Wednesday, August 5, 2015

...trầm luân cho cháu con.."


Bài viết chửi thề hơi nhiều nhưng nội dung rất hay, mang tiếng là chửi thẳng nhưng thực ra là động viên, cảnh tỉnh:
XIN PHÉP CHỬI THẲNG 178.000 CỬ NHÂN & THẠC SĨ THẤT NGHIỆP
(Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc)
Hôm nay tôi sẽ chửi một bữa cho đã. Ai không thích nghe chửi thề thì vui lòng không nên đọc.
Tôi xin lỗi các ông bà đang thất nghiệp và cầm cái tấm bằng thạc sỹ, cử nhân. Tốt nhất hãy xem lại bản thân. Đừng có mà đổ tại xã hội, đổ tại nền giáo dục, đổ tại xuất thân nghèo khó.
Tôi nói thẳng ra như sau: nền giáo dục mà kém thì đầu ra sẽ phải thất nghiệp hết chứ không thể chỉ riêng ông bà. Đừng có nghĩ người khác may mắn với quan hệ này nọ. Bao con người đi lên từ bàn tay trắng, họ không phải siêu nhân mà họ chỉ cần siêng năng và chẳng quản ngại khó khăn và nỗ lực cung đi giá trị.
Xã hội này không ai phải có trách nhiệm với ông bà cả. Đừng có ỉ lại và nghĩ rằng xã hội phải giúp đỡ ông bà. Đừng có mơ trông chờ vào người khác khi chính bản thân lười nhác, không có trách nhiệm với chính mình.
Còn kiến thức thì vứt cái tư duy ông cử nhân, bà thạc sỹ đi. Tôi nói cho mà biết, học xong trường đại học là chỉ đủ cho các ông bà thò được đầu lên khỏi mặt đất thôi, còn hít bụi còn chán, chưa phải đã được đứng lên mà đi hiên ngang đâu. Các ông các bà vẫn đang rơi vào trạng thái: “không biết mình đang không biết cái gì” đấy. Và thường trạng thái này là ông bà cứ ngỡ rằng: ông bà đang biết tuốt. Thế giới đang vận động điên đảo lắm ông bà ạ. Nói toẹt ra người ta đang kiếm tiền như nào chắc đếch gì ông bà đã hiểu chứ đừng nói làm được hay không.
Các ông bà đi làm thì kỹ năng không có, giá trị thấp nhưng lại đòi hỏi như bố mẹ thiên hạ ý, công việc phải nhàn hạ, lương cao, tương lai, ổn định. Người ta làm kinh doanh chứ cho phải mở doanh trại từ thiện đâu.
Xin lỗi chứ các nhà tuyển dụng buốt hết đầu, nát hết óc vì những vĩ nhân thất nghiệp không màng việc chẳng cao sang.
Ông bà nào đi làm việc tay chân thì y rằng: Cứ hễ hỏi đang làm gì thì lại trả lời thanh cao là đang đi làm tạm thời thôi. Chờ chỗ này chỗ kia ngon. Không muốn gắn bó thì tốt nhất đừng xin việc tạm bợ, hãy thương những nhà tuyển dụng, nhà kinh doanh tý, xin các ông bà đấy.
Thế giới này không có chỗ đứng cho những kẻ lười biếng mà còn bảo thủ. Chỉ có một cách duy nhất được lười biếng đó là ông bà phải thật thông minh và hiểu biết sâu rộng. Còn nếu chưa thì tốt nhất hãy biết mà lao vào làm việc.
Những người tàn tật, chất độc màu da cam họ còn phải dựng rạp làm xiếc, hát rong để tạo ra giá trị cho xã hội. Họ tàn tật cơ thể nhưng tư duy và suy nghĩ họ không tàn tật.
Tôi khẳng định luôn với sự bùng nổ về công nghệ thì những thứ nhàng nhàng như các ông bà làm được sắp chuyển sang phần mềm hết rồi. Các nhà kinh doanh khổ sở vì ông bà nhiều thì họ ắt tìm máy móc và phần mềm thay thế. Dù sao phần mềm nó làm việc và không biết kêu ca. Và thực sự nó khiến những nhà kinh doanh nhẹ đầu.
Hãy xem lại chính mình đi. Nếu ngày hôm nay mà ông bà vẫn đang ngồi chờ mong xã hội cưu mang cho ông bà một công việc thì thực sự ông bà chẳng khác gì một kẻ tàn tật về tư duy và suy nghĩ.
Đừng có mà chờ nữa, đừng có mà mong nữa, chẳng thằng điên nào cần ông bà đâu cho đến khi họ thấy có lợi từ ông bà. Và một cục thịt ngồi một chỗ hoặc luôn nghĩ rằng công việc tạm bợ thì chẳng thằng nào nó ngửi nổi.
Đứng dậy, đi đi, chứng minh cho mọi người rằng ông bà không hề tàn tật. Nếu thích thì vứt mẹ cái bằng đi và lao ra làm việc. Làm như một con trâu ngu đần cũng được miễn là chăm chỉ. Thế giới bên ngoài không phụ công ông bà đâu.
Quên mẹ cái bằng đi vì chắc đếch gì nó đã giúp ông bà kiếm được nhiều tiền. Quên cái suy nghĩ rằng làm không đúng ngành học là phí phạm đi vì thực chất các ông bà có đúng ngành cũng chưa là cái quái gì cả.
Sống và làm điều đam mê và thích thú đi. Và đã làm thì ra làm, dồn hết tâm hết sức mà làm cho ra môn ra khoai. Trên đời này không có cái việc gì mà không kiếm ra tiền cả.
Biết nấu ăn thì hãy nấu cho ngon, nấu cả ngày, nấu cả đêm, đọc sách nấu ăn, nấu thật nhiều để rồi một ngày khách sạn 5 sao cũng phải tìm đến ông bà.
Biết đá bóng thì hãy đá đi, đá cho giỏi vào, đá ngày, đá đêm, đá đến khi nào cơ bắp vỡ hết mẹ nó ra. Đá đến khi tuyển quốc gia phải mời ông bà vào.
Biết bưng bê nhà hàng thì bưng đi, bưng giỏi vào, bưng bằng 3 ngón tay thôi, học cách vừa bưng vừa lắc đi, học cách bưng đi cầu thang bộ đi. Để nhà hàng 5 sao phải săn đón ông bà và rước như rước người nổi tiếng.
Biết về máy tính thì kiếm tiền online đi. Click vào link cũng kiếm được tiền, tải file lên cho người ta down cũng kiếm được tiền, up video YouTube cũng kiếm được tiền, mạng xã hội cũng kiếm được tiền. Làm đi, ăn ngủ với nó, đừng có mà đứng núi này trông núi nọ. Làm đến khi cả mớ tiền đổ về cho xã hội nể ông bà đi. 2 năm, 3 năm cũng phải gắn bó, trời không phụ người đâu.
Nếu được sinh ra lành lặn, được ăn học để nhoi lên khỏi mặt đất là ông bà đã hơn bao người. Nhưng đừng nghĩ đó là đích đến mà hãy tỉnh táo đi đây mới chỉ là bắt đầu. Đây mới là vạch xuất phát. Vứt mẹ cái giải huyện, giải tỉnh, Olympic hay gì đó trong quá khứ đi. Xã hội cần giá trị không cần mấy thứ quá khứ giẻ rách đó.
Đứng mẹ lên đi. Ngồi đó mà tự hào mẹ gì khi nằm trong dân số 178.000 người kia.
Không ai cho ông bà việc thì đứng ra mà cho thằng khác việc. Làm sao phải sợ thằng nào. Chả có Luật pháp nào cấm ông bà trở nên tài giỏi.
Tôi chưa thấy ai chăm chỉ mà thất nghiệp cả. Có luật tử hình những kẻ lười biếng thì chắc chắn nền kinh tế khỏi lo thất nghiệp.
Còn chưa thức tỉnh, còn đổ lỗi cho bên ngoài mà vẫn chưa biết cội nguồn là TẠI BẢN THÂN thì xin chào thân ái và quyết thắng.

THỨ TƯ, NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2015


Tạp chí Tuyên giáo xoá bài viết về kế hoạch xây thêm 58 tượng đài Hồ Chí Minh: Nhà chức trách cuống với dư luận?

Lê Anh Hùng
Dư luận trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước thông tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La, một tỉnh nghèo ở biên giới phía Bắc, vừa ban hành Nghị quyết thông qua “Đề án Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường tại Tp Sơn La”, với tổng mức đầu tư lên tới 1.400 tỷ VNĐ.
Thiên hạ lại càng tá hoả hơn khi biết rằng tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La chỉ là 1 trong số khoảng 58 tượng đài mà Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch đã lên kế hoạch sẽ xây dựng trên toàn quốc từ nay đến hết năm 2030, đưa tổng số tượng đài của người vỗ ngực tự xưng là “Cha già Dân tộc” lên con số 192 (hiện cả nước đã có 134 tượng đài Hồ Chí Minh các loại).
Điều đáng nói là người ta sẵn sàng vung tay chi những số tiền khổng lồ như trên để xây dựng tượng đài cho người mà họ ca ngợi là “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son / Mong manh áo vải hồn muôn trượng / Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” trong bối cảnh tại phần lớn các địa phương trong cả nước, người dân vẫn còn ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, hệ thống trường học tồi tàn…
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La: "Tình trạng thiếu đói giáp hạt xuất hiện sớm từ tháng 1-2015 và cao điểm đến 5-3-2015 đói giáp hạt đã xảy ra ở 5 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Mộc Châu với 82.00 hộ và 36.031 nhân khẩu thiếu đói chiếm 3,13% tổng số hộ và 3,05% tổng số nhân khẩu toàn tỉnh"
Trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận, nhà cầm quyền Việt Nam xem ra đã bắt đầu tìm cách đối phó. Bài “Xây mới thêm 58 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nay đến hết năm 2030” đăng trên trang mạng của Tạp chí Tuyên giáo từ ngày 23.4.2015, ngày hôm qua vẫn còn truy cập được, nhưng sáng nay đã biến mất một cách bí hiểm, hiện chỉ còn lưu trong bộ nhớ cache trên mạng.

Chúng tôi xin đăng lại bài viết đó dưới đây hầu giúp độc giả hình dung ra phần nào sự hoang phí đến mức rồ dại của cả bộ máy trong việc chi tiêu những đồng tiền thuế xương máu của nhân dân.
(TG) - Vừa qua, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi Hội thảo về “Tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.  Với đề xuất mới của Bộ VH – TT và DL thì từ nay đến hết năm 2030, các địa phương sẽ xây mới thêm khoảng 58 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.
Theo số liệu thống kê hiện trên cả nước có 134 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh các loại. Trong đó, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị trên cả nước có 103 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong đó có 45 tượng “Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng” được nhân bản từ một mẫu đặt ở khuôn viên 45 đơn vị bộ đội biên phòng trong cả nước). Tượng đài được xây dựng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng. Ngoài ra vừa qua các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết năm 2030 là 58 tượng đài.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng quy hoạch tượng đài chưa được triển khai đồng bộ cùng với quy hoạch xây dưng của các địa phương trên toàn quốc. Một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ lâu, bằng chất liệu bê – tông, đến nay đã xuống cấp, một số không đạt yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật cần được thay thế hoặc thay bằng chất liệu khác phù hợp hơn.
Về xử lý kỹ thuật, trong khâu đúc kim loại chủ yếu bằng phương thức thủ công truyền thống đối với các công trình tượng đài lớn, nên một số tượng đài chưa đáp ứng được yêu cầu về nghệ thuật và kỹ thuật. Sau khi xây dựng xong, một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa phát huy được tác dụng do địa điểm dựng tượng không thích hợp và chưa có kế hoạch bảo quản, tu bổ thường xuyên, dẫn đến tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tượng đài. Nguyên nhân là do việc tính toán vị trí đặt tượng đài còn thiếu khoa học chưa phù hợp về địa điểm, không gian kiến trúc và không thuận lợi cho việc phát huy tác dụng, hiệu quả. Việc sáng tác, thi công, trong đó có cả phần xây dựng hạ tầng ở một số tượng đài còn chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả nghệ thuật chưa cao, thể hiện sự hạn chế về tính chuyên nghiệp. Công tác đào đạo nhà điêu khắc, kiến trúc sư đầu ngành chuyên sâu về tượng đài nói chung, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều hạn chế. Còn ít công trình áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ cao vào công tác thi công, thể hiện, chuyển chất liệu đối với các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn kinh phí dành cho xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là kinh phí công tác bảo quản, tu bổ, chỉnh trang trước kia chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa nên còn bị động, chưa nhất quán.
Theo đó, trong thời gian tới (dự kiến 12 tháng kể từ ngày Đề cương được phê duyệt) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ xây dựng “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Từ đó, xác định có tính chất tổng thể, gắn kết quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với quy hoạch kiến trúc – xây dựng của các địa phương trên toàn quốc. Tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nước cho các cơ quan quản lý, tránh hiện tượng xây dựng không đúng quy hoạch, không đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật công trình.
Theo họa sỹ Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết: “Dự kiến nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ căn cứ theo những tiêu chí sau: Những địa phương gắn với các sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với mốc lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc. Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Xung quanh các vấn đề Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cần tập trung vào một số vấn đề như thực trạng các công trình tượng đài đã xây dựng đến năm 2014. Các tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030. Yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng tốt các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.
Dự kiến từ nay cho đến hết năm 2030 trên cả nước sẽ có khoảng 192 tượng đài Bác Hồ đã và sẽ được hoàn thành được đặt tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước./.
Nhật Minh


Xây mới thêm 58 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nay đến hết năm 2030

Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại tỉnh Nghệ An (Ảnh: NLĐ)
Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại tỉnh Nghệ An (Ảnh: NLĐ)
Theo số liệu thống kê hiện trên cả nước có 134 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh các loại. Trong đó, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị trên cả nước có 103 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong đó có 45 tượng “Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng” được nhân bản từ một mẫu đặt ở khuôn viên 45 đơn vị bộ đội biên phòng trong cả nước). Tượng đài được xây dựng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng. Ngoài ra vừa qua các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết năm 2030 là 58 tượng đài.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng quy hoạch tượng đài chưa được triển khai đồng bộ cùng với quy hoạch xây dưng của các địa phương trên toàn quốc. Một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ lâu, bằng chất liệu bê – tông, đến nay đã xuống cấp, một số không đạt yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật cần được thay thế hoặc thay bằng chất liệu khác phù hợp hơn.
Về xử lý kỹ thuật, trong khâu đúc kim loại chủ yếu bằng phương thức thủ công truyền thống đối với các công trình tượng đài lớn, nên một số tượng đài chưa đáp ứng được yêu cầu về nghệ thuật và kỹ thuật. Sau khi xây dựng xong, một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa phát huy được tác dụng do địa điểm dựng tượng không thích hợp và chưa có kế hoạch bảo quản, tu bổ thường xuyên, dẫn đến tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tượng đài. Nguyên nhân là do việc tính toán vị trí đặt tượng đài còn thiếu khoa học chưa phù hợp về địa điểm, không gian kiến trúc và không thuận lợi cho việc phát huy tác dụng, hiệu quả. Việc sáng tác, thi công, trong đó có cả phần xây dựng hạ tầng ở một số tượng đài còn chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả nghệ thuật chưa cao, thể hiện sự hạn chế về tính chuyên nghiệp. Công tác đào đạo nhà điêu khắc, kiến trúc sư đầu ngành chuyên sâu về tượng đài nói chung, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều hạn chế. Còn ít công trình áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ cao vào công tác thi công, thể hiện, chuyển chất liệu đối với các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn kinh phí dành cho xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là kinh phí công tác bảo quản, tu bổ, chỉnh trang trước kia chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa nên còn bị động, chưa nhất quán.
Theo đó, trong thời gian tới (dự kiến 12 tháng kể từ ngày Đề cương được phê duyệt) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ xây dựng “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Từ đó, xác định có tính chất tổng thể, gắn kết quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với quy hoạch kiến trúc – xây dựng của các địa phương trên toàn quốc. Tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nước cho các cơ quan quản lý, tránh hiện tượng xây dựng không đúng quy hoạch, không đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật công trình.
Theo họa sỹ Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết: “Dự kiến nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ căn cứ theo những tiêu chí sau: Những địa phương gắn với các sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với mốc lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc. Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Xung quanh các vấn đề Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cần tập trung vào một số vấn đề như thực trạng các công trình tượng đài đã xây dựng đến năm 2014. Các tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030. Yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng tốt các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.
Dự kiến từ nay cho đến hết năm 2030 trên cả nước sẽ có khoảng 192 tượng đài Bác Hồ đã và sẽ được hoàn thành được đặt tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước./.
Nhật Minh
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:yl33nJQcjbAJ:www.tuyengiao.vn/Home/vanhoavannghe/75602/Xay-moi-them-58-tuong-dai-Chu-tich-Ho-Chi-Minh-tu-nay-den-het-nam-2030+&cd=1&hl=en&ct=clnk


ÔI LÒNG BÁC VẬY
"Ôi lòng bác vậy cứ thương ta" - Tố Hủi !?
*********
Tới nay mà bác chẳng buông tha
Ngàn tư tỷ bạc giữa Sơn La
Dân đói xác xơ, chết cũng kệ
Đỉnh cao man rợ, thật xót xa
Ôi bác hồ ơi, những xế chiều
Vật vờ dân đói, dáng liêu xiêu
Nhìn lên tượng bác nghe rờn rợn
Như vẳng đâu đây, tiếng quạ, diều.
Bác để trầm luân cho cháu con
Tượng đài khắp cả núi cùng non
Lãnh thổ thiêng liêng giờ giặc chiếm
Bác vẫn trơ trơ giữa lối mòn
....
5/8/2015

Thần kinh khốn nạn
Đó là hệ thống thần kinh mới, vừa được Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam tìm ra sau khi ông Vũ Đức Đam, trên cương vị Phó thủ tướng ký thế cho Thủ tướng chính phủ quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trong thành phố.
GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể “khốn nạn” trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được dẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì.
Họ túng đói và lê lết như những con thú hoang trong khi chính phủ của ông Vũ Đức Đam đang phải đối phó với nợ công, phải ăn xin tứ phương từ Mỹ với miếng bánh TPP, từ Trung Quốc với những khoản vay thắt cổ, từ Nhật với ODA dễ nuốt và ngay cả từ Việt kiều hải ngoại với câu chữ không biết hổ thẹn là gì, lại bỏ ra 1.400 tỷ xây một hình tượng đang mục nát trong trái tim quần chúng.
Với những sự thật không thể chối cãi ấy câu hỏi đặt ra tại sao chính phủ lại tiếp tục ký những quyết định trái với lòng dân, trái với lương tri của con người mà bất cứ một chính phủ, một nhà độc tài nào cũng đều tránh né?
Chỉ có thể xem đó là những thái độ khốn nạn. Sự khốn nạn lâu ngày thành nếp nghĩ, thành cách hành xử quen thuộc. Việc coi thường luân thường đạo lý trong huyết quản đã tạo nên một loại gene mới trong cơ chế cộng sản. Loại gene ấy biến thành hệ thần kinh chủ đạo, từ tư duy cho tới phản ứng, nó nằm song song với các hệ thần kinh khác như buồn, vui, giận, ghét. . . hệ thần kinh khốn nạn chỉ khác ở chỗ, nó tự đứng riêng và tự đánh bóng hay tôn tạo chính mình. Nó phản ứng với hệ thần kinh bình thường một cách bất bình thường. Khi nhân dân đói nó cho là nhân dân đủ ăn và GDP của họ ngày một cao hơn. Khi trẻ em thiếu trường, thiếu lớp nó cho đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể phát triển của đất nước. Khi người dân phản ứng vì bị đẩy vào đường cùng nó cho là sự xúi giục của bọn phản động và phản ứng của nó không kém bất cứ cách hành xử côn đồ nào.
Thần kinh khốn nạn tự nghĩ ra những kịch bản chỉ có trong giấc mơ của những kẻ sở hữu nó. Nhân dân vẫn yêu thương Hồ chủ tịch và họ có nhu cầu nhìn tượng của ông thay cơm. Nhân dân hãnh diện khẳng định ông là ánh sáng dẫn họ trên con đường….vạn dặm! Nhân dân sáng suốt tin rằng ông là ngôi sao không hể tắt và có ông thì người dân sẽ thấy đời đáng sống biết dường nào.
Một trong những người sở hữu thần kinh khốn nạn, Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cả quyết rằng: “sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác”.
Nếu chú ý người dân sẽ lo sợ vô cùng khi tượng đài được xây dựng song song với việc nâng cấp nhà tù. Tham quan hay vào đó nằm nếu chống đối đề án thì có gì khác nhau?
Trần Bảo Quyến cho rằng: “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.
Đúng, nó không hề là một đề án lãng phí. Nó không lãng phí mà là phá hoại. Phá hoại tới tận đáy cái nền của nhân bản. Tiêu diệt những gì ít ỏi còn lại trong lòng người dân đối với hình ảnh Hồ Chí Minh. Người miền núi vốn không được học hành tử tế họ chỉ biết ông Hồ là người cha già dân tộc theo tuyên truyền của bộ máy Đảng. Sau gần một thế kỷ người cha ấy chia cho đám con ruột là quan lại triều đình xây dựng những công trình để tư túi trên các đề án khốn nạn. Chỉ cần thông minh một chút là họ biết mình bị bóc lột, bị chà đạp tới xương khi con cái họ quần không có mà mặc, gia đình họ không có gạo đủ ăn phải lê lết trên những con ruộng bậc thang, đẹp thì có đẹp nhưng leo trèo trên ấy để kiếm từng hạt lúa thì người Kinh đã bỏ chạy từ xưa.
Chỉ tiếc một điều đồng bào miền Tây Bắc không mấy người có hệ thần kinh khốn nạn như quan đầu tỉnh Trần Bảo Quyến và do đó họ không thể tự bào chữa cho mình lý do họ quá yêu bác Hồ nên nhà nước cần phải dựng tượng của ông cho họ ngắm thay cơm.
Con cá gỗ còn tạm dùng để đánh lừa mình chứ tượng ông Hồ to quá mà lại làm bằng đá thì làm sao đem vào mâm cơm của họ để mà chấm, mà mút cho chén bắp trong bữa ăn thường nhật đậm đà hơn một chút?
Blog RFA Tue, 08/04/2015 - 17:24 — canhco
BẠN NÀO BIẾT 1400 TỶ SẼ LÀM ĐƯỢC GÌ KHÔNG ?
1. Với 1700 tỷ, tôi vừa xây dựng được một tòa nhà cao 30 tầng qui mô :
- 3 tầng hầm để xe, mỗi tầng 7000 m2.
- 5 tầng thương mại mỗi tầng 5500 m2 sàn.
- 25 tầng căn hộ, tổng 600 căn hộ cao cấp được hoàn thiện, chỉ việc mang chó đến ở.
2. Với 1200 tỷ, có thể xây được một trụ sở hành chính hiện đại gom tất cả các sở ngành của một tỉnh vào tập trung làm việc.
3. Với 250 triệu đồng, vào năm kia, chúng tôi nhóm NO U thiện nguyện cùng bè bạn đã xây dựng được hai lớp học tại Háng đồng Sơn la để tặng các con nhỏ trước đó đang phải học trong lán tạm, điều này ông cựu bí thư Sơn la Trương Quang Nghĩa ( em trai ông Trương Quang Được ) cũng đã biết.
4. Với 100 triệu đồng, nhóm NO U thiện nguyện và bè bạn chúng tôi đã xây dựng được 1 lớp học bằng gỗ như ảnh trên để tặng các con tại Háng Đề Sủa, Mù Cang Chải Yên Bái vào năm kia.
5. Chỉ với trên dưới 40 triệu vnd, nhóm NO U thiện nguyện đang xây dựng hệ thống đường ống cấp nước về điểm trường, điểm bản tại một xã khó khăn tại Cao Bằng, trong tháng 8 này dự kiến sẽ hoàn thành.
Vậy mà Sơn la dám nghĩ ra cái dự án 1400 tỷ để chỉ xây cái tượng đài từ tiền thuế dân, tiền của nhân dân lao động thì thật là bá đạo !
Tôi ủng hộ việc xây tượng đài của bất kỳ ai hay tượng dài của con chó, con ngựa, con trâu, con bò... vv đặt ở các tỉnh nhưng bằng tiền của riêng các quan chức tỉnh bỏ ra, chỉ duyệt với qui mô dưới 100 triệu. Thực tế bên một số nước như Bul, Hung, Sec cũng từng làm nhiều nhóm tượng kiểu này nơi công cộng. Ngay chỗ cổng Ciputra cũng làm nhóm mấy con ngựa đẹp đấy chứ.
Dù là tiền của ai, dân hay xã hội thì cũng tuỵet đối tránh lãng phí, dân ta còn nghèo, nợ công như chúa chổm, Đất nước thì đang bị giặc ngoại xâm, nội xâm khống chế, lèo lái đứng trước vực thẳm, một xu cũng cần sử dụng đúng mục đích.
Fb Người Việt Xấu Xí

No comments:

Post a Comment