Saturday, July 18, 2015

KHỚP VAI ƠI KHỚP VAI...






Thuận Nghĩa thân mến, tham vấn ông lang cái, mấy ngày nay mình bị đau bả vai kinh khủng, từ đấy nó lan xuống bàn tay, tê rần cả bàn tay. Mấy bác sĩ cho uống các loại thuốc sau:

Ông thứ nhất: Cefalexin, Valtharen, Glel cosdieu... (có thể chép sai vài nét vì chữ bác sĩ). thuốc ông này đã uống xong.

Ông thứ 2: Meloxicam, Maggve, Cartlou Favtx.- ông này đang uống.
Nói tóm lại là uống mấy ngày rồi mà vẫn đau. Nhờ Thuận Nghĩa xem giúp co bài gì hoành tráng cho mình nhanh khỏi đau không, đau khó chịu lắm. Ngày mai mình bận cả ngày, có thể ngày kia mới đi chụp phim thử, nhưng theo nhiều người chẩn đoán thì bị thoái hóa đốt sống cổ.
Mách giùm mình nhé, cám ơn rất nhiều. Lúc nãy anh ĐNS hỏi địa chỉ email của Thuận Nghĩa, chắc cũng hỏi thuốc thang gì đấy. Lão này là chuyên gia sinh học.
Trả lời:
 


H.1: đau buốt chỗ này chứ gì 

H.2: Đau từ trên cổ, tê buốt xuống tay
  


H.3: Có thể là do thóat vị đĩa đệm, nên chèn dây thần kinh rồi bị đau buốt xuống bả vai và xuống dọc cánh tay

  


H.4: lưy ý, nếu đau buốt tê xuống dọc cánh tay ở vị trí nào kéo lên trên là biết bị ảnh hưởng do đốt sống cố nào bị thóai hóa.

Hình bên trái là nhìn phía trước, hình bên phải là nhìn đằng sau, thoái hóa các đốt C1, C2, C3, C4, C5 hay các đốt T1, T2, T3 đều có các vùng đau ở lòng ngực, ở lưng vai và ở cánh tay như số đã đánh tương ứng
   
Trường họp đau buốt bả vai, nhức nhối khó chịu, đau tê buốt suốt cánh tay và ngón tay như trường hợp trong thư. Chưa hẳn là do thoái hóa đốt sống cổ như chẩn đoán, có thể là do chính bệnh ở khớp vai đưa lại cũng nên: Xem dưới để tham khảo:
  

H.5:  Cấu tạo của khớp vai



H.6: Đĩa đệm ở khớp cổ( Phần màu xanh) thoát vị hay thoái hóa đều đưa lại hội chứng đau như người bệnh viết trong thư. Nhưng nếu như đĩa đệm khớp vai thoái hóa cũng gây nên hội chứng đau như thế.
  
 Một số bệnh của khớp vai thường gặp: 
 


H.7: Engesydrom (Hội chứng co cứng khớp vai)

Triệu chứng: Đau một bên vai khi nâng cánh tay lên, đặc biệt khi quay đầu thì đau buốt dữ dội, đau thường xuyên kể cả lúc không làm việc, ban đêm nằm nghỉ vẫn đau
Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân như do viêm túi nước nhờn,  viêm khớp, chấn động trên xương đòn gánh, vôi hóa khớp vai...
Điều trị: Tốt nhất là vật lý trị liệu, luyện tập vận động thích hợp, thuốc chống viêm giảm đau, có thể chỉ định giải phẩu


H.8a:Tendinosis calcarea (Viêm gân)
Tendinosis calcarea (Viêm gân)

Triệu chứng: Đau dữ dội khi lắc hoặc quay đầu. Nhói buốt đột ngột khi cử động khớp
Nguyên nhân:Máu huyết không lưu thông, uất kết, có thể là do hội chứng co cứng khớp vai (H.) hay là giản dây chằng, rạn đứt gân (H. )
Điều trị: Tốt nhất là thể dục vận động, chườm thuốc, và vật lý trị liệu.


H.8b Hinh chup X-quang.
  


H.9  Riss der Rotatorenmanschette (Rách cơ xoay vòng)
  riss der Rotatorenmanschette (Rác cơ xoay vòng)

Triệu chứng: Cơn đau không rõ rệt, nếu bị nặng thì nâng tay khó khăn, vô lực và cảm giác đau thốn
Nguyên nhân: giãn dây chằng do vận động quá mạnh, làm việc và qua tay quá tải, có thể do chấn động
Điều trị: luyện tập vận động là tốt nhất
  


H.10:
Schulterinstabilität (Vai chấn động, va chạm, bất ổn định)
Schulterinstabilität (Vai chấn động, va chạm, bất ổn định)

Triệu chứng: Đau tê khi vận động mạnh, đặc biệt cảm giác nhói buốt bả vai khi lắc đầu
Nguyên nhân: Máu huyết không lưu thông, do ngồi nhiều một vị trí ít vận động
Điều trị: luyện tập vận động, bơi lội là tốt nhất
  


H.11:
Luxation (Trật khớp vai)
Luxation (Trật khớp vai)

Triệu chứng: Đau dữ dội, tay không thể cử động được
Nguyên nhân: Trặc tay, té chống, va chạm, chấn động..
Trị liệu: Sửa khớp, vận động thể dục
 
  


H.12:   SLAP- Läsion, Pulley-Läsion (Gân bọc khớp vai bị tổn thương)
SLAP- Läsion, Pulley-Läsion (Gân bọc khớp vai bị tổn thương)

Triệu chứng: Tay và vận động cầm nắm vô lực, đau nhức dữ dội
Nguyên nhân: Làm việc nặng nhọc lâu ngày, Ngồi cứng đầu cổ một thế vị thời gian lâu
Điều trị: Chỉ định giãi phẫu và thuốc giảm đau. Nghỉ ngơi.
    


H.13: Frozen shoulder (Co lạnh vai)
Frozen shoulder (đông lạnh vai)

Triệu chứng: Đau dữ dội, cầm nắm và vận động bàn tay khó khăn, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, bệnh rất dễ tái nhiễm
Nguyên nhân: Có thể do di truyền bẩm sinh, nguyên nhân chưa rõ rệt
Điều trị: Thuốc giảm đau, luyện tập vận động, chỉ định giải phẫu
  


H.14a: Rheumatische  (Phong thấp- Thống tý- Hành tý..)
Rheumatische  (Phong thấp- Thống tý- Hành tý..)

Triệu chứng: Đau nhức, tê buốt, vận động khó khăn
Nguyên nhân: Viêm khớp, máu huyết không lưu thông, nhiễm độc, nhiễm khuẩn
Điều trị: Vật lý trị liệu, châm cứu, thảo dược, xoa bóp, thuốc giảm đau và chỉ định kháng sinh

H.14b X-quang
  


H.15: Omarthrose (Viêm biến dạng khớp xương)
   Omarthrose (Viêm biến dạng khớp xương)

Triệu chứng: Đau nhức, vận động khó khăn
Nguyên nhân: Lao động nặng nhọc thường xuyên, máu huyết không lưu thông, viêm nhiễm
Điều trị: Vật lý trị liệu, Luyện tập vận động, chỉ định thuốc đau nhức và giải phẫu.
 
(Phần trên dịch nguyên bản từ tiếng Đức. Lưu ý hầu như liệu pháp tốt nhất cho bệnh về khớp vai đều là luyện tập thể dục và vận động. Chú ý xem thêm ở đường link bên dưới)
Chỉ định Giải Phẫu

H.16: Mổ nội soi
  

H.17: Mổ xử lý, vôi hóa, nối dây chằng, vá sụn, vá bọc nước nhờn...v..v...
  


H.18: Khớp vai bị thoái hóa, bị mòn do bệnh Viêm khớp, phong thấp, loãng xương v...v.. thì phải mổ thay luôn cái khớp nhân tạo mới hết đau được
  
  Đa số tình trạng đau bả vai kéo buốt xuống bàn tay, ngón tay đều do đốt sống cổ bị thoái hóa


H.19: Thoát vị đĩa đệm

H.20: Hay thoái hóa đĩa đệm 


H.21: Có thể bị vôi hóa, hoặc bị chấn động, nứt, gảy mẻ gai đốt sống
 
Tất cả trường hợp này xin vào đây để tham khảo thêm, trong đó chỉ rất rõ cách khắc phục và phương pháp điều trị hữu hiệu và an toàn nhất:

http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/268158   
http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/268244       
 
    
Nếu í em trực tiếp điều trị cấp thì em sẽ làm như sau:
  
1) -Tạm thời để  cho vai và cánh tay ở trạng thái yên tĩnh
2)- Châm cứu nâng cao ngưỡng đau bằng Kim
Thủ Pháp:  Châm đắc khí cả hai bên các huyệt sau:  Phong trì, Ngoại quan, Côn lôn và Thận du
3)- Thủy châm trị góc bệnh
Thủ pháp: Dùng 5 ml hỗn hợp gồm 2ml B6, 1ml B1, 2ml procain 1% (Novocain). Chích vào các huyệt: Đại chùy, Đại chử, Kiên ngung, Khúc trì và Hiệp cốc. (Chích phía bên đau). Và chích trực tiếp vào Á thị huyệt (huyệt đè vào thấy đau ở vai)


H.22
 
Phương pháp châm cứu mà theo kinh nghiệm của tôi có hiệu quả rất nhanh, an toàn và cắt được cơn đau cấp ngay là phương pháp 
Quang Kích Ngũ Hành Châm 
mà tôi ứng dụng dưới đấy 
(Đọc thêm ở đây: http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/269902 )
   

H.23: Dùng bì phu châm, châm quanh a thị huyệt (huyệt ấn đau),  và huyệt Đại chùy, và khớp vai,  sau đó bắn tia điện từ và chiếu tia laser cho đắc khí, bảo đảm hai đến 3 phát châm đắc khí kết đau ngay.


H.24:
   

H.25:  
H.26:
  
He he..Rất tiếc là í em không trực tiếp chẩn trị, mà tôi lại là "kẻ thù" của thuốc hóa dược chống đau nhức, vì vậy các loại thuốc người ta chỉ định cho các Bác, em xin kiếu, không có lời bàn.
 
Biết các Bác lười vận động, và ưa nhậu..he he.., ghét bác sĩ châm cứu và không ưa uống thuốc Bắc, cho nên em xin kính biếu mấy "phát" kinh nghiệm gia truyền chống đau cấp cái bả vai và khớp vai khá hữu hiệu như sau, các bác tự "tuyển chọn" lấy phát nào tiện thì dùng
Phát thứ nhất: Dùng 150 gr gừng tươi, và 100 gr củ cải biển (loại cây có lá, và phần củ gần giống với củ cải đồng bằng, mọc hoang ở các bờ biển- loại này không ăn được, có mùi hăng và rất cay) Xay hoặc giã nhuyễn lẫn với nhau, sau đó bọc vào vải, chườm lên vai, cổ, và bả vai. Mỗi vị trí chỉ nên chườm từ 15 đến 20 phút, khi nào nghe nóng rát và da đỏ lên thì chuyển sang vị trí khác.(hỗn hợp này rất nóng). Nếu không tìm được củ cải biển thì thay bằng 100gr hạt đu đủ xanh( chưa có màu đen) thay vào mà dùng.
 
Phát thứ hai: Như phát thứ nhất nhưng vật liệu là một nắm tiêu sọ  giã vụn, một thìa ăn đầy nhựa thông (hổ phách) cũng tán mịn. Dùng cở 200 gram củ cây hoa dong giềng phần mầm non đầu củ sát thân cây giã nhuyễn, trộn bột tiêu và bột nhựa thông vào cho nó sền sệt, gói thật chặt vào một tấm vải cỡ bằng nắm tay. Chưng cách thủy (cho hấp hơi nóng), rồi chườm lên khớp cổ, khớp vai, và khớp khuỷu tay. Khi nguội, thì lại hấp nóng chườm tiếp, chườm khoảng hai ba bữa thì hết đau
   
Phát thứ ba:  Bó nơi đau nhức, sưng viêm bằng bắp cải.


1- Chọn một bắp cải lá to, loại bắp cải lá quăn thì tốt hơn. Một ít băng gạc, và một cái chai, hay là cây cán bột.

 
2- Trải lá bắp cải lên thớt hoặc lên bàn, trên tấm băng gạc
 
  
3- Lấy cái chai hoặc cây lăn bột lăn đi lăn lại chi lá bắp cải bầm dập ra
 

4- Rồi bó lên vùng sưng đau, ngày bó một lần, bó trước lúc đi ngủ là tốt nhất. Cũng có thể bó lưng, bó vai được, nhưng việc bó lá cần đòi hỏi tốn kém hơn.
(Tuần tự làm như vậy nhưng bó hoặc ép đắp lên bả vai. Làm phát đỡ ngay)
 
Phát thứ tư: Phương toa 
Toa Thuốc Gia Truyền Trị Bệnh Tê Bại Toàn Thân, Bán Thân, Đau Nhức Cột Xương Sống, Thấp Khớp, Nhức Mỏi.
  
1/ Trạch lan...............................4 chỉ
2/ Cam Kỷ Tử............................3 chỉ 
3/ Xuyên Khung.......................2 chỉ 
4/ Độc Hoạt...............................2 chỉ 
5/ Hổ Cốt hay Cẩu Tích..........4 chỉ 
6/ Sinh Địa ...........................4 chỉ 
7/ Ngưu Tất.............................3 chỉ 
8/ Nhãn Nhục.......................... 5 chỉ
9/ Quế.......................................2 chỉ 
10/ Đương Quy........................3 chỉ 
11/ Thục Địa........................... 2 chỉ 
12/ Cam Thảo................... .....2 chỉ 
13/ Đỗ Trọng......................... 4 chỉ

Ngâm với 1 lít rượu trắng 37 độ, 1 lít nước suối không có gas ( hoặc 2 lít rượu vang nếu không muốn pha rượu với nước suối), 
200 gr đường phèn. 
Ngâm độ 2 tuần hay lâu hơn càng tốt. 
Khi uống nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một liquer nhỏ (ly uống sec). 
Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục càng lâu càng tốt. 
Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén.
 
Toa thuốc này rất tốt để bổ máu và lưu thông máu huyết cho người lớn tuổi, hoặc người bệnh do thiếu máu hay máu huyết ứ trệ. Đa số những người bị tê bại, nhức mỏi là do máu huyết không thông đều dùng được. Chỉ cần lưu ý:
Những người có đàm thấp nhiều ví dụ có rêu lưỡi đóng trắng dầy thì uống lâu hiệu quả hơn, cần phải uống thuốc trục đàm như Nhị Trần thang cho sạch đàm rồi uống mới có công hiệu nhanh. Toa thuốc này có vị Hổ Cốt rất khó tìm.
 
Toa này hiện đang được đồng bào Việt Nam ở hải ngoại tâm đắc ứng dụng, nhất là ở Mỹ, Pháp và Úc châu
   
Khớp cổ và khớp vai chúng nó hay bị mòn sụn và thoát vị đĩa đệm, nên để phòng ngừa và khôi phục lại đĩa đệm bị thoái hóa, các bác nên bổ sung cái loại sụn tự nhiên đặc chế từ con nghêu (hến) này, kết hợp với Vitamin B Komplet (B1, B6, B12 và D3) thì rất có diệu dụng. 


25.01.11
TN

No comments:

Post a Comment