Posted on
October 15, 2010 by Đỗ Đức Ngọc
doducngoc@gmail.com
Bài
299:
Hỏi cách chữa bệnh choáng váng mất thăng bằng khi đứng hay ngồi lâu một chỗ, nhịp tim đập nhanh.
Câu hỏi :
Con tên T.A., 31 tuổi.
Cao 1,65m; Nặng: 50kg
Cách đây một năm – sau khi sinh em bé
được 12 tháng – con bị chóng mặt, mệt mỏi, khó thở,ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, nhịp tim nhanh trung bình
khoảng 95 nhịp/phút có lúc lên đến 110 nhịp/phút (dù không bị tác động làm hồi hộp).
Con đã khám ngay sau đó và bác sĩ kết luận thiếu máu nhẹ, và cho uống thuốc bổ máu To’hema và một số thuốc tim để điều chỉnh nhịp tim. Kết quả: hết khó thở và nhịp tim khoảng 87nhịp/ phút nhưng vẫn trong tình trang
luôn mệt mỏi và hay bị choáng váng mất thăng bằng đặc biệt khi đứng hay ngồi lâu một chỗ. Chỉ thấy thoải mái nhất khi nằm hay ngồi tựa lưng vào thành giường.
Sau đó khoảng 6 tháng con chuyển sang điều trị đông y được chuẩn đoán là suy nhược thần kinh do căng thẳng kéo dài – dùng thuốc khoảng 3 tháng (100 thang
thuốc) – và tập DỊCH CÂN KINH cho đến nay (được hơn 3 tháng) thấy tình trạng sức khoẻ đươc cải thiện khoảng 70% nhưng chưa hết hẳn và vẫn cảm thấy khó chịu khi đứng hay ngồi một chỗ lâu.
Ngoài ra con hay bị tức ở ngực phải phía sau. Do bị bệnh trong thời gian kéo dài và
trong tâm trạng hay lo lắng về bệnh tật nên tinh thần không được thoải mái hay lo âu và căng thẳng.
Xin Thầy có thể chẩn đoán và cho con xin lời khuyên để giúp con chữa trị và có được sức khỏe tốt.
Con đã từng đến bệnh viện kiểm tra thì các bác sĩ kết luận con bị nóng gan, khí huyết hư, âm hư, yêu thống, suy nhược cơ thể, thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não. Thời gian gần đây, các triệu chứng đó lại tái phát.
Con rất mong thầy chỉ bảo cho con cách luyện tập có hiệu quả. Con cảm ơn thầy
Con cám ơn thầy!
T.A.
Trả lời :
A-Nguyên nhân :
Triệu chứng bệnh vừa thiếu máu, vừa thận suy và vừa tắc nghẹt những ống dẫn máu lên đầu.
Đo áp huyết sau khi ăn 30 phút ở hai bên tay, lấy cả 3 số, sẽ thấy kết qủa khác nhau, hai bên
không giống nhau. So sánh với bảng tiêu chuẩn áp huyết của khí công dưới đây :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Có 2 trường hợp xảy ra :
a-Áp huyết thấp hơn so với số tuổi là bệnh thiếu máu. Nếu nhịp tim nhanh hơn so với tiêu chuẩn, thì áp huyết đo được là áp huyết giả, áp
huyết thực sẽ thấp hơn.
Thí dụ áp huyết giả đo được : 120/70mmHg mạch tim đập 110 so với tiêu chuẩn nhịp tim 70, thì vì thiếu máu nên tim đã phải đập nhanh hơn 40 nhịp để đủ đưa máu đi khắp cơ thể, nên khi đứng hay ngồi lâu làm tụt áp huyết mới cảm thấy mệt, lảo đảo. Áp huyết thật lúc đó sẽ là 120-40= 80. hay
là 80/70mmHg mạch 70.Nếu áp huyết này không tăng theo tuổi khi lớn hơn ở tuổi trung niên, sẽ là triệu chứng của một bệnh ung thư.
b-Nếu áp huyết bên tay trái thấp là do ăn uống không có những chất tạo thêm máu,
vì ăn toàn những chất chua, hàn lạnh, làm cơ thể mất máu, mất hồng cầu. Nên cấm không được ăn những chất này nữa.
Nếu áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái, là do gan thiếu máu, và chức năng gan không tốt nên không giúp tỳ vị hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu.
B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
a-Sáng
uống
thuốc
bổ máu Acti-B12
b-Dùng
sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)
pha 2 muỗng sirop với
1 ly nước nóng uống trước khi ăn cơm 5 phút để giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn của tỳ vị thành chất bổ máu. Cần ăn những chất bổ máu như : Rau dền, củ dền với thịt bò bít-tết, lẩu đồ biển, ăn những chất cay nóng ấm có nhiều chất bổ dưỡng như phở, bún bò huế, cà ri bò bánh mì…
c-Sau mỗi bữa cơm, uống nước tráng miệng bằng trà Đương Quy Táo Đỏ Mật Ong, hay Trà Gừng Mật Ong, có bán sẵn ở các tiệm thuốc bắc.
d-Tối ngậm trong miệng 20
viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn
giúp bổ khí tăng lực, kích thích ăn ngon, giúp chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà không bị biến thành đàm làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu trong những ống mạch.
Khí :
a-Tập 7 bài đầu của khí công,
kích thích thần kinh, thông khí huyết trên đầu.
b-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực
200 lần làm tăng áp huyết, mạnh tim phổi, tăng thân nhiệt.
c-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần,
để cung cấp máu lên nuôi não.
d-Tập Bài Đứng Hạc Tấn,
nhắm mắt nhảy one, two, three… ở mỗi bên chân để điều chỉnh lại thăng bằng cho cơ thể.
e-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần,
sau đó ngậm miệng, thở bằng mũi để giữ khí đang lưu thông khắp toàn thân.
f-Tắm với nước nóng trong bồn tắm pha với 2 muỗng bột gừng, ngâm người trong 30 phút,
cơ
thể ấm giúp khí huyết lưu thông mạnh và đều khắp toàn thân.
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút, tập lại bài khí công (e),
sau đó tập thở thiền ở Đan Điền Thần.
Cần theo dõi áp huyết ở 2 tay, phải bằng nhau và đúng tiêu chuẩn, mới khỏi bệnh hoàn toàn được.
Thân
doducngoc
Khi cơ thể khỏe mạnh, cần tập hết các bài tập khí công theo 41
video clips dưới đây :
Link để download video clips của từng bài tập khí công.
http://www.mediafire.com/?xt8eev09pi4zj
a- 7 bài đầu của khí công
b- Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200
c-Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần,
d-Đứng Hạc Tấn,
e- Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tập tiếp bài
d-Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, ngậm miệng, thở bằng mũi
No comments:
Post a Comment