Rất nhiều Phật tử tu học theo Phật nhiều năm đã đoạn trừ ăn mặn, dứt thịt cá, nhưng vẫn còn ăn trứng gà, trứng vịt. Thế thì đệ tử Phật rốt cuộc có nên ăn các loại trứng hay không?Trước tiên xin kể một câu chuyện có thật:
Một lần trong pháp hội, Trần cư sĩ dẫn theo nữ đồng nghiệp tên Nhã Lâm, 35 tuổi.
Cô này gầy gò, sắc mặt xám vàng, ngó bộ rất tiều tụy. Do đây là lần đầu gặp giáo sư Quả Khanh, ánh mắt cô hiện đầy nét hân hoan, khát vọng.
Trong quá trình nghe giảng, cô rất chăm chú chí thành. Lúc giáo sư Quả Khanh hỏi cô Lâm có vấn đề gì? Mặt cô hơi đỏ lên, lộ vẻ căng thẳng, ấp úng mãi chẳng thành câu, cuối cùng nhờ Trần cư sĩ giải thích giùm, mọi người mới hiểu rõ.
chữa vô sinh theo phật pháp
Thì ra cô kết hôn đã mười năm, rất khao khát có con, nhưng bất kể cầu thầy bổ thuốc đến đâu, vẫn chẳng có thai. Hôm nay, may mắn gặp giáo sư Quả Khanh, cô thỉnh cầu ông chỉ giúp chỗ mê muội….
Giáo sư Quả Khanh rất thông cảm cho cô, vì nỗi khổ “cầu bất đắc” này (ước con mà không có được)…Ông thở dài, quay sang bảo tôi:
– Quả Hồng, cô hãy quán sát xem nguyên nhân vì sao Nhã Lâm không có con?
Tôi xoay đầu nhìn Nhã Lâm, chạm ngay ánh mắt nhìn đầy khát vọng của cô, tôi cũng không kềm được, bật ra âm thanh cảm thán:
– Có phải cô rất ưa ăn trứng? Đặc biệt là trứng chim cút?
– Đúng, đúng, tôi rất ưa. Tôi đã ăn rất nhiều trứng chim cút….thế chẳng lẽ….
Nửa câu sau âm điệu cô ta có vẻ nghi hoặc. Trần cư sĩ ở bên cạnh, thông minh hiểu nhanh, liền hỏi giúp cho một câu:
– Mọi người đều cho rằng trứng có dinh dưỡng tốt, hơn nữa trước khi biết Phật pháp, chúng tôi ai cũng ăn trứng. Nhưng vì sao chỉ riêng Nhã Lâm lại chẳng thể có thai?
Tôi nhìn giáo sư Quả Khanh đang đứng cạnh mình, thấy mắt ông đầy hối thúc và khuyến khích), tôi liền giải rõ:
– Phật từng nói ăn trứng các loài điểu cầm, thủy tộc …v.v…..là không có lòng từ mẫn. Hòa thượng Tuyên Hóa cũng từng giảng những điều liên quan đến ăn trứng, Ngài từng hóm hỉnh nói: “Nếu bạn không sợ đời sau làm trứng cho người ăn thì bạn có thể ăn bất kỳ trứng gì”….Bởi nhân quả đan xen chồng chéo phức tạp, mỗi người lại có phước đức nhân duyên bất đồng nhau, nên mặc dù có nhiều người ăn trứng, nhưng việc thọ báo lại không giống nhau….Bạn muốn có con tất phải đoạn trừ ăn mặn (đương nhiên trong đây bao gồm cả trứng). Ngoài ra, bạn còn phải phóng sinh cho nhiều và tụng kinh, niệm Phật để hồi hướng cho các chúng sinh bạn đã từng ăn qua….
Tôi nói xong, khẽ nhìn Nhã Lâm, thấy cô có vẻ không tin và khó chấp nhận. Rõ ràng là cô chờ nghe….một câu chuyện nhân quả chứa tình tiết hấp dẫn liên quan đến việc hiếm muộn (khó mang thai) của cô…nhưng lại bị những câu nói thẳng phũ phàng và quá thực tế của tôi là cho “vỡ mộng”. Có lẽ, cô cảm thấy những điều tôi nói quá “xoàng”, không quan trọng và chẳng có gì đáng lưu tâm, nên mặt cô lộ đầy vẻ thất vọng.
Tôi cảm thấy thật tiếc cho cô, bởi cô hoàn toàn không tin gì, bất đắc dĩ tôi phải nói thẳng ra:
– Cô hiện tại chỉ muốn bản thân mình có con, nhưng sao không nghĩ cho những cái trứng bị cô ăn mất?….Chúng cũng có mẹ…và thân mẫu chúng phải gian nan khổ cực lắm mới sinh được con ra.
Lúc này, giáo sư Quả Khanh ôn tồn bảo Nhã Lâm:
– Quả Hồng giảng lý nhân quả cho cô nghe rất đúng và chính xác. Cô hãy trân trọng tiếp thu và chịu khó làm theo cách cô ấy bày, thì sẽ chiêu cảm được hài nhi ngoan. Tốt nhất là cả hai vợ chồng đồng phải tu sửa luôn.
Tiện thể, cư sĩ Quả Khanh mới kể ra một câu chuyện thật để chứng minh:
“Có một nữ Trưởng khoa nghiên cứu Sinh vật học, thấy con gái mình kết hôn đã 4 năm mà không có thai. Thế là bà dùng kiến thức chuyên môn của mình để hướng dẫn con rể bào chế thuốc. Nhưng dẫu có chế chi, làm gì…thì kết quả càng khiến bà thêm hoài nghi về khả năng chuyên môn của mình. Do vậy mà nữ Trưởng khoa này mặt mày cứ rầu rĩ, khiến ai cũng phải cảm thán: “Thật là tội cho tấm lòng của bậc làm cha mẹ!”.
Khi đó tôi bảo bà:
– Vợ chồng con gái bà đều mê ăn trứng, lại thích nhất là trứng cút (đây là cộng nghiệp khiến cho họ không thể sinh con). Muốn có con thì cả hai cần phải ăn chay, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, làm nhiều việc thiện…..
Vợ chồng con gái vị nữ Trưởng khoa này y theo lời khuyên mà thực hành. Kết quả, chỉ nửa năm sau thì con gái bà đã có thai…
Khi nghe Quả Khanh vừa kể xong thì Lý cư sĩ (nữ bác sĩ thực tập) liền hỏi tôi:
– Vì sao hiện nay những bệnh nhân (từng mang thai nhưng nạo thai), giờ muốn có con mà không được…lại nhiều đến như thế?
Tôi bảo mọi người:
– Mỗi đứa con đến đầu thai đều có nhân duyên rất sâu nặng với cha mẹ…Mà trong vòng luân hồi dày đặc, cơ hội có được một lần đầu thai làm người lại rất hiếm hoi! Thế nhưng các bậc cha mẹ do nhiều nguyên nhân, đã phá thai bừa bãi, hủy đi cơ duyên làm người của vong nhi. Khi làm vậy họ nào biết rằng mình đã tạo ra tội nặng tương đương giết A-la-hán. Đã vậy mà lại còn không biết sám hối, mặc tình sát sinh ăn thịt, tạo nghiệp sát sâu nặng chất chồng, tất nhiên sẽ chiêu cảm ác báo: “triệt con dứt cháu”…
Tôi thấy Nhã Lâm và những người khác gật gật đầu tán đồng, thật là mừng cho cô có thể tỉnh ngộ. Hi vọng cô sẽ được Phật lực gia trì, chịu sửa đổi lỗi lầm hướng thiện, trì giới tu hành, sớm sinh quý tử….
Thời gian trôi qua được nửa năm, Trần cư sĩ là người ban sơ dẫn Nhã Lâm đến, đã gọi điện thoại báo tin cho tôi hay: “Nhã Lâm từ lúc trở về nhà đã làm y theo lời chúng tôi hướng dẫn, và hiện giờ cô đã mang thai, rất là tri ân mọi người”.
Xin khuyên mọi người không nên vì tham ăn ngon, ham khoái khẩu mà ăn các loại trứng. Tôi suốt 20 năm trên đường học Phật đã từng gặp nhiều vị ăn trứng (bao gồm cả trứng chim, rắn, cá….v.v….cho đến ăn trứng chưa thành hình trong thân gà mái)…mà biến thành phụ nữ không thể mang thai hoặc thường sinh non, hư thai….Bọn họ bí lối cùng đường, đành phải làm theo cách tôi hướng dẫn là: Sám hối trước Phật (nguyện từ bỏ ăn mặn lẫn các loại trứng). Hàng ngày tụng từ 1-2 bộ kinh Địa Tạng hồi hướng cho các trứng và những thân mẫu đẻ ra các trứng mà họ đã ăn qua….Kết quả, đại đa số khoảng chừng ba tháng là được hoài thai, thân thể họ cũng thay đổi, trở nên khỏe mạnh…
Nguyện cầu cho những vị hiếm muộn khao khát con, có sự nghiệp gia đình không thuận lợi và thân thể kém khỏe mạnh, hãy y theo phương pháp này mà thực hành, trong vòng vài tháng sẽ có việc bất khả tư nghì xuất hiện trên thân các bạn. Bạn không phải tốn xu nào cho việc có con, còn tiết kiệm được rất nhiều tiền, tốt như thế vì sao bạn không làm? Nhưng liệu bạn có đủ can đảm để trường chay hành thiện, phóng sanh, niệm Phật….. hay không? Có làm được mọi điều như chúng tôi đã hướng dẫn hay không mà thôi, tất cả đều tùy thuộc vào bạn.
Tác giả: Quả Khanh – Quả Hồng. Dịch giả: Hạnh Đoan (Trích từ Báo ứng hiện đời)
LTS: Trong cuộc sống hiện tại, tôi cũng thấy xung quanh mình có những gương người thật việc thật rất đáng phải suy gẫm. Có hai vợ chồng sống ở Quận 6, TP.HCM cưới nhau đã 4 năm rồi không có con, cũng lấy làm phiền muộn đi chạy chữa tốn tiền mà vẫn không thấy tiến triển.
Sau đó nhờ thiện duyên gặp thiện tri thức dạy nên lên Tịnh Thất Quan Âm để cộng tu và bái Phật. Hai vợ chồng cùng mẹ vợ đã đủ duyên lên Đức Trọng, Lâm Đồng để cộng tu. Lên đến nơi, nhìn thấy một bé gái xinh xắn con người ta, người vợ trong lòng ao ước: “Anh à, phải chi mình cũng có một đứa con thế này nhỉ!”.
Khi trở về nhà, hai vợ chồng này đã phát tâm trường chay, tích cực phóng sanh, tụng kinh niệm Phật, cả người mẹ vợ cũng vậy (bà ăn chay, niệm Phật), siêng làm việc thiện lành.
Một năm sau, người vợ hoài thai, quả là sự nhiệm mầu Phật pháp (việc này có lẽ các bác sĩ cũng không giải thích được). Lúc gặp tôi vào tháng 6 năm 2014, thì người chồng hoan hỷ, xúc động lắm: “Chị à, vợ em vừa sinh bé được một tháng, là một bé gái dễ thương. Nhà em và những hàng xóm xung quanh có thể tin Phật rồi. Hết sức nhiệm mầu. Hihihi…”.
Quả là có tâm, chịu nghe lời dạy của thiện tri thức, tích cực hành thiện thì hoàn cảnh thay đổi, có thể “hữu cầu tất ứng”. Chỉ sợ bạn không chịu tin, không dám làm theo mà thôi. Thế thì tùy phước duyên của chính bạn vậy. A Di Đà Phật.
Steve Jobs không chỉ là huyền thoại trong lĩnh vực công nghệ máy tính mà còn khiến nhiều người nể phục bởi khả năng rèn luyện và làm chủ trí óc.
Không phải ai cũng biết việc Steve Jobs là một “tín đồ” của môn thiền chánh niệm từ Phật giáo (Steve Jobs theo đạo Phật). Ông luyện tập thiền để giảm sự căng thẳng, cân bằng cuộc sống và tăng cường sự sáng tạo trong công việc.Thời báo tài chính Financial Times gần đây đã chỉ ra rằng, Jobs rất chú tâm và luyện tập thiền với tinh thần kỷ luật cao. Người viết tiểu sử nổi tiếng Walter Isaacson (tác giả cuốn “Steve Jobs” – cuốn tiểu sử đầu tiên và duy nhất nhận được sự đồng ý của Steve Jobs) đã trích lời của Jobs khi nói về thiền chánh niệm:
“Lúc bắt đầu ngồi thiền, bạn sẽ thấy tâm trí rất bồn chồn. Mọi cố gắng xoa dịu chỉ làm cho nó tệ hơn. Nhưng dần dần, tâm trí bạn sẽ bình tĩnh lại, và đó chính là lúc tuyệt vời nhất để lắng nghe những điều thật mới mẻ và khác lạ. Đó là thời điểm trực giác của bạn bắt đầu nở hoa và bạn cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn rất nhiều”.
Geoffrey James – cây bút quen thuộc của tạp chí Inc., tác giả của quyển Business without the bullsh*t: 49 secrets and shortcuts you need to know (tạm dịch: 49 bí quyết điều hành doanh nghiệp một cách đơn giản và thông minh) – cho biết, vào đầu những năm 90, ông đã có một cuộc trò chuyện thú vị với Steve Jobs về sự liên quan của thiền đến lập trình máy tính. Các bước thiền chánh niệm giống như Steve Jobs đã từng áp dụng đã được Geoffrey James thực hành và miêu tả lại cụ thể như sau:
Bước 1:
Ngồi bắt chéo chân ở một nơi yên tĩnh. Nên ngồi trên một chiếc gối thấp để làm giảm độ căng và nặng trên lưng. Hít thở thật sâu.
Bước 2:
Nhắm mắt lại và lắng nghe sự độc thoại từ sâu bên trong tâm trí về các vấn đề thường trực trong đời sống: công việc, gia đình, các mối quan hệ… Theo quan niệm của đạo Phật, những suy nghĩ này của chúng ta “cư xử” như một con khỉ lí lắc, luôn chuyển động liên tục không ngừng. Đừng cố gắng dừng sự linh hoạt này lại, hoặc ít nhất là chưa. Thay vào đó hãy quan sát cách chúng “nhảy” từ nơi này qua nơi khác. Thực hành bước này khoảng 5 phút/ngày trong vòng một tuần.
Bước 3:Sau một tuần, bạn không nhất thiết phải cố gắng xoa dịu “con khỉ” ngang bướng trong đầu mình nữa, mà hãy chuyển sự chú ý sang… con bò – một cách gọi của những suy nghĩ mang tính trầm tĩnh và lặng lẽ hơn. Chúng luôn tồn tại bên trong nội tâm bạn. Chúng chỉ nhìn, nghe, và cảm nhận chứ không phân định, phán xét bất cứ điều gì.
Hầu hết mọi người chỉ nghe thấy “tâm trí con bò” của mình khi trải qua một khoảnh khắc tuyệt vời nào đó có thể khiến “tâm trí con khỉ” tạm thời ngừng lại. Tuy nhiên, dù khi bạn đang bị “tâm trí con khỉ” điều khiển thì “tâm trí con bò” vẫn tồn tại ở đó, giúp bạn suy nghĩ thấu đáo và sâu sắc hơn.
Bước 4:
Một khi bạn đã cảm nhận được “tâm trí con bò” của mình, hãy yêu cầu nó xoa dịu “tâm trí con khỉ”. Sẽ hiệu quả hơn khi tưởng tượng rằng “tâm trí con khỉ” bị ru ngủ bởi sự di chuyển một cách chậm chạp của con bò trên đoạn đường dài. Nhưng cũng không có gì đáng thất vọng nếu “con khỉ” của bạn chợt tỉnh giấc, bởi vì dù ít dù nhiều, nó cũng sẽ bớt gây ra những “tiếng ồn” khó chịu.
Bước 5:
Khi “tâm trí con khỉ” của bạn đã bình tĩnh lại, tiếp tục tập trung sự chú ý vào “tâm trí con bò”. Lúc này, mỗi hơi thở như trở nên dài hơn. Bạn sẽ cảm nhận được không khí trên da mình và cả sự lưu thông của máu trên cơ thể.
Khi bạn mở mắt ra, thế giới trước mặt sẽ trở nên hoàn toàn mới, hoặc thậm chí là trở nên xa lạ. Một khung cửa sổ bình thường cũng có thể đột nhiên sáng bừng lạ thường.
Có thể phải mất không ít thời gian để đạt được trạng thái như trên, nhưng đến lúc đó, bạn biết rằng mình đã đi đúng hướng. Và đặc biệt, trong lúc thực hành thiền, bạn dường như sẽ không biết rằng thời gian đang trôi qua. Cảm giác này đảm bảo vô cùng thú vị.
Theo kinh nghiệm của Geoffrey James, việc luyện tập thiền chánh niệm mỗi ngày sẽ mang đến 3 lợi ích vô giá:
+ Đầu tiên là loại bỏ stress.
+ Thứ hai là loại bỏ chứng mất ngủ. Việc luyện tập thiền chánh niệm thường xuyên giúp Geoffrey có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ chỉ trong vòng 2 hoặc 3 giây khi muốn ngủ. Ông cho rằng đây cũng là một trong những lợi ích rất đáng để đeo đuổi.
+ Lợi ích cuối cùng – cũng là điều quan trọng nhất, thiền chánh niệm giúp Geoffrey James có thể suy nghĩ rõ ràng hơn khi nhìn nhận một vấn đề và tăng cường tính sáng tạo trong công việc. Ông dùng sự tĩnh lặng để giải thoát bản thân khỏi những mối quan hệ tồi tệ hoặc một việc không như ý.
“Tôi không thể hứa rằng việc luyện tập thiền chánh niệm sẽ giúp bạn có thể sáng tạo như Steve Jobs, nhưng từ kinh nghiệm của chính bản thân mình, tôi có thể tự tin rằng, thiền chánh niệm sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng tích cực cho cuộc sống của bạn”, Geoffrey James cho biết.
Tháng 10 năm 2000, “ngọc nữ” một thời của điện ảnh Đài Loan và sau đó là điện ảnh Hồng Kông - Lâm Thanh Hà đã quy y với Hòa thượng Thánh Nghiêm, vị cao tăng Đài Loan, người sáng lập nên Pháp Cổ Sơn danh tiếng.
Vào ngày Hòa thượng Thánh Nghiêm viên tịch, Lâm Thanh Hà đã gửi đăng một bài viết tưởng niệm Ngài trên báo Lianhe (Liên hợp) của Đài Loan, nội dung bài viết như sau:
Khoảng 8 năm trước, tôi nhận thấy mình là người quá tính toán, luôn cho rằng mọi người theo lẽ đương nhiên phải đối tốt với mình, vì thế chẳng những thường làm mình không được vui, mà còn gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác. Cho nên, tôi quyết định đi tu. Tôi muốn có một trái tim bao dung và cũng muốn mình trở thành người độ lượng hơn. Thế là, tôi trở về Đài Loan đi tìm minh sư. Rất may mắn, nhờ nhân duyên dẫn dắt, tôi được gặp sư phụ Thánh Nghiêm.
Trong 1 tiếng đồng hồ nói chuyện với sư phụ, tôi chỉ hỏi một câu duy nhất, đó là: “Thiền là gì?”, bởi vì tôi luôn cho rằng thiền là môn học rất cao thâm. Sư phụ nói chỉ cần ngồi thiền 3 ngày là sẽ biết tất cả. Trong khi tôi đang nghĩ ngợi, sư phụ nói liên tiếp như vậy 3 lần, tôi bèn quyết định ngồi thiền 3 ngày.
Đông Phương Bất Bại một trong những vai diễn ấn tượng nhất của Lâm Thanh Hà
Việc đầu khi lên Pháp Cổ Sơn là phải giao nộp điện thoại di động, trước khi điện thoại bị thu, tôi vội gọi cho con gái mình, nói tôi sẽ cắt liên lạc trong 3 ngày. Trong 3 ngày này tôi cùng tu học với 99 người khác. Không được trang điểm, không được đọc sách, không được xem tivi, phải ngủ chung giường. Tối 10 giờ đi ngủ, sáng 5 giờ thức dậy. Trước bữa cơm tối hôm đó, mỗi người được nhận một con số, dựa theo số của mình mà ngồi, nằm theo đúng vị trí. Tạm thời chúng tôi không gọi nhau bằng tên riêng, điều này là để giúp chúng tôi buông bỏ bản ngã của mình. Chúng tôi còn phải vào lạy Phật trong đại điện, quỳ xuống để đầu chạm đất rồi đứng lên, vừa lạy trong lòng tôi vừa nghĩ lần này tôi mắc lừa rồi, vì cha mẹ tôi là tín đồ Thiên Chúa, từ trước đến giờ tôi chưa từng lạy như thế bao giờ. Sau tôi mới biết hóa ra tác dụng của việc này cũng là để tiêu trừ bản ngã.
Khi ăn cơm, sư phụ nhẹ nhàng từng lời nhắc nhở chúng tôi, khuyên chúng tôi ăn phải chú tâm, không nghĩ lung tung, ngon không vui mừng, dở không chán ghét. Phải cảm ơn rất nhiều người đã nếm trải bao gian khổ để những thức ăn này đến được miệng chúng tôi. Ăn xong dùng một chén nước sạch tráng qua chén đĩa, đổ lại vào chén, rồi uống hết.
Sau bữa cơm, khi rời chỗ ngồi, hai bàn tay chồng lên nhau, để ở trước ngực, từ từ đứng lên, theo thứ tự đi ra khỏi trai đường, hai tay cung kính như đang bê một tôn tượng Bồ-tát, trong lòng không được nghĩ ngợi điều gì, cũng không được tự mình nói chuyện với mình.
Buổi sáng ngày thứ nhất, sau bữa điểm tâm, chúng tôi ngồi nghe sư phụ khai thị, sư phụ dạy chúng tôi cách ngồi thiền và bái sám. Trong một ngày có rất nhiều lần khai thị và ngồi thiền, lần nào sư phụ cũng chỉ dạy một cách ân cần và kiên nhẫn.
Có 12 chữ đã giúp tôi vượt qua tất cả những nỗi khổ đau tưởng chừng không thể chịu đựng nổi mà tôi đã gặp phải trong cuộc đời mình. Thế gian vô thường, những việc không như ý chiếm đến 8, 9 phần, tôi hay đem 12 chữ này tặng cho bạn bè, họ cũng nhờ chúng mà vượt qua được khổ đau nên trong lòng rất cảm kích tôi. 12 chữ này là: đối diện nó, tiếp nhận nó, xử lý nó và buông bỏ nó. Khi bạn gặp bất kỳ việc gì, bạn không nên chạy trốn, cách tốt nhất chính là đối diện nó, sau đó bạn phải tiếp nhận sự thực đã rồi, xử lý nó một cách ổn thỏa, sau khi xử lý xong, không được để nó chiếm cứ nội tâm của bạn mà phải buông bỏ nó.
Tâm nguyện của sư phụ là nâng cao phẩm chất con người, xây dựng Tịnh Độ nhân gian. Sư phụ dạy tứ chúng đồng tu rằng:
Tin Phật, học Pháp, kính Tăng
Ba ngọn đèn sáng vạn đời
Nâng cao phẩm chất con người
Xây dựng tịnh độ nhân gian
Trước phải nhớ ơn đền ơn
Lợi người chính là lợi mình
Tận tâm tận lực là nhất
Không tranh nhiều ít với người
Từ bi không có kẻ thù
Trí tuệ không sinh phiền não
Người bận nhiều thời gian nhất
Người làm sức khỏe tốt nhất
Nếu muốn rộng trồng ruộng phước
Đừng sợ chịu oan chịu cực
Người biết bố thí có phước
Người biết hành thiện an vui
Thời thời tâm đầy pháp hỷ
Niệm niệm là niềm vui thiền
Nơi nơi Quán Âm Bồ-tát.
Tiếng tiếng A Di Đà Phật.
Lâm Thanh Hà quy y Tam Bảo với pháp danh là Thường Hằng
Ngày thứ hai chúng tôi học kinh hành. Có đi chậm, đi nhanh và đi tự nhiên. Khi đi chậm, hai tay nắm hờ, bước chân dài khoảng nửa bàn chân, phải đi thật chậm, thật vững. Khi đi nhanh, hai tay buông thõng, khoảng cách đi lớn hơn một chút, nhưng phải bước thật nhanh. Khi đi tự nhiên thì toàn thân thả lỏng. Thấy có vẻ đơn giản, nhưng khi thực hành thì không hề dễ dàng. Sau khi kinh hành về, tôi cảm thấy vô cùng khoan khoái, dễ chịu.
Ngày thứ ba, chúng tôi tu cảm ơn và sám hối. Trong lúc bái sám, chúng tôi phải sám hối tất cả những việc cần sám hối và cảm ơn tất cả những người cần cảm ơn trong đời này. Rất nhiều bạn đồng tu đã khóc nghẹn trong lúc bái sám.
Ba ngày tu trôi qua nhanh chóng. Những gì học được trong ba ngày này tôi dùng một đời cũng không hết. Tôi cảm ơn cha mẹ, chồng con, bạn bè, thậm chí toàn bộ thế giới này. Đối với những việc cần sám hối, tôi đều nghĩ cách để bù đắp lỗi lầm. Tôi giảm bớt tính ngã mạn, ít tính toán hơn và nhìn lại mình nhiều hơn. Tôi cũng bắt đầu tìm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi thấy những gì mình học được trong 3 ngày này còn nhiều hơn những gì đã học trong 3 năm, thậm chí là 10 năm. Điều tuyệt vời nhất là tôi đã tìm lại được sự yên bình ở nơi sâu thẳm tận cùng trong tâm hồn mình. Theo Lianhe.
No comments:
Post a Comment