Tòa tháp Taipei cao 101 tầng
Taipei 101 là một trung tâm thương mại của Đài Loan, cao 101 tầng, kiến trúc nhiều góc cạnh, ở khoảng lưng chừng 1/3 chiều cao của tòa nhà có đặt 4 đồng tiền vàng (xoay về 4 mặt của tòa tháp) tượng trưng cho tài lộc và may mắn. Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, tòa tháp này giữ kỷ lục ‘cao nhất thế giới’. Hiện nay, hệ thống thang máy của tòa nhà này vẫn giữ kỷ lục tốc độ nhanh nhất thế giới, trung bình đi từ tầng 4 lên tầng 89 chỉ mất 39 giây! Về đặc điểm công nghệ, tòa tháp này có con lắc đối trọng khổng lồ, nằm chính giữa tòa nhà tại tầng 89. Con lắc đối trọng này giúp cho tòa nhà có thể đứng vững trước những cơn động đất, vốn là hiện tượng thiên nhiên thường xuyên của hòn đảo này.
Từ tầng 1 đến tầng 4 của tòa nhà là trung tâm mua sắm cực kì rộng lớn, tâp trung những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu như Gucci, Levis, Rolex, Prada… với những món đồ mới nhất của thời trang thế giới. Tại tầng 89 của Taipei 101, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan của thành phố Đài Bắc với những kiến trúc chọc trời chen nhau, trùng trùng điệp điệp tựa núi đồi.
***
Tưởng Giới Thạch Kỷ Niệm Đường
http://bazantravel.com/nha-tuong-niem-tuong-gioi-thach-thanh-pho-dai-bac/
***
Đài Bắc để tham quan Trung Liệt Từ. Tại nơi đây có nghi thức đổi gác của các binh sĩ hết sức trang trọng cứ mỗi một tiếng diễn ra một lần.
Lính gác ở Trung Liệt Từ. Ảnh: Duy Anh |
Các binh sĩ đứng gác ở Trung Liệt Từ tay cầm súng gắn lưỡi lê sáng loáng, quân phục chỉnh tề đứng nghiêm trang ở cổng vào. Nhìn họ đứng nghiêm như tượng, tôi liên tưởng đến lính Hoàng gia Anh ở điện Buckingham mà tôi đã có dịp tận mắt chứng kiến, một anh lính đứng gác bị một vật bay vào mắt, nước mắt chảy ra nhưng anh ta không hề chớp mắt, không hề nhúc nhích, phải đến một lúc sau mới có một người trong phòng trực đi ra cầm khăn giấy lau nước mắt của anh lính này. Đến đây tôi thực sự nể phục sự nghiêm chỉnh đến mức lạnh lùng của những người lính ở nơi đây.
Giờ chuyển giao binh sĩ đã đến, từ phòng trực ban, năm người lính với quân phục nghiêm chỉnh xếp thành hai hàng, tay bồng súng, bước đi nhịp nhàng, đều tăm tắp với ánh mắt nhìn thẳng, bước đi như những chú robot được lập trình sẵn vậy. Bạn không thể thấy sự lệch nhịp trong động tác cũng như bước đi của họ. Trên nền sân của Trung Liệt Từ còn in hằn ba vệt dài đen nâu thẳng tắp của đế giầy những binh sĩ ở nơi đây. Sự việc cứ thế diễn ra quanh năm, lập lại đúng 60 phút một lần như thế đã bao năm nay nhưng luôn thu hút sự ngưỡng mộ, tò mò của du khách ở khắp mọi nơi đặt chân đến đây.
http://www.thesaigontimes.vn/97233/Dai-Loan---hien-dai-va-co-kinh.html
**
shared http://www.daitangkinhvietnam.org/node/831
Hòa Thượng Quảng Khâm sinh vào đời nhà Thanh, năm Quang Tự thứ 18 (1892). Ngài họ Hoàng, tên tục là Văn Lai, quê ở Phúc kiến, Trung Hoa.
Gia đình Ngài rất nghèo, đến độ anh ruột Ngài không có đủ tiền để cưới vợ. Năm Ngài bốn tuổi, vì không đủ sức nuôi dưỡng Ngài, cha mẹ Ngài phải đem Ngài bán làm con nuôi cho gia đình họ Lý ở Tấn Giang. Hai ông bà họ Lý là người rất tốt, cả đời sống bằng nghề trồng trọt. Họ thương yêu Ngài như con ruột vậy. Bà Lý là người tin Phật sâu xa, suốt đời trường trai. Bà thường đem Ngài lên Chùa cầu nguyện bởi từ nhỏ Ngài thường bệnh hoạn, thân thể yếu ớt.
Năm Ngài chín tuổi...trong đầu Ngài nảy sinh ý niệm thoát trần. Năm 1933, sau sáu năm làm Sa di tu Khổ hạnh, bấy giờ Ngài mới đi cầu thọ giới Tỳ khưu nơi Hoà Thượng Diệu Nghĩa, Chùa Từ Thọ, Phủ điền. Thọ Giới rồi, Ngài liền xin phép Phương Trượng Chuyển Trần đi ẩn tu; lúc ấy Ngài vừa đúng 42 tuổi. Bấy giờ, một thân một mình, với ít áo quần và hơn 10 ký gạo. Ngài nhắm núi Thanh Lương, tỉnh Tuyền Châu, tiến bước. Nơi ấy, ở giữa sườn núi, Ngài tìm thấy một thạch động đủ rộng để an thân tu Ðạo.
Tiểu Sử Hòa Thượng Quảng Khâm (Đài Loan)
(Trích trong CẨM NANG TU ĐẠO của Hòa Thượng Quảng Khâm)
***
HOA SEN HIỆN RA TRÊN TRỜI KHI HỎA THIÊU HT. QUẢNG KHÂM
|
Chúng tôi cũng xin chia sẻ về tiểu sử của Hòa thượng Quảng Khâm. Hòa thượng còn nhỏ cha mẹ chết sớm được ông chú nuôi. Sau khi ông chú mất vì được người chú thương yêu nên đã chia hết tài sản cho ngài. Vì vậy những người con của người chú đã ganh tỵ nói rằng “Ông là con nuôi nên không được lấy gia tài.” Ngài nói “Tôi tới đây còn nhỏ, cha nuôi nuôi tôi lớn lên, nay tôi không lấy gì cả”.
Sau đó ngài về lại Mã Lai làm công nhân công trường, ngài có thể đoán trước những sự việc nguy hiểm sắp xảy ra. Cho nên, những người bạn khuyên ngài nên đi tu để phát triển khả năng của mình nhằm độ chúng sanh. Cuối cùng ngài nghe lời khuyên về Trung Quốc vào chùa xin sống trong chùa. Có một ngày, ngài gặp được sư phụ và ngài đã xin xuất gia lúc đó ngài 35 tuổi. Ngài xin một củ sắn có gân và bao gạo lên núi trồng củ sắn, và sống trong một hang động sau chùa. Sau vài ngày, ngài nghe cọp về, cọp cũng sợ ngài nên đưa mông tới trước. Ngài nói cọp nghe rõ “Ta tới tạm trú thôi, nếu nơi của cọp thì ta đi, còn không thì cho ta ở tu.” Cọp đi về lạy 3 lạy, và dắt bà con một đàn về. Ngài nguyện nếu đắc đạo thì độ cả đàn cọp.
Năm 1949 ngài đi qua Đài Loan để hoằng pháp. Ngài đi tới Đài Bắc có một ngôi chùa không ai dám ở lại đêm, nên ngài xin ở lại chùa đó. Đêm đến có những vong hồn hiện ra quấy phá. Ngài nói “Một là đi, hai là diệt.” và ngài đã tụng kinh cầu siêu cho họ. Sáng hôm sau ngài kêu người lấy cái lư qua một bên và đào xuống thì có 3 cái xác lính Nhật ở dưới. Ngài cho người đem lên và chôn cất cho họ đàng hoàng. Từ đó ngài trở nên nổi tiếng. Vài tháng sau, ngài nói chùa đã yên rồi nên giao lại chùa cho quý vị và ngài lên núi ẩn tu. Lúc đó có một người cư sĩ phát nguyện làm thị giả cho ngài, hai thầy trò lên núi, từ từ dân chúng biết đến ngài nhiều hơn. Ngài dạy niệm Phật. Ngài nói “Ngài còn sống thì Đài Loan không có chiến tranh.” Khi Tổng Thống Tưởng Giới Thạch chết, Tưởng Giới Quốc con của Tưởng Giới Thạch thường lên gặp ngài trao đổi ý kiến. Khi ngài viên tịch, thiêu có mấy ngàn xá lợi màu trắng hồng rất nhiều, trong đó có xá lợi hình Quan Thế Âm trong ngọn lửa và một bông sen hiện ra trên trời rất lớn. Lúc đó, có một bà cụ ở dưới quê nghe ngài viên tịch nói rằng “Sư phụ đi mà không cho con hay và cũng không cho con xá lợi, tự nhiên trên không rơi xuống tay bà ấy 1 viên xá lợi.” Khi ngồi trên chuyến máy bay từ Đài Loan đi về, chúng tôi thầm tri ân Thầy trưởng đoàn đã tạo duyên cho những người con Phật từ khắp nơi gặp nhau để cùng đi chiêm bái những Thánh tích. Chúng tôi không quên cảm ơn các bác, cô chú và anh chị đi trong đoàn tuy lạ mà thân vì tất cả mọi người đối xử với nhau như người trong một gia đình. Ngoài ra việc tối quan trọng trong chuyến hành hương này là chúng tôi cảm thấy vô cùng xúc động, hạnh phúc và hoan hỷ vì chúng tôi đã một lần tự chính mình đảnh lễ bộ Đại Tạng Kinh cổ được khắc trên gỗ hơn 1 thế kỷ và được đảnh lễ Xá Lợi Răng của Phật, Xá Lợi của Ngài Huyền Trang và Xá Lợi của Hòa thượng Quảng Khâm. Vì vậy, chúng tôi tự nguyện với lòng sẽ tinh tấn tu tập để không phụ lòng công ơn của Phật và các vị Thánh Tăng đã hoằng truyền Phật pháp cho hậu lai đến ngày hôm nay./. |
http://www.thangnghiem.vn/news/?ID=100&CatID=10
***
http://vuonhoaphatgiao.com/tu-vien/cac-chua-tren-the-gioi/cac-nuoc-khac/tham-quan-bay-ngoi-chua-doc-dao-o-dai-loan/
Thăm quan bảy ngôi chùa độc đáo ở Đài Loan
Những ngôi chùa ở Đài Loan rất đẹp và rất ấn tượng trong đời sống tâm linh của con người tại quốc đảo xinh đẹp này.
1. Phật Quang Sơn
Với một lối kiến trúc hùng vĩ, tượng Phật Quang Sơn nằm ở phía Đống Bắc của thành phố Cao Hùng, đây là một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trong tour du lịch Đài Loan của mình. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1967 từ sự đóng góp của những phật tử nơi đây.
Từ sự đóng góp quý báu đấy, giữa những hoang sơ mà Phật Quang Sơn ngày nay đã trở thành thánh địa Phật giáo với hơn 20 tòa điện lầu và đường trang nghiêm có đông đảo các tín đồ Phật giáo.
2. Miếu Văn Võ
Văn Võ miếu là nơi thờ đức Khổng Tử và Quan Công, miếu nằm ở phía bắc của hồ Nhật Nguyệt Đàm thuộc Đài Trung. Miếu Văn Võ ấn tượng du khách bởi miếu được xây dựng thành hệ thống kiến trúc tuyệt đẹp bên triền đồi và trải dài từ thấp đến cao.
Văn Võ miếu bên hồ Nhật Nguyệt Đàm tuyệt đẹp tạo nên một khung cảnh lung linh và huyền ảo, nhuốm màu linh thiêng và là một điểm du lịch bạn không thẻ bỏ qua khi bạn đến với Đài Loan.
3. Long Hổ Tháp
Là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất ở Đài Loan, Long Hổ tháp gồm hai tháp chính và cao 7 tầng, cửa ra vào của tháp được thiết kế rất độc đáo một bên là Hổ một bên là Rồng với ngụ ý vào Rồng ra Hổ tượng trưng cho cát tường.
4. Thanh Hoa Trì
Đúng với cái tên, Thanh Hoa Trì là một ngôi chùa lớn nằm khép mình ở dưới một ngọn núi thấp, ngôi chùa tọa lạc ở thành phố Cao Hùng cuốn hút khách du lịch Đài Loan đến tham quan với một hồ nước nhân tạo và phong cảnh hữu tinh rất tuyệt đẹp.
5. Trung Đài Thiền Tự
Nằm ở thị trấn Phổ Lý huyện Nam đầu, Trung Đài Thiên Tự do Hòa Thượng Thích Duy Giác sáng lập.
Chùa được tọa lạc trên đỉn núi lớn và hai bên có hai đỉnh núi nhỏ hộ vệ, đứng trước cổng chùa khách hành hương có thể phóng tầm mắt bao trùm cả thị trấn Phổ Lý, ngôi chùa được xây dựng rất hoành tráng và kỳ vĩ bậc nhất ở đảo ngọc Đài Loan, nó còn được mệnh danh là Vatican của Phật giáo.
6. Linh Nham Sơn Tự
Linh Nham Sơn Tự do Hòa Thượng Diệu Liên Khai sơn và được tu theo Tịnh Độ Tông, đây là một ngôi chùa hùng vĩ ở trong một vùng núi thanh tịnh và trang nghiêm, hàng năm có rất đông đảo du khách hành hương về đây tu tập.
Linh Nham Sơn Tự được tọa lạc ở huyện Nam Đầu của Đài Trung.
7. Linh Thứu Sơn
Linh Thứu Sơn là một ngọn đồi nhỏ, đây là nơi mà Đức Phật lưu trú và giảng kinh. Ở gần đỉnh Linh Thứu Sơn có rất nhiều các hang đá, đây là nơi mà có rất nhiều các đệ tử của Phật Giáo tu luyện tại đó.
Nếu có cơ hội đi tour Đài Loan thì bạn đừng quên dành cho mình một khoảng thời gian để khám phá những ngôi chùa này để có thể hiểu hơn về nét đẹp văn hóa và đời sống tâm linh cùng với những nét kiến trúc độc đáo của nơi đây nhé!
***
Chùa Long Sơn
Đài Bắc, hay còn gọi là chùa Long Sơn Vạn Hoa hoặc chùa Long Sơn Mạnh Giáp, gọi tắt là Chùa Long Sơn. Vị trí nằm ở khu Vạn Hoa (tên gọi cũ là Mạnh Giáp) thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Chùa là di tích cổ cấp thành phố, cũng là thắng cảnh du lịch nổi tiếng.
***
Tây Môn Đình
Tây Môn Đình là khu phố cổ do người Nhật xây dựng như một ốc đảo mua sắm/giải trí. Sau một thời gian khó khăn, khu vực này bùng nổ trong hai thập kỷ qua thành một quận thời trang trẻ có đặc điểm tương tự như quận Shibuya nổi tiếng của Tokyo. Có đường phố chỉ dành cho người đi bộ, cửa hàng quần áo rẻ tiền với trọng tâm là các ý tưởng nhập khẩu, các cửa hàng hào nhoáng, tiệm xăm, cửa hàng bán khuyên, cửa hàng truyện tranh, cửa hàng trò chơi kỹ thuật số, cầu thang cuốn, rạp chiếu phim, và khu vui chơi giải trí ngoài trời miễn phí, tập trung vào các buổi hòa nhạc, cuối tuần và ngày lễ. Đối với khách du lịch, The Red House là điểm thu hút hàng đầu, một tổ hợp di sản được mở cửa vào năm 1908 mà hiện nay có một quán cà phê, một khu trưng bày lịch sử có tiếng Anh, các cửa hàng của các nghệ sĩ độc lập", và một nhà hát để biểu diễn dân gian truyền thống. Công Viên Rạp Chiếu Phim Đài Bắc là không gian giải trí lớn có các di tích lịch sử được bảo tồn, quán cà phê, màn hình chiếu phim ngoài trời, và khu giải trí trực tiếp hướng tới giới trẻ.
http://www.taiwan.net.my/vi/attractions/66-district/northern/taipei/195-qu-ng-tru-ng-q-va-tay-mon-dinh-trung-tam-mua-s-m-phia-tay-dai-b-c-q-square-dan-ximending-pusat-belanja-bagian-barat-taipei
***
Di Lặc Lộ Thiên Đài Trung.
http://quangduc.com/a24461/phat-dai-di-lac-lo-thien
***
Tứ Động Tâm:
Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản Sinh
Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật Thành Đạo: >01>02
Lộc Giả Uyển, nơi Đức Phật lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp: >01>02
Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn
Những Thánh Tích khác:
Tôn Tượng Chuyển Pháp Luân tại Vườn Lộc Uyển
Linh Thứu Sơn, nơi Phật thuyết Bát Nhã Kinh 22 năm
Trúc Lâm Tịnh Xá do Vua Bình Sa cúng dường
Kỳ Viên Tịnh Xá tại thành Xá Vệ
Bảo Tháp tưởng niệm nơi trà tỳ kim thân Đức Phật
Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật (do Vua A Xà Thế xây dựng)
Bảo Tháp thờ Tôn Giả A Nan (thành Tỳ Xá Ly)
Bảo Tháp thờ Tôn Giả Vô Não (Angulimala)
Bảo Tháp tưởng niệm Trưởng giả Cấp Cô Độc
Bảo Tháp tưởng niệm nàng Tu Xà Đa (người dâng bát sữa cúng Phật)
Nơi giam giữ Bình Sa Vương
Khổ Hạnh Lâm, nơi Phật tu tập 6 năm
Đại Học Na Lan Đà ở thành Vương Xá
Vườn Thuốc của danh y Kỳ Bà
Dharamsala, quê hương thứ 2 của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Lưu dấu kỷ niệm trên đất Phật
Năm mươi ba chân dung in dấu tại Vườn Lộc Uyển
Những nơi khác tại Ấn Độ:
Cô Nhi Viện Tu Xà Đa (Sujata) tại Khổ Hạnh Lâm
Phóng Sanh và ngắm mặt trời mọc trên sông Hằng
Những hình ảnh khác tại Ấn Độ
Đêm tâm tình trên đất Phật
Chùa Việt trên đất Phật
Chùa Việt Nam Phật Quốc
Chùa Linh Sơn - Lumbini
Chùa Linh Sơn - Kusinagar
Chùa Kiều Đàm Di - Vaishaly
Chùa Viên Giác - Bodhgaya
Chùa tại Đài Loan
Chùa Huyền Trang,Đài Trung
Trung Đài Thiền Tự,Đài Trung
Phật Quang Sơn,Cao Hùng
Đại Phật tại Đài Trung,Đài Loan
Phật Đài Di Lặc Lộ Thiên, Đài Trung
Chùa Long Sơn, một ngôi cổ tự tạiĐài Bắc
Tịnh Tông Học Hội và nhà Xuất Bản Phật Đà,Đài Bắc
Phái Đoàn đã về đến Úc bình an sau 22 ngày hành hương chiêm bái
Tường thuật:
DVD Chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ
Chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ - Đài Loan thành công mãn nguyện
Mười điều cần biết khi đi hành hương Ấn Độ. Quảng Hội
Vịnh Tứ Động Tâm.Tâm Quang.
Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản Sinh
Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật Thành Đạo: >01>02
Lộc Giả Uyển, nơi Đức Phật lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp: >01>02
Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn
Những Thánh Tích khác:
Tôn Tượng Chuyển Pháp Luân tại Vườn Lộc Uyển
Linh Thứu Sơn, nơi Phật thuyết Bát Nhã Kinh 22 năm
Trúc Lâm Tịnh Xá do Vua Bình Sa cúng dường
Kỳ Viên Tịnh Xá tại thành Xá Vệ
Bảo Tháp tưởng niệm nơi trà tỳ kim thân Đức Phật
Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật (do Vua A Xà Thế xây dựng)
Bảo Tháp thờ Tôn Giả A Nan (thành Tỳ Xá Ly)
Bảo Tháp thờ Tôn Giả Vô Não (Angulimala)
Bảo Tháp tưởng niệm Trưởng giả Cấp Cô Độc
Bảo Tháp tưởng niệm nàng Tu Xà Đa (người dâng bát sữa cúng Phật)
Nơi giam giữ Bình Sa Vương
Khổ Hạnh Lâm, nơi Phật tu tập 6 năm
Đại Học Na Lan Đà ở thành Vương Xá
Vườn Thuốc của danh y Kỳ Bà
Dharamsala, quê hương thứ 2 của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Lưu dấu kỷ niệm trên đất Phật
Năm mươi ba chân dung in dấu tại Vườn Lộc Uyển
Những nơi khác tại Ấn Độ:
Cô Nhi Viện Tu Xà Đa (Sujata) tại Khổ Hạnh Lâm
Phóng Sanh và ngắm mặt trời mọc trên sông Hằng
Những hình ảnh khác tại Ấn Độ
Đêm tâm tình trên đất Phật
Chùa Việt trên đất Phật
Chùa Việt Nam Phật Quốc
Chùa Linh Sơn - Lumbini
Chùa Linh Sơn - Kusinagar
Chùa Kiều Đàm Di - Vaishaly
Chùa Viên Giác - Bodhgaya
Chùa tại Đài Loan
Chùa Huyền Trang,Đài Trung
Trung Đài Thiền Tự,Đài Trung
Phật Quang Sơn,Cao Hùng
Đại Phật tại Đài Trung,Đài Loan
Phật Đài Di Lặc Lộ Thiên, Đài Trung
Chùa Long Sơn, một ngôi cổ tự tạiĐài Bắc
Tịnh Tông Học Hội và nhà Xuất Bản Phật Đà,Đài Bắc
Phái Đoàn đã về đến Úc bình an sau 22 ngày hành hương chiêm bái
Tường thuật:
DVD Chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ
Chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ - Đài Loan thành công mãn nguyện
Mười điều cần biết khi đi hành hương Ấn Độ. Quảng Hội
Vịnh Tứ Động Tâm.Tâm Quang.
***
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_H%C3%B9ng
Thành phố Cao Hùng (chữ Hoa phồn thể:高雄市, bính âm thông dụng: Gaosyóng, bính âm Hán ngữ: Gāoxióng, POJ: Ko-hiông; tọa độ 22°38'N, 120°16'E) là một thành phố nằm tại miền Nam Đài Loan. Đây là thành phố lớn thứ 2 tại Đài Loan với số dân 1,51 triệu người, và là một trong hai thành phố trực thuộc trung ương của Trung Hoa Dân Quốc. Thành phố có 11 quận, mỗi quận có một văn phòng quận quản lý công việc hàng ngày giữa chính quyền thành phố và công dân của mình.
Cao Hùng là trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn của Đài Loan. Không giống như Đài Bắc, các đường phố của Cao Hùng rộng rãi và giao thông thông suốt hơn. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí của các khu vực xung quanh Cao Hùng thì khá tệ do các ngành công nghiệp nặng gây ra. Cảng Cao Hùng là cảng chính của Đài Loan mà phần lớn dầu mỏ của Đài Loan được nhập khẩu. Cao Hùng có một khu chế xuất sản xuất nhôm, gỗ, và giấy, phân đạm, xi-măng, kim loại, máy móc và tàu biển. Cảng Cao Hùng là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới và Cao Hùng là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu của Đài Loan và cũng là căn cứ hải quân lớn của Trung Hoa Dân Quốc. Hệ thống tàu điện ngầm và MRT sẽ vận hành trong năm 2006. Thành phố Cao Hùng đã tổ chức World Games 2009 - một thế vận hội cơ bản không có những môn được thi đấu trong Thế Vận Hội.
***
Fo guang shan Temple Taiwan
***
Tháp Long Hổ
Tháp Long Hổ là một ngôi đền gồm hai ngôi chùa đầy màu sắc và mang đậm nét hiện đại nổi bật trên Đầm Liên Trì. Du khách hãy đi qua mô hình rồng và hổ hoành tráng phía trước tòa tháp này. Các bức bích họa trang trí bên trong mô hình những động vật này sẽ giúp du khách tìm hiểu thêm về phong tục và lịch sử Trung Hoa.
Thả bộ dọc theo con đường hình chữ chi để đến với mô hình rồng và hổ tại đây. Du khách sẽ đi theo lối vào hàm rồng và lối ra miệng hổ. Điều này tượng trưng cho ý niệm biến rủi thành may. Hãy chiêm ngưỡng những bức họa đơn giản trên tường bên trong hàm rồng kể lại những câu chuyện truyền thuyết và một loạt nhân vật đầy màu sắc trong trang phục truyền thống. Những bức tranh này khắc họa 24 người con kiệt xuất của Trung Quốc.
Hãy nhìn ra ngoài những ô cửa sổ khi du khách bước vào bên trong tòa tháp. Trèo lên đỉnh tháp và chiêm ngưỡng cảnh quan Đầm Liên Trì trải dài hàng dặm về hai phía bắc nam. Ngắm nhìn những tòa nhà chọc trời của Cao Hùng ở phía xa và hướng mắt ra Công viên Đầm lầy Châu Trại. Chiêm ngưỡng Đài Xuân Thu và nhiều mái chùa khác nằm bên rìa hồ. Ở phía bên kia ngôi chùa, du khách hãy ngoái nhìn con đường đã dạo qua và chiêm ngưỡng mô hình rồng hổ ở bên dưới.
Chụp ảnh mô hình rồng hổ ấn tượng từ bên dưới tòa tháp đậm chất truyền thống này. Ngắm nhìn cảnh hồ về đêm khi ánh đèn thành phố chiếu sáng nơi đây. Du khách hãy ghé thăm các đền, lầu ngắm cảnh và khu chợ khác dọc bên bờ hồ.
Những ngôi chùa ở đây được xây dựng vào năm 1976. Điểm đến này không thu phí vào cửa và có nhận tiền công đức.
Tháp Long Hổ nằm bên bờ phía tây Đầm Liên Trì, ở trung tâm Cao Hùng. Khu vực này nằm đối diện với Công viên Đầm lầy Châu Trại và gần điểm dừng xe buýt trên Đường Liên Than. Du khách hãy tới Ga Tả Doanh, nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, chỉ cách tòa tháp này vài phút đi bộ về hướng nam.
https://www.expedia.com.vn/Dragon-Tiger-Tower-Kaohsiung.d6332436.Tham-Quan-Diem-Den
***
shared https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8D_S%C6%A1n_(Cao_H%C3%B9ng)
Thọ Sơn (Trung văn phồn thể: 壽山), trước đây là Đả Cẩu Sơn (打狗山), Đả Cổ Sơn (打鼓山), cũng thường được gọi là Sài Sơn (柴山), là một ngọn núitọa lạc tại quận Cổ Sơn ở thành phố Cao Hùng thuộc Trung Hoa Dân Quốc, nằm về hướng bắc của lối vào cảng Cao Hùng. Ngọn núi này được người Hà Lan đặt tên là Apen Berg vào thế kỷ 17 bởi số lượng khỉ trên núi rất nhiều, và vì vậy ngày nay nó còn được biết đến với tên "Monkey Mountain" trong tiếng Anh. Ngọn núi này và núi Xà Sơn (柴山) ở phía bắc tạo nên dãy Sài Sơn, vì vậy cái tên Sài Sơn cũng được dân địa phương dùng khi nhắc về nó. Sài Sơn cũng đóng vai trò là một ranh giới tự nhiên giữa thành phố và biển cả, do vị trí địa lý nằm dọc ven bờ eo biển Đài Loan. Địa chất núi chủ yếu là các rạn san hô và canxi cacbonat từ quá trình nâng lên, ngoài ra nhiều hang động tự nhiên cũng được tìm thấy. Trên núi có công viên Thọ Sơn, chùa Long Tuyền, chùa Thiên Quang, chùa Pháp Hưng, chùa Nguyên Hanh, đền Trung Liệt, vườn thú cùng nhiều điểm tham quan khác. Từ công viên Thọ Sơn có thể chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên vịnh Tây Tử.
Thọ Sơn và vùng núi Sài Sơn không chỉ là thắng cảnh tự nhiên, mà còn là một trung tâm du lịch và giải trí đặc biệt nổi bật ở Cao Hùng. Du khách có thể lựa chọn hình thức đi bộ đường dài để khám phá ngọn núi, ngắm cảnh vật và hệ sinh thái rừng núi, đặc biệt vườn thú trong công viên Thọ Sơn được xây dựng từ thời Nhật Bản chiếm đóng thu hút hơn 300.000 lượt khách mỗi năm. Sự quản chế quân sự lâu dài suốt bốn thế kỷ cho đến tận năm 1989 đã giúp bảo tồn hệ động thực vật của dãy núi như nguyên vẹn và có tính đặc hữu, tiêu biểu là loài khỉ hoang dã macaca cyclopis, cùng nhiều sự đa dạng sinh học khác. Những cánh rừng thông bạt ngàn ở đây giúp cho ngọn núi được mệnh danh là "lá phổi" của Cao Hùng.
***
No comments:
Post a Comment