https://thienphatgiao.wordpress.com/luan-hoi-va-nhan-qua/
- Những trường hợp luân hồi đã được các nhà nghiên cứu xác thực ở Thái Lan
- Luân Hồi Tái Sinh – Phim Tài Liệu Khoa Học – Peter Ramster
- Cậu bé 5 tuổi người Mỹ nhớ kiếp trước là phụ nữ bị chết cháy
- Cậu bé mô tả chính xác các chi tiết khi chứng thực thông tin về tiền kiếp
- Cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ – Một trường hợp luân hồi, tái sinh
- Bé 3 Tuổi Nhớ Lại Tiền Kiếp, Nhận Dạng Kẻ Sát Nhân và Nơi Chôn Giấu Thi Thể
- Món ăn Quán miết giáp – Rót nước vào mai Ba Ba
- Câu chuyện đầu thai tại Việt Nam – Không gian đa chiều Số 31 – VTC6 – Video
- Tiền kiếp – có hay không? Tiến sĩ y khoa Jim B.Tucker
- Những chuyện luân hồi hiện đại
- Báo Ứng Hiện Đời – Cư sĩ Quả Khanh – Hạnh Đoan dịch
- Báo Ứng Hiện Đời – Video
- Cô gái đến từ… Ai Cập cổ đại
- Câu chuyện về kiếp luân hồi – Swarnlata Mishra
- Cậu bé 5 tuổi người Mỹ kể chuyện về kiếp trước
- Lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp
- Đường Mây Qua Xứ Tuyết – Lama Anagarika Govinda
- Động vật dùng cho buổi ăn tối – Một câu chuyện nhân quả.
- Bí ẩn chuyện các thiền sư ‘đầu thai’
- 4 trường hợp nổi bật về ký ức tiền kiếp và thôi miên hồi quy
- Thôi miên giải mã kiếp luân hồi?
- Liệu Pháp Hướng Dẫn Bệnh Nhân Nhớ Lại Kiếp Trước – Phỏng Vấn Bác Sĩ Hazel Denning
- Một trường hợp đầu thai ở Anh
- Hư thực một trường hợp “đầu thai” ở Nga
- Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây Tạng – Nguyễn Minh Tiến biên soạn
- Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 1)
- Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 2)
- câu chuyện nhân quả từ việc săn bắn chim của một phật tử Việt Nam
- Câu chuyện bí ẩn về sự tái sinh của con người
- Bạn có tin tưởng Tái sinh không? – Alexander Berzin – Tuệ Uyển dịch
- Luật Nhân Quả – Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng
- Để biết kiếp trước, kiếp sau
- Câu chuyện nhân quả – trích Kinh Pháp Cú
- Chứng cứ khoa học của sự tái sinh – GS Minh Chi
- Chuyện Ngạ Quỷ
- Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp
- Tiền kiếp của trẻ thơ – Chase Bowman
- Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi
- Ký ức luân hồi – Cậu bé chính là ông của mình – Youtube video
- Nhân Quả Có Thật Không?
- Phật nói kinh phân biệt thiện ác báo ứng – Thích Chánh Lạc
- Sự giấu mặt của luật nhân quả – Thích Chân Quang – Video
- 3 năm bắn chim, đau đớn 18 năm
- Những câu chuyện luân hồi kỳ lạ – Một trường hợp tại Lebanon
- Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt
- Ngũ Giới hòa thượng phạm sắc giới đọa hồng trần
- Người nước Nam làm vua Trung Hoa
- Jenny Cockell và cuộc hội ngộ với những đứa con từ kiếp trước
- Chuyện Tái Sinh của Jenny
- Luân Hồi và Nhân Quả – Trích Phật Học Tinh Yếu – Bài hay nên đọc
- Giải mã hiện tượng nhớ về tiền kiếp
- Cậu bé ‘đầu thai’ ở Vụ Bản không phải là duy nhất
- Thực hư chuyện cậu bé ‘đầu thai’ ở Vụ Bản
- “Người chết đầu thai” làm náo loạn cả làng ở Mai Châu
- Ta đang làm gì đời ta?
- Luân Hồi – Phật Học Phổ Thông – Video – HT Thích Thiện Hoa
- Nhân Quả – Phật Học Phổ Thông – Video – HT Thích Thiện Hoa
- Những lợi ích của việc tin và sống theo định luật nhân quả
- Vòng Luân Hồi – Tỳ kheo Khantipalo
- Cảnh Giới Bên Kia Cửa Tử
- Luận bàn về kiếp Luân Hồi
- Tiền kiếp – có hay không? – Tiến sĩ y khoa Jim B.Tucker
- Hiện tượng luân hồi và những bí ẩn – Kỳ cuối: Giải mã hiện tượng luân hồi
- Bí ẩn hiện tượng Luân hồi (Phần 1)
- Câu Chuyện Vị Tăng Già Nhớ Lại Tiền Kiếp Của Mình
- Chuyện ông cụ đầu thai làm Heo ở An Giang năm 2013
- Chuyện Người đầu thai thành Lợn, Lợn đầu thai thành Người ở Trung Quốc & Malaysia
- Câu chuyện nhân quả
- Khái niệm Luân Hồi
- Nhân Quả Luân Hồi Tạp Lục
- Một Người Nô Lệ Da Đen Mù Lòa Trở Thành Nhạc Sĩ Lừng Danh tại Hoa Kỳ
- Kinh Tệ Tú – trích từ Kinh Trường A Hàm 1 – Thích Tuệ Sỹ dịch
- Phật nói kinh phân biệt thiện ác báo ứng – Thích Chánh Lạc
- Phật nói kinh nghiệp báo sai biệt – Thích Tuệ Thông
- Kinh Thiện Ác Nhân Quả – Thích Trung Quán dịch
- Nhân Quả Báo Ứng Hiện Đời – Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch
- Liễu Phàm Tứ Huấn – Phương Pháp Tu Phúc-Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh
- Quả Báo Sát Sinh – Câu Chuyện Có Thật ở Việt Nam Được Chính Nhân Vật Kể Lại
- Câu Chuyện Quả Báo Của Người Thích Câu Cá
- Giải Nghi Về Nhân Quả – HT Thích Thanh Từ giảng
- “Đời Cha Ăn Mặn, Đời Con Khát Nước” Đúng không? – Tâm Diệu
- Có hay không, ông bà cha mẹ làm ác mà con cháu gánh chịu ?
http://thienphatgiao.org/2014/02/chuyen-ong-cu-dau-thai-lam-heo-o-an-giang-nam-2013/
- Người đầu thai vào lợn trắng đốm tròn đen gây xôn xao dư luận An Giang
- Sự thật chuyện ông cụ 78 tuổi đầu thai làm heo ở An Giang
- Báo hiếu bằng cách cho heo ăn cơm, uống trà ở miền Tây
- Câu Chuyện Vị Tăng Già Nhớ Lại kiếp trước mình là Heo(Lợn)
- Trâu Khóc Khi Biết Sắp Bị Xẻ Thịt
- Một trường hợp đầu thai ở Anh – Cameron Macaulay
- THẤY CHẾT KHÔNG CỨU ĐỜI SAU LÀM HEO
- Hình ảnh Lợn quái thai gây xôn xao ở Việt Nam những năm qua
- Quái thai lợn mặt người ở Brazil
———————————————————
Tìm hiểu thêm về:
Tìm hiểu thêm về:
- Luân hồi và nhân quả
- Tâm linh và Phật giáo
- Tâm linh và Ngoại cảm nói chung
- Kiến thức cơ bản Phật giáo
- Thần thông trong Phật giáo
- Thiền Phật giáo
- Bí ẩn – Khám phá
Câu chuyện về kiếp luân hồi – Swarnlata Mishra
Câu chuyện về kiếp luân hồi – Swarnlata Mishra
Swarnlata Mishra là một người Ấn Độ không bình thường. Bà nổi tiếng ngay từ lúc mới 3 tuổi bởi là nhân vật chính trong một câu chuyện về kiếp luân hồi gây nhiều tranh cãi, không chỉ riêng ở đất nước Ấn Độ. Suốt từ khi bắt đầu phát hiện ra mình là người đầu thai lại, Swarnlata Mishra dường như được sống cùng lúc cả 2 cuộc đời – một cuộc đời hiện tại và một cuộc đời tiền kiếp… Dẫu rằng, trong suốt nhiều thập kỷ trôi qua, những câu chuyện về kiếp luân hồi của con người mà Swarnlata Misha chỉ là một trường hợp vẫn là đề tài gây tranh luận: tin hay bác bỏ, sự thật hay chỉ là hoang đường
–>bài cùng nội dung:
- Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi
- Thực hư chuyện cậu bé ‘đầu thai’ ở Vụ Bản
- Một trường hợp đầu thai ở Anh – Cameron Macaulay
Tiến sĩ Ian Stevenson là một bác sĩ tâm lý người Mỹ nhưng sinh tại Canada. Ông sinh ngày 31/10/1918 và qua đời ngày 8/2/2007, ở tuổi 89. Tiến sĩ Ian Stevenson nổi tiếng khắp thế giới vì ông sở hữu một công trình nghiên cứu về luân hồi vô cùng đồ sộ: trong 40 năm đi khắp thế giới nghiên cứu, ông đã sưu tầm được 3.000 trường hợp luân hồi ở trẻ em. Khác với những bác sĩ tâm lý bình thường, ông không sử dụng thuật thôi miên để tìm ra những đứa trẻ đầu thai mà thay vào đó, ông đã chọn cách thu thập tài liệu về hàng ngàn trường hợp trẻ em đầu thai. Sau đó, ông kiểm tra trí nhớ, so sánh tính cách, đối chiếu hồ sơ y tế, thậm chí xem xét cả những vết sẹo, vết bớt… của đứa trẻ và “tiền kiếp” của nó. Phương pháp này của ông đã loại bỏ tất cả những lý giải “thông thường” về trí nhớ của đứa trẻ, từ đó dễ dàng chứng minh rằng sự luân hồi ở các em là thật.
Từ những tài liệu này mà Tiến sĩ Ian Stevenson đã viết 300 bài báo và 14 cuốn sách bao gồm: “20 câu chuyện luân hồi có thật” (năm 1966), “Khi luân hồi và sinh học gặp nhau” (1997), “Những trường hợp luân hồi ở châu Âu” (2003).
Swarnlata Mishra được coi là một trong những trường hợp luân hồi nổi tiếng nhất và câu chuyện của bà đã xuất hiện trong cuốn sách kinh điển của Tiến sĩ Ian Stevenson “20 câu chuyện luân hồi có thật”.
Câu chuyện của Swarnlata Mishra được Tiến sĩ Stevenson dựng lại theo trình tự thời gian, bắt đầu thì khi bà là một cô bé. Lần ấy, khi đang cùng cha đi qua thị trấn Katni cách nhà mình hơn 100 dặm, cô bé Swarnlata đột nhiên yêu cầu tài xế quay về “nhà của mình” để uống trà và nghỉ ngơi. Ngay sau đó, cô bé tiếp tục kể về cuộc sống của mình ở Katni. Swamlata nói rằng, mình tên là Biya Pathak và cô có hai cậu con trai. Tiếp đó, cô mô tả ngôi nhà của mình: nhà sơn màu trắng có cửa sắt đen, bốn phòng được trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá.
Cô bé nói rằng, ngôi nhà đó ở Zhurkutia, một quận của Katni. Đằng sau nhà có một trường nữ sinh, đằng trước nhà là đường ray tàu hỏa. Swamlata kể rằng, Biya Pathak chết vì “đau họng” và được chữa trị bởi bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur: Thậm chí cô vẫn còn nhớ về chuyện cô và một người bạn không tìm được nhà vệ sinh trong khi đang dự đám cưới!
Khi đó, Swamlata mới có 3 tuổi!
Swarnlata Mishra, nhân vật của câu chuyện luân hồi từng gây nhiều tranh cãi
Vào mùa xuân năm 1959, khi Swamlata được 10 tuổi, câu chuyện đến tai Giáo sư Sri H.N. Banerjee, một nhà nghiên cứu những hiện tượng siêu linh. Banerjee lần theo lời kể của cha Swamlata đến Katni để xác minh lời Swamlata nói.
Không sử dụng gì ngoài những lời miêu tả của Swamlata, ông đã tìm thấy căn nhà, mặc dù căn nhà đã được tu bổ và cơi nới năm 1939, sau khi Piya chết. Ngôi này thuộc về nhà Pathak (một cái tên rất phổ biến ở Ấn Độ), một gia đình thương nhân giàu có và danh giá. Tất cả đều y như Swamlata kể: trường nữ sinh, đường ray tàu hỏa…
Vào một ngày mùa hè năm 1959, chồng, các con trai và anh cả của Biya khăn gói đến thị trấn Chhatarpur – nơi Swarnlata sống – để “thử” Swarnlata. Họ bí mật đến thị trấn và không cho ai biết mục đích của họ. Họ còn cẩn thận đến mức đi kèm chín người đàn ông khác. Swannlata ngay lập tức nhận ra em trai của mình và gọi anh là “Baboo” – biệt danh Biya đặt cho em trai khi còn nhỏ. Cô bé 10 tuổi Swarnlata đi quanh phòng và lần lượt nhìn những người đàn ông; cô nhận ra một vài người cùng quê. Rồi sau đó, cô bé đến bên người chồng của Biya là Sri Chintamini Pandey. Cô nhìn xuống đầy e thẹn như một người vợ theo đạo Hindu vẫn làm khi gặp chồng của mình và gọi tên anh.
Cô cũng nhận ra con trai của mình, Murli. Khi Biya qua đời, Murli mới có 13 tuổi. Nhưng Murli lại cố gắng “thử” mẹ của mình và đưa một người bạn đến, nói rằng đó mới là con của Biya. Kết quả là “suốt 24 giờ đồng hồ liên tục, cô ấy khăng khăng cho rằng người đứng trước mặt mình không phải Murli”. Tuy nhiên, Murli vẫn không tin. Anh tiếp tục đưa một người bạn khác đến và nói rằng đó là Naresh, con trai thứ hai của Biya. Thế nhưng Swarnlata kiên quyết khẳng định đó không phải con trai mình mà chỉ là một người lạ mặt. Cuối cùng, Swarnlata nhắc lại chuyện chồng của mình là Sri Pandey đã từng ăn trộm 1.200 rupi mà Biya giữ trong một cái hộp. Sri Pandey đã cực kỳ ngạc nhiên vì ngoài Piya thì chỉ có anh và vợ anh biết chuyện này mà thôi!
Bìa cuốn sách nổi tiếng “20 câu chuyện luân hồi có thật”
Vài tuần sau, cha của Swarnlata đưa cô bé tới Katni để thăm thị trấn có ngôi nhà mà tại đây Biya đã sinh ra, lớn lên và qua đời. Khi đến nơi, cô nhận ra sự thay đổi của ngôi nhà ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cô hỏi về cái lan can sau nhà, hiên nhà, cái cây được trồng bên hàng rào; tất cả đều đã được sửa chữa hoặc phá bỏ sau khi Biya qua đời.
Sau đó, Swarnlata tìm được phòng riêng của Biya và căn phòng nơi Biya qua đời. Cô cũng gặp và nhận diện chính xác người em trai thứ hai, thứ ba, thứ tư, em vợ, con trai của người em trai thứ hai của Biya. Sau đó, Swarnlata được đưa đến một căn phòng đông người và được hỏi xem cô nhận ra những ai. Đương nhiên, cô đã nhận ra em họ của chồng mình, vợ của em rể và bà đỡ của mình nhờ vào cái tên bà hay dùng khi Biya còn sống.
Trong một lần kiểm tra khác, Murli – con trai Biya giới thiệu với Swarnlata một người đàn ông tên Bhola – bạn mới của Murli. Tuy nhiên, Swarnlata lại nhất mực cho rằng đây chính là con trai thứ hai của Biya, Naresh.
Thêm vào đó, Swarnlata biết biệt danh của mọi thành viên trong gia đình, biết hết mọi bí mật của nhà Pathak. Thậm chí, cô bé còn nhớ người hầu, bạn bè và người quen của Biya. Tuy vậy, cô bé chỉ nhớ mọi thứ xảy ra trước khi Biya chết. Swarnlata không hề biết bất kỳ chuyện gì xảy ra với nhà Pathak sau năm 1939.
Nhà Pathak thừa nhận, họ thực sự tin Swarnlata chính là đầu thai của Biya đến mức họ đã thay đổi quan điểm về luân hồi (trước đó, nhà Pathak không hề tin vào những chuyện như thế này) và chấp nhận sự thật rằng Biya thân yêu của họ đã trở lại. Cha của Swarnlata, Sri Mishra cũng chấp nhận thực tế này. Thậm chí, khi Swarnlata đến tuổi cập kê, ông còn bàn bạc với nhà Pathak xem nên chọn ai làm chồng của Swarnlata!
Nhiều năm sau cuộc điều tra, Tiến sĩ Ian Stevenson đã quay lại thăm Swarnlata Mishra. Cô bé đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, đã tốt nghiệp đại học và đã kết hôn. Cô nói với Tiến sĩ Stevenson rằng: “Đôi khi, tôi vẫn nhớ đến thị trấn quê hương Katni và trong một khoảnh khắc, tôi đã thực sự tiếc nuối và muốn quay trở lại cuộc sống giàu sang của Biya Pathak. Tuy vậy, tôi đang rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình, cuộc sống của Swarnlata Mishra”.
Tô Ngọc Huyền Thi (tổng hợp từ báo chí nước ngoài) – Petrotimes.vn
Jenny Cockell và cuộc hội ngộ với những đứa con từ kiếp trước
Jenny Cockell và cuộc hội ngộ với những đứa con từ kiếp trước
Cuộc hội ngộ đầy cảm động của Jenny Cockell với những đứa con trong kiếp trước của cô là câu chuyện có thật minh chứng rõ ràng cho sự luân hồi được giảng nói trong Phật giáo.
Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi là Jenny Cockell, đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire, Anh quốc, đã đoàn tụ với năm người con của bà trong kiếp trước, tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Ireland.
–> bài liên quan:
- Chuyện Tái Sinh của Jenny
- Một trường hợp đầu thai ở Anh – Cameron Macaulay
- Một trường hợp luân hồi, tái sinh tại Brazil
- Câu chuyện về kiếp luân hồi – Swarnlata Mishra
Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC, Hoa Kỳ, đã đến tận nơi đây làm phóng sự về câu chuyện tái sinh của bà mẹ này, cùng hội họp với những người con trong kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực, đã xảy ra vào cuối thế kỷ XX, một câu chuyện cảm động về một người mẹ đi tìm con vượt qua ranh giới quốc gia, trở về kiếp quá khứ.
Ngay từ nhỏ, Jenny luôn nhớ về Mary, một kiếp trước nào đó của cô tại một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ireland. Mary là một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung bình, qua đời 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh quốc.
Một trong những giấc mơ luôn luôn hiện lên trong trí nhớ của Jenny là giây phút lìa đời của Mary, trong nỗi đơn độc đau khổ, và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con, mà đứa lớn nhất chỉ mới 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đã ám ảnh, hiện diện thường trực trong tâm trí cô từ lúc còn nhỏ.
Ngay khi mới biết cầm bút viết, Jenny đã vẽ bản đồ làng quê trong trí nhớ với những con đường dẫn đến một mái nhà tranh, nơi ở của Mary, rồi nhà thờ, ga xe lửa, cửa hàng bách hóa… Các tấm bản đồ sau này được đem đối chiếu với bản đồ Ireland của nhà trường, Jenny đã phát hiện bản đồ mà cô vẽ từ trí nhớ, và trong những giấc mơ, rất giống với các vị trí của một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin của nước này, thành phố có tên gọi là Malahide.
Khi trưởng thành hơn, hình ảnh mái nhà tranh, với từng căn phòng, góc bếp nơi thị trấn Malahide càng lúc càng rõ rệt trong tâm trí Jenny. Cô luôn mang cảm giác có lỗi với các con, vì đã bỏ chúng lại bơ vơ không nơi nương tựa, điều này thôi thúc quyết định đi tìm con của Jenny.
Jenny lên kế hoạch, nhưng lại không đủ khả năng tài chính cho chuyến đi đến Ireland, nên đành hoãn lại và tình nguyện làm một người thôi miên cho một chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm hiểu quá khứ. Thông qua thôi miên, Jenny đã mô tả chi tiết căn nhà, từng bức hình treo trên tường, kể cả một tấm hình của Mary. Jenny còn tả và vẽ hình nhà thờ.
Khi đã để dành đủ tiền, Jenny đã lên đường đi tìm dấu tích căn nhà mái tranh. Ðến Malahide, cô đã đứng lặng trước một căn nhà bên kia là ngã ba đường dẫn về thành phố, mọi thứ trông rất đỗi thân quen.
Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm con. Cô viết thư cho tất cả các báo ở Ireland, tổ chức sử học, văn phòng hộ tịch, chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary, chết vào năm 1930, cùng với tin tức về những người con của bà này.
Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide. Bức thư cho biết, ở đó trước đây có một gia đình mà người mẹ tên là Mary, đã chết không lâu sau khi sinh, để lại sáu đứa con còn sống. Họ của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton, còn những đứa con đã được gửi vào cô nhi viện sau khi mẹ chúng qua đời.
Ðúng như trong trí nhớ và những giấc mơ cùng nỗi lo âu của Mary khi lìa đời, các con của bà đã thực sự bơ vơ. Jenny đau khổ gửi thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ireland, để dò hỏi tin tức. Cuối cùng, một vị giáo sĩ của nhà thờ thành phố Dublin đã hồi âm. Sau khi thư từ qua lại với các cơ sở họ đạo và bộ giáo dục Ireland, vị giáo sĩ này cho biết tên của tất cả sáu người con bà Mary, và nói rằng sáu đứa trẻ này đã trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Sylvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ tuy không dài nhưng đã mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny.
Sau đó, qua niên giám điện thoại, Jenny đã gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Ireland. Cô cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary, và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không tìm ra tung tích.
Jenny bên cạnh những người con của tiền kiếp. Các con tiền kiếp của Jenny là Christy, 72 tuổi, Frank, 70 tuổi, Phyllis, 71 tuổi, Betty Keogh, 62 tuổi, và Jeffrey James, người đã qua đời vào năm 1992 ở tuổi 66.
Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin, và cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng luân hồi và tiền kiếp để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc là BBC.
Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ireland. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn, với nhiều tình cảm xáo trộn, nhưng có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Mặc dù biết các con của Mary bây giờ đều đã ở vào lứa tuổi 50 và 60, nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về tình mẫu tử đối với họ.
Giai đoạn cuối của cuộc tìm kiếm đã tới. Cô thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Câu chuyện kỳ lạ của Jenny đã khiến đài này muốn biến dự án tìm con của Jenny trở thành một tài liệu thực tế của ban nghiên cứu. Về phần Jenny, cô chỉ yêu cầu một điều duy nhất là đặt sự an bình hạnh phúc của gia đình lên trên hết.
Chờ mãi không thấy thư của người con thứ hai, mà Jenny đã nói chuyện qua điện thoại, cô quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds, Anh quốc.
Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời, cậu mới 11 tuổi, và vào ngày 15/5/1990, Sonny đã 71 tuổi. Qua cuộc trao đổi trên điện thoại, Jenny kể cho Sonny nghe về tuổi thơ của cậu, về hình ảnh căn nhà mái tranh, tính nết, những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Ði từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ mình. Sonny ngỏ ý muốn gặp Jenny ngay.
Như đã thỏa thuận với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới cho họ. Ðài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước, và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny, rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đã có về Jenny. Cũng trong thời gian này, đài đã phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ.
Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng, Jenny đã đích thân lái xe đưa cả gia đình của cô đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đã diễn ra thật cảm động. Giấc mơ đi tìm con của Jenny đã trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già, đã ôm nhau với những dòng nước mắt tuôn trào.
Sonny cũng như Jenny đều đã nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được rằng những sự kiện hiện ra trong tâm trí lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy, và chuyện có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rõ ràng.
Năm 1993, với sự giúp đỡ của Sonny, Jenny đã hội ngộ với tất cả 5 người con còn sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ họ qua đời, anh em mới được đoàn tụ với nhau, và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ đã tái sinh, trẻ trung trong kiếp sống này, và đi tìm họ.
Năm 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên của chương trình 20/20 đài ABC Hoa Kỳ, đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny.
Trong dịp này, Jenny đã được người con cả, nay đã 75 tuổi, dẫn đến thăm mộ phần của cô vào kiếp trước. Đứng trước phần mộ và ống kính thu hình, Jenny đã nói rằng:
“Không có ai trong mộ này. Cái còn lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, thực sự không là gì cả, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi.”
Và câu chuyện của Jenny có một hồi kết tuyệt vời khi các anh chị em xa cách bao lâu nay lại có dịp đoàn tụ và hứa không bao giờ rời xa nhau nữa.
Theo Hubpages, tinhhoa.net
–> bài liên quan:
Chuyện Người đầu thai thành Lợn, Lợn đầu thai thành Người ở Trung Quốc & Malaysia
Chuyện Người đầu thai thành Lợn,
Lợn đầu thai thành Người ở Trung Quốc & Malaysia
Người dân ở huyện Thái Hưng, Giang Bắc, Trung Quốc vẫn kể đi kể lại câu chuyện ly kỳ xảy ra vào năm 1923. Khi ấy có một người tên là Thi Khánh Chung, không có nghề nghiệp, tính tình anh ta lại hung hãn, hay ức hiếp dân lành, khiến cho những người quanh vùng sợ hãi và xa lánh.
–> bài liên quan:
- Câu Chuyện Vị Tăng Già Nhớ Lại kiếp trước mình là Heo(Lợn)
- Chuyện ông cụ đầu thai làm Heo ở An Giang năm 2013
- Một trường hợp đầu thai ở Anh – Cameron Macaulay
- Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi
Năm 1923, Thi Khánh Chung đột nhiên bị bệnh nặng đến nỗi phải nằm liệt giường, tính mạng chỉ còn như ngọn đèn dầu trước gió. Đúng lúc ấy có một vị hòa thượng tên là Vân Thủy đi qua huyện Thái Hưng. Theo lời người dân kể, hòa thượng Vân Thủy biết được tình cảnh của Thi Khánh Chung liền động lòng thương xót, tìm đến và nói với anh ta rằng: “Anh thường ngày không có việc xấu nào là không làm, tội lỗi chồng chất, nay đã sắp đến lúc phải chịu báo ứng. Tốt nhất anh hãy nhanh chóng hối cải để bù đắp lại những tội lỗi đã gây ra. Nếu không, sau khi chết, chắc chắn sẽ bị đầu thai làm kiếp lợn”.
Con lợn được cho là luân hồi từ tiền kiếp Thi Khánh Chung
Lúc này bệnh tình của Thi Khánh Chung đã vô phương cứu chữa. Anh ta tự biết mình sẽ không sống được lâu nữa, nghe vị hòa thượng nói vậy thì hoảng sợ vô cùng. Những việc ác đã làm, nay dù có hối hận cũng đã muộn nhưng nghĩ đến việc kiếp sau sẽ bị đầu thai thành lợn thì Thi Khánh Chung thấy không cam tâm nên liền miễn cưỡng chắp bàn tay trái lên trước ngực, làm ra vẻ ăn năn.
Vị hòa thượng đứng bên cạnh thấy vậy, than rằng: “Thật đáng tiếc! Đáng tiếc! Anh chỉ lễ phật bằng một tay, khó tránh khỏi số kiếp làm lợn. Đây là nhân quả. Dù vậy, tay trái của anh có thể được miễn, không phải làm kiếp lợn, ngoài ra, anh còn có thể tránh được nghiệp bị giết hại”.
Mấy ngày sau, Thi Khánh Chung qua đời vì bệnh nặng. Người dân ở Thái Hưng ai cũng vui mừng vì kẻ gian ác, chuyên ức hiếp họ đã chết, không còn ai nghĩ đến Thi Khánh Chung nữa, hòa thượng Vân Thủy và câu chuyện ông đến gặp Thi Khánh Chung cũng bị rơi vào quên lãng.
Sau khi Thi Khánh Chung chết được 7 ngày, nhà hàng xóm sát vách của anh ta là Thái Đại Trụ có một lứa lợn ra đời, trong đó có một con rất kỳ dị. Chân trái trước của con lợn này có hình dạng và kích thước giống y như bàn tay trái của con người, có các ngón tay và cả móng tay. Khi con lợn này đi lại, bàn chân trái không bị chạm xuống đất mà luôn ở tư thế chắp tay với mọi người.
Khi hàng xóm láng giềng nhìn thấy con lợn này, họ liền nghĩ ngay đến câu nói của hòa thượng Vân Thủy. Thế là tin tức về con lợn tái sinh từ tiền kiếp là Thi Khánh Chung đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của người dân huyện Thái Hưng. Những người già thường lấy câu chuyện này để giáo dục con cháu, răn đe chúng không được làm việc xấu và Thi Khánh Chung là một tấm gương sống về điều đó.
Khi thông tin, đàn lợn nái nhà Thái Đại Trụ sinh ra lợn con kỳ dị lan truyền đi, người nhà Thi Khánh Chung thương xót nên đã bỏ ra một số tiền lớn mua con lợn này về rồi mang đến chùa Bảo Hoa ở thành phố Thượng Hải phóng sinh.
Có một điều kỳ lạ là mỗi lần có người đến vườn chùa để tham quan, con lợn này liền lẩn trốn vào giữa đàn lợn, như thể nó không muốn bị ai nhìn thấy. Hiện tượng kỳ lạ này càng khiến cho người ta tin rằng con lợn chính là Thi Khánh Chung đầu thai. Sau khi được thả trong vườn chùa Bảo Hoa, nhiều người đã đến chụp ảnh con lợn và treo nó ở khắp nơi như một sự nhắc nhở về nghiệp báo.
Người đàn ông Malaysia được cho là đầu thai từ lợn
Bên cạnh câu chuyện ly kỳ này, người dân cũng lưu truyền câu chuyện ngược lại, lợn đầu thai thành người. Một người đàn ông Malaysia (giấu tên) được cho là vẫn còn những dấu tích từ kiếp trước trên thân thể. Đến nay, người này vẫn còn sống và đã đi đến rất nhiều đạo tràng trên khắp các nước Đông Nam Á để làm nhân chứng về nghiệp báo luân hồi.
Dù chưa có bằng chứng khoa học nhưng những câu chuyện ly kỳ đầu thai chuyển kiếp vẫn được người dân huyện Thái Hưng kể cho nhau để khuyên mọi người sống tốt, làm việc có ích cho đời.
–> bài liên quan:
- Câu Chuyện Vị Tăng Già Nhớ Lại kiếp trước mình là Heo(Lợn)
- Chuyện ông cụ đầu thai làm Heo ở An Giang năm 2013
- Một trường hợp đầu thai ở Anh – Cameron Macaulay
- Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi
Bản dịch khác của câu truyện trên
Lợn Thượng Hải với Bàn Tay Người
Ngày trước, thời kì dân quốc “viện chụp hình Kính Hoa” đã chụp được một bức ảnh lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng, trong bức ảnh là một con lợn mang bàn tay người, hình ảnh này chính là bằng chứng rõ ràng của sự luân hồi giữa người và động vật, được tổng hợp trong một số sách khuyến thiện của Phật giáo. Điều này xảy ra vào năm 1923 tại Thượng Hải cùng với ” sự luân hồi chuyển kiếp của con người và động vật”, lập tức gây ra một sự chấn động vào lúc đó.
Ngày trước, trong thời kì dân quốc, “viện chụp hình Kính Hoa” đã chụp được một bức ảnh lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng, trong bức ảnh là một con lợn mang bàn tay người, hình ảnh này chính là bằng chứng rõ ràng của sự luân hồi giữa người và động vật
Nghe nói, ở Giang Bắc – Thái Hưng có một người lang thang không nghề nghiệp gì, tên gọi Thi Khánh Chung, bản tính hung hãn, hỗn xược ngang ngược, người dân trong làng đều sợ như hổ, tránh núp từ xa. Năm 1923, Thi Khánh Chung đột nhiên bị bệnh nặng không dậy nổi, tình trạng nguy kịch hấp hối sắp chết. Lúc này, xuất hiện một nhà sư, nhìn thấy tình trạng bi thảm của Thi Khánh Chung như vậy, đã nói với hắn rằng: ” Thí chủ vì gây ra ác nghiệp quá nhiều, sau khi chết sẽ bị đọa làm lợn, nên nhanh ăn năn, còn có thể giảm miễn tội “
Thi Khánh Chung biết rõ bản thân cách cái chết không xa, trong lòng vô cùng sợ hãi, mặc dù hối hận cả cuộc đời đã làm rất nhiều điều hoang tàn ngang ngược, nhưng sau khi nghe nhà sư nói rằng kiếp sau sẽ bị thành lợn, trong tâm không cam chịu, bèn dùng tay trái làm động tác hợp thập, hướng về tăng nhân hành lễ.
Nhà sư thở dài và nói : “bàn tay này có thể tôn trọng tam bảo, tương lai cánh tay này sẽ được miễn mang hình heo. Thật đáng tiếc, nhưng mặc dù làm lợn, do lúc lâm chung có thể sám hối, cũng có thể tránh được nỗi đau của dao.”
Một vài ngày sau đó , Thi Khánh Chung mang theo tội chướng bao phủ khắp thân rời xa nhân gian .
Sau khi Thi Khánh Chung chết đến ngày thứ 7, trong một ngôi làng lân cận, một người dân làng nuôi một con lợn nái, đã cho ra đời một ” con lợn con kỳ quái”, chân trái phía trước của chú lợn con này, tuy mới sinh nhưng đã có hình dạng bàn tay trái y hệt như người, không chỉ 5 ngón tay đều đủ cả, kích thước dài ngắn cũng tương tự như ngón tay người, mà cũng đầy cả 5 móng tay trên ngón. Hơn nữa khi chú lợn con này bước đi, cái chân này không chịu chạm vào mặt đất, và luôn luôn làm thế hợp thập đối với con người.
Mọi người mới đột nhiên nhớ tới câu nói của vị nhà sư, bỗng chốc, câu chuyện Thi Khánh Chung tái sinh làm lợn được lan truyền khắp khu vực Thái Hưng. Người dân bàn bạc rất sôi nổi, rất nhiều người từ sự việc này luôn khuyên bảo con cái của họ không được làm những điều xấu, bởi vì Thi Khánh Chung chính là một tấm gương sống động chân thực phản ánh.
Gia đình thân thuộc của hắn biết, vì không nhẫn tâm khiến con lợn này phải chịu nỗi khổ của dao cắt, nên đã đi mua nó về, gửi đến “Đền Bảo Hoa ” của Thượng Hải phóng sinh bên trong vườn.
Đến năm 1934, chú heo vẫn là ở tại trong khuôn viên này. Đã từng được chụp hình tại “viện ảnh Kính Hoa “, và được ông Địch Bình Tử viết kể lại chi tiết tỉ mỉ, mà câu chuyện ấy đã được phương tiện truyền thông đưa ra ngoài, và được thu thập lại trong một số cuốn sách khuyên răn mọi người làm điều thiện, và cũng đồng thời cảnh báo thế nhân phải chú ý tu dưỡng coi trọng đạo đức, không được làm điều ác.
No comments:
Post a Comment