@@@ shared http://thoibao.com/chuyen-ben-nha-nhung-noi-truan-chuyen/
Đoàn Dự ghi chép
- Tình em duyên chị, lắm nỗi bi thương
Người đàn bà sống trong hang đá
Giữa trưa nắng, người đàn bà ấy vẫn cứ cặm cụi nhặt, bới những thứ người ta bỏ đi dưới chân núi rồi lặng lẽ cho vào chiếc túi ny-lông cũ rích. Thứ gì ăn được là chị bỏ vào miệng. Ban ngày chị cười, ban đêm lại gào khóc. Dù khóc hay cười thì những âm thanh đó nghe cũng đến rợn người. Đó là chị La Thị Vui, năm nay 39 tuổi, ở xóm Găng, xã Cẩm Đàn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Dân làng sống quanh chân núi này đều nói các âm thanh của chị Vui phát ra giống hệt tiếng sói tru. Nhiều khi họ khuyên chị: “Đừng ăn những thứ đó. Đấy là rác, mất vệ sinh lắm, chớ có ăn”, nhưng chỉ những người không bị chị Vui “gây sự” mới dám khuyên như thế. Bao nhiêu năm nay người ta gọi chị là: “Mụ điên có kéo”, bởi chị luôn dắt một chiếc kéo cũ trên cạp quần và sẵn sàng rút ra, giơ lên đe dọa những ai dám khuyên nhủ chị. “Cút đi, mặc kệ tao. Giời phật cho tao ăn thì tao ăn!…”.
Chuyện về cuộc đời chị Vui ở làng này thì ai cũng biết và có thể kể ra vanh vách. Các ông các bà lớn tuổi thuật lại rằng, trước khi bị tâm thần, chị Vui nổi tiếng là một cô gái nết na, xinh đẹp, chịu thương chịu khó kể cả việc nhà lẫn việc nương rẫy, hàng xóm láng giềng ít ai hơn được. Sở dĩ “cô Vui” hóa ra như vậy là do sự cổ điển, lạc hậu, thời buổi này mà còn thiển cận, tin tưởng hão huyền giống như đời nảo đời nào của bố mẹ cô. Chính cái quan niệm hẹp hòi của bố mẹ đã đẩy người phụ nữ xinh đẹp, siêng năng cần mẫn, có nhiều cậu trai quê hâm mộ, trở thành người dở điên dở khùng, sống một mình trong hang đá nhưng vẫn bị những tên đàn ông đốn mạt hãm hiếp, sinh con, một mình “vượt cạn” không ai biết, rồi đứa con bị thú ăn thịt. Có lẽ chị Vui là người đàn bà đau khổ nhất trần gian. Tội lỗi ấy bố mẹ chị gây ra với nguyên nhân nhỏ xíu khó ai có thể tưởng tượng nổi: “Làm chị thì phải lấy chồng trước, em lấy chồng sau. Nếu em lấy chồng trước là đảo lộn tôn ti trật tự, làng xóm chê cười”.
Cuộc hôn nhân cổ hủ, hẹp hòi
Dân chúng Cẩm Đàn kể rằng khoảng hơn 20 năm về trước (1995), chị Vui và cô em gái kế mình đều đang ở vào cái tuổi cập kê. Hai chị em đều xinh xắn, nết na nên được nhiều chàng trai trong vùng hâm mộ. Trong số đó có chàng thanh niên tên H. say mê tha thiết cô Xuân – em gái cô Vui – dần dần cũng được cô Xuân đáp lại. Cậu H. nói với bố mẹ đem trầu cau sang dạm hỏi cô Xuân. Cậu H. ở thôn Nhân Định, xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ở ngoài Bắc, làng nọ cách làng kia chẳng bao xa nên dân chúng thường biết mặt nhau. Đôi bạn trẻ được cả hai bên gia đình đồng ý nên hôn lễ mau chóng được xác định ngày.
Nhưng sự thật quá bẽ bàng khi cô dâu trong ngày cưới không phải là cô Xuân mà là người chị tên Vui. Chú rể chết sững. Cả gia đình, họ hàng phía bên nhà trai cũng đều hoang mang, sửng sốt. Nhưng mọi sự đã rồi nên họ đành tạm thời nín nhịn cho xong bởi vì cô Vui cũng đẹp và nổi tiềng hay làm.
Chuyện phía nhà gái “đánh tráo” cô Vui khiến làng xóm bàn tán xôn xao. Bà Xuyến, người thôn Nhân Định, chia sẻ: “Thật ra những việc như thế ở vùng chúng tôi mấy chục năm trước không phải là không có. Ngay gần nhà tôi cũng có một chuyện tương tự. Cô đó chồng qua đời, có một đứa con riêng, có người mai mối cho một người dân tộc thiểu số trông rất đẹp trai. Qua thời gian tìm hiểu, hai bên đồng ý tiến tới hôn nhân. Thế nhưng lúc về đến nhà chồng, cô dâu mới ngã ngửa người ra khi biết người chồng “thật sự” của mình là anh ruột của chú rể chứ không phải chú rể, già hơn và bị cụt cả hai chân. Cô ấy đau đớn, thất vọng lắm nhưng ván đã đóng thuyền, đành phải chịu vậy thôi”.
Các phóng viên nghe nói chị Vui chỉ vì cái quan niệm lạc hậu của bố mẹ mà gặp hoàn cảnh trớ trêu, hóa điên hóa khùng, một mình sống trong hang đá rất tội nghiệp, nên bèn tới thôn Găng, xã Cẩm Đàn, huyện Lục Ngạn là làng gốc của chị Vui, tìm gặp người nhà của chị để tìm hiểu câu chuyện “thế thân” ngày xưa thực hư ra sao. Mọi người gặp chị La Thị Bình – chị ruột của chị Vui, đã lập gia đình và có con cái. Chị Bình buồn rầu nói: “Chuyện đã qua khá lâu rồi, khơi lại chỉ thêm đau lòng. Người nhà quê chúng tôi ngay cả bây giờ cũng suy nghĩ rất nông cạn, hầu hết đều quan niệm rằng là chị thì phải lấy chồng trước em. Cả làng này ai cũng nghĩ như thế chứ không chỉ một mình bố mẹ tôi. Cái Vui chưa lấy chồng thì cái Xuân không thể “đi trước” được. Làm như vậy làng xóm chê cười”. Sau đó, chị nói thêm: “Ngoài ra, một lý do khác là bố mẹ tôi đi coi bói, thầy bói nói rằng số của cái Vui lấy thằng H. thì hợp hơn cái Xuân. Nếu cái Xuân lấy thằng H., giữa đường sẽ đứt gánh, một trong hai đứa sẽ chết lúc còn rất trẻ. Cũng vì muốn tốt cho con nên bố mẹ tôi mới quyết định như vậy, không ngờ lại ra nông nỗi…”. “Lúc đi xem bói ông bà có dẫn cô Xuân với cô Vui cùng đi hay không?”. “Có, bởi vậy cái Xuân cũng sợ nên mới chịu để cho cái Vui thay thế mình”. “Thầy bói nói mò, chắc họ đoán biết hai bác muốn thay đổi nên mới nói tầm bậy để kiếm tiền?”. “Tôi cũng nói như vậy nhưng bố mẹ tôi không nghe, nhất định bắt cái Vui thay thế cái Xuân”. “Sao không bãi hôn? Nếu đã tin lời thầy bói thì bãi hôn cũng vẫn còn kịp”. “Thế mới nên chuyện. Hiện nay bố mẹ tôi ân hận vô cùng nhưng cũng không làm gì được”.
“Địa ngục trần gian” trong gia đình chồng
Vì sự suy nghĩ nông cạn của bố mẹ ruột, cuộc sống hôn nhân sau đó của cô Vui chẳng khác nào địa ngục. Chồng cô do không lấy được người yêu nên chán nản, đau khổ. Làm đám cưới được mấy hôm xong anh ta bỏ vào trong Nam kiếm sống, bỏ mặc người vợ ở nhà hứng chịu điều tiếng chê bai của xóm làng.
Hai năm sau, ở nơi đất lạ quê người, khó làm ăn nên người chồng trở về. Có lẽ lúc này nỗi buồn về mối tình cũ không còn ray rứt lắm nên anh ta chấp nhận cuộc sống hôn nhân không có tình yêu với cô Vui.
Biết là chồng và cả gia đình nhà chồng không ưa gì mình nên chị Vui luôn luôn cố gắng làm mọi công việc để chiều ý mọi người. Tuy nhiên, kết quả không được như chị mong muốn. Vốn ghét nên cả nhà lườm nguýt, mắng mỏ chị bằng đủ mọi lời lẽ cay nghiệt. Có những đêm chị nằm khóc thầm, than thở cho số kiếp của mình.
Thế rồi niềm vui cũng lóe lên khi chị có thai và sinh được một bé gái xinh xắn, dễ thương. Nhưng bố mẹ chồng và chồng lại muốn chị sinh con trai để …nối dõi tông đường!
Đến lần thứ hai có bầu, chị hy vọng cái thai sẽ là con trai để xóa tan đi sự ghét bỏ của chồng và gia đình nhà chồng. Nhưng cuộc sống lại một lần nữa phũ phàng đối với chị. Chị lại sinh con gái. Đấy càng là cái cớ để chồng và bố mẹ chồng ghét bỏ chị. Họ ghét lây cả hai đứa trẻ do chị sinh ra.
Lạ lùng là bị chồng ghét bỏ, luôn luôn đàn áp nhưng chị lại dễ có thai và mắn đẻ như gà. Khi chị có bầu lần thứ 3, bố mẹ chị sợ chị lại sinh con gái nữa nên đến xin cho chị về nhà với lý do là để dưỡng thai. Trong suốt thời gian này, nhà chồng rêu rao rằng cái thai trong bụng chị không phải là máu mủ của chồng chị. Chỉ đến khi chị sinh ra đứa bé là con trai, ai nhìn cũng bảo là nó giống bố như đúc, bấy giờ nhà chồng mới hết nói xấu đồng thời bảo chị đem con trở về để họ trông nom đứa cháu “đích tôn”.
Tuy chị đã trở lại nhà chồng nhưng cuộc sống địa ngục vẫn đeo bám lấy người phụ nữ bất hạnh đó. Chồng vẫn ghét bỏ và luôn đánh đập, nhất là đánh bằng thanh củi vào mặt, vào đầu nhiều khi tóe máu nên chị hóa ngớ ngẩn, hay quên, dần dần trở thành như người mất trí. Chị càng ngớ ngẩn bao nhiêu, nhà chồng lại càng khinh bỉ và đối xử tệ bạc với chị bấy nhiêu. Một bà hàng xóm kể lại: “Nó sống tội nghiệp như làm dâu dưới thời Pháp thuộc. Mấy lần mẹ chồng đốt quần áo của nó rồi đuổi đi. Thằng chồng giao hẹn đã đi thì không được trở lại nữa nên nó chỉ khóc, cố gắng chịu đựng và không dám đi. Mẹ chồng còn độc ác đến nỗi chọc vỡ cả ngói chỗ giường mấy mẹ con nó nằm. Mùa hè thì nắng rọi xuống, mùa đông thì lạnh, còn lúc trời mưa thì ướt không có chỗ ngủ, tội lắm!”.
Phải chịu quá nhiều bạo lực của chồng và gia đình nhà chồng nên chị Vui bị tâm thần ngày càng nặng hơn. Cho tới khi mang thai đứa con thứ 4 thì hầu như chị hoàn toàn mất trí nhớ, không còn biết gì nữa. Chị thường đi lang thang trong làng, ai cho gì ăn nấy, không cho thì nhịn đói mà không biết là mình đói. Ai hỏi gì chị chỉ cười hềnh hệch như người điên. Ông Chiến, người trong làng, nói: “Cả chục năm người ta mới thấy cái Vui nó cười. Nhưng khổ một nỗi nó cười mà không biết là mình cười”.
Trong các anh chị em, chị Vui quý mến nhất chị cả tức chị Bình. Trước đây hễ có chuyện gì hai chị em thường thủ thỉ với nhau. Bởi vậy cho nên khi đầu óc không còn được bình thường, mỗi lần lang thang ngoài đường, dù điên thì điên, chi Vui vẫn thường nghe lời chị Bình khuyên nhủ.
Nói về cuộc sống trong quá khứ của đứa em gái tội nghiệp, người chị bao dung này không cầm được nước mắt: “Cứ tưởng nó đã có hai đứa con gái, một đứa con trai, đứa nào cũng rất xinh xắn thì gia đình họ cũng nghĩ lại, bỏ qua tị hiềm, quan tâm tới nó chút đỉnh bởi vì nó đang bụng mang dạ chửa. Không ngờ lần đó thấy nó đi lang thang tay cầm cây que, cứ đập chỗ nọ lại đập chỗ kia, cái bụng thì lép xẹp, tôi hỏi em đẻ rồi à, nó gật. “Em đẻ hồi nào? Cháu bé đâu rồi?”. Nó bảo không biết, đẻ ngoài vườn nhãn, bỏ ở ngoài ấy rồi. Tôi kinh hoảng chạy ra vườn nhãn sau đình thì thấy đúng là có vết máu trên cát dưới gốc một cây nhãn lớn, còn xác đứa trẻ thì đã bị súc vật cắn hết một phần rồi. Thật xót xa quá!
Sau lần sinh nở đó, chị Vui bỏ đi. Chị bắt đầu cuộc sống hoang dại của mình. Người ta bảo, ngoài những lúc ngẩn ngơ, đầu óc chị còn khá tỉnh táo. Chị bỏ đi không hẳn vì tâm thần mà đó là một cuộc trốn chạy địa ngục, để rồi cả chục năm trời trôi qua, chị lấy khe núi làm nhà và những cánh rừng thuộc thôn Nhân Định làm bạn…
Lấy hang đá làm nhà
Đi lang thang, ngủ ở đầu đường xó chợ mãi không ổn, chị Vui quyết định tìm cho mình một “căn nhà” để tránh mưa năng.
Ban đầu chị chọn “nhà” trên mặt đất ở phía dưới của hai tảng đá gác lên nhau thành hình chữ A bên cạnh bờ suối gần với quốc lộ 2C. Ban ngày chị vào chợ huyện Sơn Động, tìm kiếm những thứ người ta bỏ đi làm đồ ăn. Đêm đến, chị lội sang bên kia bờ suối, vào chỗ cái khe giữa hai hòn đá đó mà ngủ. Trời nắng ráo thì không sao nhưng khi trời mưa, nước dâng lên, căn “nhà” của chị bị ngập, có gì ướt hết.
Ông Chiến, người sống trong làng Nhân Định, kể: “Cô ấy như thế đấy, lang thang suốt ngày, mệt, tối chui vào cái khe đá nằm ngủ. Cũng có khi cô ấy để cả quần áo, dầm mình xuống nước mà tắm. Người nhà ở bên thôn Găng xã Cẩm Đàn đã nhiều lần sang khuyên nhủ trở về nhưng không được, đành phải để mặc cô ấy muốn làm gì thì làm. Những người ở gần đấy bảo rằng ban đêm hễ nghe tiếng cô ấy chửi oang oang thì đúng là nước suối dâng lên làm cho cô ấy không có chỗ ngủ!…”.
Nhận thấy ngủ trong khe đá bên bờ suối không ổn, chị Vui đi tìm một “căn nhà” khác. Chỗ ở mới này là một cái hang trên lưng chừng núi Hú U cũng thuộc thôn Nhân Định. Nếu đứng dưới chân núi nhìn lên hang của chị Vui, nhiều người không khỏi ngạc nhiên không hiểu tại sao chị Vui – một người tâm thần – lại leo lên leo xuống hằng ngày được như vậy.
Các phóng viên quyết định tìm lên nơi ẩn náu của người đàn bà điên, bỏ ngoài tai những lời cảnh báo là bà ấy rất hung dữ, có khi mình đang leo, bà ấy ở bên trên đẩy đá xuống thì rất nguy hiểm.
Nhất quyết lên cho kỳ được, các phóng viên ngỏ ý muốn nhờ người dân địa phương đưa lên nhưng ai cũng từ chối. Họ không sợ hang núi cheo leo mà sợ bị “bà điên” ném đá. Sau hết, có người mách rằng muốn lên thì chỉ có cách nhờ chị Bình – chị của chị Vui – đưa lên.
Thấy các phóng viên nhiệt tình, chị Bình đồng ý đưa mọi người lên núi tìm em gái mình.
Sau chừng nửa tiếng đồng hồ lần theo vách đá, các phóng viên cũng tới được nơi ở của “người rừng”. Cửa hang rộng khoảng hơn 1 mét, chiều cao cũng cỡ chừng đó và chiều sâu khoảng hơn 2 mét. Trong hang là một đống toàn quần áo cũ, lâu ngày không giặt nên rất hôi hám. Hai tấm chăn, có lẽ do người ta vứt đi, chị Vui nhặt nên trông rách nát nhưng được gấp lại cẩn thận, có lẽ ban đêm chị trải ra, một tấm để nằm, một tấm để đắp. Trong hang cũng có một chiếc bình nhựa cũ đựng những hạt đậu nành trương phình. Chị Bình bảo đó là loại “tương” do chị Vui tự làm để trộn cơm ăn. Phía ngoài cửa, khói bám đen một góc, đấy cũng chính là chỗ chị Vui dùng để nấu nướng…
Trong lúc mọi người đang “khám phá” thì bỗng chị Vui xuất hiện như một bóng ma ở phía bên kia tảng đá. Trông thấy người lạ, chị bưng miệng kêu rú lên rồi bắt đầu chửi và lấy đá ném: “Cút đi! Chúng mày cút đi! Cả bọn chúng mày đến phá nhà tao hả?”. Chị Bình lên tiếng: “Chị đây em ơi. Chị Bình với mấy người bạn lên thăm em đây mà. Đừng ném nữa, không ai phá nhà của em đâu…”. Nghe giọng chị Bình bấy giờ “bà điên” mới thôi không ném nữa.
Một lát sau, “bà điên” ngồi xuống mỏm đá, hai chân buông thõng và bắt đâu hát nghêu ngao. Lạ lùng là chị hát hay và thuộc nhiều bài hát. Hát chán, chị nói vọng sang với chị gái: “Chị về đi. Em không về đâu. Thần thánh chưa cho em về!”. Rồi chị lẳng lặng đứng dậy bỏ đi vào trong khe núi…
Tình người chị cả
Chị Bình kể: “Lâu lâu tôi lại xách gạo lên hang cho nó chứ cả nhà không ai dám lên. Nếu có nó ở đấy thì chuyện trò còn không thì cứ để ở trong hang. Có nhiều lần tôi cho nó tiền nhưng nó không lấy, nó bảo ở đây có thần thánh nuôi rồi, nó không lấy tiền làm gì. Quần áo cũng thế, thỉnh thoảng tôi cũng mua cho nó vài bộ nhưng nó không mặc, cứ cất trong hang. Nó chuyên đi nhặt nhạnh các quần áo rách ở đâu về chất đống rồi chỉ mặc những thứ rách rưới đó thôi. Nhìn em ngay cả mùa đông cũng phong phanh da thịt, tôi thương lắm nhưng không biết phải làm sao”.
Đã nhiều lần chị Bình rủ em về nhà ở nhưng chị Vui không nghe. Hễ cứ nói đến về là chị Vui nổi khùng và đuổi chị gái mình đi luôn. Sau này, biết em không thích nên chị Bình cũng không dám đề cập đến chuyện đó nữa. Chị Bình bảo nhiều lúc thương em đến phát khóc, ăn không ngon, ngủ không yên. “Những đêm mùa đông rét mướt, mình nằm chăn ấm nệm êm, cứ nghĩ đến em mà không cầm được nước mắt. Đêm hôm khuya khoắt, gió thốc thế chả biết nó có ngủ được hay không. Những hôm mưa bão, lòng tôi như lửa đốt. Số nó đúng là số trời đày” – chị Bình nói giọng buồn bã.
Những tên đàn ông đốn mạt
Chị Vui đã trở thành người đàn bà điên và sống ẩn mình trong hang đá, vậy mà những gã đàn ông đốn mạt vẫn “chịu khó” leo lên trên ấy hãm hiếp chị. Bởi thế trong 6 năm sống cuộc sống hang hốc, chị Vui bị mang bầu 2 lần và phải tự mình “vượt cạn” trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ, suýt chết..
Lần thứ nhất vào năm 2011. Người ta cứ thấy bụng chị to dần. Nhiều lần chị Vui xuống núi đi lang thang, dân làng nhìn thấy hỏi chị có biết bố nó là ai không, chị lắc đầu bảo không biết. Chị Bình nhớ lại: “Sáng hôm đó có người gọi tôi bảo em gái chị sắp đẻ rồi. Họ thấy nó bò ở ngoài bìa rừng. Nghe thế tôi hộc tốc chạy đi tìm nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu. Tôi nghĩ có khi người ta thấy nó sắp đẻ nên đưa giùm vào bệnh viện rồi cũng không chừng, bèn chạy đến Bệnh viện An Châu để tìm mà cũng không thấy. Tôi cùng thằng con lớn lại mò vào rừng, lùng sục đến chiều cũng không thấy. Mãi sáng hôm sau tôi mới thấy nó nằm thoi thóp ở góc rừng, mặt mũi nhợt nhạt như người sắp chết. Tôi hỏi: “Đẻ rồi à? Con để đâu? Sao hôm qua chị tìm mãi không thấy, gọi ầm ĩ mà em không lên tiếng?”. Nó nói lên tiếng để chị bắt em về dưới làng hả? Đứa con em bỏ trong rừng rồi, thần thánh đem nó về nuôi rồi. Tôi bảo nó chỉ chỗ bỏ đứa con thì nó nhất định không chỉ. Hai mẹ con tôi lại tiếp tục đi tìm nhưng không thấy. Tôi nghĩ, chắc cháu đã bị thú rừng tha đi mất rồi.
Chỉ một thời gian ngắn sau, cái bụng chị Vui lại lùm lùm. Đến khi chị Vui sắp đến ngày sinh, chị Bình đang làm công nhân mỏ than ở Quảng Ninh. Nghe người nhà gọi điện thoại báo tin em gái sắp sinh, chị bèn xin nghỉ dài hạn để về nhà “bám sát” em, không để cho em vứt con thêm một lần nữa. “Lúc lên trên núi thấy cái bụng nó to vượt mặt, nước ối chảy đầy chân, tôi bảo vào trong hang nằm đi, em sắp sinh rồi đấy. Nó cãi không phải vậy đâu, em mới đi tắm nên ướt đấy!
Dù em đã nói như thế nhưng chị Bình vẫn luôn túc trực bên cạnh em trong cái hang nơi chị Vui sinh sống. Đỡ đẻ xong cho em mẹ tròn con vuông, chị đem ngay đứa trẻ về nhà chăm sóc. Thằng bé con chị Vui do đó may mắn sống sót và được làm người. Nó sống với chị Bình, còn người mẹ điên tiếp tục sống ở nơi núi cao, rừng thẳm…
Nỗi lo lại bị lạm dụng và cuộc đời chưa biết về đâu
Vừa ngồi tâm sự với khách, chị Bình vừa lau nước mắt lăn trên gò má vì xót thương cho số phận của đứa em gái. Chị nói: “Gia đình cũng đã từng đưa Vui đi bệnh viện để điều trị tâm thần nhưng nó lại bỏ trốn. Còn bây giờ thì không ai đến gần nó được nữa, vì cứ trông thấy người là nó lại trốn mất”. Chỉ có chị Bình mới tiếp cận được người em gái của mình.
Từ ngày em gái sống ở hang đá, đã nhiều lần chị Bình cố thuyết phục em về ở cùng nhưng cứ nghe thế là Vui lại đuổi chị đi và còn nói sẽ không nhìn mặt chị nữa, chị Bình đành chịu. Dù nghèo, chỉ làm công nhân mỏ than nhưng chị vẫn cố đùm bọc đứa cháu tội nghiệp. Đứa bé khá bụ bẫm, chị Bình đặt tên cháu là La Quốc Việt, nhiều người đến xin về nuôi nhưng chị nhất định không cho. Hiện cháu được hưởng một khoản trợ cấp nhỏ của chính quyền dành cho mẹ của cháu. Chị Bình tâm sự: “Cứ mỗi lần nghĩ tới em gái phải sống trong hang đá lạnh lẽo, nhất là vào mùa đông, tôi rất xót xa. Ở trên ấy nó đi bắt ốc lá trên cây hay hái rau rừng về nấu ăn. Cái cần là gạo, muối, nước mắm, thỉnh thoảng tôi vẫn đem lên cho nó”.
Theo ông Tăng Tiến Thành – trường thôn Nhân Định – chính quyền xã đã nhiều lần tổ chức lấp hang đá, không cho người đàn bà đó cư trú trong hang nữa, vì sợ lỡ chị chết ở đấy thì có ảnh hưởng xấu tới địa phương. Nhưng người đàn bà ấy vẫn quanh quẩn ở đó hoặc đi đâu một thời gian rồi lại về khu này, chẳng ai biết rõ chị sinh sống ở chỗ nào.
Nói về giải pháp để giúp người đàn bà điên này tránh việc bị lạm dụng dẫn tới sinh đẻ liên tiếp, ông Lê Văn Hồng – phó chủ tịch xã Cẩm Đàn – cho biết: “Xã cũng đã tìm biện pháp giải quyết, đưa chị ấy đi chữa bệnh. Nhưng không thể tiếp xúc được với chị ấy nên cũng đành chịu. Bây giờ, xã cũng chỉ biết trợ cấp cho chị ấy để chị Bình – người nuôi cháu bé – có điều kiện nuôi nấng chăm sóc cháu”.
Cái quan niệm hẹp hòi: “Làm chị thì phải lấy chồng trước em” chắc nước ngoài không có như vậy.
- Tình “chị” duyên “em”, cả hai đều buồn
Khi chị Phan Thị Hòa sinh đứa con thứ 3, em gái của chị là Phan Thị Viên được bố mẹ cho đi xe đò từ Thừa Thiên-Huế ra Vinh (Nghệ An) chăm nom, giúp đỡ chị gái. Trong thời gian sống chung một nhà, Viên bỗng dưng có tình cảm với anh rể. Khi bị phát hiện thì oái oăm là Viên đã có bầu và nhất định muốn lấy anh rể nên không chịu phá thai.
Từ mối tình ngang trái
Ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An), câu chuyện về người đàn ông lấy cả hai chị em gái làm vợ được khá nhiều người biết. Bởi vì dân chúng bàn tán nên không khó để các phóng viên từ Huế ra tìm được ngôi nhà của ông Hồ Chí Hiếu. Bên cạnh người “vợ nhỏ” bế đứa con gái mới sinh, ông Hiếu và người vợ này đã kể cho các phóng viên nghe câu chuyện tình khá đặc biệt của họ.
Ông Hồ Chí Hiếu (57 tuổi), quê ở xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sinh ra trong một gia đình đông con nên ông Hiếu không có điều kiện để học hành, phát huy năng lực dù ông tự nhận mình là người có tài. Học đến lớp 6 thì cậu bé tự động nghỉ học, ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng. Năm 1979, 21 tuổi, khi đã trở thành một thanh niên, cậu Hiếu xin làm công nhân trong ngành cơ khí. Trong thời gian làm việc, cậu Hiếu quen và đem lòng yêu thương cô gái cùng quê, cùng làm trong ngành tên là Phan Thị Hòa (lớn hơn Hiếu 1 tuổi). Năm sau,1980, Hiếu 22 tuổi, Hòa 23 tuổi, họ làm đám cưới rồi xin nghỉ, cùng nhau ra Vinh thuê nhà, làm ăn sinh sống. Hiếu bán kẹo kéo còn chị Hòa thì làm bánh bao, cuộc sống của họ dần dần ổn định. Họ sinh 2 đứa con, một trai, một gái.
Năm 1989, chị Hòa sinh đứa thứ 3. Trong thời gian này, họ đã khấm khá, thường bán bỏ mối, chị Hòa lại có con nhỏ nên rất bận rộn. Bố mẹ chị Hòa ở Phú Vang thương con nên cho em gái chị Hòa là Phan Thị Viên, kém chị Hòa hàng chục tuổi (lúc ấy chị Hòa 31 tuổi, còn cô Viên 20 tuổi) ra Vinh để giúp đỡ chị.
Trong thời gian ở chung với nhau, cô gái mới ngoài 20 tuổi bất ngờ có tình cảm với ông anh rể hơn 30 tuổi. Điều đặc biệt là khi biết cô em vợ thích mình, ông Hiếu cũng không phản ứng gì, thậm chí sau đó còn lén lút qua lại với Viên. Dù biết rằng đó là mối quan hệ trái khoáy nhưng như bị ma dẫn lối, quỷ đưa đương, hai người vẫn quấn quýt lấy nhau.
Đến năm 1994, sau gần 5 năm lén lút qua lại, Viên 25 tuổi, chuyện tình của hai người vỡ lỡ nhưng lúc đó Viên đã mang bầu gần 3 tháng. Gia đình hai bên phẫn nộ, bố mẹ cô vào tận nơi bắt phải phá thai song cô nói cô chỉ yêu và muốn lấy anh rể mà thôi.
Cô Viên tâm sự: “Thời điểm đó người ta khuyên tôi nên lập gia đình với người khác để anh rể và chị gái được yên. Tôi biết làm như vậy mới phải nhưng tình cảm của tôi lại không theo được. Tôi đã yêu anh rể, dù đó là tình yêu trái khoáy song rất mãnh liệt, tôi không thể nào rời xa anh được. Tôi chấp nhận mọi thử thách để được sống bên anh. Ngày ấy tôi đã nghĩ rằng trong tình trạng xấu nhất, tôi sẵn sàng tự tử để chứng minh tình yêu của tôi với anh”.
Lau những giọt nước mắt cho “vợ nhỏ”, ông Hiếu cho biết: “Thấy Viên bị cả hai bên gia đình đối xử nghiêm ngặt tôi cũng đau xót lắm. Tôi muốn cô ấy phá thai rồi tìm hạnh phúc riêng cho mình nhưng cô ấy nhất định không chịu. Trước tình yêu của Viên tôi không thể làm ngơ được. Tôi đã đứng ra bảo vệ và lo lắng cho cuộc sống của cô ấy. Thực tế, một thời gian sau đó tôi nhận ra rằng tôi cũng yêu em vợ rất nhiều và không thể sống thiếu cô ấy”.
Vì tình yêu trái khoáy dành cho anh rể, Viên đã khước từ rất nhiều tình cảm của người khác. Ông Hiếu cho biết, hồi mới từ Huế ra Vinh, Viên có rất nhiều người để ý yêu thương nhưng cô không nhận lời ai. Ngay cả khi cô đã sinh con nhiều người cũng vẫn muốn cưới cô làm vợ song cô đều từ chối. Tình cảm chân thành của Viên dành cho anh rể khiến họ hàng hai bên rồi cũng nguôi ngoai, không ai nói đến nữa.
Nỗi buồn “ tình chị duyên em”
Năm 1995, để tránh sự dị nghị của hàng xóm láng giềng – nhiều khi họ nói thẳng vào mặt – ông Hiếu thu xếp đưa cả hai vợ xuống thị xã Cửa Lò sinh sống.
Lúc này, ở thị xã Cửa Lò gần như người ta chưa biết tới món bánh bèo. Ông Hiếu đem nghề làm bánh bèo truyền thống của xứ Huế ra cùng hai bà vợ mở quán kinh doanh hết sức phát đạt. Khi đã giàu có, ông mua đất, xây dựng cho mỗi vợ một cơ ngơi riêng còn ông thì …xoay vòng, một tháng sống với vợ cả, một tháng sống với vợ nhỏ, và “bí quyết ” của ông là: “Ở gia đình nào cũng vậy, tôi luôn hoàn thành bổn phận của người trụ cột. Tôi không thiên vị ai cả mà chỉ muốn làm cho cả hai vợ và các con tôi được hạnh phúc”.
Được biết, điều vui mừng đối với ông Hiếu là con cái của cả hai bà vợ đều hòa thuận, thường qua lại, thăm hỏi lẫn nhau. Hiện nay, bà cả có 5 người con, có người đã lập gia đình và ông bà đã có cháu nội. Vợ nhỏ của ông có 2 con, cháu lớn mới thi đậu vào đại học.
Nhưng khi nói về mối quan hệ giữa bà Hòa và cô Viên, ông Hiếu trầm ngâm không nói gì. Theo các phóng viên được biết, từ sau ngày bị cô Viên “cướp chồng”, bà Hòa từ mặt, không thèm tiếp xúc với em gái nữa. Dù sống gần nhau nhưng khi gặp cô Viên, bà đều tìm cách tránh. Trong những ngày giỗ chạp, bà làm đúng bổn phận của người chủ gia đình, nhưng trò chuyện, tiếp xúc với em gái thì tuyệt đối không. Đó cũng là nỗi buồn duy nhất còn đọng lại sau câu chuyện cách đây đã gần 20 năm đối với cả hai người.
Cô Viên nói: “Tôi biết tôi sai, muốn thành thật xin lỗi nhưng chị Hòa không cho cơ hội. Tôi rất buồn, nhiều đêm không ngủ được bởi lỗi lầm năm xưa vẫn còn ám ảnh”.
Ngồi bên cạnh vợ, ông Hiếu tiếp lời: “Vợ cả của tôi sống rất tình cảm, yêu thương con gái của Viên thậm chí còn hơn cả con ruột của bà ấy nữa. Nhưng tiếp xúc, trò chuyện với Viên thì không bao giờ. Tôi đoán Hòa có nỗi khổ tâm riêng song cô ấy rất kín đáo, tôi không hiểu được”.
Ước nguyện của người chồng “mía ngon đánh cả cụm”
Ông Hiếu tâm sự với các phóng viên: “Tôi bị bệnh tiểu đường rất nặng, sống nhiều lắm cũng chỉ ngoài 60 tuổi là cùng. Cuộc sống không còn dài, tôi chỉ mong sao Hòa tha thứ cho Viên để chị em hàn gắn, cuộc sống gia đình hai bên được hạnh phúc. Đó là ước nguyện lớn nhất của tôi. Khi điều đó thành sự thật, tôi có chết cũng có thể yên tâm nhắm mắt”.
Kết luận của Đoàn Dự
Ngày trước tôi có coi phim “Và Thượng Đế Tạo Ra Người Đàn Bà” (“Et Dieu Crea La Femme”; tiếng Anh: “And God Created Woman”). Phim này của Pháp, do Brigitte Bardot đóng, Roger Vadim đạo diễn. Cô gái đó mồ côi cha mẹ, ít học nhưng giàu tình cảm và có tài nhảy múa, ca hát kiếm ăn tại các quán rượu bình dân. Cô ở cùng xóm và thầm yêu chàng thanh niên cũng nghèo kia bởi vì anh ta đẹp trai, hoạt bát, hay giúp đỡ mình, sẵn sàng nhào vô đánh nhau với bọn du đãng khi chúng muốn ăn hiếp cô. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy khiến cô gặp gỡ và lấy người anh của chàng thanh niên mặc dầu cô biết chàng cũng thầm yêu mình. Có lúc bất ngờ thất vọng, buồn bực về cuộc hôn nhân không được như ý muốn, cô gái tháo chiếc xuồng đang cột trên bến của chồng, chèo ra giữa sông với ý nghĩ có chết cũng được. Gió to sóng lớn, cô không biết điều khiển, chiếc xuồng tròng trành sắp lật. Người em chồng vừa về tới nơi, kinh hoảng tháo vội đôi giầy, nhảy đại xuống sông bơi ra cứu ứng. Cô gái thoát chết, gục đầu vào vai chàng mà khóc. Giữa cảnh thiên nhiên trong lòng sông rộng vẫn còn mưa gió không một bóng người, dục vọng của họ nổi lên, họ ôm chầm lầy nhau, hôn nhau đắm đuối và suýt đi đến chỗ lầm lạc. Nhưng, Thượng đế tạo nên người đàn bà và cũng tạo cho họ lý trí. Cô chợt tỉnh, “ra lệnh” cho người em chồng chèo thuyền vào bờ. Ngay hôm sau cô bàn với chồng thu xếp đi xa kiếm ăn, từ đấy cô tránh không gặp lại người em chồng nữa và cuốn phim đến đó kết thúc.
Ô hay, người Tây phương họ làm phim sao lại đạo lý đến thế trong khi người Việt Nam thì… lung tung beng, anh rể, em vợ, thiệt, hết chỗ nói!
Đoàn Dự ghi chép
@@@
shared http://www.baomoi.com/
Chỉ vì mối bi kịch “tình em duyên chị” mà người đàn bà đó phải hứng chịu một cuộc hôn nhân địa ngục. Việc sinh ra ba đứa con, một mình tự xoay sở, suốt ngày phải chịu sự hắt hủi của nhà chồng đã khiến cho người đàn bà đó như hóa điên. Cuối cùng, chị phải rời khỏi tổ ấm và những đứa con, vì không thể chịu được bi kịch gia đình. Nhưng ở giữa chốn rừng sâu núi thẳm, những chuỗi ngày bất hạnh của người đàn bà xinh đẹp “nửa tỉnh nửa mê” lại tiếp nối.
Những đứa con xấu số
Chồng bạo hành, đánh vào đầu, rồi nhà chồng hắt hủi khiến đầu óc chị La Thị Vui (SN 1976) ngẩn ngơ. Những năm đó, người ta thấy chị ít cười nói, cứ lầm lũi làm, ăn và chăm sóc con. Thỉnh thoảng, hàng xóm thấy những tiếng cãi vã, những trận đòn trút lên người chị…
Thêm vào đó, khi chị có mang đứa con thứ 4, người ta còn đổ vạ cho chị có quan hệ mập mờ với bố chồng. Thế là chị lại càng nhận được sự miệt thị từ gia đình chồng và người “đầu ấp tay gối” của mình. Quá căm hận, chị Vui phát điên. Không được ai quan tâm nên chuyện sinh nở chỉ mình chị lo. Chẳng hiểu lúc chị sinh đứa con thứ 4 vì đau đớn hay vì phát điên mà người đàn bà ấy đã đẻ rơi ở khu vườn sau nhà. Cũng chẳng ai thấy chị bế con. Khi người ta thấy bụng chị xẹp xuống, hỏi chuyện thì chị chỉ ngửa mặt lên trời cười. Tới khi người ta tìm tới nơi thì đứa trẻ ấy đã bị thú rừng hay chó ăn thịt tan xác trong vườn nhà.
Sau ngày đấy, chị bỏ đi lang thang khắp nơi, rồi đến cái hang đá núi Hú U ở thôn Nhân Định, xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang để trú ẩn. Đói thì chị xuống sông mò cua, bắt cá hoặc vào rừng kiếm rau để ăn. Thỉnh thoảng, người đi ngang qua đó lại nghe tiếng chị hát ru con não nề. Cũng có khi người ta thấy chị khóc gọi con một cách thảm thiết. Vì vậy có người bảo chị bị điên thật sự. Đã nhiều lần, chị La Thị Bình (SN 1969, ở trại Găng, xã Cẩm Đàn, huyện Lục Ngạn, chị gái Vui) và những người anh em ruột thịt đến đón vui về sống chung nhưng chị nhất định không về. Những lần nhất quyết bị bắt về, sau đó Vui lại trốn đi nên gia đình cũng đành chịu.
Nhưng bi kịch của người đàn bà bất hạnh này chưa dừng lại ở đó. Trong khoảng thời gian đến đây sống, năm 2011, chị bị một tên đàn ông đồi bại nào đó cưỡng hiếp, rồi có mang. Người ta thấy bụng chị to dần lên, nhưng không biết tác giả là ai. Khi chị trở dạ sinh con cũng chẳng ai biết. Lúc chị Bình tìm đến thì chỉ thấy em gái thoi thóp nằm đó, chẳng thấy đứa trẻ đâu. Chị Bình và mọi người tổ chức đi tìm nhưng không thấy, chẳng biết là đứa trẻ ấy đã bị thú tha hay trôi sông nữa. Chị Bình gặng hỏi thì Vui chỉ nói: “Đứa bé tôi bỏ quên trên rừng rồi”. Chị Bình và con trai tất tưởi chạy đi tìm khắp khu rừng nhưng chẳng thấy đâu đành ngậm ngùi gạt nước mắt khóc cho đứa cháu xấu số.
Cũng may, trời phú cho người đàn bà đó một sức khỏe lạ thường, sinh đẻ đấy nhưng chỉ mấy hôm lại bình phục như không. Một thời gian không lâu sau, năm 2012, người đàn bà điên ấy lại bị gã đàn ông đồi bại nào đó hãm hại lần nữa và có chửa. Lần này, chị Bình thường xuyên tìm đến, theo dõi, xem xét tình hình, tránh trường hợp như trước. Tới ngày sinh, chị Bình luôn túc trực dưới chân núi, đỡ đẻ xong cho mẹ tròn con vuông, chị mang ngay đứa trẻ về nhà chăm sóc. Thằng bé con người đàn bà đó vì thế mà may mắn sống sót và được làm người. Nó về sống với chị Bình, còn người mẹ điên tiếp tục sống giữa núi cao, rừng thẳm.
Nỗi lo bị lạm dụng và cuộc đời chưa biết về đâu
Vừa ngồi tâm sự với khách, chị Bình vừa lau những giọt nước mắt lăn trên gò má vì xót thương cho số phận của đứa em gái. Chị Bình nói: “Gia đình cũng đã từng đưa Vui đi bệnh viện để điều trị tâm thần nhưng nó lại trốn về. Và bây giờ thì không ai có thể lại gần nó được nữa, vì cứ thấy người là nó lại trốn mất”. Chỉ có chị Bình mới tiếp cận được người em gái của mình.
Từ ngày Vui sống ở hang đá, thỉnh thoảng chị Bình đem cho ít gạo để em mình nấu cơm hoặc vài đồ ăn dự trữ. Nhiều lần chị cố thuyết phục em gái về ở cùng nhưng cứ nghe thế là Vui lại đuổi chị đi và còn nói sẽ không bao giờ gặp mặt nữa, chị Bình đành chịu. Dù nghèo, nhưng chị vẫn cố đùm bọc đứa cháu khốn khổ. Đứa bé khá bụ bẫm, chị Bình đặt tên cháu là La Quốc Việt, nhiều người đến xin về nuôi nhưng chị nhất định không cho. Hiện cháu được hưởng một khoản trợ cấp nhỏ của chính quyền dành cho mẹ của cháu. Chị Bình tâm sự: “Cứ mỗi lần nghĩ tới em gái phải sống trong hang đá lạnh lẽo, nhất là vào mùa đông như thế mà tôi thấy xót xa quá, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Có lúc tìm được thì mang cho mấy cái đồ ăn, lúc dì ấy đi ở chỗ khác thì cũng chẳng cho gì được, đành để dì ấy kiếm con ốc hay rau rừng ăn…”.
Nỗi lo lắng của chị Bình không phải là em gái của chị không sống được mà chị lo kẻ đồi bại nào đó lại tiếp tục hãm hại chị Vui lần nữa, nếu có chửa thì lại khổ mẹ, khổ con. Việc sinh nở giữa núi rừng không ai biết đấy là đâu sẽ gây nguy hiểm cho chính Vui và đứa bé. Chị Bình uất ức nói: “Không hiểu là kẻ táng tận lương tâm nào lại nhẫn tâm hãm hại em tôi như thế. Nó nửa tỉnh nửa mê chưa đủ khổ hay sao mà vẫn lợi dụng như vậy, không biết có tình người nữa không…”.
Theo ông Tăng Tiến Thành - trường thôn Nhân Định, chính quyền xã đã nhiều lần tổ chức lấp hang đá, không cho người đàn bà này cư trú trong hang nữa, vì sợ chị nhỡ có chết ở đây thì ảnh hưởng tới địa phương. Nhưng người đàn bà ấy vẫn ở quanh quẩn ở đó hoặc đi đâu một thời gian rồi lại về khu này ở, chẳng ai biết rõ chị ấy sinh sống cụ thể ở chỗ nào.
Nói về giải pháp để giúp người đàn bà điên này tránh việc bị lạm dụng dẫn tới sinh đẻ liên tiếp, ông Lê Văn Hồng - Phó chủ tịch xã Cẩm Đàn - nơi chị Vui có hộ khẩu - cho biết: Xã cũng đã tìm biện pháp giải quyết, đưa chị ấy đi chữa bệnh. Nhưng không thể tiếp cận được với chị ấy nên cũng đành chịu. Bây giờ, xã cũng chỉ biết trợ cấp chế độ cho chị ấy để chị Bình - người nuôi cháu bé - có điều kiện nuôi nấng chăm sóc cháu.
@@@
shared http://laodong.com.vn/
Chị La Thị Vui - người đàn bà sống như người rừng.
Chẳng ai nhớ người đàn bà ấy tên gì, người bảo chị bị điên, người bảo chị vẫn bình thường. Cũng chẳng ai quan tâm xem chị là người thế nào mà họ chỉ gọi chị bằng cái tên “người đàn bà điên”. Người đàn bà đó đã chọn hang đá trên đỉnh núi đầy hiểm trở làm chỗ nương thân nhiều năm liền, nhưng ít ai biết, cuộc đời của chị là một chuỗi bi kịch vô cùng thương tâm. Bi kịch còn tiếp nối khi chị bị lạm dụng và sinh hai đứa con hoang trên đỉnh núi hoang vu này. Và số phận những đứa nhỏ cũng buồn như chính cuộc đời của mẹ chúng.
Kỳ 1: Cuộc đời đẫm nước mắt của người đàn bà đẹp
Người đàn bà đó, như nhiều người nhận xét, là một người rất đẹp, tuy nhiên tính cách hơi lạ lùng, ít khi nói chuyện với bất kỳ ai, cũng không bao giờ gây gổ, cãi cọ với ai bao giờ. Chị sống một cách lầm lũi trong hang đá tít tận trên núi cao. Chỉ khi nào chị xuống chợ mua đồ gì hay hoặc xuống sông mò cua bắt cá thì người ta mới nhìn
thấy chị…
thấy chị…
Người đàn bà bí ẩn trong hang đá Hú U
Mấy năm gần đây, người dân thôn Nhân Định, xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang thường gặp một người đàn bà sống lặng lẽ trên đỉnh ngọn núi cao thuộc địa bàn của thôn. Xung quanh người đàn bà này có những câu chuyện thương tâm mà nhiều người biết tới.
Ông Hoàng Văn Khôi - một người dân sống gần chân núi - kể lại, người đàn bà này đến đây sống nhiều năm rồi, cũng phải khoảng 5 - 6 năm gì đó. Thời gian đầu tiên khi đến khu vực này, chị chọn một cái hang ven bờ sông, dưới chân núi để tá túc. Nhưng khi mùa mưa đến, chị lại lên lưng chừng núi dựng lán. Sau cùng, chị tìm thấy một cái hang trên đỉnh núi và ở lại trong hang đó luôn. Cái hang này nằm giữa những mỏm đá lởm chởm, đường lên rất khó khăn, người dân gọi là hang Hú U.
Ông Khôi cũng cho biết, người đàn bà chẳng biết có điên hay không nhưng hằng ngày vẫn xuống sông bắt cua cá, mò ốc để nấu ăn. Nghe đâu bà ta tên là Vui gì đó, người ở xã bên dưới, cách đây cũng không xa lắm. Có những lần, người ta còn thấy chị xuống chợ mua đồ mang lên núi để ăn. Có người bảo người đàn bà đó bị điên, nhưng cũng có người bảo chị bình thường, vì nói chuyện vẫn tỉnh táo. Đặc biệt, người đàn bà điên này rất tử tế, không bao giờ ăn trộm, ăn cắp của ai thứ gì, ăn mặc rất sạch sẽ, gọn gàng, nhìn qua cũng như người bình thường. Tuy nhiên, chị chẳng bao giờ giao tiếp với ai, cũng ít khi thấy trò chuyện với người nào. Ai cho đồ không lấy và cũng chẳng bao giờ gây gổ với ai. Chẳng ai biết lý do vì sao người đàn bà này lại lên đỉnh núi để sống?
Đường lên hang Hú U. |
Để tìm hiểu thực hư về người đàn bà bí ẩn, tôi đã nhờ ông Khôi dẫn đường lên hang núi. Đường lên hang núi vô cùng hiểm trở, phải mất hàng tiếng mới leo được lên tới nơi. Chưa tới hang, thình lình một người đàn bà đầu tóc bù xù, mặt mũi lem luốc xuất hiện và nói: “Không được lên đây nữa, không được tới nhà của tôi”. Chỉ khi ông Khôi nói là đi lấy thuốc nam thì người đàn bà đó mới không nói gì nữa và lẩn sâu vào trong núi. Ông Khôi cho biết: “Trước kia, bà ấy hiền lắm, nhưng sau vài lần chính quyền tổ chức phá dỡ chỗ ở, không cho bà ấy tá túc lại, nên bà ấy mới sợ người lạ, không muốn gặp ai và phản ứng như vậy”.
Hang núi Hú U này trước kia rộng và sâu, nhưng đã bị chính quyền phá nên chỉ còn sâu tầm vài mét. Quan sát trong hang đá tối thui, tôi thấy đống chăn màn, quần áo ngổn ngang, nhếch nhác cùng đống nồi niêu, xoong chảo mà người đàn bà ấy dùng để nấu nướng.
Bi kịch đau đớn từ “tình em duyên chị”
Người ta chỉ truyền tai nhau loáng thoáng rằng, người đàn bà này ở một xã dưới huyện Lục Ngạn lưu lạc lên đây, nghe đâu là gặp trắc trở trong cuộc sống hôn nhân nên mới trở thành như vậy. Chị La Thị Tình (SN 1978, người dân thôn Nhân Định, trước kia cùng quê với người đàn bà này) cho biết: “Chuyện của chị ấy rất éo le, tôi cùng quê với chị ấy ở xóm trại Găng, xã Cẩm Đàn bên dưới và biết chị ấy từ khi còn nhỏ. Mọi chuyện thế này cũng chỉ vì do chuyện hôn nhân không hạnh phúc mà ra, bị cú sốc tinh thần nên chị ấy tâm trí không bình thường. Trước kia, chị lấy chồng do nhà ép duyên nên hạnh phúc sớm tan vỡ. Đã thế, khi tới đây tá túc, chị ấy lại bị người ta lạm dụng mà đẻ liên tiếp mấy đứa liền…”. Chị Tình cũng cho biết thêm: “Thực ra, chị ấy còn có một người chị gái tên Bình ở ngay trại Găng, xã Cẩm Đàn. Nếu muốn biết cụ thể thì cứ đi vài cây số, lội qua con sông là tới nhà của chị Bình”.
Vượt qua con sông cạn vào mùa khô, nước tới đầu gối, vất vả lắm, chúng tôi mới tìm được ngôi nhà nằm tít trong hẻm núi. Một người đàn bà khắc khổ đang bế một đứa nhỏ trong sân, đó chính là chị La Thị Bình (SN 1969) - chị gái của người đàn bà điên. Khi được hỏi về người đàn bà điên sống trong hang đá và cũng là em gái của mình, chị Bình gạt nước mắt cho biết, em gái của chị tên là La Thị Vui (SN 1976), từng có chồng và 3 đứa con. Chỉ vì cuộc hôn nhân ép buộc mà em gái của chị gặp nhiều bất hạnh.
Hang Hú U. |
Cách đây 20 năm, ở cái xã vùng cao dân tộc Nùng này, chuyện kết hôn chỉ qua mai mối. Vào năm 1994, Vui và em gái kế tiếp đến tuổi lấy chồng. Vốn là những người có sắc đẹp nên hai chị em có rất nhiều người tới hỏi. Trong số đó có người mai mối cho một chàng trai ở xã Biển Động, huyện Lục Ngạn. Khi người con trai ấy tới nhà, nhìn thấy cô em gái của chị Vui liền có cảm tình ngay, nên chấp thuận cưới vợ. Tuy nhiên, gia đình lại muốn gả Vui cho người đó. Tới ngày cưới, khi đón dâu, người con trai - sau này là chồng Vui - mới biết mình lấy phải cô chị chứ không phải cô em.
Không lấy được người mình yêu nên chồng Vui vô cùng chán nản, sinh ra hắt hủi vợ. Lấy nhau về được vài ngày, người đó bỏ Vui đi vào miền Nam tới hơn 1 năm sau mới trở về. Rồi hai người có với nhau 3 mặt con. Nhưng từ khi chung sống với nhau, người chồng sa đà vào rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ. Sinh ba đứa con, mình Vui phải tự lo toan, chăm bẵm cho cả ba mẹ con. Cuộc sống của chị như địa ngục, có những lần chị bị chồng đốt hết quần áo, mẹ chồng chọc thủng hết ngói chỗ chị nằm khiến mưa nắng lọt thẳng xuống…
Chỉ vì bi kịch “tình em duyên chị”, Vui phải chịu cảnh nhục nhã, hành hạ từ chính nhà chồng. Nhiều lúc chị muốn bỏ về nhà để chấm dứt những chuỗi ngày làm dâu khổ cực, nhưng nhìn đứa 3 con chị lại không nỡ, tiếp tục cắn răng chịu đựng cuộc sống tủi nhục. Đây cũng chính là bắt nguồn cho những bi kịch đau lòng tiếp nối của người đàn bà đẹp bất hạnh sau này.
@@@
No comments:
Post a Comment