(trích hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)
“ Tôi hình dung con cua đang giơ hai càng một cách hiên ngang như muốn thách thức với cả trời đất. Con ếch tới, vỗ nhẹ vào mai một cái, con cua vội co dúm người lại. Nguyễn Đình Thi là con cua, Tố Hữu là con ếch...”
Viết xong Xung kích , rất hồi hộp... Anh chủ trương trước hết đưa cho những người mà anh gọi là “nhà văn một nửa”. Người đầu tiên là Xuân Thuỷ. Xuân Thuỷ cho là được, chỉ chê một số chỗ chưa đúng ngôn ngữ quần chúng. Tiếp theo anh đưa cho cụ Lành. Ông Lành khuyên cho mấy đoạn: đoạn tả hành quân và chi tiết anh đại đội trưởng ngồi tính giờ, ghi vào nắm tay. Cuối cùng anh đưa cho Trường Chinh. Trường Chinh khen có tính đảng: tả đúng chiến tranh nhân dân, có sự phối hợp giữa chi bộ quân đội và cấp uỷ đảng địa phương, như thế là ở đâu cũng có đảng lãnh đạo. Trường Chinh giục in luôn để phục vụ kịp thời.
Thành công này đã làm cho Nguyễn Đình Thi tin tưởng. Anh viết tiếp Vào lửa, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ.
Thực ra tiểu thuyết không phải chỗ mạnh của Nguyễn Đình Thi: Tô Hoài, Nguyễn Khải trước sau vẫn cho Nguyễn Đình Thi không viết được tiểu thuyết.
Năm 1970 tôi có được nghe Nguyễn Đình Thi nói về tiểu thuyết Vỡ bờ (ở trụ sở báo Văn nghệ). Anh nói Vỡ bờ tập I, anh còn viết dưới cái cánh che chở của ông Tolstoi già. Tập II đã thoát được cái cánh ấy. Thực ra Vỡ bờ tập II rất dở. Tập I còn đỡ hơn. Mới biết dù thông minh đến đâu, con người ta cũng khó đánh giá đúng văn của mình – “văn mình – vợ người” – văn mình bao giờ chả hay.
Vịt giời và vịt nhà.
Nguyễn Đình Thi có lần ví mình như con vịt. Bơi được một tí, bay được mấy mét và chạy lạch bạch dưới đất. Một ví von có ý tự trào về sự nghiệp của mình. Tôi chắc anh đã suy nghĩ nhiều về sự ví von này. Vì nó rất đúng với thành tựu nghệ thuật của anh và có hàm ý mỉa mai, cay đắng. Nhưng sự ví von này còn che dấu một ý khác. Anh nói, không chỉ có nghĩa khiêm tốn đâu, nếu là con vịt giời thì nó bay cao, bay xa lắm đấy.
Theo tôi, sự ví von này chứa đựng một mâu thuẫn có thực trong cuộc đời nghệ thuật của anh.
Một thanh niên trí thức, tuổi trẻ, tài cao. Mười tám tuổi đã viết sách triết học. Rồi soạn nhạc, làm thơ. Lại lớn lên đúng vào một thời kì lịch sử đầy bão táp, chẳng những chứng kiến mà còn đích thân tham gia vào những sự kiện trọng đại có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Phong trào Việt Minh, Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Một con người như thế, gặp thời thế như vậy, tất nhiên có nhiều ước vọng lớn, muốn bay cao, bay xa, thật cao, thật xa.
Nhưng tổng kết cuộc đời mình, anh để lại được những gì? Nhạc một ít, thơ một chút, kịch dăm vở, tiểu thuyết mấy cuốn, lý luận vài tập. Nói đa tài thì đa tài thật. Nhưng chẳng tài nào được đẩy đến nơi đến chốn, được phát huy đến tột đỉnh. Cho nên có lần Xuân Diệu nói với tôi: “Không biết nên gọi Nguyễn Đình Thi là nhà gì nhỉ”.
Vì sao vậy? Có phải anh không chịu phấn đấu đâu. Trái lại thế. Không phải ngẫu nhiên mà anh đã tổng kết đời mình bằng câu thơ rất buồn của Bà huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”.
...Về tiểu thuyết thì cuốn Xung kích coi như trót lọt. Nhưng đến Vỡ bờ thì sinh chuyện. Anh ném ra cô Phượng, một nhân vật tư sản khá phức tạp nhưng có cảm tình với cách mạng. Anh muốn nói cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng của toàn dân tộc, trong đó có giai cấp tư sản. Anh rất tâm đắc với nhân vật này, một nhân vật được sống thật là mình. Nhưng người ta cho anh đi theo dòng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Cô Phượng là nhân vật Tự lực văn đoàn.
Lôi thôi trầy trật nhất là kịch. Hầu như vở nào cũng bị phê phán. Tôi đã được nghe anh than phiền về chuyện này ở Đà Nẵng (31.7.2000).
Anh nói kịch của anh kết cấu theo diễn biến tình cảm hơn là theo xung đột kịch. Đúng là kịch của anh, do đó, giầu chất thơ. Tôi cho rằng kịch của Nguyễn Đình Thi là kịch tư tưởng, có thiên hướng về chủ nghĩa nhân văn. Một lối kịch tượng trưng thường dùng biểu tượng tượng trưng để ném ra tư tưởng này khác.
Kịch như thế là trái hẳn với đường lối văn nghệ của Trường Chinh: văn nghệ phải phục vụ chính trị (hồi ấy chủ nghĩa nhân văn cũng bị phê phán vì cho là thuộc phạm trù ý thức hệ tư sản), chủ đề phải rõ ràng, không được dùng biểu tượng hai mặt.
Cho nên Con nai đen bị cấm diễn. Hoàng Văn Hoan chê chủ đề không rõ. Ông ta nói, ta đang đói. “Dân đói thì như nồi nước sôi. Phải thận trọng!”
Nguyễn Trãi ở Đông quan thì cho là ám chỉ Trung ương họp. Người ta còn đặt vấn đề: Sao không viết Nguyễn Trãi ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi anh hùng, Nguyễn Trãi chiến thắng, mà lại viết Nguyễn Trãi bị cầm tù. Còn nhân vật cô Câm thì muốn nói gì? ức mà không nói được? Thâm lắm đấy! Tác phẩm này cũng bị cấm. Thực ra lúc bấy giờ anh muốn nêu vấn đề trí thức. “Thời ấy nổi lên mấy vở kịch về trí thức: Kịch Khuất Nguyên là trí thức và vấn đề trong đục; Kịch Galilée là trí thức và vấn đề chân lý; Nguyễn Trãi ở Đông quan là trí thức và vấn đề dân tộc”.
Đến Giấc mơ anh muốn đưa ra một vở kịch thật hiện đại: một anh thương binh ngất đi, mơ thấy nhiều cái chết: cái chết của Tần Thuỷ Hoàng, cái chết của Cléopâtre, cái chết của Chử Đồng tử, cái chết của anh thương binh. Vở kịch có một cuộc đối thoại với một gã lái buôn. Nó đi đâu cũng đem theo cái bàn tính và tay nải tiền. Cái gì nó cũng mua được hết, nhưng cuối cùng không mua được khóm tre của anh thương binh. Kịch rắc rối, lại pha huyền thoại như thế tất nhiên cũng không được chấp nhận.
Rừng trúc thì viết theo lối cổ điển thôi, nhưng có gài một chủ đề có ý nghĩa nhân văn (bên cạnh chủ đề đoàn kết đánh giặc) đặt vào lời Chiêu Thánh: “Việc nước là quan trọng, nhưng việc của con người cũng không là nhỏ”.
Còn Hoa và Ngần thì đề cập đến chuyện một cô gái, chồng đi chiến trường đã báo tử. Nhưng khi cô yêu người khác thì chồng lại trở về. Trong chiến tranh, nội dung kịch như thế tất nhiên cũng không được diễn.
Thật ra nếu những tác phẩm trên của Nguyễn Đình Thi đạt tới phẩm chất nghệ thuật cao, là những kiệt tác, thì không ai có thể phủ nhận được, không gì giết chết được. Có chôn xuống đất đen thì nó cũng sẽ đội đất chui lên. Như Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, như Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân...
Nhưng tất cả chỉ mới là những thử nghiệm. Nếu anh cứ tiếp tục thử nghiệm thì rồi có thể có lúc sẽ đạt tới độ chín, và biết đâu đấy, có thể tạo được những tác phẩm chẳng những có giá trị lâu dài mà còn mở ra được mội thời đại mới cho nền văn nghệ Việt Nam hiện đại.
Ấy là nói giả thiết thế thôi. Sự thật thì Nguyễn Đình Thi đã chùn bước. Anh sợ – Dương Thu Hương thì nói thẳng:” Nguyễn Đình Thi là thằng hèn, một trí thức hèn, từng ví mình như hạt bụi (chị nói trong cuộc gặp mặt của Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ – 10.1987).”
Không rõ bản thân Nguyễn Đình Thi có thấy mình là hèn hay không, chỉ biết có lần , trong một buổi nói chuyện ở Đại học Sư phạm Hà Nội, anh tự cho là người luôn luôn bị lỡ tàu.
Theo tôi, sự ví von này chứa đựng một mâu thuẫn có thực trong cuộc đời nghệ thuật của anh.
Một thanh niên trí thức, tuổi trẻ, tài cao. Mười tám tuổi đã viết sách triết học. Rồi soạn nhạc, làm thơ. Lại lớn lên đúng vào một thời kì lịch sử đầy bão táp, chẳng những chứng kiến mà còn đích thân tham gia vào những sự kiện trọng đại có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Phong trào Việt Minh, Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Một con người như thế, gặp thời thế như vậy, tất nhiên có nhiều ước vọng lớn, muốn bay cao, bay xa, thật cao, thật xa.
Nhưng tổng kết cuộc đời mình, anh để lại được những gì? Nhạc một ít, thơ một chút, kịch dăm vở, tiểu thuyết mấy cuốn, lý luận vài tập. Nói đa tài thì đa tài thật. Nhưng chẳng tài nào được đẩy đến nơi đến chốn, được phát huy đến tột đỉnh. Cho nên có lần Xuân Diệu nói với tôi: “Không biết nên gọi Nguyễn Đình Thi là nhà gì nhỉ”.
Vì sao vậy? Có phải anh không chịu phấn đấu đâu. Trái lại thế. Không phải ngẫu nhiên mà anh đã tổng kết đời mình bằng câu thơ rất buồn của Bà huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”.
...Về tiểu thuyết thì cuốn Xung kích coi như trót lọt. Nhưng đến Vỡ bờ thì sinh chuyện. Anh ném ra cô Phượng, một nhân vật tư sản khá phức tạp nhưng có cảm tình với cách mạng. Anh muốn nói cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng của toàn dân tộc, trong đó có giai cấp tư sản. Anh rất tâm đắc với nhân vật này, một nhân vật được sống thật là mình. Nhưng người ta cho anh đi theo dòng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Cô Phượng là nhân vật Tự lực văn đoàn.
Lôi thôi trầy trật nhất là kịch. Hầu như vở nào cũng bị phê phán. Tôi đã được nghe anh than phiền về chuyện này ở Đà Nẵng (31.7.2000).
Anh nói kịch của anh kết cấu theo diễn biến tình cảm hơn là theo xung đột kịch. Đúng là kịch của anh, do đó, giầu chất thơ. Tôi cho rằng kịch của Nguyễn Đình Thi là kịch tư tưởng, có thiên hướng về chủ nghĩa nhân văn. Một lối kịch tượng trưng thường dùng biểu tượng tượng trưng để ném ra tư tưởng này khác.
Kịch như thế là trái hẳn với đường lối văn nghệ của Trường Chinh: văn nghệ phải phục vụ chính trị (hồi ấy chủ nghĩa nhân văn cũng bị phê phán vì cho là thuộc phạm trù ý thức hệ tư sản), chủ đề phải rõ ràng, không được dùng biểu tượng hai mặt.
Cho nên Con nai đen bị cấm diễn. Hoàng Văn Hoan chê chủ đề không rõ. Ông ta nói, ta đang đói. “Dân đói thì như nồi nước sôi. Phải thận trọng!”
Nguyễn Trãi ở Đông quan thì cho là ám chỉ Trung ương họp. Người ta còn đặt vấn đề: Sao không viết Nguyễn Trãi ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi anh hùng, Nguyễn Trãi chiến thắng, mà lại viết Nguyễn Trãi bị cầm tù. Còn nhân vật cô Câm thì muốn nói gì? ức mà không nói được? Thâm lắm đấy! Tác phẩm này cũng bị cấm. Thực ra lúc bấy giờ anh muốn nêu vấn đề trí thức. “Thời ấy nổi lên mấy vở kịch về trí thức: Kịch Khuất Nguyên là trí thức và vấn đề trong đục; Kịch Galilée là trí thức và vấn đề chân lý; Nguyễn Trãi ở Đông quan là trí thức và vấn đề dân tộc”.
Đến Giấc mơ anh muốn đưa ra một vở kịch thật hiện đại: một anh thương binh ngất đi, mơ thấy nhiều cái chết: cái chết của Tần Thuỷ Hoàng, cái chết của Cléopâtre, cái chết của Chử Đồng tử, cái chết của anh thương binh. Vở kịch có một cuộc đối thoại với một gã lái buôn. Nó đi đâu cũng đem theo cái bàn tính và tay nải tiền. Cái gì nó cũng mua được hết, nhưng cuối cùng không mua được khóm tre của anh thương binh. Kịch rắc rối, lại pha huyền thoại như thế tất nhiên cũng không được chấp nhận.
Rừng trúc thì viết theo lối cổ điển thôi, nhưng có gài một chủ đề có ý nghĩa nhân văn (bên cạnh chủ đề đoàn kết đánh giặc) đặt vào lời Chiêu Thánh: “Việc nước là quan trọng, nhưng việc của con người cũng không là nhỏ”.
Còn Hoa và Ngần thì đề cập đến chuyện một cô gái, chồng đi chiến trường đã báo tử. Nhưng khi cô yêu người khác thì chồng lại trở về. Trong chiến tranh, nội dung kịch như thế tất nhiên cũng không được diễn.
Thật ra nếu những tác phẩm trên của Nguyễn Đình Thi đạt tới phẩm chất nghệ thuật cao, là những kiệt tác, thì không ai có thể phủ nhận được, không gì giết chết được. Có chôn xuống đất đen thì nó cũng sẽ đội đất chui lên. Như Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, như Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân...
Nhưng tất cả chỉ mới là những thử nghiệm. Nếu anh cứ tiếp tục thử nghiệm thì rồi có thể có lúc sẽ đạt tới độ chín, và biết đâu đấy, có thể tạo được những tác phẩm chẳng những có giá trị lâu dài mà còn mở ra được mội thời đại mới cho nền văn nghệ Việt Nam hiện đại.
Ấy là nói giả thiết thế thôi. Sự thật thì Nguyễn Đình Thi đã chùn bước. Anh sợ – Dương Thu Hương thì nói thẳng:” Nguyễn Đình Thi là thằng hèn, một trí thức hèn, từng ví mình như hạt bụi (chị nói trong cuộc gặp mặt của Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ – 10.1987).”
Không rõ bản thân Nguyễn Đình Thi có thấy mình là hèn hay không, chỉ biết có lần , trong một buổi nói chuyện ở Đại học Sư phạm Hà Nội, anh tự cho là người luôn luôn bị lỡ tàu.
Chuyện con cua và con ếch.
Năm 1983, Hà Xuân Trường thay Trần Độ làm trưởng ban văn hoá văn nghệ Trung ương. Nguyễn Văn Hạnh tiếp tục ở lại một thời gian làm phó cho Hà Xuân Trường. Các vị tổ chức một cuộc hội thảo trong ba ngày về văn học nghệ thuật. Cuộc hội thảo tập hợp rất đông văn nghệ sĩ thuộc các ngành nghệ thuật khác nhau. Nguyễn Đình Thi có đến dự. Hôm ấy tôi được chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ Tố Hữu như thế nào. Ba ngày liền các đại biểu tự do đăng kí phát biểu. Hôm đầu, tôi hỏi Nguyễn Đình Thi có phát biểu không. Anh nói không. Nhưng đến buổi cuối cùng, anh lại nói.
Anh bước lên, đứng trước cái bàn có phủ khăn. Đứng im, không nói gì. Mọi người im phăng phắc chờ đợi. Tưởng như con muỗi vo ve cũng nghe thấy. Bỗng anh bước ra khỏi cái bàn, vung tay hỏi hội nghị: “Chúng ta đang làm cái gì thế này?” Mọi người ngơ ngác tự hỏi: họp ba ngày, không biết mình làm cái gì nhỉ? Càng cảm phục và chờ đợi. Thi vung tay nói lớn: “Chúng ta đang làm một nền văn nghệ lớn. Và chúng ta cũng lớn!”
Đúng lúc ấy Tố Hữu đi vào. Hà Xuân Trường theo sau. Tố Hữu ăn mặc xuềnh xoàng, áo sơ mi bỏ ra ngoài quần. Người nhỏ bé.
Nguyễn Đình Thi đang hùng hồn bỗng cụt hứng, xỉu hẳn lại, không nói được nữa.
Tố Hữu ngồi ngay ghế đầu, vẫy tay nói với Thi: “Anh cứ nói tiếp đi!”. Nhưng Thi chỉ nói lý nhí mấy câu gì đó không nghe rõ, rồi bỏ đi xuống.
Tôi hình dung con cua đang giơ hai càng một cách hiên ngang như muốn thách thức với cả trời đất. Con ếch tới, vỗ nhẹ vào mai một cái, con cua vội co dúm người lại. Nguyễn Đình Thi là con cua, Tố Hữu là con ếch.
Thảm hơn nữa là sau đó, khi Tố Hữu phát biểu, Thi thỉnh thoảng lại đế vào một câu để tỏ ra rất tán thưởng ý kiến của Tố Hữu. Một thái độ nịnh hót rất lộ liễu. Lưu Trọng Lư cũng thế. Rất tội!
Anh bước lên, đứng trước cái bàn có phủ khăn. Đứng im, không nói gì. Mọi người im phăng phắc chờ đợi. Tưởng như con muỗi vo ve cũng nghe thấy. Bỗng anh bước ra khỏi cái bàn, vung tay hỏi hội nghị: “Chúng ta đang làm cái gì thế này?” Mọi người ngơ ngác tự hỏi: họp ba ngày, không biết mình làm cái gì nhỉ? Càng cảm phục và chờ đợi. Thi vung tay nói lớn: “Chúng ta đang làm một nền văn nghệ lớn. Và chúng ta cũng lớn!”
Đúng lúc ấy Tố Hữu đi vào. Hà Xuân Trường theo sau. Tố Hữu ăn mặc xuềnh xoàng, áo sơ mi bỏ ra ngoài quần. Người nhỏ bé.
Nguyễn Đình Thi đang hùng hồn bỗng cụt hứng, xỉu hẳn lại, không nói được nữa.
Tố Hữu ngồi ngay ghế đầu, vẫy tay nói với Thi: “Anh cứ nói tiếp đi!”. Nhưng Thi chỉ nói lý nhí mấy câu gì đó không nghe rõ, rồi bỏ đi xuống.
Tôi hình dung con cua đang giơ hai càng một cách hiên ngang như muốn thách thức với cả trời đất. Con ếch tới, vỗ nhẹ vào mai một cái, con cua vội co dúm người lại. Nguyễn Đình Thi là con cua, Tố Hữu là con ếch.
Thảm hơn nữa là sau đó, khi Tố Hữu phát biểu, Thi thỉnh thoảng lại đế vào một câu để tỏ ra rất tán thưởng ý kiến của Tố Hữu. Một thái độ nịnh hót rất lộ liễu. Lưu Trọng Lư cũng thế. Rất tội!
...Thành ra Tố Hữu rất ghét Thi. Vì Tố Hữu là tay thông minh, thừa biết Thi thực bụng nghĩ gì. Vả lại những ý kiến của Thi, thế nào chẳng có thằng tâu với Tố Hữu. Ghét nhưng vẫn dùng. Vì Thi biết sợ. Lãnh đạo ngại nhất là thằng không biết sợ. Sai không sao, ngại nhất là thằng bướng. Thằng bướng thì phải diệt ngay (như Nguyên Ngọc chẳng hạn)
Nguyễn Đình Thi sợ Tố Hữu có lẽ còn do nguyên nhân khác: Từ rất trẻ anh đã được ngồi ghế cao: Lãnh đạo văn hoá cứu quốc, Tổng thư kí hội nhà văn, Hội văn nghệ, Đại biểu quốc hội khi mới ngoài 20 tuổi. Thi không quen ngồi dưới đất. Một tính cách dở dang: vừa muốn làm nghệ sĩ, vừa muốn làm quan. Đã muốn làm quan, đã muốn có ghế và giữ ghế thì tất phải sợ cấp trên – cấp trên trực tiếp là Tố Hữu.
Hoàng Ngọc Hiến thì cho rằng, Nguyễn Đình Thi chắc có một cái vết gì đấy trong lý lịch nên sợ. Những tay nịnh hót đảng, lên gân lên cốt về chính trị, nói chung là đều có vết gì đó trong lý lịch như Hoàng Xuân Nhị, Lê Văn Thiêm, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Nam Mộc, Phan Ngọc...
Nguyễn Đình Thi sợ Tố Hữu có lẽ còn do nguyên nhân khác: Từ rất trẻ anh đã được ngồi ghế cao: Lãnh đạo văn hoá cứu quốc, Tổng thư kí hội nhà văn, Hội văn nghệ, Đại biểu quốc hội khi mới ngoài 20 tuổi. Thi không quen ngồi dưới đất. Một tính cách dở dang: vừa muốn làm nghệ sĩ, vừa muốn làm quan. Đã muốn làm quan, đã muốn có ghế và giữ ghế thì tất phải sợ cấp trên – cấp trên trực tiếp là Tố Hữu.
Hoàng Ngọc Hiến thì cho rằng, Nguyễn Đình Thi chắc có một cái vết gì đấy trong lý lịch nên sợ. Những tay nịnh hót đảng, lên gân lên cốt về chính trị, nói chung là đều có vết gì đó trong lý lịch như Hoàng Xuân Nhị, Lê Văn Thiêm, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Nam Mộc, Phan Ngọc...
* *
Khi anh ốm nặng (2004) tôi có đến thăm. Hôm ấy anh vừa được uống cổ linh chi, một thứ thuốc quý hiếm, được coi là thần dược. Người khoẻ lại hẳn. Chân tay co duỗi thoải mái. Anh thử biểu diễn cho tôi xem, có vẻ vui và tin tưởng lắm. Chị Tuệ Minh chăm sóc anh. Anh nói nhỏ với tôi: “Anh đến thăm tôi thế này là quý hoá lắm!” Rồi anh giới thiệu tôi với chị Tuệ Minh.
Vậy mà chỉ mấy ngày sau, anh qua đời.
Khi anh ốm nặng (2004) tôi có đến thăm. Hôm ấy anh vừa được uống cổ linh chi, một thứ thuốc quý hiếm, được coi là thần dược. Người khoẻ lại hẳn. Chân tay co duỗi thoải mái. Anh thử biểu diễn cho tôi xem, có vẻ vui và tin tưởng lắm. Chị Tuệ Minh chăm sóc anh. Anh nói nhỏ với tôi: “Anh đến thăm tôi thế này là quý hoá lắm!” Rồi anh giới thiệu tôi với chị Tuệ Minh.
Vậy mà chỉ mấy ngày sau, anh qua đời.
Láng Hạ, ngày 1.1.2008
N.D.M.
No comments:
Post a Comment