shared http://thuvienhoasen.org/p118a16783/bat-man-nhung-phai-tuy-duyen
Người đi làm công quả được gì?
Giác Hạnh Hoa
Giác Hạnh Hoa
Có lẽ không một nhà ăn nào ở đất nước Việt Nam lại phục vụ “đắt hàng” như nhà bếp của chùa Hoằng Pháp trong những ngày tu Phật thất, khóa tu mùa Hè, đặc biệt là khóa tu một ngày tại chùa này.
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
Bữa sáng thì ăn đơn giản, chỉ là tô mì, có khi là ổ bánh mì kẹp nhân chay. Đơn giản vậy đó nhưng để thu dọn và rửa tô, đũa muỗng cho bữa sáng cũng phải cả trăm người phục vụ. Bữa trưa chỉ là cơm chay đơn giản nhưng cũng phải có đủ đến bốn, năm món ăn. Nồi để nấu cơm cho bữa trưa là những thùng Inox đường kính 1m, cao hết khổ 1,2mét là 20 thùng, kèm theo khoảng 15-20 khay cơm có đường kính 1,2mét cao 0,1 mét nữa. Rau, đậu thì có lẽ phải trên 100 rổ, toàn những rổ lớn đến trên 0,5m. Chậu để đựng đồ ăn lớn nhất thì cũng phải trên 0,7 m khoảng trên 50 chậu. Nồi, xoong, chảo, chén, tô, đũa, muỗng thì ôi thôi không thể nào mà đếm cho xuể, đó là 70% cơm và thức ăn được bới vào hộp rồi đó.
Vậy mà mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp, vẫn đâu vào đấy, chu đáo, tận tình, ngon miệng, sạch sẽ, gọn gàng, an toàn, chưa một ai ăn xong bữa trưa ở đây trong suốt bao năm qua mà bị ngộ độc bao giờ.
Một điều rất đặc biệt là không thấy có ai chỉ huy, tuyệt nhiên không có người phân công, vậy mà hơn trăm người vẫn làm việc miệt mài, không ngơi tay, không ai đùn đẩy việc cho ai, ai cũng làm việc với trách nhiệm cao nhất. Người làm công quả ở đây có nam, nữ, trẻ em tám chín tuổi, người già bảy, tám mươi tuổi (người già thì ngồi sắp từng đôi đũa ra ống, xếp gọn loại nào ra loại đó, tô, chén, muỗng ra từng ô, từng rổ, trẻ ăn xong thì phụ cùng người lớn nhặt, dồn cơm thừa lại, các vỏ hộp xếp gọn lại cho vào thùng rác).
Ai cũng làm việc trong im lặng, ai cũng vừa làm vừa nghe pháp hay khi đến lúc niệm Phật mọi người cũng lẩm bẩm niệm theo ( hệ thống truyền thanh ở đây rất tốt).
Có người đi làm công quả ở chùa nhiều năm, có người thì là mới toanh. Điều thú vị là có rất nhiều nam, nữ thanh niên thay vì ngồi trên chùa nghe pháp thì họ lại xuống phụ công việc cho nhà bếp.
Công việc nặng nhọc nhất ngoài các Sư Thầy và một số Phật tử đứng trực tiếp nấu trong điều kiện nóng bức, khói, lửa( ngoài gas, điện, có cả đun bằng củi) các thầy phải đứng bếp suốt từ ba giờ sáng đến mười giờ, cả người các thầy ướt đầm mồ hôi. Có thầy thì vác cả những thùng to rất nặng. Thứ nữa là những người làm công việc rửa nồi, xoong, chảo… nhiều người quần áo ướt nhèm. Vậy mà không thấy ai tỏ vẻ mệt nhọc, không một tiếng than mệt.
Mỗi lần đi lao động ở chùa về, ai cũng bảo là khi làm thì không thấy mệt, nhưng khi về đến nhà mới thấy toàn thân rã rời, hai bàn tay thì nhăn và nhợt nhạt do phải tiếp xúc và ngâm lâu trong dầu rửa chén hay thâm đen lại do nhặt rau, cọ nồi (dù có bao tay nhưng cũng không tránh khỏi) các móng tay đẹp đẽ cũng gãy tiêu luôn, sáng ra đến chỗ làm gõ trên bàn phím, các ngón tay vẫn còn đau nhức, nhưng được cái tối đó ngủ ngon lắm.
Người đi lao động ở chùa (theo nhà chùa gọi là làm công quả) nhưng không có lương, tất cả là tự nguyện, không có ai ép buộc. Có người làm vì ý nghĩ muốn đóng góp sức nhỏ bé của mình cho khóa tu được an lạc. Những người là Phật tử thì không vì lý do nào cả, chỉ mong muốn có sức khỏe để được phục vụ mãi. Có người thì cho rằng mình đã có quá nhiều phương tiện và điều kiện truyền thông hiện nay để nghe pháp bất cứ lúc nào, vì vậy mình đi phụ việc nhà bếp để dành cho người khác được thảnh thơi ngồi nghe pháp nhưng có người đi chùa làm công quả là để tu cho chính mình.
Thật vậy:
Bởi vì khi đã làm công quả thì không nhất thiết phải đúng chuyên môn, bằng cấp đã học nhất là những công việc phục vụ nhà bếp, dọn vệ sinh trong chùa thì lại càng không. Đâu có cần phải chức danh, chuyên môn gì mới làm được. Tâm lý chung của nhiều người cho rằng mình là doanh nhân, quan chức, kỹ sư, bác sĩ, người nhà giàu, người nổi tiếng, người của công chúng… sao lại đi làm những việc lặt vặt, thấp kém này. Việc này cần thì mình hô một tiếng hay bỏ ra ít tiền là mọi việc sẽ có người làm xong hết.
Có người nổi tiếng lại quan niệm rằng một giờ đồng hồ của mình bỏ ra có thể thu tiền về hàng triệu thì tại sao lại đi làm vài tiếng công quả ở chùa, thay vì phải trực tiếp làm thì mang tiền triệu ra làm công quả tốt hơn, kinh tế hơn, hiệu quả hơn gấp bao nhiêu lần. Suy nghĩ đó đúng, không có gì sai cả nếu tính về hiệu quả kinh tế, hơn nữa lại được tiếng tăm càng nổi hơn. Còn khi làm lao động những việc vặt ở chùa thì đâu có ai biết đến. Nếu đề làm một cuộc trưng cầu thì có thể tới 95% chọn cách làm công quả của những người có chức danh trong xã hội đều sẽ chọn cách làm bằng dùng tiền hay sai bảo người khác làm… mà không chọn cách đích thân mình làm.
Nhưng đúng là chỉ đến khi đích thân mình làm công quả tại chùa mình mới là người đang tập tu. Bởi vì khi đó trước hết trong đầu mình không còn tính toán một giờ làm sẽ được bao nhiêu tiền, cũng không có ai cung kính thưa gửi, không ra lệnh cho ai, không có ai để sai bảo, không hạch sách ai được, không mặt đỏ, trợn mắt quát tháo ai, cũng không ai nịnh bợ mình, không ai đưa rước, không ai biết đến mình là ai, không có ai biếu bổng lộc, mà cũng không có gì để tham ô, không có ai nâng ly ca tụng, bữa ăn cũng không có sơn hào, hải vị…
Lần đầu tiên đi làm công quả thì rất lấy làm khó chịu, không ra lệnh được cho ai, thỉnh thoảng còn có người nhờ giúp (cũng rất ít thôi). Nhưng mỗi tháng một buổi đi làm công quả qua đi là mỗi lần trong tâm thay đổi: Từ cao ngạo, hạch hỏi, ra lệnh, hò hét, quát tháo hay bắt người khác phải cung phụng, quan tâm, và luôn cho là nhân vật quan trọng, không bao giờ biết xin lỗi cấp dưới khi làm sai… trở nên trân trọng mọi người, cảm thông, chia sẻ, bình tâm, dịu dàng, nhẫn nại; Tính nhỏ nhen, ích kỷ cũng dần biến mất, cái tôi không còn ngự trị trong tâm… và vui vẻ ăn cả thức ăn dồn của người ăn trước còn lại một cách ngon lành (thường người phục vụ trong nhà bếp hay ăn sau cùng)…
Cái được của người đi làm công quả là thế đấy. Nhưng cũng rất tiếc những quan chức, những doanh nhân, những người nổi tiếng… đi làm công quả trực tiếp còn quá ít ỏi. Chúng ta hãy trải nghiệm thử mà xem rất thú vị và kỳ diệu đấy.
Giá như những người thành danh trong xã hội và tất cả những thanh thiếu niên, trong đời có ít nhất một lần đi làm công quả thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ vơi bớt những chuyện đau lòng.
**
17/09/20151:34 SA
Xuân
Khách
Chị hãy cho uông thuốc Tâm thân và học trương sinh hoc chau sẽ dân khỏi.
22/04/20159:43 SA
`Ngan Phuong
Khách
Chào chị Lan thì mai,
Tôi đã quên kể cho chị nghe một điều rất đặc biệt liên quan đến hoàn cảnh của mẹ con tôi, như đã nói trong phần góp ý vừa qua, là đứa con bịnh tâm thần của tôi trở bịnh càng ngày càng nặng, nhưng nó không chịu đi bác sĩ vì nó cho rằng nó không có bịnh, vì vậy, tôi cũng bị chìm trong cơn khủng hoảng cùng cực, bỏ việc làm, đi đứng không vững, theo sách vở nói, thì khi gia đình có một người mắc bịnh tâm thần, thì một thời gian sau đó, có thể, sẽ có một người khác trong gia đình đó cũng nhuốm bịnh tâm thần, và bịnh nhân tâm thân thường đeo bám vào người mẹ nhiều nhất, cho nên người mẹ có thể sẽ bịnh dần như đứa con ...
và tôi bắt đầu những triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, buồn thảm, thấy đen tối, mỗi đêm đặt mình lên giường, lại có cảm tưởng đó là ngôi mộ ...
Đúng lúc đó thì một đồng nghiệp đàn anh , là một Phật tử rất ngoan và sùng đạo, nghe tôi tâm sự, ông nói, thế là nghiệp của cô nặng quá, cô phải đọc kinh niệm Phật thật nhiều, cho nhẹ nghiệp ...
Tôi bèn lục tìm lại cuốn Chú Đại Bi mà người bạn cho cả chục năm, tôi không nhìn tới, may quá, tìm lại được, tôi niệm Chú Đại Bi cả ngày lẫn đêm, khi rảnh là đọc, đọc triền miên, đúng một tháng rưởi sau, mọi việc đi vào thanh bình ...trong khi, tôi đã trải qua bao nhiêu sóng gió khổ đau tận cùng, mấy chục năm dài, nhân đây, tôi gửi đến chị bài thơ tôi đã làm, trong lúc tuyệt vọng...
Giọt lệ nửa khuya
Con đừng kêu rú con ơi
Để cho lòng mẹ rối bời khổ đau
Đêm dài thức suốt canh thâu
Mẹ trăn trở mãi, nguyện cầu cho con
Tháng năm hy vọng mỏi mòn
Tâm tư quặn thắt, héo hon tiếng cười
Phũ phàng tê chát bờ môi
Cuối đầu để mặc lệ xuôi vào lòng
Bên con mẹ vẫn hoài mong
Một đời êm ấm, thân tâm yên bình
Lời nguyền chưa đến trời xanh
Cho nên lòng mẹ năm canh ứơp sầu
Ngỡ ngàng không biết về đâu
Hai thân phận bạc bể dâu nổi chìm
Trái ngang dun rủi nợ duyên
Mẹ con mình gặp những thiên sử buồn
Tiếng than đổ hạt mưa suông
Cha con quay mặt như dường không hay
Làm sao ? đành nuốt đắng cay
Mặc cho số mệnh đổi thay xoay dần
Kiếp người được mấy mươi năm
Phù du cát bụi cũng ngần ấy thôi
Con đừng hú nữa con ơi
Để cho lòng mẹ rã rời nát tan ...
Tôi đã quên kể cho chị nghe một điều rất đặc biệt liên quan đến hoàn cảnh của mẹ con tôi, như đã nói trong phần góp ý vừa qua, là đứa con bịnh tâm thần của tôi trở bịnh càng ngày càng nặng, nhưng nó không chịu đi bác sĩ vì nó cho rằng nó không có bịnh, vì vậy, tôi cũng bị chìm trong cơn khủng hoảng cùng cực, bỏ việc làm, đi đứng không vững, theo sách vở nói, thì khi gia đình có một người mắc bịnh tâm thần, thì một thời gian sau đó, có thể, sẽ có một người khác trong gia đình đó cũng nhuốm bịnh tâm thần, và bịnh nhân tâm thân thường đeo bám vào người mẹ nhiều nhất, cho nên người mẹ có thể sẽ bịnh dần như đứa con ...
và tôi bắt đầu những triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, buồn thảm, thấy đen tối, mỗi đêm đặt mình lên giường, lại có cảm tưởng đó là ngôi mộ ...
Đúng lúc đó thì một đồng nghiệp đàn anh , là một Phật tử rất ngoan và sùng đạo, nghe tôi tâm sự, ông nói, thế là nghiệp của cô nặng quá, cô phải đọc kinh niệm Phật thật nhiều, cho nhẹ nghiệp ...
Tôi bèn lục tìm lại cuốn Chú Đại Bi mà người bạn cho cả chục năm, tôi không nhìn tới, may quá, tìm lại được, tôi niệm Chú Đại Bi cả ngày lẫn đêm, khi rảnh là đọc, đọc triền miên, đúng một tháng rưởi sau, mọi việc đi vào thanh bình ...trong khi, tôi đã trải qua bao nhiêu sóng gió khổ đau tận cùng, mấy chục năm dài, nhân đây, tôi gửi đến chị bài thơ tôi đã làm, trong lúc tuyệt vọng...
Giọt lệ nửa khuya
Con đừng kêu rú con ơi
Để cho lòng mẹ rối bời khổ đau
Đêm dài thức suốt canh thâu
Mẹ trăn trở mãi, nguyện cầu cho con
Tháng năm hy vọng mỏi mòn
Tâm tư quặn thắt, héo hon tiếng cười
Phũ phàng tê chát bờ môi
Cuối đầu để mặc lệ xuôi vào lòng
Bên con mẹ vẫn hoài mong
Một đời êm ấm, thân tâm yên bình
Lời nguyền chưa đến trời xanh
Cho nên lòng mẹ năm canh ứơp sầu
Ngỡ ngàng không biết về đâu
Hai thân phận bạc bể dâu nổi chìm
Trái ngang dun rủi nợ duyên
Mẹ con mình gặp những thiên sử buồn
Tiếng than đổ hạt mưa suông
Cha con quay mặt như dường không hay
Làm sao ? đành nuốt đắng cay
Mặc cho số mệnh đổi thay xoay dần
Kiếp người được mấy mươi năm
Phù du cát bụi cũng ngần ấy thôi
Con đừng hú nữa con ơi
Để cho lòng mẹ rã rời nát tan ...
21/04/20157:07 SA
Ngan Phuong
Khách
Chào chi Lan thi mai,
Tôi xin lôi da viêt sai o câu cuôi thu, rang, binh nhân không muôn duôi ruôi nêu luong thuôc manh qua' (chu không phai yê'u)
Tôi xin lôi da viêt sai o câu cuôi thu, rang, binh nhân không muôn duôi ruôi nêu luong thuôc manh qua' (chu không phai yê'u)
21/04/20156:49 SA
Ngan Phuong
Khách
Chào chị Lan thi mai,
Tôi có đứa con gái bị bịnh tâm lý, nay nó đã 49 tuổi, nó phát bịnh nầy từ lúc 12 tuổi, rất nhẹ, chỉ sống bên cạnh nó mới thấy những bất thường của nó, mãi đến năm nó 34 tuổi thì bịnh phát nặng nhất, nó không nhìn nhận nó có bịnh, nên không chịu gặp bác sĩ để chữa bịnh, trái lại, no hăm doạ sẽ giết tôi nếu tôi nói với ai rằng nó mắc bịnh tâm lý, những lần nó lên cơn đánh đập tôi một cách tàn nhẫn, tôi gọi bác sĩ, hoặc cảnh sát để nhờ giải quyết, đưa nó đi chửa bịnh ở nhà thương tâm thần, nhưng, khi họ tiếp xúc với nó qua điện thoại, họ đều nói rằng, cô ấy nói chuyện rất bình thường, nên chúng tôi không thể làm gì được theo yêu cầu của bà... cuối cùng, tôi viết thư trình bày tha thiết với ông cảnh sát trường của thủ đô nơi tôi cư ngụ, và ông đã cho cảnh sát thường phục đến , và họ nhờ người giữ chung cư mời nó đến cùng đi với các vị cảnh sát chìm này, nói dối là đi lấy lại tiền thuê nhà còn dư ở sở cho thuê nhà của nhà nước, và họ đã chở nó thẳng vào nhà thương tâm thần. Bác sĩ ở đây ra điều kiện, mỗi tháng phải chấp nhận chích một mủi thuốc , mà ông nói với nó là cho dể ngủ, vì bịnh tâm thần làm mất ngủ , và từ đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hành vi, ý nghĩ không bình thường..., và ông nói, nếu chấp nhận hàng tháng đến bộ phận y tế của hội những người bị bịnh tâm thần trong quận nó ở, thì được tha về nhà sống, bằng không, sẽ nhốt luôn trong nhà thương đó, nó chấp nhận, và mẹ con tôi tạm yên ổn mấy chục năm nay.
Bịnh tâm lý là danh tù chung, nó có nhiều loại, mà nặng nhất là điên, theo sách vở mà tôi tìm đọc được, thì một bộ phận trong óc bịnh nhân bị hoạt động yếu, suy nhược, hư hỏng ...làm nó tiết ra một chất , chất nầy tan trong máu bịnh nhân, gây ra nhiều vấn đề bất bình thường trong hành động, trong suy nghĩ của bịnh nhân ....thuốc tâm thần nhằm mục đích trung hoà chất đó trong máu, để bịnh nhân được sinh hoạt bình thường hơn, và dễ ngủ ...
Vì vậy, chị nên gặp một bác sĩ giỏi, chuyên về tâm thần, nói chuyện trước , rồi tim cách giải quyết, càng sớm càng tốt cho cả hai mẹ con, trường hợp và hoàn cảnh của chị là tôi đã trải qua một cách nặng nề, khốn khổ, và bây giờ chúng tôi tạm yên, nhưng, chị phải luôn luôn theo dõi khi cháu ông hay chích thuốc an thần, để coi có nên xin bác sĩ thêm hay giảm lượng thuốc, hoặc đổi thuốc,tùy theo thái độ của bịnh nhân hàng ngày, nếu không, nó sẽ trở thành hung dữ nếu thuốc không còn đủ sức trị bịnh, và nó trở thành lừ đừ , không muốn đuổi ruồi nêu luong thuôc yêu .
Chuc chi va chau van dieu may.
Tôi có đứa con gái bị bịnh tâm lý, nay nó đã 49 tuổi, nó phát bịnh nầy từ lúc 12 tuổi, rất nhẹ, chỉ sống bên cạnh nó mới thấy những bất thường của nó, mãi đến năm nó 34 tuổi thì bịnh phát nặng nhất, nó không nhìn nhận nó có bịnh, nên không chịu gặp bác sĩ để chữa bịnh, trái lại, no hăm doạ sẽ giết tôi nếu tôi nói với ai rằng nó mắc bịnh tâm lý, những lần nó lên cơn đánh đập tôi một cách tàn nhẫn, tôi gọi bác sĩ, hoặc cảnh sát để nhờ giải quyết, đưa nó đi chửa bịnh ở nhà thương tâm thần, nhưng, khi họ tiếp xúc với nó qua điện thoại, họ đều nói rằng, cô ấy nói chuyện rất bình thường, nên chúng tôi không thể làm gì được theo yêu cầu của bà... cuối cùng, tôi viết thư trình bày tha thiết với ông cảnh sát trường của thủ đô nơi tôi cư ngụ, và ông đã cho cảnh sát thường phục đến , và họ nhờ người giữ chung cư mời nó đến cùng đi với các vị cảnh sát chìm này, nói dối là đi lấy lại tiền thuê nhà còn dư ở sở cho thuê nhà của nhà nước, và họ đã chở nó thẳng vào nhà thương tâm thần. Bác sĩ ở đây ra điều kiện, mỗi tháng phải chấp nhận chích một mủi thuốc , mà ông nói với nó là cho dể ngủ, vì bịnh tâm thần làm mất ngủ , và từ đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hành vi, ý nghĩ không bình thường..., và ông nói, nếu chấp nhận hàng tháng đến bộ phận y tế của hội những người bị bịnh tâm thần trong quận nó ở, thì được tha về nhà sống, bằng không, sẽ nhốt luôn trong nhà thương đó, nó chấp nhận, và mẹ con tôi tạm yên ổn mấy chục năm nay.
Bịnh tâm lý là danh tù chung, nó có nhiều loại, mà nặng nhất là điên, theo sách vở mà tôi tìm đọc được, thì một bộ phận trong óc bịnh nhân bị hoạt động yếu, suy nhược, hư hỏng ...làm nó tiết ra một chất , chất nầy tan trong máu bịnh nhân, gây ra nhiều vấn đề bất bình thường trong hành động, trong suy nghĩ của bịnh nhân ....thuốc tâm thần nhằm mục đích trung hoà chất đó trong máu, để bịnh nhân được sinh hoạt bình thường hơn, và dễ ngủ ...
Vì vậy, chị nên gặp một bác sĩ giỏi, chuyên về tâm thần, nói chuyện trước , rồi tim cách giải quyết, càng sớm càng tốt cho cả hai mẹ con, trường hợp và hoàn cảnh của chị là tôi đã trải qua một cách nặng nề, khốn khổ, và bây giờ chúng tôi tạm yên, nhưng, chị phải luôn luôn theo dõi khi cháu ông hay chích thuốc an thần, để coi có nên xin bác sĩ thêm hay giảm lượng thuốc, hoặc đổi thuốc,tùy theo thái độ của bịnh nhân hàng ngày, nếu không, nó sẽ trở thành hung dữ nếu thuốc không còn đủ sức trị bịnh, và nó trở thành lừ đừ , không muốn đuổi ruồi nêu luong thuôc yêu .
Chuc chi va chau van dieu may.
20/04/201511:28 CH
Võ Vy
Khách
Gửi chị Lan Thi Mai!
Thiền Vipssana 10 ngày ở Tịnh Xá Ngọc Thành dưới Thủ Đức rất vi diệu chị có thể tìm hiểu.
https://messages.dhammareg.dhamma.org/li.aspx?r=as&id=C6TVRfvtxV5kz60pr4v10g
Thiền Vipssana 10 ngày ở Tịnh Xá Ngọc Thành dưới Thủ Đức rất vi diệu chị có thể tìm hiểu.
https://messages.dhammareg.dhamma.org/li.aspx?r=as&id=C6TVRfvtxV5kz60pr4v10g
20/04/20155:54 CH
Lan thi mai
Khách
Con trai của toi 24 tuổi , bị hoang tưởng luôn nghĩ mình là người kiếp sau của Phật ,nói chuyện về ngồi thiền nó đã bỏ học vào trong rừng tự tu luyện ,có thời gian toi rất tin nghĩ rằng nó có chân tu,nhưng sau này tôi mới biết nó sốc vì chia tay với bạn gái và dùng cần sa và loại nấm gì đó . Nó đã gây ra tai nạn giao Thoòng nghiệm trọng và hiên nay đang ở trong tù đã 3 năm . Qua những bức thư nó gởi cho toi , toi biết nó bệnh rất nặng những suy nghĩ nó rất lệch lạc . Chúng toi rất cố gắng tập trung những thư từ chứng minh nó bị bệnh để nó được chuyển qua bệnh viện tam thần để chữa trị nhưng không chắc được bởi vì nó rất khôn ngoan không ai biết nó bị bệnh nếu không tiếp xúc thường xuyên với nó. Tháng 6 này nó sẽ được ra tù . Con tôi rất cần sự giúp đỡ ! Nó từng là một đứa trẻ Thông minh ,học giỏi ,ngoan ngoãn ,mồ coi cha từ nhỏ nén chịu áp lực rất nhiều về cuộc sống. Đọc được bài này ,toi hy vọng có sự góp ý ,giúp đỡ tự quý vị. . chan thành cảm ơn
****
Trong lịch sử Trung Quốc có một vị tướng tài ba lỗi lạc tên là Khuất Nguyên, ngài có nhiều dự án tiến bộ để cải cách nền văn hóa giáo dục, pháp luật và các vấn đề chính trị. Với tâm huyết muốn làm cho nước nhà được mở mang và phát triển một cách tốt đẹp, nhưng không được nhà vua chấp nhận, bởi một số người dua dối nịnh bợ ngăn cản.
Khuất Nguyên vì nghĩ rằng việc làm của mình là chân chánh, nhưng không được chấp nhận nên đâm ra phiền muộn khổ đau, dẫn đến bực tức bất mãn với cả triều đình, cuối cùng chịu không nổi từ bỏ quan quyền không làm việc. Cuộc sống xã hội luôn tồn tại và phát triển theo lý nhân duyên, nhân quả. Con người không thể muốn mọi vấn đề, sự việc diễn ra theo sự sắp xếp của mình.
Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình đó là một điều lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt có thể giúp ích cho nhiều người. Nhưng tại sao nhà vua không chấp nhận, trái ý nghịch lòng và thường xuyên xảy ra những điều bất như ý là chuyện thường xảy ra trong đời sống con người, ai khéo biết thì cuộc sống có phần an nhàn tự tại. Khuất Nguyên là một kẻ sĩ, nhưng không biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ lại chấp trước quá nặng nề, nên không làm chủ bản thân dẫn đến ngông cuồng thất tha thất thiểu trong sự uất ức tột cùng. Ông ta rày đây mai đó như kẻ mất hồn trong trạng thái buồn chán khổ đau. Trong lúc vật vờ nửa tỉnh nửa say, ông ta gặp một lão chăn bò cũng là một triết gia ẩn dật lâu năm. Lão chăn bò hỏi ông có phải là ngài Tam phu đại nhân không? Ông ta gật đầu. Vì cớ sao ngài tiều tụy thế này, vóc dáng y như người bệnh cau có bất mãn một điều gì đó. Phải,
“Đời đục cả, chỉ một mình ta trong,
Đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh”.
Đời say sao ông không say với người, đời đục thì ông đục theo cớ gì phải tỉnh khi người ta say? Nói xong lão chăn bò bồi thêm cho một bài triết lý về sự đời:
Sông Tương nước chảy trong veo
Thì ta lội xuống rửa lèo mũ ta
Sông Tương nước chảy đục ngầu
Thì ta lội xuống rửa chân của mình.
Cuộc đời là vậy đó, nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì nấu cơm giặt mũ. Sự vật ở mức độ nào, thì ta tiếp ứng theo mức độ đó thì sẽ hài hòa vui vẻ. Hoàn cảnh xã hội có nhiều người ý thức được trách nhiệm chung, thì ta sẵn sàng dấn thân phục vụ để cùng nhau tiến bộ. Ngược lại, sự sống nếu không thuận buồm xuôi gió, thì ta ẩn nhẫn chờ thời chớ một mình chống chọi dễ mang họa vào thân. Sau khi khuyên nhủ lão già ngông nghênh xong, lão chăn bò bỏ đi nơi khác.
Người có chí lớn, khi được ai đó khuyên lơn liền thức tỉnh thay đổi cách sống. Nhưng Khuất Nguyên vì không còn thấy ai là người tốt cả, nếu có sống cũng vô tích sự nên ông ta đành trầm mình xuống sông mà chết.
.....
Khuất Nguyên vì quá vội vã muốn đưa sáng kiến của mình để phục vụ nhân loại, nhưng không được vua chấp nhận thay vì ẩn nhẫn chờ thời và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình. Ông ta bất mãn không đúng chỗ cho nên thất vọng khổ đau đến cùng cực. Quá vội vã đưa ta tới sai lầm nghiêm trọng, sai lầm thì không an ổn, thất vọng thì không còn niềm tin để sống và khổ đau làm cho ta tiều tụy héo mòn, bệnh hoạn và kết cục ta bị hủy diệt nhanh chóng. Thay vì chúng ta có tư duy sáng suốt, nên không vội vã bất mãn mà cố gắng tìm cách thuyết phục bằng hành động thực tế.
Buồn khổ phiền muộn bực tức hay ghét ai trong vội vã, ta dễ bức xúc vì thấy ai cũng là người xấu, nên ôm hận thiên thu mà chịu chết một cách oan uổng và đáng tiếc. Tại sao ta hay vội vã trong mọi công việc, đi cũng vội vã, ngồi cũng lăng xăng, nằm cũng lật đật, ăn uống cũng vội vã cho qua mau để tranh thủ việc khác. Mạng sống của chúng ta dài hay ngắn, an hay không an, tùy thuộc vào sự định tĩnh của ta. Mỗi ngày ta có hai mươi bốn giờ, tám giờ cho ngủ nghỉ, tám giờ cho làm việc, tám giờ còn lại cho ăn uống và hưởng thụ. Ta chỉ dành một giờ cho quán chiếu chiêm nghiệm cuộc sống, hết lòng tận tụy trong mọi công việc thì ta sẽ biết được cái gì nên làm và cái gì không nên. Nhờ có quán chiếu hằng ngày như thế, tâm ta có định tĩnh, có tĩnh lặng sâu nên các dấy niệm bất mãn hận thù không có cơ hội phát sinh, nên ta không bị áp lực của sân hận, do đó biết sống tùy duyên, tùy thời, mà thân tâm ta không bệnh hoạn nên mạng sống lâu dài.
Ngài Khuất Nguyên vì không biết sống tùy duyên, tùy thời mà cố chấp quá mức nên thân tâm bị bốc lửa sân hận, rồi đâm đầu xuống sông mà chết. Chết như vậy chẳng giúp ích gì được cho ai, mà lại còn hại mình vì tâm niệm sân hận quá lớn, nên chắc chắn kiếp tái sinh tới sẽ bị đọa vào địa ngục chịu nhiều đau khổ cùng cực vì cái thấy sai lầm.
Chúng ta có quyền bất mãn, nhưng không bi quan yếm thế mà cần phải bền chí kiên trì làm một việc gì đó thật sự có lợi lạc cho nhiều người. Thế gian là một trường đời ngang trái, thuận theo cũng chết, đi ngược lại cũng chết, chỉ biết mới có thể tồn tại lâu dài. Do đó ta phải biết chuyển hóa tâm niệm xấu bằng cách buông xả chúng, không nên để chúng âm ỉ sôi sục bên trong, mà tạo ra nội kết chán chường thất vọng.
Cuộc đời không hoàn toàn buồn chán khổ đau như nhiều người thường lầm tưởng, chúng ta có thể nghe tiếng gió thổi, thông reo, tiếng chim kêu ríu rít như một bản nhạc lòng hòa cùng niềm vui cho nhân loại, không nên quy kết cuộc đời là hoàn toàn đau khổ, vô tình dẫn ta đến chán nản phiền muộn khổ đau mà nguyền rủa cuộc đời, sao quá bất công. Cuộc đời vẫn đẹp và trong sáng như những vì sao, chỉ có tâm ta vẩn đục làm lu mờ lý trí, ai còn đang vướng mắc trong cái vòng lẩn quẩn ấy hãy nên sáng suốt vượt qua. Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao. Dù đạn bom vẫn gầm thét trong trời đất bao la này. Có hiểu biết chân chánh, có niềm tin vững chắc, ta vẫn vui với dòng đời ngang trái mà không làm tổn hại cho a
No comments:
Post a Comment