Vũ Phương Thảo từng đạt nhiều giải thưởng về văn học, bơi lội, điểm tổng kết trung bình năm học là 9,3. Bên cạnh đó cô nữ sinh này còn biết chơi đàn guitar, organ.
Hai lần đạt điểm 10 đều viết về người thầy
Vũ Phương Thảo (sinh năm 1999, học sinh lớp 10A1, THPT Định Hóa, Thái Nguyên) được biết đến là chủ nhân của bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục. Bài văn Thảo viết về người thầy giáo có tên Nguyễn Văn Tâm - từng dạy Toán trường THCS Chợ Chu khiến nhiều người xúc động. Tình cảm chân thành, trong sáng của cô học trò cùng hình ảnh người thầy mẫu mực đã chạm đến trái tim độc giả.
Phương Thảo cho biết, viết về thầy Nguyễn Văn Tâm là bài văn thứ hai em đạt điểm 10. Trước đó, trong năm học lớp 8, Thảo từng xuất sắc đạt điểm tuyệt đối khi viết thơ cũng về chủ đề này.
Phương Thảo đã hai lần đạt điểm 10 khi làm văn. |
Thầy Nguyễn Văn Tâm là người đã dạy Thảo môn Toán trong suốt 4 năm THCS. Hình ảnh thầy Tâm đi trên chiếc xe đạp cũ kĩ, bóng đổ liêu xiêu, mái tóc bạc - người Thảo kính trọng nhất trên đời luôn khắc sâu trong tâm trí em. Câu nói “Cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn nữa” của thầy luôn khiến Thảo ghi nhớ, là động lực trong mỗi bước đường gặp khó khăn.
Sau khi bài văn viết về người thầy được đăng tải trên báo chí, nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều người, Thảo vỡ òa trong cảm xúc bất ngờ. Cô nữ sinh lớp 10 tâm sự: “Em thấy vui và hạnh phúc khi được nhiều người quan tâm đến bài văn của mình, thậm chí là sững sờ. Bài viết này em dự định sẽ dành tặng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tuy nhiên, do bài văn được chia sẻ rộng rãi nên thầy Tâm đã đọc. Thầy nói rất vui và xúc động. Em coi đó là món quà, thành công lớn nhất đã nhận được”.
Thầy Phạm Vũ - người đã chấm điểm và mang bài văn của Thảo đến với độc giả nhận xét: “Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp".
Còn mẹ của Thảo, cô Nguyễn Thị Mai Huyên đã rất vui khi đọc được bài viết của con: “Thầy Tâm là người thầy mẫu mực không chỉ trong chuyên môn mà còn ở cuộc sống đời thường, giáo dục đạo đức học sinh. Thầy là người không quan tâm đến danh lợi mà chỉ lo lắng cho tương lai của học trò. Thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Thảo, vì vậy bài văn mới được viết trong cảm xúc chân thành và trong sáng đến vậy”.
Bài văn đạt điểm 10 của Phương Thảo. |
Cô gái bé nhỏ có thành tích đáng nể
Vũ Phương Thảo sinh ra trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy Văn trường THPT Định Hóa, bố làm trong ngành tài chính. Ngay từ khi học lớp 4, Thảo đã có tác phẩm đăng trên báo Thiếu niên nhi đồng. Hiện tại, cô nữ sinh lớp 10 đã có trong tay gần 70 truyện ngắn và 3 truyện dài.
Phương Thảo đạt nhiều thành tích đáng nể trong học tập. Năm 2011, nữ sinh xuất sắc vượt qua hàng nghìn cây bút trẻ, dành giải nhì cuộc thi sáng tác Tomi Happy và hành trình vạn dặm dưới biển do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Năm 2012, Thảo đạt giải C Cây Bút tuổi hồng và mới đây nhất cô nữ sinh vinh dự đạt giải A cuộc thi này.
Đạt nhiều giải thưởng về văn học, được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao nhưng Thảo lại khá khiêm tốn khi nhắc đến chuyện xuất bản sách. Thảo bày tỏ: "Em tự nhận thấy những tác phẩm của mình còn thiếu sót, một số chi tiết không hay, cần chỉnh sửa. Em sẽ cố gắng hoàn thiện để mong tác phẩm của mình được NXB để ý tới trong tương lai".
Tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014. |
Cô học trò giỏi văn lại là học sinh thuộc lớp chọn Toán. Phương Thảo đạt giải nhì cuộc thi Giải toán trên máy tính Casio, giải khuyến khích toán cấp tỉnh trong năm cuối cấp 2. Điểm tổng kết trung bình cả năm học của Thảo là 9,4 (lớp 8) và 9,3 (lớp 9). Trong, đó, điểm trung bình môn Toán đạt 9,6.
Ngoài ra, năm lớp 7, Thảo 3 lần đạt huy chương đồng giải bơi lội các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Hiện tại, cô gái đa tài còn biết chơi đàn organ và guitar.
Sau giờ học, Phương Thảo dành thời gian đọc sách. Nhà văn Thảo yêu mến nhất là chú Nguyễn Nhật Ánh: “Em thích nhất tác phẩm Mắt biếc, đó là lần đầu tiên em đã khóc khi đọc sách vì sự ám ảnh" – Thảo chia sẻ.
Cô gái có biệt danh “Thảo bé nhỏ” vừa học giỏi toán nhưng lại đam mê viết văn được giáo dục trong gia đình tôn trọng quyền tự do, sở thích của con cái. Cô Mai Huyên cho biết, bố mẹ không hề bắt ép con phải chọn lựa khối tự nhiên hay xã hội, luôn để Thảo phát triển tự nhiên.
Phương Thảo bày tỏ: “Tuy mẹ là giáo viên dạy văn nhưng không hề định hướng hay đặt mục tiêu em phải theo môn học này. Mẹ thường xuyên đọc tác phẩm của em và góp ý. Trong cuộc sống, thay vì cách tạo áp lực, ép buộc con, bố mẹ luôn để em tự do trong suy nghĩ và hành động".
Trong tương lai, Thảo đặt mục tiêu vào trường HV Ngoại giao, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ước mơ của em là trở thành một nhà ngoại giao hoặc làm kinh tế giỏi.
Bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục
“Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp".
Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ – Giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học sinh Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa). Bài văn viết về người thầy Nguyễn Văn Tâm nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu, đã được thầy Phạm Vũ chấm 10 điểm.
Lời nhận xét của thầy như sau: "Tư duy mạch lạc giúp bài văn có cấu tứ. Cảm xúc đẹp, mãnh liệt, chân thành. Dũng cảm, sáng tạo, phá cách trong việc tách câu và tạo từ, xây dựng giọng điệu. Rất có ý thức khi dùng thủ pháp để diễn đạt. Chú ý: Đôi khi hơi cầu kỳ, lên gân”.
Em Vũ Phương Thảo là học sinh lớp chuyên Toán, thuộc ban tự nhiên nhưng học rất tốt Ngữ văn. Em vừa giải A Cây bút tuổi hồng 2013-2014 của báo Thiếu niên Tiền phong.
Thầy Phạm Vũ chia sẻ: “Chúng ta không thể chia lại những quân bài đã chia, và cũng thế, thầy không dám mong một sự thay đổi cho những điều không hay của chuyện dạy và học bây giờ. Nhưng thầy sẵn lòng gạt đi tất cả những điều đó, để dành hết niềm vui vào bài văn của em”.
Trên Facebook, bài văn của Phương Thảo được rất nhiều người viết trẻ, giáo viên, nhà văn khen ngợi. PGS.TS Ngô Văn Giá (trưởng khoa Viết văn – Báo chí, trường ĐH Văn hóa Hà Nội) nhận xét: “Thật xúc động. Bài văn vượt ra khỏi biên giới học đường để đến với tất cả. Có người trò nhân ái và tử tế như thế này, buộc những người thầy cũng phải sống tốt hơn lên”.
Dưới đây là bài văn của Vũ Phương Thảo viết về người thầy em kính yêu nhất:
Bài văn của cô học trò Phương Thảo.
Bài văn tả ông bố lười chỉ thích... nằm ườn
Bố nằm ườn chẳng làm gì, ăn xong chat Zalo với học sinh, không rửa bát... là những chi tiết khiến người đọc bật cười trong bài văn tả bố của một em nhỏ.
Độc giả có bài văn hay, phá cách muốn chia sẻ, xin gửi về địa chỉ email Toasoan@news.zing.vn. Thư xin ghi đầy đủ thông tin, điện thoại, địa chỉ liên hệ.
"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.
Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.
Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.
Kia rồi! Thầy tôi...
Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.
Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.
Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.
Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.
Hiền như tiên.
Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...
Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.
Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.
Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.
Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.
Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.
Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.
Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.
Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.
Nữ sinh có điểm 10 môn văn khiến thầy giáo nể phục
Vũ Phương Thảo từng đạt nhiều giải thưởng về văn học, bơi lội, điểm tổng kết trung bình năm học là 9,3. Bên cạnh đó cô nữ sinh này còn biết chơi đàn guitar, organ.
Bài văn tả thầy giáo cũ đạt điểm 10
Hai lần đạt điểm 10 đều viết về người thầy
Vũ Phương Thảo (sinh năm 1999, học sinh lớp 10A1, THPT Định Hóa, Thái Nguyên) được biết đến là chủ nhân của bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục.
Bài văn Thảo viết về người thầy giáo có tên Nguyễn Văn Tâm - từng dạy Toán trường THCS Chợ Chu khiến nhiều người xúc động. Tình cảm chân thành, trong sáng của cô học trò cùng hình ảnh người thầy mẫu mực đã chạm đến trái tim độc giả.
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Phương Thảo
Phương Thảo cho biết, viết về thầy Nguyễn Văn Tâm là bài văn thứ hai em đạt điểm 10. Trước đó, trong năm học lớp 8, Thảo từng xuất sắc đạt điểm tuyệt đối khi viết thơ cũng về chủ đề này.
Thầy Nguyễn Văn Tâm là người đã dạy Thảo môn Toán trong suốt 4 năm THCS. Hình ảnh thầy Tâm đi trên chiếc xe đạp cũ kĩ, bóng đổ liêu xiêu, mái tóc bạc - người Thảo kính trọng nhất trên đời luôn khắc sâu trong tâm trí em. Câu nói “Cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn nữa” của thầy luôn khiến Thảo ghi nhớ, là động lực trong mỗi bước đường gặp khó khăn.
Sau khi bài văn viết về người thầy được đăng tải trên báo chí, nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều người, Thảo vỡ òa trong cảm xúc bất ngờ.
Cô nữ sinh lớp 10 tâm sự: “Em thấy vui và hạnh phúc khi được nhiều người quan tâm đến bài văn của mình, thậm chí là sững sờ. Bài viết này em dự định sẽ dành tặng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuy nhiên, do bài văn được chia sẻ rộng rãi nên thầy Tâm đã đọc. Thầy nói rất vui và xúc động. Em coi đó là món quà, thành công lớn nhất đã nhận được”.
Thầy Phạm Vũ - người đã chấm điểm và mang bài văn của Thảo đến với độc giả nhận xét:
“Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp".
Còn mẹ của Thảo, cô Nguyễn Thị Mai Huyên đã rất vui khi đọc được bài viết của con: “Thầy Tâm là người thầy mẫu mực không chỉ trong chuyên môn mà còn ở cuộc sống đời thường, giáo dục đạo đức học sinh. Thầy là người không quan tâm đến danh lợi mà chỉ lo lắng cho tương lai của học trò. Thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Thảo, vì vậy bài văn mới được viết trong cảm xúc chân thành và trong sáng đến vậy”.
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Bài văn
Cô gái bé nhỏ có thành tích đáng nể Vũ Phương Thảo sinh ra trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy Văn trường THPT Định Hóa, bố làm trong ngành tài chính.
Ngay từ khi học lớp 4, Thảo đã có tác phẩm đăng trên báo Thiếu niên nhi đồng. Hiện tại, cô nữ sinh lớp 10 đã có trong tay gần 70 truyện ngắn và 3 truyện dài.
Phương Thảo đạt nhiều thành tích đáng nể trong học tập. Năm 2011, nữ sinh xuất sắc vượt qua hàng nghìn cây bút trẻ, dành giải nhì cuộc thi sáng tác Tomi Happy và hành trình vạn dặm dưới biển do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Năm 2012, Thảo đạt giải C Cây Bút tuổi hồng và mới đây nhất cô nữ sinh vinh dự đạt giải A cuộc thi này.
Đạt nhiều giải thưởng về văn học, được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao nhưng Thảo lại khá khiêm tốn khi nhắc đến chuyện xuất bản sách.
Thảo bày tỏ: "Em tự nhận thấy những tác phẩm của mình còn thiếu sót, một số chi tiết không hay, cần chỉnh sửa. Em sẽ cố gắng hoàn thiện để mong tác phẩm của mình được NXB để ý tới trong tương lai".
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014.
Cô học trò giỏi văn lại là học sinh thuộc lớp chọn Toán. Phương Thảo đạt giải nhì cuộc thi Giải toán trên máy tính Casio, giải khuyến khích toán cấp tỉnh trong năm cuối cấp 2.
Điểm tổng kết trung bình cả năm học của Thảo là 9,4 (lớp 8) và 9,3 (lớp 9). Trong, đó, điểm trung bình môn Toán đạt 9,6. Ngoài ra, năm lớp 7, Thảo 3 lần đạt huy chương đồng giải bơi lội các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.
Hiện tại, cô gái đa tài còn biết chơi đàn organ và guitar. Sau giờ học, Phương Thảo dành thời gian đọc sách.
Nhà văn Thảo yêu mến nhất là chú Nguyễn Nhật Ánh: “Em thích nhất tác phẩm Mắt biếc, đó là lần đầu tiên em đã khóc khi đọc sách vì sự ám ảnh" – Thảo chia sẻ. Cô gái có biệt danh “Thảo bé nhỏ” vừa học giỏi toán nhưng lại đam mê viết văn được giáo dục trong gia đình tôn trọng quyền tự do, sở thích của con cái.
Cô Mai Huyên cho biết, bố mẹ không hề bắt ép con phải chọn lựa khối tự nhiên hay xã hội, luôn để Thảo phát triển tự nhiên.
Phương Thảo bày tỏ: “Tuy mẹ là giáo viên dạy văn nhưng không hề định hướng hay đặt mục tiêu em phải theo môn học này. Mẹ thường xuyên đọc tác phẩm của em và góp ý.
Trong cuộc sống, thay vì cách tạo áp lực, ép buộc con, bố mẹ luôn để em tự do trong suy nghĩ và hành động". Trong tương lai, Thảo đặt mục tiêu vào trường HV Ngoại giao, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ước mơ của em là trở thành một nhà ngoại giao hoặc làm kinh tế giỏi.
“Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp".
Đó là lời chia sẻ của thầy Phạm Vũ – Giáo viên trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên) về bài văn của học sinh Vũ Phương Thảo (lớp 10A1, THPT Định Hóa). Bài văn viết về người thầy Nguyễn Văn Tâm nay đã nghỉ hưu, trước là giáo viên dạy Toán trường THCS Chợ Chu, đã được thầy Phạm Vũ chấm 10 điểm.
Lời nhận xét của thầy như sau: "Tư duy mạch lạc giúp bài văn có cấu tứ. Cảm xúc đẹp, mãnh liệt, chân thành. Dũng cảm, sáng tạo, phá cách trong việc tách câu và tạo từ, xây dựng giọng điệu. Rất có ý thức khi dùng thủ pháp để diễn đạt. Chú ý: Đôi khi hơi cầu kỳ, lên gân”.
Em Vũ Phương Thảo là học sinh lớp chuyên Toán, thuộc ban tự nhiên nhưng học rất tốt Ngữ văn. Em vừa giải A Cây bút tuổi hồng 2013-2014 của báo Thiếu niên Tiền phong.
Thầy Phạm Vũ chia sẻ: “Chúng ta không thể chia lại những quân bài đã chia, và cũng thế, thầy không dám mong một sự thay đổi cho những điều không hay của chuyện dạy và học bây giờ. Nhưng thầy sẵn lòng gạt đi tất cả những điều đó, để dành hết niềm vui vào bài văn của em”.
Trên Facebook, bài văn của Phương Thảo được rất nhiều người viết trẻ, giáo viên, nhà văn khen ngợi. PGS.TS Ngô Văn Giá (trưởng khoa Viết văn – Báo chí, trường ĐH Văn hóa Hà Nội) nhận xét: “Thật xúc động. Bài văn vượt ra khỏi biên giới học đường để đến với tất cả. Có người trò nhân ái và tử tế như thế này, buộc những người thầy cũng phải sống tốt hơn lên”.
Dưới đây là bài văn của Vũ Phương Thảo viết về người thầy em kính yêu nhất:
Bài văn của cô học trò Phương Thảo.
Bài văn tả ông bố lười chỉ thích... nằm ườn
Bố nằm ườn chẳng làm gì, ăn xong chat Zalo với học sinh, không rửa bát... là những chi tiết khiến người đọc bật cười trong bài văn tả bố của một em nhỏ.
Độc giả có bài văn hay, phá cách muốn chia sẻ, xin gửi về địa chỉ email Toasoan@news.zing.vn. Thư xin ghi đầy đủ thông tin, điện thoại, địa chỉ liên hệ.
"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.
Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.
Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.
Kia rồi! Thầy tôi...
Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.
Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.
Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.
Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.
Hiền như tiên.
Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...
Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.
Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.
Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.
Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.
Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.
Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.
Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.
Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.
Nữ sinh có điểm 10 môn văn khiến thầy giáo nể phục
Vũ Phương Thảo từng đạt nhiều giải thưởng về văn học, bơi lội, điểm tổng kết trung bình năm học là 9,3. Bên cạnh đó cô nữ sinh này còn biết chơi đàn guitar, organ.
Bài văn tả thầy giáo cũ đạt điểm 10
Hai lần đạt điểm 10 đều viết về người thầy
Vũ Phương Thảo (sinh năm 1999, học sinh lớp 10A1, THPT Định Hóa, Thái Nguyên) được biết đến là chủ nhân của bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục.
Bài văn Thảo viết về người thầy giáo có tên Nguyễn Văn Tâm - từng dạy Toán trường THCS Chợ Chu khiến nhiều người xúc động. Tình cảm chân thành, trong sáng của cô học trò cùng hình ảnh người thầy mẫu mực đã chạm đến trái tim độc giả.
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Phương Thảo
Phương Thảo cho biết, viết về thầy Nguyễn Văn Tâm là bài văn thứ hai em đạt điểm 10. Trước đó, trong năm học lớp 8, Thảo từng xuất sắc đạt điểm tuyệt đối khi viết thơ cũng về chủ đề này.
Thầy Nguyễn Văn Tâm là người đã dạy Thảo môn Toán trong suốt 4 năm THCS. Hình ảnh thầy Tâm đi trên chiếc xe đạp cũ kĩ, bóng đổ liêu xiêu, mái tóc bạc - người Thảo kính trọng nhất trên đời luôn khắc sâu trong tâm trí em. Câu nói “Cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn nữa” của thầy luôn khiến Thảo ghi nhớ, là động lực trong mỗi bước đường gặp khó khăn.
Sau khi bài văn viết về người thầy được đăng tải trên báo chí, nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều người, Thảo vỡ òa trong cảm xúc bất ngờ.
Cô nữ sinh lớp 10 tâm sự: “Em thấy vui và hạnh phúc khi được nhiều người quan tâm đến bài văn của mình, thậm chí là sững sờ. Bài viết này em dự định sẽ dành tặng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuy nhiên, do bài văn được chia sẻ rộng rãi nên thầy Tâm đã đọc. Thầy nói rất vui và xúc động. Em coi đó là món quà, thành công lớn nhất đã nhận được”.
Thầy Phạm Vũ - người đã chấm điểm và mang bài văn của Thảo đến với độc giả nhận xét:
“Đây là lần đầu tôi chấm 10 điểm cho học sinh ở môn Văn. Tôi khâm phục em vì còn ít tuổi nhưng suy nghĩ chín chắn, sâu sắc thể hiện cả con người và cách sống đều rất đẹp".
Còn mẹ của Thảo, cô Nguyễn Thị Mai Huyên đã rất vui khi đọc được bài viết của con: “Thầy Tâm là người thầy mẫu mực không chỉ trong chuyên môn mà còn ở cuộc sống đời thường, giáo dục đạo đức học sinh. Thầy là người không quan tâm đến danh lợi mà chỉ lo lắng cho tương lai của học trò. Thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Thảo, vì vậy bài văn mới được viết trong cảm xúc chân thành và trong sáng đến vậy”.
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Bài văn
Cô gái bé nhỏ có thành tích đáng nể Vũ Phương Thảo sinh ra trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy Văn trường THPT Định Hóa, bố làm trong ngành tài chính.
Ngay từ khi học lớp 4, Thảo đã có tác phẩm đăng trên báo Thiếu niên nhi đồng. Hiện tại, cô nữ sinh lớp 10 đã có trong tay gần 70 truyện ngắn và 3 truyện dài.
Phương Thảo đạt nhiều thành tích đáng nể trong học tập. Năm 2011, nữ sinh xuất sắc vượt qua hàng nghìn cây bút trẻ, dành giải nhì cuộc thi sáng tác Tomi Happy và hành trình vạn dặm dưới biển do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Năm 2012, Thảo đạt giải C Cây Bút tuổi hồng và mới đây nhất cô nữ sinh vinh dự đạt giải A cuộc thi này.
Đạt nhiều giải thưởng về văn học, được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao nhưng Thảo lại khá khiêm tốn khi nhắc đến chuyện xuất bản sách.
Thảo bày tỏ: "Em tự nhận thấy những tác phẩm của mình còn thiếu sót, một số chi tiết không hay, cần chỉnh sửa. Em sẽ cố gắng hoàn thiện để mong tác phẩm của mình được NXB để ý tới trong tương lai".
Nữ sinh có điểm 10 môn văn
Tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014.
Cô học trò giỏi văn lại là học sinh thuộc lớp chọn Toán. Phương Thảo đạt giải nhì cuộc thi Giải toán trên máy tính Casio, giải khuyến khích toán cấp tỉnh trong năm cuối cấp 2.
Điểm tổng kết trung bình cả năm học của Thảo là 9,4 (lớp 8) và 9,3 (lớp 9). Trong, đó, điểm trung bình môn Toán đạt 9,6. Ngoài ra, năm lớp 7, Thảo 3 lần đạt huy chương đồng giải bơi lội các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.
Hiện tại, cô gái đa tài còn biết chơi đàn organ và guitar. Sau giờ học, Phương Thảo dành thời gian đọc sách.
Nhà văn Thảo yêu mến nhất là chú Nguyễn Nhật Ánh: “Em thích nhất tác phẩm Mắt biếc, đó là lần đầu tiên em đã khóc khi đọc sách vì sự ám ảnh" – Thảo chia sẻ. Cô gái có biệt danh “Thảo bé nhỏ” vừa học giỏi toán nhưng lại đam mê viết văn được giáo dục trong gia đình tôn trọng quyền tự do, sở thích của con cái.
Cô Mai Huyên cho biết, bố mẹ không hề bắt ép con phải chọn lựa khối tự nhiên hay xã hội, luôn để Thảo phát triển tự nhiên.
Phương Thảo bày tỏ: “Tuy mẹ là giáo viên dạy văn nhưng không hề định hướng hay đặt mục tiêu em phải theo môn học này. Mẹ thường xuyên đọc tác phẩm của em và góp ý.
Trong cuộc sống, thay vì cách tạo áp lực, ép buộc con, bố mẹ luôn để em tự do trong suy nghĩ và hành động". Trong tương lai, Thảo đặt mục tiêu vào trường HV Ngoại giao, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ước mơ của em là trở thành một nhà ngoại giao hoặc làm kinh tế giỏi.
No comments:
Post a Comment