Tuesday, March 8, 2016

Veg Eats

Quán chay (Veg eats)


shared http://www.vietnamanchay.com/p/quan-chay-veg-houses.html
Veg Eats features places that offer exclusively vegetarian or vegan foods. 

Please help us enhance this ongoing list by sharing pictures and comments about YOUR favorite veg café/bistro/restaurantInfo@VietnamAnChay.com

Trang Quán Chay sưu tầm những nơi phục vụ toàn thức ăn chay. Hãy chia sẻ ghi nhận và hình ảnh về các quán chay bạn đặc biệt yêu thích nhé!Info@VietnamAnChay.com


Tiệm chay Hải Đăng (Q. Bình Thạnh, Sài Gòn)
VIỆT NAM

BẠC LIÊU:

*Nhân Ái (125 Cách Mạng, Phường 1) - 2.000 đồng

BẾN TRE:

**An Lạc (104A5 Đại lộ Đồng Khởi, Phường Phú Tân) - Miễn phí

BIÊN HÒA:

  1. Thiện Duyên (79/1, Tổ 6, Khu phố 3, Phường Tân Hiệp) - 10.000 đồng
  2. Việt Hoa Trai (193 Hà Huy Giáp, P. Quyết Thắng)
  3. 158/12 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa)


    Người Trường Chay: Bà Quỳnh Lạ (Dì Ngọc) - Biên Hòa

    Cơm chay bình dân
    Bình Nguyên

    [Báo Đồng Nai] - Tính đến nay, bà Quỳnh Lạ (tên thường gọi là dì Ngọc) và người em gái đã bán cơm chay được gần 40 năm. Quán cơm của dì nằm trong hẻm tại địa chỉ 158/12 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa). Thời còn trẻ, chị em dì bán cơm, hủ tiếu chay vỉa hè, khách quen chủ yếu là người dân lao động. Dì Ngọc vẫn thường cho họ ký sổ nợ đến cuối tuần, cuối tháng mới trả một lần dù thời đó dĩa cơm chỉ 50 xu. Sau này, dì mới mở quán tại nhà. Cái duyên để chị em dì Ngọc chọn nghề này kiếm sống là do từ thời còn trẻ, họ đã ăn chay trường và rất thích nấu các món chay.

    Mấy mươi năm qua, quán cơm của chị em dì tuy không có biển hiệu nhưng rất nhiều khách quen vẫn lui tới ăn. Quán vẫn đông mặc dù các món chay của dì nhìn không mấy bắt mắt, bởi được nấu bằng những nguyên liệu rau, củ tươi và không dùng quá nhiều gia vị, hay ướp màu. Khách đến quán xưa nay chủ yếu là dân lao động nên hiện một dĩa cơm đầy đủ các món, dì cũng chỉ tính giá 10 ngàn đồng.

    Dì Ngọc cho biết: “Để món ăn ngon, quan trọng là phải mua được nguyên liệu tươi, chế biến sạch sẽ, nêm nếm khéo. Mình nấu cho bản thân, gia đình như thế nào thì làm cho khách ăn cũng cẩn thận như vậy. Người nấu cũng phải vén khéo ngay trong khâu đi chợ, mùa nào thức nấy thì giá thực phẩm vừa rẻ vừa tươi ngon”. Chị em dì Ngọc thường đi chợ sớm mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày, về chế biến xong là khách vào quán, dọn lên còn nóng hổi, tươi ngon.

    http://www.baodongnai.com.vn/netdepdoithuong/201304/Com-chay-binh-dan-2231950/
BÌNH DƯƠNG:

Tâm Sen (99/13/8c Hai Bà Trưng, Khu phố Đông Tác, Thị xã Dĩ An)

CẦN THƠ:

Quận Ninh Kiều:
  1. An Lạc (Nguyễn Văn Linh, P. Hưng Lợi, khu vực Đại học Cần Thơ) 
  2. Cơm Chay 33 (33 Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
  3. Cơm Chay 81 (81 Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
  4. Cường (9 Đề Thám)
  5. Cường 2 (102 Mậu Thân, P. An Phú)
  6. Đạt (170 Đường 3/2)
  7. Hải Tâm (132 Lý Tự Trọng)
  8. Liên Hoa (23 Lý Tự Trọng)
  9. Pháp Hoa (59 Phan Đình Phùng)
  10. Thanh Tâm (91/3 Đường 30 tháng 4, P. Hưng Lợi)
  11. Thiện Duyên (262 Đường 30/4)
  12. Thiện Lợi (200 Đường 30/4)
  13. Thiện Phước (178 Đường 3/2)
  14. Thuận Tâm (60 Nguyễn Thái Học, P. Tân An)
ĐÀ LẠT:
  1. Âu Lạc (3C Bùi Thị Xuân)
  2. Đại Lộc (272B Phan Đình Phùng, P. 2)
  3. Hoa Sen (56 Phan Đình Phùng)
  4. Hương Sen (46 Trương Công Định)
  5. Nichiren (Nhật Liên) (17 Huỳnh Thúc Kháng)
  6. Sống Xanh (Lô A9 Hải Thượng)
  7. Từ Hạnh (9B Hoàng Văn Thụ)
ĐÀ NẴNG:
  1. A Bé (586 Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê) - 012 1826 5482
  2. Âu Lạc (60 Nguyễn Du, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu) - (0511) 3 887 929
  3. Biển Tình Thương (380 Lê Văn Hiến, Q. Ngũ Hành Sơn) - (0511) 3952 552
  4. Bình Dân (18 Vũ Trọng Hoàng, P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ)
  5. Bình Minh (29 Nguyễn Lương Bằng. Q. Liên Chiểu)
  6. Bình Minh (118 Triệu Nữ Vương, Q. Hải Châu) - (0511) 3 897 567
  7. Bồ Đề (588 Ông Ích Khiêm, P. Dương Nam, Q. Hải Châu) - (0511) 3 828 625
  8. Cô Liên – Mì Quảng Chay (118 Phan Thanh, Q. Thanh Khê)
  9. Cơm Chay Đà Nẵng - Lý Tự Trọng (K152/33 Lý Tự Trọng, Q. Hải Châu)
  10. Diệu Trường (89 Hà Huy Tập, Q. Thanh Khê) - 016 7887 9079
  11. Duy Tân (40 Duy Tân, Q. Hải Châu) - (0511) 3 701 431
  12. Duyên Lành (335 Hải Phòng, Q. Thanh Khê)
  13. Đông Tây (182 Triệu Nữ Vương, P. Dương Nam, Q. Hải Châu) - (0511) 2 211 304
  14. Hoan Hỷ (142/4 Lê Duẩn, Q. Hải Châu) - (0511) 2 217 959
  15. Hương Khách – Đặng Thai Mai (K30/01 Đặng Thai Mai, Q. Thanh Khê) 0905 664 119
  16. Hương Khách – Nguyễn Hữu Thọ (59 Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, gần sân bay Đà Nẵng) - 0934 905 384 – 0905 664 119
  17. Hương Sen (148 Lê Thanh Nghị) 0905116006 – 0913473735
  18. Khai Tâm (352 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu)
  19. Lan Anh (28 Ngô Gia Tự, Q. Hải Châu) - (0511) 3 835 282
  20. Liên Hoa  (49 Lê Hồng Phong, Q. Hải Châu) - (0511) 3 707 331 – 0906 201 912
  21. Nam Định (249 Núi Thành, Q. Hải Châu) - (0511) 3644657
  22. Năm Đào (907 Nguyễn Tất Thành, Q. Thanh Khê) - (0511) 3 714 266 – 0982 344 039
  23. Nga (296 Đống Đa, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu) - (0511) 3 519 388
  24. Ngọc Chi (32 Thái Phiên, P. Phước Ninh, Q. Hải Châu)
  25. Nhân Tâm (89 Nguyễn Huy Tưởng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu)
  26. Như Hiền (18 Phan Thanh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê) - (0511) 3 655 377
  27. Phước Thành (327 Trưng Nữ Vương)
  28. Sen (181 Nguyễn Hoàng, Q. Hải Châu)
  29. Sen – Phú Lộc 6 (Phú Lộc 6, Hòa Minh, Q. Liên Chiểu)
  30. Tâm Nguyện (105 Lê Duẩn)
  31. Tâm Như (14 Tố Hữu, Q. Hải Châu)
  32. Tịnh Tâm Trai (58 Hà Huy Tập, P. Thanh Khê Đông, Q. Thanh Khê) - (511) 3643 572
  33. Thanh Tâm (86 Lê Dun) - (0511) 893244
  34. Thanh Trai (247 Nguyễn Phước Nguyên, Q. Thanh Khê) - 0905 528 068
  35. Thiên Ân (69 Lê Độ, P. Chính Gián, Q. Thanh Khê) - (0511) 3 651 113
  36. Thiên Nga (430 Tôn Đản, P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ)
  37. Thiền Tâm (145 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê) - 0903 692 061 – 0906 702 981
  38. Thiện Duyên  (10 Hoàng Diệu, Q. Hải Châu) - (0511) 3 550 497
  39. Thúy (122 Hoàng Diệu, P. Hải Châu 2, Q. Hải Châu) - (0511) 3 835 662
  40. Ý Thiện (91 Ông Ích Khiêm, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu) - (0511) 3519399
GIA LAI:
Loving Hut Biển Hồ (1052 Phạm Văn Đồng, Pleiku)

HÀ NỘI:

  1. A Di Đà (7 Nguyễn Khắc Nhu)
  2. Adzida (270 Nghi Tàm, P. Yên Phụ, Q. Tây Hồ)
  3. An Lạc (15, Hàng Cót, P. Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm)
  4. An Lạc (98 Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng)
  5. An Phúc (11, Ngõ 131 Thái Hà, Đống Đa)
  6. Aummee (26 Châu Long, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình) 
  7. Âu Lạc (227 Võ Văn Chương, Khâm Thiên)
  8. Bồ Đề Tâm (89B Nguyễn Khuyến)
  9. Bồ Đề Tâm (68 Phạm Huy Thông)
  10. Chú Thắng (108D8, Đặng Văn Ngữ, Q. Đống Đa)
  11. Dakshin (94 Hàng Trống, Hoàn Kiếm)  Món chay Ấn Độ (Indian vegetarian food)
  12. Hà Thành (116, Ngõ 166, Kim Mã, Ba Đình)
  13. Hoa Linh (12, Ngõ 71, Phố Linh Lang, Ba Đình)
  14. Hoa Sen (2, Ngõ 209, Đội Cấn, Ba Đình) - +84 91 324 88 44
  15. Homefood (26 Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng) - (+84) 043 972 9038
  16. Huy Long (59A Lý Tự Trọng, Hà Đông) - 0915 999 683 • Thực phẩm chay đông lạnh, tự tay chế biến
  17. Hương Thủy (19 H5 Khu tập thể Trương Định)
  18. Khai Tuệ (213B Xã Đàn, Q. Đống Đa)
  19. Khải Tường (112 A5, Giảng Võ, Q. Ba Đình)
  20. Khải Tường (289 Kim Mã, P. Giảng Võ, Q. Ba Đình)
  21. Loving Hut An Lạc (8, Ngõ 40, Ngách 2, Tạ Quang Bửu)
  22. Loving Hut Hoa Đăng - Hà Nội (33A Bà Triệu, Hàng Bài. Q. Hoàn Kiếm)
  23. Loving Hut Nguồn Cội (3, Ngách 10, Ngõ 121, Chùa Láng)
  24. Loving Hut Phúc Lạc (84, Ngõ 165, Phố Chùa Bộc)
  25. Loving Hut Thế Giới Chay (4, Ngõ 172, Quán Thánh, Ba Đình)
  26. Loving Hut Thiên Phúc (18, Ngõ 71, Nguyên Hồng, Đống Đa)
  27. Lộc Thảo (12B Đào Tấn)
  28. Mây Trắng (Ngõ 12 Đặng Thai Mai)
  29. Món Chay Hè Phố (66B Trần Hưng Đạo)
  30. Nàng Tấm - Hà Nội (79A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm)
  31. Phở Nấm Thiện Tâm (17C Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân)
  32. Sen Trắng (Nhà biệt thự BT12, làng Việt kiều châu Âu, sau siêu thị Sài Gòn Coop Mart) 
  33. Sen Vàng (12, Ngõ 71 Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình)
  34. Tịnh Xưa (45, Ngõ 236, Đường Khương Đình, Thanh Xuân)
  35. Tune Food (Số 3, Tổ 27, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy)  Cơm chay văn phòng, cỗ & tiệc buffet chay, thực phẩm chay, đặt online
  36. Thiện Phát (91 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm)
  37. Thiện Tâm (389 Giải Phóng, Thanh Xuân)
  38. Trúc Lâm Trai (39 Lê Ngọc Hân, Q. Hoàn Kiếm)
  39. Vegan Style Restaurant - Phong cách Thuần chay (58 Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình) - (+84) 96 896 32 68
  40. Việt Chay Thăng Long (Số 1, Ngõ 26, Nam Thành Công, Đống Đa) - Gần đài Truyền hình Hà Nội
HẢI DƯƠNG:
Loving Hut Hoàng Kim (84 Nguyễn Thị Duệ)

HẢI PHÒNG:

  1. Âu Lạc (107 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân) - (031) 3717511
  2. Loving Hut Biển Thương (214 Vạn Kiếp, Thượng Lý, Hồng Bàng)
  3. Loving Hut Long Hoa (1/213 Lạch Tray, Ngô Quyền)
  4. Loving Hut Thiên Quốc (98 Văn Cao)
  5. Thân Thiện (56 Phan Đăng Lưu, Kiến An) - 5.000 đồng
  6. Thiên Ý (14 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đổng Quốc Bình, Ngô Quyền) - +84 31 3732 918
  7. Vô Thường (Khu Kiều Sơn, Q. Hải An) - +84 90 460 68 88
HUẾ:
  1. Loving Hut Thiên Ý (128 An Dương Vương)
  2. Thiền Tâm (110A Lê Ngô Cát)
  3. Tịnh Gia Viên (20/3 Lê Thánh Tôn)
  4. Đồng Tâm (48/7 Lê Lợi)
  5. Bà Minh (4 Hàn Thuyên)
  6. Bồ Đề (11 Lê Lợi)
  7. Bồ Đề 2 (35/1 Bà Triệu)
  8. Đồng Tâm (48/7 Lê Lợi)
  9. Hồng Nga (3 Hàn Thuyên)
  10. Huế Thương (96 Bà Triệu) - 5.000 đồng
  11. Liên Hoa (3 Lê Quí Đôn)
  12. Thiên Phú (26 Nguyễn Huệ)
  13. Tịnh Tâm (4 Chu Văn An)
  14. Tịnh Tâm (32A Hùng Vương)
  15. Tịnh Tâm (27 Tịnh Tâm)
  16. Ty Thành (1 Hàn Thuyên)
LONG AN:
Cơm Chay 79 (79 Trần Văn Nam, P. 3, Tp. Tân An)

LONG XUYÊN:
  1. Ngọc (86/28 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Long)
  2. Thái Nam Cafe (1 Nguyễn Văn Cưng, P. Mỹ Long)
MỸ THO:
Hủ tiếu chay Cây Đề (22, 24, 30, 32 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 1)

NAM ĐỊNH:
Phúc Thành (153 Hoàng Văn Thụ) - 093 165 0186

NHA TRANG:
  1. Âu Lạc (28C Hoàng Hoa Thám)
  2. Bồ Đề (60 Huỳnh Thúc Kháng)
  3. Cô Tấm (5 Lạc Long Quân)
  4. Chân Nguyên (147 Nguyễn Trãi, P. Phước Tiến)
  5. Thiên Hương (107 Trần Nhật Duật)
  6. Loving Hut Thiên Ý (79 Yersin)
  7. Thiền Duyệt (khuôn viên Chùa Long Sơn)
QUẢNG NINH:
  1. Loving Hut Biển Tình Thương (76 Trần Nhân Tông, Uông Bí)
  2. Loving Hut Hoàng Kim (149 Cao Thắng, Hòn Gai)
  3. Loving Hut Lối Sống Mới (104 Trần Phú, Cẩm Tây, Cẩm Phả)
  4. Loving Hut Lối Sống Mới (857 Trần Phú, Cẩm Thạch, Cẩm Phả)
  5. Nàng Tấm – Yên Tử, Quang Ninh (Nhà ga cáp treo Yên Tử)
SÀI GÒN:

Quận 1:

  1. 339 Quán (339 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho)
  2. An Lạc Chay (175/1 Phạm Ngũ Lão, P. Phạm Ngũ Lão)
  3. An Nhiên 2 (94 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao)
  4. Bu Đa Nguyên Thủy (175/16 Phạm Ngũ Lão)
  5. Buddha Chay (31 Đặng Tất, P. Tân Định) - Quán chay của nữ ca sĩ Phi Nhung
  6. Cát Tường (15 Bis Trần Khánh Dư, P. Tân Định)
  7. Cây Bồ Đề (175/6 Phạm Ngũ Lão)
  8. Cơm chay Xã hội Cường Béo (151/4 Tôn Thất Đạm, P. Bến Nghé) - 5.000đ 
  9. Chị Củ (18 Trần Đình Xu)
  10. Đào Viên (63B Trần Đình Xu, P. Cầu Kho)
  11. Định Ý (171B Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh)
  12. Giác Duyên - Nguyễn Huy Tự (22 Nguyễn Huy Tự, P. Đakao)
  13. Góc Đông Dương (43 Trần Nhật Duật, P. Tân Định)
  14. Halo (18A1/4 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao)
  15. Hoa Khai (126 Nguyễn Cư Trinh, P. Nguyễn Cư Trinh)
  16. Hoan Hỉ (30/10 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho)
  17. Loving Hut Hoa Đăng - Sài Gòn (38 Huỳnh Khương Ninh, P. Đakao)
  18. Mandala (110 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành)
  19. Nàng Tấm (79 Bis, Hẻm 77, Điện Biên Phủ)
  20. Ngọc Linh (45A Mạc Đỉnh Chi, P. Đakao)
  21. Pháp Hoa (200 Nguyễn Trãi)
  22. Phương Mai (7 Phan Chu Trinh, P. Bến Thành) - Đối diện cửa Tây chợ Bến Thành
  23. Rôu (37B Cô Bắc)
  24. Sen (171 Nguyễn Thái Học, P. Phạm Ngũ Lão)
  25. Tib Chay (170 Trần Quang Khải, P. Tân Định)
  26. Tín Nghĩa (9 Trần Hưng Đạo)
  27. Thanh Tịnh (252 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình)
  28. The Organic (54 Lý Văn Phức, P. Tân Định)
  29. Thiện Chay (82 Trần Quang Khải, P. Tân Định) - Nhóm Thiện Nguyện 
  30. Thiên Nguyên (174 Calmette, P. Nguyễn Thái Bình)
  31. Vô Thường (68/8 Trần Quang Khải, P. Tân Định)
  32. Yêu Thương (174/4 Lê Lai, P. Bến Thành)
  33. Zen (185/30 Phạm Ngũ Lão)
Quận 2:
  1. Bát Nhã (615 Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái)
  2. Diệu Giác (6/10 Trần Não, P. Bình An)
Quận 3:
  1. An Nhiên 3 (16 Lê Ngô Cát, P. 7)
  2. Cơm Chay 40 (332 Lê Văn Sỹ, P. 13)
  3. Cơm Tấm Chay - Nguyễn Thượng Hiền (96 Nguyễn Thượng Hiền, P. 5)
  4. Giác Đức (492 Nguyễn Đình Chiểu, P. 4)
  5. Hoan Hỷ Chay (290/23 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 8)
  6. Hum (32 Võ Văn Tần, P. 3)
  7. Lá Bồ Đề (108/39 Trần Quang Diệu, P. 14)
  8. Mani (291/2 Võ Văn Tần, P. 5)
  9. Nàng Tấm (384/40 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 8)
  10. Quang Thảo Ẩm Thực Chay (242 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6)
  11. Quang Thảo Chay 2 (331/4A Lê Văn Sỹ, gần Khách sạn Ramana, P. 13)  Cuối tuần có nhạc
  12. Saigon Vegan (378/3 Võ Văn Tần, P. 5)
  13. Sivali (590/E14 Cách Mạng Tháng 8, P. 11) - Đối diện Công viên Lê Thị Riêng
  14. Tịnh Tâm Trai (170A Võ Thị Sáu)
  15. **Thiện Tâm (Đường Hoàng Sa, gần cầu Lê Văn Sỹ) - Miễn phí
  16. Vạn Duyên (206 Nguyễn Thiện Thuật)
  17. Việt Chay (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khuôn viên Chùa Vĩnh Nghiêm)
Quận 4:
  1. Âu Lạc (60 Tân Vĩnh, P. 6)
  2. Pizza & Hamburger Chay (F20 cư xá Vĩnh Hội, Bến Vân Đồn, P. 5)
  3. Trăng Sen Quán (50 Hoàng Diệu, P. 12)
  4. Từ Bi (20B Nguyễn Thần Hiến , P. 18)
Quận 5:
  1. Âu Lạc (005 Tản Đà, P. 10)
  2. Bồ Đề 2 (157 Trần Tuấn Khải, P. 5)
  3. Chân Phương (322 Cao Đạt, P. 1)
  4. Diệu Thiện (437 Nguyễn Chí Thanh, P. 15, khu vực Chợ Rẫy)
  5. Giác Duyên (133B Nguyễn Chí Thanh, P. 9)
  6. Giác Nguyên (360 Trần Phú, P. 7)
  7. Hoa Mộc Lan (433 Nguyễn Chí Thanh, P. 15)
  8. Hoa Thiện (1M Bà Triệu, P. 12)
  9. Huệ Bảo - Nguyễn Trãi (926 Nguyễn Trãi, P. 14)
  10. Lục Diệp - Nguyễn Tri Phương (149/19 Nguyễn Tri Phương, P. 8)
  11. Minh Anh (93 Bùi Hữu Nghĩa, P. 5)
  12. Phật Hữu Duyên (527 Nguyễn Trãi, P. 7)
Quận 6:
  1. Cô Thù 169 (169 Phạm Phú Thứ, P. 4)
  2. Cơm Chay - Hủ Tíu Chay (18 Lô A Lý Chiêu Hoàng, P. 10)
  3. Cơm Chay Số 7 (30T Lê Quang Sung, P. 6, khu vực Chợ Lớn)
  4. Cơm Chay Số 7 - Mai Xuân Thưởng (235C Mai Xuân Thưởng, P. 6)
  5. Dì Bảy An Đông (166B Bãi Sậy, P. 1)
  6. Hoa Từ Bi 2 (22 Lê Tuấn Mậu, P. 13)
  7. Thiên Phúc (35 Tân Hòa Đông, P. 14)
  8. Thiên Phước (392 Gia Phú, P. 3)
  9. Thiền Duyệt (175A Phạm Văn Chí, P. 3)
Quận 7:
  1. Đức Hiền (04 - 06 Nội khu Hưng Gia 3, Bùi Bằng Đoàn, P. Tân Phong)
  2. Nấm Thiên Đàng (268 Lê Văn Lương, P. Tân Hưng) - +84 8 6671 3777
  3. Pháp Uyển 2 (72/1B Lâm Văn Bền, P. Tân Thuận Tây)
  4. Trăng Sen (213 Lê Văng Lương, P. Tân Kiểng)
Quận 8:
  1. Hoa Thiện - Bùi Minh Trực (148A Bùi Minh Trực, P. 5)
  2. Kim Anh - Bùi Minh Trực (186 Bùi Minh Trực, P. 5)
  3. Phước Duyên (53 Trương Bá Trạc, P. 2)
Quận 10:
  1. Bà Hạt (390 Bà Hạt, P. 4)
  2. Bình An (49 Ngô Quyền, P. 6)
  3. Chân Tình (444 Nguyễn Tri Phương, P. 4)
  4. Chung cư Ngô Gia Tự
  5. Cơm Chay 117 (117 Hồ Bá Kiện, P. 15)
  6. Đóa Sen Vàng (175B Cao Thắng nối dài, P. 12)
  7. Giác Hoa (454/4 Sư Vạn Hạnh, P. 9)
  8. Hoa Sen (488 Hòa Hảo, P. 5)
  9. Huệ Hạnh (169 Sư Vạn Hạnh, P. 12)
  10. Hương Thiền (B10 Trường Sơn, Cư xá Bắc Hải, P. 15)
  11. Liên Hoa Chay (497/35 Sư Vạn Hạnh nối dài, P. 12)
  12. Nhuận Thành (30 Hòa Hưng, P. 12)
  13. Phát Huy (210 Ngô Quyền, P. 8)
  14. Phúc Ấn An Gia (163/21/3 Tô Hiến Thành, P. 13)  Có buffet chay 
  15. Quảng Đức (599 Cách Mạng Tháng 8, P. 15)
  16. Quỳnh Mai (1 Trần Minh Quyền, P. 10)
  17. Sài Gòn Phố Chay (781/C3 Lê Hồng Phong nối dài, P. 12)
  18. Sân Mây (252/43 Cao Thắng, P. 12)
  19. Thanh Ái (264 Bà Hạt, P. 9)
  20. Thanh Lương (545A Đường 3/2, P. 8)
  21. Thiên Quốc Chay (421/8 Sư Vạn Hạnh nối dài, P. 12)
  22. Thiện Tâm - Sư Vạn Hạnh (389 Sư Vạn Hạnh nối dài, P. 12)
  23. Thôi Kệ (172 Bà Hạt) - 0909 017 075
  24. Thuyền Tịnh (334 Nguyễn Duy Dương, P. 9)
  25. Từ Viên (257 Sư Vạn Hạnh, P. 12)
  26. Tường Quang (725 Đường 3/2, P. 6)
  27. Vajra (711 Lê Hồng Phong nối dài, P. 12)  Nhà hàng chay Tây Tạng
  28. Viên Giác (121 Nguyễn Tiểu La, P. 5)
Quận 11:
  1. Bồ Đề (36B Đường số 2, Cư xá Lữ Gia, P. 15)
  2. Giác Hương (113 Âu Cơ, P. 14)
  3. Healthy World 2 (237/6 Đỗ Ngọc Thạnh, P. 6)
  4. Hương Viên Quán (145 Tôn Thất Hiệp, P. 13)
  5. Hữu Duyên - Tôn Thất Hiệp (231 Tôn Thất Hiệp, P. 12)
  6. Thảo Tuyền - Tuệ Tĩnh (178 Tuệ Tĩnh, P. 12)
  7. Thiên Phước (62 Nguyễn Chí Thanh, P. 16) - 5.000 đồng 
  8. Tịnh Ngọc (89 Đường 100 Bình Thới, P. 11)
  9. Tịnh Tâm - Hàn Hải Nguyên (391 Hàn Hải Nguyên, P. 2)
Quận 12:
  1. Diệu Thiện IV (201 Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất)
  2. Hoàng Nhi (2/56 Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc)
  3. Thái Bình (74 Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận)
Quận Bình Tân:
  1. Hòa Hảo (656 Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông A)
  2. Thiên Phước 2 (134 Đường Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B) - 5.000 đồng
  3. Thiên Phước - Lê Văn Quới (148 Lê Văn Quới, P. Bình Hưng Hòa A)
Quận Bình Thạnh:
  1. Bằng Hữu (375 Phan Văn Trị, P. 11)
  2. Bếp Chay Phạm Hồng Phước (140 Trường Sa, P. 15)
  3. Bồ Đề (28 Võ Trường Toản, P. 2, khu vực Chợ Bà Chiểu)
  4. Bửu Đức (125/26 Nguyễn Cửu Vân, P. 17)
  5. Cơm Chay 234 (234 Phan Văn Trị, P. 12)
  6. Diệu Thảo (30 Trịnh Hoài Đức, P. 1)
  7. Hải Đăng (131 Đường D1, P. 25)
  8. Healthy World 1 (237 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17)
  9. Healthy World 5 (11-13A Nơ Trang Long, P. 7)
  10. Huệ Tâm (361 Nơ Trang Long, P. 13)
  11. Hữu Duyên - Nơ Trang Long (489 Nơ Trang Long, P. 13)
  12. Khai Tâm (201 Lê Quang Định, P. 7)
  13. Nguyên Hạnh (387A Điện Biên Phủ, P. 25)
  14. Pháp Uyển 1 (17/4 Nguyễn Huy Tưởng, P. 6)
  15. Phát Huệ (301 Lê Quang Định)
  16. Phạm Hồng Phước (140 Trường Sa, P. 15)
  17. Phương Tịnh (215 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17)
  18. Sức Khỏe Là Vàng (31 Đường D5, P. 25)
  19. Tịnh Độ (5 Phú Mỹ, P. 22, khu vực Cầu Thủ Thiêm)
  20. Tịnh Tâm (136 Nơ Trang Long)
  21. Thanh Tâm (85 Huỳnh Đình Hai, P. 14)
  22. Thiên Nhiên (155 Lê Quang Định, P. 4, khu vực Ngã 5 Bình Hòa)
  23. Thiên Ý (40 Bis Vạn Kiếp, P. 3)
  24. Thiện Đông (21 hẻm Đống Đa, Điện Biên Phủ, P. 25)
  25. Trâm Anh (21 Nguyễn Thiện Thuật, P. 14)  Bánh mì chay
  26. Viên Minh (319/A2 Nơ Trang Long, P. 13)
Quận Gò Vấp:
  1. An Lạc Viên (65 Quang Trung)
  2. An Nhiên 1 (8A-10 Phạm Ngũ Lão)
  3. Huệ Tâm (144 Nguyễn Thái Sơn, P. 4)
  4. Minh Tâm (203 Lê Đức Thọ, P. 17)
  5. Thành Đạt (132 Đường số 3, P. 16)
  6. Thiên Trường (160 Lê Hoàng Phát, P. 17)
  7. Thiện Tâm (731 Quang Trung , P. 12)
  8. Việt 2 (240 Nguyễn Văn Lượng, P. 10)
Quận Phú Nhuận:
  1. Bồ Đề (140 Thích Quảng Đức, P. 4)
  2. Bồ Đề Chay (103 Phan Xích Long, P. 2)
  3. Đậu Chay Quán (204 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5)
  4. Hoằng Pháp (237 Thích Quảng Đức, P. 5)
  5. Hương Sen (134 Hồ Văn Huê)
  6. Lá Tía Tô (1 Hoa Sứ, P. 7)
  7. Liên Khai (49A20 Phan Đăng Lưu, P.7) 
  8. Long Hoa (69 Thích Quảng Đức, P. 4)
  9. Như Ý (113 Thích Quảng Đức, P. 4)
  10. Tây Lâm (121 Hồ Văn Huê, P. 9) 
  11. Thanh Phương (255 Thích Quảng Đức, P. 4)
  12. Thiên Phước 4 (K11 Cư xá Nguyễn Đình Chiểu, Đường Lê Tự Tài, P. 4) • 5.000đ, cơm thêm, trà đá miễn phí
  13. Thuyền Viên (13 Nguyễn Văn Đậu)
  14. Thư Pháp (237 Thích Quảng Đức, P. 4)
  15. Vô Thường (50D Hoa Cau, P. 7)
Quận Tân Bình:
  1. An Lạc (241 Bàu Cát, P. 12)
  2. Ánh Ngọc (18 Bùi Thị Xuân, P. 2)
  3. Ấn Tâm (18 Đường A4, P. 12)
  4. Bồ Đề - Âu Cơ (68 Âu Cơ, P. 9, khu vực Phú Thọ)
  5. Chân Tâm (88 Bắc Hải, P. 6)
  6. Diệu Hiền (74 Núi Thành, P. 13)
  7. Diệu Tâm (602 Âu Cơ, P. 10)
  8. Duyên Đạo (95 Nguyễn Hồng Đào)
  9. Đậu Homemade (29 Hồng Hà, P. 2)
  10. Đóa Sen Vàng - Bắc Hải (154 Bắc Hải, P. 6)
  11. Hoa Tâm (6 Nguyễn Hiến Lê. P. 13) - 0903.827.457
  12. Hoa Tâm - Trượng Công Định (95 Trương Công Định, P. 15)
  13. Hoa Viên (204 Đồng Đen, P. 14)
  14. Hòa Hảo (577 Lạc Long Quân, P. 10)
  15. Hủ tiếu chay Cây Đề (315 Lê Văn Sỹ)
  16. Loving Hut Thiên Ân (40 Bùi Thị Xuân, P. 2)
  17. Lục Diệp (130 Âu Cơ, P. 9)
  18. Như Toàn (293/38 Bàu Cát, P. 12)
  19. Phật Ngọc (127 Ba Vân, P. 14)
  20. Phước Hòa (794 Lạc Long Quân, P. 9)
  21. Sen Việt 2 (72 Bình Giã, P. 13)
  22. Tịnh Tâm - Bình Giã (96 Bình Giã, Q. Tân Bình)
  23. Việt (46 Hồng Hà, P. 2)
  24. Việt Đan 3 (76 Bình Giã, P. 13)
Quận Tân Phú:
  1. 24 Cafe, Cơm Chay, Kem (24A Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh)
  2. Cơm Chay 337 (337 Nguyễn Sơn, P. Phú Thạnh)
  3. Diệu Châu (93 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh)
  4. Diệu Lộc (442B Nguyễn Sơn)
  5. Duyên Giác (84/18 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì)
  6. Định Hương (7 Hoàng Thiều Hoa)
  7. Đóa Sen Vàng - Tân Phú (05 Trần Hưng Đạo, P. Tân Thành)
  8. Hoa Từ Bi 1 (110/32/1 Tô Hiệu, P. Hiệp Tân)
  9. Hoàng Kim (348 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh)
  10. Hủ tiếu chay Cây Đề (01 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì)
  11. Hương Duyên (128A Tân Kỳ Tân Quý, P. Sơn Kỳ)
  12. Hương Sen - Nguyễn Sơn (110 Nguyễn Sơn, P. Phú Thọ Hòa)
  13. Loving Hut Hoa Thiên Đường (15 Đường D10, P. Tây Thạnh)
  14. Minh Hoàng (294 Vườn Lài, P. Phú Thọ Hòa)
  15. Ngọc Hạnh (2 Huỳnh Văn Một, P. Hiệp Tân)
  16. Thanh Tâm - Thoại Ngọc Hầu (311 Thoại Ngọc Hầu, P. Hiệp Tân)
  17. Thiên Ấn (42A Lũy Bán Bích, P. Tân Thới Hòa)
  18. Thiên Ý (78 Nguyễn Cửu Đàm, P. Tân Sơn Nhì)
  19. Thuận Duyên (247 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì)
  20. Tình Thương (533D Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ)
  21. Tịnh Tâm - Trịnh Đình Trọng (75 Trịnh Đình Trọng, P. Phú Trung)
Quận Thủ Đức:

Kỳ Duyên (120, KP3 Tô Ngọc Vân, P. Linh Tây)
Thiên Quan (47 Đặng Văn Bi, P. Trường Thọ)

SÓC TRĂNG:

  1. Chân Thiện Mỹ (100 Trần Bình Trọng, P. 2)
  2. Minh Ngọc (22 K4 Calmette, P. 6)
  3. Thiện Tâm (101 Trương Công Định, P. 2)
TÂY NINH:
  1. Bửu Minh (gần Cửa 2 Tòa Thánh)
  2. Long Hoa (240 Lý Thường Kiệt, Hòa Thành)
  3. Phú Thịnh (393 Nguyễn Văn Linh, Trường Tây, Hòa Thành)
  4. Phước Hiệp (68 KP4, Nguyễn Thái Học, P. 3)
  5. Phước Huệ (gần Cửa 4 Tòa Thánh đi ra 500m phía tay phải)
  6. Tình Thương (đường Phạm Hùng, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, gần Trung tâm Y tế huyện Hòa Thành) - 3.000 đồng
  7. Tri Ân (Nguyễn Văn Rốp, KP 4, P. 4) - Cách đường CMT8 1km - 0973430734
  8. Út Huyền (gần Cửa 1 Tòa Thánh)
TIỀN GIANG:
Thanh Tú (Ấp 5, Xã Phú An, Huyện Cai Lậy, QL 1, vô đường Cái Bè 500m)  Phở, hủ tiếu chay

THANH HÓA:

Loving Hut Thân Thiện (21 Tống Duy Tân)

TRÀ VINH:

Định Ý (152 Trần Quốc Tuấn, P. 2)
Thanh Đạm (17 Tô Thị Huỳnh, P. 1)

VINH:
Song Đức (90 Phan Chu Trinh)

VĨNH LONG:
**Ngọc Nhẫn (cổng Tịnh xá Ngọc Nhẫn, 68 Đinh Tiên Hoàng, P. 8) - Miễn phí

Bổ sung:
CÀ MAU:
Quán Chay "Âu Lạc" 
Phường 2, Phan đình Phùng Chợ Cà mau 

***
shared http://www.vietnamanchay.com/2012/05/tin-vui-chay-bua-com-rau-xanh-va-au-phu.html

Tin Vui Ăn Chay: Bữa cơm rau xanh và đậu phụ của đại gia Việt

Successful Vietnamese businessmen are choosing the vegetarian diet for physical health and inner peace.

Bữa cơm rau xanh và đậu phụ của đại gia Việt
La Hoàn

 - Khi nói đến doanh nhân thành đạt, ai cũng nghĩ họ "lắm tiền" nên chỗ ăn chơi, nghỉ ngơi đều sang trọng, đắt tiền cả. Ít ai biết rằng vẫn có những bữa cơm của "người giàu" chỉ có cơm trắng, rau xanh và đậu phụ. Họ chọn cách ăn chay để giữ gìn sức khỏe và tìm sự bình yên trong tâm hồn.

Doanh nhân cũng ăn chay trường

Là chủ của một doanh nghiệp lớn, thường xuyên phải gặp đối tác và các vị chức sắc, khó tránh khỏi bia rượu, tiệc tùng nhưng doanh nhân Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group vẫn chọn cách ăn chay trường. Với vị doanh nhân này, ăn chay là một cách để kiềm chế tâm mình, để mình bớt dục vọng, bớt dần những ý niệm không tốt trong tâm, phần khác cũng là thanh lọc cơ thể, là cách để thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Hẳn nhiều người sẽ băn khoăn mà đặt câu hỏi rằng, tại sao doanh nhân lắm tiền, nhiều của như vậy lại không hưởng thụ sơn hào hải vị, mà phải "chịu khổ" ăn cơm trắng với rau xanh? Ít ai biết rằng, nhiều "ông chủ" tìm đến ăn chay giống như một phương thuốc để chữa "tâm bệnh".

"Cuộc sống của doanh nhân vốn nhiều áp lực, áp lực cạnh tranh, áp lực kiếm tiền, kiếm tiền cho mình và cho doanh nghiệp. Ăn chay, ngồi thiền giúp họ cân bằng cuộc sống, tìm thấy sự tĩnh tại trong tâm hồn", Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân tích.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, hiện nay có hàng nghìn doanh nhân thành đạt đã quy y tam bảo, họ cũng ăn chay, ngồi thiền và dành thời gian tu tập giống như các Phật tử khác. Nhưng do đặc thù công việc, phải tiếp đối tác, lãnh đạo nên việc ăn chay của doanh nhân tùy vào điều kiện từng người, người ăn chay trường, người ăn chay thường xuyên theo lịch.

"Những doanh nhân này thường có tâm thiện, đi đâu họ cũng hay giúp đỡ người khác, làm nhiều việc có ích, việc thiện cho xã hội. Trong doanh nghiệp của họ, họ đối xử với công nhân, cộng sự rất tốt. Đoàn kết, hòa hợp, tôn trọng nhau chứ không phân biệt rõ chủ - tớ một cách rõ rệt như một số doanh nghiệp khác", Hòa thượng nói.

Việc ăn chay của doanh nhân giờ đây đã không còn là chuyện xưa nay hiếm. Thậm chí họ không dùng sơn hào hải vị mà dùng luôn đồ chay để tiếp đối tác của mình.

"Tôi cũng gặp không ít những khó khăn khi gặp đối tác vào thời gian đầu ăn chay. Nhưng rồi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, các đối tác của tôi đã hiểu tôi. Những lúc tôi có dịp ra nước ngoài hoặc họ về Việt Nam, họ mời tôi đi dùng cơm hay tôi mời họ dùng cơm thì họ sẽ hiểu rằng tôi dùng chay và tôi sẽ chọn quán cơm chay để mời họ. Vô tình tôi có thêm những người bạn cùng ăn chay với mình", doanh nhân Lê Phước Vũ từng chia sẻ.

Tìm lại cân bằng, tĩnh tại

Có tiền, có địa vị nhưng không phải doanh nhân nào cũng có hạnh phúc trọn vẹn. Nhiều khi những lo toan công việc, áp lực cạnh tranh, áp lực kiếm thật nhiều tiền khiến họ rơi vào những "hố đen" như chơi xấu đối thủ, xả thải vào môi trường. Thậm chí có những doanh nhân còn bị trầm cảm, tâm thần vì những áp lực nặng nề này.

Dành thời gian để ăn chay, ngồi thiền, tu tập theo giáo lý nhà Phật chính là cách mà nhiều doanh nhân lựa chọn để tìm lại sự cân bằng, tĩnh tại cho tâm hồn.

Trần Xuân Kiên - TGĐ Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh chia sẻ: "Sau một thời gian tu tập theo giáo lý nhà Phật, tôi thấy thanh thản hơn trong suy nghĩ, trong hành động. Tôi nhận ra là giá trị của cuộc sống không phụ thuộc vào thời gian sống dài hay ngắn, sống sướng hay khổ, giàu sang hay nghèo khổ. Quan trọng nhất là khi sống mình đã được trải nghiệm hết các cung bậc của cảm xúc chưa, đã khai phá hết năng lực của chính bản thân mình hay chưa. Và khi mình chết đi có để lại giá trị (không phải để lại tài sản) gì cho gia đình và xã hội hay không? Điều đó mới quan trọng, và đó mới là giá trị của cuộc sống".

Thấm nhuần triết lý của nhà Phật, ông Kiên luôn ứng dụng luật nhân quả vào chiến lược kinh doanh của mình. "Làm gì tôi cũng luôn tâm niệm rằng Nhân hôm nay sẽ tạo ra Quả trong tương lai. Vì vậy làm gì cũng cần phải gieo Nhân tốt thì Quả sẽ tốt. Triết lý này được áp dụng xuyên suốt trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh, trong cách đối xử với khách hàng, với nhân viên, với đối tác", ông Kiên nói.

Với Tiến sĩ Đặng Đức Dũng, Tổng giám đốc Apec Kangaroo Group cũng vậy, tu tập theo triết lý nhà Phật giúp ông tìm thấy sự tĩnh tại, cân bằng và thực sự nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.

Ông Dũng chia sẻ: "Chúng ta quá bận rộn với cuộc sống, công việc hàng ngày nên những việc dành cho chăm sóc bản thân đôi khi trở thành xa xỉ. Vì vậy, dù bận rộn, tôi luôn có khoảng thời gian dành cho nghiên cứu về đạo Phật, các triết lý, đạo lý, những giá trị mà đạo Phật mang lại cho cuộc sống. Đạo cho tôi sức mạnh bền bỉ hơn, lạc quan và niềm tin, ngoài công việc, đó là một không gian riêng để thư thái và thêm sức mạnh cho chặng đường dài".

"Cuộc sống luôn vận động nên tôi tin mỗi người trong chúng ta đều đang phấn đấu để luôn được sống hạnh phúc, luôn được sống thanh nhàn. Nói là thế nhưng những gì chúng ta đang có, hãy trân trọng, vì đó chính là những giá trị rất thực tế, rất đời mà chỉ riêng chúng ta có được. Đạo Phật dạy chúng ta biết phấn đấu bền bỉ, biết yêu thương và biết chừng mực, biết tìm ra niềm vui trong bất kỳ hoàn cảnh nào", ông Dũng chia sẻ thêm.

Doanh nhân cũng như bao người khác, mục đích sống của cuộc đời là tìm kiếm hạnh phúc. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực cạnh tranh, ăn chay, ngồi thiền, tu tập theo giáo lý nhà Phật là cách giúp họ tìm thấy sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/71739/bua-com-rau-xanh-va-dau-phu-cua-dai-gia-viet.html

***

FRIDAY, DECEMBER 20, 2013

Vì Sao Ăn Chay: Pháp sư Tinh Vân giảng về ăn chay

The Venerable Master Hsing Yun says the most important point of adopting a veg diet is to nurture one's compassion.

Pháp sư Tinh Vân giảng về ăn chay
Thoại Tu dịch (Chùa Hiếu Quang)

Pháp sư Tinh Vân nhận lời mời phỏng vấn của người dẫn chương trình nổi tiếng Lý Tinh Ngọc thuộc Đài truyền hình vệ tinh Nhân gian, nhằm chia sẻ quan niệm và thói quen ăn uống.

Tin rằng cuộc đối thoại tự do tâm linh dưới đây sẽ làm sống lại tính linh trí huệ đã bị giấu kín bấy lâu trong tâm mọi người.

Lý Tinh Ngọc: Xin hỏi Pháp sư, Ngài ăn chay được bao lâu rồi ạ?

Pháp sư Tinh Vân: Tôi ăn chay từ lúc mới sinh ra cho đến nay. Tôi lớn lên gặp thời loạn lạc, thời ấy lương thực vô cùng thiếu thốn, thế nên tôi đã từng ăn cháo bã lúa mạch, mỗi ngày ba bận thường ăn củ đậu thay cơm đến nỗi sợ phát khiếp! Sau đó tôi xuất gia vào năm 12 tuổi, tuy sống trong chùa nhưng hằng ngày vẫn ăn cháo thay cơm, một tháng ăn chưa đến một miếng đậu hủ hay một ít thức ăn chay. Nếu hôm nào may mắn có mấy miếng bã đậu hủ thì chúng tôi bỏ vào nồi xào qua xào lại và ăn rất ngon lành, nếu không có củi thì mang chúng ra ngoài phơi nắng, ngay cả loài chim sẻ cũng thường bay đến ăn. Thậm chí chúng còn đại tiểu tiện vào đấy nên khi ăn thường gặp nhiều dòi bọ, song một mặt nào đấy cũng còn có vị mằn mặn của thức ăn.

Sống những năm tháng như thế nhưng chẳng có bệnh tật gì. Tôi nghĩ, có lẽ do mỗi ngày trước khi ăn đều niệm Phật trì chú, nhờ đó mà có sự gia trì bảo hộ của chư Phật.

Lý Tinh Ngọc: Hiện nay dường như việc ăn chay đã trở thành một nét văn hóa khá thịnh hành, ngoài phạm vi bao gồm nền văn hóa Trung Hoa ra, còn mở rộng đến các nước Âu Mỹ. Vậy Ngài có thể nói khái quát một chút về văn hóa ăn chay được không ạ?

Pháp sư Tinh Vân: Hiện nay khắp thế giới đang thịnh hành văn hóa (mốt) ăn chay, nhiều người nhờ ăn chay mà có sức khỏe dồi dào, thân thể xinh đẹp. Theo nghiên cứu của y học, ăn chay rất có lợi cho sức khỏe, vả lại nó còn tăng thêm nhiều sức đề kháng, nuôi dưỡng tâm tính ôn hòa từ bi. Những vị Hòa thượng nhờ ăn chay nên tinh thần họ vô cùng thoải mái, nguyên nhân vì sao ư? Điểm quan trọng nhất của việc ăn chay chính là để nuôi dưỡng lòng từ bi, từ việc làm tịnh hóa tâm hồn cho đến giảm dần tâm sân giận, mới đạt đến trạng thái an nhiên tự tại.

Đối với văn hóa ăn chay của phương Tây, theo tôi được biết thì ở Mỹ có một khu phố chỉ cho bán những thức ăn chay chứ không cho bán những thức ăn mặn, dù họ chẳng phải là tín đồ Phật giáo, hoàn toàn chỉ đứng trên phương diện sức khỏe mà mở rộng việc ăn chay. Tuy Phật giáo đề xướng việc ăn chay khá sớm, nhưng thời kỳ tối sơ của đức Phật cũng không ăn chay, bởi vì thời bấy giờ chỉ dựa vào phương thức khất thực “duyên đồ thác bát” – các tín đồ cúng gì thì ăn cái đó mà thôi. Có hai nguyên nhân khiến Phật giáo đề xướng vấn đề ăn chay:

Nho gia có câu: “Kiến kỳ sinh, bất nhẫn kiến kỳ tử; văn kỳ thanh, bất nhẫn kiến kỳ nhục” – nghĩa là thấy con vật đang sống chứ không nỡ thấy con vật bị giết; nghe tiếng con vật kêu, không nỡ ăn thịt con vật ấy.

Trong kinh điển Phật giáo cũng đề cập đến vấn đề không muốn đoạn mất hạt giống từ bi, vì lòng từ bi chính là không giết hại sinh mạng của loài động vật.
Tuy nhiên có người cho rằng loài thực vật cũng có mạng sống, có tình cảm. Nếu đã bảo không sát sinh, không giết loài động vật thì cũng không nên giết loài thực vật mới đúng. Thực ra, mạng sống của loài thực vật được gọi là “sinh cơ” nghĩa là có cơ hội thì có thể sinh trưởng nên khác với loài có sinh mạng, sinh mạng là loài “hữu tâm” (có ý). Ví như khi bạn nhìn thấy loài heo, ngựa, trâu, dê bị giết, chúng có cảm giác vô cùng sợ hãi, nhưng loài thực vật lại rất “vô tâm”, tuy chúng có sự phản ứng của sống chết, nhưng không có cảm giác khổ vui, cho nên phân định ra sự sát sinh cũng có “hữu tâm” và “vô tâm” vậy.
Ăn chay, ngoài việc xuất phát từ lòng từ bi ra, điều quan trọng nhất vẫn là tôn trọng mạng sống của hết thảy mọi loài chúng sinh vậy.

Ăn chay khiến cho con người luôn có nét mặt từ bi và an lạc hạnh phúc.

Lý Tinh Ngọc: Ăn chay, ngoài việc giúp cho bản thân có sức khỏe ra, còn có mặt lợi ích nào nữa không ạ?

Pháp sư Tinh Vân:  Anh thấy hiện nay một số người ăn thịt và thứ tanh đủ loại các thứ, gọi là cách ăn biến hóa cá sống ba mươi món hay hải sản mười món gì đấy, vân vân, khiến cho tâm người trở nên biến thái hoàn toàn.

Có một số phụ huynh khi dẫn con đi chơi thường bắt những con cua nhỏ hay cá nhỏ cho con chơi, có một số người còn lật ngược cá lại, những người khác thì bóc vỏ cua ra để chơi cho đến chết mới thôi, như thế sẽ khiến cho những đứa trẻ nầy từ khi nhỏ đã huân thành thói quen không biết tôn trọng mạng sống của các loài sinh vật. Chúng đã không biết sinh mạng đáng quý nhường nào, nên sau nầy lớn lên sẽ càng không biết tôn trọng mạng sống của mọi loài, thậm chí làm những ác hạnh như giết người cũng có thể xảy ra vậy.

Phật giáo không khuyến khích hết thảy mọi người phải ăn chay, nhưng lại chủ trương không nên sát sinh. Chúng ta có thể mua những thức ăn bán sẵn để ăn, nhưng tự mình không được sát sinh. Các bậc cha mẹ nên dạy dỗ con cái, ngay từ nhỏ nên hình thành thói quen tôn trọng mạng sống là đáng quý, phải có thói quen thương yêu những sinh mạng bé nhỏ và những động vật bé nhỏ.

Cho nên tôi thấy việc giáo dục trong gia đình hiện nay, trước tiên chúng ta nên dạy con cái biết tôn trọng sự sống, khiến cho nhi đồng thương yêu mạng sống muôn loài, như thế đối với nét đặc trưng của xã hội mới có bước tiến thay đổi được.

Lý Tinh Ngọc: Báo cáo nghiên cứu của một tờ tạp chí chỉ ra rằng: Nếu như khắp thế giới mọi người đều ăn chay thì thế giới nầy sẽ không còn cảnh nghèo đói, túng bấn hay gặp năm mất mùa nữa. Theo Pháp sư Ngài có cách nghĩ thế nào đối với vấn đề nầy?

Pháp sư Tinh Vân:  Tôi ăn chay suốt mấy mươi năm nên cảm nhận sâu sắc những người ăn chay tốt hơn nhiều so với những người ăn chất tanh (mặn). Người ăn chay sẽ được giảm dần nghiệp sát, bởi nghiệp sát của người Đài Loan hiện nay khá nặng khiến tôi cảm thấy rất đau lòng! Trong xã hội hiện nay, số người ăn tươi nuốt sống những thứ như óc khỉ, túi mật rắn rất nhiều, họ tạo nghiệp sát như thế làm sao có thể cải thiện được nét đặc trưng của xã hội chứ!

Lý Tinh Ngọc: Đối với những người ở các khu vực khác nhau, có bối cảnh tôn giáo khác nhau nên nền văn hóa ẩm thực chắc chắn có sự sai khác. Ví dụ nói các tín đồ của Hồi giáo không ăn thịt heo, tín đồ của Ấn Độ giáo không được ăn thịt bò, vân vân. Đối với việc ăn chay luôn có tính sai khác giữa các nền văn hóa của các tôn giáo. Xin hỏi Pháp sư, Ngài có cách nhìn thế nào đối với vấn đề nầy?

Pháp sư Tinh Vân:  Giữa ăn chay và tôn giáo vốn dĩ rất khó thống nhất. Tuy nhiên, về mặt cơ bản tôi cảm thấy điều mà các tôn giáo có thể làm được là luôn tôn trọng mạng sống, thương yêu sinh mạng và bảo vệ mạng sống của mọi loài.

Lý Tinh Ngọc: Có nhiều người trước đây học Phật rất tinh tấn, họ cũng ăn chay, nhưng sau khi nghe nói tu theo Mật tông được ăn thịt, thế là họ liền tu theo Mật tông. Bấy giờ có người hỏi anh ta vì sao tu theo Mật tông thì anh ta bảo Mật tông rất tốt, có thể được ăn thịt, có thể lập tức thành Phật.

Pháp sư Tinh Vân:  Ngày xưa ở vùng Cao nguyên Thanh Tạng không thể trồng được những thực vật như rau cải, giao thông đi lại vô cùng khó khăn cách trở, trong tình huống không thể tránh được như thế, họ đành phải lấy thịt làm thức ăn chính. Thế nhưng hiện nay văn hóa ăn chay ở Đài Loan phát triển khá rộng rãi, nên có thể chuyển sang thức ăn chay, chúng ta không nên mượn cớ nói rằng tu theo Mật tông thì được ăn thịt, tôi cho rằng như thế thực sự không thỏa đáng lắm. Ăn chay trước tiên là chúng ta tôn trọng mạng sống của mọi loài, vả lại khiến tâm thanh tịnh vậy.

Lý Tinh Ngọc: Nếu không thực sự quen ăn chay, dù sao cũng có phương pháp để nâng cao lên. Như có một số người ăn rau bên bát thịt hoặc ăn loại tam tịnh nhục, hai cách thức ăn nầy có thể được chăng, xin Pháp sư giảng rõ ạ?

Pháp sư Tinh Vân: Anh nói rất đúng. Để nâng cao phương pháp ăn chay thì chúng ta có thể chọn ngày mồng một, mười lăm hoặc lục trai để ăn chay, hoặc hằng ngày chỉ cần ăn rau bên bát thịt hay tam tịnh nhục cũng có thể được.

Rau bên bát thịt: Giống như lục tổ Huệ Năng sau khi đốn ngộ, để tránh tình trạng mọi người đang muốn tranh đoạt y bát khắp nơi mà Ngài phải trốn trong nhóm người thợ săn đến mười lăm năm. Gặp những lúc nhóm người thợ săn bắt được thú mang về làm thức ăn, Huệ Năng lại trốn lên núi tìm một vài lá cây hay rau dại về, sau đó bỏ vào nồi để nấu, bấy giờ mọi người đều trêu Ngài có thịt lại không ăn, Huệ Năng nói: “Tôi chỉ thích ăn rau bên thịt thôi!” Do đó, tổ sư Huệ Năng mới là người hiểu được ý nghĩa thực sự của việc ăn chay, thực sự hiểu được thế nào là người tu hành. Cái gọi là từ bi đích thực không nhất định phải dựa trên hình thức ăn cái gì và không ăn cái gì. Ý nghĩa của ăn chay là không đoạn mất hạt giống từ bi, vì thế học Phật không chỉ ở việc ăn chay mà thôi.

Tam tịnh nhục: Không thấy người giết, không nghe tiếng con vật bị giết, không đặc biệt giết vì mình, đây gọi là “tam tịnh nhục”.

Lý Tinh Ngọc: Tôi có một vài người bạn khi mới ăn chay, chỉ cần nghe đến mùi thịt thì đầu óc họ cảm thấy vô cùng khó chịu, sao lại có hiện tượng như thế?

Pháp sư Tinh Vân:  Bởi vì họ không quen, lấy tôi làm thí dụ. Có một lần tôi đến Nhật Bản, bấy giờ tín đồ nấu một bát mì mời tôi ăn, khi vừa ăn vào thì ôi thôi, một mùi tanh vô cùng khó chịu! Vì sao lại có mùi tanh như thế? Đây chẳng qua là tín đồ muốn đặc biệt chiêu đãi khách, thế là tôi đành nhắm mắt nhắm mũi để nuốt vào bụng, sau đó mới biết rằng người Nhật Bản có thói quen đem cá hồi nhỏ hầm thành nước xốt và thêm hương vị vào trong đó. Vậy tôi ăn như thế là mang tội chăng? Không phải, mà tôi vẫn ăn chay đấy thôi.

Có một số người ăn chay nhưng quan niệm rằng, nhất định họ phải sử dụng những bát đĩa hay xoong nồi chưa từng nấu qua những loại thịt mới được. Cách nghĩ như thế quả là không đúng. Ăn chay không phải là làm những việc lạ lùng gì, mà ăn thế nào khiến chúng ta cảm thấy lòng thanh tịnh mới quan trọng. Cho nên chúng ta lànhững người ăn chay, nhất thiết không nên tạo sự phiền muộn và gánh nặng cho người khác.

Lý Tinh Ngọc: Nhiều thực phẩm chay cũng được chế tạo thành những hình dáng giống như gà, vịt, cá v.v… Đối với cách thức ăn chay như thế, Pháp sư có ý kiến gì không?

Pháp sư Tinh Vân: Với những người đem thực phẩm chay chế thành hình dáng như những thực phẩm tanh (mặn), trước kia tôi từng cảm thấy rất khó chịu. Vì tôi cho rằng ăn chay chính là nuôi dưỡng lòng từ bi, nếu chúng ta ăn chay nhưng tâm luôn nghĩ đến mùi tanh (mặn) thì không thể xem là rốt ráo được. Cho nên mỗi lần nhìn thấy trên bàn bày những thứ như gà chay, vịt chay, vi cá chay, thịt chay, chân giò hun khói chay, cá quả chay v.v… tôi đều từ chối không ăn. Thế nhưng một hôm, tôi thấy hàng tín đồ ăn những thức ăn ấy với vẻ thích thú, bỗng tôi nghĩ: khoảng thời gian của người sơ cơ bước chân vào cửa Phật có lẽ họ chưa thể bỏ đi thói quen cũ, cho nên mới có nhu cầu nầy, chỉ cần trong lòng họ không có các loại gà, thịt hay cá thì tốt rồi, cớ gì phải ghét bỏ chúng nhỉ?

Vì thế, chúng ta không nên để ý đến cách thức bày biện như thế làm gì. Tuy nhiên, một số thức ăn chay tạo bởi những mùi vị tanh quá mức thì chúng ta không nên dùng. 

***
shâred http://www.vietnamanchay.com/2011/04/bep-chay-thanh-nhe-10-phut-cho-bua-com.html

Nếp Sống Ăn Chay: 10 phút cho bữa cơm chay (Bích Thảo)

Hàng chay tiện lợi - Vegetarian items make it convenient (Photo: B.N.)
If you eat processed veggie food, combine it with fresh roots, vegetables, and fruits. Nowadays, it's very easy to cook - and enjoy - delicious vegetarian meals.

10 phút cho bữa cơm chay
Bích Thảo

Để có thể chế biến nhanh bữa cơm chay, theo kinh nghiệm của nhiều gia đình cần phải biết khéo léo kết hợp các thực phẩm đã chế biến sẵn với các loại rau củ quả tươi sống được làm sẵn.

Khẩu vị ta

Bà Nguyễn Thị Ngọc, ngụ ở Q.3 thường ăn chay suốt tháng 7 mỗi năm cho biết: “Tuần đi chợ 1 – 2 lần nhưng mỗi bữa cơm gia đình tôi vẫn có đủ ba món canh, mặn, xào mà tốn rất ít thời gian”.

Theo bà Ngọc, món canh có thể chọn mua bí đỏ, khoai mỡ, mướp, khổ qua… đã làm sạch đóng vỉ về cất tủ lạnh, đến bữa chỉ cần nấu nước sôi, thả viên xúp nấm, gia vị bào ngư vào nấu với một vỉ 500g là đủ cho bốn người ăn. Món mặn có thể mua các loại “thịt, cá, bò, tôm” làm từ đậu nành đóng gói, chín rất nhanh, nên đến bữa cho vào kho hoặc xào với nước tương, dầu hào chay hoặc nước mắm chay… vài phút là xong. Thèm ăn rau luộc, hay xào, chỉ cần mua các hộp tương khèo, tương đậu nành, xốt sa tế, chao tiêu… làm nước chấm, hoặc nêm vào lúc xào là món ăn vừa ngon vừa lạ miệng."

Làm cơm chay ăn hàng ngày khi thị trường đang có gần trăm món thực phẩm chế biến sẵn hoặc sơ chế khiến việc chế biến ngày càng nhẹ nhàng. Bà Lê Thị Kim Anh, ngụ ở Tân Bình kể: “Chỉ với một loại là sườn heo chay – thực chất là dạng đạm đậu nành sấy khô dạng cục, hôm nay có thể ướp với nước ngọt xá xị đem rim – gọi là sườn ram mặn ngọt, ngày mai có thể ướp với bột ngũ vị hương – gọi là thịt xá xíu, bữa tới ướp sả ớt – gọi là thịt chiên sả ớt… chính sự thay đổi gia vị sẽ tạo nên bữa ăn chay phong phú và đa dạng”. 


Bà Kim Anh có bí quyết nấu canh chua rất nhanh và gọn: nấu nước me, lược bỏ hột, nêm đường cho tan rồi để nguội cho vào tủ lạnh. Đến bữa chỉ cần nấu nước sôi, cho nước me này vào, giặm chút muối với rau củ là xong nồi canh chua trong 5 phút.

Khẩu vị tây

Cô Trần Thị Hạ Anh, người thích ăn chay kiểu hiện đại có những cách chế biến món ăn theo
 kiểu riêng của mình đáp ứng cho nhu cầu sức khoẻ và sắc đẹp. Món ruột của cô là salad rau củ. Cô chỉ dẫn: mua loại rau củ hỗn hợp (vegetable mix), hoặc bắp tách hạt, đậu hà lan, khoai tây… đóng gói sẵn 500g hay 1kg bán trong các cửa hàng, siêu thị, đến bữa chỉ cần cho tất cả vào thố thủy tinh, đậy nắp và bỏ lò vi ba trong 5 – 8  phút, đem ra trộn với hũ yaourt trái cây là xong. Nếu thích béo, có thể mua xốt salad phô mai, xốt mayonnaise, xốt dầu giấm đóng chai để trộn vào. Món rau củ này nếu dọn với bánh mì kẹp cá thu (chay) hoặc bánh mì kẹp xúc xích (chay) là đúng kiểu tây. Hạ Anh nói: “Thực ra bữa ăn chay kiểu này khá ngon, khá đủ chất dinh dưỡng, mà lại rất tiết kiệm thời gian”.

Đáng chú ý là dù các món ăn chay chế biến sẵn như mì căn kho, đậu hủ dồn sả ớt, chả chiên, heo quay, cá cơm kho khô… luôn có bán sẵn ở các chợ, siêu thị nhưng hầu như các bà nội trợ trong gia đình ăn chay thường xuyên đều thích tạo ra món ăn riêng theo gu của cá nhân. Nhờ vậy mà thức ăn chay ngày càng có nhiều món lạ.

Làm kinh doanh, có dịp đi lại nhiều nơi, Hạ Anh đã tự chọn trong món ăn các nước những thức ăn có thể dùng chay để làm món đãi bạn. Món lạ, thời gian nấu nướng cũng khá nhanh. Chẳng hạn món rau củ quả tẩm bột chiên giòn cô học theo cách chiên tempura kiểu Nhật, bí đỏ nấu chín cho thêm kem phô mai vào xay nhuyễn thành xúp bí, mì Safoco trụng chín trộn với xốt đông cô đóng gói của Vifon thành mì dầu hào chay kiểu Tàu…

Để những bữa ăn chay trong gia đình, với bạn bè luôn mang đến sự thoải mái, vui vẻ, theo Hạ Anh nên có nhiều món tráng miệng, hoặc nước trái cây ướp lạnh. Nhiều sản phẩm ngon miệng luôn có bán từ lề đường đến cửa hàng: dừa sương sa, rau câu nho, bánh chuối nướng, bánh khoai mì, bánh khoai môn…

No comments:

Post a Comment