu-nha-tho-kiem-pho-tong-thong-nang-tinh-voi-viet-nam-282538.vov
Một nữ nhà thơ kiêm phó Tổng thống nặng tình với Việt Nam
VOV.VN -Bà Blaga Dimitrovna nay đã là người của cõi thương nhớ. Bài viết là nén tâm nhang của tác giả tưởng nhớ bà
**Anh Khoa ơi, đọc một số bài của anh bàn về phụ nữ, phải công nhận anh là một lão tán gái siêu khủng. Nghe cánh giang hồ đồn thổi, anh còn yêu một cô gái ở Bulgaria có tên là Hoàng Thu Hà. Anh có thơ tặng cô ấy:
“Tôi nhớ là khi hoàng hôn buông tím – Tôi mới trở về căn phòng nhỏ của em – Giữa căn phòng có chậu trúc xinh – Em ríu rít mở toang cửa sổ - Tắt đèn đi cho ánh trăng vào – Rồi lặng ngồi bên cây đàn piano – Em khẽ lướt những ngón tay thon nhỏ - Căn phòng tràn đầy những âm thanh mới lạ - Nghe âm u như cánh rừng nhiều gió – Tôi cứ ngắm vầng trăng ngoài cửa sổ - Lặng lẽ rắc bụi vàng xuống thành Sophia – Những lứa đôi đi dạo dưới kia – Góc ngõ nhỏ cũng điện dăng sáng rực – Tôi cứ ước mang vầng trăng về nước – Ném lên đỉnh rừng cho bộ đội hành quân…”.
Tôi nhớ mang máng thế. Chẳng biết có đúng không? Thực hư chuyện ấy thế nào? Nếu không sợ Sư tử Hà Đông, anh có thể bật mí được chứ! (Vũ Thị Song Hà, Chợ Chùa – Phong Thịnh – Thanh Chương – Nghệ An)
Trần Đăng Khoa: Đúng như bạn nói. Đấy chỉ là chuyện giang hồ đồn thổi. Hoàng Thu Hà là con gái nuôi của bà Blaga Dimitrova. Bà là nhà thơ lớn, Phó Tổng thống Bulgaria. Bà đã sang Việt Nam 6 lần, có mặt ở những nơi bom đạn ác liệt nhất. Bà có ba tập sách đặc sắc viết về Việt Nam. Nhà thơ Xuân Diệu bảo: "Đọc Blaga mình sợ quá! Chị ấy bay bằng tên lửa, còn mình thì đi bằng hai chân què của con vịt bầu ". Rồi ông còn bảo: "Khi phụ nữ có trí tuệ ngang đàn ông thì họ hơn đứt cánh đàn ông cái tình cảm, xúc cảm. Chị Blaga là như thế đấy ".
Quả đúng như Xuân Diệu nói. Với những cuốn sách viết về Việt Nam, Blaga đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của ta, mà ta không thấy được. Nhìn những đứa trẻ đội nón lũn chũn đi dưới rặng tre xơ xác vì bom đạn, bà lại thấy đó là những con ốc đang vác theo cái nhà của mình. Đến Khâm Thiên, một khu phố vừa bị bom B52, Blaga gặp một người phụ nữ có chửa đang đi giữa một vùng ngổn ngang đổ nát. Cứ như cái nhìn của bà, thì người phụ nữ ấy đã ôm trọn cả quả địa cầu trước ngực. Chị gom nhặt từng mảnh vỡ của thế giới hoang tàn, đổ nát rồi cho vào cái bụng phình tròn của mình, để nhào nặn, hoài thai, rồi đẻ ra một thế giới nguyên vẹn, hoàn thiện và văn minh.
Blaga rất yêu Việt Nam. Bà ghé thăm trại trẻ Hải Phòng. Nhiều cháu bé lấm lét nhìn bà. Có cháu khóc ré lên vì sợ hãi. Đối với chúng, bà như người khổng lồ mắt xanh, mũi lõ. Chỉ duy nhất một cháu gái không sợ. Cháu lẫm chẫm đến bên bà, quạt cho bà, rồi múa bà xem. Trên tay cháu bé có cái vòng khắc một dòng chữ. Bà hỏi chữ gì. “Đấy là chữ Hà. Hoàng Thu Hà, tên của cháu. Cô giáo khắc tên Hà vào đây, để nếu bom Mỹ có giết chết Hà thì cô giáo còn biết mà báo cho mẹ Hà...”. Nói rồi cô bé cười, nhưng bà thì khóc.
Và rồi từ ấy, cứ nhắm mắt lại bà lại thấy những trái bom săn tìm cháu bé. Bà muốn cứu cháu bé thoát khỏi những trái bom. Phải vất vả lắm, bà mới đưa được cháu bé về Bulgaria. Hơn mười năm sau, Hoàng Thu Hà đã là nghệ sĩ piano. Cô nói giỏi tiếng Bulgaria, nhưng tiếng Việt thì không còn nhớ nữa. Blaga không muốn cô trở thành một kẻ xa lạ với Tổ quốc mình. Bà thư cho Xuân Diệu, nhờ tôi thỉnh thoảng viết thư cho Hoàng Thu Hà, để qua những bức thư đó, cô bé làm quen lại với tiếng Việt. Cũng vì thế mà tôi thành người thân của gia đình bà.
Tôi còn nhớ lần qua Bulgaria cách đây đã trên 20 năm, vào những ngày cuối cùng, trước khi rời Bulgaria, tôi mới gặp được bà Blaga Dimitrova. Lúc ấy, như tất cả các nhà văn Bulgaria, bà không có lương, chỉ sống bằng nhuận bút. Gặp tôi và GS Hà Minh Đức, bà ấn vào tay mỗi người 200 lêva, bằng cả số tiền Hội Nhà văn Bungari cho để ăn trong vòng một tháng. Tôi và GS Hà Minh Đức kiên quyết từ chối, nhưng không nổi.
Bà bảo: "Vải Bulgari rất tốt, cháu nên mua về cho gia đình, mua cả xà-phòng nữa. Ở Việt Nam bây giờ xà-phòng hiếm lắm. Ngoài chợ đen, người ta còn pha cả tạp chất vào nữa, không giặt được đâu, chịu khó mang nhiều xà - phòng về". Lúc bấy giờ, Blaga vừa in tập thơ mới. Tôi muốn mang về giới thiệu ở Việt Nam. Bà bảo: "Cháu cho cô địa chỉ, cô sẽ gửi qua bưu điện cho. Mang theo người không nên, cháu sẽ mất một bánh xà-phòng đấy. Va-ly chỉ được 20 kg thôi". Rồi bà kiên quyết không trao tôi tập thơ, mà chỉ gửi qua đường bưu điện. Blaga Dimitrova đúng là một phụ nữ. Hiểu người Việt và thương người Việt như bà, có lẽ chẳng ai như thế đâu.
Trước khi rời nước Bulgarria, tôi lại có nhuận bút thơ. Đùng một cái có đến hàng đống tiền mà chẳng biết mua gì. Tôi quyết định thay mặt đoàn nhà văn Việt Nam mời gia đình bà một bữa cơm thịnh soạn. Bà Blaga đưa tôi vào một quán ăn trên đỉnh núi Vitosa. Đó là một cái quán nhỏ dựng bằng gỗ sồi nằm chìm trong cây lá. Ngồi trong quán, qua những tấm cửa kính, có thể nhìn thấy những chú nai rừng đi lững thững bên triền núi. Dưới kia, sau màn sương mờ huyền ảo như khói là toàn cảnh thành phố Sofia. Ngọn tháp truyền hình và những khu nhà cao tầng trông nhỏ xíu như đồ chơi con trẻ.
Tôi với tờ thực đơn, chọn món ăn. Vì không biết tiếng, nên tôi chỉ nhìn vào những con số. Cứ món nào đắt, số to là tôi lấy bút bi chọc vào. Bàn ăn bày la liệt toàn những món hảo hạng. Rồi rượu Whisky, rượu Napoleon. Rồi hoa quả. Rồi đồ tráng miệng. Tôi áng chừng khoảng 400 lêva. Bà Blaga tủm tỉm: "Đúng là cách ăn của người nghèo”.
Bữa tiệc tàn, tôi ra quầy thanh toán, và rất kinh ngạc khi ông chủ hiệu chỉ lấy có 5 lêva, bằng giá tiền của một cốc Whisky. "Đây là quán ăn dành cho người nghèo, chỉ những người nghèo mới đến ăn ở đây! Đồ ăn ở đây rẻ hơn nhiều lần so với những nơi khác”. - Bà Blaga giải thích. Tôi hỏi Hà, Hà bảo: "Cô Blaga nói đúng đấy. Ở quán ăn này, món nào người ta cũng giảm giá".
Tôi đem chuyện đó kể ở Đại sứ quán ta tại Bulgaria. Ông Tham tán văn hoá phì cười: "Trời ơi, thế là anh bị bà Blaga lừa rồi. Đó là quán ăn cổ có trên hai trăm năm. Quán đó đắt lắm đấy. Bà ấy đã trả tiền trước rồi, anh chỉ trả tượng trưng tiền một ly rượu thôi!"
Tôi vô cùng ân hận. Hoá ra mình lại trút lên vai bà Blaga một gánh nặng nữa. Bà chỉ sống bằng nhuận bút, có lương đâu. Ở nước Bulgaria, cũng như rất nhiều nước khác, nhà văn không có lương. Bởi thế, chỉ những người thực sự có tài văn mới trụ được ở nghề văn. Còn những anh làng nhàng, sẽ không thể sống nổi, phải chuyển sang nghề khác.
“Anh ân hận quá, Hà ạ. - Sau gần 30 năm, tôi mới nói được với Hà, khi cô trở về thăm Việt Nam - Hồi ấy, anh làm khổ cô Blaga quá. Anh không hề biết gì cả, vì quá tin em, cứ tưởng em đứng về phía anh cơ...”. “Tất nhiên em bao giờ cũng đứng về phía anh, phía người nghèo, nhưng em cũng đứng về phía cô Blaga nữa. Cô ấy muốn như thế mà…
Bây giờ cô Blaga yếu lắm. Hơn tám mươi tuổi rồi. Đau ốm luôn. Hồi được bầu làm Phó Tổng thống, cô ấy cứ đòi từ chức. Cô ấy bảo: Nhân dân yêu mình, tin mình, bầu mình lên, chứ mình có phải là Phó Tổng thống đâu. Người ta yêu cô Blaga lắm. Bao nhiêu người chuyển tiền cho cô để cô làm từ thiện, cứu những người nghèo khổ. Em phải giúp cô ấy nhận, vào sổ sách, làm giấy tờ. Cô Blaga còn sẻ vào đó một nửa lương mỗi tháng để giúp đỡ, cứu trợ người nghèo. Đó là cái hồi cô ấy làm Phó Tổng thống...”.
“Thế còn bây giờ? Bây giờ cô ấy có lương không, hay vẫn chỉ sống bằng nhuận bút?”. “ Cô ấy có lương. Lương Phó Tổng thống về hưu...”. “Khoảng bao nhiêu?”. “Vài trăm đô, nếu đổi ra ngoại tệ…”. “Thế thì sống làm sao được?”. “Sống được đấy. - Hoàng Thu Hà nhìn tôi rất nghiêm trang. - Với cô Blaga thì chỉ cần chút bánh mì với nước lã là đã hạnh phúc rồi. Cô ấy đã sống như thế và dạy em sống như thế. Cô ấy là thi sĩ, là người ở trên giời. Mà người giời thì chỉ cần như thế là sống được thôi...”
Chuyện thật là như thế. Bây giờ, cũng như Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Blaga đã thành người của cõi nhớ thương rồi. Bà đã ra đi cách đây 7 năm. Xin được coi mấy dòng tâm sự này là một nén nhang thành kính tưởng nhớ bà!/.
**Anh Khoa ơi, đọc một số bài của anh bàn về phụ nữ, phải công nhận anh là một lão tán gái siêu khủng. Nghe cánh giang hồ đồn thổi, anh còn yêu một cô gái ở Bulgaria có tên là Hoàng Thu Hà. Anh có thơ tặng cô ấy:
“Tôi nhớ là khi hoàng hôn buông tím – Tôi mới trở về căn phòng nhỏ của em – Giữa căn phòng có chậu trúc xinh – Em ríu rít mở toang cửa sổ - Tắt đèn đi cho ánh trăng vào – Rồi lặng ngồi bên cây đàn piano – Em khẽ lướt những ngón tay thon nhỏ - Căn phòng tràn đầy những âm thanh mới lạ - Nghe âm u như cánh rừng nhiều gió – Tôi cứ ngắm vầng trăng ngoài cửa sổ - Lặng lẽ rắc bụi vàng xuống thành Sophia – Những lứa đôi đi dạo dưới kia – Góc ngõ nhỏ cũng điện dăng sáng rực – Tôi cứ ước mang vầng trăng về nước – Ném lên đỉnh rừng cho bộ đội hành quân…”.
Tôi nhớ mang máng thế. Chẳng biết có đúng không? Thực hư chuyện ấy thế nào? Nếu không sợ Sư tử Hà Đông, anh có thể bật mí được chứ! (Vũ Thị Song Hà, Chợ Chùa – Phong Thịnh – Thanh Chương – Nghệ An)
Trần Đăng Khoa: Đúng như bạn nói. Đấy chỉ là chuyện giang hồ đồn thổi. Hoàng Thu Hà là con gái nuôi của bà Blaga Dimitrova. Bà là nhà thơ lớn, Phó Tổng thống Bulgaria. Bà đã sang Việt Nam 6 lần, có mặt ở những nơi bom đạn ác liệt nhất. Bà có ba tập sách đặc sắc viết về Việt Nam. Nhà thơ Xuân Diệu bảo: "Đọc Blaga mình sợ quá! Chị ấy bay bằng tên lửa, còn mình thì đi bằng hai chân què của con vịt bầu ". Rồi ông còn bảo: "Khi phụ nữ có trí tuệ ngang đàn ông thì họ hơn đứt cánh đàn ông cái tình cảm, xúc cảm. Chị Blaga là như thế đấy ".
Quả đúng như Xuân Diệu nói. Với những cuốn sách viết về Việt Nam, Blaga đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của ta, mà ta không thấy được. Nhìn những đứa trẻ đội nón lũn chũn đi dưới rặng tre xơ xác vì bom đạn, bà lại thấy đó là những con ốc đang vác theo cái nhà của mình. Đến Khâm Thiên, một khu phố vừa bị bom B52, Blaga gặp một người phụ nữ có chửa đang đi giữa một vùng ngổn ngang đổ nát. Cứ như cái nhìn của bà, thì người phụ nữ ấy đã ôm trọn cả quả địa cầu trước ngực. Chị gom nhặt từng mảnh vỡ của thế giới hoang tàn, đổ nát rồi cho vào cái bụng phình tròn của mình, để nhào nặn, hoài thai, rồi đẻ ra một thế giới nguyên vẹn, hoàn thiện và văn minh.
Blaga rất yêu Việt Nam. Bà ghé thăm trại trẻ Hải Phòng. Nhiều cháu bé lấm lét nhìn bà. Có cháu khóc ré lên vì sợ hãi. Đối với chúng, bà như người khổng lồ mắt xanh, mũi lõ. Chỉ duy nhất một cháu gái không sợ. Cháu lẫm chẫm đến bên bà, quạt cho bà, rồi múa bà xem. Trên tay cháu bé có cái vòng khắc một dòng chữ. Bà hỏi chữ gì. “Đấy là chữ Hà. Hoàng Thu Hà, tên của cháu. Cô giáo khắc tên Hà vào đây, để nếu bom Mỹ có giết chết Hà thì cô giáo còn biết mà báo cho mẹ Hà...”. Nói rồi cô bé cười, nhưng bà thì khóc.
Và rồi từ ấy, cứ nhắm mắt lại bà lại thấy những trái bom săn tìm cháu bé. Bà muốn cứu cháu bé thoát khỏi những trái bom. Phải vất vả lắm, bà mới đưa được cháu bé về Bulgaria. Hơn mười năm sau, Hoàng Thu Hà đã là nghệ sĩ piano. Cô nói giỏi tiếng Bulgaria, nhưng tiếng Việt thì không còn nhớ nữa. Blaga không muốn cô trở thành một kẻ xa lạ với Tổ quốc mình. Bà thư cho Xuân Diệu, nhờ tôi thỉnh thoảng viết thư cho Hoàng Thu Hà, để qua những bức thư đó, cô bé làm quen lại với tiếng Việt. Cũng vì thế mà tôi thành người thân của gia đình bà.
Tôi còn nhớ lần qua Bulgaria cách đây đã trên 20 năm, vào những ngày cuối cùng, trước khi rời Bulgaria, tôi mới gặp được bà Blaga Dimitrova. Lúc ấy, như tất cả các nhà văn Bulgaria, bà không có lương, chỉ sống bằng nhuận bút. Gặp tôi và GS Hà Minh Đức, bà ấn vào tay mỗi người 200 lêva, bằng cả số tiền Hội Nhà văn Bungari cho để ăn trong vòng một tháng. Tôi và GS Hà Minh Đức kiên quyết từ chối, nhưng không nổi.
Bà bảo: "Vải Bulgari rất tốt, cháu nên mua về cho gia đình, mua cả xà-phòng nữa. Ở Việt Nam bây giờ xà-phòng hiếm lắm. Ngoài chợ đen, người ta còn pha cả tạp chất vào nữa, không giặt được đâu, chịu khó mang nhiều xà - phòng về". Lúc bấy giờ, Blaga vừa in tập thơ mới. Tôi muốn mang về giới thiệu ở Việt Nam. Bà bảo: "Cháu cho cô địa chỉ, cô sẽ gửi qua bưu điện cho. Mang theo người không nên, cháu sẽ mất một bánh xà-phòng đấy. Va-ly chỉ được 20 kg thôi". Rồi bà kiên quyết không trao tôi tập thơ, mà chỉ gửi qua đường bưu điện. Blaga Dimitrova đúng là một phụ nữ. Hiểu người Việt và thương người Việt như bà, có lẽ chẳng ai như thế đâu.
Trước khi rời nước Bulgarria, tôi lại có nhuận bút thơ. Đùng một cái có đến hàng đống tiền mà chẳng biết mua gì. Tôi quyết định thay mặt đoàn nhà văn Việt Nam mời gia đình bà một bữa cơm thịnh soạn. Bà Blaga đưa tôi vào một quán ăn trên đỉnh núi Vitosa. Đó là một cái quán nhỏ dựng bằng gỗ sồi nằm chìm trong cây lá. Ngồi trong quán, qua những tấm cửa kính, có thể nhìn thấy những chú nai rừng đi lững thững bên triền núi. Dưới kia, sau màn sương mờ huyền ảo như khói là toàn cảnh thành phố Sofia. Ngọn tháp truyền hình và những khu nhà cao tầng trông nhỏ xíu như đồ chơi con trẻ.
Tôi với tờ thực đơn, chọn món ăn. Vì không biết tiếng, nên tôi chỉ nhìn vào những con số. Cứ món nào đắt, số to là tôi lấy bút bi chọc vào. Bàn ăn bày la liệt toàn những món hảo hạng. Rồi rượu Whisky, rượu Napoleon. Rồi hoa quả. Rồi đồ tráng miệng. Tôi áng chừng khoảng 400 lêva. Bà Blaga tủm tỉm: "Đúng là cách ăn của người nghèo”.
Bữa tiệc tàn, tôi ra quầy thanh toán, và rất kinh ngạc khi ông chủ hiệu chỉ lấy có 5 lêva, bằng giá tiền của một cốc Whisky. "Đây là quán ăn dành cho người nghèo, chỉ những người nghèo mới đến ăn ở đây! Đồ ăn ở đây rẻ hơn nhiều lần so với những nơi khác”. - Bà Blaga giải thích. Tôi hỏi Hà, Hà bảo: "Cô Blaga nói đúng đấy. Ở quán ăn này, món nào người ta cũng giảm giá".
Tôi đem chuyện đó kể ở Đại sứ quán ta tại Bulgaria. Ông Tham tán văn hoá phì cười: "Trời ơi, thế là anh bị bà Blaga lừa rồi. Đó là quán ăn cổ có trên hai trăm năm. Quán đó đắt lắm đấy. Bà ấy đã trả tiền trước rồi, anh chỉ trả tượng trưng tiền một ly rượu thôi!"
Tôi vô cùng ân hận. Hoá ra mình lại trút lên vai bà Blaga một gánh nặng nữa. Bà chỉ sống bằng nhuận bút, có lương đâu. Ở nước Bulgaria, cũng như rất nhiều nước khác, nhà văn không có lương. Bởi thế, chỉ những người thực sự có tài văn mới trụ được ở nghề văn. Còn những anh làng nhàng, sẽ không thể sống nổi, phải chuyển sang nghề khác.
“Anh ân hận quá, Hà ạ. - Sau gần 30 năm, tôi mới nói được với Hà, khi cô trở về thăm Việt Nam - Hồi ấy, anh làm khổ cô Blaga quá. Anh không hề biết gì cả, vì quá tin em, cứ tưởng em đứng về phía anh cơ...”. “Tất nhiên em bao giờ cũng đứng về phía anh, phía người nghèo, nhưng em cũng đứng về phía cô Blaga nữa. Cô ấy muốn như thế mà…
Bây giờ cô Blaga yếu lắm. Hơn tám mươi tuổi rồi. Đau ốm luôn. Hồi được bầu làm Phó Tổng thống, cô ấy cứ đòi từ chức. Cô ấy bảo: Nhân dân yêu mình, tin mình, bầu mình lên, chứ mình có phải là Phó Tổng thống đâu. Người ta yêu cô Blaga lắm. Bao nhiêu người chuyển tiền cho cô để cô làm từ thiện, cứu những người nghèo khổ. Em phải giúp cô ấy nhận, vào sổ sách, làm giấy tờ. Cô Blaga còn sẻ vào đó một nửa lương mỗi tháng để giúp đỡ, cứu trợ người nghèo. Đó là cái hồi cô ấy làm Phó Tổng thống...”.
“Thế còn bây giờ? Bây giờ cô ấy có lương không, hay vẫn chỉ sống bằng nhuận bút?”. “ Cô ấy có lương. Lương Phó Tổng thống về hưu...”. “Khoảng bao nhiêu?”. “Vài trăm đô, nếu đổi ra ngoại tệ…”. “Thế thì sống làm sao được?”. “Sống được đấy. - Hoàng Thu Hà nhìn tôi rất nghiêm trang. - Với cô Blaga thì chỉ cần chút bánh mì với nước lã là đã hạnh phúc rồi. Cô ấy đã sống như thế và dạy em sống như thế. Cô ấy là thi sĩ, là người ở trên giời. Mà người giời thì chỉ cần như thế là sống được thôi...”
Chuyện thật là như thế. Bây giờ, cũng như Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Blaga đã thành người của cõi nhớ thương rồi. Bà đã ra đi cách đây 7 năm. Xin được coi mấy dòng tâm sự này là một nén nhang thành kính tưởng nhớ bà!/.
shared https://hangbul76.wordpress.com/2011/05/15/blaga-dimitrova/
Posted on May 15, 2011 by Thanh Hằng
Còn nhớ ngày đoàn mình vừa đến Sofia được xếp ở khu Lozenets cùng 1 blok với các anh chị trường Y, một hôm có mấy cậu bé người Bun đến vận động mọi người ký tên vào một kiến nghị, vì vừa mới sang không hiểu chuyện gì nên chẳng ai dám ký. Trong nhóm có 1 cậu bé rất giống người châu Á, đến khi làm quen hóa ra đó lại là 1 cô bé Việt Nam, đó chính là Hà, con nuôi bà Blaga Đimitrova. Cô bé chỉ biết nói tiếng Bun, tiếng Việt thì biết rất ít. Là con gái nhưng cô chỉ thích chơi đá bóng với con trai. Câu chuyện bà Blaga nhận nuôi Hà thì hầu như ai cũng biết, nhưng những chuyện về sau này thì từ lúc về nước tôi không để ý đến. Cách đây ít lâu tôi đọc được 2 bài báo viết về nhà thơ này thấy có nhiều thông tin mới lạ nên đưa lên đây để mọi người cùng đọc lúc có thời gian rảnh rỗi.
Một bài là của Trần Đăng Khoa http://vn-today.com/thuvien/doc-truyen-nguoi-thuong-gap-2-4500-trang-16
Còn 1 bài đăng trên trang web của Hội nhà văn VN nhưng đường dẫn link bị trục trặc thế nào đó nên tôi đành copy lên đây (có chèn thêm ít ảnh minh họa của các báo Bun) cho mọi người cùng xem để thêm chút thông tin về một nhà văn Bungari rất quen thuộc.
Blaga Đimitrova – nữ sỹ Bungari, những điều còn ít biết
Trung Dũng ( 5/12/2009 1:33:43 PM )
Sự nghiệp văn học
Blaga Đimitrova sinh năm 1922 trong một gia đình trí thức ở một thị trấn nhỏ vùng tây-bắc Bungari. Trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai, rời Trường Nữ trung học Sophia I, bà học và tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Tổng hợp Quốc gia Sophia. Trong thời kỳ Bungari bị phát xít Đức chiếm đóng (1941-1944), Blaga Đimitrova tham gia những hoạt động kháng chiến trong Đoàn thanh niên cách mạng (RMS). Sau chiến tranh, năm 1951, Blaga Đimitrova bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Maiakovski và thi ca Bungari” tại Moscow.
Những bài thơ đầu tiên mà Blaga Đimitrova viết đã được công bố năm 1938, khi tác giả còn là một nữ sinh trung học. Những sáng tác đầu đời của Blaga Đimitrova được giới phê bình Bungari tiếp nhận như dấu hiệu về một tài năng thi ca xuất chúng. Từ những năm 50, Blaga Đimitrova làm công tác biên tập tại nhiều tờ báo, nhà xuất bản, đồng thời tham gia dịch sách và viết văn, làm thơ. Những tác phẩm của bà thời đó được đánh giá cao trên văn đàn Bungari. Sức làm việc sáng tạo thi văn của cây bút Blaga Đimitrova rất dồi dào. Có nhiều tiểu thuyết và tập thơ của Blaga Đimitrova gây tiếng vang lớn ở quê hương bà cũng như nước ngoài. Những sáng tác tiêu biểu nhất của Blaga Đimitrova có thể kể đến là: “Tuyết đổ”, “Cuộc hành trình tới chính mình”, “Ngày phán xử cuối cùng”, “Vây giữa tình yêu” … Vì những công lao to lớn với nền văn học nước nhà, Blaga Đimitrova đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu và phần thường cao quý của Bungari, trong có cả Huân chương “Stara Planina” hạng I, phần thưởng sáng giá nhất ở Bungari giành cho những cống hiến về văn học nghệ thuật. Ngoài ra, bà còn được nhiều giải thưởng của Ba Lan, Thuỵ Điển, Đức về những tác phẩm dịch thuật giá trị. Tuy nhiên, ngay từ thưở ấy, một số tư duy của nữ thi sĩ đã không thực phù hợp với dòng tư tưởng chính thống Bungari đương thời.
Năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, Blaga Đimitrova đã xung phong sang Việt Nam công tác, làm phóng viên đến những điểm nóng để phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân Việt Nam. Trong Hồi ký công bố năm 1996 của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bungari Todor Zhivkov, ghi chi tiết rằng Blaga Đimitrova có được chuyến đi này và sự đón tiếp nồng hậu ở Việt Nam, là nhờ ở sự can thiệp trực tiếp của vị lãnh đạo cao cấp. Đến Việt Nam, Blaga Đimitrova đã xông xáo đi nhiều nơi, được tận mắt chứng kiến cuộc sống chiến đấu và lao động gian khổ nhưng hào hùng của nhân dân ta. Tháng 11 năm 1967, từ Việt Nam trở về, Blaga Đimitrova mang theo cô bé Hoàng Thu Hà 6 tuổi, mà bà nhận làm con nuôi từ một gia đình công nhân nghèo ở Hải Phòng. Câu chuyện đi tìm và vượt qua bao rào cản thủ tục để xin mang cô bé Việt Nam này về Bungari đã được nữ văn sĩ kể lại trong cuốn “Ngày phán xử cuối cùng”. Khi ấy và nhiều năm sau đó, cô bé Thu Hà ở Sophia từng được coi là một biểu tượng của tình hữu nghị Bun-Việt.
Những tài liệu thu thập trong chuyến công tác năm 1967 ở Việt Nam được Blaga Đimitrova sử dụng để viết cuốn “Ngày phán xử cuối cùng”, “Bầu trời dưới mặt đất” và tập thơ “Vây giữa tình yêu”. Các tác phẩm này cũng như nhiều bài thơ khác của bà đã được dịch ra tiếng Việt và khiến cho nhiều bạn đọc Việt Nam thời ấy rất khen ngợi, mê say. Cố thi sĩ Xuân Diệu từng kể rằng, đọc Blaga, thậm chí ông “cảm thấy sợ”. “Chị ấy bay bằng tên lửa, còn mình thì đi bằng hai chân què của con vịt bầu. … Khi phụ nữ có trí tuệ ngang đàn ông thì họ hơn đứt cánh đàn ông chúng ta cái tình cảm” . Tác giả Trần Đăng Khoa nhận xét, “Blaga đã đạt đến độ chín nhất của tài năng mình. Đọc bà, ta có cái thú của một người du ngoạn. Ta được ngắm lại ta bằng con mắt của một người ngoại quốc…” . Sau chuyến đi Việt Nam đầu tiên năm 1967, Blaga Đimitrova còn đến nước ta thêm 5 lần nữa. Bà có mối quan hệ bè bạn thân thiết với những nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng ở nước ta như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Hà Minh Đức, Chế Lan Viên ….
Sự nghiệp chính trị
Năm 1988, trong cơn khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Bungari và dưới ảnh hưởng của cuộc Perestroika – Cải tổ ở Liên Xô, cặp vợ chồng Blaga Đimitrova và Iordan Vasilev đã là những người sáng lập các tổ chức có xu hướng đối lập như Uỷ ban bảo vệ môi trường thành phố Ruse, Câu lạc bộ ủng hộ Công khai và Cải tổ, do vậy họ trở thành đối tượng theo dõi của các cơ quan an ninh Bungari. Mùa Xuân năm 1989, Blaga Đimitrova là một trong những trí thức phái đối lập được F. Miterant mời dự bữa điểm tâm nổi tiếng khi Tổng thống Pháp tới thăm Bungari. Sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản T. Zhivkov từ chức (10-11-1989), Blaga Đimitrova nổi lên như một thần tượng trong hàng ngũ Liên minh các lực lượng dân chủ – đối trọng chủ yếu của Đảng Cộng sản và sau đó là Đảng XHCN Bungari. Năm 1991, Đimitrova trở thành nghị sỹ đại diện Liên minh các lực
lượng dân chủ tại Quốc hội Bungari. Cuối năm 1991, bà được Tổng thống đương nhiệm Zhelio Zhelev mời tham gia liên danh tranh cử Tổng thống và Phó Tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống lần II của nước Cộng hoà. Chính trong những ngày này, đã xảy ra một sự cố ngăn cản con đường hoạt động chính trị của Blaga Đimitrova. Nhóm người không rõ tính danh đã cho in lại và đem phân phát rộng rãi một tuyển thơ của Blaga Đimitrova, nội dung ca ngợi giai cấp vô sản và Georgi Đimitrov, người anh hùng Bungari chống phát-xít tại toà án Lép-zích năm 1933. Vụ việc này trở thành một xì-căng-đan trên chính trường Bungari vào những ngày đầu năm 1992. Đối thủ xoáy vào chi tiết “thần tượng của Liên minh các lực lượng dân chủ” chống cộng nhưng lại là một người cộng sản (!). Vụ việc rồi cũng qua đi. Liên danh Zhelev – Đimitrova thắng cử, Blaga Đimitrova trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Bungari ở ngôi vị Phó Tổng thống. Tuy nhiên, đường công danh chính trị của nữ thi sĩ cũng chẳng dài lâu. Ngày 11-7-1993 Blaga Đimitrova tuyên bố từ chức vì bất đồng với Tổng thống Zhelio Zhelev. Cho đến nay vẫn chưa rõ điều gì đã xảy ra giữa nguyên thủ Z. Zhelev và người Phó của ông. Một số nguồn tin cho biết, ngày 9-11-1993 Phó Tổng thống Đimitrova giận dữ bước vào phòng làm việc của Tổng thống Zhelev và 2 ngày sau đó, bà tuyên bố từ chức. Những người đặc biệt gần gụi với Tổng thống Zhelev cho biết thêm, Đimitrova đã buông những lời nguyền độc địa với Tổng thống và gia đình ông khi bước ra khỏi văn phòng Tổng thống, để rồi từ đó không bao giờ đặt chân đến dinh Tổng thống nữa. Báo chí Bungari bình phẩm rằng lẽ ra Zhelev đã có thể bỏ qua những lời nguyền của Đimitrova, nếu như gia đình ông Tổng thống không bị những đòn giáng quá tàn nhẫn của số phận. Trước đó ít lâu, ái nữ của Tổng thống Bungari, cô Iordanka, đã tự vẫn vì những lý do bí ẩn. Lời nguyền của Đimatrova làm Zhelev và gia đình ông bị tổn thuơng sâu sắc. Vào cuối những năm 90, khi Tổng thống Pháp Miterant một lần nữa sang thăm Bungari, tại bữa tiệc chiêu đãi cao cấp, hai người bạn cũ đều hiện diện nhưng mỗi người một đầu bàn, không nhìn mặt nhau và không một lời chào hỏi . Nguồn tin thân cận với Blaga Đimitrova cho biết, lời nguyền mà bà ném ra với Zhelev cũng là nỗi dằn vặt của chính bà. Năm 1999, khi Zhelev đã là cựu Tổng thống, có lần Blaga Đimitrova gọi điện tới nhà ông này, định xin lỗi và rút lại những lời nguyền của mình năm trước. Thoáng nghe giọng Đimitrova, phu nhân cựu Tổng thống đã dập máy, và mối hận giữa họ vẫn còn đó không cởi bỏ.
Hoàn toàn từ giã chính trường từ năm 1999, dường như Blaga Đimitrova đã thất vọng thật nhiều về con đường này. Với câu hỏi “Bà đánh giá thế nào về tình hình chính trị Bungari?”, bà cựu Phó Tổng thống đáp: “Đó là những điệu nhảy của những hình nhân, nhưng không phải để xua đuổi tà ma, mà để gọi những hồn ma độc địa, dối trá và căm thù tới” . Và ở câu nhận xét về chính trị như thế, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh và phong cách người nữ thi sĩ .
lượng dân chủ tại Quốc hội Bungari. Cuối năm 1991, bà được Tổng thống đương nhiệm Zhelio Zhelev mời tham gia liên danh tranh cử Tổng thống và Phó Tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống lần II của nước Cộng hoà. Chính trong những ngày này, đã xảy ra một sự cố ngăn cản con đường hoạt động chính trị của Blaga Đimitrova. Nhóm người không rõ tính danh đã cho in lại và đem phân phát rộng rãi một tuyển thơ của Blaga Đimitrova, nội dung ca ngợi giai cấp vô sản và Georgi Đimitrov, người anh hùng Bungari chống phát-xít tại toà án Lép-zích năm 1933. Vụ việc này trở thành một xì-căng-đan trên chính trường Bungari vào những ngày đầu năm 1992. Đối thủ xoáy vào chi tiết “thần tượng của Liên minh các lực lượng dân chủ” chống cộng nhưng lại là một người cộng sản (!). Vụ việc rồi cũng qua đi. Liên danh Zhelev – Đimitrova thắng cử, Blaga Đimitrova trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Bungari ở ngôi vị Phó Tổng thống. Tuy nhiên, đường công danh chính trị của nữ thi sĩ cũng chẳng dài lâu. Ngày 11-7-1993 Blaga Đimitrova tuyên bố từ chức vì bất đồng với Tổng thống Zhelio Zhelev. Cho đến nay vẫn chưa rõ điều gì đã xảy ra giữa nguyên thủ Z. Zhelev và người Phó của ông. Một số nguồn tin cho biết, ngày 9-11-1993 Phó Tổng thống Đimitrova giận dữ bước vào phòng làm việc của Tổng thống Zhelev và 2 ngày sau đó, bà tuyên bố từ chức. Những người đặc biệt gần gụi với Tổng thống Zhelev cho biết thêm, Đimitrova đã buông những lời nguyền độc địa với Tổng thống và gia đình ông khi bước ra khỏi văn phòng Tổng thống, để rồi từ đó không bao giờ đặt chân đến dinh Tổng thống nữa. Báo chí Bungari bình phẩm rằng lẽ ra Zhelev đã có thể bỏ qua những lời nguyền của Đimitrova, nếu như gia đình ông Tổng thống không bị những đòn giáng quá tàn nhẫn của số phận. Trước đó ít lâu, ái nữ của Tổng thống Bungari, cô Iordanka, đã tự vẫn vì những lý do bí ẩn. Lời nguyền của Đimatrova làm Zhelev và gia đình ông bị tổn thuơng sâu sắc. Vào cuối những năm 90, khi Tổng thống Pháp Miterant một lần nữa sang thăm Bungari, tại bữa tiệc chiêu đãi cao cấp, hai người bạn cũ đều hiện diện nhưng mỗi người một đầu bàn, không nhìn mặt nhau và không một lời chào hỏi . Nguồn tin thân cận với Blaga Đimitrova cho biết, lời nguyền mà bà ném ra với Zhelev cũng là nỗi dằn vặt của chính bà. Năm 1999, khi Zhelev đã là cựu Tổng thống, có lần Blaga Đimitrova gọi điện tới nhà ông này, định xin lỗi và rút lại những lời nguyền của mình năm trước. Thoáng nghe giọng Đimitrova, phu nhân cựu Tổng thống đã dập máy, và mối hận giữa họ vẫn còn đó không cởi bỏ.
Hoàn toàn từ giã chính trường từ năm 1999, dường như Blaga Đimitrova đã thất vọng thật nhiều về con đường này. Với câu hỏi “Bà đánh giá thế nào về tình hình chính trị Bungari?”, bà cựu Phó Tổng thống đáp: “Đó là những điệu nhảy của những hình nhân, nhưng không phải để xua đuổi tà ma, mà để gọi những hồn ma độc địa, dối trá và căm thù tới” . Và ở câu nhận xét về chính trị như thế, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh và phong cách người nữ thi sĩ .
Tình yêu và cuộc sống gia đình
B. Đimitrova lấy chồng khi bà 45 tuổi. Chồng bà, Iordan Vasilev là một Phó giáo sư, nhà phê bình nghệ thuật, nguyên là Tổng biên tập báo Demokratsia, cơ quan ngôn luận của Liên minh các lực lượng dân chủ. Trước khi đến với nữ thi sĩ nổi tiếng, ông Iordan Vasilev đã từng qua một cuộc hôn nhân và có một con trai.
Họ quen nhau năm 1966, trong một tình huống không bình thường – ở đám tang một nhà phê bình nghệ thuật trẻ tuổi. Trước nấm mồ vừa đắp của người đồng nghiệp xấu số, Đimitrova đọc một bài thơ vĩnh biệt, còn Iordan Vasilev đứng trong đám người im lặng. Rồi hai người làm quen, cùng đàm luận về nghệ thuật. Bà mời ông đến chơi nhà. Vài tháng sau, họ có dịp đi công tác ở thành phố Ruse. Tại đó, I. Vasilev đăng đàn giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của B. Đimitrova. Suốt chặng đường đi và về, hai người chỉ nói với nhau về âm nhạc Betthoven. Tới sân ga Sophia, đúng vào lúc phải chia tay, thì quyết định chung sống cùng nhau bỗng nhiên xuất hiện như ánh chớp lóe ở cả hai người. I. Vasilev kể : “Bạn có biết thời gian chúng tôi suy nghĩ để quyết định về sống cùng nhau kéo dài bao lâu không? Cả hai chúng tôi chỉ cần 3 hay 5 giây gì đó. Tại sân ga Sophia, khi chúng tôi trở về từ Ruse. Lúc ra đi chúng tôi gọi nhau bằng “anh – chị”, còn trên đường đi, trong toa restaurant đã chuyển sang “anh – em”. Nhưng lúc đó là lúc chia tay. Vào đúng cái thời điểm tôi nâng bàn tay Blaga lên môi để hôn tạm biệt thì cái quyết định ấy tự nó đến”. Một năm sau đó, khi nhà thơ nữ trở về từ miền đất lửa Việt Nam, hai người tổ chức lễ cưới. Hồi đó, Blaga 45 tuổi, còn Vasilev mới 32. Theo lời Vasilev, lúc đầu hai người cũng cảm thấy bất tiện vì sự chênh lệch tuổi tác và từng có ý định chỉ sống thử cùng nhau một thời gian xem sao . Tuy nhiên, nếu nhìn diện mạo thì khó thấy khoảng cách khác biệt 13 năm tuổi của hai ông bà. Trong 35 năm chung sống, nhìn Blaga Đimitrova luôn trẻ hơn chồng, ngoại trừ 5-6 năm cuối đời, khi bà đã lâm trọng bệnh và cột sống không còn chịu nổi sức nặng cơ thể.
Những người quen thân với cặp vợ chồng Đimitrova-Vasilev kể rằng, ngay từ hơn 30 năm trước, khi bà phải vào bệnh viện giải phẫu khối u, I. Vasilev đã hết lòng quan tâm chăm sóc vợ. Hơn tháng ròng ông túc trực bên giường bệnh, cần mẫn gánh cả nhiệm vụ của y tá và hộ lý. Ông tự tiêm thuốc, tự thay băng cho bà mặc dù trước đó ông vốn là người rất sợ máu. Có những năm tháng, khi mà bởi lý do khác biệt tư tưởng, nhiều tác phẩm của Blaga Đimitrova hoặc không được công bố, hoặc bị thu hồi, thì bên bà luôn có người bạn chí thiết an ủi nâng đỡ tinh thần, đó chính là ông chồng I. Vasilev. Là Tổng biên tập đầu tiên của báo Demokratsia, sau khi Blaga Đimitrova được bầu làm Phó Tổng thống năm 1992, Vasilev xin từ chức và chỉ làm công việc phê bình nghệ thuật. Sự lìa xa vĩnh viễn của Đimitrova có lẽ đã là cú sốc mạnh với người đàn ông này. Báo chí Bungari viết, thời gian gần đây, dường như mong nguôi quên nỗi cô đơn khi đã mất bạn đời, I. Vasilev thường tìm tới men say trong chất cồn.
Cô con gái nuôi người Việt
B. Đimitrova không sinh con. Toàn bộ tình mẫu tử được bà dồn cho cô con gái nuôi Hoàng Thu Hà, mà bà đăng ký hộ khẩu dưới cái tên Hanna Hoàng Đimitrova (Ханна Хоанг Димитрова) theo họ của bà. Tới Bungari vào cuối năm 1967 khi vừa 6 tuổi, cô bé Hà lúc ấy chưa biết đọc chữ. Nhiều năm sau đó, mỗi khi nhận được thư của gia đình Hà từ Việt Nam, B. Đimitrova hay dẫn cô con gái nuôi tới khu ký túc xá trường Tổng hợp có các sinh viên Việt Nam, để nhờ họ đọc thư cho bé Hà nghe. Hưởng sự giáo dưỡng của một gia đình trí thức vào bậc nhất ở Sophia, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hà theo học môn piano tại Học viện Âm nhạc ở Sophia và sau đó ở Na Uy. Với sự định hướng của B. Đimitrova (bà là một người chơi piano không kém bất cứ một nghệ sỹ piano chuyên nghiệp tài năng nào), lúc đầu cô con nuôi theo chuyên ngành cổ điển, sau đó lại chuyển sang nhạc nhẹ. Nhưng có lẽ cây đàn piano sang trọng không phù hợp với khả năng của Hà. Báo chí Bungari cho biết, gần đây cô sang Paris theo học thanh
nhạc.
Như một nhà phê bình người Bungari viết chưa lâu, Hà là một “sản phẩm của sự giao lưu văn hoá Âu – Á” . Ngay từ khi mới chung sống cùng Đimitrova, Vasilev đã dặn cô bé con nuôi của vợ: “Bố mẹ cháu vẫn còn sống, cháu chỉ cần gọi chúng ta là cô, chú”. Có lẽ bởi vậy mà trong suốt những năm chung một mái nhà, Hoàng Thu Hà không hề gọi Đimitrova là “mẹ”, cô thường gọi vợ chồng bà là “cô” và “chú”. Có điều, mặc dù đã được Blaga Đimitrova nuôi dưỡng và chăm sóc ở Bungari từ năm 1967, cho tới nay cô gái gốc Việt này vẫn không có giấy tờ gì chứng nhận chính thức về nguồn gốc con nuôi của gia đình. Riêng về quốc tịch, thì mãi tới năm 1990, sau những biến động chính trị ở Bungari, nhờ sự quen biết cá nhân với Tổng thống đương nhiệm Zhelev, mà chỉ 4 ngày sau khi nộp đơn xin, Hà đã được nhận quốc tịch Bungari. Và từ đó, cô chính thức mang tên Hanna Hoàng Đimitrova.
Tuy nhiên, những bạn đọc thuở xưa mê say cuốn “Ngày phán xử cuối cùng” hẳn không ai chờ đợi rằng, câu chuyện thật lãng mạn và cảm động về nữ thi sĩ Bungari băng qua lửa đạn mang theo về xứ sở hoa hồng một cô bé con nuôi người Việt, lại có cái kết cục buồn. Sẽ chẳng có gì nhiều để nói, nếu như sau khi B. Đimitrova qua đời không xảy ra những chuyện chẳng đẹp đẽ trong quan hệ giữa Hanna Hoàng Đimitrova và ông chồng của bà mẹ nuôi quá cố.
Tháng 11 năm 2005, sau khi B. Đimitrova mất hơn 2 năm, đột nhiên I. Vasilev đuổi Hà ra khỏi căn hộ, nơi cô đã sống cùng vợ chồng nữ thi sỹ suốt trên 3 chục năm. Cảnh sát và công tố viên địa phương vào cuộc, và quyết định rằng cô gái có quyền được trở lại nơi cư ngụ duy nhất của cô. Một thời gian sau, hẳn là quan hệ giữa những nhân vật trong căn hộ này vẫn căng thẳng, người ta thấy Hanna Hoàng Đimitrova bỏ sang Pháp, dưới danh nghĩa làm thực tập sinh thanh nhạc.
Vụ việc không dừng lại đó. Xì-căng-đan trong gia đình cố Phó Tổng thống Bungari lên đến đỉnh điểm vào đầu năm 2007, khi Hanna Hoàng Đimitrova đột nhiên tung ra cuốn tự truyện “Dì ghẻ là ngôi sao của tôi”, do nhà xuất bản Siela ấn hành. Cuốn sách thuật lại những ký ức rời rạc ít ỏi còn lại trong cô gái này về quê hương Việt với những cảnh bom đạn và khói lửa ở Hải Phòng, về cuộc gặp gỡ đầu tiên ở trại trẻ nơi sơ tán với bà nhà thơ người nước ngoài, về những năm tháng sống cùng vợ chồng bà Đimitrova … Đáng chú ý là, những câu chữ viết về I. Vasilev đều tràn đầy thù hận và mỉa mai. Hanna Hoàng Đimitrova miêu tả Vasilev như một kẻ ti tiện, giả dối và ác độc. Theo những lời cô kể, Vasilev thường xuyên đánh đập cô tàn nhẫn, thậm chí còn lạm dụng con nuôi của vợ từ khi cô còn nhỏ. Cô cho rằng sinh thời mẹ nuôi B. Đimitrova cũng biết những chuyện này sau lần đọc được nhật ký của Hà, vì thế bà từng có ý định ly dị với Vasilev.
Với B. Đimitrova, Hana Hoàng có những tình cảm mâu thuẫn. Một mặt cô yêu quý và chịu ơn bà vì sự chăm lo, giáo dưỡng suốt 35 năm. Mặt khác cô gái trách móc bà mẹ nuôi thi sĩ quá cố, vì đã bứt cô khỏi gia đình Việt Nam ruột thịt nguồn cội của cô, và đã không đủ thời gian hay dũng khí để bảo vệ cô con nuôi trước người chồng vũ phu, đê tiện.
Tự truyện của Hanna Hoàng Đimitrova đã là một cơn choáng sốc trên các phương tiện truyền thông Bungari hồi đầu năm 2007. Chỉ trong tuần phát hành đầu tiên, toàn bộ số sách in ra đã bán hết veo. Dư luận xã hội chia làm hai phía. Một bên không tin vào những gì Hanna Hoàng Đimitrova thuật lại, người ta lên án cô như một kẻ vô ơn. Một số người khác tỏ ra đồng cảm với cô, rằng họ cũng biết những thói xấu của Vasilev . Riêng Vasilev, khi được báo giới hỏi về những điều trong cuốn sách mới, ông này thừa nhận có những lần cáu giận đã đánh cô con gái nuôi của vợ, nhưng hoàn toàn chối bỏ chi tiết lạm dụng . Ông còn cho rằng ngoài mục đích thương mại có lợi cho Hanna, vì sách giật gân và bán chạy, ấn phẩm này còn là đòn chính trị của một số người nhằm vào ông, bởi ông đã dám phê phán cựu Thủ tướng Ivan Kostov.
Thật-giả, phải–trái trong vụ xì-căng-đan này, chỉ người trong cuộc mới biết, hoặc là mọi sự chỉ rõ khi tất cả đứng trước “ngày phán xử cuối cùng”. Bởi cũng là tự truyện, nên “Dì ghẻ là ngôi sao của tôi” có gì đó khiến độc giả nhớ đến cuốn hồi ký của một tác giả nữ cũng còn trẻ, đã từng làm xao động văn đàn Việt Nam một hồi gần đây.
Riêng với trường hợp cuốn sách của Hanna Hoàng Đimitrova, thật đáng buồn. Bởi không chỉ là khuấy động và xúc phạm hình ảnh của một nữ thi sĩ tài hoa Bungari từng được bạn đọc Việt Nam yêu mến nay đã về cõi vĩnh hằng, mà còn là những bôi xóa lên biểu tượng một thời của tình hữu nghị Bun-Việt.
Thật-giả, phải–trái trong vụ xì-căng-đan này, chỉ người trong cuộc mới biết, hoặc là mọi sự chỉ rõ khi tất cả đứng trước “ngày phán xử cuối cùng”. Bởi cũng là tự truyện, nên “Dì ghẻ là ngôi sao của tôi” có gì đó khiến độc giả nhớ đến cuốn hồi ký của một tác giả nữ cũng còn trẻ, đã từng làm xao động văn đàn Việt Nam một hồi gần đây.
Riêng với trường hợp cuốn sách của Hanna Hoàng Đimitrova, thật đáng buồn. Bởi không chỉ là khuấy động và xúc phạm hình ảnh của một nữ thi sĩ tài hoa Bungari từng được bạn đọc Việt Nam yêu mến nay đã về cõi vĩnh hằng, mà còn là những bôi xóa lên biểu tượng một thời của tình hữu nghị Bun-Việt.
^^^
shared https://doanbulgaria1976.wordpress.com/2011/05/15/tra-loi-phong-van-cua-hannah-hoang/
Ngày 16/3/2010, tại Viện Văn hóa Pháp ở Sofia giới thiệu bộ phim “Những đứa trẻ của tình hữu nghị” với sự tham gia của cô con gái nuôi người VN của Blaga Dimitrova – Hannah Hoàng. “Đây là buổi ra mắt thứ hai của chương trình nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc, về cuộc sống của Hannah và của 1 cậu bé người Libăng tên là Ahmed được Ivan Garelov nhận nuôi”, Hannah giải thích với phóng viên báo Blitz.
Theo lời cô, tại buổi ra mắt thứ hai sẽ trình diễn đĩa hát có các bài hát với lời thơ của Blaga Dimitrova, cũng như những câu chuyện và trích đoạn từ cuốn tự truyện của Hannah “Mẹ kế – ngôi sao của của tôi ”
Trong cuốn truyện Hannah công khai cáo buộc chồng của Blaga Dimitrova – Iordan Vassilev đã hãm hiếp và đánh đập cô.
Vasilev là tổng biên tập đầu tiên của báo “Dân chủ” và thành viên của Quốc hội. Sau khi Blaga Dimitrova trở thành Phó tổng thống cho Zhelev, Vassilev từ chức nghị sĩ và kể từ đó chỉ chú tâm đến văn học.
Bạn đang sống ở đâu?
– Hiện tại tôi đang ở Paris. Ở đây chúng tôi đã quay cả chương trình “Những đứa trẻ của tình hữu nghị”.
– Hiện tại tôi đang ở Paris. Ở đây chúng tôi đã quay cả chương trình “Những đứa trẻ của tình hữu nghị”.
Bạn có mời Iordan Vassilev đến buổi ra mắt “Những đứa trẻ của tình hữu nghị” không?– Tôi đã gửi giấy mời cho ông ta thông qua đạo diễn, nhưng ông ta không đến. Tôi cũng không chờ đợi trong buổi ra mắt thứ hai ông ta sẽ đến. Nói chung tôi không trông đợi gì ở ông ta cả.
Tôi đã mời vì ông ta là người thừa kế của Blaga Dimitrova, mà những bút tích của bà là viết dành riêng cho tôi, để ông đưa cho tôi. Nhưng ông ta không đòi hỏi tiền và vì thế đã ký trong tờ kê khai rằng chỉ đưa chúng cho tôi trong 5 năm thôi. Mà tối thiểu bản quyền tác giả được cấp cho ít nhất là 10 năm.
Tôi là nhà sản xuất của đĩa hát mới, tôi thu thập tiền và tôi nộp tờ khai về quyền sử dụng bút tích của Blaga Dimitrova lên Bộ Văn hóa, tôi đã bỏ bao nhiêu công sức vào đó, và sau 5 năm lại phải xin ông ta lần nữa như là người thừa kế. Mà những bút tích của bà được viết đặc biệt dành cho tôi. Và tôi đã thu gom tiền bạc, tôi cho rằng các bạn biết một đĩa hát giá bao nhiêu.
Sau 5 năm bạn sẽ không thể phát hành những bút tích của Blaga Dimitrova, bạnsẽ không tìm quyền tại tòa án chứ?– Tôi vẫn chưa rõ lắm về điều này.
Bạn vẫn còn giữ những lời buộc tội đối vớiVassilev?– Tôi không buộc tội bất cứ ai. Mọi người đều phải tuân theo hành động của mình. Tôi viết về cuộc sống của tôi, về mẹ tôi và về gia đình tôi ở Việt Nam. Những gì cần phải viết trong một cuốn sách tự truyện của mình tôi đã viết. Bây giờ mọi người có quyền đưa ra kết luận riêng của mình. Tôi biết là tôi đã nói sự thật về những gì Iordan đã làm và tôi thề trên mẹ tôi (mẹ thực sự của cô, người sống tại ViệtNam, lưu ý của biên tập viên).
Bạn có những cảm xúc gì về Iordan?
– Tôi chẳng có cảm giác gì với ông ta cả. Từng đấy năm tôi sống bên cạnh Blaga, vậy mà trên giấy tờ đã tôi không phải là người thừa kế các bút tích của bà. Khi bà qua đời, Iordan nói rằng tôi không thể đòi quyền lợi, bởi vì tôi không có giấy tờ nhận làm con nuôi, và do đó không thể yêu cầu bồi thường cho bất cứ điều gì khác. Đúng là ông ta không đòi tôi tiền, ông đã cho tôi được phát hành chỉ có 9 bài hát. Nếu ông ta đòi thì mọi chuyện sẽ khác, tôi sẽ trở về Pháp và sẽ kể tất cả mọi thứ. Sẽ không tốt cho ông ta chút nào. Sau 5 năm tôi sẽ lại yêu cầu ông ta cho tôi quyền lần nữa.
Nếu tôi làm tác phẩm từ bút tích của Blaga, tôi vẫn phải xin ông ta. Tôi không muốn cầu xin ông ta thêm nữa, nhưng đó là thủ tục giấy tờ và tôi không thể làm gì.
Theo báo Blitz
^^^
shared http://antgct.cand.com.vn/
Người xua bóng tối
14:00 12/03/2007
Theo lời kể của Xuân Diệu, nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam khi sang Moskva đã tới đặt hoa trên mộ Hikmet. Trên đó chỉ có một phiến đá giản dị tạc hình nhà thơ đang bước đi - hành trình vô tận không bao giờ kết thúc.
"Nếu tôi không cháy, Nếu anh không cháy, Nếu chúng ta không cháy, Thì ai sẽ là người xua bóng tối?" - tác giả của những câu thơ này là thi nhân cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ, Nazim Hikmet, sinh ra cách đây đúng 105 năm, vào ngày 20/1/1902. Cách đây 5 năm, UNESCO đã tôn vinh năm 2002 là Năm Hikmet nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi sĩ.
Năm 1963, khi hay tin Hikmet qua đời ở Moskva, nhà thơ Xuân Diệu đã viết: "Chết không phải là hạ màn của một cuộc đời; chết là bắt đầu một cuộc sống khác của các tác phẩm một nhà văn nhà thơ. Tác giả không có mặt ở trên đời nữa, thời gian và quần chúng tước bỏ những phần rườm rà, qua thời trong tác phẩm, mà lọc lấy những gì hay nhất, chắc nhất, không pha tạp. Cái phần vàng ròng ấy, cái phần kim cương ấy của tác phẩm, Nazim Hikmet có không phải là ít...".
Nhà thơ không chọn thời
Với một nhà thơ, không nỗi đau nào hơn việc bị quê hương ruồng bỏ. Hikmet có một cuộc đời khác với nhiều người lưu vong khác, mặc dù ông cũng thấm thía nỗi niềm "đầu thai nhầm thế kỷ". "Lưu vong, cái nghề gay lắm" - đó là nhan đề một tập thơ rất nổi tiếng của Hikmet.
Là người, ai chẳng muốn bình yên, vinh hoa và phú quý trên quê kiểng của chính mình. Hikmet có lẽ cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, trót sinh ra trong thời buổi nhiễu nhương, mặc dù xuất thân từ một dòng họ quý tộc của Thổ Nhĩ Kỳ, 15 tuổi đã có thơ in báo, Hikmet lại buộc phải dấn thân vào con đường tranh đấu chống lại chế độ quá sùng bái chủ nghĩa dân tộc của Tổng thống Mustafa Kemal Ataturtuk.
Thi nhân đã từng hy vọng cuối cùng cũng có thể tìm lại được lẽ công bằng trên cõi thế và vì vậy, đã không chỉ một lần bị kết án tù (tổng cộng tới 55 năm). Bản thân ông phải ở trong tù tới 17 năm.
Ở bất cứ quốc gia nào cũng thế, nhà tù là nơi làm cho những ai có tấm lòng yếu đuối dễ dàng gục ngã nhưng lại đào luyện thêm bản lĩnh cho những tâm hồn mã thượng. Những nghiệt ngã phòng giam chỉ khiến cho Hikmet bị mắc bệnh đau tim nhưng không thể bẻ gãy ý chí và tình yêu cuộc sống trong lòng thi sĩ. Và năm 1950, Hikmet đã thực hiện một cuộc vượt ngục ngoạn mục sang Liên Xô, khi đó còn là thành trì của lực lượng cánh tả toàn thế giới. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã buộc phải để lại người vợ trẻ và đứa con Mơmet còn nằm trong nôi:
"Con không có cha khó mà nuôi dạy,
Con chớ nên làm phiền não mẹ con.
Cha đây đã không thể làm vui cho mẹ,
Con phải làm cho mẹ vui lòng.
Con đừng sống trên trái đất như thể một khách
thuê nhà,
Hãy sống như một khách chơi qua trong tạo vật.
Con hãy sống trong đời này,
Như sống trong ngôi nhà của bố.
Con hãy tin vào hạt, vào đất, vào biển,
Nhưng trước nhất hãy tin vào người..."
Và đó là nỗi đau khôn nguôi của Hikmet trong những ngày sống ở nơi đất khách, dù tại đó ông có không ít bè bạn thâm tình.
Những ngày cuối đời trên quê hương của Mayakovsky mà Hikmet từ thời trẻ đã vô cùng ngưỡng vọng phần nào giúp cho ông tìm lại được niềm vui sống, dẫu lắm lúc ông cảm thấy "nhớ quê hương như điên dại, nhớ quê hương...".
Ông nghiên cứu tiếng Nga đến tinh thông vì không muốn phải phụ thuộc vào bất cứ sự giúp đỡ nào trong đời thường. Hơn 10 năm ở Liên Xô, ông đã sáng tác được rất nhiều và cũng đi thăm thú nhiều nơi... Trong số những nhà văn Xôviết mà Hikmet tin cậy nhất có Konstantin Simonov, tác giả của khúc tuyệt tình "Đợi anh về".
Tại Moskva, Hikmet được cấp cho một căn hộ trên phố Pravda. Nhà nước Xôviết hết sức trọng đãi ông, cấp cho ông một xe hơi riêng kèm lái xe cùng nhiều chế độ yếu nhân khác. Hằng tuần, có người mang tới nhà ông đủ loại lương thực thực phẩm.
Người ta kể rằng, khi Hikmet nhận được khoản tiền nhuận bút đầu tiên ở Liên Xô, ông gặp người quản trị trưởng của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu được thanh toán các chi phí sinh hoạt. Người quản trị trưởng ngạc nhiên thốt lên: "Sao lại thế? Đã có quyết định từ nay tới cuối đời đồng chí sẽ sống bằng chu cấp của Nhà nước Xôviết!". Nghe vậy, mặt nhà thơ bỗng đỏ lên. Ông thốt lên đầy cảm khái: "Không, tôi vốn quen nai lưng làm việc để sống bằng lao động của mình rồi. Hãy cho tôi được thanh toán các chi phí!". Không phải viên chức nào cũng cảm thấy thích thú với thái độ đầy tự trọng như thế của một thi nhân đích thực.
Hikmet qua đời ngày 3/6/1963 tại Moskva. Buổi sáng, ông trở dậy khỏi giường, ra phòng ngoài để lấy tờ báo mới trong hòm bưu điện và đột ngột từ trần trước khi kịp ngồi sụp xuống sàn nhà: trái tim thi sĩ quá nhiều trải nghiệm đã ngừng đập bất thình lình như thế. Mộ ông nằm ở nghĩa trang Novodevitri nơi yên nghỉ của nhiều danh nhân Nga.
Theo lời kể của Xuân Diệu, nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam khi sang Moskva đã tới đặt hoa trên mộ Hikmet. Trên đó chỉ có một phiến đá giản dị tạc hình nhà thơ đang bước đi - hành trình vô tận không bao giờ kết thúc.
Nhà thơ không chọn thời để sống. Nhưng sống chân thành với thời đại của mình, nhà thơ dễ trở thành người được định mệnh lựa chọn và các tác phẩm của ông sẽ được trường sinh. Hikmet có lẽ là một nhà thơ như thế, hồn nhiên, sáng láng và trung thực với những gì trải nghiệm.--PageBreak--
Thơ ông đã được dịch và in ở hàng chục quốc gia và hiện nay vẫn còn được tái bản. Vở kịch "Truyền thuyết về tình yêu" của Hikmet đã được dựng ngay cả ở Việt Nam . Ngày Hikmet được trao tặng Giải thưởng Quốc tế Hòa bình, nhà thơ lớn người Chile , Pablo Neruda (giải Nobel văn học 1971) đã nhận định: "Thi ca của ông như một dòng sông cuộn chảy... Những năm bị giam cầm chỉ càng làm cho ngôn từ của ông trở nên hùng vĩ. Giọng nói của ông đã trở thành giọng nói của thiên hà". Xua đi những hắc ám của thời mình sống, thi nhân soi rọi cho thế gian thấy rõ con đường cần phải tiếp tục đi để đến cùng ánh sáng.
Càng xa ngày nhà thơ ra đi vào cõi vĩnh hằng, Hikmet càng được tôn vinh ở ngay cả Tổ quốc mình. Cuối thế kỷ trước, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bình chọn Hikmet là nhân vật tiêu biểu của thế kỷ XX.
Một kiếp đào hoa
Sinh thời, những khi tâm trạng vui vẻ với bạn bè, nhà thơ thường hay nhắc câu tự đánh giá điển hình về mình: "Thứ nhất, tôi là một nhà cách mạng và một người cộng sản tốt. Thứ hai, tôi là người nấu ăn tuyệt vời. Thứ ba, tôi là thi sĩ...". Như bất cứ một nhà thơ chân chính ở bất cứ quốc gia nào và trong bất cứ thời đại nào, Hikmet còn nổi tiếng là một người đàn ông đào hoa và "ham vui"... với phụ nữ. Hikmet từng viết:
Em bảo: "Mau tới!"
Em bảo: "Yêu đi!"
Em bảo: "Làm hề!"
"Phá đời!" - Em bảo.
Anh đã tới,
đã yêu,
đã làm hề,
đã phá đời ngay...
Với phong độ mã thượng như thế, Hikmet dễ dàng khiến cho phụ nữ phải lòng mình, trong đó có nữ thi sĩ Bulgaria, Blaga Dimitrova, người đã từng sang đất nước Việt Nam trong khói lửa chiến tranh, đã sáng tạo nên những tác phẩm để đời của mình. Khi gặp Hikmet ở Moskva, bà đã phải lòng ông ngay. Hai người đã có một giai đoạn "hương nồng lửa đượm", đến mức có lúc nữ sĩ Bulgaria cứ đinh ninh rằng họ có thể gắn bó với nhau dài lâu.
Thế nhưng, một bận, khi bất thình lình tới nơi ở của Hikmet, vừa bước vào cửa, Dimitrova đã nhìn thấy ngay một đôi giày cao gót của phụ nữ. Dường như ai đó trong lúc Dimitrova đi vắng, đã đến thế chỗ của nữ sĩ ngay.
Như chóng mặt vì cảm thấy mình bị tình phụ, Dimitrova đã tất tả rời khỏi căn hộ từng là nơi chứng kiến hạnh phúc vô tiền khoáng hậu giữa hai trái tim thi sĩ lớn. Và, theo những lời thuật lại của TSKH Phan Hồng Giang (anh nói rằng anh từng nghe chính Dimitrova kể lại chuyện này), chính từ khoảnh khắc đấy, Dimitrova đã quyết định phải đi thật xa Moskva để thoát khỏi sức quyến rũ bất khả kháng của nhà thơ lớn Thổ Nhĩ Kỳ.
Nói chung, tất cả những ai từng biết Hikmet một cách gần gụi đều phải công nhận rằng, nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ là một người đàn ông chung thủy trong tình bằng hữu và tình người, nhưng rất khó gắn bó dài lâu với riêng một người phụ nữ nào.
Khi ông mới sang Moskva lưu trú, chính quyền Xôviết, vốn rất quan tâm tới nhà thơ cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ, đã giúp ông có được một nữ bác sĩ riêng, xinh đẹp, chân thành và tận tụy. Hai người sống trong một trang trại dành cho các yếu nhân làng văn hóa ở Peredelkino, ngoại ô thủ đô Nga.
Thoạt đầu, Hikmet cũng cảm thấy mãn nguyện nhưng rồi không bao lâu sau, ông lại phải lòng một nữ văn sĩ tên là Vera Tuliakova. Chị Vera khi đó mới bước vào nghề viết kịch bản, trẻ trung, hấp dẫn. Để thoát khỏi người nữ bác sĩ đầy ân nghĩa, lúc nào cũng ở sát cạnh ông vì lo lắng cho trái tim bệnh tật của ông, để đi theo tình yêu mới, Hikmet đã phải tìm mẹo: ông nhờ một người bạn quen thuộc với gia đình đưa ông đi dạo loanh quanh. Lúc ấy, ông chỉ đi đôi giày mỏng và mặc bộ đồ pijama.
Vừa thoát ra khỏi cửa, Hikmet đã nhờ người bạn đó mua vé đi tàu tới một thành phố xa, nghỉ lại đó một thời gian không ngắn, cho tới khi người nữ bác sĩ hiểu ra rằng, nhà thơ đã bỏ chị ra đi vĩnh viễn và không bao giờ sống chung cùng chị nữa.
Cũng phải nói rằng, trước khi thực hiện cuộc "đào tẩu" ngoạn mục đó, Hikmet đã lo trước cho người nữ bác sĩ các điều kiện vật chất để chị có thể tiếp tục sống mà không cần tới ông. Nhà thơ để lại cho chị mọi đồ đạc mà ông có, kể cả xe hơi (vật dụng thời ấy là rất đáng giá ở Liên Xô). Ông cũng mua cho chị một căn nhà ở nơi khác vì biết rằng, không ở với ông thì chị sẽ phải rời khỏi khu trang trại mà nhà nước dành cho những yếu nhân văn nghệ...
Có lẽ vì cách ứng xử chu đáo như thế nên khi chỉ còn lại một mình, người nữ bác sĩ đã không hề oán trách Hikmet mà chỉ cảm thấy biết ơn ông. Không thể làm gì khác thế được một khi tình yêu đã bỏ ta đi. Lúc ấy, tốt nhất là ứng xử có nghĩa với nhau, lo lắng chu toàn cho nhau trong những điều kiện có thể.
Từ Đình Hảishared http://www.poemhunter.com/nazim-hikmet/
Nazim Hikmet Poems
- Optimistic Man as a child he never plucked the wings off ...
- On Living I Living is no laughing matter: you ...
- Things I Didn'T Know I Loved it's 1962 March 28th I'm ...
- It's This Way I stand in the advancing light, my hands ...
- Letter To My Wife 11-11-1933 ...
- Hymn To Life The hair falling on your forehead ...
- A Sad State Of Freedom You waste the attention of your eyes, .
No comments:
Post a Comment