Sunday, July 26, 2015

long LIFE points...


Cách thức tác động lên trường xuân huyệt ra sao?


Tự day bấm là dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong khoảng 1-2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống bàn chân là được, mỗi ngày làm 2 lần vào lúc ngủ dậy buổi sáng và trước khi ngủ tối.

Cứu huyệt là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị để điều hòa âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm đạt được mục đích bảo kiện sinh mệnh (bảo vệ và nâng cao sức khỏe), phòng chống bệnh tật và kháng lão ích thọ diên niên (chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ).

Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu.

Cách chế: 

lấy lá ngải cứu phơi không trong bóng râm rồi đem vò hay giã nát để loại bỏ cuống và gân lá, sản phẩm thu được có màu vàng nhạt, mềm mại, sờ mịn như nhung nên gọi là ngải nhung.

Sau đó dùng giấy mỏng (giấy bản hoặc giấy cuốn thuốc lá) cắt thành miếng dài 20cm, rộng 4cm, rải ngải nhung lên, cuốn thành điếu tròn như điếu thuốc lá to, gọi là điếu ngải hoặc dùng 3 ngón tay nhúm một ít ngải nhung đặt lên khay men, ép thành hình chóp nón, to bằng từ hạt đỗ đến hơn hạt ngô to, gọi là mồi ngải. Hiện nay, người ta thường dùng điếu ngải hơn mồi ngải, có thể mua điếu ngải chế sẵn tại các hiệu thuốc đông y.

Cứu huyệt trường xuân


Có 3 cách cứu điếu ngải:

(1) Đốt điếu ngải rồi hơ trên huyệt, cách da chừng 2cm, khi thấy nóng thì để cách xa dần, đến mức thấy nóng ấm, dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi thấy da hồng lên là được, cứu mỗi huyệt chừng 10 – 15 phút

(2) Đặt điếu ngải cách da một khoảng đủ thấy nóng ấm rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến rộng, khi cảm thấy nóng đều vùng định cứu là được, cứu trong 20 – 30 phút

(3) Đưa đầu điếu ngải lại gần sát da cho có cảm giác nóng rát rồi lại kéo ra xa, làm như thế nhiều lần như chim sẻ mổ thóc, thường cứu trong 2-5 phút.
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống


Bonus:)

Huyệt Đại chùy: Là huyệt “chư dương chi hội” (hội của 6 kinh dương và mạch Đốc) và “dương mạch chi hải” (là bể của dương mạch), có công dụng giải biểu sơ phong, thanh tâm định thần, kiện não, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể chất và cường tráng cơ thể. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt Đại chuỳ đặc biệt có tác dụng gia tăng số lượng bạch cầu, nâng cao năng lực miễn dịch tế bào, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não, phòng chống cảm mạo và các bệnh lý hệ hô hấp.

Cách xác định huyệt: Cúi đầu và quay đầu qua lại phải trái, dùng tay xác định u xương tròn cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều, đó là mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, huyệt Đại chuỳ nằm ngay dưới đầu mỏm gai này.

* Huyệt Trung quản: Là huyệt hội của phủ, thuộc mạch Nhâm, có công dụng điều lý tràng vị, bổ khí, tiêu tích hoá trệ, lợi thấp hoà trung, giáng nghịch chỉ ẩu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt Trung quản đặc biệt có tác dụng nâng cao công năng tỳ vị, làm tăng nhu động dạ dày và ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng, điều tiết bài tiết dịch tiêu hoá, cải thiện miễn dịch tế bào và phòng chống các bệnh lý dạ dày, ruột, túi mật và tuyến tụy.

Cách xác định huyệt: Nằm ở điểm giữa đường nối nơi gặp nhau của bờ cung xương sườn và rốn, phía trên rốn 4 thốn.


Day huyệt Túc Tam lý. Ảnh: H.K.T

* Huyệt Quan nguyên: Là huyệt hội của ba kinh âm và mạch Nhâm, là nơi chứa đựng nguyên khí rất cần cho sự sống, có công dụng bồi thận cố bản, bổ khí hồi dương, thông điều Xung Nhâm, thăng thanh giáng trọc, điều nguyên tán tà, bảo kiện phòng bệnh. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt quan nguyên đặc biệt có tác dụng cải thiện huyết động học, làm ổn định và gia tăng chỉ số SI và LVSWI của cơ tim, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện và điều tiết miễn dịch.
Cách xác định huyệt: Nằm trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn hoặc ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa bờ trên xương mu và rốn.

* Huyệt Túc Tam lý: Là huyệt nằm trên đường kinh Vị, có công dụng điều lý tỳ vị, kiện vận tỳ dương, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, điều hòa khí huyết, tuyên thông khí cơ, đạo khí thượng hành, phù bản cố nguyên, bổ hư cường thân. Y thư cổ có câu: “Đỗ phúc Tam lý lưu”, ý muốn nói cứu huyệt vị này có thể phòng chống các bệnh lý đường tiêu hoá.

Trong dân gian Nhật Bản lưu truyền câu tục ngữ: “Nhược yếu an, Tam lý mạc yếu can”, nghĩa là muốn khoẻ mạnh và sống lâu thì huyệt Túc Tam lý không được để cho khô, ý là phải cứu huyệt vị này liên tục. Bởi vậy, Túc Tam lý còn được gọi là Trường thọ huyệt hay Vô bệnh trường thọ huyệt.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu Túc Tam lý đặc biệt có tác dụng kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người có tuổi và cao tuổi.

Cách xác định huyệt: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

* Huyệt Tam âm giao: Là huyệt hội của 3 kinh âm, có công dụng kiện tỳ hoà vị, sơ can lý khí, bổ thận tăng tinh, thông kinh hoạt lạc, chủ về công năng sinh dục. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt vị này đặc biệt có tác dụng phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu sinh dục, đồng thời cũng có hiệu đối với các bệnh lý thần kinh, tim mạch và tiêu hoá.

Cách xác định huyệt: Từ đỉnh mắt cá chân trong đo lên 3 thốn, huyệt ở chỗ hõm sát bờ sau phía trong xương chày.

Day huyệt Tam âm giao. Ảnh: H.K.T

* Huyệt Dũng tuyền: Là một trong 27 huyệt vị châm cứu nằm trên đường kinh Túc thiếu âm Thận, có công dụng tỉnh thần khai khiếu, giáng nghịch chỉ ẩu, thanh tâm tả nhiệt, hồi dương cứu nghịch.

Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, việc tác động đơn độc lên huyệt Dũng tuyền bằng nhiều phương thức khác nhau có tác dụng chữa trị khá nhiều chứng bệnh như ho kéo dài, viêm phế quản mãn tính, ho ra máu, mất ngủ đau đầu, sốt cao, nấc do co thắt cơ hoành, cao huyết áp, cơn động kinh, đi lỏng, sản hậu thiếu sữa, chảy máu cam, viêm loét miệng, quai bị, đái dầm, ù tai, hen phế quản.

Cách xác định vị trí huyệt: Nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân (xem ảnh).

Cách day bấm: Nên tiến hành mỗi ngày 2 lần, tốt nhất là trước khi ngủ tối và sáng sớm khi vừa tỉnh giấc, dùng hai tay đồng thời xát nhẹ hai gan bàn chân chừng 2 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là được (nếu ngâm chân chừng mươi phút bằng nước muối ấm thì càng tốt). Sau đó dùng hai ngón tay cái đồng thời day ấn huyệt Dũng tuyền cả hai bên trong 2 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân. Cũng có thể dùng các vật cứng như đầu đũa, cán bút... để day ấn hoặc đặt chân (vị trí huyệt) lên viên sỏi hay các vật tương tự để kích thích.

Cuối cùng, vấn đề quan trọng là ở chỗ phải tiến hành day bấm một cách kiên trì và đều đặn.


No comments:

Post a Comment