Thursday, August 13, 2015

Nobel

Hai phụ nữ châu Á đầu tiên lên “bục Nobel”

 - Hai phụ nữ đầu tiên trở thành chủ nhân của các giải thưởng khoa học danh giá đều sinh ra và lớn lên ở châu Á và đều thành danh trên đất nước Hoa Kỳ vào năm 2012 và 2014, hai năm đánh dấu mốc thời gian đáng nhớ trong lịch sử phát triển nền văn minh loài người.


Trong lịch sử, số các nhà khoa học nữ đạt được giải thưởng cao nhất thế giới - Giải Nobel - cho các chuyên ngành khoa học tự nhiên chiếm số ít. Riêng đối với hai chuyên ngành Thiên văn học và Toán học, không có Giải Nobel. Thay vào đó là các giải thưởng quốc tế cao nhất - Giải Vật lý Thiên văn Kavli (*) và Giải Toán học Fields (**) – cũng thường được xem như là “Giải Nobel” Vật lý Thiên văn hay Toán học. Và ở hai giải này từ năm  2012 trở về trước hoàn toàn vắng bóng phụ nữ. 
Như vậy, kể từ khi được sáng lập, chưa hề có một nữ khoa học gia về Vật lý Thiên văn và Toán học nào trên toàn thế giới đặt được chân lên bục của hai “Giải Nobel” nói trên. Tiền lệ đó chỉ mới bị phá vỡ đầu tiên trong hai năm chẵn sát nhau gần đây nhất; năm 2012 đối với Giải Kavli và năm 2014 đối với Giải Fields. Và điều thú vị là cả hai phụ nữ đầu tiên trở thành chủ nhân của các giải danh giá này đều sinh ra và lớn lên ở châu Á và đều cùng thành danh trên đất nước Hoa Kỳ.
Nobel, giải thưởng, nhà khoa học nữ, châu Á, gốc Việt, Trung Đông
Lưu Lệ Hằng (hay Jane X. Luu), năm 2012, ở Viện Công nghệ Massachusetts (Ảnh từ Science Photo Library).
Người đi trước trong hai người “đầu tiên” đó đến từ Đông Nam Á, nước Việt Nam, là Lưu Lệ Hằng (viết đầy đủ họ tên của người Việt) hay Jane X. Luu (viết trong giấy tờ cho người có quốc tịch Mỹ). Bà Lưu sinh năm 1963 và đến Hoa kỳ năm 1975 khi chưa tốt nghiệp phổ thông trung học.
Ở Mỹ bà tốt nghiệp trung học với tấm bằng thủ khoa, tiếp theo đều giành các văn bằng xuất sắc ở những cơ sở đào tạo nổi tiếng hàng đầu như: Thủ khoa Cử nhân Vật lý tại Đại học Stanford, Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California và cuối cùng, bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT năm 1990.
Và người kế tiếp đến từ Trung Đông, nước Iran, là Maryam Mirzakhani. Bà còn trẻ, sinh năm 1977, hoàn thành bậc phổ thông trung học ở trong nước và lấy bằng cử nhân cũng ở Iran, Đại học Sharif (Tehran) trước khi qua Mỹ. Cuối bậc phổ thông, Mirzakhani đã tham gia thi Olympic toán quốc tế và giành được huy chương vàng trong hai năm liền, 1994 và 1995. Năm đầu tại Hồng Kông bà “đánh rơi” chỉ 1 điểm còn năm sau ở Toronto đạt điểm số tối đa hoàn hảo. Mirzakhani hoàn thành bậc Tiến sĩ Toán với tấm bằng cao quý ở Đại học Harvard vào năm 2004.
Điều ít phổ biến là trong nữ giới không nhiều người đam mê và chọn các lĩnh vực “hơi khô” và “hơi khó” như Vật lý Thiên văn học hay Toán học. Nên ngoài nền tảng thông minh bẩm sinh thể hiện trong thành tích học tập, hình như mỗi người có sự tình cờ hay cơ duyên nào đó.  
Nobel, giải thưởng, nhà khoa học nữ, châu Á, gốc Việt, Trung Đông
Maryam Mirzakhani
Trong đó, ngành Thiên văn học mà bà Lưu Lệ Hằng gắn bó có lẽ “hợp” với nam giới hơn. Ngành này, ngoài đòi hỏi năng lực tư duy cao trong nhận thức và tính toán, còn cần đến sự xông pha, nhanh nhạy và thành thạo với các thiết bị thiên văn hiện đại. Vậy nhưng sau khi nhận tấm bằng cử nhân thủ khoa, bà Jane X. Luu tình cờ có được việc làm thêm dịp nghỉ hè ở Phòng Thí nghiệm Jet Propulsion của NASA. Đến đây, bà bỗng bị lôi cuốn bởi các hình ảnh hấp dẫn về các hành tinh treo dọc hành lang do phi thuyền không gian Voyager chụp gửi về. Phải chăng sự kiện này là cơ duyên dẫn bà đến với “nghề” nghiên cứu Vật lý Thiên văn suốt đời khi viết đơn xin học Cao học Vật lý Thiên văn ở MIT.
Với nhà khoa học Maryam Mirzakhani, con đường đi vào “nghề” toán cũng không phải đã mặc định sẵn từ bé. Trong một cuộc phỏng vấn của Viện Toán học Clay (CMI) năm 2008, Mirzakhani tâm sự: "Tôi từng mơ ước trở thành một nhà văn" và "cho đến năm cuối cùng ở bậc trung học, không bao giờ nghĩ tôi sẽ theo đuổi ngành toán học".
Cũng theo bà, ảnh hưởng đến việc chọn lựa con đường nghiên cứu toán học chính từ người anh trai của mình qua những câu chuyện toán học hấp dẫn anh kể ngày ngày trên đường anh em đi với nhau từ trường về nhà. Nhưng, người gieo hạt là anh trai, còn sự nảy mầm lại nhờ bàn tay bà hiệu trưởng trường trung học mà theo hồi tưởng của cô đó là người phụ nữ cứng cỏi, thực hiện mọi nỗ lực để đảm bảo mọi nữ sinh có cơ hội giống như các nam sinh. Phải chăng đây cũng là một cơ duyên thúc đẩy thêm và dẫn Mirzakhani đi vào con đường Toán học rất sớm, ngay khi chọn vào chuyên ngành Toán ở Đại học Sharif, Tehran, Iran. Rồi từ đó, qua Mỹ xin tiếp vào Đại học Harvard và nhận bằng Tiến sĩ Toán học. 
Quả là cả Lưu Lệ Hằng và Maryam Mirzakhani đều có sẵn tư chất thông minh và nghị lực bẩm sinh, lại gặp cơ hội được tiếp thêm niềm say mê   chân trời khoa học mới lạ. Và cả hai lại cùng gặp được các điều kiện học tập và môi trường nghiên cứu loại hàng đầu thế giới ở nước Mỹ. Nhờ đó, cả hai nữ khoa học gia đến từ châu Á đều nhanh chóng đạt được những thành tựu nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới.
Với người phụ nữ mang dòng máu Việt Lưu Lệ Hằng và quốc tịch Mỹ Jane X. Luu lại có thêm may mắn được gặp gỡ và sát cánh với nhà khoa học thiên văn nổi tiếng gốc Anh, đến từ Hà Lan, một người thầy lớn, một đồng nghiệp lớn trong nhiều năm - GS. David C. Jewitt. Cả hai người đã nhanh chóng thu được nhiều thành tựu nghiên cứu xuất sắc khám phá các thiên thể mới từ vành đai Thái Dương Hệ đến vũ trụ xa xôi. Đặc biệt, sự tồn tại trong thực tế vành đai Kuiper ở rìa Thái Dương Hệ đã được hai thầy trò hay hai đồng nghiệp Jewitt và Lưu minh chứng bằng một chuỗi dài các thành tựu nghiên cứu đặc sắc của mình. Các phát minh này có ý nghĩa rất lớn, nó mở đầu cho một kỷ nguyên mới về nhận thức đầy đủ hơn về cấu tạo Thái Dương Hệ và góp phần hoàn chỉnh dần học thuyết hình thành vũ trụ.
Sau những thành quả nghiên cứu đạt được, nữ khoa học gia họ Lưu đã liên tiếp nhận được những phần thưởng danh giá của khu vực và thế giới. Năm 1991, ngay sau khi nhận bằng Tiến sĩ không lâu, Hiệp hội Thiên Văn Mỹ đã trao Giải thưởng Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho bà. Và để ghi nhận công lao của bà trong việc tham gia khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, người ta lấy tên bà đặt cho một thiên thạch mới do chính bà khảo sát và phát hiện, tiểu hành tinh Asteroid 5430 Luu.
Đặc biệt, năm 2012 tên của nhà Nữ Vật lý Thiên văn Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới. Tháng 3 năm 2012, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli đã công bố Giải Kavli Vật lý Thiên văn năm 2012 với số tiền thưởng 1 triệu USD. Giải này được xem là Giải “Nobel Thiên văn học thế giới” và chủ nhân là ba nhà thiên văn đã khám phá ra nhiều vật thể lớn trong vành đai Kuiper, đó là người phụ nữ duy nhất Jane X. Luu cùng với hai đồng nghiệp nam - David Jewitt và Michael Brown.
Tiếp theo, tháng 5/2012, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw lại xướng danh các chủ nhân đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012; còn gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông” kèm 1 triệu USD tiền thưởng, Người được trao cũng là nữ khoa học gia Jane X. Luu (Lưu Lệ Hằng) cùng đồng nghiệp nam David C. Jewitt về những đóng góp trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.
Điều may mắn tương tự cũng đến với người phụ nữ đến từ Iran – Maryam Mirzakhani, là khi qua Mỹ, đến Đại học hàng đầu thế giới Harvard, bà đã được làm việc với nhà toán học Curt McMullen, người đã đoạt Huy chương Fields trước đó và toán học từ đây bỗng trở thành niềm đam mê và sự gắn bó suốt đời với bà. Và ngay từ đây, lĩnh vực toán học cụ thể mà nhà toán học nữ trẻ Mirzakhani dồn hết tâm trí nghiên cứu là những bài toán mới mẻ và sâu săc về cấu trúc hình học trên các bề mặt vật thể và sự biến dạng của chúng. Lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của Mirzakhani cũng có thể gọi là hình học bề mặt Riemann, là đối tượng toán học phức tạp có thể được phân tích bằng số phức.
Chính vị Giáo sư Đại học Harvard, Curtis McMullen đánh giá các công trình nghiên cứu của Mirzakhan rằng, đây là "những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực hình học Riemann bề mặt và không gian môđun của nó" và "Các hệ thống động lực mô tả bề mặt có hình dạng được phát triển theo thời gian bằng cách xoay và kéo dài một cách chính xác”. Bà được nhiều người thừa nhận: Là một chuyên gia về hình học, Mirzakhani đã đưa ra phương pháp tính toán thể tích của các khối có bề mặt hyperbol có hình thù kỳ quặc như uốn cong hình yên ngựa hay xoắn lại theo dạng móc. Và trong một thông báo của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU) có chỗ đánh giá: "Mirzakhani là người thông thạo phạm vi nghiên cứu đa dạng của kỹ thuật toán học và các văn hóa toán học khác nhau. Cô là hiện thân của sự kết hợp hiếm hoi giữa khả năng về kỹ thuật xuất sắc, tham vọng táo bạo, tầm nhìn sâu rộng và tinh thần ham học hỏi".
Chính các thành quả nghiên cứu này đã đưa bà đến với nhiều giải thưởng toán học cao quý của các tổ chức khác nhau trên thế giới. Năm 2009, Mirzakhani nhận giải thưởng Blumenthal với những đóng góp cho sự tiến bộ của nghiên cứu toán học thuần túy và năm 2013 nhận giải Satter của Hiệp hội Toán học Mỹ. Và cũng như Lưu Lệ Hằng với 2 giải thưởng cao nhất trong cùng một năm 2012, nhà toán học trẻ đến từ Iran Maryam Mirzakhani trong cùng một năm 2014 được đặt tay lên hai giải thương lớn nhất nhất về Toán học.
Ban đầu là Giải thưởng nghiên cứu của Viện Toán học Clay và gần đây là Huy chương Fields của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU) đồng thời với ba nhà toán học khác nam giới khác là Artur Avila (Pháp) , Manjul Bhargava (Mỹ) và Martin Hairer (Anh). Tiếp theo, Maryam Mirzakhani, nữ giáo sư Đại học Princeton (nước Mỹ) trở thành nhà toán học nữ đầu tiên và độc nhất, trong số 56 chủ nhân của Giải “Nobel Toán học” kể từ lúc ra đời Huy chương Fields năm 1936 đến nay. Đây là Giải thưởng cao quý nhất về toán học trên thế giới mà nhà toán học trẻ Việt Nam, giáo sư Ngô Bảo Châu từng nhận được năm 2010 với việc đưa ra chứng minh về "bổ đề cơ bản" được Robert Langlands đặt ra từ những năm 1960.
Như vậy, lịch sử các giải thưởng lớn nhất của các chuyên ngành khoa học - Vật lý Thiên văn và Toán học - đã sang trang mới với sự xuất hiện hai nữ khoa học gia đầu tiên trong tư cách chủ nhân của “Giải Nobel”, Lưu lệ Hằng (Jane X. Luu) đến từ Việt Nam và Maryam Mirzakhani đến từ Iran.
Sự kiện đặc biệt đáng ghi nhớ này hẳn sẽ là nguồn động viên, cổ vũ lớn đối với giới nữ đang chiếm một nửa dân số trên toàn thế giới vươn mạnh hơn nữa trên con đường khoa học nhiều chông gai và không ít hấp dẫn, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn minh của nhân loại, trong đó có các quốc gia đang phát triển như Việt Nam và Iran.  
T.M.


Maryam Mirzakhani


From Wikipedia, the free encyclopedia
Maryam Mirzakhani
BornPersianمریم میرزاخانی ‎
May 1977 (age 38)[1]
Tehran, Iran
ResidencePalo Alto, California, United States
NationalityIranian[1]
FieldsMathematician
Institutions
Alma mater
ThesisSimple geodesics on hyperbolic surfaces and the volume of the moduli space of curves (2004)
Doctoral advisorCurtis T. McMullen[2][3][4]
Notable awards
Maryam Mirzakhani (Persianمریم میرزاخانی‎; born May 1977) is an Iranian[1]mathematician working in the United States. Since 1 September 2008, she has served as a professor of mathematics at Stanford University.[5][6][7]
In 2014, Mirzakhani became both the first woman and the first Iranian honored with the Fields Medal, the most prestigious award in mathematics.[8][9][10][11][12][13] The award committee cited her work in understanding the symmetry of curved surfaces. Her research topics include Teichmüller theoryhyperbolic geometryergodic theory, and symplectic geometry.[1]
In 1994, Mirzakhani won a gold medal in the International Mathematical Olympiad, the first female Iranian student to do so. In the 1995 International Mathematical Olympiad, she became the first Iranian student to achieve a perfect score and to win two gold medals.[14][15][16]

Early life and education[edit]

Mirzakhani was born in 1977 in Tehran, Iran. She went to high school in Tehran at FarzaneganNational Organization for Development of Exceptional Talents (NODET). She competed and was recognized internationally for her math skills, receiving gold medals at both the 1994 International Mathematical Olympiad (Hong Kong) and the 1995 International Mathematical Olympiad (Toronto),[14] where she was the first Iranian student to finish with a perfect score.[14][15][16]
She obtained her BSc in mathematics (1999) from Sharif University of Technology in Tehran. She went to the United States for graduate work, earning a PhD from Harvard University (2004), where she worked under the supervision of the Fields Medalist Curtis McMullen. She was also a 2004 research fellow of the Clay Mathematics Institute and a professor at Princeton University.[17]

Research work[edit]

Mirzakhani has made several contributions to the theory of moduli spaces of Riemann surfaces. In her early work, Mirzakhani discovered a formula expressing the volume of a moduli space with a given genus as a polynomial in the number of boundary components. This led her to obtain a new proof for the formula discovered by Edward Witten andMaxim Kontsevich on the intersection numbers of tautological classes on moduli space,[5] as well as an asymptotic formula for the growth of the number of simple closed geodesics on a compact hyperbolic surface.[18] Her subsequent work has focused on Teichmüller dynamics of moduli space. In particular, she was able to prove the long-standing conjecture that William Thurston's earthquake flow on Teichmüller space is ergodic.[19]
Most recently as of 2014, with Alex Eskin and with input from Amir Mohammadi, Mirzakhani proved that complex geodesics and their closures in moduli space are surprisingly regular, rather than irregular or fractal.[20][21] The closures of complex geodesics are algebraic objects defined in terms of polynomials and therefore they have certain rigidity properties, which is analogous to a celebrated result that Marina Ratner arrived at during the 1990s.[21] The International Mathematical Union said in its press release that, "It is astounding to find that the rigidity in homogeneous spaces has an echo in the inhomogeneous world of moduli space."[21]
Mirzakhani was awarded the Fields Medal in 2014 for "her outstanding contributions to the dynamics and geometry ofRiemann surfaces and their moduli spaces".[22]
At the time of the award, Wisconsin professor Jordan Ellenberg explained her research to a popular audience:
... [Her] work expertly blends dynamics with geometry. Among other things, she studies billiards. But now, in a move very characteristic of modern mathematics, it gets kind of meta: She considers not just one billiard table, but the universe of all possible billiard tables. And the kind of dynamics she studies doesn't directly concern the motion of the billiards on the table, but instead a transformation of the billiard table itself, which is changing its shape in a rule-governed way; if you like, the table itself moves like a strange planet around the universe of all possible tables ... This isn't the kind of thing you do to win at pool, but it's the kind of thing you do to win a Fields Medal. And it's what you need to do in order to expose the dynamics at the heart of geometry; for there's no question that they're there.[23]
President Hassan Rouhani of Iran congratulated her.[24]

Personal life[edit]

She is married to Jan Vondrák, a Czech theoretical computer scientist who works at IBM Almaden Research Center.[25][26]They have a daughter named Anahita.[27]

Awards and honors[edit]


Notes and references [edit]

  1. Jump up to:a b c d e f g Mirzakhani, Maryam. "Curriculum Vitae"(PDF). Archived from the original (PDF) on 24 November 2005. Retrieved 13 August 2014.
  2. Jump up^ Maryam Mirzakhani at the Mathematics Genealogy Project
  3. Jump up^ Mirzakhani, Maryam. "CurriculumVitae" (PDF). Archived from the original (PDF) on 29 August 2008. Retrieved12 August 2014.
  4. Jump up^ Jonathan, Webb (2014). "First female winner for Fields maths medal". BBC News. Retrieved 13 August 2014.
  5. Jump up to:a b Mirzakhani, Maryam (2007). "Weil-Petersson volumes and intersection theory on the moduli space of curves"(PDF)Journal of the American Mathematical Society 20: 1–23. doi:10.1090/S0894-0347-06-00526-1.MR 2257394.
  6. Jump up^ Mirzakhani, Maryam (January 2007). "Simple geodesics and Weil-Petersson volumes of moduli spaces of bordered Riemann surfaces". Inventiones Mathematicae (Springer-Verlag167 (1): 179–222. doi:10.1007/s00222-006-0013-2ISSN 1432-1297.
  7. Jump up^ "Report of the President to the Board of Trustees". Stanford University. 9 April 2008. Retrieved 12 August2014.
  8. Jump up^ "President Rouhani Congratulates Iranian Woman for Winning Math Nobel Prize"Fars News Agency. 14 August 2014. Retrieved 14 August 2014.
  9. Jump up^ "Iranian the first woman to win Fields Medal for math".Australian Geographic. 13 August 2014. Retrieved18 November 2014.
  10. Jump up to:a b Ball, Philip (12 August 2014). "Iranian is first woman to nab highest prize in maths: Maryam Mirzakhani is among four young researchers to win Fields Medals, awarded every four years"Nature.doi:10.1038/nature.2014.15686. Retrieved 14 August2014.
  11. Jump up^ "IMU Prizes 2014". International Mathematical Union. Retrieved 12 August 2014.
  12. Jump up^ Mathis-Lilley, Ben (8 August 2014). "A Woman Has Won the Fields Medal, Math's Highest Prize, for the First Time"Slate. Retrieved 13 August 2014.
  13. Jump up^ Polo, Susana. "Maryam Mirzakhani Becomes First Woman to Earn Fields Medal for Mathematics in Its 78 Year History"The Mary Sue. Retrieved 13 August 2014.
  14. Jump up to:a b c Maryam Mirzakhani's results at the International Mathematical Olympiad
  15. Jump up to:a b "Iranian woman wins maths' top prize"New Scientist. 12 August 2014. Retrieved 13 August 2014.
  16. Jump up to:a b Newhall, Marissa (13 September 2005). "'Brilliant' minds honored: Maryam Mirzakhani"USA Today.
  17. Jump up^ Maryam Mirzakhani's publications indexed by theScopus bibliographic database, a service provided byElsevier.
  18. Jump up^ Mirzakhani, Maryam (2008). "Growth of the number of simple closed geodesics on hyperbolic surfaces". Annals of Mathematics 168 (1): 97–125.doi:10.4007/annals.2008.168.97MR 2415399.Zbl 1177.37036.
  19. Jump up^ Mirzakhani, M. (2008). "Ergodic Theory of the Earthquake Flow". International Mathematics Research Notices 2008.doi:10.1093/imrn/rnm116MR 2416997.
  20. Jump up^ Eskin, Alex; Mirzakhani, Maryam; Mohammadi, Amir (2015). "Isolation, equidistribution, and orbit closures for the SL(2,R) action on moduli space". Annals of Mathematics 182 (2): 673–721.doi:10.4007/annals.2015.182.2.7.
  21. Jump up to:a b c "The Work of Maryam Mirzakhani" (PDF) (Press release). International Mathematics Union. Retrieved15 August 2014.
  22. Jump up^ "IMU Prizes 2014 citations". International Mathematical Union. Retrieved 12 August 2014.
  23. Jump up^ Ellenberg, Jordan (13 August 2014). "Math Is Getting Dynamic"Slate.
  24. Jump up^ "President hails Prof Mirzakhani, winner of topmost world math prize"Official Site of the President of The Islamic Republic of Iran. 13 August 2014. Retrieved 19 August2014.
  25. Jump up^ "Jan Vondrák" (PDF)Stanford University. Retrieved15 August 2014.
  26. Jump up^ Jan Vondrak profile, ibm.com. Retrieved 13 April 2014.
  27. Jump up^ "A Tenacious Explorer of Abstract Surfaces", simonsfoundation.org. Retrieved 13 April 2014.
  28. Jump up^ "IMU Prizes 2014". International Mathematical Union.
  29. Jump up^ Larousserie, David (12 August 2014). "Médaille Fields de mathématiques : une femme promue pour la première fois"Le Monde (in French). Retrieved 13 August 2014.
  30. Jump up^ "2014 Clay Research Awards".
  31. Jump up to:a b American Mathematical Society. Retrieved 6 January 2009
  32. Jump up^ "ICM Plenary and Invited Speakers since 1897".International Congress of Mathematicians. Retrieved13 August 2014.
  33. Jump up^ "Interview with Research Fellow Maryam Mirzakhani"(PDF). Oxford University. 2008.
  34. Jump up^ Gibney, E.; Leford, H.; Lok, C.; Hayden, E.C.; Cowen, R.; Klarreich, E.; Reardon, S.; Padma, T.V.; Cyranoski, D.; Callaway, E. (December 18, 2014). "Nature's 10 Ten people who mattered this year". Nature 516: 311–319.doi:10.1038/516311a.

Jane Lưu




Sinh1963 (51–52 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam
Nơi cư trúLexington, Massachusetts
NgànhThiên văn học, Vật lý thiên văn
Alma materViện Đại học Stanford,
Viện Đại học California-Berkeley,
Viện Công nghệ Massachusetts
Nổi tiếng vìPhát hiện ra vành đai Kuiper
Giải thưởngAnnie J. Cannon Award in Astronomy [1991],
Shaw Prize về Thiên văn học [2012],
Kavli Prize về Vật lý thiên văn [2012]
Jane Lưu (tên tiếng Anh Jane X. Luu, tên tiếng Việt Lưu Lệ Hằng[1][2]) là một nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963[2]. Năm 1992, sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã phát hiện ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper.[2] Nhờ những phát hiện và nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper mà hai người cùng với Michael E. Brown đã được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy trong lĩnh vực thiên văn vật lý.[3] Hai người cũng được trao giải Shaw năm 2012 về lĩnh vực thiên văn học. Từ năm 1994, bà là giáo sư khoa thiên văn học tại Viện Đại học Harvard, là một đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ và hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts, một viện đại học danh tiếng khác.

Tuổi trẻ

Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.[2]
Trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ. Sau khi ở trại tị nạn khoảng một tháng rưỡi, bà cùng gia đình đã đến tiểu bang Kentucky do họ có một vài người họ hàng ở đó. Trong chuyến thăm Jet Propulsion Laboratory đã thúc đẩy bà quyết định chọn ngành thiên văn học cho nghề nghiệp của mình.[4] bà thi đậu vào Viện Đại học Stanford và tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984.[5]

Đồng phát hiện ra thiên thể trong vành đai Kuiper

Hiện Đại học California-Berkeley[6] và Viện Công nghệ Massachusetts, bà làm việc dưới sự hướng dẫn của David C. Jewitt.[4] Năm 1992, sau 5 năm quan sát, họ đã tìm thấy thiên thể đầu tiên trong vành đai Kuipernhờ sử dụng kính thiên văn 2,2 mét của Viện Đại học Hawaii nằm ở Đài quan sát Mauna Kea, và nhờ đó đã phát hiện ra vành đai này với khoảng 70 ngàn thiên thạch (Kuiper Belt object, viết tắt KBO, hay còn gọi là Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh)[7] Ký hiệu của thiên thể này là (15760) 1992 QB1, mà bà và Jewitt đặt cho nó là "Smiley".[5] Phát hiện này là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành Hệ Mặt Trời.[3]

Về các thiên thạch trong vành đai Kuiper, giáo sư Lưu phát biểu:
"Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy.... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì."[8][9]
Năm 1991, Lưu nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Hoa Kỳ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Viện công nghệ Massachusetts, và nhận học bổng Hubble của Viện Đại học California-BerkeleyTiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh.[10][11][12]

Sự nghiệp[

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Lưu làm giáo sư tại Viện Đại học Harvard.[5] bà cũng từng làm giáo sư tại Viện Đại học Leiden ởHà Lan.[4] Sau khi làm việc ở châu Âu, Lưu trở lại Hoa Kỳ và làm thành viên kỹ thuật thiết bị ở Phòng thí nghiệm Lincoln tạiMIT.
Tháng 12 năm 2004, Luu và Jewitt thông báo họ phát hiện ra tinh thể băng nước trên tiểu hành tinh Quaoar, vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper được biết đến tại thời điểm đó. Họ cũng phát hiện thấy sự có mặt của amôniắc hydrat. Trong công bố, họ giả thuyết rằng những tinh thể băng được hình thành bên dưới bề mặt, sau đó chúng bị hất xới lên bề mặt sau những va chạm với các vật thể khác trong vành đai Kuiper trong thời gian một vài triệu năm.[13]

Cuộc sống cá nhân

Bà thích đi du lịch và từng làm việc cho tổ chức Hỗ trợ trẻ em ở Nepal. bà cũng thích các hoạt động ngoài trời và chơi cello. Bà đã gặp chồng, Ronnie Hoogerwerf, cũng là một nhà thiên văn học, khi họ còn ở Leiden.[4]

Các tiểu hành tinh đã phát hiện

Cùng với các đồng nghiệp, giáo sư Lưu đã phát hiện ra các tiểu hành tinh sau:
Tiểu hành tinh phát hiện: 31
(10370) Hylonome127 tháng 2 năm 1995
(15760) 1992 QB1130 tháng 8 năm 1992
(15809) 1994 JS111 tháng 5 năm 1994
(15836) 1995 DA2124 tháng 2 năm 1995
(15874) 1996 TL661,2,39 tháng 10 năm 1996
(15875) 1996 TP661,211 tháng 10 năm 1996
(19308) 1996 TO661,212 tháng 10 năm 1996
(20161) 1996 TR661,2,38 tháng 10 năm 1996
(15883) 1997 CR291,23 tháng 2 năm 1997
(20108) 1995 QZ9129 tháng 8 năm 1995
(20161) 1996 TR661,2,38 tháng 10 năm 1996
(24952) 1997 QJ41,2,428 tháng 8 năm 1997
(24978) 1998 HJ1511,2,529 tháng 4 năm 1998
(26375) 1999 DE9220 tháng 2 năm 1999
(33001) 1997 CU291,2,36 tháng 2 năm 1997
(58534) Logos1,2,34 tháng 2 năm 1997
(59358) 1999 CL1581,211 tháng 2 năm 1999
(60608) 2000 EE1732,63 tháng 3 năm 2000
(66652) Borasisi1,28 tháng 9 năm 1999
(79360) Sila-Nunam1,2,33 tháng 2 năm 1997
(79969) 1999 CP1331,211 tháng 2 năm 1999
(79978) 1999 CC1581,2,715 tháng 2 năm 1999
(79983) 1999 DF91,220 tháng 2 năm 1999
(91554) 1999 RZ2151,28 tháng 9 năm 1999
(118228) 1996 TQ661,2,38 tháng 10 năm 1996
(129746) 1999 CE1191,210 tháng 2 năm 1999
(134568) 1999 RH2151,27 tháng 9 năm 1999
(137294) 1999 RE2151,27 tháng 9 năm 1999
(137295) 1999 RB2161,28 tháng 9 năm 1999
(148112) 1999 RA2161,28 tháng 9 năm 1999
(181708) 1993 FW128 tháng 3 năm 1993
1 cùng với David C. Jewitt
2 cùng với Chad Trujillo
3 cùng với Jun Chen
4 cùng với K. Berney
5 cùng với David J. Tholen
6 cùng với Wyn Evans
7 cùng với Scott S. Sheppard

Một số bài báo đã đăng

  • Luu, Jane; B. Marsden, D.C. Jewitt, C. Trujillo, C. Hegenrother, J. Chen and W. Offutt (1997). “A New Dynamical Class of Object in the Outer Solar System”. Nature 387 (6633): 573. Bibcode:1997Natur.387..573L.doi:10.1038/42413.
  • Bartusiak, Marcia (tháng 2 năm 1996). “The Remarkable Odyssey of Jane Luu”. Astronomy 24: 46.Bibcode:1996Ast....24...46B.

Các giải thưởng.

  • 1991 Annie J. Cannon Award in Astronomy [14]
  • 2012 Giải Shaw về Thiên văn học [15]
  • 2012 Giải Kavli về vật lý thiên văn vì "Phát hiện và mô tả vành đai Kuiper và các thành viên lớn nhất của nó, công việc mà dẫn đến một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về lịch sử của hệ thống hành tinh của chúng ta."[3]

Xem thêm.

  • 5430 Luu, tiểu hành tinh đặt theo tên của cô.

Tham khảo.

  1. ^ Bảo Anh (7 tháng 2 năm 2010). “Có một ngôi sao mang tên Việt 5430 Luu”. Lao Động.
  2. a ă â b The remarkable odyssey of Jane Luu
  3. a ă â Giải Kavli 2012
  4. a ă â b An Interview With... Jane Luu 21/3/2003
  5. a ă â Scoping the Cosmos, Erika Check, 1999
  6. ^ The Kuiper Belt
  7. ^ University of Hawaii 2.2-meter telescope - Public Information, Richard J. Wainscoat 2005
  8. ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005, trích lại từ báo Thanh Niên
  9. ^ Tuần báo Văn Hóa Thể Thao Trẻ, số ra ngày 15 tháng 9 năm 2005 tại Dallas, Hoa Kỳ
  10. ^ John Keith Davies (2001). Beyond Pluto: Exploring the Outer Limits of the Solar System. Cambridge University Press. tr. 219.
  11. ^ Marquis Who's Who. 2006.
  12. ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005 (theo Thanh Niên)
  13. ^ Chang, Kenneth (ngày 9 tháng 12 năm 2004). “nhà thiên văn họcs Entertain Visions of Icy Volcanoes in Faraway Places”. The New York Times. tr. A33.
  14. ^ Annie J. Cannon Award in Astronomy
  15. ^ The Shaw Prize in Astronomy 2012 Hong Kong 29/5/2012

No comments:

Post a Comment