shared http://thoibao.com/
Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, cái gọi là “Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết” tức Liên Xô cũ gồm Nga và 15 nước chư hầu (thật ra là 14 nước nhưng đến năm 1990, hai xứ Karelia và Phần Lan tách rời nhau ra nên có 15 nước). Cái “Liên bang Xô Viết” này được thành lập vào ngày 30-12-1922 và hoàn toàn sụp đổ vào ngày 25-12-1991, tức sau 69 năm thống trị thế giới Cộng sản (thường tính là 70 năm). Trong khi Liên bang Xô Viết long lay sắp bị sụp đổ, phần lớn những người Việt Nam sang lao động ở bên Nga đều trốn sang Ba Lan rồi vượt biên từ Ba Lan sang Đông Đức với hy vọng sẽ sang được Tây Đức. Còn người ở Đông Đức thì họ trốn sang Hung-ga-ry rồi vượt biên sang Tây Đức. Chỉ nguyên tháng 9-1989, có tới 30.000 người Đông Đức vượt biên sang Tây Đức. Đêm 9/11/1989, rạng sáng 10/11/1989, bức tường Berlin bị giật đổ, cả người Việt Nam đã sang Đông Đức lẫn người Đông Đức ào qua Tây Đức như thác lũ. Tây Đức vốn giàu, họ sẵn sàng lập các trại tỵ nạn để tiếp nhận những người đó (giống như năm 1954, thời TT Ngô Đình Diệm tiếp nhận dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam).
Thưa quý bạn, cái gọi là “Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết” tức Liên Xô cũ gồm Nga và 15 nước chư hầu (thật ra là 14 nước nhưng đến năm 1990, hai xứ Karelia và Phần Lan tách rời nhau ra nên có 15 nước). Cái “Liên bang Xô Viết” này được thành lập vào ngày 30-12-1922 và hoàn toàn sụp đổ vào ngày 25-12-1991, tức sau 69 năm thống trị thế giới Cộng sản (thường tính là 70 năm). Trong khi Liên bang Xô Viết long lay sắp bị sụp đổ, phần lớn những người Việt Nam sang lao động ở bên Nga đều trốn sang Ba Lan rồi vượt biên từ Ba Lan sang Đông Đức với hy vọng sẽ sang được Tây Đức. Còn người ở Đông Đức thì họ trốn sang Hung-ga-ry rồi vượt biên sang Tây Đức. Chỉ nguyên tháng 9-1989, có tới 30.000 người Đông Đức vượt biên sang Tây Đức. Đêm 9/11/1989, rạng sáng 10/11/1989, bức tường Berlin bị giật đổ, cả người Việt Nam đã sang Đông Đức lẫn người Đông Đức ào qua Tây Đức như thác lũ. Tây Đức vốn giàu, họ sẵn sàng lập các trại tỵ nạn để tiếp nhận những người đó (giống như năm 1954, thời TT Ngô Đình Diệm tiếp nhận dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam).
Tại sao tình hình đã rối ren mà những người Việt Nam lao động ở Nga lại phải “trốn” từ Nga sang Ba Lan chứ không thể đi đàng hoàng? Tại vì trước khi sang lao động bên Nga họ phải ký kết hợp đồng với nhà nước Việt Nam và phải vay nợ để nộp những khoản tiền rất lớn mới được sang bên ấy với mục đích kiếm sống. Ngay cả sau khi đã sang bên Nga họ vẫn bị lệ thuộc vào các công ty đưa dẫn người của cả hai nước. Chỉ riêng trường hợp duy nhất Liên Xô sụp đổ họ mới có thể trốn đi như vậy…
Sau đây xin mời quý bạn theo dõi xem một người đã sang tới Tây Đức thì họ sống như thế nào. Bài này do nhà văn Nguyễn Văn Thọ thuật lại theo lời kể của một nhân vật tên Phùng, người đã trốn từ Nga sang Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Người xưng “tôi” trong câu chuyện là nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người xưng “em” là nhân vật tên Phùng, còn “Lợi” là người đồng hương đã giúp đỡ lúc Phùng mới sang Tây Đức…
Sau đây xin mời quý bạn theo dõi xem một người đã sang tới Tây Đức thì họ sống như thế nào. Bài này do nhà văn Nguyễn Văn Thọ thuật lại theo lời kể của một nhân vật tên Phùng, người đã trốn từ Nga sang Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Người xưng “tôi” trong câu chuyện là nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người xưng “em” là nhân vật tên Phùng, còn “Lợi” là người đồng hương đã giúp đỡ lúc Phùng mới sang Tây Đức…
* * *
Hai tháng sau ngày chia tay Phùng, tôi có việc phải lên Berlin, ghé qua khu nhà hình móng ngựa. Xong việc, tôi nhẩn nha tìm tới căn hộ của Lợi – người đồng hương của Phùng, cũng mong muốn gặp Phùng xem anh ta sống ra sao. Đập cửa mãi nhưng không có ai ra. Hỏi thăm mới biết Lợi bị đổ bể một vụ đánh thuốc lá lớn nên đã bỏ đi. Còn không một ai biết thông tin gì về Phùng.
Hai mươi năm trôi qua khiến tôi tưởng như đã quên mất câu chuyện về Phùng. Đến nay, đầu năm 2011, tôi được anh em bên Tây Đức mời sang nói chuyện về cuốn tiểu thuyết Quyên. Cuối buổi bán sách, tôi có cảm giác ai đó đang nhìn mình chăm chăm, quay lại thì thấy người đó tủm tỉm cười. Ánh mắt và nụ cười quen quá. Đang lục lại trí nhớ thì anh ta cất tiếng: “Anh không nhận ra em hả? Phùng ngày xưa đây mà!”. Hóa ra Phùng, người đàn ông năm xưa lếch thếch, đói gần chết ở Berlin. Đã hai mươi năm trôi qua, bây giờ làm sao tôi nhận ra anh trong bộ com-lê đen, giày bóng loáng, người hơi đẫy ra một chút. Hỏi về những ngày xa xôi năm ấy, khuôn mặt Phùng chợt tắt nụ cười tươi rói. Sau đây là lời kể của Phùng: “Anh Lợi là người tử tế, tốt bụng. Gặp em lang thang nghèo đói, anh ấy đưa em sang Hannover nhập trại rồi quay lại Berlin với anh ấy. Công việc của anh Lợi không vất vả lắm, có ai lấy thuốc lá thì anh ấy dẫn tới chỗ cất giấu hàng, giao thuốc và lấy tiền. Khi nào khan thuốc, phải đi lấy ở xa thì có hai người nữa đi theo anh ấy làm người khuân vác.
Từ ngày có em, anh Lợi tin cậy em hơn vì là đồng hương, biết nhà cửa của nhau. Cũng chính khi ở với anh Lợi em mới biết lái xe. Anh ấy bảo: “Cậu phải tập lái xe đi, khi nào cần thì lái cho tớ”.
Anh ấy mua ở đâu được một cái bằng giả cho em. Nghĩ lại thời đó mới thấy người Việt mình liều thật. Cái gì cũng giả dối, khai man và buôn lậu. Ở khu ấy có nhiều người buôn lậu, không có giấy tờ lưu trú hợp pháp nên hễ cảnh sát kiểm tra là chui lủi ẩn nấp. Thỉnh thoảng lại xảy ra một vụ đâm chém và nổ súng bắn nhau y như phim hành động. Và lý do chính khiến em rời bỏ khu đó là đã chứng kiến tận mắt một cuộc thanh trừng khủng khiếp.
Anh ấy mua ở đâu được một cái bằng giả cho em. Nghĩ lại thời đó mới thấy người Việt mình liều thật. Cái gì cũng giả dối, khai man và buôn lậu. Ở khu ấy có nhiều người buôn lậu, không có giấy tờ lưu trú hợp pháp nên hễ cảnh sát kiểm tra là chui lủi ẩn nấp. Thỉnh thoảng lại xảy ra một vụ đâm chém và nổ súng bắn nhau y như phim hành động. Và lý do chính khiến em rời bỏ khu đó là đã chứng kiến tận mắt một cuộc thanh trừng khủng khiếp.
Ở khu buôn bán nhỏ của người Việt ngoài rìa phố Rihn có một quán phở, chủ quán là hai anh em nhà anh B. Đấy cũng là nơi có thể chuyển tiền Việt Nam về nước. Anh Lợi đã dẫn em ra đó chuyển 1000 D.M (Deutsche Mark, đồng “Mác” Đức trước khi dùng chung đồng tiền euro. –ĐD) về cho vợ con sau tháng đầu tiên làm cho anh ấy. Một hôm, hai anh em đang ngồi ăn phở thì nghe tiếng súng nổ, nhìn sang bàn cách đó vài mét thấy một người đổ gục xuống. Những thực khách chạy nháo nhào ra khỏi quán. Anh Lợi và em cũng chạy, còn nhìn rõ người bị bắn gục là cậu em của chủ quán B. Và có ai đó tay cầm lăm lăm khẩu súng ngắn. Đêm hôm ấy em mất ngủ, cứ nghĩ đến hình ảnh người bị bắn bể đầu gục xuống là lại thấy ớn. Mình sang đây để kiếm tiền, có một ngày nào đó, anh Lợi mâu thuẫn với ai và bị bắn thì sao? Nghĩ thế mà rùng mình.
Lại ngay hôm sau nhà anh Lợi bị khám xét trong khi em ra ngoài đi chợ. Thế là em chạy khỏi khu ở kinh hoàng ấy. Thôi về trại tị nạn cái đã. Anh Lợi cũng đồng ý như vậy. Hơn sáu năm trời, hết ở trại Hannover lại chuyển trại về Rotstock, rồi lại chuyển trại về Muenchen. Do không có giấy phép lao động nên em rất khó tìm việc làm. Không làm việc thì không có tiền ăn và tiền gửi về nhà. Những người Việt đồng hương mở quán rất ít thuê lao động chui. Còn những quán Tàu dám thuê thì bóc lột sức lao động tàn tệ.
Chui vào một quán Tàu làm chân dọn dẹp, phụ bếp và rửa bát đĩa được ba tháng thì em phải bỏ vì làm quần quật từ 8 giờ sáng tới 12 giờ đêm, hai bàn tay sũng hóa chất cứ bợt bạt mà lương chỉ được 50 D.M một ngày. Hễ có nhân viên Sở Lao động và cảnh sát tới kiểm tra là mở cửa sau chạy trốn.
Rồi số phận đưa đẩy em đến một sự gặp gỡ khác. Năm ấy có người mách em đến một nhà máy làm thịt gà tây (trong Nam gọi là gà lôi, turkey.–ĐD). Có con nặng vài chục cân, máy móc mổ thịt, làm lông cả. Công việc cũng không nặng nhọc lắm khi dây chuyền đã xẻ thịt gà thành phi-lê, mình chỉ phải đóng vào thùng đông lạnh. Sự chịu đựng duy nhất là phải ở trong phòng lạnh 10-11 tiếng.
Những tuần đầu chưa quen thì cảm giác rất lạnh, dễ bị xổ mũi, hắt hơi, sau em quen dần. Em làm như thế chừng nửa năm cũng tích lũy được ít tiền gửi về nhà. Để tiết kiệm tiền, nhóm em 5 người thuê chung một căn hộ ba phòng.
Một hôm, tụi cùng phòng dẫn về một người phụ nữ. Vừa nhìn thấy nhau, em nhận ra ngay đó là Thúy, người đi với em từ Nga sang Ba Lan thì chia tay vì đoàn chia làm hai đợt khác nhau vượt biên sang Đức.
Gặp lại người quen cũ thật mừng. Số phận Thúy cũng không hơn gì em. Cô có chồng là dân lao động Đông Đức cũ rồi sang Tây Đức khi bức tường Berlin sụp đổ. Khi cô qua đây, phát hiện người chồng có nhân tình nên họ chia tay. Thúy cũng làm thuê đủ kiểu và trôi dạt về đây. Chúng em làm cùng ca nên thường trò chuyện với nhau. Rồi cũng như bao người Việt sang đây, kẻ xa vợ, người lẻ loi khiến chúng em xích lại gần nhau.
Một hôm, Thúy bảo: “Gần nhà máy làm thịt gà có một phòng riêng cho gia đình. Ở đây sáu người một bếp phức tạp quá. Nhà ấy có bếp nấu ăn riêng, hai anh em mình sang đó sống chung đi”.
Ba năm chúng em sống chung với nhau, đúng là cảnh già nhân ngãi non vợ chồng. Thúy hơn em một tuổi. Đã 45 tuổi nhưngThúy vẫn đẹp, da trắng, tóc còn rất mướt. Cô ấy rất ít khi kể về chồng cũ của mình mà hay nhắc tới đứa con gái ở quê hương. Nhưng cũng ít khi thấyThúy nói chuyện điện thoại với con.
Chúng em sống với nhau như thế, hai đứa hai tài khoản riêng, tiền đứa nào đứa ấy giữ. Phục vụ cho việc ăn uống, em nộp cho Thúy mỗi tháng 250 D.M. Thỉnh thoảng ngày lễ, Tết, sinh nhật, em mua quà cho Thúy và ngược lại. Cuộc sống tha hương là như vậy, dường như không phải tình yêu mà cũng không hẳn chỉ là quan hệ xác thịt.
Ba năm chúng em sống chung với nhau, đúng là cảnh già nhân ngãi non vợ chồng. Thúy hơn em một tuổi. Đã 45 tuổi nhưngThúy vẫn đẹp, da trắng, tóc còn rất mướt. Cô ấy rất ít khi kể về chồng cũ của mình mà hay nhắc tới đứa con gái ở quê hương. Nhưng cũng ít khi thấyThúy nói chuyện điện thoại với con.
Chúng em sống với nhau như thế, hai đứa hai tài khoản riêng, tiền đứa nào đứa ấy giữ. Phục vụ cho việc ăn uống, em nộp cho Thúy mỗi tháng 250 D.M. Thỉnh thoảng ngày lễ, Tết, sinh nhật, em mua quà cho Thúy và ngược lại. Cuộc sống tha hương là như vậy, dường như không phải tình yêu mà cũng không hẳn chỉ là quan hệ xác thịt.
Em cũng nói với cô ấy rằng em là thợ nấu ăn giỏi, khi nào có nhiều tiền, hai đứa sẽ mua một quán ăn, chí thú gây dựng thì sẽ nhanh chóng có tiền hơn.
Ba năm, khi đã trả hết nợ ở nhà, em để dành ra được hơn 20 ngàn đô la. Một hôm, em nhắc lại chuyện dựng quán và hỏi Thúy có bao nhiêu tiền để chung vào. Thúy bảo chỉ có 5 ngàn đô thôi và đưa cho em xem tài khoản, đúng là chả có tiền thật. Chuyện mua quán không bàn đến nữa.
Một tuần, Thúy bỗng ốm, cô ho khan và kém ăn. Giục mãi cô mới đi khám, bác sĩ bắt nằm viện ngay. Thúy bị xác định là ung thư phổi đã đến giai đoạn di căn vào gan.
Em đưa Thúy vào bệnh viện và báo nghỉ việc, ngày ngày đến chăm nom cô ấy.
Một hôm bác sĩ gọi khẩn cấp. Những liều xạ trị mạnh đã không cứu nổi Thúy, và khi linh cảm sắp lìa đời, cô ấy gọi em tới. Chiều đó em bị sốc nặng khi hiểu toàn bộ sự việc. Hóa ra cuộc đời Thúy thật bất hạnh và tuy sống với nhau hơn ba năm êm đềm nhưng cô ấy cũng không tin em. Chỉ đến phút cuối cùng của cuộc đời, Thúy mới quyết định trao gửi mọi chuyện cho em. Thúy bảo: “Dành dụm hơn chục năm em có 50 ngàn đô. Em chôn ở gốc cây quỳnh cạnh cửa kính ban công”. Hóa ra, đứa con gái 17 tuổi của Thúy bị tật nguyền vì thời Thúy đi thanh niên xung phong phải sang bên Lào và đã dính chất độc da cam nên sinh con tật nguyền. Cô thều thào: “Em biết anh là người tốt. Ở đây em không có ai thân thuộc cả. Những tưởng sau này có giấy tờ chính thức em sẽ đón con sang nhưng giờ thì không được nữa.rồi. Anh gửi về cho mẹ em số tiền đó để bà có tiền nuôi cháu giùm em”.
Một hôm bác sĩ gọi khẩn cấp. Những liều xạ trị mạnh đã không cứu nổi Thúy, và khi linh cảm sắp lìa đời, cô ấy gọi em tới. Chiều đó em bị sốc nặng khi hiểu toàn bộ sự việc. Hóa ra cuộc đời Thúy thật bất hạnh và tuy sống với nhau hơn ba năm êm đềm nhưng cô ấy cũng không tin em. Chỉ đến phút cuối cùng của cuộc đời, Thúy mới quyết định trao gửi mọi chuyện cho em. Thúy bảo: “Dành dụm hơn chục năm em có 50 ngàn đô. Em chôn ở gốc cây quỳnh cạnh cửa kính ban công”. Hóa ra, đứa con gái 17 tuổi của Thúy bị tật nguyền vì thời Thúy đi thanh niên xung phong phải sang bên Lào và đã dính chất độc da cam nên sinh con tật nguyền. Cô thều thào: “Em biết anh là người tốt. Ở đây em không có ai thân thuộc cả. Những tưởng sau này có giấy tờ chính thức em sẽ đón con sang nhưng giờ thì không được nữa.rồi. Anh gửi về cho mẹ em số tiền đó để bà có tiền nuôi cháu giùm em”.
Ba ngày sau thì Thúy mất. Đám tang chỉ có chừng hơn chục người Việt. Khi đưa thân xác Thúy vào lò hỏa thiêu, em không cầm được nước mắt. Trong cái chớp mắt của nút điện, con người bỗng hóa thành tro bụi.
Chúng em chôn lọ tro của Thúy ở nghĩa trang từ thiện nhà thờ. Khi chiếc lọ tro gốm màu nâu xám thả xuống cái lỗ hun hút ở mộ địa, em thấy cuộc đời này thật vô nghĩa. Bao năm vất vả và tan nát hết gia đình thì hạnh phúc cả đời người như Thúy ở đâu?
Chúng em chôn lọ tro của Thúy ở nghĩa trang từ thiện nhà thờ. Khi chiếc lọ tro gốm màu nâu xám thả xuống cái lỗ hun hút ở mộ địa, em thấy cuộc đời này thật vô nghĩa. Bao năm vất vả và tan nát hết gia đình thì hạnh phúc cả đời người như Thúy ở đâu?
Trở lại căn phòng, nơi em và Thúy sống chung, em luôn bị mê sảng, thấy cô ấy trở về đăm đăm nhìn em. Và em quyết định bỏ nhà máy làm thịt gà ấy, vì không thể ở căn phòng đó một mình”.
Tôi hỏi: “Nghe nói bây giờ chú là chủ một quán ăn lớn. Hóa ra quán ấy không dùng số tiền của Thúy để lại ư?”. Phùng nói: “Không anh ạ. Việc có quán ăn của em lại là một chuyện khác. Trong cuộc sống này, may rủi, bất hạnh hình như đều có nhân duyên cả. Nếu gian dối dùng tiền của Thúy, có lẽ em không được như ngày hôm nay đâu”.
Tôi hỏi: “Nghe nói bây giờ chú là chủ một quán ăn lớn. Hóa ra quán ấy không dùng số tiền của Thúy để lại ư?”. Phùng nói: “Không anh ạ. Việc có quán ăn của em lại là một chuyện khác. Trong cuộc sống này, may rủi, bất hạnh hình như đều có nhân duyên cả. Nếu gian dối dùng tiền của Thúy, có lẽ em không được như ngày hôm nay đâu”.
Lúc Phùng và tôi gặp lại nhau, anh 61 tuổi, thế là đã hơn 20 năm sống trên nước Đức. Phùng chậm rãi thú nhận: “Em đã tìm thấy 50 ngàn đô Thúy dành dụm chôn giấu dưới gốc cây quỳnh ở ngoài ban công. Rời khỏi căn hộ sống chung với Thúy, mang theo số tiền đó bên mình mà em cứ đấu tranh tư tưởng mãi. Năm mươi ngàn đô như một hòn đá nặng đeo trong đầu như cái ung nhọt nhức nhối. Cũng có lúc em nghĩ, ta không chiếm tiền ấy mà chỉ mượn tạm để mở quán rồi sẽ trả lại cho cô ấy sau. Nhưng những giấc mơ thấy Thúy nhìn em chăm chăm vẫn hành hạ em. Nhiều đêm, Thúy trở về chẳng nói chẳng rằng. Người ta cũng như mình, vất vả, lăn lộn để có những đồng tiền đầy mồ hôi nước mắt ấy. Sau hai tháng em quyết định liên lạc với mẹ Thúy và gửi trả bà số tiền.
Cuộc sống cũng bất ngờ, ngay sau đó em có giấy tờ chính thức được ở lại Đức. (Xin lưu ý: đây mới chỉ là “được phép ở lại Đức” chứ không phải được nhập quốc tịch Đức – rất khó – và không được phép bảo lãnh đem vợ con sang. –ĐD). Em mua lại một quán ăn nhỏ ở thị xã. Quán của em nằm bên một bệnh viện dành cho người già. Hai năm bán quán thu nhập không cao lắm nhưng cũng đủ tích lũy để dần có một khoản tiền.
Năm ấy, có một vị khách quen thường đến ăn vào buổi trưa. Đó là một bà già Đức, tóc trắng như cước. Ròng rã suốt ba bốn tháng trời, bà cụ tên là Ina ấy trở thành thực khách quen thuộc.
Một chiều mưa bà tới quán, đắn đo một lát, rồi bảo: “Tôi đã kể chuyện về quán của anh cho ông lão nhà tôi nghe. Ông ấy thích lắm và muốn ăn một món ăn của Việt Nam mà tôi không thấy anh bán ở đây. Nó làm từ bột gạo, gọi là giấy gạo”. Rồi bà mô tả tỉ mỉ món ăn qua lời của chồng bà. Em đoán đấy là món nem rán (trong Nam gọi là chả giò. –ĐD). Thì ra, đã có lần ông ta đã thưởng thức ở đâu đó món ăn này. Thấy bà cụ phúc hậu, em hẹn bà hôm sau đến.
Một chiều mưa bà tới quán, đắn đo một lát, rồi bảo: “Tôi đã kể chuyện về quán của anh cho ông lão nhà tôi nghe. Ông ấy thích lắm và muốn ăn một món ăn của Việt Nam mà tôi không thấy anh bán ở đây. Nó làm từ bột gạo, gọi là giấy gạo”. Rồi bà mô tả tỉ mỉ món ăn qua lời của chồng bà. Em đoán đấy là món nem rán (trong Nam gọi là chả giò. –ĐD). Thì ra, đã có lần ông ta đã thưởng thức ở đâu đó món ăn này. Thấy bà cụ phúc hậu, em hẹn bà hôm sau đến.
Làm nem rán không khó khăn, có điều để người ta thích thú là làm sao nem đã rán rồi, để một lúc sau vẫn giòn, lại chế nước chấm đúng vị để ăn với salad cho đỡ ngán. Hôm đó em làm cho vợ chồng ông bà cụ người Đức một đĩa nem rán rất giòn, ngon. Bữa ăn đúng với mong ước của ông cụ làm bà cụ vui lắm. Chiều tối ấy, bà phấn khởi bảo lâu lắm ông ấy mới ăn ngon miệng như vậy.
Cứ như thế mối quan hệ giữa em và bà cụ thân thiết hơn. Em cũng làm nhiều món ăn Việt Nam khác cho ông cụ thưởng thức. Rồi như có phép lạ, chồng bà dần dần khỏe lên và chuẩn bị ra viện.
Một ngày trước khi ông lão xuất viện thì bà tới đặt em một bữa ăn. Bà nói: “Tôi muốn đặt một bữa thật ngon cho ông lão nhà tôi. Anh làm các món quê hương của anh đi”.
Một ngày trước khi ông lão xuất viện thì bà tới đặt em một bữa ăn. Bà nói: “Tôi muốn đặt một bữa thật ngon cho ông lão nhà tôi. Anh làm các món quê hương của anh đi”.
Bữa ấy em làm món rau trộn với lườn thịt gà gô xé, lại nấu súp phở và vẫn món chính là nem rán. Trong bữa ăn ấy người chồng hỏi nguyên do em có mặt tại Đức. Nhìn gương mặt phúc hậu của ông cụ già ấy, em thật thà kể hết bao năm gian truân của mình. Em cũng nói rõ nấu ăn là nghề của em ở Việt Nam.
Nghe vậy, ông cụ bảo: “Nếu bây giờ có ai thuê anh làm bếp trưởng, trả hơn thu nhập của anh ở quán ăn này anh có làm không?”. Em cười: “Ông bà biết quán của tôi thu nhập bao nhiêu không?”. Em cũng vui nên nói vậy. Ông Ina bèn đến bên em và bảo: “Bấy lâu nay, qua vợ tôi, tôi mới được biết anh. Tôi rất cám ơn những món ăn anh đã dành cho lão già này. Ngày mai tôi ra viện, tôi mời anh tới gia đình tôi chơi”. Nói xong ông lấy tờ giấy ghi địa chỉ, số điện thoại cho em.
Nghe vậy, ông cụ bảo: “Nếu bây giờ có ai thuê anh làm bếp trưởng, trả hơn thu nhập của anh ở quán ăn này anh có làm không?”. Em cười: “Ông bà biết quán của tôi thu nhập bao nhiêu không?”. Em cũng vui nên nói vậy. Ông Ina bèn đến bên em và bảo: “Bấy lâu nay, qua vợ tôi, tôi mới được biết anh. Tôi rất cám ơn những món ăn anh đã dành cho lão già này. Ngày mai tôi ra viện, tôi mời anh tới gia đình tôi chơi”. Nói xong ông lấy tờ giấy ghi địa chỉ, số điện thoại cho em.
Lời mời của ông bà già người Đức ấy thật sự chân thành, bởi ngày hôm sau, khi trở về nhà, cả hai vợ chồng còn tạt qua quán nhắc lại lời mời ấy. Nhưng kế hoạch của em sau tuần đó là về Việt Nam thăm vợ con sau bao năm xa cách, vì vậy em cáo lỗi, chưa tới nhà ông bà ngay được, xin hẹn sau khi em trở lại Đức.
Do mang giấy tờ tị nạn, em phải bay sang Thái Lan và từ đó bay về Hà Nội rồi về quê nhà. Vợ con em ra đón ở sân bay Nội Bài.
Không thể tưởng tượng được sau hơn hai chục năm trời, vợ em đã thay đổi nhiều đến thế. Bao nhiêu năm gặp lại, nhìn người vợ không cầm được nước mắt. Để giải quyết nợ nần cho chuyến đi lao động bên Nga của em, bao nhiêu tiền em gửi về vợ em không dám tiêu pha. Cô ấy do quá lo lắng, quá chịu đựng và vất vả nuôi con mà trong người bao bệnh tật. May mà các cháu đã lớn, đều ngoan và học hành tử tế. Đêm đêm hai vợ chồng nói chuyện, ngồi ngẫm nghĩ kỹ, hóa ra sự ra đi của em là một cái giá quá đắt, chưa làm giầu được mà đã hoài phí bao nhiêu năm trời đằng đẵng vợ chổng không được ở bên nhau.
Một tháng qua nhanh, trở về Đức em mới biết cả hai vợ chồng ông bà Ina đã vài lần gọi điện thoại và để lại tin nhắn.Thế là em tìm địa chỉ tới thăm. Hóa ra ông bà là chủ một nhà hàng lớn trong trung tâm thành phố. Quán ăn hơn 100 ghế, cũng rất nổi tiếng. Từ ngày ông chồng ốm, việc điều hành quán ăn không được như trước. Thực sự ông bà muốn mời em về làm bếp trưởng nhà hàng của họ.
Thời gian ấy ở Đức người ta bắt đầu chán món ăn Tàu nhiều dầu mỡ, những đồ ăn nhiều rau của người Việt đang có giá. Hai ngày ở chơi nhà ông bà, ông chồng và em nói về các món ăn Việt rất tâm đầu ý hợp.
Trở về quán của mình, em đấu tranh tư tưởng mãi. Quán ăn nhanh của em chỉ phục vụ quanh quẩn khách ăn của thị xã, thu nhập thấp. Quan trọng hơn là em đang cần ngay một số tiền lớn để gửi về cho vợ chữa bệnh. Vậy nên em quyết định sang quán cho một người bạn và đến làm bếp trưởng cho ông bà Ina.
Công việc thuận lợi cả hai bên, ông bà Ina rất vui khi em thật thà và tháo vát, thay đổi nhiều món ăn khiến thực khách vui lòng. Đặc biệt không như các bếp trưởng khác, em không làm khó cho ông bà. Khách dần dần đông đúc như lúc ông Ina còn khỏe.
Trở về quán của mình, em đấu tranh tư tưởng mãi. Quán ăn nhanh của em chỉ phục vụ quanh quẩn khách ăn của thị xã, thu nhập thấp. Quan trọng hơn là em đang cần ngay một số tiền lớn để gửi về cho vợ chữa bệnh. Vậy nên em quyết định sang quán cho một người bạn và đến làm bếp trưởng cho ông bà Ina.
Công việc thuận lợi cả hai bên, ông bà Ina rất vui khi em thật thà và tháo vát, thay đổi nhiều món ăn khiến thực khách vui lòng. Đặc biệt không như các bếp trưởng khác, em không làm khó cho ông bà. Khách dần dần đông đúc như lúc ông Ina còn khỏe.
Hai năm trời làm việc cho ông bà Ina, quan hệ hai bên rất tốt vì đó là một gia đình nhân hậu, không có con cái nên họ coi em như con. Một hôm, hai ông bà mời em lên nhà và bày tỏ rằng, cả hai ông bà bấy lâu nay đều rất hài lòng về em trong công việc và tình cảm. Nay cả hai đều quá tuổi về hưu mà không muốn sang quán cho người khác, liệu em có vui lòng đứng ra quản lý quán không. Đứng ra quản lý quán là một công việc rất nặng nề vì cần quan hệ với người Đức. Tất cả những vấn đề ấy bà Ina nhận giúp đỡ em trong nửa năm đầu, và mọi sự đều suôn sẻ khi có bàn tay của bà. Công việc điều hành và quản lý quán ăn ấy sau nửa năm thì em làm trôi chảy.
Cuối năm ấy, trong số bè bạn của ông Ina thỉnh thoảng tới ăn quán, có ông giám đốc một công ty xây dựng các siêu thị ở Tây Đức. Qua lời ông Ina khen ngợi và giới thiệu, ông giám đốc này đang cần sự có mặt của một quán ăn châu Á nên ngỏ ý muôn dành cho em một chỗ dựng quán ăn trong siêu thị mới mở.
Đúng là ở hiền gặp lành, nhờ sự bảo trợ của ông bà Ina mà em đã có một quán ăn hiện đại trong siêu thị. Và sau nửa năm hoạt động thành công, ông ta lại cho phép em mở thêm một quán mới nữa tại một siêu thị khác. Ông bà Ina cũng rất ủng hộ em, vì thế tuy điều hành cả ba quán ăn mà công việc của em suôn sẻ và thu nhập bảo đảm. Con người ta, khó có thể nói sự may rủi của ngày mai ra sao, nhưng một điều hiển nhiên là nếu không thật thà và chân thành với gia đình ông bà Ina, có lẽ em không có những cơ hội may mắn như thế”.
Tôi nhìn Phùng, rõ là gương mặt của một chủ doanh nghiệp ngành ăn uống trong siêu thị chứ không phải Phùng của ngày tôi gặp vất vưởng ở Berlin. Thu nhập của Phùng với cung cách làm ăn như thế có lẽ không dưới 30 ngàn đô la một tháng. Vậy mà người đàn ông này vẫn giọng buồn buồn, tâm sự: “Hoàn cảnh của em không thể đoàn tụ được như những người có hộ chiếu Đức. Các cháu đều lớn cả rồi. Em không muốn vợ em và các cháu phải chui lủi, lắt léo sang đây theo con đường không chính thức để đi tìm hạnh phúc như em nữa”.
Phùng im lặng một lát rồi nói tiếp: “Nay mai nếu các cháu học giỏi thì có thể ra nước ngoài đàng hoàng. Còn vợ em nếu có đi thì cũng chỉ là đi tham quan hay du lịch. Em cũng đi đi về về thăm nhà. Vợ chồng em đều già cả rồi, hạnh phúc là ở nơi có tuổi thơ của mình. Một thời gian nữa, đến tuổi về hưu em sẽ trở về Việt Nam sinh sống. Hơn 20 năm trôi nổi, đủ để nhận ra cuộc sống, được mất, phiêu lưu đều có cái giá của nó. Và sự chia lìa một gia đình, vợ chồng thiếu nhau, con cái thiếu cha mẹ, sự thiếu thốn, mất mát đó khó tiền bạc nào bồi đắp được”.
Đoàn Dự ghi chép
No comments:
Post a Comment