Sunday, July 12, 2015

CHÍN HẦM ĐỊA NGỤC.



1

BÀI 5. “ĐẠI TÁ TÌNH BÁO NGUYỄN MINH VÂN” LÀ CỦA GIẢ VÀ LÀ KẺ NHẬN VƠ ĐÃ VIẾT TẬP THƠ “SỐNG TRONG MỒ”.

Lời dẫn.
“Đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân” người đã nhận là tác giả của 3000 câu thơ trong tập “Sống trong mồ” và viết nhiều bài kể về tình báo Việt Cộng, ta hãy xem hắn là ai.
A. Bằng chứng và phân tích.
  1. Tác giả viết 3000 câu thơ trong tập “Sống trong mồ”.
            “Nguyễn Dân Trung còn làm được 3000 câu thơ mà sau này đã được in thành tập “Sống trong mồ” (Tái bản năm 2002 – NXB Hội Nhà văn).” (Văn bản 1)
  1. Con Quan lại và tên thật là Nguyễn Đình Quản.
                        “Đại tá Nguyễn Minh Vân tên thật là Nguyễn Đình Quản (Minh Vân là biệt danh do ông Hoàng Minh Đạo, thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự lấy tên của con gái đặt cho ông. Sau này được ông sử dụng làm tên hoạt động cũng như chính thức, nhưng đổi thành họ Nguyễn cho đúng với dòng họ). Quê ông ở Quảng Nam, nhưng sống chủ yếu ở Huế bởi cha ông là cụ Nguyễn Đình Hiến làm quan ở Huế từng đảm nhận chức Phủ doãn Thừa Thiên…” (Văn bản 3)
                        Gia đình vợ cũng là tư sản.
                        “Năm 1948 họ tổ chức đám cưới (lúc đó cũng không hề dễ dàng vì gia đình bà Thìn là tư sản, dù đã giác ngộ cách mạng). ”
                        Nhận xét: Rất mâu thuẫn: Mình con quan lại, thế mà lấy con gia đình tư sản thì lại khó khăn ư?
                        Điều này chỉ cho thấy, ông ta không phải Cộng sản từ đầu, mà cũng như Phạm Xuân Ẩn, mới chỉ thành Cộng sản từ 1975 “Vì một lý do này hay lý do khác” mà thồi!
  1. Kể láo.
                        3.1 Cẩn nhún mình.
                        “Vào một đêm tháng 3 năm 1958, tên giám đốc Công an Trung phần Lê Khắc Duyệt mang xe Mercedes đến Lao xá Ty Công an Thừa Thiên, đưa tôi đi gặp trực tiếp Ngô Đình Cẩn tại nhà nghỉ mát của hắn ở Thuận An. Đó là một ngôi nhà rất đẹp, làm nổi trên mặt nước. Thấy tôi, tên Cẩn ra vẻ thân thiết lắm, còn Duyệt thì hiểu ý tránh ra ngoài hành lang.
Cẩn bắt đầu dụ dỗ: “Tôi biết, cụ thân sinh của bạn từng là một vị quan lớn trong Triều đình Huế, là người có khí phách ngang tàng. Tôi rất kính trọng cụ. Bạn xứng đáng với truyền thống gia đình, bạn hãy về đây cộng tác với chúng tôi…”. Hắn nói rất nhiều, nhưng tôi đều bỏ ngoài tai, …
Ít lâu sau, vào khoảng tháng 5 năm 1958, Lê Khắc Duyệt lại đưa tôi đi gặp Cẩn lần nữa, lần này là tại nhà riêng của hắn ở Phủ Cam. …” (Văn bản 2)
            3.2 Giám thị nhà lao nói với tù nhân: “Xin các ngài …Các ngài muốn làm gì thì làm…
“Chính khi ấy cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đang diễn ra và ngày hôm sau, chiều mùng 3 tháng 11 năm 1963, lúc trời sắp trạng vạng, một tốp quân đảo chính của Dương Văn Minh đến chiếm khu vực Chín Hầm, phát hiện ra chúng tôi đang bị giam ở hầm bí mật số 8 nên đã lôi chúng tôi ra, đưa về Ty công an và dinh tỉnh trưởng ở Huế để xin ý kiến giải quyết….
Khi chúng tôi được đưa về Huế, bọn cầm quyền mới lên nhậm chức nên còn lúng túng, chưa biết giải quyết thế nào và không hiểu chúng tôi thuộc loại tù gì. Mãi đến nửa đêm, tên tỉnh trưởng phải quyết định tạm đưa chúng tôi về lao xá Ty Công an.
Lúc này, chính quyền mới chưa bố trí được người nên vẫn phải sử dụng cai ngục là người của họ Ngô, nhưng tinh thần chúng lúc này rất hoang mang như rắn mất đầu. Tên giám thị nhà lao nói với chúng tôi: Xin các ngài hiểu cho tình cảnh của chúng tôi lúc này, chúng tôi cũng còn đang phải lo cho chính bản thân chúng tôi. Các ngài muốn làm gì thì làm, tự quản lý lấy nhau, nhưng chỉ xin các ngài đừng đập phá, vượt ngục, đừng ép chúng tôi phải nổ súng, vì bổn phận của chúng tôi là trông coi các ngài“…” (Văn bản 2)
            3.3 Tự do mang thơ ra khỏi Chín Hầm.
            “Trong hoàn cảnh ấy, tôi báo cáo với chi bộ về 3.000 câu thơ tôi đã sáng tác ở Chín Hầm, mọi người đều cho rằng cần phải chép lại gửi ra ngoài trước khi địch tái lập được lại chế độ giam giữ khắc nghiệt của chúng.
Vậy là mọi người đã giúp tôi có đủ giấy bút, đứng xung quanh che kín để tôi có thể ngồi chép lại 3.000 câu thơ trong khoảng 3 ngày.
Tôi chép thành 2 bản, đóng thành 2 quyển sổ tay nhờ mấy bạn tù được địch thả mang ra khỏi nhà tù.” (Văn bản 2)
            Nhận xét: Kể rất láo y trang Mười Hương kể láo! (Xem thêm tại câu chuyện 1)
  1. Tập thơ này đã được Việt Nam Cộng Hòa in từ 1964.
            “Cuối tháng 6/1964, nhật báo Chuông Mai xuất bản ở Sài Gòn đã in một loạt bài kể lại câu chuyện về “người âm phủ”, “người hầm” cùng một số đoạn thơ trích từ Sống trong mồ. Theo đó, lần đầu tiên, sự thật man rợ về địa ngục Chín Hầm được đưa ra ánh sáng đã khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ….” (Văn bản 4)
  1. Tên nhân vật trong sách không đúng:
“Với giọng Huế nhỏ nhẹ, đưa cho chúng tôi xem cuốn sách in truyện thơ Sống trong mồ, ông Vân chia sẻ những tâm nguyện cuối cùng của mình: “Tôi thấy tiếc là khi in thành sách, một số tên thật của nhân vật đã bị thay đổi do yêu cầu nghiệp vụ. Nếu có điều kiện tái bản, nhất định tôi sẽ lấy lại tên thật cho họ, đồng thời sẽ in đầy đủ cả 3.000 câu thơ ”
Nhận xét. Nếu là thơ của cộng sản thật thì không bao giờ “Cuối tháng 6/1964, nhật báo Chuông Mai xuất bản ở Sài Gòn.”! Đây là thơ của một người tù tội nào đó không phải cộng sản! Thấy vậy đã ghi chép lại mà thôi, nên nó không đúng tên một ai là cộng sản cả! Rồi rất có thể đến 30.4.1975 Cộng Sản đã giết tác giả này, rồi sau này gán cho là của Minh Vân mà thôi!
Cũng như “thầy” Mười Hương, Minh Vân cũng kể rất láo!
Không có nghiệp vụ đi tù: Kể láo về việc đem Tài Liệu ra khỏi tù “Tôi chép thành 2 bản, đóng thành 2 quyển sổ tay nhờ mấy bạn tù được địch thả mang ra khỏi nhà tù.” Liệu nhà tù CS hiện nay có ai mang được thơ chửi chế độ ra khỏi nhà tù không?
Sự thật là gì?
Minh Vân cũng như Phạm Xuân Ẩn, đã nhận vơ mình là Cộng Sản để được tụi Cộng Sản không bắt đi cải tạo, mà tiếp tay cho chúng tô hồng cái gọi là những “Siêu tình báo” mà thôi!
            Thế mới thật là: Minh Vân giống sếp Mười Hương
                                    Kể láo các chuyện y chang sếp mình
                                    Minh Vân giống siêu Xuân Ẩn.
                                    Bị ép mà nhận: Tôi đây báo tình!
                                    Nhận vơ tác giả bài thơ
                                    Tác giả láo lếu viết hoài lừa dân.
  1. Tài liệu nghiên cứu.
            (Văn bản 1)
21:34 | 01/09/2006
3000 câu thơ máu và nước mắt
Những dòng viết trên đây chắc ít nhiều cũng giúp người đọc dễ dàng hình dung ra được cuộc sống trong mồ của Nguyễn Dân Trung cùng những người đồng chí của anh. Hình dung ra để thấy rằng: chịu đựng được sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần để tồn tại trong hoàn cảnh ấy là một điều rất khó. Vậy mà, không những tồn tại và chịu đựng được, Nguyễn Dân Trung còn làm được 3000 câu thơ mà sau này đã được in thành tập “Sống trong mồ” (Tái bản năm 2002 – NXB Hội Nhà văn).
Xưa nay việc làm thơ trong tù không phải hiếm. Nhưng để đánh giá một tác phẩm không phải chỉ căn cứ vào bản thân giá trị tác phẩm ấy mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của nó. Với “Sống trong mồ”, nó đã có một quá trình ra đời thật đặc biệt. Hàng ngày, ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, lắng nghe những tiếng rên la đau đớn của đồng chí mình, Nguyễn Dân Trung đã gắng quên đi những đớn đau về thể xác và tinh thần để sống. Anh luôn tự nhủ mình phải ráng sống để trở về và để kể lại tội ác của giặc. Những tội ác ấy và tất cả những gì anh thấy, anh nghĩ và cảm nhận nơi tù ngục đều được viết thành những câu thơ.
Trong tù ngục không có giấy bút để viết nên sáng tác được câu nào Nguyễn Dân Trung phải học thuộc câu ấy. Để khỏi quên, anh cắt chiếc quai dép cũ làm thành một cái vòng nhỏ. Cứ làm xong 10 câu, anh lại xỏ cái vòng vào một ngón tay rồi lại làm tiếp. Thỉnh thoảng, anh lại đọc to lên cho bạn tù cùng nghe. Vừa làm thơ, anh vừa phải đánh nhau với bầy chuột gián, rắn rết…
Hiền Hoà – Thảo Hương
(Văn bản 2)
Đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân: những hồi ức khốc liệt
Tác giả: Nguyễn Hường
Bài đã được xuất bản.: 30/04/2011 05:00 GMT+7
Cuối năm 1957, trong khi đang làm nhiệm vụ, Đại tá Nguyễn Minh Vân bị địch bắt do có người chỉ điểm. …
Ngày mùng 1 tháng 6 năm 1956, tôi nhận nhiệm vụ từ cơ quan Tình báo Chiến lược ngoài Hà Nội vào Huế để nắm mạng lưới điệp báo miền Trung. Tuy nhiên, tôi nằm ở rừng già Trường Sơn trên đất Quảng Nam một thời gian dài mà cơ quan an ninh của Khu uỷ 5 không đưa tôi xuống Huế được vì địch đang đẩy mạnh chiến dịch tố cộng diệt cộng rất ác liệt, đánh phá dữ dội vào các tổ chức của ta trên khắp địa bàn.
Tôi và đồng chí Thái Hựu mắc võng giữa rừng, nằm cạnh nhau suốt một năm trời để chờ thời cơ xuống đồng bằng hoạt động. Khi ấy, một chiến sĩ trẻ tên là Quang, thỉnh thoảng lại mang đồ tiếp tế lên cho chúng tôi. … ngày mùng 1 tháng 11 năm 1957 tôi bị bọn Mật vụ Miền Trung vào bắt, do có sự đầu hàng khai báo của một số cán bộ cơ sở trong lưới mà tôi mới được bàn giao.
…Rồi tháng 2 năm 1958, chúng đưa tôi ra Huế, giam vào Lao xá Ty công an Thừa Thiên, nơi tên bạo chúa Ngô Đình Cẩn và bọn mật vụ miền Trung …
Vào một đêm tháng 3 năm 1958, tên giám đốc Công an Trung phần Lê Khắc Duyệt mang xe Mercedes đến Lao xá Ty Công an Thừa Thiên, đưa tôi đi gặp trực tiếp Ngô Đình Cẩn tại nhà nghỉ mát của hắn ở Thuận An. Đó là một ngôi nhà rất đẹp, làm nổi trên mặt nước. Thấy tôi, tên Cẩn ra vẻ thân thiết lắm, còn Duyệt thì hiểu ý tránh ra ngoài hành lang.
Cẩn bắt đầu dụ dỗ: “Tôi biết, cụ thân sinh của bạn từng là một vị quan lớn trong Triều đình Huế, là người có khí phách ngang tàng. Tôi rất kính trọng cụ. Bạn xứng đáng với truyền thống gia đình, bạn hãy về đây cộng tác với chúng tôi…”. Hắn nói rất nhiều, nhưng tôi đều bỏ ngoài tai, …
Ít lâu sau, vào khoảng tháng 5 năm 1958, Lê Khắc Duyệt lại đưa tôi đi gặp Cẩn lần nữa, lần này là tại nhà riêng của hắn ở Phủ Cam. …
Đến tử ngục trần gian
Không thể lôi kéo được tôi, ngày 8 tháng 8 năm 1961, Ngô  Đình Cẩn hạ lệnh cho quân đưa tôi sang trại giam Mang Cá, nhốt vào biệt phòng, rồi ngày 10 tháng 11 năm 1961, chúng đưa tôi đến tử ngục Chín Hầm.
…Tôi bị giam ở hầm số 8, không hề biết gì về các hầm khác. Hầm số 8 được chia thành 20 xà lim, …
Trong tù không quên nhiệm vụ
…Và thủ đoạn tra tấn chủ yếu của chúng là cách cho ăn vô cùng man rợ, mà tai ác nhất là cho ăn cơm trộn muối kéo dài nhiều ngày. Vậy là chỉ chưa đầy 3 tháng, 5 đồng chí của chúng ta đã ngã xuống: Tôi bị nhốt vào hầm ngày 10/11/1961 thì ngày 20/11, đồng chí Quang qua đời, ngày 28 đồng chí Tư mất, ngày 25/1/1962 đến lượt anh Chín Thính, ngày 31/1 đến anh Hội và cuối cùng là anh Bích mất ngày 5 tháng 2 năm 1962.
Là nhân chứng về cái chết của 5 đồng chí ở hầm số 8, tôi nhớ như in những lời trăng trối của họ.
…Nguyện vọng cuối cùng của những chiến sĩ can trường quyết tử, thốt lên trước lúc hy sinh đã khắc sâu vào tâm khảm tôi và tôi đã ghi lại điều đó qua 6 câu thơ: “Lời trăng trối mang hồn người sắp chết/ Vọng qua vách, trang nghiêm mà thống thiết/ Các anh ơi! Cố sống thoát một người/ Về với đồng bào – dù chỉ một người thôi! Để tố cáo kiểu hầm giam vô cùng tàn bạo/ Bắt Mỹ ác – Ngụy gian phải đền nợ máu!”.
Đối phó với thủ đoạn mới của mật vụ
Bắt đầu từ ngày 6/2/1962, sau cái chết của người thứ 9 trong hầm (trước khi tôi đến đã có 4 đồng chí hy sinh), bọn mật vụ đã thay đổi thủ đoạn đối với 3 người tử tù còn sống sót, trong đó có tôi.
Chúng không để cho 3 chúng tôi chết nhanh mà cấp thuốc uống cho chúng tôi hồi phục lại, rồi tiếp tục đày đoạ để bắt chúng tôi phải chịu đựng cực hình một cách kéo dài vô thời hạn.
Chúng chỉ cấp một số thuốc như thuốc chữa bệnh đường ruột và B1, rồi cho ăn vài ngày cơm nóng, thế là chúng tôi ngồi dậy được. Thấy chúng tôi hồi sức được một chút là chúng lại bắt đầu cho xơi cơm sống, cơm trộn muối, uống nước lã có mùi tanh…
Phải nhấn mạnh rằng, bọn mật vụ của Ngô Đình Cẩn thay đổi biện pháp hành hạ đối với 3 chúng tôi không phải là do nhân đạo, mà chúng sợ nếu cả 3 chúng tôi đều chết thì âm mưu của chúng sẽ thất bại hoàn toàn, bởi vì mục đích của chúng là dùng thủ đoạn “chôn sống” một số tù nhân chính trị cứng đầu với hy vọng kết quả cuối cùng sẽ có ít nhất một người không chịu đựng được sẽ quay đầu làm tay sai cho chúng, cái mà chúng vẫn thường gọi là “chuyển hướng”.
Để đối phó với thâm ý của địch, tôi đã nghĩ ra cách làm thơ kể lại mọi chuyện xảy ra trong nhà tù của mật vụ Ngô Đình Cẩn. … Thế là tôi bắt đầu sáng tác truyện thơ “Sống trong mồ” vào khoảng cuối năm 1962, đầu năm 1963.
Trong suốt hơn 10 tháng trời, tôi đã sáng tác ngày đêm không ngừng, vừa làm vừa nhẩm thuộc. Ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, đúng vào ngày sinh nhật con trai tôi, được đánh dấu bằng câu thơ thứ 3.000.
Chính khi ấy cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đang diễn ra và ngày hôm sau, chiều mùng 3 tháng 11 năm 1963, lúc trời sắp trạng vạng, một tốp quân đảo chính của Dương Văn Minh đến chiếm khu vực Chín Hầm, phát hiện ra chúng tôi đang bị giam ở hầm bí mật số 8 nên đã lôi chúng tôi ra, đưa về Ty công an và dinh tỉnh trưởng ở Huế để xin ý kiến giải quyết.
Viết lại truyện thơ trong nhà lao
Khi chúng tôi được đưa về Huế, bọn cầm quyền mới lên nhậm chức nên còn lúng túng, chưa biết giải quyết thế nào và không hiểu chúng tôi thuộc loại tù gì. Mãi đến nửa đêm, tên tỉnh trưởng phải quyết định tạm đưa chúng tôi về lao xá Ty Công an.
Lúc này, chính quyền mới chưa bố trí được người nên vẫn phải sử dụng cai ngục là người của họ Ngô, nhưng tinh thần chúng lúc này rất hoang mang như rắn mất đầu. Tên giám thị nhà lao nói với chúng tôi: Xin các ngài hiểu cho tình cảnh của chúng tôi lúc này, chúng tôi cũng còn đang phải lo cho chính bản thân chúng tôi. Các ngài muốn làm gì thì làm, tự quản lý lấy nhau, nhưng chỉ xin các ngài đừng đập phá, vượt ngục, đừng ép chúng tôi phải nổ súng, vì bổn phận của chúng tôi là trông coi các ngài“.
Trong hoàn cảnh ấy, tôi báo cáo với chi bộ về 3.000 câu thơ tôi đã sáng tác ở Chín Hầm, mọi người đều cho rằng cần phải chép lại gửi ra ngoài trước khi địch tái lập được lại chế độ giam giữ khắc nghiệt của chúng.
Vậy là mọi người đã giúp tôi có đủ giấy bút, đứng xung quanh che kín để tôi có thể ngồi chép lại 3.000 câu thơ trong khoảng 3 ngày.
Tôi chép thành 2 bản, đóng thành 2 quyển sổ tay nhờ mấy bạn tù được địch thả mang ra khỏi nhà tù. Ba năm sau, trên đường trở về Bắc, tại chiến trường B2 tôi đã nhận lại được một quyển, tôi đoán quyển sổ đó là do anh Minh Sơn, một bạn tù tình báo được địch thả ở Huế mang vào Sài Gòn rồi gửi lên căn cứ.
Khi đó cảm giác của tôi thật khó tả, tôi vui mừng khôn xiết khi nhận ra kỷ vật vô giá của đời cách mạng. Sau này, được sự đồng ý của đồng chí Tố Hữu, phần I của truyện thơ được in thành cuốn sách gồm 1200 câu thơ vào năm 1973, nhằm tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt cũng như âm mưu hiểm độc của Mỹ – Ngụy. Hiện, cuốn sổ thơ tôi chép tay đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam như một hiện vật có giá trị từ vùng địch mang ra.
  • Viết theo lời kể của Đại tá tình báo Nguyễn Minh Vân
(Văn bản 3)
Những cặp vợ chồng tình báo: Trở về từ “tử ngục” Chín Hầm
Một cựu chiến binh, cũng là chiến sĩ tình báo giới thiệu cho tôi gặp đại tá Nguyễn Minh Vân với lời “mào đầu”: “Cuộc đời ông ấy phải viết tiểu thuyết mới nói hết được”. …
Biết ơn cụ Huỳnh Thúc Kháng
Đại tá Nguyễn Minh Vân tên thật là Nguyễn Đình Quản (Minh Vân là biệt danh do ông Hoàng Minh Đạo, thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự lấy tên của con gái đặt cho ông. Sau này được ông sử dụng làm tên hoạt động cũng như chính thức, nhưng đổi thành họ Nguyễn cho đúng với dòng họ). Quê ông ở Quảng Nam, nhưng sống chủ yếu ở Huế bởi cha ông là cụ Nguyễn Đình Hiến làm quan ở Huế từng đảm nhận chức Phủ doãn Thừa Thiên. Nhờ vậy mà từ bé, Nguyễn Đình Quản được học hành tử tế, có bằng tú tài Tây học và vốn tiếng Pháp lưu loát. Làm quan, nhưng cha ông có tư tưởng chống Pháp và rất thân với cụ Huỳnh Thúc Kháng. “Được cha tôi gửi gắm nên sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã giới thiệu tôi làm thư ký cho Thứ trưởng Hoàng Hữu Nam. Tại đây, hàng ngày, tôi có nhiệm vụ nhận các thông tin tình báo về tình hình địch, sau đó tập hợp, thống kê lại để báo cáo cho ông Hoàng Hữu Nam vào cuối giờ chiều mỗi ngày”, đại tá Minh Vân nói. Được mấy tháng, Minh Vân được điều sang phòng tình báo do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Tháng 12/1946, ông chính thức hoạt động trong ngành tình báo và được giao trọng trách Trưởng ban tình báo Hà Nội. Khi đó ông mới 23 tuổi.
Tổng kết lại cuộc đời mình, ông cho rằng “tôi biết ơn cụ Huỳnh đã hướng tôi đến với cách mạng nhưng có lẽ, người tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất và cũng là người đồng chí thân thiết nhất là anh Hoàng Minh Đạo (sau này được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND). Nhờ có anh mà tôi và nhà tôi cũng mới được gặp nhau và trở thành vợ chồng sau này”.
Đại tá Nguyễn Minh Vân kể: “Gia đình vợ tôi là tư sản nhưng là cơ sở hoạt động bí mật do anh Đạo xây dựng bởi anh trai của bà ấy là bạn thân của anh Đạo. Ngày đó, hiệu bánh Tùng Hiên nổi tiếng nhất phố Hàng Đường nên được coi là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thư từ, tin tức qua lại cho ta. Lúc đó vợ tôi, bà Nguyễn Thị Thìn vẫn đang là học sinh nhưng đã xin gia đình nghỉ học để được tham gia cách mạng. Nhiệm vụ chính của bà là làm “hòm thư”, nhận các tin tức của tình báo gửi đến rồi chuyển đi”. “Mỗi khi có người của mình đến, tôi nhét mảnh giấy có tin tức vào hộp mứt hay hộp bánh coi như đang bán hàng cho khách. Nhờ vậy mà qua mặt được bọn mật thám và an ninh Pháp khá thuận lợi” –  bà Thìn nói thêm – “Một lần, tôi được giao nhiệm vụ mang mật thư ra vùng tự do cho ông Hoàng Minh Đạo. Không hiểu vì lý do gì, anh Đạo đã giữ tôi ở lại nói là cho đi học lớp huấn luyện tình báo ở Ỷ La, Tuyên Quang. Quả thật lúc đó tôi không muốn học mà chỉ muốn được hoạt động tình báo trong nội thành. Nhưng vì nhiệm vụ thì phải chấp hành thôi. Nghĩ lại đó cũng là cơ duyên, bởi nếu không, chắc gì tôi đã gặp được anh Vân”.
Mối tình “ông tơ bà nguyệt”
Đại tá Minh Vân tiếp lời: “Lần đó, tôi lên Việt Bắc để họp và gặp anh Đạo. Trong lúc đang nói chuyện thì thấy đám học sinh đi ra. Anh Đạo bảo “cả lớp chỉ có 8 người là nữ, cái cô dáng người nhỏ nhắn, da trắng, mặc áo nâu kia là Thiện (tên hoạt động) là em nuôi của mình”. Hoá ra, anh Đạo có ý mai mối cô Thìn cho tôi bằng cách cử cô ấy về ban tình báo của tôi”.
Năm 1948 họ tổ chức đám cưới (lúc đó cũng không hề dễ dàng vì gia đình bà Thìn là tư sản, dù đã giác ngộ cách mạng). Năm 1949, Minh Vân để lại vợ đang mang bầu để nhận nhiệm vụ mới ở Việt Bắc. Sinh con được 1 năm, bà Thìn bị người trong tổ chức chỉ điểm nên bị mật thám Pháp bắt giam. Nhớ lại những ngày bị bắt, bà không cầm được nước mắt: “Chúng đưa tôi đến một biệt thự trên đường Bà huyện Thanh Quan để tra xét. Đầu tiên, chúng bắt tôi cởi hết quần áo để lấy cung, không được thì chúng dùng các đòn tra tấn để tôi khai ra anh Minh Vân đang ở đâu, nhiệm vụ của tôi là gì… Nhưng từ trước đó, để bảo vệ an toàn cho anh Vân, tôi đã loan tin là bị chồng bỏ rơi, không còn biết tin tức ở đâu nữa. 10 ngày sau, chúng đưa tôi đến nhà tù ở Hải Dương. Nhờ có người lo lót, chạy chọt mà tôi không bị tra tấn nữa, chứ có người đồng chí cùng bị bắt với tôi, không chỉ bị đánh đập mà còn bị chúng hãm hiếp cho đến chết…”.
Sau ngày giải phóng Thủ đô, gia đình ông bà được đoàn tụ chưa lâu thì đại tá Minh Vân lại bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với nhiệm vụ mới. Ông chuyển về công tác tại Cơ quan tình báo chiến lược TƯ do đồng chí Trần Hiệu phụ trách. Để chi viện cho miền Nam, ông được phái vào Huế để củng cố mạng lưới tình báo của Liên khu 5. Năm 1957, cơ sở tình báo bị lộ nên ông bị bắt. 6 năm với đủ hình thức tra tấn như thời trung cổ về thể xác lẫn tinh thần vẫn không lung lạc được ý chí của người chiến sĩ tình báo. Năm 1961, để thay đổi hình thức tra tấn, chúng đưa ông đến nhà giam Chín Hầm ở phía tây nam thành phố Huế, nơi được coi là “tử ngục” ở miền Trung. 9 chiến sĩ trong số 12 người bị giam ở hầm số 8 cùng ông đã bị tra tấn đến chết. Để quên đi nỗi đau thể xác và tinh thần, ông đã vận động bằng cách làm thơ. Với 1.000 ngày “sống trong mồ”, ông đã làm được 3.000 câu thơ dù không hề có giấy bút. Sau này được trở về, ông đã nhớ lại các câu thơ ấy và chép lại thành tập truyện thơ “Sống trong mồ”.
Ra tù, Minh Vân vẫn tiếp tục hoạt động cho đến năm 1983. Năm ngoái, phòng giam số 8 của nhà tù Chín Hầm được phục chế lại, ông đã đưa cả gia đình mình đến thăm để chứng kiến sự tàn khốc và dã man của chế độ Mỹ ngụy. Họ đã không cầm được nước mắt khi sau bao nhiêu năm bây giờ mới được nghe ông kể tường tận, chi tiết về những tháng ngày bị giặc tra tấn ở đây. Giờ đây, mỗi khi trái gió trở trời, để quên đi vết thương thể xác, niềm vui lớn nhất của ông bà là được chơi với con cháu trong một ngôi nhà có 4 thế hệ chung sống.
Thanh Hà
 (Còn nữa)
(Văn bản 4)
Người bị “chôn sống” 724 ngày đêm tại tử ngục Chín Hầm
08:50 | 24/03/2014
“Mỗi hầm có một lỗ thông hơi nhỏ, sâu hun hút, nồng nặc uế khí, cả đêm lẫn ngày đều tối đen, mùa đông lạnh cóng, mùa hè nóng hầm hập. Người tù coi như bị chôn sống dưới huyệt hàng trăm, hàng nghìn ngày đêm, không bao giờ được bước ra khỏi cửa chuồng, không được ra ngoài đi vệ sinh…” – Đó là những hồi ức không thể nào quên của Đại tá Nguyễn Minh Vân, Cục tình báo, Bộ Quốc phòng – 1 trong 3 người còn sống sót sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963.
…Giơ bàn tay gầy gò, lỗ chỗ những di chứng của bệnh tật, của những trận đòn tra tấn năm xưa, đại tá Vân rưng rưng kể: “Cảnh anh em chết thật não lòng. Anh Bích nằm sõng soài trên đống phân, anh Đà nằm nửa người trên ván, nửa người vật ra ngoài, mặt úp xuống nền. Địch bỏ mặc thi thể người chết cho bầy chuột đói, có khi đến 2 ngày mới đem đi chôn”.
Được biết, có 12 người bị biệt giam trong khu hầm mộ này thì đã có 9 người chết. Trong ký ức của người chiến sĩ cách mạng kiên trung ấy, câu nói của người bạn tù trong cơn hấp hối còn văng vẳng bên tai: “Phải ráng sống lấy một người để còn kể lại cho đồng chí, đồng bào biết tội ác của kẻ thù ở nơi địa ngục này”.
3.000 câu thơ viết từ cõi chết
Là nhân chứng về cái chết của 5 đồng chí tại tử ngục Chín Hầm, ông Nguyễn Minh Vân vẫn còn nhớ như in tâm nguyện của đồng đội mình trước khi nhắm mắt. Ông tâm sự: “Thời gian sống kinh hoàng đó, tôi đã chịu đựng cực hình và bệnh tật bằng cách làm thơ để tránh cho đầu óc không bi quan, tiêu cực hoặc phát cuồng, phát điên. Động cơ thôi thúc tôi là ý nghĩ phải thực hiện nguyện vọng của những người đã khuất, phải cho mọi người thấy rõ Chín Hầm đúng là một địa ngục trần gian, bè lũ Ngô Đình Cẩn và mật vụ miền Trung đúng là một bầy quỷ dữ”.
Sống trong điều kiện vô cùng hà khắc, để tồn tại, người chiến sĩ tình báo Nguyễn Minh Vân đã nghĩ ra cách làm thơ. Làm được 10 câu thì dừng lại rồi tự nhẩm thuộc lòng. Suốt 10 tháng liền sống trong hầm, hằng ngày ông đi lại trên tấm ván dài 8 gang tay để làm thơ và đọc to cho bạn tù nghe. Cứ thế, đến ngày diễn ra đảo chính ở miền Nam, ông Vân đã có 3.000 câu thơ nhuốm đầy máu và nước mắt.
Sống trong mồ – đó là tên của truyện thơ ông viết tại tử ngục Chín Hầm năm đó. Tác phẩm được chia làm 3 phần. Phần 1 dài 1.200 câu có tên là Ngày thứ nhất trong mồ kể về cảm nhận của tác giả những ngày đầu tiên bị đưa vào biệt giam Chín Hầm. Phần 2 dài 1.000 câu kể về cuộc đời của những người bạn tù đã chết ở Chín Hầm. Phần 3 dài 800 câu có tên là Mai Ca. Đó là bí danh của một người bạn tù nghịch ngợm, vượt ngục không thành và bị địch tra tấn đến chết.
Cuối tháng 6/1964, nhật báo Chuông Mai xuất bản ở Sài Gòn đã in một loạt bài kể lại câu chuyện về “người âm phủ”, “người hầm” cùng một số đoạn thơ trích từ Sống trong mồ. Theo đó, lần đầu tiên, sự thật man rợ về địa ngục Chín Hầm được đưa ra ánh sáng đã khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ.
Với giọng Huế nhỏ nhẹ, đưa cho chúng tôi xem cuốn sách in truyện thơ Sống trong mồ, ông Vân chia sẻ những tâm nguyện cuối cùng của mình: “Tôi thấy tiếc là khi in thành sách, một số tên thật của nhân vật đã bị thay đổi do yêu cầu nghiệp vụ. Nếu có điều kiện tái bản, nhất định tôi sẽ lấy lại tên thật cho họ, đồng thời sẽ in đầy đủ cả 3.000 câu thơ để bày tỏ lòng tri ân với những linh hồn đồng chí đã hy sinh trong địa ngục Chín Hầm và những nhà tù của Mỹ – Ngụy năm xưa”.
Nguồn Dòng đời.
http://suthatdangcsvn.org/2015/05/05/bai-5-dai-ta-tinh-bao-nguyen-minh-van-la-cua-gia-va-la-ke-nhan-vo-da-viet-tap-tho-song-trong-mo/

No comments:

Post a Comment