Friday, July 24, 2015

TÀI LIỆU QUÍ CHO SỨC KHỎE!


Ghi chú: Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trong trang nhà này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.
Quý vị khi dùng các bài thuốc dưới đây với kết quả tốt hay không, xin vui lòng gởi báo kết quả về phapkhanh@yahoo. com để chúng ta có thể cùng kiểm chứng và đăng tải tính chính xác của các bài thuốc.
Tài liệu về bịnh ung thư:
Ung Thư Xin đừng hoảng sợ: (PDF file) Bài viết của tác giả Quảng Phúc
Dịch Cân Kinh (PDF file) Phương pháp cổ truyền của Đạt Ma Tổ Sư,
Các bài Thuốc Bí Truyền (PDF file) trị bịnh: Ung Thư, Mắt mờ, Tiểu đường, Tiểu tiện không thông cuả người già.
Tài liệu về các bịnh khác:
3. Tự Chữa bệnh Sạn mật (Bs. Lai Chiu Nan/(CanhThep) * 12-09-07)
15. Suối Nguồn Tươi trẻ Phương pháp thể dục cổ truyền của người Tây Tạng
16. Suối Nguồn Tươi trẻ (MS Word) để quý vị tải xuống và in ra cho dễ
6. Thuốc Lá Yếu Tố Xã Hội với Sức Khỏe (Bs. Nguyễn Ý Đức * 24-08-06)
7. Hạt Đậu: (Bs. Nguyễn Ý Đức * 01-06-06)
8. Sạn Mật (Lan Hương viết theo tài liệu báo Mayo Clinic (tháng 5/2006) * 26-05-06)
9. Tìm hiểu thêm về Cholesterol(Lan Hương viết theo tài liệu báo TIME (tháng 5/2006) * 25-05-06)
10. BỆNH CAO ÁP HUYẾT (Hypertension)(BS. Nguyễn Văn Đức * 20-05-06)
11. Viêm Gan và Ung Thư Gan(BS. Nguyễn Đức Liên * 20-05-06)
12. TÁO BÓN (Constipation)(BS. Nguyễn Văn Đức * 20-05-06)
13. Tìm Hiểu: 25 điều khám phá mới lạ từ trái măng cụt ("Garcina Mangostana")(Tài liệu trích dịch từ báo chí Hoa Kỳ - Wellness Report - volume 52)
26. Sự Nguy Hiểm Của Nghề Làm Móng Tay (Nail). (BS. Nguyễn Thùy Trang MD. Genetics.)
74. Đậu Nành Và Khả Năng Phòng Chống Bịnh Tật(Trần Anh Kiệt * 27-05-2008)
75. Bệnh tưởng và thuốc men (Trần Bình Nam * 22-04-2008)
76. Ích lợi của Lương thực và ngũ cốc (Trà Mi, phóng viên đài RFA * 18-04-2008)
77. Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp (Russ Maslen/Thượng CH * 08-04-2008)
78. Khám phá mới về ung thư ngực (Phóng Viên AFP * 06-03-2008)
79. Tại sao Mùa Đông là "mùa cảm cúm"? (Viện Y Tế Hoa Kỳ * 06-03-2008)
82. Cá Nhiễm Sán Lá (Trần Văn Triêm/Montreal- Canada * 25-02-2008)
83. Nghiện Rượu (BS Nguyễn Ý-Đức * 25-02-2008)
84. Cao huyết áp (Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng * 25-02-2008)
87. Món ăn giúp giải ruợu (Hải Hà * 25-02-2008)
88. Thuốc Thần Cho Bệnh "Gout" (PHẠM HOÀNG CHƯƠNG * 15-02-2008)
89. Máy Bay, Vài Điều Nên Biết (BS Nguyễn Ý-Đức * 30-11-07)
90. Lợi Hại của Chất Béo (BS Nguyễn Ý-Đức * 13-11-07)
91. Tuổi Già Lãng Tai (Bs. Vũ Qúi Đài * 06-11-07)
92. Tại Sao Cần Uống Nước? (BS Nguyễn Ý-Đức * 06-11-07)
93. CHẤT CHOLESTEROL TRONG THỰC PHẨM (BS Trịnh Cường/ DS TN. Đàm Giang * 27-10-07)
94. Trái Kiwi (Ds Trần-Việt-Hưng/DS Mai Tâm * 27-10-07)
95. CHẤT CHOLESTEROL TRONG THỰC PHẨM (BS Trịnh Cường/ DS TN. Đàm Giang * 27-10-07)
96. Vài điều về trái chuối (CHU TẤT TIẾN * 20-10-07)
98. Bí Quyết Sống Lâu. (Danh Y lão thành Tề quốc Lực * 16-10-07)
99. Ăn để ngừa stress (Trích Báo Sức Khoẻ và Đời Sống * 15-10-07)
100. Những sai lầm khi trị mụn (Trích Báo Đẹp * 15-10-07)
101. Mẹ ăn vặt khi mang thai, con dễ béo phì (Trích Báo Sức Khoẻ và Đời Sống* 15-10-07)
102. Thịt kho tàu tốt cho trẻ em (Trích Báo Đẹp * 15-10-07)
104. 8 lý do để uống cà phê (Thanh Lan sưu tầm * 15-10-07)
108. Y khoa thường thức (Bác sĩ Vùng Vịnh * 23-08-07)
109. Ung Thư Bạch Cầu (Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức * 26-09-07)
Ngộ Độc Với Chì (Bác sĩ Nguyễn Ý Đức * 14-09-07)
110. Trái Bưởi (Bác sĩ Nguyễn Ý Đức * 12-09-07)
111. Tự Chữa bệnh Sạn mật (Bs. Lai Chiu Nan/(CanhThep) * 12-09-07)
112. Canh chua bạc hà: Lợi hại khó lường! (BS Lương Lễ Hoàng/CanhThep * 11-09-07)
113. Tin Y khoa hiện đại (Báo VUNGVINH * 06-09-07)
114. Đánh răng, chuyện nhỏ nhưng không dễ (Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức * 06-09-07)
115. Cập Nhật về Bệnh Lao (Bs. Nguyễn Ý Đức * 11-06-07)
116. Bí Quyết Sống Lâu. (Bs. Tề Quốc Lực * 07-06-07)
117. Chuột Rút (BS. Nguyễn Ý-Đức * 01-06-07)
118. Dinh Dưỡng Với Bệnh Của Răng (Bs. Nguyễn Ý Đức * 20-05-07)
119. Bác Sĩ Jerome Groopman "mổ xẻ" các bác sĩ (Nancy Shute/Trần Bình dịch * 19-05-07)
120. Hai Mắt Là Ngọc (Bs. Nguyễn Ý Đức * 18-05-07)
121. Thực Phẩm Bổ Dưỡng Trí Não (Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức * 12-05-2007 *)
122. Tin thời sự y khoa (Lan Hương sưu tầm * 04-05-2007 *)
123. Ăn Thịt Gà Mỹ (Mai Thanh Truyết * 23-05-07)
124. Tìm Hiểu Về Trà (Katy Nguyễn sưu tầm * 21-05-07)
125. Mẹo vặt y khoa (1) (Lan Hương sưu tầm * 21-05-07)
127. Sức khỏe là vàng (Lan Hương sưu tảm * 15-05-07)
128. Xoài - vua của loài quả (Nguồn:CanhThep * 01-05-2007 *)
129. Đau chân - làm sao chữa khỏi đây? (Yến Tuyết * 14-04-2007 *)
130. Dầu ăn: thứ nào tốt thứ nào xấu (Dr. Maoshing Ni - Lan Hương sưu tầm * 16-03-2007 *)
131. Những lý do quan trọng cho sức khoẻ khi uống trà xanh (Lan Hương sưu tầm * 06-03-2007 *)
133. Vỏ Trứng Gà (28-10-06)
134. Dưa Hấu (28-10-06)
135. Trứng Gà Trứng Vịt(Bs. Nguyễn Ý Đức * 19-10-06)
136. Yếu Tố Xã Hội với Sức Khỏe (Bs. Nguyễn Ý Đức * 31-08-06)
137. Hạt Đậu: (Bs. Nguyễn Ý Đức * 01-06-06)
138. Sạn Mật (Lan Hương viết theo tài liệu báo Mayo Clinic (tháng 5/2006) * 26-05-06)
139. Tìm hiểu thêm về Cholesterol(Lan Hương viết theo tài liệu báo TIME (tháng 5/2006) * 25-05-06)
140. BỆNH CAO ÁP HUYẾT (Hypertension)(BS. Nguyễn Văn Đức * 20-05-06)
141. Viêm Gan và Ung Thư Gan(BS. Nguyễn Đức Liên * 20-05-06)
142. TÁO BÓN (Constipation)(BS. Nguyễn Văn Đức * 20-05-06)
http://thuvienhoasen.org/p110a13176/tai-lieu-qui-cho-suc-khoe.


Đánh răng, chuyện nhỏ nhưng không dễ

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức 
Gần đây, kem đánh răng xuất xứ từ Trung Hoa đã được các cơ quan y tế của nhiều quốc gia lưu ý, hỏi thăm. Lý do là kem chứa hóa chất Sudan có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người. 
Đây là một vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, không đáng kể, nhưng mỗi ngày cả tỷ người dùng kem để đánh răng. Cho nên xin cùng tìm hiểu về công dụng của kem, và người bạn đồng hành với kem là chiếc bàn chải đánh răng cũng như ảnh hưởng của hóa chất Sudan. 

Vệ sinh răng miệng


Nhiều khoa học gia đã ví miệng con người như một sở thú, trong đó chen chúc cả vài trăm loại vi sinh vật lành dữ khác nhau, đặc biệt là ở phần sau của lưỡi. 
Các vi sinh vật này sống nhờ thực phẩm mà ta tiêu thụ còn sót lại ở răng miệng. Chúng tác động lên thực phẩm, tạo ra vài loại acid và vài mùi hôi. Acid ăn mòn men răng, đưa tới sâu răng, rụng răng. Mùi sulfur làm miệng có mùi khó chịu khi nói, khi thở, khi mi nhau. 
Bàn chải và kem đánh răng hành động với nhau giúp cho răng trắng sạch và loại bỏ các vi sinh vật có hại nằm trong miệng. 

Bàn chải đánh răng


Ngày xửa ngày xưa, loài người đã ý thức được ảnh hưởng xấu của thực phẩm còn kẹt lại ở răng miệng sau mỗi bữa cơm. 
Vì thế, sau khi ăn, các cụ châu Á cũng như châu Âu, châu Phi đã vừa rửa tay rửa mặt vừa súc miệng. Với một ngụm nước đầy, các cụ vận dụng mấy thớ thịt ở má làm cho nước nổi sóng, lách qua lách lại khe răng, loại hết thức ăn dính nơi đây. Dùng ngón tay trỏ, các cụ chà tới chà lui hàm răng. Nhiều khi các cụ dùng khăn mặt hoặc một miếng vải nhỏ để lau răng. 
Cẩn thận hơn nữa, các cụ dùng một cái cành cây con, một cuống lá để làm sạch răng. Dần dần, cành cây được thay thế bằng chiếc que nhỏ gọi là cái tăm, làm bằng loại cây có hương thơm hoặc bằng tre, bằng kim loại quý. 
Tăm có một đầu nhọn một đầu bằng. Đầu nhọn để cậy bỏ thức ăn ở răng, đầu bằng được nhai cho tòe ra, như cái chổi, để chà bựa. Ăn xong, ai cũng ngậm một cái tăm, dùng lưỡi đưa qua đẩy lại trong miệng. Đầu lưỡi cũng có vai trò quan trọng trong việc gạt bỏ thức ăn còn sót trong miệng. Dùng xong, tăm được cài trên vành tai, vừa để dành vừa để “khoe” ta vừa mới cơm no rượu say. 
Ngày nay, tăm vẫn còn được dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Á châu và làm bằng tre, gỗ hoặc nhựa tổng hợp. 
Có điều cần lưu ý là, không nên luồn tăm vào giữa hai răng kẻo men răng mòn dần, kẽ răng hở rộng, thức ăn dễ kẹt lại. Cũng đừng chọc đầu tăm vào lợi, gây tổn thương và làm chân răng lộ ra, mau hư. 
Không nên cho trẻ em dùng tăm tránh trường hợp các em vô ý nuốt vào và làm thủng thực quản, dạ dày. 
Sáng sáng ngủ dậy, các cụ chà răng với miếng vải nhúng nước muối, rồi dùng miếng tre mỏng để cạo chất dơ đóng trên lưỡi. 
Các cụ nhà mình còn dùng miếng cau khô để chà cho răng sạch và trắng. 
Tục nhuộm răng đen của các cụ cũng là cách bảo vệ răng rất hữu hiệu. 
Rồi bàn chải đánh răng ra đời 
Trung Hoa được coi như nơi sinh của bàn chải đánh răng đầu tiên trên trái đất, làm với lông bờm ngựa gắn trên một cái cán bằng tre hoặc xương thú vật. Đó là vào khoảng năm 1498. 
Năm 1780, một công dân người Anh, ông William Addis thấy chà răng bằng miếng vải tẩm muối bất tiện. Ông ta bèn làm bàn chải bằng cách dùi nhiều lỗ nhỏ trên một miếng xương súc vật rồi luồn vào đó nhiều sợi lông đuôi bò cứng ngắn, cắt cho bằng để chải răng. Hiện nay hậu duệ của ông có cơ sở sản xuất bàn chải răng rất lớn. 
Đến năm 1857, bằng sáng chế bàn chải đánh răng đầu tiên tại Mỹ được cấp phát cho ông H. N. Wadsworth. 
Năm 1938, công ty Dupont dùng sợi nylon làm bàn chải thay thế cho lông súc vật. Lý do là lông thú vật ngày một khan hiếm đồng thời nhiều người sợ là nhiễm trùng mất vệ sinh. Tuy nhiên lông heo rừng vẫn còn được nhiều người ưa thích vì là vật hiếm và thiên nhiên. 
Đến năm 1939, Thụy sĩ bắt đầu sản xuất bàn chải đánh răng chạy bằng điện. 
Tại Hoa Kỳ, bản chải đánh răng điện Broxodent được công ty dược phẩm Squibb giới thiệu trong đại hội kỷ niệm 100 năm thành lập của Hội Nha Khoa Hoa Kỳ vào năm 1960. 
Năm 1961, công ty General Electric tung ra thị trường bàn chải điện không dây. Tiến bộ hơn nữa là bàn chải xoay tròn Interplak được bán cho công chúng vào năm 1987. 
Bàn chải điện rất tiện lợi cho người có khó khăn vận dụng hai bàn tay, chẳng hạn bị viêm xương khớp, hậu quả tai biến não. 
Năm 2003, một cuộc thăm dò dư luận cho hay bàn chải đánh răng được coi là nhu yếu phẩm số một trong đời sống mọi người, phổ thông hơn xe hơi, máy vi tính, điện thoại di động. 
Ngày nay, bàn chải đánh răng được sản xuất với nhiều hình dáng, kích thước, mầu sắc khác nhau, nhưng căn bản vẫn là cán với bàn chải bằng sợi nhựa tổng hợp. Sợi nhựa có thể cứng, mềm, đầu bàn chải thẳng hoặc hơi cong để có thể làm việc ở các vùng sâu xa của răng miệng. 
Các nhà chuyên môn đều đồng ý là bất cứ bàn chải mềm nào cũng công hiệu nếu dùng đúng cách. 
Nhiều nghiên cứu khoa học đều kết luận rằng, dùng bản chải đánh răng hợp lý, có phương pháp có thể phòng tránh được sâu răng, viêm nướu răng và xương hàm. Đây là 1/3 trong số những nguyên nhân gây ra rụng răng ở người trưởng thành. 

Kem đánh răng


Theo các nhà khảo cổ, kem đánh răng đã được dùng ở Ấn Độ và Trung Hoa từ 500 năm trước Thiên Chúa. 
Thoạt kỳ thủy, người xưa tán vụn xương động vật, vỏ trứng, vò hến để chà răng. Rồi bột đánh răng được sản xuất từ cỏ cây, than với vài chất có mùi thơm. 
Mãi tới năm 1824, một nha sĩ tên là Peabody nghĩ ra việc cho thêm xà phòng vào kem đánh răng để có nhiều bọt. 
Ngày nay, xà phòng được thay thế bằng chất Sodium Lauryl Sulfate, và Sodium Ricinoleate. 
Năm 1850, John Harris thêm đá vôi vào kem. 
Năm 1892, bác sĩ Washington Sheffield ở Connecticut, nghĩ ra việc cho kem đánh răng vào một ống có thể gấp gọn vào được. Trước đó, kem được chứa trong lọ sứ, dưới dạng nhão, bột hoặc đóng thành từng cục dẹp nhỏ tròn tròn bọc trong giấy bóng kính nom rất đẹp mắt. 
Đến thập niên 1960, hãng Colgate bắt đầu pha fluoride vào kem để duy trì men răng tốt. 
Mỗi nhà sản xuất có công thức riêng cho sản phẩm của mình, nhưng nói chung kem đều có các hoạt chất với tác dụng chính như sau: 
a. Fluoride 
Có lẽ fluoride là chất quan trọng hơn cả vì nó hòa nhập vào men răng, giúp men chống cự tác dụng soi mòn của chất chua trong thực phẩm cũng như do các vi khuẩn sinh ra. 
b. Chất mài cọ (abrasives) vết mầu và mảnh vôi bám trên răng, giúp răng sạch bóng hơn. Đó là các chất calcium phosphate, calcium carbonate và silica. Hàm lượng các chất này không được quá nhiều để tránh men răng bị mòn quá mức. 
c. Chất tẩy (detergent) như sodium lauryl sulfate làm kem có bọt, giữ kem trong miệng và không chẩy ra khỏi bàn chải. Chất này cũng có thể gây lở miệng ở một số người nhạy cảm với hóa chất. 
d. Các chất giữ độ ẩm cho kem như glycerin, sorbitol. 
đ. Chất làm kem có độ đặc như carragreenan, cellulose gum. 
e. Chất bảo quản sodium benzoate, ethyl paraben để ngăn sự tăng sinh của vi khuẩn trong kem. 
g. Chất gây mùi thơm cho kem hấp dẫn. 
h. Chất tạo mùi ngọt như saccharin. Đường hóa học ít gây ảnh hưởng xấu cho răng, vì bị vi khuẩn chê, không dinh dưỡng. 
i. Chất làm kem có các màu mè khác nhau. 
Khi mua kem, cần lựa loại có fluoride, ít chất gây lở miệng và làm mòn men răng. 
Mỗi lần đánh răng chỉ cần một lớp kem mỏng phủ kín mặt bàn chải là đủ. 
Riêng với trẻ em, cần một chút kem lớn bằng hạt ngô. 
Mới đây, một loại kem đánh răng với dung dịch calcium để bít các lỗ men răng, được công ty Church & Dwight sản xuất tại Anh. Theo nhà sàn xuất, kem calcium này có thể bít các lỗ mòn trên men, bao che tủy răng và giải quyết cảm giác đau buốt khi ăn uống nóng lạnh. 
Nhân tiện đây cũng xin lưu ý là, trên thị trường có bán loại thuốc làm trắng răng trong đó hóa chất hydrogen peroxide là một thành phần. Hàm lượng quá cao của hóa chất này có thể gây tổn thương cho niêm mạc miệng. 
Chỉ tơ nha khoa 
Không phải chỉ nha khoa mới được dùng gần đây mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của chỉ nha khoa và tăm ở xác người chết từ thời tiền sử. 
Mãi tới năm 1815, chỉ tơ tằm được một nha sĩ người Mỹ ở thành phố phố New Orleans, ông Levi Spear Parmly (1790-1859) sáng chế để cọ răng. 
Năm 1898, công ty Johnson and Johnson xin bằng sáng chế chỉ nha khoa. Chỉ bằng tơ lụa được bác sĩ Charles C. Bass thay thế bằng sợi nylon vào thế chiến thứ hai. Chính vị bác sĩ này cũng đóng góp nhiều công sức vào việc phổ biến sử dụng chỉ nha khoa để bảo vệ răng. 
Đánh răng thường thường chỉ loại bỏ được 70-80% chất bẩn trên răng, phần còn lại phải nhờ tới chỉ nha khoa. Chỉ tơ thay thế cho việc dùng tăm cổ truyền mà đôi khi dùng không đúng cách có thể gây tác dụng xấu cho nướu răng. 
Chỉ tơ được bán từng cuộn hoặc sợi ngắn gắn trên một khung nhựa nhỏ. Chỉ có đường kính lớn nhỏ khác nhau tùy theo nhu cầu. Đôi khi nhà sản xuất tẩm vào chỉ chất kháng sinh, fluoride, chất gây thơm. 
Cách dùng chỉ 
Lấy đoạn chỉ dài khoảng 50cm, quấn mỗi đầu vào hai ngón tay chỏ. 
- Căng chỉ với hai ngón tay khác 
- Luồn chỉ vào kẽ răng, ôm quanh răng 
- Kéo chỉ lên xuống để chà sạch vết dơ bám cạnh răng. 
- Kéo sợi chỉ hơi dưới nướu răng một chút để chà sạch chân răng. Đừng ngại khi thấy có tý máu chẩy ra. Sau vài lần chà, máu sẽ không ra nữa. 
Mới đây, laser cũng được thử nghiệm để loại trừ vi khuẩn ẩn náu ở chân răng. Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Ulrich Schoop, Đại học Nha khoa Vienna, công bố trên tạp chí của Hội Nha khoa Hoa Kỳ, số tháng 7 năm 2007, cho hay một loại laser đặc biệt có thể tiêu diệt các vi khuẩn E.coli và E.faecalis. Ông đề nghị dùng laser để khử trùng và làm sạch chân răng. 

Kỹ thuật đánh răng


- Trước khi đánh răng, nên súc miệng với một hụm nước để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính trong miệng, nếu không chúng sẽ lan ra khắp miệng khi chà răng. Nhiều người cẩn thận lại dùng chỉ nha khoa cà kẽ răng để loại bỏ thức ăn lớn kẹt ở đó rồi mới chải răng. 
Đánh nhẹ nhàng , đừng chà quá mạnh. Bựa hoặc chất dơ chỉ bám trên mặt răng. Chà quá mạnh lại làm cho bàn chải mau tòe hư đồng thời gây tổn thương, chẩy máu nướu. 
- Chà mặt trước và mặt sau của răng và nướu 
- Đánh theo chiều lên xuống của răng hoặc đánh vòng tròn để có thể lấy hết chất dơ bám ở khe răng. 
Khi chà mặt sau của răng, nên nghiêng bàn chải 45 độ về phía nướu, nơi có nhiều chất vôi và vi khuẩn bám vào làm hư chân răng. 
- Cần để ý các răng ở góc sâu xa, nơi vi khuẩn ưa ẩn núp nhưng thường hay bị bỏ quên. Nâng cao cán, tập trung bàn chải vào các răng này chà qua chà lại, kể cả nướu răng. 
Nhớ chà mặt bằng nhai thực phẩm của răng. 
Nhẹ nhàng chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn sống trên đó và gây ra nùi hôi miệng. 
Súc miệng nhiều lần cho sạch miệng. 
Thời gian đánh răng khoảng từ 2-3 phút. 
Nên thay bàn chải mỗi ba hoặc bốn tháng , vì dùng lâu, các sợi nylon tòe ra, giảm khả năng chải sạch đồng thời gây tổn thương cho nướu. Sau một cơn bệnh hoạn cũng nên thay bàn chải mới, để tránh tiêm nhiễm mầm gây bệnh còn dính trong sợi nylon. 
Không nên dùng chung bàn chải với người khác để tránh lây lan các vi khuẩn gây bệnh và nước miếng có hại 
Chải răng rất quan trọng trong việc bảo vệ sạch sẽ răng miệng, và cần thực hiện ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống. 

Trở lại với kem đánh răng có hóa chất Sudan, Diethylene glycol


Mới đây, một số kem đánh răng xuất xứ Trung Hoa có chứa hóa chất Sudan và chất diethylene glycol. Các kem này đã gây tử vong cho mấy chục công dân Panama và đã bị cơ quan bảo vệ sức khỏe Hoa Kỳ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác ra lệnh thu hồi. 
Sudan là cũng được trộn với thực phẩm nuôi chim ở Hồng Kông để làm lòng đỏ trứng có mầu đỏ đặc biệt hấp dẫn và dùng trong mỹ phẩm son bôi môi làm đẹp quý cô quý bà. Theo Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, các chất này gây tác dụng xấu cho trẻ em và người đang có bệnh thận và gan. 
Sudan là chất nhuộm mầu đỏ dùng để nhuộm các dung dịch hòa tan, trong dầu, sáp, dầu hỏa, kem đánh giầy và sàn nhà. Chất này đã bị cấm dùng trong kỹ nghệ thực phẩm vì ở liều lượng cao, dùng lâu ngày, có nguy cơ gây ung thư. 
Hóa chất Diethylene Glycol là chất lỏng có tác dụng hút ẩm được sử dụng nhiều trong dung môi hữu cơ, làm chất mềm, bôi trơn. Đây là một chất độc, không được sử dụng trong kỹ nghệ thực dược phẩm. 
Kem đánh răng từ Trung Hoa tên “Excel”, “Mr Cool” có hóa chất này và được bán ở các tiệm tạp hóa bán lẻ có thể mặc cả. 

Kết luận


Chăm sóc hàm răng khỏe mạnh để tiêu hóa thực phẩm, trắng bóng để có nụ cười tươi sáng, nguyên vẹn để tiếng nói không phì phò mất giọng là cả một nghệ thuật, nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo. 
Vì “Cái răng cái tóc là góc con người”, vừa về phương diện thẩm mỹ, đối thoại lẫn dinh dưỡng. 

Liều Thuốc Tuyệt Diệu Tẩy Trừ Sạn Gan Và Sạn Mật, Dung Dịch Nước Bưởi Tươi Và Dầu Olive  Việt Báo Thứ Ba, 9/5/2006, 6:51:00 AM

(Ghi chú: có bản tiếng Anh ở phần dưới)
Ghi chú quan trọng:
- Quý vị không nên dùng phương pháp này khi đang bị bịnh hoặc mệt mỏi. Chỉ được dùng phương pháp này khi khỏe mạnh.
- Quý vị nên cẩn thận và biết rõ cơ thể mình có thể chấp nhận liều lượng cao muối Epsom. Vì nếu không, có thể quý vị sẽ bị những phản ứng như là suyễn hoặc những phản ứng khác.
-- Cho đến nay, Pháp Khánh đã nhận được nhiều phúc đáp từ nhiều vị cho biết phương pháp này đã thật sự giúp họ tẩy được sạn gan/mật và đã giúp họ tránh khỏi các cuộc giải phẩu. Và cũng chưa có báo cáo nào về các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Xin xem thêm bản cảnh báo bằng tiếng anh: http://curezone.com/cleanse/liver/epsom_salt_and_liver_flush.asp


Bưởi là loại trái cây nhiệt đới rất được ưa thích vì có nhiều công dụng khác nhau. Không những trái bưởi ngon, hoa bưởi tạo nên mùi thơm nhẹ thường được dùng nấu chè hoa bưởi, mà lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Ngày nay, khoa học còn khám phá thêm những đặc tính trị liệu mới của bưởi như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng chống ung thư và có tác dụng làm đẹp làn da.  Ngoài ra, khi nước bưởi hồng tươi được hoà chung với dầu olive, còn có khả năng tẩy trừ những viên sạn gan và mật.  
Được biết, Gan (liver) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể con người.  Nhiệm vụ trọng yếu của gan là sản xuất mật và lọc máu.  Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 đến 1,4 lít. Lượng mật này được chứa trong túi mật (gallbladder) và được bôm vào ruột non (duodenum) để giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn.  Một trong những nhiệm vụ chính của mật là giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu.  Gan còn có nhiệm vụ bài trừ các độc tố trong thức ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.  Vì thế tất cả máu trong cơ thể đều phải đi qua gan để lọc trước khi đến các tế bào trong cơ thể.
Túi mật hình trái lê, nằm ngay dưới lá gan để chứa mật từ gan tiết ra. Khi cơ thể cần mật để tiêu hoá thì túi mật co thắt, bóp vào và tiết ra vào ruột non qua những ống dẫn mật nhỏ li ti (bile duct).
Khi mật trong túi có vấn đề hoá học thiếu quân bình, thì sẽ vón lại thành chất cứng, lâu ngày thành sạn có thể nhỏ bé tí như hạt cát đến lớn nhất bằng quả banh golf. Túi mật có thể chứa một viên sạn hay cả trăm viên tùy theo trường hợp. Có 2 loại sạn mật:
1- Loại sạn mật do cholesterol: Loại này thành hình là do những cholesterol mà mật không tiêu hoá được, cô đọng lại. Khoảng 80% sạn mật tìm thấy trong người sinh sống ở Mỹ và Âu Châu là loại này.
2- Loại sạn mật có mầu sắc: do bệnh nhân có bệnh về máu và gan.
Xem [hình phiá bên] người ta nhận thất là khi túi mật bóp và tiết ra mật thì sạn mật cũng ra theo, nếu sạn mật quá lớn thì nó chặn lại tại những ống dẫn mật nên gây nên đau đớn khó chịu phải giải phẫu ngay. Đôi khi những viên sạn này trôi xuống làm bít luôn cả ống dẫn dịch Insulin (pancreatic duct) tiết ra từ lá lách (pancreas) – vì hai ống này nhập chung trước khi vào ruột (common bile duct).  Insulin có nhiệm vụ giúp cơ thể điều hoà lượng đường trong máu.  Vì không đủ insuline hay vì tính bất thường của lá lách (bị nghẽ) nên bệnh tiểu đường có thể xảy ra.  Một khi ống dẫn mật bị nghẽn, túi mật và gan sẽ là ổ nuôi vi trùng và các ký sinh trùng khác, có thể gây ra các chứng bệnh hiểm nghèo khác.  Hơn thế nữa, gan không thể hoạt động bình thường là để lọc các độc tố khác trong thức ăn hay trong môi trường gây ra bệnh dị ứng.
Có nhiều yếu tố gây nên sạn mật. Một là có nhiều cholesterol (mỡ) trong mật vì mỡ rất khó tan và nếu trong mật lại có nhiều mỡ quá thì làm sao mật có giờ thanh toán mỡ được cho kịp vì vậy nó đóng thành sạn. Thêm vào nữa là nếu túi mật lúc nào cũng đầy mật mà không chảy vào ruột non thì nó sẽ đông lại và đóng thành sạn. Ngoài ra, phụ nữ có cơ nguy bị sạn gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) có nhiều mỡ trong mật, thêm vào nữa là những thuốc ngừa thai làm tăng số lượng mỡ trong mật và những người mập quá cũng làm tăng số lượng mỡ trong mật và làm cản trở việc co bóp túi đẩy mật ra ngoài.
Vì vậy, những viên sạn cần phải được trục xuất ra khỏi ồng dẫn mật càng sớm càng tốt hầu làm tăng lượng mật đổ vào trong ruột và giúp gan phục hồi chức năng và làm cho cơ thể khoẻ mạnh hơn. 
Sau đây là phương pháp tẩy trừ sạn gan và mật (liver and gallbladder) mà không cần phải giải phẫu (surgery). Phương pháp này do bác sĩ Hulda Regehr Clark viết trong cuốn sách của bà “The Cure for all Deseasses” (Chữa hết mọi thứ bệnh). Clark, Hulda. The Cure For All Diseases. Health Harmony 2006 New Delhi: Website: www.bjainbooks.com  Pp. 552-559

Dược liệu thiên nhiên gồm có:
-4 tablespoon Epsom salts (Magnesium Sulphate,MgSO4+7H2O) – có thể mua muối này ở bất cứ tiệm thuốc tây nào như Walgreen, Rite Aid, Long Drugs, Mother Market …
-1/2 cup dầu olive loại Light Extra Virgin (4 oz hay 125ml).
-Một trái bưởi hồng lớn hoặc 2 trái cở nhỏ (vắt lấy nước khoảng 2/3 đến 3/4 cup).
-3 cups (750 ml) nước drinking water (không dùng nước máy tapwater).
-4 tới 8 viên Ornithine, một loại dược thảo an thần. (nếu có bệnh mất ngủ) có bán tại Mother Markets hay các health food stores. (optional)

Hãy chọn ngày nào bạn muốn thanh lọc cơ thể thí dụ như ngày thứ bẩy.

Sáng Thứ Bảy:
Ăn sáng và ăn trưa với thức ăn nhẹ, không có chất béo (fat) và chất đường hoặc đồ chiên xào.  Có thể dùng cháo oatmeal, cooked cereal với trái cây, nước trái cây, khoai tây nướng.  Những thức ăn này giúp mật gia tăng áp xuất trong gan.  Áp xuất càng nhiều càng đẩy dễ dàng ra ngoài những viên sạn.
Không dùng các loại thuốc và vitamins.
Không ăn và uống sau bữa ăn trưa (12 giờ) cho đến 6 giờ chiều cùng ngàỵ
Sửa Soạn Dung Dịch Epsom salt:
Pha 4 tablespoon Epsom salts vào 3 cups nước rồi để vào một bình riêng, để vào tủ lạnh cho lạnh dễ uống (Sau này bạn sẽ chia làm 4 phần để uống, mỗi phần ¾ cup): 
Lần 1: 6:00PM
Uống một phần nước dung dịch vừa pha (¾ cup) rồi xúc răng cho sạch.
Lần 2: 8:00PM
Uống dung dịch Epsom salt lần thứ hai (¾ cup).
Bạn phải tuyệt đối đúng giờ (đừng uống quá sớm hay trễ 10 phút sẽ làm kém hiệu quả.
Sau hai lần uống dung dịch Epsom salt này bạn có thể đi tiêu lỏng
9:45PM: Sửa Soạn Dung Dịch nước Bưởi và Dầu Olive
Vắt nước bưởi (ít nhất ½ cup hoặc nhiều hơn tới ¾ cup) trộn chung với ½ cup dầu olive loại Light Extra Virgin và lắc cho sủi bọt. Bạn có thể vắt một ít chanh vào dung dịch này cho dễ uống.
(Bạn nên đi rest room trước khi uống dung dịch này dự trù vào lúc 10 giờ, nhưng đừng trễ quá 15 phút).
10:00PM
Dùng ống hút lớn để uống hết dung dịch nước bưởi và dầu Olive vừa pha.  Nếu bạn là người khó ngủ, nên uống 4 viên dược thảo an thần Ornithine vào lúc này.

Vừa uống xong, bạn phải đi nằm ngay lập tức, nếu không dung dịch dầu olive và nước bưởi sẽ không có hiệu nghiệm để tống sạn ra.  Bạn nên nằm ngửa gối đầu cao hơn một chút và nghĩ đến lá gan đang làm việc tống những sạn ra khỏi các ống dẫn và túi mật. Bạn có thể cảm thấy sạn đang di chuyển qua những ống dẫn mật.

Việc tẩy trừ sạn gan này không đau do chất nhờn của dầu olive.  Sở dĩ sạn trôi ra được là vì muối Epsom làm cho các cơ bắp trên ống dẫn mật mở rộng và không co thắt.  Điều cần lưu ý là phải ngủ để cho gan và túi mật làm việc.

6:00 AM hôm sau
Sáng dậy uống phần thứ ba dung dịch Epsom salt (¾ cup).Đừng uống phần này trước 6:00AM.  Nếu bạn muốn ngủ, cứ ngủ thêm.
8:00AM
Uống phần thứ tư (phần chót) ¾ cup dung dịch Epsom salt đã pha. Bạn có thể đi ngủ lại nếu muốn.
10:00AM
Có thể ăn bắt đầu uống nước trái cây, ăn cháo, nửa giờ sau ăn trái cây và một giờ sau (khoảng 11:00AM) ăn uống bình thường.

Bạn nên dùng một cái rổ để trong bồn cầu (toilet) để hứng và đếm sạn, bạn sẽ cần khoảng đến 2000 (hai ngàn) viên sạn ra khỏi gan, mật để bạn sẽ hết thấy đau ở vùng lưng và các loại dị ứng. Khi tẩy sạn lần đầu, bạn sẽ thấy thoải mái trong vài ngày, nhưng khi sạn từ phiá sau túi mật di chuyển ra phía trước, bạn sẽ bị cảm giác khó chịu trở lại. Bạn có thể tiếp tục sử sụng phương pháp tẩy sạn này trong vòng hai tuần sau. Nhưng không được tẩy sạn khi bạn đang bị bịnh.

Bạn có thể đi tiêu lỏng vào buổi sáng (thường là sau khi uống dung dịch Epsom salt). Dùng đèn rọi (flash light) sẽ thấy rõ các sạn đủ màu, những sạn màu xanh là do bị nhuộm bởi mật vì bị ngâm trong túi mật lâu ngày.  Sạn mầu xanh là minh chứng gallstones chứ không phải là cặn bã của thực phẩm. Bạn không thể lầm lẫn những viên sạn này với phân được vì sau hai cups dung dịch muối Epsom hôm trước, trong ruột của bạn đã không còn phân, chỉ có nước muối. Nếu còn sót thì phân phải chìm trong nước, chỉ có gallstones là nổi vì chứa toàn là cholesterol bên trong. Có khi sạn đóng cục lại với nhau và theo nhau ra từng chùm.  Bạn có thể đếm tới 100 hay 200 hạt đủ loại mỗi lần đi cầu là thường. Phần lớn các sạn là cholesterol đóng với calcium v.v...

Lần đầu tiên tẩy trừ sạn, bạn có thể có vài viên lớn hay có rất ít, cho nên bạn nên chờ khoảng hai tuần sau làm tiếp lần thứ hai để tống hết sạn lớn nhỏ ra ngoài.  Trong cơ thể người ta có đến khoảng 50 đến 2000 viên sạn. Rồi sau đó cứ sáu tháng làm một lần.
Theo thống kê của bác sĩ Hulda Clark trong hơn 500 trường hợp kể cả những người trên 70 hay 80 tuổi áp dụng phương pháp này đều rất an toàn. Trường hợp bạn cảm thấy khó chịu thưòng là do bạn có sán lãi trong ruột gan.
Tịnh Thuỷ soạn dịch và thực hành - August 08, 2006 -

Chú Thích:
Nhóm bạn của chúng tôi gồm sáu người: hai nam và bốn nữ, có số tuổi từ 48 đến 70 tuổi, đã áp dụng theo phương pháp trên trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2006 và cho kết quả tốt với năm người cho ra nhiều sạn (từ 20 viên sắp lên) và một người không có. Một người cung cấp ảnh chứng minh đính kèm.  Nếu quý độc giả muốn liên lạc, xin e-mail cho chúng tôi.  Chúng tôi sẽ cung cấp số điện thoại.
Bạn có thể vào đây xem thêm chi tiết: http://curezone.com/cleanse/liver/huldas_recipe.asp
www.QuanTheAmBoTat.com

THỨC THỨ NHẤT



Mục đích của thức này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
Giương thẳng hai tay ra theo chiều ngang và xoay tròn cho đến khi chóng mặt. 
Lưu ý là phải xoay tròn từ trái sang phải, theo chiều kim đồng hồ.
Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. 
Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.

Lúc đầu chỉ nên tập thức này cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt. Sau khi đã tập luyện cả 5 thức sẽ có thể xoay nhiều vòng hơn mà không chóng mặt.

THỨC THỨ HAI



Mục tiêu của thức này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.
Nằm dài trên sàn, tốt nhất trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm đệm bằng phẳng; mặt ngẩng lên.
Nằm duỗi lưng, thẳng người, hai cánh tay buông dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.
Tiếp theo, nhấc đầu lên cho cằm thu vào ngực. Ðồng thời nhắc hai cẳng chân lên trong thế thẳng đứng. Nếu có thể, đưa hai chân vươn ngược lên về phía đầu, nhưng phải giữ cho hai gối thật thẳng.
Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Sau đó, thư giãn toàn bộ các cơ bắp và thưc hành lại thức này.


Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt.
Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đâu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.

THỨC THỨ BA



Phải thực hành ngay sau thức thứ hai.
Quì gối trên sàn và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó, nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp theo, ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt; đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa. Cong người xong lại trở về tư thế cũ. Lập lại thức thứ ba này.
Cũng như thức thứ hai, khi tập thức này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định. Hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hịt thở càng sâu càng tốt.

Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình.

THỨC THỨ TƯ.

  Lúc mới tập thức thứ tư này rất khó thực hành, nhưng rồi sẽ thấy đơn giản như những thức khác.
Trước tiên, ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn tay đăt cách nhau khoảng 20cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó, thu cằm về phía trước ngực.
Tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt. Ðồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng.
Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể.
Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lập lại các động tác của thức này.
Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.
Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.




THỨC THỨ NĂM.

Thân mình phải hướng xuống đất và được chống đỡ bởi hai tay, gan bàn tay áp xuống sàn, các nhón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.

Ðể bắt đầu, hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống.

Tiếp đó, ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Trở lại tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức này.
Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.
Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống.

www.QuanTheAmBoTat.com

Sau đây là những câu hỏi của tác giả Peter Kelder đã được Ðaị tá Bradford giải đáp:

1.  Mỗi thức phải tập bao nhiêu lần ?
Ðể bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất nên thực hành mỗi ngày một buổi, mỗi thức tập 3 lần. Rồi trong tuần lễ thứ hai mỗi thức tập 5 lần; tuần thứ ba tập 7 lần; tuần thứ tư tập 9 lần và cứ thế tiếp tục. Như vây trong khoảng 10 tuần lễ có thể thực hiện mức tôi đa là tập mỗi thức 21 lân trong một ngày.
Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện thức thứ nhất - xoay tròn - có thể tâp thức này nhiều lần trong một ngày, sao cho đủ 21 lần mà không bị chóng mặt. Có người phải mất hơn một năm mới có thể xoay 21 lần trong một lúc.

2. Nên tâp luyện vào lúc nào trong ngày?
Có thể thực hành vào buổi sáng hoặc buổi tối, tùy theo giờ giấc thuận tiện. Sau khi đã tập luyện những thức này được 4 tháng có thể dành thời gian để thực hành nhiều lần vào buổi sáng, và buổi tối chỉ thực hành 3 lần cho mỗi thức. Hãy tuần tự gia tăng số lần tập cho tới khi đủ 21 lần. Không cần phải tập nhiều hơn 21 lần.

3. Tầm quan trọng của các thức ra sao?
5 thức này liên kết nhau để tác động lên cơ thể và có chung một tầm quan trọng. Sau một thời gian tập, nếu không thể cùng một lúc thực hành các thức này theo số lần qui định, hãy tách thành 2 buổi tập vào ban sáng và buổi tối. Nếu thấy khó khăn trong việc tập một thức nào đó thì hãy tạm bỏ qua và chú tâm vào các thức khác. Vài tháng sau hãy tập lại thức đã tạm bỏ qua đó.

4. Sẽ ra sao nếu bỏ hẳn một trong 5 thức?
Nếu bỏ hẳn 1 trong 5 thức trong khi vẫn tâp đều đặn và đầy đủ 4 thức kia thì vẫn có kết quả tuyệt hảo. Nếu thấy rằng mình không thể thực hành toàn bộ 5 thức, hoặc không thể thực hành đầy đủ 21 lần mỗi ngày thì hãy vững tin rằng sẽ đạt được những kêt quả tốt đẹp với bất cứ thức nào có thể thực hiện được vì không nên quên rằng chỉ một thức thôi cũng đủ để tạo ra sự thần kỳ, điều được chứng minh qua vũ điệu xoay tròn của các tu sĩ Hồi Giáo, những tu sĩ tuy già nhưng thân thể vẫn cường tráng.

5. Phải chăng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" thực sự đơn giản như đã mô tả?
- Ðúng. Tất cả những gì cần làm là tập 3 lần mỗi ngày để bắt đầu và từ từ tăng lên cho đến khi mỗi ngày thực hành đủ 21 lần cho mỗi thức... Mục đích của 5 thức này là tái lập sự tươi trẻ và sức khỏe. Ngoài ra còn một thức tập bổ sung, thức thứ sáu, nhưng thức này đề ra môt sự trói buôc mà hầu hết học viên không muốn tuân theo: cần phải sống độc thân.(1)

Chocolate có tác dụng ngăn ngừa cơn đau tim giống như aspirin
               Thursday, November 16, 2006

WASHINGTON (AFP) - Ăn vài miếng chocolate (sô-cô-la) mỗi ngày có thể đem lại lợi ích về sức khỏe giống như thuốc asprin để giảm nguy cơ máu đóng cục và ngăn ngừa những cơn đau tim, các nhà nghiên cứu đã nhận xét trong một cuộc khảo sát những người thường xuyên ăn chocolate.
“Những gì mà những người thường ăn chocolate giúp chúng tôi nhận ra là hóa chất trong những hột cocoa (dùng để sản xuất chocolate) có hiệu ứng về sinh hóa (biochemical effect) giống như thuốc aspirin để làm giảm sự kết tụ của những huyết cầu - sự kết tụ này có thể gây ra cái chết nếu nó tạo thành một cục máu và làm bế tắc huyết quản, gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ,” Bác Sĩ Diane Becker, người cầm đầu cuộc nghiên cứu, nói tại cuộc hội thảo thường niên của Hiệp Hội Tim Mỹ (American Heart Association), ở Chicago.
Tuy nhiên, vị giáo sư của trường y khoa Johns Hopkins University School of Medicine cũng cảnh giác rằng người ta đừng nên coi kết quả nghiên cứu này như là sự khuyến khích ăn nhiều bánh và kẹo làm bằng chocolate - thường là những sản phẩm có chứa những thứ có hại cho sức khỏe như đường, bơ và kem sữa.
Bà nói rằng sự tiêu thụ hai muỗng canh, hoặc vài miếng, chocolate màu đậm (dark chocolate) - là loại chocolate tinh ròng nhất làm bằng những hột cocoa đã rang giống như cà phê - có thể đem lại những hiệu ứng tốt cho tim mạch.
Trong hai thập qua, các nhà khoa học đã biết rằng chocolate màu đậm - chứa nhiều những chất chống oxy hóa gọi là flavonoids - giúp hạ thấp áp huyết và đem lại những hiệu ứng tốt đối với sự lưu thông của máu.
Những điều tìm thấy của toán nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần ăn những số lượng nhỏ chocolate như trên là đủ để giảm nguy cơ máu đóng cục; thay vì phải ăn vài pounds chocolate để hấp thụ đủ chất flavonoids, như những cuộc nghiên cứu trước đây đã nói.
Bác Sĩ Becker nói: “Thường xuyên ăn vài miếng chocolate, hoặc uống nước pha bột cocoa, có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe, miễn rằng người ta đừng nên ăn quá nhiều - nhất là tránh ăn loại chocolate có trộn nhiều bơ và đường.”
Cuộc nghiên cứu này đã căn cứ vào những cuộc thử nghiệm máu và nước tiểu của 139 người đã bị loại ra khỏi một cuộc khảo sát rộng lớn hơn, gồm 1,200 người có tiểu sử gia đình mắc bệnh tim, để tìm hiểu về hiệu ứng của thuốc aspirin trong sự ngăn ngừa máu đóng cục - họ bị loại vì không tuân theo lời của các nhà nghiên cứu bảo họ phải ngừng ăn chocolate trong thời gian khảo sát.
Các nhà nghiên cứu nói rằng sự “ghiền” ăn chocolate của những người bị loại này đã dẫn tới sự giải thích lần đầu tiên, về phương diện sinh hóa, tại sao những người ăn vài miếng chocolate màu đậm mỗi ngày thì giảm được gần 50 phần trăm nguy cơ chết vì lên cơn đau tim. (n.m.)
---Hết----
www.QuanTheAmBoTat.com

1. Nhất Áp Huyết Cao

Bệnh tim mạch đứng hàng đầu tại Mỹ về con số tử vong từ trước đến nay với 7,5 triệu người bị bệnh này và 250.000 người bị biến chứng hay chết mỗi năm. Chưa kể bệnh tai biến mạch máu não (stroke) với 600.000 người bị đứt mạch máu não và làm 150.000 chết mỗi năm. Bệnh cao áp huyết là đệ nhất cao thủ hợp cùng với tam quái khác là Ðường, Mỡ và Béo gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Bệnh cao áp huyết này còn có biệt danh là Sát Nhân Thầm Lặng. Theo cuộc thăm dò của cơ quan Y tế Hoa Kỳ, thì trên 10 triệu người Mỹ trong số 43 triệu mắc bệnh cao áp huyết không biết là mình bị bệnh này. Còn trong số những người biết mình bị thì có đến 16% không được uống hoặc không chịu uống thuốc. Ngay cả những ai uống thuốc thì lại có đến hơn 50% áp huyết vẫn còn bị cao không hạ xuống theo đủ tiêu chuẩn.

Bác sĩ hay cho biết 2 con số sau khi đo áp huyết: số đầu gọi là systolic pressure (Huyết áp Tâm Thu) đo lường sức ép trên mạch máu khi tim co lại và số thứ 2 gọi là diastolic pressure (Huyết áp Tâm Trương) đo sức ép trên mạch máu khi tim dãn ra. Từ 18 tuổi trở lên: systolic dưới 130mm Hg và diastolic dưới 85mm Hg là bình thường, nếu con số trên 140/90 thì được coi là áp huyết cao, và chia làm 3 giai đoạn: 

Giai đoạn 1 = 140-159 (systolic) và 90-99 (diastolic)
Giai đoạn 2 = 160-169 (systolic) và 100-109 (diastolic)
Giai đoạn 3 = > 180 (systolic) và > 110 (diastolic)

Lý do gây ra bệnh:

95% trường hợp là không biết rõ tại sao bệnh nhân bị (primary hay essential hypertension): người mập, ít hoạt động thể thao, nghiện rượu, ít ăn đồ có potassium, hay bị stress, di truyền, tuổi già thường dễ có áp huyết cao.

Còn dưới 5% là do một bệnh khác gây ra (secondary hypertension): một số loại bệnh thận, có bầu gần ngày sinh (preeclampsia), nghẽn mạch máu nuôi thận, bệnh nang thượng thận (pheochromocytoma, Cushing). Nếu bạn duới 35 tuổi mà bị áp huyết cao trên 180/110, dùng nhiều thuốc mà không có hiệu quả, đột ngột có biến chứng thì bác sĩ hay chú ý nhiều hơn để tìm một trong những nguyên do vừa liệt kê.

Một vài bệnh nhân khi gặp bác sĩ hoặc y tá đo thì trên 140/90 một chút, nhưng trở lại bình thường ở nhà thường được gọi là "sợ bóng vía bác sĩ" (white coat hypertension), không nhất thiết phải uống thuốc.

Triệu chứng bệnh cao áp huyết:

Bệnh này thường không có triệu chứng ở vào thời gian đầu, bác sĩ khám phá ra bệnh nhân cao áp huyết khi khám tổng quát hàng năm, hay khám vì một lý do nào khác vì thế được mệnh danh là sát nhân thầm lặng. Có vài người than phiền nhức đầu, hơi mệt, choáng váng mặt mày, tim đập mạnh nhưng không đúng hẳn là do áp huyết cao gây ra. Nếu áp huyết đột ngột lên trên 180/110 thì may ra mới có triệu chứng như hoa mắt, nôn mửa, nhức đầu mạnh (malignant hypertension).

Về lâu về dài nếu không chữa trị đúng mức sẽ gây ra nhiều biến chứng: 
  • Bệnh sơ cứng động mạnh gây đau tim (heart attack)
  • Tai biến mạch máu não (Stroke)
  • Nhồi máu cơ tim (Congestive Heart Failure)
  • Suy Thận sẽ dẫn đến bị lọc hoặc thay thận (Kidney Failure)
  • Hư mắt (Retinopathy)

2. Tiểu Ðường

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh nội tiết thông thường nhất của mọi lứa tuổi, nhất là những người có tuổi. Ðã có rất nhiều tài liệu, kể cả bằng Việt Ngữ, nói về đề tài này, nhưng vì sự phổ biến và tầm quan trọng của bệnh, thiết tưởng có nói thêm về đề tài bệnh Tiểu Ðường cũng không phải là không có ích lợi.

Thế nào là bệnh tiểu đường?

Ðây là một tình trạng đường gia tăng trong máu do cơ thể không sử dụng đường được. Chúng ta phải hiểu "đường" là glucose, một trong 3 thành phần hữu cơ của cơ thể, hai chất kia là chất đạm (protein) và mỡ (lipid). Ðối với dân Mỹ da trắng, bệnh tiểu đường chiếm độ 5% dân số, vào khoảng 16 triệu người mắc bệnh, gồm 8 triệu đàn ông và 7 triệu đàn bà, và độ 100.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi so với độ 3,5% dân Châu Á bị bệnh này. 

Mỗi năm độ 650.000 trường hợp mới chẩn đoán và hơn 170.000 người chết vì bệnh tiểu đường, phần lớn do biến chứng. Người Việt chúng ta có cảm tưởng là khi di cư qua Mỹ, số người Việt mắc bệnh gia tăng nhiều, điều này không chắc đã đúng, có thể ở Mỹ, nhiều người được khám phá mắc bệnh tiểu đường do kết quả khám bệnh định kỳ đã tìm ra những trường hợp khi chưa có triệu chứng hay biến chứng lộ ra ngoài, còn ở Việt Nam, phần lớn bệnh tiểu đường được chẩn đoán sau khi đã có biến chứng như nhiễm trùng lâu lành, đau thận, tê chân tay v.v...

Tại sao có bệnh tiểu đường?

Bệnh này liên quan đến chất Insulin trong cơ thể. Ðây là một kích thích tố được phân tiết ra từ tụy tạng (pancreas) hay còn được gọi là lá mía (có người gọi lầm là lá lách (spleen) là một cơ quan của hệ bạch huyết). Tụy tạng là một cơ quan nằm sâu trong bụng, sau dạ dày và vắt ngang xương sống lưng. Tuỵ tạng vừa là tuyến ngoại tiết tiết ra điều tố vào ruột non để tiêu hoá chất mỡ, vừa là tuyến nội tiết tiết ra Insulin vào máu. Chất Insulin có nhiệm vụ chính trong sự vận chuyển đường vào trong tế bào nhưng không có vai trò gì trong sự biến dưỡng của đường để tạo năng lượng. Vì lý do nào đó, Insulin không được sản xuất hoặc sản xuất không đủ, hoặc dù có được sản xuất ra Insulin bị cơ thể đề kháng không dùng được, chất đường sẽ không vào tế bào được và ứ đọng trong máu và thoát ra nước tiểu để sinh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ khi nào đường huyết cao trên 180mg/dl thì đường mới xuất hiện ở nước tiểu, cho nên nhiều khi có bệnh tiểu đường mà vẫn không có đường trong nước tiểu là thế.

Có mấy loại bệnh tiểu đường?

Một cách tổng quát, bệnh tiểu đường được chia làm hai loại chính: bệnh tiểu đường loại 1, do Insulin không được sản xuất ra, và bệnh tiểu đường loại 2, do Insulin sản xuất thiếu hay cơ thể đề kháng với Insulin. Loại 1 hay xảy ra ở tuổi trẻ hơn, có thể bắt đầu từ năm mười tuổi trở lên, chiếm khoảng 10% mỗâi trường hợp, loại 2 thường xảy ra ở tuổi lớn hơn thường trên 50 tuổi, chiếm khoảng gần 90% mọi trường hợp. Về mặt di truyền, bệnh tiểu đường có thể di truyền trong gia đình, nhưng cách di truyền thế nào chưa được xác định. Phần lớn bệnh tiểu đường di truyền thuộc loại 2.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Sự chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào triệu chứng và thử máu và thử nước tiểu. Thường thường bệnh tiểu đường không có triệu chứng trong khoảng thời gian rất lâu. Trong một ít trường hợp điển hình, người bệnh có thể hay khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều và ăn nhiều mà vẫn ốm đi. Những triệu chứng này thực sự không phải là triệu chứng riêng cho bệnh tiểu đường. Một số trường hợp khác thì bệnh nhân hay bị mệt mỏi, suy yếu và sụt cân, mắt mờ, tê tay chân, hoặc da khô và ngứa ngáy. Phần lớn bệnh được khám phá là do thử máu định kỳ hàng năm thấy mức đường cao. Bình thường mức đường huyết lúc đói từ 60 đến 110mg/dl, khi mức đường huyết trên 126mg/dl được xem là có bệnh tiểu đường. 

Trong khoảng từ 110mg/dl đến 126mg/dl là nghi ngờ có bệnh tiểu đường, cần phải làm một thử nghiệm uống đường 75gm đường và đo đường huyết sau hai giờ. Nếu đường huyết trên 200mg/dl là có bệnh. Trong khoảng gần 10 năm qua, người ta hay đo lượng Huyết sắc tố AlC (hemoblobin AlC) để thẩm định mức đường huyết trong 3 tháng qua. Ðây là một thử nghiệm rất có giá trị để kiểm soát bệnh tiểu đường trong 3 tháng qua có ổn định hay không. Thử nước tiểu không giúp cho bệnh nhân nhiều vì chúng ta dùng máy đo đường từ đầu ngón tay chính xác và tiện dụng hơn. Tuy nhiên thử nước tiểu có thể cho biết thận có bị tổn thương hay không qua chất đạm (protein) trong nước tiểu. Ngoài khám bệnh hàng năm, người ta nên truy tầm bệnh tiểu đường trong những trường hợp sau này: mập phì, có nhiều người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, sinh con trên 9lbs (trên 4kg), áp huyết cao, cao mỡ cholesterol, hay phụ nữ có thai ở tuổi lớn hơn 25 hoặc đường huyết cao khi mang thai và sau đó trở lại bình thường sau khi sanh.

Tại sao bệnh tiểu đường nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường, nghe tên bệnh không thôi thì tưởng như không có gì quan trọng, nhưng thực tế nó đưa đến nhiều biến chứng rất phức tạp nguy hiểm và khó chữa.

Những trường hợp biến chứng cấp tính như đường huyết gia tăng quá cao thường trên 400-500mg/dl lên đến trên 1000mg/dl, có thể làm bệnh nhân hôn mê và suy hô hấp do cơ thể bị khô nước do tiểu quá nhiều, do nhiễm độc chất acetone và làm máu bị acid hoá. Phần lớn các trường hợp này xảy ra vì bệnh nhân lơ là trong vấn đề trị bệnh không dùng đủ thuốc chữa bệnh, hoặc đi kèm với những trường hợp nhiễm trùng, bị căng thẳng (stress) như đi mổ chẳng hạn.

Những trường hợp biến chứng kinh niên trong bệnh tiểu đường thì rất nhiều và trầm trọng. Những biến chứng đó có thể là: biến chứng mắt, quan trọng nhất là bệnh võng mạc đưa đến mù loà, và mù do tiểu đường là nguyên nhân chính của các bệnh mù không bẩm sinh. Những bệnh mắt khác có thể là bệnh mắt cườm, liệt có vận nhãn. Biến chứng thận có thể đưa đến suy thận mãn tính, cuối cùng phải chạy thận nhân tạo và biến chứng thận do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của tất cả các bệnh thận phải lọc thận nhân tạo. Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tê và đau bàn tay bàn chân, có khi làm chân mất cảm giác và nhiều khi chân bị thương tổn mà bệnh nhân không hề hay biết, đưa đến nhiễm trùng trầm trọng, và nhiễm trùng vốn cũng là một biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân hay bị nhiễm trùng và lâu lành do sức đề kháng bị suy giảm. Phối hợp với hai biến chứng trên, biến chứng bệnh mạch máu làm nghẽn tắc mạch máu ngoại biên ở tay chân rất dễ đưa đến chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ chân tay. Những biến chứng khác như bất lực, bệnh trầm cảm, loét chân .... Nói chung biến chứng kinh niên của bệnh tiểu đường rất trầm trọng, và một khi đã xảy ra những biến chứng này cứ từ từ tiến tới không ngăn cản được dù bệnh nhân đang sống ở trên nước Mỹ này, làm bệnh nhân không chết thì cũng bị tàn phế. Cho nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh phải luôn luôn cố gắng giữ mức đường ở mức bình thường càng lâu càng tốt bằng cách dùng thuốc men đầy đủ và theo sự hướng dẫn của bác sĩ của mình và không những về thuốc men, còn cả sinh hoạt hàng ngày và ăn uống cẩn thận, vận động thể dục thể thao.

Ðể kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường, nên có một chương trình khám định kỳ hàng năm, khám chân và móng tay để tránh nhiễm trùng - khám răng nướu một hai lần mỗi năm - khám mắt với bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist) mỗi năm một lần.

3. Tam "Rol" (cholesterol)

Khái niệm tổng quát về bệnh cao cholesterol

Cholesterol là một loại mỡ trong cơ thể. Vì mỡ lưu chuyển trong dòng máu (plasma) của chúng ta, nó có thể bám vào bên trong của mạch máu và làm nghẽn những mạch máu nhất là mạch vành tim (coronary arteries).

Cholesterol có trong đồ ăn nhưng cũng được chế tạo ra từ gan (liver) của chúng ta.

Cholesterol được dùng để làm vỏ của tế bào (cells walls), chất kích thích tố (hormones), vitamin D, mật xanh (bile acids) v.v.. Nếu lượng cholesterol trong máu lên cao vì gan chế tạo quá nhiều cholesterol thì bệnh nhân sẽ bị cao lượng cholesterol trong máu. Từ đó những mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. Vì chỉ có động vật mới có cholesterol bệnh nhân ăn thịt sẽ bị lên cholesterol nhiều hơn thực vật. Tuy nhiên, mỡ từ thực vật sẽ biến chế trong cơ thể bệnh nhân để tạo ra cholesterol. Vì thế ăn nhiều dầu (tức là mỡ thực vật), sẽ dẫn đến bệnh cao cholesterol.

Những loại mỡ cholesterol

Khi đi thử máu, phòng thử nghiệm sẽ đo lượng cholesterol tổng cộng, lượng cholesterol HDL (mỡ tốt), và lượng Triglycerides. Từ đó họ sẽ tính ra lượng cholesterol (LDL) xấu. Phòng thí nghiệm máu có thể đo lượng cholesterol LDL xấu nhưng ít khi bác sĩ cần đo như vậy.

Cholesterol LDL xấu vì nó làm nghẽn những mạch máu dẫn đến bệnh. Cholesterol HDL tốt vì nó giúp cholesterol xấu ra khỏi mạch máu và làm mạch máu bớt bị nghẽn.

Sơ lược lịch sử của bệnh cholesterol

Vào đầu thế kỷ 20, khoa học gia khám phá được chất Nicotinic acid (Niacin) và Nicotinamide (vitamin B3) là một loại Vitamins B cần thiết trong đồ ăn. Vào năm 1955, ông Altschul khám phá được tính chất giảm Cholesterol của Niacin. Năm 1961, bác sĩ Parsons trị cho 50 bệnh nhân bị bệnh cao Cholesterol và cho biết Cholesterol xấu LDL và Triglyceride giảm 23-29%, và Cholesterol tốt HDL lại tăng. Ông cũng diễn tả chính xác những ảnh hưởng xấu của thuốc này (xin xem bài Thuốc Dùng Trị Bệnh Cao Cholesterol).

Vào thập niên 1960, cơ quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization, gọi tắt là WHO) dùng thuốc Clofibrate để thử trị bệnh cao Cholesterol. Ðến bây giờ, cuộc nghiên cứu này vẫn là cuộc nghiên cứu lớn nhất. Hơn 10 ngàn người đã tham dự chương trình thử nghiệm này. Kết quả vào năm 1978 cho thấy thuốc Clofibrate làm giảm Cholesterol 8%. Tuy nhiên chương trình khảo cứu này có nhiều khuyết điểm, và thêm vào đó vì tỉ lệ những người tham gia chương trình khảo cứu này chết vì các bệnh khác không phải vì bệnh tim mạch khá cao, bác sĩ đã không xem trọng cuộc khảo cứu lớn này.

Vào năm 1984, kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung Tâm Khảo Cứu Mỡ (Lipid Research Clinics) được phổ biến. Hơn 3,8 ngàn người bệnh cao Cholesterol được trị bệnh bằng thuốc Cholestyramine (Questran). Kết quả cho thấy thuốc Cholestyramine làm giảm lượng LDL Cholesterol và tăng HDL Cholesterol, và đồng thời tỉ lệ bệnh tim mạch cũng giảm xuống. Năm 1987, kết quả của cuộc nghiên cứu thuốc Gemfibrozil (Lopid) từ nhiều trung tâm thuộc Helsinki Study được phát hành. Hơn 4 ngàn bệnh nhân bị cao Cholesterol được uống thuốc Gemfibrozil. Thuốc này làm giảm Cholesterol xấu LDL (11%), giảm mỡ Triglyceride (35%), và làm tăng lượng Cholesterol tốt HDL được 11%. Tỉ lệ chết vì bệnh tim mạch cũng được giảm xuống.
Vào năm 1987, cơ quan Food and Drug Administration (FDA) chấp thuận cho thuốc Lovastatin (Mevacor) được bán ra ở Hoa Kỳ. Thuốc này được bào chế ra từ một loại thuốc tương tự là Mevastatin (xuất phát ra từ con nắm Penicillium citrinum). Lovastatin là một khám phá lớn trong lịch sử thuốc trị bệnh cao Cholesterol, vì đây là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc Statins mà hiện nay đang được thông dụng vì có rất ít ảnh hưởng phụ xấu mà lại có nhiều hiệu quả.

Từ lúc có Lovastatin, những thuốc Statins tương tự khác như Pravastatin, Simvastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Cerivastatin đã được cơ quan FDA chấp thuận bán ra thị trường. Những cuộc nghiên cứu lớn gần đây như WOSCOPS (Pravastatin), AFCAPS/TexCAPS (Lovastatin), 4S Study (Simvastatin), CARE (Pravastatin), LIPID (Pravastatin) chứng minh chắc chắn rằng dùng thuốc Statins để trị bệnh cao Cholesterol sẽ giúp cho bệnh nhân ít bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, và sống khỏe, sống lâu hơn.

Cao lượng cholesterol sẽ dẫn đến triệu chứng gì?

Lượng Cholesterol cao sẽ không gây ra triệu chứng gì cả nhưng cao cholesterol sẽ đưa đến những biến chứng làm ra triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng cao lượng Cholesterol sẽ gây ra nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu trong người. Những điều này không đúng. Nếu chúng ta bị cao lượng Cholesterol nhưng chưa bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân, v.v... thì sẽ không có triệu chứng gì cả tuy nhiên một khi bị rồi thì thường hay quá trễ. Một trường hợp ngoại lệ là những bệnh nhân có lượng Triglyceride trên 1.000 (ngàn) thì dễ bị sưng tụy tạng (acute pancreatitis).

Tại sao ta phải trị bệnh cao cholesterol?

Như đã đề cập ở trên, lượng Cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim (Coronary Heart Disease), tai biến mạch máu não, nghẽn mạch chân. Vì vậy, làm giảm lượng Cholesterol trong máu sẽ giúp bệnh nhân tránh hay ít bị những bệnh này.

Bệnh nhân có phải uống thuốc giảm cholesterol suốt đời hay không?

Vì gan là bộ phận chế tạo Cholesterol trong người của chúng ta, nếu không có thuốc mỗi ngày thì lượng Cholesterol sẽ từ từ tăng lên. Vì vậy chúng ta phải uống thuốc giảm Cholesterol mãi mãi. Thế nhưng những bệnh nhân chịu tập thể dục thường xuyên và cữ ăn theo đúng tiêu chuẩn để lượng Cholesterol thấp xuống thì có hy vọng bỏ thuốc được. Có nhiều bệnh nhân bỏ uống thuốc sau khi đã dùng vài tháng vì họ đo lại lượng Cholesterol và thấy xuống thấp. Ðiều này rất sai lầm vì chỉ trong một thời gian ngắn thì lượng Cholesterol của họ sẽ bị lên cao trở lại.

Làm thế nào để tránh bị bệnh cao cholesterol?

Vì cholesterol có trong đồ ăn có nguồn gốc động vật, chúng ta phải ăn ít những loại đồ ăn như mỡ, thịt, trứng. Nếu uống sữa tươi thì dùng loại low fat hay nonfat. Vì dầu là loại mỡ có nguồn gốc thực vật và giúp cho cơ thể chế tạo ra nhiều cholesterol, nên chúng ta cần nên ăn ít những loại dầu. Những loại dầu dừa hay đậu phộng hay vegetables làm nghẽn mạch máu nhiều hơn dầu granola hay dầu olive. Chúng ta nên ăn ít lại nếu bị nặng cân hay bị mập vì giảm cân thì cholesterol cũng giảm.

Chúng ta cũng đừng quên tập thể dục vì thể dục cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.

Có khám phá mới gì trong vấn đề trị bệnh Cholesterol gần đây hay không?

Gần đây bác sĩ đã nghiên cứu được rằng những người đã có bệnh nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hay bệnh tiểu đường thì cần có lượng Cholesterol thấp hơn những bệnh nhân khác. Vì thế, những bệnh nhân này nên để ý đến lượng Cholesterol và sức khỏe của mình kỹ hơn.

Vậy lượng Cholesterol bao nhiêu mới được xem là tốt?

Khi bác sĩ nói đến Cholesterol của bệnh nhân, họ thường đề cập đến lượng Cholesterol tổng cộng (total Cholesterol). Con số được coi là "trung bình" nằm vào khoảng 200. Nếu thấp hơn 200 thì được xem là "tốt". Nếu nằm trong khoảng 200 đến 240 thì được xem là "hơi cao" hay borderline. Và nếu trên 240 thì xem là cao nhiều. Tuy nhiên, lượng Cholesterol tổng cộng gồm có Cholesterol xấu LDL, Cholesterol tốt HDL, một phần của mỡ Triglyceride. Phòng thí nghiệm máu thường chỉ đo lượng Cholesterol tổng cộng, Cholesterol HDL, lượng Triglyceride và từ đó họ tính ra lượng Cholesterol LDL. Vì vậy, dùng số lượng Cholesterol cá nhân LDL, HDL, và lượng Triglyceride sẽ chính xác hơn. Chương trình Quốc Huấn (National Cholesterol Education Program) khuyên ta nên đo Cholesterol tổng cộng, lượng Triglyceride và Cholesterol tốt HDL ít nhất 5 năm một lần. Bệnh nhân cần nhịn ăn sáng trước khi thử. Bắt đầu từ tuổi 20 bệnh nhân cần thử ít nhất một lần mỗi 5 năm. Nếu lượng cholesterol bị cao thì cần thử lại thường hơn.

No comments:

Post a Comment