[Ở Việt Nam trí tuệ không bằng quan hệ - Góc nhìn của một bạn người Mỹ gốc Việt]
Tác giả: John Hung Tran
(English below) Đừng nói với tôi bạn giỏi và thông minh như thế nào, nói cho tôi bạn quen ai
Ở Việt Nam, bạn quen ai là yếu tố quan trọng nhất để thành công và đạt được điều bạn muốn. Công nghệ "Quen-ai" giống như một sếp cũ của Hùng từng nói.
Đương nhiên có cách khác để đạt được điều bạn muốn, đó là tiền. Tiền, hoặc chính xác hơn là tiền được trao dưới gầm bàn, là tấm vé để bạn không bị phạt giao thông, để bạn đưa con vào một trường tốt hoặc thay đổi điểm số của con, được bác sĩ khám trước, thắng một hợp đồng đấu thầu, thật khó tin nhưng người ta còn nói với Hùng rằng nó còn có thể giúp người ta ra khỏi tù.
Đương nhiên có cách khác để đạt được điều bạn muốn, đó là tiền. Tiền, hoặc chính xác hơn là tiền được trao dưới gầm bàn, là tấm vé để bạn không bị phạt giao thông, để bạn đưa con vào một trường tốt hoặc thay đổi điểm số của con, được bác sĩ khám trước, thắng một hợp đồng đấu thầu, thật khó tin nhưng người ta còn nói với Hùng rằng nó còn có thể giúp người ta ra khỏi tù.
Nhưng đó là chuyện để nói một ngày khác (Thực ra Hùng nghĩ là Hùng không được phép bàn về chuyện đó).
Quay lại chủ đề chính, xây dựng quan hệ rất quan trọng. Trong 5 năm Hùng đã sống ở đây, Hùng đã phát triển được những mối quan hệ tốt với nhiều người quan trọng. Tuy nhiên, Hùng không phải là người có thể xây dựng quan hệ một cách chiến lược chỉ để nhờ vả hoặc hy vọng được lợi gì đó. Nhưng đó là điều mà nhiều người ở Việt Nam bắt buộc phải làm, dù có thích hay không. Bạn trở thành bạn với nhiều người không phải vì bạn đặc biệt quý tính cách của họ mà vì bạn thấy mối quan hệ đó có tiềm năng.
Hùng có một ví dụ. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một người rất uy tín và nổi tiếng ở Việt Nam và Hùng đã may mắn trở thành một người bạn tốt của bác. Dù đã 78 tuổi, bác ấy có những suy nghĩ rất tiến bộ và được ngồi cùng bác đúng là một niềm vui vì bác ấy rất yêu đời. Mỗi lần Hùng đến thăm nhà bác ấy (bác ấy bắt Hùng hứa phải đến thăm ít nhất 2 tuần 1 lần), Hùng thường ngồi ít nhất 2 giờ để nghe bác ấy kể chuyện (mặc dù thỉnh thoảng bác ấy kể một chuyện rất nhiều lần). Từ bé Hùng không có ông, nên có thể nói là Hùng rất trân trọng tình bạn/mối quan hệ này.
Mỗi khi Hùng đến thăm bác, Hùng thấy bác ấy nhận được ít nhất một tá cuộc điện thoại và vô số bức thư và email hỏi nhờ bác ấy. Hùng thấy rất giận vì người ta rõ ràng đang lợi dụng bác ấy nhưng bác Dũng vẫn cố gắng giúp nhiều nhất có thể.
Đây là lý do vì sao Hùng không có nhiều bạn thực sự ở Việt Nam. Hùng thận trọng với những người bạn có ý đồ tận dụng nhờ vả sau này. Và việc này đã xảy ra với Hùng rất nhiều lần trước đây rồi. Thôi nào mọi người, Hùng học chuyên ngành tâm lý và khá giỏi trong việc đọc người khác, không lừa được Hùng đâu.
Hùng không biết ở các nơi khác của Việt Nam thì như thế nào, nhưng ở Hà Nội thì quan hệ là tất cả. Và rất buồn khi phải nghi ngờ các mối quan hệ của bạn để xác định người ta có quý bạn thực sự vì con người bạn hay không.
Và còn buồn hơn khi nghĩ rằng tất cả những người thông minh và tài năng mà không có quan hệ đều bị những người không giỏi bằng vượt lên trên, và bạn biết những người đó là ai. Làm quen và xây dựng mối quan hệ là việc quan trọng ở mọi nơi trên thế giới nhưng nó không nên quyết định mọi thứ. Có thể đó là lý do vì sao Việt Nam phát triển chậm? Bạn nghĩ sao?
Và còn buồn hơn khi nghĩ rằng tất cả những người thông minh và tài năng mà không có quan hệ đều bị những người không giỏi bằng vượt lên trên, và bạn biết những người đó là ai. Làm quen và xây dựng mối quan hệ là việc quan trọng ở mọi nơi trên thế giới nhưng nó không nên quyết định mọi thứ. Có thể đó là lý do vì sao Việt Nam phát triển chậm? Bạn nghĩ sao?
------
Don’t tell me how talented or smart you are, tell me who you know
In Vietnam who you know is by far the most important factor to success and getting things done. “Know-who” technology as a former boss of mine once said.
Of course the other way to get things done is money. Money, or more specifically money under the table, is the ticket to getting out of a traffic fine, getting your child into a good school or changing his or her grade, having the doctor see you first, winning a contract bid, heck people have even told me it’ll help you get out of jail.
But that’s another topic for another day (Actually I don’t think I’m allowed to discuss that).
Going back to the main topic, building relationship is very important to say the least. In the past 5 years that I’ve been here, I’ve develop good relationships with many important people. However, I’m not one to strategically build a relationship with the intentions to ask for favors or hoping to get something out of it. But it’s something that many people is compelled to do in Vietnam, whether you like it or not. You become friends with people not because you particularly like their personal attributes but because you see the potential in having this relationship.
I’ll give you an example. Professor Nguyen Lan Dung is a highly respected and famous educator and scientist in Vietnam that I have been lucky to become really good friends with. Despite being 78 years young, he’s very progressive in his thinking and is such a joy to be around because he genuinely enjoys life. Every time I visit his home (he made me promise to visit at least 1 every 2 weeks), I spend at least 2 hours picking his brain and hearing his stories (even though he has a tendency to tell the same story over and over again). I grew up without a grandfather, so you can say I very much appreciate our relationship.
Every time I’m over he’ll receive at least a dozen phone calls and countless letters and emails asking him for a favor. It makes me very angry because people clearly are trying to take advantage and yet professor Dung still tries to help those he can.
Every time I’m over he’ll receive at least a dozen phone calls and countless letters and emails asking him for a favor. It makes me very angry because people clearly are trying to take advantage and yet professor Dung still tries to help those he can.
This is the very reason why I don’t have many real friends in Vietnam. I’m wary of friends with the intentions to cash in on a favor later down the road. And it’s happen to me countless times before. Come on people, I’m a psych major adept in the art of reading people, you can’t fool me.
I don’t know how it’s like in different parts of Vietnam but in Hanoi, relationship is everything. And it’s sad to question all of your relationships to determine whether people really like for who you are.
And its even more depressing to think that all of the smart and talented people who don’t have the connections are bypassed by less qualified people who knows someone. Networking and building relationship is important everywhere in the world but it shouldn’t determine everything. Maybe that’s why Vietnam is so slow to develop? What do you think?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.
Sau khi dẫn chúng tôi đi tham quan quanh khuôn viên nhà, cùng với mấy câu chuyện hỏi thăm nhạt thếch, ông tá nhanh chóng nhập sòng oánh “phỏm” với mấy “thằng đệ”. Trong lúc mấy vị đang say sưa sát phạt, chúng tôi cũng đang ngó nghiêng thứ này thứ kia của căn nhà thì xảy ra một chuyện. Thằng con đầu (con vợ hai, ông đã ly dị vợ cả, hiện đang sống với cô vợ hai kém mình cỡ vài chục tuổi) của ông, tầm 8 tuổi, tranh thủ lúc mọi người trong nhà đang tập trung chuyên môn, lén vào phòng lục túi bố nó lấy mấy tờ 500 ngàn và bị bà nội tóm cổ xách ra báo với phụ huynh. Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ, đó là lòng “vị tha” của quý phụ huynh. Ông chỉ đánh nó mấy cái nhè nhẹ (chắc sợ thằng bé đau) và mắng nó mấy câu quen thuộc rồi lại tiếp tục lao vào sòng, cách xử lý của ông khiến tôi có lý do để tin thằng bé thực hiện hành động này không phải lần đầu và chắc chắn không bao giờ là lần cuối.
Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.
“Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.”
Đó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.
Mối tương quan giữa “văn hóa đọc” và sự phát triển
Trong một lần nói chuyện với Giáo sư Chu Hảo, một học giả gạo cội của Việt Nam và đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, tôi đưa ra câu hỏi: “Trên cương vị một học giả và một người làm sách, ông có cảm nhận như thế nào khi người Việt hiện đang chuộng chưng ‘tủ rượu” hơn là ‘tủ sách’ cũng như xin ông cho nhận xét về văn hóa đọc của người Việt hiện nay?” Giáo sư trả lời: “đó là tư duy của ‘trọc phú’ – ham chuộng vật chất, khoe mẽ hơn là hiểu biết, tri thức,” về văn hóa đọc của người Việt, ông nhấn mạnh hai chữ “đau lòng”.
Ông và nhà xuất bản Tri Thức hiện đang dịch và phát hành các đầu sách tinh hoa (Tủ sách tinh hoa) của nhân loại như: “Tâm lý học đám đông” (Gustave Le Bon), “Bàn về tự do” (John Stuart Mill)… nhằm giới thiệu và lan tỏa các giá trị, tư tưởng tiến bộ của nhân loại đến với người Việt. Thế nhưng, vị học giả cho biết, một đất nước 90 triệu dân như Việt Nam lại tiêu thụ chưa đầy 1000 cuốn sách dạng trên, trong khi đó tại Nhật Bản thời cải cách Minh Trị – Thiên Hoàng (1866-1869), 30 triệu dân Nhật lại tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách tinh hoa đó!!! Ông nói thêm, thế nhưng các loại sách tình cảm hời hợt, thậm chí kích dục lại có số lượng tiêu thụ 5000 – 10000 cuốn ở Việt Nam. “Văn hóa đọc của người Việt hiện nay quá kém.” – giáo sư kết luận.
Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm!!!
“Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc.” – M. Gorki
Sách là phương tiện chuyên chở những giá trị tiến bộ, tri thức, những luồng tư tưởng của nhân loại từ ngàn đời nay. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, về bản thân cũng như trang bị cho chúng ta công cụ quan trọng nhất để phát triển – tri thức. Đối với cá nhân, nó trang bị cho ta hiểu biết về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trang bị nền tảng kiến thức cho mỗi cá nhân, trang bị những kĩ năng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giúp chúng ta có được tư duy độc lập, biết phản biện. Sách giúp chúng ta có thể nhận ra các giá trị, phân biệt chân-giả, cũng như biết nhận định độc lập về một vấn đề, ý kiến nào đó.
Đối với một quốc gia, sách cung cấp nền tảng để phát triển mọi mặt: kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa cũng như các giá trị tiến bộ và giúp đào tạo nên những con người có đầy đủ kỹ năng để cống hiến cho tổ quốc và xã hội. Bước vào nền kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của công nghệ và “đám mây kiến thức”, khi kiến thức, tri thức là nguồn lực chính cho mọi sự phát triển, thì nâng cao và lan tỏa “văn hóa đọc” tron cộng đồng là nhiệm vụ mấu chốt trong chính sách của mọi quốc gia.
Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.”
Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?
Thái độ của người trẻ Việt với “văn hóa đọc”
Thế hệ trẻ chính là những người kế thừa và phát triển, là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ cũng là khoảng đời mà con người có tinh thần học hỏi và sáng tạo nhất, là thời kì hoàn thiện về chất, vì vậy là thời kì đòi hỏi con người phải đọc sách nhiều nhất. Với số liệu Bộ VH-TT-DL đưa ra ở trên, người trẻ Việt hiện đang làm gì? Xin thưa, phần lớn họ đang ngồi đồng suốt ngày nơi quán game, chém gió tại quán cà phê, để bình phẩm mông, ngực của hot girl này, người mẫu nọ, dành thời gian và “tâm huyết” quan tâm đến mấy vụ kiểu như “Kiều nữ Hải Dương”…
Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà đá.” Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn học sinh, sinh viên say sưa với cuốn sách trên tay.
Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện bậc thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình.
Có hai luồng tranh luận chính trong sự kiện Huyền Chip, một luồng ủng hộ và một luồng phản đối. Tuy nhiên, với cả hai luồng, để tìm được những tranh luận văn minh, thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng là vô cùng hiếm hoi. Chỉ toàn thấy comment (bình luận) mang tính “ném đá”, mạt sát, hạ nhục cá nhân. Ngay cả những trí thức như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng bị các bạn trẻ chúng ta dọa “vả vỡ mồm”!!! Đâu đó cũng có những người học hành bài bản, như một chàng Fulbrighter nọ, tham gia cuộc tranh luận và lôi kéo đám đông mù quáng bằng những luận điệu rẻ tiền và vô văn hóa, nghe đâu đó là một chiêu PR trước khi anh ta ra cuốn sách mới của mình.
Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận như những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.
Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang “nhồi sọ” người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.
Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi?
Kết
Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.
Ngựa Hoang, Triết Học Đường Phố
Audio – Thế hệ của tôi, một thế hệ vứt đi
Audio – Thế hệ của tôi, một thế hệ vứt đi
(Viết cho những người bạn của tôi và diễn đàn Wegreen Vietnam)
Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư?
Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.
Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.
Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.
Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.
Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát?
Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất.
Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.
Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau:“Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng:
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.
– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.
– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.
– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.
– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.
– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.
– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia.
– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan
– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla,…
Tôi biết bạn sẽ chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong.
Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.
Gần 3 giờ rưỡi sáng.
OH, Chủ Nhật, Ngày 7/10/2012
Tác giả: Tiểu Bối
Người đọc: Bún Chả @ CAFEKUBUA.COM
”Người tử tế là người thành công, nhưng một người thành công chưa chắc đã tử tế.”
Tại sao tôi lại nói như vậy? Vì người tử tế, xét ở một góc độ nào đó, họ thành công, và cái thành công đó chính là thành công trong việc “làm người”. Không nói vòng vo nữa, tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề. Nội dung của bài viết này nói lên tầm quan trọng của phân lọai rác, và cách phân loại rác.
Đầu tiên, tôi sẽ nói về vai trò của việc phân loại rác trước! Có lẽ không cần nói thì ai cũng biết, hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đi đâu cũng thấy toàn rác là rác. Ta có thể dễ dàng nhận thấy các hệ quả của nó như: nước biển dâng, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính….
Việc chúng ta cần làm ở đây là gì? Rất đơn giản thôi, chúng ta hãy thay đổi thói quen bỏ rác của mình. Tất nhiên là không phải chỉ có sửa đổi thói quen bỏ rác thôi là môi trường sẽ hết ô nhiễm, nó còn có nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, bài này đang nói về phân loại rác và việc phân loại rác cũng khá đơn giản, không mấy khó khăn.
Cái thứ hai, tôi muốn nói với các bạn rằng, có lẽ hình ảnh các bác lao công không mấy xa lạ gì với các bạn. Công việc lao công đã nặng nhọc, mà các bác ấy còn làm dưới cái nắng oi ả gần 40 độ C, mùi hôi nồng nặc bốc lên từ rác, hay giữa cái đêm mùa đông buốt giá, ước nhẹp, ẩm ương. Bạn nghĩ sao về điều đó? Bạn có nghĩ rằng mình có thể giúp các bác lao công bớt nặng nhọc không? Câu trả lời là có đấy!
Vậy thì làm thế nào để có thể phân loại rác? Trong nhà các bạn nên có 2 thùng rác, 1 thùng đựng rác hữu cơ, 1 thùng đựng rác vô cơ. Rác hữu cơ, là những loại rác có thể phân hủy được như thực vật, giấy, đồ ăn thừa vụn. Còn rác vô cơ là những loại rác không phân hủy được, như bao nilong, nhựa.
Làm như vậy sẽ không tốn nhiều thời gian của các bạn, phần nữa là sẽ giúp được các bác lao công, vừa bảo vệ môi trường. Còn ở các làng quê, hiện nay quá trình nông thôn mới, đã có những chiếc xe chuyên chở rác, tôi nghĩ các bạn nên đem hững rác hữu cơ, ra bỏ ngoài vườn, rác phân hủy sẽ tốt cho đất của bạn. Còn hơn là đem tất cả chúng bỏ vào bao rác. Đúng không nào?
Tôi dám chắc một số bạn sẽ có những suy nghĩ kiểu thế này: “Làm vậy chi cho phí công, phí sức, cái gì nhanh gọn nhẹ có phải là tốt hơn không?”
Với những suy nghĩ này, tôi chỉ có 1 lời khuyên duy nhất là bạn hãy đọc lại những điều trên và hãy học cách bỏ bớt cái lợi ích cá nhân tức thời đi, nếu bạn không muốn trở thành người thiếu tử tế!.
Cũng có 1 suy nghĩ nữa là “rác nào chả là rác, cũng giống như nhau cả thôi!” Với điều này, tôi lấy ví dụ như phạm nhân, có người không thể cải tạo, nhưng có người cải tạo xong sẽ trở thành người tốt. Rác cũng giống như vậy thôi không phải tất cả đều xứng đáng bị vức đi!
Bỗng nhiên tôi nhớ tới Phi Châu, kèm theo đó là những bãi rác khổng lồ, cùng những con kền kền đang đói khát, chầu chực tìm thức ăn. Chắc hẳn trong số tất cả chúng ta đây, sẽ không ai mong muốn hình ảnh đó xuất hiện ở Việt Nam chứ? Vậy thì nào, ý thức giờ là ở các bạn! hãy hành động từ ngay ngày hôm nay!
Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện
Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám – chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.
Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
Rác thải y tế tại bệnh viện |
Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa… Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 – 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “Khu thu gom lưu trữ xử lý chất thải tập trung. Khu xử lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào”.
Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế |
Đi sâu vào qua cổg khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp.
Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
Sự thật kinh hãi
Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế.
Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.
Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai. |
Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…
Trò chuyện với “người trong cuộc”
Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự. Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống – dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
– Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
– Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
Người ta mua về làm gì ạ?
– Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
– Nhân viên nam: Đúng.
Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
– Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
– Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
– Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
– Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
– Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
– Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
– Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
– Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.
Tổng Thống George W. Bush luôn ăn mừng ngày lễ Giáng Sinh ở Thủ Đô, vì…….
Tổng Thống George W. Bush luôn ăn mừng ngày lễ Giáng Sinh ở Thủ Đô, vì…….
Nếu có một việc Tổng Thống Obama làm rất giỏi, thì đó chính là việc sử dụng tiền thuế của người dân để làm một việc ông ta giỏi nhất: ở không.
Cái cách Tổng Thống Obama đi nghỉ dưỡng, nhất là vào những ngày lễ, rất khác biệt so với George W. Bush khi ông ta còn trong Nhà Trắng.
Ông Bush sẽ không bao giờ rời khỏi thủ đô Washington D.C cho đến khi Giáng Sinh đã kết thúc.
Vậy lý do là gì? Nó sẽ làm bạn ngạc nhiên và có cái nhìn khác về vị Tổng Thống Đảng Cộng Hòa này. Các bạn hãy so sánh ông Bush với Obama để hiểu vì sao mặc dù giới truyền thông đã luôn đả kích ông Bush, nhưng người dân, và nhất là giới quân nhân, thì không.
Dựa theo lời kể của vô số nhân viên làm việc trong chính quyền của Tổng Thống George W. Bush:
”Vào tháng 12, chúng tôi chưa bao giờ rời Washington DC cho đến khi Giáng Sinh đã kết thúc. Chưa bao giờ. Ông Bush và vợ ông ta, Laura, sẽ luôn rời Nhà Trắng vài ngày trước ngày lễ Giáng Sinh để vào Trại David (gần Washington DC).”
Sau vài năm, rất nhiều người đã tò mò. Khi một phóng viên của tờ Washington Times hỏi một nhân viên Nhà Trắng vì sao. Câu trả lời là:
“Vì ông Bush muốn nhiều người trong chúng tôi có thể ăn mừng ngày Giáng Sinh bên cạnh gia đình.”
Vậy “chúng tôi” là ai? Đó chính là hàng trăm, hàng ngàn nhân viên làm việc trong chính quyền của Tổng Thống Bush. Từ nhân viên cấp thấp, tới cao cấp, cho tới vệ sĩ hộ tống. Chưa kể hàng trăm cảnh sát của Washington DC.
Tổng Thống Obama thì ngược lại, ông ta luôn đi xa để ăn mừng lễ Giáng Sinh rất sớm, kéo theo hàng trăm người phải đi theo, khiến họ không thể ăn mừng Giáng Sinh bên cạnh gia đình họ.
Mặc dù Tổng Thống Bush không phải là một người nói những gì người khác muốn nghe, và luôn bị giới truyền thông chỉ trích, nhưng ông ta luôn được yêu mến vì ông ta luôn có nhân cách hơn Obama.
Và đó là một bài học về nhân cách của Tổng Thống George W. Bush. Rất tiếc là giới truyền thông cánh tả sẽ không bao giờ nói về chuyện này.
Ku Búa
Theo The Blaze
http://cafekubua.com/2015/12/30/tong-thong-george-w-bush-luon-an-mung-ngay-le-giang-sinh-o-thu-do-vi/
|
No comments:
Post a Comment