Mới đây tạp chí Thời trang và sắc đẹp của Mỹ đã đưa ra “bản đồ” về các chứng bệnh thường thấy và biểu hiện rõ qua các vị trí khác nhau trên khuôn mặt, nhằm giúp mọi người nắm được cách nhận biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Vị trí số 1 và 2: Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa
Khi gặp các vấn đề về da và tiêu hóa, hai vị trí này sẽ thể hiện rất rõ tình trạng của bệnh, có thể là những nốt mụn đầu đen, mẩn ngứa hoặc biến đổi màu sắc từ sáng trở thành tối sạm…
Lúc này bạn cần lưu ý hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và ngừng uống thuốc giảm béo nếu có. Nên uống nhiều nước, ăn uống thanh đạm với nhiều rau củ quả và các thực phẩm giàu chất xơ.
Vị trí số 3: Các bệnh liên quan đến gan
Biểu hiện khi cơ thể bạn đang báo động về việc hoạt động quá tải của chức năng gan ở vị trí số 3 có thể là ra nhiều mồ hôi, biến đổi sắc da, dị ứng nổi mẩn đỏ…
Để giảm gánh nặng cho gan, nên tránh uống bia rượu, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, tăng cường chế độ luyện tập hoặc chí ít cũng vận động khoảng 30 phút/ ngày để tăng cường thể lực, đảm bảo ngủ đủ giấc tạo điều kiện cho gan được nghỉ ngơi và lấy lại “phong độ” tiếp tục hoạt động trơn tru.
Vị trí số 4, 5, 7 và 8: Các bệnh liên quan đến thận
Khi vùng da quanh mắt và tai biến đổi màu sắc thành tối sạm hoặc xuất hiện quầng thâm mắt, chứng tỏ chức năng hoạt động của thận trong cơ thể đang gặp trục trặc.
Lúc này, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách hợp lý với khẩu phần ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc, uống nhiều nước, ăn ít các thực phẩm chức nhiều cholesterol, nước uống có ga, rượu bia nhằm mục đích giảm tải áp lực và củng cố chức năng hoạt động của thận.
Vị trí số 6: Các bệnh liên quan đến tim mạch
Vùng mũi mọc nhiều mụn trứng cá, tấy đỏ, tiết nhiều chất nhờn bất thường không đơn giản chỉ là vấn đề của da mà quan trọng hơn nó là biểu hiện cho thấy tim mạch của bạn không được khỏe mạnh.
Bạn nên kiểm tra huyết áp và bổ sung vitamin B có trong các loại thực phẩm hàng ngày. Hạn chế ăn đồ cay, uống nước có chứa chất kích thích như cồn, cafein và các loại thịt. Nên nạp các loại thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như các loại cá, các loại hạt…
Ngoài ra, không nên sử dụng thường xuyên các loại hóa mỹ phẩm gây bít lỗ chân lông quanh vùng mũi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây tổn thương da.
Vị trí số 9 và 10: Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp
Nếu tại hai vị trí này thường xuất hiện các nốt ban đỏ dị ứng hoặc ửng hồng bất thường gây căng giãn da…bạn nên nghĩ ngay tới cơ quan hô hấp của mình để tiến hành các biện pháp đối phó kịp thời, giúp hệ hô hấp nhanh chóng phục hồi.
Nên ăn thực phẩm thanh đạm, cắt giảm đồ ngọt, đi đâu đó để hít thở bầu không khí trong lành, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn hay nấm mốc.
Vị trí số 11 và 12: Các chứng bệnh liên quan tới rối loạn hoóc-môn trong cơ thể
Sự thay đổi nội tiết hoặc biến đổi hoóc-môn có thể khiến vùng da tại hai vị trí này biến sắc đen, mọc mụn… Nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau xanh, giữ da mặt luôn sạch và khô thoáng để nhanh chóng “thổi bay” những triệu chứng khó chịu đó.
Vị trí số 13: Các bệnh liên quan đến dạ dày
Chức năng hoạt động của dạ dày bị suy giảm hay gián đoạn được thể hiện khá rõ tại vị trí số 13 này. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống trà xanh để thúc đẩy tiêu hóa. Hạn chế các loại đồ ăn lạnh, cứng và có chứa nhiều axit.
Vị trí số 14: Các chứng bệnh viêm nhiễm
Vị trí này xuất hiện nhiều nốt ban đỏ hoặc mụn trứng cá bất thường, rất có thể đó là phản ứng của cơ thể khi bị các loại vi khuẩn, virus tấn công.
Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya làm việc căng thẳng, nên uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại sự tấn công của các chứng bệnh viêm nhiễm.
Phạm Hằng - Theo Sina.
***
***
U lành tính và u ác tính.
Cách phân biệt u cục lành tính và ác tính
Khi phát hiện một u cục trên cơ thể, một cách tự nhiên bạn thường hoảng sợ và nghĩ đến tình huống xấu nhất đó là dấu hiệu bệnh ung thư. Tuy nhiên, thực tế phần lớn chúng lại lành tính.
sfdf
Ảnh minh họa: Orbis.
Sau đây là một số gợi ý giúp bạn biết khối u lành tính và ác tính:
Khối u trên cổ
Khả năng lớn nhất đó có thể u nang bã nhờn, sưng tuyến hạch.
U nang bã nhờn thường xuất hiện khi một tuyến dầu bị tắc, không thoát ra được và chất béo tích tụ lại, từ đó hình thành nên một khối u nhưng không đau. Đây là một khối u lành tính, không trở thành ung thư. Bằng cách gây tê cục bộ, các bác sĩ có thể lấy khối u này ra.
Còn sưng hạch có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng và có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, những khối u này cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bạch cầu hoặc bệnh Hodgkin, một loại trong nhóm bệnh ung thư hệ lympho (một loại tế bào bạch cầu) hoặc thậm chí là một bệnh ung thư ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đã lây lan sang bộ phân khác. Tuy nhiên, những khối u này thường có xu hướng xuất hiện ở cổ và thường rất cứng.
Bạn nên đi kiểm tra nếu khối u này ngày càng lớn và đã tồn tại hơn 3 tuần.
Khối u xuất hiện ở chân
Rất có thể đó là Dermatofibroma, một khối u ở da.
Đây là một khối u lành, nhỏ, kích thước chưa đến 1,3 cm. Hầu hết các bệnh nhân chỉ có một khối u, tuy nhiên một vài ca thì có nhiều hơn. Đây có thể là hậu quả của một vết thương nhỏ như vết đâm do một cây gai hoặc vết côn trùng cắn.
Những khối u này vô hại vì thế bạn có thể không cần quan tâm. Hoặc nếu muốn bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để xử lý nếu nó khó coi hoặc phát triển lên. Chúng có thể sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp y tế nhưng rất hiếm.
Tuy nhiên, nếu khối u chảy máu hoặc khiến bạn đau, sưng tấy hay khó lành thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào, một dạng ung thư da thường khởi phát với một mảng đỏ có vảy và sau đó cứng lại.
Ở dưới cánh tay
Đó có thể là khối u do tắc tuyến nang lông, sưng vú hoặc là sưng hạch bạch huyết.
Tuyến mồ hôi bị tắc có thể sưng đau và tạo thành một khối u. Tuyến hạch bạch huyết dưới cánh tay cũng có thể sưng lên khi bạn bị nhiễm trùng, thậm chí là do vết cào của một con mèo. Khi phụ nữ cho con bú, các mô dưới cánh tay cũng có thể sưng, hình thành một khối u.
Tuyến hạch bạch huyết bị sưng thường là do một nhiễm trùng nhỏ. Nếu đó là do virus thì không có biện pháp chữa trị đặc hiệu nào, tuy nhiên bạn vẫn nên đi kiểm tra. Còn nếu nguyên nhân là do mô ở vú bị sưng thì đó có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tuyến nang lông bị tắc thì có thể bạn bị nhiễm trùng và vì thế cần dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, những khối u dưới cánh tay cũng có thể là ung thư vú hoặc bệnh Hodgkin. Chúng thường mềm, có tính đàn hồi và đau nhiều hơn sau khi uống chất có cồn.
Ở háng
Khối u ở vị trí này thực chất là phần da bị thừa hoặc lông mọc ngược cuộn tròn vào bên trong.
Những khối u này thường nhỏ, dính vào da, mềm và có cùng màu với da. Còn những chỗ lông mọc ngược là do nang lông yếu, có thể do waxing hoặc cạo, đôi khi có thể do nhiễm trùng. Chúng có thể màu đỏ, trắng hoặc đen.
Các bác sĩ có thể cắt bỏ những phần thịt thừa nay bằng cách gây tê cục bộ nhưng chúng vô hại. Còn những chỗ lông mọc ngược gây viêm và nhiễm trùng nang lông, có thể chữa bằng thuốc kháng sinh và khử trùng.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy bị đổ mồ hôi về đêm, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, da bị đau và đỏ tấy thì nên đi khám ngay, đó có thể là dấu hiệu của ung thư.
Ở vai
Đó có thể đơn thuần chỉ là khối u mỡ (lipoma). Chúng thường mềm, lành tính và hay xuất hiện ở vai mặc dù nó có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào có tế bào mỡ. Hiếm khi cần đến sự can thiệp của bác sĩ để cắt bỏ khối u kiểu này trừ khi nó chèn áp vào dây thần kinh và gây đau. Ngoài ra, nếu nó phát triển hoặc cơn đau ngày càng tăng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Ở miệng
Đó có thể là loét miệng, trong khoang miệng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét. Nguyên nhân gây loét miệng có thể là những tổn thương ở răng do đánh răng quá mạnh, căng thẳng, sự thay đổi hoóc môn hoặc đơn giản chỉ là do thay đổi thời tiết.
Để giảm đau, bạn có thể sử dụng các loại kem, miếng dán hoặc xúc miệng và uống thuốc paracetamol hoàn tan. Nếu vết loét không khỏi sau 10 ngày thì bạn cần đi khám vì đó có thể dấu hiệu của ung thư.
Khối u ở vú
Khả năng lớn nhất đó là u xơ tuyến vú hoặc u nang.
Khoảng 90% khối u ở vú là lành tính, thường do sự thay đổi hoóc môn. Còn u nang là những túi chứa dịch, mềm và thường xuất hiện ở chị em đang ở độ tuổi 30 và 40. Những khối u này không thể phát triển thành ung thư nhưng nếu xuất hiện nhiều ở mô vú thì có nguy cơ cao bị ung thư.
Bạn có thể không cần can thiệp nếu đó là u xơ tuyến vú trừ khi chúng gây đau hoặc có kích thước lớn. Khoảng 10% những khối u này có thể tự biến mất, đôi khi là sau khi chậm kinh. Siêu âm hoặc chụp hình vú có thể dễ dàng phát hiện ra những khối u này.
Tuy nhiên, bạn cũng nên đi kiểm tra bởi vì ngay cả một chuyên gia cũng khó có thể nhận ra được sự phát triển của khối u nếu không làm sinh thiết, đặc biệt khi khối u thay đổi về hình dáng, phần da bị đỏ hoặc đau một bên vú.
Phương Trang (VnExpress)
No comments:
Post a Comment