Wednesday, March 9, 2016

Thầy LýPhướcLộc&B/s DưQuangChâu


Đồng ứng trị liệu pháp

shared http://dienchan.vn/dien-chan/so-tay-dien-chan/dien-chan-va-bam-huyet-ly-phuoc-loc-day-du.html
Đĩa 1 (37:47) … Đĩa 2 (1:25:21) … Đĩa 3 (1:07:08) … Đĩa 4 (1:20:39) … Đĩa 5(1:37:48) … Đĩa 6 (46:45) … Đĩa 7 (1:29:55) … Đĩa 8 (1:44:14) … Đĩa 9(1:33:50) … Đĩa 10 (1:35:59) … Đĩa 11 (1:44:19) … Đĩa 12 (1:34:54) … Đĩa 13(1:29:42) … Đĩa 14 (1:40:45) … Đĩa 15 (1:03:13) … Đĩa 16 (1:02:25) … Đĩa 17(7:24) … Đĩa 18 (25:12) … Đĩa 19 (25:57) … Đĩa 20 (25:58) … Đĩa 21 (22:52)… Đĩa 22 (25:13) … Đĩa 23 (16:51) … Đĩa 24 (25:05) … Đĩa 25 (41:56) … Đĩa 26 (35:14) … Đĩa 27 (1:09:52) … Đĩa 28 (50:31) … Đĩa 29 (55:45) … Đĩa 30(56:34) … Đĩa 31 (56:12) … Đĩa 32 (1:10:55) … Đĩa 33a (1:11:16) … Đĩa 33b(58:53) … Đĩa 33c (40:58)… Đĩa 40 (22:36) … Đĩa 50 (19:56) … Đĩa 60 (21:00)… Đĩa 70 (28:33) … Đĩa 80 (16:22) … Đĩa 90 (30:17) … Đĩa 93 (29:38).

***
Bác sĩ Dư Quang Châu cho biết, bà Huỳnh Thị Lịch mất đi, nhưng bà để lại di sản môn bấm huyệt Thập thủ đạo cho nhiều học trò. Tuy nhiên, mỗi người chỉ giỏi một vài lĩnh vực. Có người tiếp nối công việc của bà, có người chỉ nghiên cứu rồi để đấy, không áp dụng.

Bác sĩ Dư Quang Châu là nhà cảm xạ nổi tiếng Việt Nam. Ông rất đam mê nghiên cứu những môn học mang lại sức khỏe thể chất và tâm lý cho con người. 

Tuy nhiên, điều đặc biệt là ông không giữ lấy những bí quyết cho riêng mình, mà luôn muốn phổ biến cho xã hội. Môn bấm huyệt Thập thủ đạo đã được ông nghiên cứu từ nhiều năm nay, và ông sẽ theo đuổi suốt cuộc đời.

thập chỉ liên tâm pháp
Đua nhau học bấm huyệt ở Hà Nội 

Ngày còn công tác ở một bệnh viện trong Đồng Nai, bác sĩ Dư Quang Châu đã nghe danh bà Huỳnh Thị Lịch. Thời kỳ đó, tiếng tăm bà Lịch nổi như cồn. Bản thân bác sĩ Châu cũng đã diện kiến phương pháp bấm huyệt của bà Lịch.

Bác sĩ Dư Quang Châu đã tận mắt chứng kiến nhiều bệnh nhân thay đổi thần kỳ sau khi được bà Lịch bấm huyệt và rất khâm phục bà.

Thời kỳ đó, bà Lịch đón tiếp rất nhiều bệnh nhân, ông Châu đã cố gắng, vẫn không có cơ hội nghiên cứu về bà Lịch.

Bẵng đi thời gian, bác sĩ Dư Quang Châu quay lại tìm hiểu môn Thập thủ đạo, thì bà Lịch đã qua đời. Ông bỏ nhiều công sức tìm kiếm và đã gặp được 2 người, là cán bộ của Bộ Công an, từng nghiên cứu rất kỹ về môn bấm huyệt của bà Lịch. Tuy nhiên, ông không khai thác được nhiều thông tin về môn bấm huyệt từ hai cán bộ này. 

thập chỉ liên tâm pháp
Bác sĩ Dư Quang Châu trong một hội thảo về Thập chỉ liên tâm pháp 

Sau nhiều năm tìm kiếm thông tin về các truyền nhân của bà Lịch không có hiệu quả, nhà cảm xạ Dư Quang Châu đã đăng thông tin lên trang web của hội cảm xạ, với ý muốn tìm gặp những truyền nhân của môn Thập thủ đạo, nhằm nghiên cứu về môn bấm huyệt huyền diệu này. 

Thời gian sau, có người cung cấp số điện thoại của ông S., 80 tuổi, đã nghỉ hưu, vốn công tác ở Bệnh viện Thống Nhất. 

Nhà cảm xạ Dư Quang Châu gọi điện đến gặp ông S. Ông này không muốn nhắc đến môn bấm huyệt nữa. Tuy nhiên, ông S. chỉ dẫn bác sĩ Châu tìm lương y Hoàng Duy Tân. Theo ông S., ông Tân là người nắm rõ nhất về môn bấm huyệt Thập thủ đạo của bà Lịch.

thập chỉ liên tâm pháp
Môn bấm huyệt thập thủ đạo thu hút rất nhiều học viên 

Trò chuyện với bác sĩ Châu, biết vị bác sĩ này có khát vọng nghiên cứu sâu môn Thập thủ đạo nhằm bảo tồn phương pháp bấm huyệt tuyệt diệu và phổ biến ra cộng đồng, nên ông Tân đã tặng ông Châu bản thảo nghiên cứu chi tiết về môn bấm huyệt Thập Thủ Đạo.

Ông Tân chính là người hệ thống lại toàn bộ kỹ năng bấm huyệt của bà Huỳnh Thị Lịch và viết dưới dạng nghiên cứu chi tiết. Để có được tập tài liệu này, ông Tân mất nhiều năm ròng theo sát công việc chữa bệnh của bà Lịch.

Có được tập tài liệu quý, bác sĩ Dư Quang Châu miệt mài nghiên cứu. Nhận thấy đây mà tài sản vô cùng quý giá, bác sĩ Châu đã viết thành giáo trình giảng dạy môn Thập thủ đạo trên nền y học phương Đông. Mục đích của bác sĩ Châu giúp những người học môn bấm huyệt này dễ dàng tiếp thu trong thời gian ngắn.

thập chỉ liên tâm pháp
Các học viên có thể bấm huyệt cho nhau ngay tại lớp học 

Bác sĩ Dư Quang Châu đã thí điểm đưa môn học bấm huyệt Thập thủ đạo vào giảng dạy ở TP.HCM, với tên gọi là Thập chỉ liên tâm pháp. 

Lớp học đầu tiên chỉ dạy trong 8 buổi, học viên đã khá thuần thục một bài bấm huyệt. Vừa dạy lý thuyết, vừa thực hành tại chỗ, thậm chí áp dụng vào điều trị ngay cho người thân, nên học viên thuộc bài rất nhanh.

Mặc dù các học viên chỉ mới học được một phần rất nhỏ của môn bấm huyệt Thập chỉ liên tâm pháp, song áp dụng bấm huyệt nâng cao sức khỏe cho những người xung quanh đã có hiệu quả nhất định. 

Bác sĩ Châu nghiên cứu và thấy môn bấm huyệt này rất tuyệt vời với những căn bệnh liên quan đến tai biến, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau quá trình điều trị ở bệnh viện. 

Sau khi mở lớp thí điểm, người dân đăng ký học rất đông. Nhiều người biết tin từ mãi ngoài Bắc vào TP.HCM học bấm huyệt để giúp người thân tăng cường sức khỏe. Để đáp ứng nhu cầu, bác sĩ Dư Quang Châu đã mở lớp tại Hà Nội để giảng dạy môn bấm huyệt này.

Người đăng ký học được chia vào những chuyên đề khác nhau, để học viên có thể áp dụng ngay môn học vào việc giúp đỡ người thân. Người thân học viên mắc bệnh gì, sẽ được học môn đó, do vậy, các học viên sẽ trở thành thầy thuốc gia đình ngay trong lúc còn đang học.

Điều thú vị ở chỗ, những người đi học sẽ điều trị cho nhau, nên sẽ không tốn kém chi phí và có thể điều trị bất cứ lúc nào. Việc những “Võ Hoàng Yên” này áp dụng phương pháp bấm huyệt nhằm nâng cao sức khỏe, hỗ trợ trị bệnh cho người thân, bạn bè, xóm làng, sẽ tăng thêm tình đoàn kết, yêu thương. Đó là ý nghĩ nhân văn mà bác sĩ Châu không ngờ tới, khi truyền bá rộng rãi môn học này.

thập chỉ liên tâm pháp
Bác sĩ Dư Quang Châu hướng dẫn bấm huyệt qua video 

Có một câu chuyện cảm động ở Hà Nội mà bác sĩ Châu rất tâm đắc. Đó là một người bị tai biến, đi lại khó khăn, sức khỏe kém, đã tìm đến lớp học, nhờ các học viên thí nghiệm trên cơ thể mình.

Sau khi được bấm huyệt, ông thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc bấm huyệt trị tai biến phải rất kiên trì mới khỏi hẳn. Bác sĩ Dư Quang Châu đã gọi người em của bệnh nhân này đến và hướng dẫn kỹ lưỡng để ông này bấm huyệt cho anh.

Vài tháng sau, ông này không phải nhờ người thân chở đến trung tâm nữa, mà tự đi xe máy đến học bấm huyệt. Ông đã hồi phục sức khỏe gần như hoàn toàn. Ông tiếp tục theo học để trị bệnh cho những người xung quanh.

Bác sĩ Dư Quang Châu cho biết, càng nghiên cứu sâu về môn bấm huyệt Thập thủ đạo, ông càng thấy sự vi diệu. Kiến thức bấm huyệt của bà Lịch quả là vô cùng vô tận. Bác sĩ Châu đang tìm cách liên hệ với các học trò của bà Lịch, nhằm tổng kết được hết kỹ năng, thế mạnh của bà.

Hiện các lớp học bấm huyệt Thập chỉ liên tâm pháp ở Hà Nội và TP.HCM quá đông người đăng ký học, không đủ sức dạy, nên bác sĩ Châu đang thực hiện phương án ghi hình từng kỹ thuật bấm huyệt, rồi phổ biến trên mạng, trên truyền hình, nhằm giúp nhân dân cả nước cùng học bấm huyệt nâng cao sức khỏe.

Bác sĩ Châu đã thử ghi hình và phát trên trên Youtube, trên trang web của cảm xạ học và đã thu hút được nhiều người tự học. Có người từ mãi Châu Âu, Mỹ gọi điện về cám ơn, vì đã học được cách bấm huyệt trị bệnh rất hiệu quả qua video. 
Hồi còn sống, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, đã viết thư gửi Lương y Huỳnh Thị Lịch với những lời cảm kích:

TP.HCM 29/2/1992

Cô Sáu Lịch,

Đọc bài thơ của Cô rồi, tôi rất phục Cô và thương Cô vì trong lòng Cô còn vương vấn chút khổ đau trần tục, chưa được thanh thoát như Phật Thích Ca trên tòa sen.

Phục Cô ở chỗ: Có lòng tự hào dân tộc, nhân từ, đạo đức, lo cho nhân dân, lấy chân lý làm vinh, làm lương y với đôi tay thần luyện, với lòng thương bao la không biên giới, cao như Hy mã lạp sơn, như biển đông xanh mát, có đạo Phật từ bi bác ái. Bao nhiêu đức tính ấy đã đủ cho một người tự an ủi mình trong cuộc đời gian khổ để sống hạnh phúc!

Thương Cô ở chỗ: Chưa thoát hết trần tục, còn vấn vương chưa được tuyên dương công nhận, chưa thấy rằng nhân dân công nhận là tối cao, tột đỉnh. Nhà nước làm sao thấy hết được sự việc của nhân dân đã làm. Địa vị của nhà nước ban chẳng qua là phù vân của xã hội. Ban hay không ban, mình cứ việc làm tròn nhiệm vụ đối với nhân dân.

Tôi vui với bản tình ca
Cứu người khỏi bệnh mới là đẹp cao

Nhưng tại sao có người kỳ thị thua hờn, lại có người muốn hỏi về đời sống của người lương y thần hiệu? Vì một lẽ rất đơn giản! Vì Cô đã nổi danh chữa bệnh mà quần chúng muốn hiểu rõ đời cô như của đức Phật. Đó là cái khổ của những người đã nổi tiếng! Quần chúng muốn đọc một cuốn sách về đời Cô như một tiểu thuyết dài thật dài mới thoả mãn được nhu cầu tình cảm của quần chúng. Đi Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan... ở mỗi nơi có gì lạ, trong óc suy nghĩ ra sao, học lỏm cách nào? Sự kết tinh trong óc để tạo ra cách bấm huyệt... Làm sao trình bày cho rõ như trong một khối thuỷ tinh trong suốt.

Tôi hết lòng thương Cô, phân tích rõ ngọn ngành để cô bước lên đài vinh quang mà quần chúng mong đợi.

Rồi phải tập hợp học trò cũ lại, viết lại kỹ thuật khám bệnh tài tình, học trò chưa hiểu rõ, lựa chọn người tiến bộ để đào tạo huấn luyện viên đặc biệt sẽ nối nghiệp Cô...

No comments:

Post a Comment