Qua từng bài báo, ở từng số Thiếu Nhi, chúng ta bắt gặp không thiếu vấn đề gì thiết thân với thiếu nhi mà bác chủ nhiệm không để tâm và cất công chỉ dạy độc giả nhỏ tuổi. Ngay từ nhỏ, các bạn thiếu nhi đã thấm dần từng giá trị của phẩm giá làm người! Đến bây giờ, đọc lại vẫn thấm thía! Đất nước miền Nam lúc bấy giờ loạn điêu linh, khói lửa muôn nơi, vậy mà con người đã sống với đủ đầy chân giá trị!
Thế mới thấy, tuổi nhỏ đã mất đi một tờ báo vô cùng bổ ích về mọi mặt! Giá trị đến từng milimet trên từng trang báo!
Tuần báo THIẾU NHI 108, ngày 21-9-1973, bác Chủ nhiệm có bài "Đừng bao giờ có vẻ mặt lúc nào cũng khó đăm đăm" gửi các em thiếu nhi.
Bác Chủ nhiệm gửi các em nhỏ, muốn nhắn nhủ với các em, sống sao cho mọi người có cảm tình với mình, và cũng để bản thân được thoải mái, hạnh phúc hơn!
Thiết nghĩ, đâu chỉ con trẻ, người lớn cũng cần "điều chỉnh", lỡ có cái tính đụng đến việc gì cũng quậu quọ, gặp ai cũng cáu kỉnh, cũng khó quàu quạu thì cũng nên "ướp nước đá" cái thủ, bớt bớt cái dung diện của "con khỉ chùa Cầu" cho mọi người dễ chịu và thân xác mình cũng nhẹ nhàng đi!
ĐỒNG PHỤC CỦA ĐOÀN VIÊN GIA ĐÌNH THIẾU NHI
Song song với việc phát hành Tuần báo Thiếu Nhi, những người chủ trương còn chú tâm phát triển Gia đình Thiếu Nhi. Gia đình Thiếu Nhi đã phát triển đều đặn và vững chắc, góp mặt cùng các đoàn thể thanh thiếu niên bạn trên bước đường phục vụ thanh thiếu niên Việt Nam lúc bấy giờ!
Dưới đây là Đồng phục của Đoàn viên Gia đình Thiếu Nhi, đánh dấu tinh thần tự nhận trách nhiệm của Gia đình Thiếu Nhi trong hoạt động của mình!
Song song với việc phát hành Tuần báo Thiếu Nhi, những người chủ trương còn chú tâm phát triển Gia đình Thiếu Nhi. Gia đình Thiếu Nhi đã phát triển đều đặn và vững chắc, góp mặt cùng các đoàn thể thanh thiếu niên bạn trên bước đường phục vụ thanh thiếu niên Việt Nam lúc bấy giờ!
Dưới đây là Đồng phục của Đoàn viên Gia đình Thiếu Nhi, đánh dấu tinh thần tự nhận trách nhiệm của Gia đình Thiếu Nhi trong hoạt động của mình!
TỪ THIẾU NHI, SUY NGẪM
Hồi xưa còn bé, ngu ngơ không biết gì, giờ đọc lại Tuần báo Thiếu Nhi, lướt qua từng thời kỳ, mình nhận thấy, bắt đầu từ mùa hè năm 1972, cái mùa hè rực lửa đâu dễ ai quên, rồi khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã giáng những đòn chí mạng vào ngành xuất bản ở miền Nam. Thiếu Nhi cũng như các ấn bản phẩm khác phải đối chọi với rất nhiều khó khăn! Giấy in khan hiếm, đẩy giá lên cao chót vót, rồi mực in, công in với các công đoạn nhiêu khê, cái gì cũng đắt đỏ! Các tờ báo, các tủ sách anh em với Thiếu Nhi chết liên hồi. Mây Hồng, rồi Ngàn Thông đã phải thả tay, rời trận địa!
Thiếu Nhi với những Con Người tâm huyết đã gồng mình, cùng gồng gánh Thiếu Nhi băng qua khốn khó! Nhẫn nại, chịu thương chịu khó, nhưng cũng có lúc dao động, tưởng chừng phải buông tay! Toàn Toà soạn phải cắn răng chịu đựng trong cái cảnh càng làm càng lỗ, nhưng ý chí thì quyết không lùi bước, không buông bỏ để cố mang niềm vui, mang bao điều bổ ích đến cho thiếu nhi. Chỉ có Những Tấm Lòng Vàng mới có thể chịu nổi trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó!
Giờ đọc lại, nhìn lại từng trang báo, vẫn cảm nhận bao trăn trở của những Con Người trong Toà soạn ngày ấy.
Tồn tại hay không tồn tại, câu hỏi khó cứ đau đáu, trong niềm thương với thiếu nhi, đêm ngày tính tính toán toán đến cháy lòng những Con Người một hai vì con trẻ.
Các bạn thử nhin các tờ báo Thiếu Nhi phát hành vào khoảng giữa năm 1972, hình bìa in không nét, có lúc bị nhoè, bị chạy màu mà có lần trong một bài viết, nhà văn Nhật Tiến còn kể rằng, Hoạ sĩ ViVi nhìn phát hoảng vì giữa bản vẽ chính và hình bìa đã in là một trời một vực! Hoạ sĩ không còn nhận ra là tác phẩm của mình nửa! Khó khăn vậy mà! Và các trang trong, giấy vàng và mực bị nhạt nhoà. Thời thế với lửa chiến tranh ngập trời đã in dấu trên từng số báo!
Thử hình dung, quá mệt mỏi và vất vả trăm bề, những con người như bác Nguyễn Hùng Trương, nhà văn Nhật Tiến, Anh ViVi, chị Đỗ Phương Khanh, bác Đặng Hoàng, anh Bách Khoa, anh Bình Electronic, chị
Mai Loan, bác Đinh Gô, bác Vịt Mò Võ Văn Việt, bác Văn Trung, bác Huy Yên, bác Trường Kỳ, hoạ sĩ Nguyễn Tài, hoạ sĩ Vương Nghiêm, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến... thiếu gì việc mà phải đeo bám "trần ai" cái việc ở Toà soạn, lo còn hơn lo con mọn?
Cái Tâm, chính Cái Tâm đã giữ, đã "neo" lại những tâm hồn vì con trẻ ấy! Đọc các bài viết của bác Nguyễn Hùng Trương, của nhà văn Nhật Tiến nói về hoạt động của Thiếu Nhi mà thương! Tiếng súng ầm vang cách Sài Gòn chỉ hơn trăm cây từ Xuân Lộc dễ làm lung lay lòng người lắm chứ! Khủng hoảng dầu lửa trên quy mô thế giới tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế nhiều mặt, làm dao động tâm can lắm chứ! Miền Nam đôn lính liên miên khi chiến tranh bùng phát muôn nơi, gia đình nào mà tránh khỏi không lo lắng đủ điều! Vậy mà Thiếu Nhi vẫn được lèo lái, vẫn cố vượt qua thác ghềnh của thời loạn để bằng mọi giá vẫn có mặt với các em nhỏ. Thậm chí, có là bán nguyệt san hay nguyệt san, thì cũng cố sống với thiếu nhi!
Bên những quyển báo Thiếu Nhi, nhiều lúc mình không thể đọc được, nhìn đó mà chẳng thể thấy gì cụ thể, cứ mờ mờ nhân ảnh! Suy tư, suy gẫm về nhiều điều. Xa xăm, rồi hiện tại. Thương cho ngày ấy! Ngày mà nhân cách làm người lên ngôi, ngự trị trong cuộc sống, trong mỗi đời người chứ không bị hạ bệ đến thê thảm như bây giờ! Đến tờ báo, quyển sách cho con trẻ cũng không nên hình, dù điều kiện thì có mơ, những ngườ làm sách báo cho thiếu nhi ở miền Nam hồi trước cũng chẳng thể có được!
Hồi xưa còn bé, ngu ngơ không biết gì, giờ đọc lại Tuần báo Thiếu Nhi, lướt qua từng thời kỳ, mình nhận thấy, bắt đầu từ mùa hè năm 1972, cái mùa hè rực lửa đâu dễ ai quên, rồi khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã giáng những đòn chí mạng vào ngành xuất bản ở miền Nam. Thiếu Nhi cũng như các ấn bản phẩm khác phải đối chọi với rất nhiều khó khăn! Giấy in khan hiếm, đẩy giá lên cao chót vót, rồi mực in, công in với các công đoạn nhiêu khê, cái gì cũng đắt đỏ! Các tờ báo, các tủ sách anh em với Thiếu Nhi chết liên hồi. Mây Hồng, rồi Ngàn Thông đã phải thả tay, rời trận địa!
Thiếu Nhi với những Con Người tâm huyết đã gồng mình, cùng gồng gánh Thiếu Nhi băng qua khốn khó! Nhẫn nại, chịu thương chịu khó, nhưng cũng có lúc dao động, tưởng chừng phải buông tay! Toàn Toà soạn phải cắn răng chịu đựng trong cái cảnh càng làm càng lỗ, nhưng ý chí thì quyết không lùi bước, không buông bỏ để cố mang niềm vui, mang bao điều bổ ích đến cho thiếu nhi. Chỉ có Những Tấm Lòng Vàng mới có thể chịu nổi trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó!
Giờ đọc lại, nhìn lại từng trang báo, vẫn cảm nhận bao trăn trở của những Con Người trong Toà soạn ngày ấy.
Tồn tại hay không tồn tại, câu hỏi khó cứ đau đáu, trong niềm thương với thiếu nhi, đêm ngày tính tính toán toán đến cháy lòng những Con Người một hai vì con trẻ.
Các bạn thử nhin các tờ báo Thiếu Nhi phát hành vào khoảng giữa năm 1972, hình bìa in không nét, có lúc bị nhoè, bị chạy màu mà có lần trong một bài viết, nhà văn Nhật Tiến còn kể rằng, Hoạ sĩ ViVi nhìn phát hoảng vì giữa bản vẽ chính và hình bìa đã in là một trời một vực! Hoạ sĩ không còn nhận ra là tác phẩm của mình nửa! Khó khăn vậy mà! Và các trang trong, giấy vàng và mực bị nhạt nhoà. Thời thế với lửa chiến tranh ngập trời đã in dấu trên từng số báo!
Thử hình dung, quá mệt mỏi và vất vả trăm bề, những con người như bác Nguyễn Hùng Trương, nhà văn Nhật Tiến, Anh ViVi, chị Đỗ Phương Khanh, bác Đặng Hoàng, anh Bách Khoa, anh Bình Electronic, chị
Mai Loan, bác Đinh Gô, bác Vịt Mò Võ Văn Việt, bác Văn Trung, bác Huy Yên, bác Trường Kỳ, hoạ sĩ Nguyễn Tài, hoạ sĩ Vương Nghiêm, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến... thiếu gì việc mà phải đeo bám "trần ai" cái việc ở Toà soạn, lo còn hơn lo con mọn?
Cái Tâm, chính Cái Tâm đã giữ, đã "neo" lại những tâm hồn vì con trẻ ấy! Đọc các bài viết của bác Nguyễn Hùng Trương, của nhà văn Nhật Tiến nói về hoạt động của Thiếu Nhi mà thương! Tiếng súng ầm vang cách Sài Gòn chỉ hơn trăm cây từ Xuân Lộc dễ làm lung lay lòng người lắm chứ! Khủng hoảng dầu lửa trên quy mô thế giới tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế nhiều mặt, làm dao động tâm can lắm chứ! Miền Nam đôn lính liên miên khi chiến tranh bùng phát muôn nơi, gia đình nào mà tránh khỏi không lo lắng đủ điều! Vậy mà Thiếu Nhi vẫn được lèo lái, vẫn cố vượt qua thác ghềnh của thời loạn để bằng mọi giá vẫn có mặt với các em nhỏ. Thậm chí, có là bán nguyệt san hay nguyệt san, thì cũng cố sống với thiếu nhi!
Bên những quyển báo Thiếu Nhi, nhiều lúc mình không thể đọc được, nhìn đó mà chẳng thể thấy gì cụ thể, cứ mờ mờ nhân ảnh! Suy tư, suy gẫm về nhiều điều. Xa xăm, rồi hiện tại. Thương cho ngày ấy! Ngày mà nhân cách làm người lên ngôi, ngự trị trong cuộc sống, trong mỗi đời người chứ không bị hạ bệ đến thê thảm như bây giờ! Đến tờ báo, quyển sách cho con trẻ cũng không nên hình, dù điều kiện thì có mơ, những ngườ làm sách báo cho thiếu nhi ở miền Nam hồi trước cũng chẳng thể có được!
Một điều rất quý giá ở Thiếu Nhi, đến bây giờ vẫn có giá trị giáo dục rất cao là Thiếu Nhi luôn dành nhiều "đất" để đăng tải các tài liệu về các Danh nhân đất Việt và các Anh hùng Dân tộc. Các vị Tiền nhân có công với nước luôn được trang trọng tri ân bằng các bài viết cẩn thận, nghiêm túc, ngắn gọn, súc tích, phù hợp với lứa tuổi, với nhận thức và cảm thụ của thiếu nhi, nhưng vẫn đầy đủ các cứ liệu chân thực của lịch sử, với các hình ảnh được thể hiện sinh động qua nét vẽ tài hoa của Hoạ sĩ ViVi.
Theo dõi xuyên suốt những lần có Ngày Kỷ niệm hay Tưởng nhớ lịch sử dân tộc được tái hiện qua các tranh vẽ của Hoạ sĩ ViVi, chúng ta đều thấy và cảm nhận rất rõ, Tâm và Trình của Hoạ sĩ khi chuyển tải tinh thần và khí phách của các nhân vật lịch sử của dân tộc!
Tài năng của Hoạ sĩ ViVi thì danh trấn thiên hạ mà ai ai cũng đã tường, nhưng điều mình ấn tượng sâu sắc nhất là tri thức sâu rộng của Người Hoạ sĩ tài hoa bậc nhất này! Trên nền tảng tài năng và kiến thức đó, cái Tâm của Anh, với Hồn Việt luôn chảy trong Anh đã chắp cánh để biết bao hoạ phẩm của Anh bay bổng, rồi đậu lại trong mỗi người chúng ta, để chúng ta biết trân quý quê hương, đất nước, biết yêu cái Đẹp, nâng niu điều Tốt lành, trân trọng các giá trị nhân văn trong cuộc sống đời thường!
Mình gửi đến các bạn, hai hoạ phẩm với chủ đề lịch sử của Hoạ sĩ ViVi trên Tuần báo Thiếu Nhi: "Vua Quang Trung đại phá quân Thanh" (ngày 1-2-1974) và "Trần Bình Trọng - Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc" (ngày 12-11-1973)
Theo dõi xuyên suốt những lần có Ngày Kỷ niệm hay Tưởng nhớ lịch sử dân tộc được tái hiện qua các tranh vẽ của Hoạ sĩ ViVi, chúng ta đều thấy và cảm nhận rất rõ, Tâm và Trình của Hoạ sĩ khi chuyển tải tinh thần và khí phách của các nhân vật lịch sử của dân tộc!
Tài năng của Hoạ sĩ ViVi thì danh trấn thiên hạ mà ai ai cũng đã tường, nhưng điều mình ấn tượng sâu sắc nhất là tri thức sâu rộng của Người Hoạ sĩ tài hoa bậc nhất này! Trên nền tảng tài năng và kiến thức đó, cái Tâm của Anh, với Hồn Việt luôn chảy trong Anh đã chắp cánh để biết bao hoạ phẩm của Anh bay bổng, rồi đậu lại trong mỗi người chúng ta, để chúng ta biết trân quý quê hương, đất nước, biết yêu cái Đẹp, nâng niu điều Tốt lành, trân trọng các giá trị nhân văn trong cuộc sống đời thường!
Mình gửi đến các bạn, hai hoạ phẩm với chủ đề lịch sử của Hoạ sĩ ViVi trên Tuần báo Thiếu Nhi: "Vua Quang Trung đại phá quân Thanh" (ngày 1-2-1974) và "Trần Bình Trọng - Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc" (ngày 12-11-1973)
Post theo mong muốn của một bạn Thiếu Nhi xưa! Hoạ phẩm "Hoa Bất Tử-Immortel) của Hoạ sĩ ViVi. Tuần báo Thiếu Nhi. Ngày 22-4-1973.
Trên đời, hoa gì cũng đẹp, cũng duyên theo từng dáng, từng sắc màu riêng có! Không yêu hoa, hoạ chăng chỉ có người... Hoả tinh! (coi film, chẳng thấy người Hoả tinh chơi hoa bao giờ, thấy hoa còn rút súng bắn bùm bùm)
Tặng những ai yêu màu tím! (Giữa mùa hạ chói chang nắng vàng, tìm chút tím để man mác...). Hoạ phẩm "Thu Tím" của Hoạ sĩ ViVi. Tuần báo Thiếu Nhi số 110, ngày 7-10-1973.
Mùa hè mát mẻ hơn với hoạ phẩm "Trời cao biển rộng" của Hoạ sĩ ViVi trên tranh bìa Tuần báo Thiếu Nhi, số 101, ra ngày 3-8-1973.
Ai cũng biết, phát kiến ra máy in của Nhà phát minh Johannes Gutenberg là một trong 10 phát minh vĩ đại làm xoay chuyển lịch sử thế giới!
Chúng ta sẽ được THIẾU NHI tiết lộ nguồn gốc của ý tưởng về cái máy in được phát triển vào năm 1440 ở Đức của Gutenberg.
Chúng ta sẽ được THIẾU NHI tiết lộ nguồn gốc của ý tưởng về cái máy in được phát triển vào năm 1440 ở Đức của Gutenberg.
TỪ NHỮNG NGÀY XƯA ẤY, quê mình đang máu lửa, vẫn có nhiều học sinh học rất giỏi!
Mình hay nói với con mình, ngày xưa còn nhiều khó khăn, trở ngại nhiều bề nhưng vẫn có nhiều người học giỏi lắm, không có lý do gì mà bây giờ không học cho giỏi và thật giỏi!
Thư Chủ nhiệm trên Thiếu Nhi số 103, ra ngày 17-3-1973 cho mình thấy điều đó. (Bản in gốc, in mực màu xanh (blue), hơi bị nhạt nên mình chuyển qua màu đen cho dễ đọc hơn chút)
Mình hay nói với con mình, ngày xưa còn nhiều khó khăn, trở ngại nhiều bề nhưng vẫn có nhiều người học giỏi lắm, không có lý do gì mà bây giờ không học cho giỏi và thật giỏi!
Thư Chủ nhiệm trên Thiếu Nhi số 103, ra ngày 17-3-1973 cho mình thấy điều đó. (Bản in gốc, in mực màu xanh (blue), hơi bị nhạt nên mình chuyển qua màu đen cho dễ đọc hơn chút)
TRONG THIẾU NHI số 92, ngày 3-6-1973, bác Chủ nhiệm có thư, nói về lòng vị tha, thương người, gửi đến các em thiếu nhi.
Mưa chút chết người. Gió cái người chết. Cây bật gốc, còn nguyên bọc nylon bó rễ. Trụ điện bétone gãy đổ, ngã xuống rồi mới thấy chẳng có tí sắt thép. Tìm đọc về chú chó này, dịu mát, thơm lành hơn.
ĐIỀU KHÁC BIỆT CĂN BẢN CỦA BÁO THIẾU NHI là tất cả các mục, các bài vở đều đáng đọc và không có phần thừa! Không chạy theo thị hiếu thời thượng, Thiếu Nhi vẫn đi con đường rất riêng của mình, tất cả là vì thiếu nhi!
Theo Thiếu Nhi lâu, tìm tòi và để ý từng chút, theo từng bước Thiếu Nhi đi, mới thấy, những người chủ trương với tâm huyết, với trình độ và tri thức của mình, đã tạo ra một sản phẩm quý giá, mà từ sau đó, các tờ báo khác, cả thời nay, là không thể so sánh!
Chỉ riêng mục " Thư Chủ nhiệm" thôi, đến giờ vẫn thấy quý vô cùng! Chỉ bảo cặn kẽ từng điều, ngay đến cái mặc, như bài đăng trên THIẾU NHI số 41, ngày 4-6-1972.
Theo Thiếu Nhi lâu, tìm tòi và để ý từng chút, theo từng bước Thiếu Nhi đi, mới thấy, những người chủ trương với tâm huyết, với trình độ và tri thức của mình, đã tạo ra một sản phẩm quý giá, mà từ sau đó, các tờ báo khác, cả thời nay, là không thể so sánh!
Chỉ riêng mục " Thư Chủ nhiệm" thôi, đến giờ vẫn thấy quý vô cùng! Chỉ bảo cặn kẽ từng điều, ngay đến cái mặc, như bài đăng trên THIẾU NHI số 41, ngày 4-6-1972.
Hồi trước, miền Nam cũng chưa có nhiều xe con (xe hơi), vậy mà cách đây hơn 40 năm, THIẾU NHI đã để ý và dạy cho thiếu nhi cách ngồi đúng đắn khi lên xe rồi. Thiết nghĩ, ngay cả bây giờ, cũng đâu phải ai cũng biết!
THIẾU NHI, luôn nghĩ và trang bị cho trẻ con ngày ấy đầy đủ hành trang thiết thực để vào đời, sống tử tế, đàng hoàng trong xã hội, trong cộng đồng của mình!
(Chị Lâm Nguyễn, chị share lại và gõ ra cho các cháu nè chị, Thư Chủ nhiệm của bác Nguyễn Hùng Trương đây chị à!)
THIẾU NHI, luôn nghĩ và trang bị cho trẻ con ngày ấy đầy đủ hành trang thiết thực để vào đời, sống tử tế, đàng hoàng trong xã hội, trong cộng đồng của mình!
(Chị Lâm Nguyễn, chị share lại và gõ ra cho các cháu nè chị, Thư Chủ nhiệm của bác Nguyễn Hùng Trương đây chị à!)
Mình mượn Thiếu Nhi số 102, ra ngày 10-8-1973 để tặng đến những người bạn ở Đà Lạt, như Thien Nguyen, Pham Anh Dung và nhiều người bạn khác nữa đang sống tại Thành phố tươi đẹp của Cao nguyên Trung phần!
Bài viết về một loài hoa rất lãng mạn của đất Ngàn Thông, "Một huyền thoại rực rỡ cho cánh hoa Mimosa" của Scarlett do Ngô Bá Cường phỏng dịch.
Các bạn chịu khó đọc qua file ảnh vì mình không "quýnh" chữ được, sên bò ghê lắm!
Bài viết về một loài hoa rất lãng mạn của đất Ngàn Thông, "Một huyền thoại rực rỡ cho cánh hoa Mimosa" của Scarlett do Ngô Bá Cường phỏng dịch.
Các bạn chịu khó đọc qua file ảnh vì mình không "quýnh" chữ được, sên bò ghê lắm!
ĐÁP ỨNG mong muốn của bạn FB, chị Lâm Nguyễn, mình sẽ túc tắc đưa lên các "Thư Chủ nhiệm" đăng tải trên THIẾU NHI. Chị Lâm Nguyễn share và chị gõ lại cho các cháu! Sẽ rất nhiều, gom góp cũng vài trăm trang chuẩn 13x19 đó chị!
DẠY CON BẰNG TUẦN BÁO THIẾU NHI
Chủ nhật vừa rồi, mình phải nhường lại một bộ Thiếu Nhi đóng tập, với lý do hy hữu trong đời!
Ai chơi báo đều biết, tìm lại được những quyển báo, tờ báo xưa cũ mà được đóng tập thì rất quý!
Như Tuần báo Thiếu Nhi, ngót nghét gần nửa thế kỷ, các quyển báo rời tìm thấy đều ở trạng thái ố vàng, long gáy và rất dễ bị rách vì giấy lão hoá, giòn tan như bánh tráng vừa nướng! Đụng vào không cẩn thận là rã rời, rụng rơi! Nhưng nếu vẫn còn nằm chung với nhau thành bộ 10 quyển kết nối liền lạc và được bao bọc bằng bìa carton cứng với gáy vải thì độ bền tăng lên gấp nhiều lần, chịu đựng tốt với thời gian. Các quyển báo trong đó sẽ còn mới và các trang hầu như còn đầy đủ. Và bạn sẽ được, ít nhất 10 số liên tục! Đó là một trong những cái sướng và hạnh phúc của dân sưu tầm báo chí cũ!
Vậy mà, mình phải nhường lại, nguyên bộ, không chút đắn đo, cho một người, không phải dân sưu tầm! Người đó, muốn dạy con bằng các số Thiếu Nhi còn tốt, còn sáng rõ, để các con cầm nắm cho thuận tiện, không sợ rách!
Người ấy, tự giới thiệu, thì ra nhỏ hơn mình nhiều, có hai con trai nhỏ, tình cờ cũng gặp người mà mình lâu nay nhờ tìm sách báo cũ ở Sài Gòn. Biết mình đang giữ "nguồn" ở đó, nên điện thoại, xin được nhường lại bộ đóng tập các Tuần báo Thiếu Nhi! Bộ này chưa kịp gửi ra vì chờ kẹp thêm mấy quyển sách nữa. Âu cũng là cái duyên của cậu ta. Người đó nói, "em không chơi sách báo, nhưng xưa kia, ông ngoại em làm sách từ trước năm 1954, sau di cư vào Nam, ngoại cũng có nhà sách và mẹ em là nữ tu của nhà dòng, sau ra đời. Mẹ đã đọc rất nhiều sách báo trước kia, và mẹ luôn bảo, cho các cháu đọc Thiếu Nhi! Em tìm về cũng được nhiều Thiếu Nhi, em đọc thì em thấy hay và bổ ích, nên em quyết định, cho các con đọc Thiếu Nhi, chỉ đọc Thiếu Nhi chứ không đọc sách báo bây giờ vì chất lượng làm em lo quá! Và em còn scan, em đóng lại, gửi cho cháu bên Úc đọc nữa!"
Mình nghe, ớ cả người! "Chỉ cho con cái đọc Thiếu Nhi!". Ngạc nhiên quá chừng, sao lại có người như vậy, ở cái thời buổi này! Rồi thích thú với câu chuyện và cái ý muốn không giống ai của người đó. Mình OK với đề nghị được nhường lại ngay và nói với người của mình, cứ cho anh ấy lấy trước những gì mình tìm được, anh ấy không lấy thì chuyển ra cho mình! Liên quan đến trẻ con thì nhường hết!
Lạ lùng thiệt! Cuộc đời này, công nhận, đủ thứ chuyện lạ lùng! Nhưng cái lạ này thì giờ mình mới gặp, mới biết! Mà vui! Hay!
(Ảnh kèm bài viết: Hoạ phẩm "Biển Vắng" của Hoạ sĩ ViVi, Thiếu Nhi ra ngày 23-6-1973)
Chủ nhật vừa rồi, mình phải nhường lại một bộ Thiếu Nhi đóng tập, với lý do hy hữu trong đời!
Ai chơi báo đều biết, tìm lại được những quyển báo, tờ báo xưa cũ mà được đóng tập thì rất quý!
Như Tuần báo Thiếu Nhi, ngót nghét gần nửa thế kỷ, các quyển báo rời tìm thấy đều ở trạng thái ố vàng, long gáy và rất dễ bị rách vì giấy lão hoá, giòn tan như bánh tráng vừa nướng! Đụng vào không cẩn thận là rã rời, rụng rơi! Nhưng nếu vẫn còn nằm chung với nhau thành bộ 10 quyển kết nối liền lạc và được bao bọc bằng bìa carton cứng với gáy vải thì độ bền tăng lên gấp nhiều lần, chịu đựng tốt với thời gian. Các quyển báo trong đó sẽ còn mới và các trang hầu như còn đầy đủ. Và bạn sẽ được, ít nhất 10 số liên tục! Đó là một trong những cái sướng và hạnh phúc của dân sưu tầm báo chí cũ!
Vậy mà, mình phải nhường lại, nguyên bộ, không chút đắn đo, cho một người, không phải dân sưu tầm! Người đó, muốn dạy con bằng các số Thiếu Nhi còn tốt, còn sáng rõ, để các con cầm nắm cho thuận tiện, không sợ rách!
Người ấy, tự giới thiệu, thì ra nhỏ hơn mình nhiều, có hai con trai nhỏ, tình cờ cũng gặp người mà mình lâu nay nhờ tìm sách báo cũ ở Sài Gòn. Biết mình đang giữ "nguồn" ở đó, nên điện thoại, xin được nhường lại bộ đóng tập các Tuần báo Thiếu Nhi! Bộ này chưa kịp gửi ra vì chờ kẹp thêm mấy quyển sách nữa. Âu cũng là cái duyên của cậu ta. Người đó nói, "em không chơi sách báo, nhưng xưa kia, ông ngoại em làm sách từ trước năm 1954, sau di cư vào Nam, ngoại cũng có nhà sách và mẹ em là nữ tu của nhà dòng, sau ra đời. Mẹ đã đọc rất nhiều sách báo trước kia, và mẹ luôn bảo, cho các cháu đọc Thiếu Nhi! Em tìm về cũng được nhiều Thiếu Nhi, em đọc thì em thấy hay và bổ ích, nên em quyết định, cho các con đọc Thiếu Nhi, chỉ đọc Thiếu Nhi chứ không đọc sách báo bây giờ vì chất lượng làm em lo quá! Và em còn scan, em đóng lại, gửi cho cháu bên Úc đọc nữa!"
Mình nghe, ớ cả người! "Chỉ cho con cái đọc Thiếu Nhi!". Ngạc nhiên quá chừng, sao lại có người như vậy, ở cái thời buổi này! Rồi thích thú với câu chuyện và cái ý muốn không giống ai của người đó. Mình OK với đề nghị được nhường lại ngay và nói với người của mình, cứ cho anh ấy lấy trước những gì mình tìm được, anh ấy không lấy thì chuyển ra cho mình! Liên quan đến trẻ con thì nhường hết!
Lạ lùng thiệt! Cuộc đời này, công nhận, đủ thứ chuyện lạ lùng! Nhưng cái lạ này thì giờ mình mới gặp, mới biết! Mà vui! Hay!
(Ảnh kèm bài viết: Hoạ phẩm "Biển Vắng" của Hoạ sĩ ViVi, Thiếu Nhi ra ngày 23-6-1973)
Anh Tris Đỗ, anh đọc tạm bài này "Ngày Làm Bích Báo" của Nguyễn Hoàng Giang đăng trên Thiếu Nhi. Học trò viết về việc làm bích báo, đọc mới đúng điệu, để tìm về kỷ niệm như anh đã nhắc!
Mình phải "đẩy" bằng file ảnh, anh chịu khó đọc vì mình không type lại được, mình gõ chậm, bò như rùa biết hồi nào xong!
Thơ THIẾU NHI. Trong các số Thiếu Nhi có hàng ngàn bài thơ ghi đậm dấu học trò. Giờ đọc lại, vẫn thấy hay! Mình thích những bài thơ hồi đó! Quá yêu!
(Hình minh hoạ của Hoạ sĩ ViVi)
MAQUETTE BÌA VỚI MANCHETTE "THIẾU NHI" ở ngay trên nền tranh vẽ là một thiết kế mà mình rất thích! Mãi sau này, Thiếu Nhi mới áp dụng hình thức này với manchette THIẾU NHI bỏ chân, tròn gọn hơn, các con chữ sát lại, "trôi" trên tranh của Hoạ sĩ ViVi vẽ tràn hết toàn bộ diện tích bìa. Và Hoạ sĩ ViVi càng hớp hồn độc giả với những hoạ phẩm được "zoom" cận cảnh, đặc tả chân dung các cô gái, chàng trai cùng các em bé, phải nói là không sướng thì chết liền!
(Hình kèm bài viết: THIẾU NHI số 125, ngày 1-6-1974 với hoạ phẩm "Bạn Của Bé" của Hoạ sĩ VIVI)
(Hình kèm bài viết: THIẾU NHI số 125, ngày 1-6-1974 với hoạ phẩm "Bạn Của Bé" của Hoạ sĩ VIVI)
Rạng sáng mai, trên sân vận động Olympiastadion ở Berlin, Barcelona sẽ đánh gục Juventus trong trận chung kết UEFA Champions League để hoàn thành cú ăn ba thần thánh trong mùa giải '14-'15!
Đối diện với một Juve, với đặc sản Catenacio của người Ý, phòng thủ dày đặc khu vực trước cầu môn và tăng cường bắt chết các quân bài tấn công chủ lực, Barca vẫn thi triển lối đá đẹp mắt của mình!
Messi sẽ lùi xuống, đá thấp như một tiền vệ công, thu hút các hậu vệ Juve, tạo ra các khoảng trống cho Neyma và Suarez cùng hai hậu vệ biên Alba và Alves dâng cao, Iniesta và Rakitic chực chờ ngoài vòng cấm để hợp lực tàn phá hàng thủ Juve, buộc đối thủ lộ ra sơ hở! Ai cũng biết sẽ như vậy, nhưng với sự biến hoá khôn lường, Juve sẽ không thoát được màn huỷ diệt của Barca với đôi chân ma thuật của Messi, với kỹ thuật nhồi bóng của Neyma và cái đầu lém lỉnh của Suarez!
Chiến đấu kiên cường như những chiến binh của các quân đoàn La-mã xưa, nhưng Juve với tấm khiên Pirlo và Evra của mình vẫn không cản nổi bước tiến của Barca, để Berlin là đô thành nối tiếp những London, Paris và Rome tôn vinh giá trị vĩnh cửu của Barcelona FC!
Đối diện với một Juve, với đặc sản Catenacio của người Ý, phòng thủ dày đặc khu vực trước cầu môn và tăng cường bắt chết các quân bài tấn công chủ lực, Barca vẫn thi triển lối đá đẹp mắt của mình!
Messi sẽ lùi xuống, đá thấp như một tiền vệ công, thu hút các hậu vệ Juve, tạo ra các khoảng trống cho Neyma và Suarez cùng hai hậu vệ biên Alba và Alves dâng cao, Iniesta và Rakitic chực chờ ngoài vòng cấm để hợp lực tàn phá hàng thủ Juve, buộc đối thủ lộ ra sơ hở! Ai cũng biết sẽ như vậy, nhưng với sự biến hoá khôn lường, Juve sẽ không thoát được màn huỷ diệt của Barca với đôi chân ma thuật của Messi, với kỹ thuật nhồi bóng của Neyma và cái đầu lém lỉnh của Suarez!
Chiến đấu kiên cường như những chiến binh của các quân đoàn La-mã xưa, nhưng Juve với tấm khiên Pirlo và Evra của mình vẫn không cản nổi bước tiến của Barca, để Berlin là đô thành nối tiếp những London, Paris và Rome tôn vinh giá trị vĩnh cửu của Barcelona FC!
TRÊN ĐƯỜNG NÓNG NHƯ THIÊU, NHƯ ĐỐT, trong đầu chợt vẩn vơ: Giá như những người chủ trương chặt phá cây xanh ở thành phố Hà Nội hồi bé được đọc báo Thiếu Nhi hằng tuần thì mấy ổng sẽ không độc ác đi chặt phá cây xanh, sẽ không phạm phải sai lầm sơ đẳng như thế để bị dân chúng chửi vì việc làm thất đức, thất nhân tâm của mình, để bây giờ nhiều con đường trơ mặt ra hứng nắng và người thì trân mình rachịu nắng, chẳng biết núp vào đâu, than thở "nắng ve kêu!". Mà ve cũng đâu còn chỗ bám để cất lên tiếng sầu!
Đọc Thiếu Nhi từ bé, mấy ông ấy sẽ được giáo dục đàng hoàng ngay thuở nhỏ, hình thành nhân cách sống hợp lẽ đời và biết yêu thương, quý trọng từ ngọn cỏ, mầm cây! Và biết làm người tử tế!
(Hình kèm bài viết: THIẾU NHI số 124, ngày 1-5-1974, với tranh bìa " Văn Lang" của Hoạ sĩ ViVi)
Đọc Thiếu Nhi từ bé, mấy ông ấy sẽ được giáo dục đàng hoàng ngay thuở nhỏ, hình thành nhân cách sống hợp lẽ đời và biết yêu thương, quý trọng từ ngọn cỏ, mầm cây! Và biết làm người tử tế!
(Hình kèm bài viết: THIẾU NHI số 124, ngày 1-5-1974, với tranh bìa " Văn Lang" của Hoạ sĩ ViVi)
TẤM LÒNG MẸ CHA
TUÂN BÁO THIẾU NHI số 93, ngày 10-6-1973 có giới thiệu bài Huyệt Lạnh của tập thơ Theo Cánh Gió Bay của thi sĩ Anh Tuyến, trong "Thư Chủ nhiệm gửi các em thiếu nhi"
..."Thi sĩ Anh Tuyến có hai người con trong quân ngũ, phục vụ trong đơn vị Dù: Người con ruột là Thiếu uý Lê Anh Thái đã hy sinh ngày 8-7-72 khi cầm đầu một cánh quân tiến vào trung tâm thành phố Quảng Trị và một tuần sau, ngày 14-7-72, đến lượt người con nuôi của thi sĩ, Thiếu uý La Vĩnh Khâm, cũng là bạn chí thân của Lê Anh Thái, cũng lại buông tay súng tại đây.
TUÂN BÁO THIẾU NHI số 93, ngày 10-6-1973 có giới thiệu bài Huyệt Lạnh của tập thơ Theo Cánh Gió Bay của thi sĩ Anh Tuyến, trong "Thư Chủ nhiệm gửi các em thiếu nhi"
..."Thi sĩ Anh Tuyến có hai người con trong quân ngũ, phục vụ trong đơn vị Dù: Người con ruột là Thiếu uý Lê Anh Thái đã hy sinh ngày 8-7-72 khi cầm đầu một cánh quân tiến vào trung tâm thành phố Quảng Trị và một tuần sau, ngày 14-7-72, đến lượt người con nuôi của thi sĩ, Thiếu uý La Vĩnh Khâm, cũng là bạn chí thân của Lê Anh Thái, cũng lại buông tay súng tại đây.
Con nằm đó, lạnh lùng trong đáy
huyệt
Bốn ngọn đèn leo lét cháy âm u
Ngủ đi con, vào giấc ngủ thiên
thu!
Thôi! Cát bụi! Con hãy về cát bụi!
Đây nắm đất, tiễn con ngày vĩnh
biệt
Rơi trên hòm, tiếng động nhỏ khô
khan!
Trong lòng cha một tiếng sét nổ
vang
Nghe đau nhói, như tìm mình rạn
vỡ...
Con nằm đó, mình con trong đáy
mộ
Không nệm giường, biết có lạnh
con không?
Đêm xuống rồi, ai kéo góc chăn
bông
Che ấm ngực cho con trời trở rét!
Ba những muốn theo con vào đáy
huyệt
Canh cho con, trong giấc ngủ
muôn đời...
Như ngày nào, còn bé con nằm
nôi.
Ba ngồi hát, ru con vào mộng đẹp
Những ky đất đổ dồn trong đáy
huyệt
Xây tường thành ngăn cách giữa
cha con
Tiếng cuốc xẻng đập đều trên
mặt mộ
Cha nghe như tiếng búa bổ
tan hồn!
Con nằm đó, cô đơn trong đáy
huyệt
Mộ đắp rồi, một nấm đất vô tri...
Người đưa con lặng lẽ đã ra đi...
Cha ngồi lại, quàng tay ôm mộ đất
Nghe hơi lạnh thấm dần qua thể
chất
Ngùi thương con đơn lạnh giữa
mồ sâu!
-Ngủ đi con, say giấc ngủ
thiên thu
Cha ấp mộ, cho thân con đỡ lạnh.
Các em thân mến,
Chép lại bài thơ trên, chúng tôi mong muốn các em hiểu rõ thêm tình thương con của cha mẹ và các em yêu mến cha mẹ các em nhiều hơn. Hầu hết cha mẹ bằng lòng hy sinh tất cả, tài sản cũng như tính mạng mình cho con cái, không gì làm cho cha mẹ sung sướng bằng nếu có thể bịnh thay hay chết thay cho con.
Hãy nghĩ đến cha mẹ các em và thương yêu cha mẹ!
Thân mến,
Nguyễn Hùng Trương"
(Số 93, ngày 10-6-1973, Tuần báo Thiếu Nhi. Với tranh bìa "Trước Khung Vải" của Hoạ sĩ VIVI)
TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN của mình, chưa bao giờ FIFA (Liên đoàn Bóng đá Thế giới) rơi vào khủng hoảng như hiện tại! Tham nhũng, hối lộ, những affair kinh tế và chính trị đen tối đã đẩy đến việc chấm dứt "triều đại" Sepp Blatter!
Mong FIFA sẽ sớm bước vào chương sử mới với sự minh bạch và liêm chính trong tổ chức và điều hành hoạt động của Bóng đá trên toàn thế giới! Để những Trái tim Bóng đá luôn cháy bỏng với niềm tin và khát khao Cái Đẹp mà môn thể thao vua này mang lại! Như slogan trên biểu tượng FIFA: "For the Good of the Game"!
Mong FIFA sẽ sớm bước vào chương sử mới với sự minh bạch và liêm chính trong tổ chức và điều hành hoạt động của Bóng đá trên toàn thế giới! Để những Trái tim Bóng đá luôn cháy bỏng với niềm tin và khát khao Cái Đẹp mà môn thể thao vua này mang lại! Như slogan trên biểu tượng FIFA: "For the Good of the Game"!
"Em hái mùa hè trên cây", em "chở kỷ niệm về nhà", em đâu biết "Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18" (trích từ "Phượng Hồng và Chút Tình Đầu của nhà thơ Đỗ Trung Quân)
Tranh bìa của Hoạ sĩ ViVi trên Tuần báo THIẾU NHI số 40 và 88, năm 1972 và 1973.
Tranh bìa của Hoạ sĩ ViVi trên Tuần báo THIẾU NHI số 40 và 88, năm 1972 và 1973.
"Em hái mùa hè trên cây", em "chở kỷ niệm về nhà", em đâu biết "Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18" (trích từ "Phượng Hồng và Chút Tình Đầu của nhà thơ Đỗ Trung Quân)
Tranh bìa của Hoạ sĩ ViVi trên Tuần báo THIẾU NHI số 40 và 88, năm 1972 và 1973.
Tranh bìa của Hoạ sĩ ViVi trên Tuần báo THIẾU NHI số 40 và 88, năm 1972 và 1973.
TUẦN BÁO THIẾU NHI. SỐ KỶ NIỆM ĐỆ NHẤT CHU NIÊN
Số 51, phát hành ngày 13-8-1972 với tranh bìa "Một Ngọn Nến Hồng" của Hoạ sĩ ViVi, chính là số dành để đánh dấu Một Năm ngày ra đời Tuần báo Thiếu Nhi.
Trong số Kỷ niệm Sinh nhật đầu tiên này, điều mình quan tâm chính là tìm những điểm nhấn chính trong quá trình tồn tại và phát triển của THIẾU NHI để hiểu rõ hơn về tờ báo mình yêu quý và cũng qua đó, "nhìn ngược về quá khứ" cách đây gần 45 năm, để có thể phần nào thấy lại được khung cảnh và điều kiện làm việc của những người chủ trương, những người đã dựng nên diện mạo THIẾU NHI với mục đích cao đẹp "vừa giải trí, vừa giáo dục" con trẻ!
Trong vô số các chi tiết được ghi nhận qua các bài viết của bác Chủ nhiệm Nguyễn Hùng Trương, của chị Đỗ Phương Khanh và của Chủ biên Nhật Tiến, mình cảm nhận được cái Tâm, dành "Tất cả cho các em" (lời Chủ biên Nhật Tiến)!
Trong cái thời mà lửa khói điêu linh vẫn vẫn ngập trời đất nước, cả miền Nam vẫn đang súng nổ, bom rền, cái thời "gạo châu củi quế", Toà soạn vẫn khó khăn trăm bề, vậy mà THIẾU NHI vẫn nói không với quảng cáo, từ chối "nguồn sữa", chỉ với mục đích dành chỗ tối đa cho bài vở phục vụ thiếu nhi!
Trong cái thời mà tất cả những người chủ trương phải lo bao việc và Toà soạn THIẾU NHI chỉ hoạt động về đêm, từ tám giờ tối cho đến giờ giới nghiêm thì phải rời đi.
Chỉ riêng với Anh ViVi thôi, mình suy nghĩ hoài mà không thể lý giải được, sao tình yêu trong Anh lớn đến thế để Anh vẽ ra được bao hoạ phẩm để đời, mà bao thế hệ thiếu nhi không thể nào quên? Là quân nhân, lại liên tục cấm trại vì đang là thời chiến, mỗi tuần Ảnh chỉ có thể thu xếp đến Toà soạn một lần, vậy mà bao trang bìa, bao tranh minh hoạ, Ảnh vẫn đều đặn tô điểm cho tờ báo thêm mặn mà, đẹp đẽ! Chỉ có lòng yêu con trẻ vô bờ bến và không một chút lăn tăn đong đếm mới làm cho con người ta lao động và sáng tạo trong điều kiện ngặt nghèo như vậy!
Gần 45 năm qua rồi, cho đến tận bây giờ, luôn ngưỡng mộ trước những người đã vì thế hệ con trẻ mà dấn bước, trên con đường đầy trắc trở, gian nan!
Tình yêu với THIẾU NHI, vì vậy vẫn luôn đầy.
Số 51, phát hành ngày 13-8-1972 với tranh bìa "Một Ngọn Nến Hồng" của Hoạ sĩ ViVi, chính là số dành để đánh dấu Một Năm ngày ra đời Tuần báo Thiếu Nhi.
Trong số Kỷ niệm Sinh nhật đầu tiên này, điều mình quan tâm chính là tìm những điểm nhấn chính trong quá trình tồn tại và phát triển của THIẾU NHI để hiểu rõ hơn về tờ báo mình yêu quý và cũng qua đó, "nhìn ngược về quá khứ" cách đây gần 45 năm, để có thể phần nào thấy lại được khung cảnh và điều kiện làm việc của những người chủ trương, những người đã dựng nên diện mạo THIẾU NHI với mục đích cao đẹp "vừa giải trí, vừa giáo dục" con trẻ!
Trong vô số các chi tiết được ghi nhận qua các bài viết của bác Chủ nhiệm Nguyễn Hùng Trương, của chị Đỗ Phương Khanh và của Chủ biên Nhật Tiến, mình cảm nhận được cái Tâm, dành "Tất cả cho các em" (lời Chủ biên Nhật Tiến)!
Trong cái thời mà lửa khói điêu linh vẫn vẫn ngập trời đất nước, cả miền Nam vẫn đang súng nổ, bom rền, cái thời "gạo châu củi quế", Toà soạn vẫn khó khăn trăm bề, vậy mà THIẾU NHI vẫn nói không với quảng cáo, từ chối "nguồn sữa", chỉ với mục đích dành chỗ tối đa cho bài vở phục vụ thiếu nhi!
Trong cái thời mà tất cả những người chủ trương phải lo bao việc và Toà soạn THIẾU NHI chỉ hoạt động về đêm, từ tám giờ tối cho đến giờ giới nghiêm thì phải rời đi.
Chỉ riêng với Anh ViVi thôi, mình suy nghĩ hoài mà không thể lý giải được, sao tình yêu trong Anh lớn đến thế để Anh vẽ ra được bao hoạ phẩm để đời, mà bao thế hệ thiếu nhi không thể nào quên? Là quân nhân, lại liên tục cấm trại vì đang là thời chiến, mỗi tuần Ảnh chỉ có thể thu xếp đến Toà soạn một lần, vậy mà bao trang bìa, bao tranh minh hoạ, Ảnh vẫn đều đặn tô điểm cho tờ báo thêm mặn mà, đẹp đẽ! Chỉ có lòng yêu con trẻ vô bờ bến và không một chút lăn tăn đong đếm mới làm cho con người ta lao động và sáng tạo trong điều kiện ngặt nghèo như vậy!
Gần 45 năm qua rồi, cho đến tận bây giờ, luôn ngưỡng mộ trước những người đã vì thế hệ con trẻ mà dấn bước, trên con đường đầy trắc trở, gian nan!
Tình yêu với THIẾU NHI, vì vậy vẫn luôn đầy.
HAI PHIÊN BẢN CỦA CÙNG TÁC GIẢ.
HOẠ SĨ VIVI VẼ HAI BÌA KHÁC NHAU cho cùng một tác phẩm văn chương. "Ngục Thất Giữa Rừng Già" của Minh Quân và Mỹ Lan do Tuổi Hoa ấn hành năm 1970 và Minh Đăng xuất bản tiếp sau đó, vào năm 1972 đều được Hoạ sĩ ViVi vẽ bìa rất ấn tượng! Nhìn tranh bìa của Hoạ sĩ, đã thấy truyện hấp dẫn rồi!
Cả hai mình đều chưa đọc, mình chỉ sưu tầm sách báo có tranh bìa của Anh ViVi nên mình nhận về! Tranh bìa của Người Hoạ sĩ tài hoa này luôn có sức lôi cuốn mãnh liệt và mình luôn yêu!
HOẠ SĨ VIVI VẼ HAI BÌA KHÁC NHAU cho cùng một tác phẩm văn chương. "Ngục Thất Giữa Rừng Già" của Minh Quân và Mỹ Lan do Tuổi Hoa ấn hành năm 1970 và Minh Đăng xuất bản tiếp sau đó, vào năm 1972 đều được Hoạ sĩ ViVi vẽ bìa rất ấn tượng! Nhìn tranh bìa của Hoạ sĩ, đã thấy truyện hấp dẫn rồi!
Cả hai mình đều chưa đọc, mình chỉ sưu tầm sách báo có tranh bìa của Anh ViVi nên mình nhận về! Tranh bìa của Người Hoạ sĩ tài hoa này luôn có sức lôi cuốn mãnh liệt và mình luôn yêu!
LAI RAI CÙNG NHIỀU SỐ THIẾU NHI của các năm tháng khác nhau, mình đã đưa lên đủ 10 số đầu tiên_10 viên gạch ban đầu mà Toà soạn Tuần báo THIẾU NHI với những người chủ trương đã dựng lên hình hài đầy yêu mến của tuổi thơ!
Đã bất chấp bao khó khăn về con người, bao trở ngại do thời cuộc không thuận lợi để mang đến cho thiếu nhi một vật phẩm văn hoá mang tính giải trí phù hợp và đậm tính giáo dục.
Theo dõi qua từng số báo, có thể thấy được phần nào quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của THIẾU NHI, để thêm yêu thương, quý trọng những Con Người "ngày đêm hì hục" và hối hả, tranh thủ mọi khoảng thời gian có được để chung tay gầy dựng niềm vui cho con trẻ!
Càng tìm hiểu sâu về THIẾU NHI, ngược về thời gian ấy với guồng quay khốc liệt của bao biến động không ngừng trên toàn miền, càng cảm phục những tấm lòng đã một thời trọn vẹn cho lứa trẻ! Bác Nguyễn Hùng Trương, chú Nhật Tiến, cô Đỗ Phương Khanh, Anh ViVi, anh Bách Khoa và bao người nữa, các nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, là các cộng tác viên thân thiết, đã chung góp để có được tờ báo tốt nhất cho con trẻ!
Không thể post các trang nội dung lên được, chứ không thì, đọc đầy đủ các số báo, các bạn sẽ thấy, THIẾU NHI giá trị đến dường nào, khi xét trên nhiều tiêu chí, nội dung-chất lượng bài vở và hình thức trình bày! Nên nhớ, cách nay đã gần 45 năm rồi!
Đã bất chấp bao khó khăn về con người, bao trở ngại do thời cuộc không thuận lợi để mang đến cho thiếu nhi một vật phẩm văn hoá mang tính giải trí phù hợp và đậm tính giáo dục.
Theo dõi qua từng số báo, có thể thấy được phần nào quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của THIẾU NHI, để thêm yêu thương, quý trọng những Con Người "ngày đêm hì hục" và hối hả, tranh thủ mọi khoảng thời gian có được để chung tay gầy dựng niềm vui cho con trẻ!
Càng tìm hiểu sâu về THIẾU NHI, ngược về thời gian ấy với guồng quay khốc liệt của bao biến động không ngừng trên toàn miền, càng cảm phục những tấm lòng đã một thời trọn vẹn cho lứa trẻ! Bác Nguyễn Hùng Trương, chú Nhật Tiến, cô Đỗ Phương Khanh, Anh ViVi, anh Bách Khoa và bao người nữa, các nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, là các cộng tác viên thân thiết, đã chung góp để có được tờ báo tốt nhất cho con trẻ!
Không thể post các trang nội dung lên được, chứ không thì, đọc đầy đủ các số báo, các bạn sẽ thấy, THIẾU NHI giá trị đến dường nào, khi xét trên nhiều tiêu chí, nội dung-chất lượng bài vở và hình thức trình bày! Nên nhớ, cách nay đã gần 45 năm rồi!
BẤT CHỢT
Nắng cháy chỉ, nóng điên khùng! Chợt dịu lại khi khi nhìn thấy tranh bìa THIẾU NHI với hình vẽ của Hoạ sĩ ViVi! Cô gái trong tiết lạnh, dưới mưa.
(THIẾU NHI số 91, ngày 27-5-1973)
Những cô gái của miền Nam trước '75 đã rất điệu và dĩ nhiên là rất đẹp! Tiếc cái, hồi đó mình chỉ là nhóc con, lông nhông! Cái này, để hỏi lại mấy ông anh mình, có khoái không? — with Tris Đỗ.
Nắng cháy chỉ, nóng điên khùng! Chợt dịu lại khi khi nhìn thấy tranh bìa THIẾU NHI với hình vẽ của Hoạ sĩ ViVi! Cô gái trong tiết lạnh, dưới mưa.
(THIẾU NHI số 91, ngày 27-5-1973)
Những cô gái của miền Nam trước '75 đã rất điệu và dĩ nhiên là rất đẹp! Tiếc cái, hồi đó mình chỉ là nhóc con, lông nhông! Cái này, để hỏi lại mấy ông anh mình, có khoái không? — with Tris Đỗ.
TRONG SỐ SÁCH mình vừa nhận, có cuốn "BÓNG NGƯỜI DƯỚI TRĂNG" của Tác giả Nguyễn Trường Sơn. Chưa kịp lần giở thì nhận được tin Bác Nguyễn Trường Sơn đã rời xa cõi tạm.
Một nén tâm nhang, xin tưởng nhớ Nhà văn của tuổi thơ!
ĐỌC ĐẾN SỐ THỨ 9 (phát hành ngày 10-10-1971), qua mục "Hộp thư" do nhà văn Nhật Tiến trả lời, chúng ta mới biết, Tuần báo THIẾU NHI vẫn lỗ nặng nề, nhưng với tâm huyết của những người chủ trương, THIẾU NHI vẫn cố đứng vững để duy trì được tôn chỉ và mục đích của mình, như cái hình mũi tên luôn hiện diện trên góc bìa, là kim chỉ nam của toàn bộ tiêu chí phục vụ mà Thiếu Nhi hướng đến trong việc giải trí và giáo dục thiếu nhi đương thời!
Đọc thấy thương, phát hành 25000 số mỗi lần, mỗi tờ đóng một ghim để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian, để mang đến cho thiếu nhi một món ăn tinh thần bổ ích! Một chi tiết nhỏ, để thấy hồi ấy, các bác, các cô chú và anh chị Toà soạn THIẾU NHI đã sống và đã làm vì các em thiếu nhi ra sao!
Bác Chủ nhiệm đã có nói:
"...tất cả nhân viên toà soạn đã hì hục làm việc ngày đêm để tờ báo được thành hình và tới tay các em.
... Tất cả mọi người đều ước mong tờ báo sẽ sống lâu dài để các em có thêm một tờ báo lành mạnh.
... Chúng tôi hết sức phấn khởi vì đã giúp ích được cho các em một cái gì. Điều làm cho chúng tôi cảm động và sung sướng nhất là các em đặt tất cả sự tín nhiệm nơi tờ báo Thiếu Nhi của các em; các em đã gửi gắm nơi chúng tôi những lo âu, thắc mắc, những tâm sự dù nhỏ nhặt đến đâu của các em."
Đọc thấy thương, phát hành 25000 số mỗi lần, mỗi tờ đóng một ghim để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian, để mang đến cho thiếu nhi một món ăn tinh thần bổ ích! Một chi tiết nhỏ, để thấy hồi ấy, các bác, các cô chú và anh chị Toà soạn THIẾU NHI đã sống và đã làm vì các em thiếu nhi ra sao!
Bác Chủ nhiệm đã có nói:
"...tất cả nhân viên toà soạn đã hì hục làm việc ngày đêm để tờ báo được thành hình và tới tay các em.
... Tất cả mọi người đều ước mong tờ báo sẽ sống lâu dài để các em có thêm một tờ báo lành mạnh.
... Chúng tôi hết sức phấn khởi vì đã giúp ích được cho các em một cái gì. Điều làm cho chúng tôi cảm động và sung sướng nhất là các em đặt tất cả sự tín nhiệm nơi tờ báo Thiếu Nhi của các em; các em đã gửi gắm nơi chúng tôi những lo âu, thắc mắc, những tâm sự dù nhỏ nhặt đến đâu của các em."
TRANH BÌA vẽ các em thiếu nhi trong một sinh hoạt của lần đóng trại đã gợi nhớ bao điều.
Ai đã là học trò, ai đã là Hướng đạo sinh, ai đã từng là Phật tử... không ít nhất một lần được trải qua những hoạt động vui chơi, những sinh hoạt hấp dẫn và bổ ích, mà ở đó, mỗi lần cả đám nhóc, không kể gái trai, xúm lại nấu nướng trong thời gian đóng trại luôn là thời gian rất vui vẻ với bao điều nảy sinh từ những cái đầu, đôi tay "quái quỷ" của trẻ con!
Anh ViVi tái hiện lại rất sinh động một phần hồn trong cuộc đời con trẻ trên tranh bìa THIẾU NHI số 8, phát hành ngày 3-10-1971. Và tranh của Anh, minh hoạ cho một bài viết trong số này.
Ai đã là học trò, ai đã là Hướng đạo sinh, ai đã từng là Phật tử... không ít nhất một lần được trải qua những hoạt động vui chơi, những sinh hoạt hấp dẫn và bổ ích, mà ở đó, mỗi lần cả đám nhóc, không kể gái trai, xúm lại nấu nướng trong thời gian đóng trại luôn là thời gian rất vui vẻ với bao điều nảy sinh từ những cái đầu, đôi tay "quái quỷ" của trẻ con!
Anh ViVi tái hiện lại rất sinh động một phần hồn trong cuộc đời con trẻ trên tranh bìa THIẾU NHI số 8, phát hành ngày 3-10-1971. Và tranh của Anh, minh hoạ cho một bài viết trong số này.
TRANH BÌA vẽ các em thiếu nhi trong một sinh hoạt của lần đóng trại đã gợi nhớ bao điều.
Ai đã là học trò, ai đã là Hướng đạo sinh, ai đã từng là Phật tử... không ít nhất một lần được trải qua những hoạt động vui chơi, những sinh hoạt hấp dẫn và bổ ích, mà ở đó, mỗi lần cả đám nhóc, không kể gái trai, xúm lại nấu nướng trong thời gian đóng trại luôn là thời gian rất vui vẻ với bao điều nảy sinh từ những cái đầu, đôi tay "quái quỷ" của trẻ con!
Anh ViVi tái hiện lại rất sinh động một phần hồn trong cuộc đời con trẻ trên tranh bìa THIẾU NHI số 8, phát hành ngày 3-10-1971. Và tranh của Anh, minh hoạ cho một bài viết trong số này.
Ai đã là học trò, ai đã là Hướng đạo sinh, ai đã từng là Phật tử... không ít nhất một lần được trải qua những hoạt động vui chơi, những sinh hoạt hấp dẫn và bổ ích, mà ở đó, mỗi lần cả đám nhóc, không kể gái trai, xúm lại nấu nướng trong thời gian đóng trại luôn là thời gian rất vui vẻ với bao điều nảy sinh từ những cái đầu, đôi tay "quái quỷ" của trẻ con!
Anh ViVi tái hiện lại rất sinh động một phần hồn trong cuộc đời con trẻ trên tranh bìa THIẾU NHI số 8, phát hành ngày 3-10-1971. Và tranh của Anh, minh hoạ cho một bài viết trong số này.
Tuần báo THIẾU NHI số 7, ra ngày 26-9-1971.
Rất hiếm hoi, trong những số báo đầu tiên, chúng ta mới thấy có tranh minh hoạ của Hoạ sĩ ViVi_tác giả của các tranh bìa cực kỳ hấp dẫn với tất cả độc giả Thiếu Nhi. Có thể, trong thời gian này, người Hoạ sĩ tài hoa không thể dành nhiều thời gian cho Thiếu Nhi.
Rất hiếm hoi, trong những số báo đầu tiên, chúng ta mới thấy có tranh minh hoạ của Hoạ sĩ ViVi_tác giả của các tranh bìa cực kỳ hấp dẫn với tất cả độc giả Thiếu Nhi. Có thể, trong thời gian này, người Hoạ sĩ tài hoa không thể dành nhiều thời gian cho Thiếu Nhi.
THIẾU NHI SỐ 6. Phát hành ngày 19-9-1971.
Nay mình lại tiếp tục giới thiệu đến các bạn yêu mến Tuần báo Thiếu Nhi một số báo nữa, nằm trong loạt 10 số đầu tiên.
Các bạn nhìn thấy, hình bìa có thêm dòng chữ "LPH'sCollection" do mình dán thêm vào. Mình rất tiếc khi không giữ cho hình bìa được "sạch", đó lại là tranh vẽ của Hoạ sĩ mà mình luôn trân quý từ thưở nhỏ đến giờ! Mãi mãi là vậy!
Nhưng mình phải làm vậy, sau khi đã cân nhắc cẩn thận và đó là điều chẳng đặng đừng, khi người bạn của mình ở Sài Gòn gửi email, có kèm ảnh, báo cho mình biết, một người trên một trang mua bán sách báo trước 1975, sử dụng các hình ảnh về sách báo của mình sưu tầm được và lấy từ trang Facebook của mình. Các hình ảnh của mình dễ nhận diện với cái riêng mà các bạn thân quen rất rành. Đơn giản nhưng dễ nhận ra. Và các bạn của mình cũng đều biết, mình chơi sách báo, mình chỉ đưa lên cái mình đang sở hữu, cái mình tìm kiếm được với vật thật, sờ mó được, đang ở trong tay mình; từ quyển sách, tờ báo đến con tem, tờ tiền...; chứ không bao giờ lấy từ bất cứ đâu!
Là người chơi sách báo từ rất lâu nên mình tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu của những người khác! Có mượn để minh hoạ bài viết này nọ thì cũng dẫn nguồn thật cụ thể, rõ ràng! Đạo của người mê chữ nghĩa là phải luôn biết tôn trọng những người làm ra chữ nghĩa, làm ra sản phẩm văn hoá đó! Không ai dạy, nhưng mình luôn hành xử như vậy!
Vậy mà không đâu lại lù lù trên một trang mua bán, các hình ảnh mà mình đã đăng. Mình chỉ biết mua chứ chưa bao giờ biết bán cái gì trong toàn bộ bộ sưu tập của mình! Quá trình này sẽ còn dài, chưa ngừng lại! Nên mình thấy cũng kỳ cục, khi ai đó sử dụng hình ảnh của mình vào cái việc làm ăn của họ. Lâu nay mình đơn giản, ai làm gì thì làm, mình không để ý, nhưng dùng vào việc mua bán thì nghe chướng quá! Với mình là lạ lẫm!
Nên mình đành dán thêm vài chữ lên ảnh, gọi là để tránh cái linh tinh, phiền phức! Mình cố tình dùng tiếng Anh để rút ngắn nhất nội dung mình muốn đánh dấu. Mình chỉ xin lỗi một người_Anh ViVi, tác giả vô cùng đáng kính của những hoạ phẩm tuyệt vời, đã trường tồn cùng năm tháng! "Anh bỏ qua cho em! Có gì, Anh cứ chỉ bảo, em làm theo!"
— with Tris Đỗ.Nay mình lại tiếp tục giới thiệu đến các bạn yêu mến Tuần báo Thiếu Nhi một số báo nữa, nằm trong loạt 10 số đầu tiên.
Các bạn nhìn thấy, hình bìa có thêm dòng chữ "LPH'sCollection" do mình dán thêm vào. Mình rất tiếc khi không giữ cho hình bìa được "sạch", đó lại là tranh vẽ của Hoạ sĩ mà mình luôn trân quý từ thưở nhỏ đến giờ! Mãi mãi là vậy!
Nhưng mình phải làm vậy, sau khi đã cân nhắc cẩn thận và đó là điều chẳng đặng đừng, khi người bạn của mình ở Sài Gòn gửi email, có kèm ảnh, báo cho mình biết, một người trên một trang mua bán sách báo trước 1975, sử dụng các hình ảnh về sách báo của mình sưu tầm được và lấy từ trang Facebook của mình. Các hình ảnh của mình dễ nhận diện với cái riêng mà các bạn thân quen rất rành. Đơn giản nhưng dễ nhận ra. Và các bạn của mình cũng đều biết, mình chơi sách báo, mình chỉ đưa lên cái mình đang sở hữu, cái mình tìm kiếm được với vật thật, sờ mó được, đang ở trong tay mình; từ quyển sách, tờ báo đến con tem, tờ tiền...; chứ không bao giờ lấy từ bất cứ đâu!
Là người chơi sách báo từ rất lâu nên mình tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu của những người khác! Có mượn để minh hoạ bài viết này nọ thì cũng dẫn nguồn thật cụ thể, rõ ràng! Đạo của người mê chữ nghĩa là phải luôn biết tôn trọng những người làm ra chữ nghĩa, làm ra sản phẩm văn hoá đó! Không ai dạy, nhưng mình luôn hành xử như vậy!
Vậy mà không đâu lại lù lù trên một trang mua bán, các hình ảnh mà mình đã đăng. Mình chỉ biết mua chứ chưa bao giờ biết bán cái gì trong toàn bộ bộ sưu tập của mình! Quá trình này sẽ còn dài, chưa ngừng lại! Nên mình thấy cũng kỳ cục, khi ai đó sử dụng hình ảnh của mình vào cái việc làm ăn của họ. Lâu nay mình đơn giản, ai làm gì thì làm, mình không để ý, nhưng dùng vào việc mua bán thì nghe chướng quá! Với mình là lạ lẫm!
Nên mình đành dán thêm vài chữ lên ảnh, gọi là để tránh cái linh tinh, phiền phức! Mình cố tình dùng tiếng Anh để rút ngắn nhất nội dung mình muốn đánh dấu. Mình chỉ xin lỗi một người_Anh ViVi, tác giả vô cùng đáng kính của những hoạ phẩm tuyệt vời, đã trường tồn cùng năm tháng! "Anh bỏ qua cho em! Có gì, Anh cứ chỉ bảo, em làm theo!"
TUẦN BÁO THIẾU NHI. Số 5. Phát hành ngày 12-9-1971.
VÀI LỜI...
Vậy là mình và những người yêu mến báo Thiếu Nhi đã cùng trải qua năm số báo, nằm trong loạt 10 số đầu tiên mà mình dự định post đúng thứ tự.
Đây là loạt 10 số báo Thiếu Nhi mà theo mình, bằng thực tế, là rất khó kiếm hiện nay! Nhiều lúc, mình_ quen với việc sưu tầm sách báo cũ-mới, có thể biết ngay là nên tìm ở nơi nào, mà cũng không biết đâu là phương hướng để có thể định vị. Mình phải viện đến quan hệ có được lâu nay trong giới sưu tầm tem, sách, tiền... để "cài cắm" radar, dò quét ở các địa phương.
Vậy mà, thời gian cứ trôi, ai cũng lắc đầu, không thấy Thiếu Nhi các số đầu như mình mong mỏi! Điện đi, điện về, bắt nản! Nhiều lúc, chỉ trông vào chữ "duyên"! Tin rằng, trong đời, biết yêu thương, trân trọng những giá trị tốt đẹp thì điều mong muốn sẽ có ngày tìm về với nhau!
Mình đã rất mừng khi những số đầu tiên được phát hiện, để rồi trở về với "bạn bè" xưa, dù tìm và chờ đợi khá lâu và lách cách này kia.
Với mình, khi sưu tập báo chí thì những số đầu tiên rất quan trọng, nó sẽ đặt nền tảng để mình có thể tìm hiểu kỹ càng nhất có thể về tờ báo đó, một cách căn cơ và có cơ sở. Như muốn hiểu và đánh giá chính xác một dòng sông hay con suối, ta phải đến được tận nguồn khởi phát vậy!
Như Tuần báo Thiếu Nhi, có được từ số đầu, để so sánh, đối chiếu, mình mới thấy có rất nhiều sự thay đổi, theo chiều hướng tốt dần lên, từ hình thức đến nội dung. Mới thấy đuợc, tờ báo được những người chủ trương chăm chút từng chi tiết, với tâm huyết lớn lao để vượt qua được bao trở ngại trên con đường gieo trồng mầm xanh cho quê hương!
Thời gian ngắn đã thấy manchette Thiếu Nhi được điều chỉnh cho hài hoà hơn, maquette bìa với các hoạ phẩm đặc sắc của Hoạ sĩ ViVi mở rộng ra phần lớn trang, nhìn bắt mắt hơn rất nhiều! Và các trang ruột, được sắp xếp theo từng chủ đề, bám sát yêu cầu của đối tượng mà Thiếu Nhi hướng đến. Và đặc biệt, càng về sau này, Hoạ sĩ ViVi đóng góp vào việc minh hoạ các bài viết nhiều hơn, sức hấp dẫn từ nét vẽ của Hoạ sĩ là vô cùng lớn nên càng lôi cuốn độc giả nhỏ tuổi hơn. Rồi chất lượng giấy và mực in báo, cũng được thay đổi, tốt hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu.
Chỉ hai ba năm sau khi ra đời, Thiếu Nhi đã tiến một bước dài mà theo mình, là tiến rất nhanh và rất chắc trong hoạt động báo chí của mình. Sức sống của Thiếu Nhi hứa hẹn sẽ rất phát triển, và độc giả thiếu nhi sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ đó.
Rất tiếc, thời cuộc đổi thay, Thiếu Nhi đã dừng bước. Để bao người, luôn mang theo hoài niệm đẹp, với tâm thức tốt lành của THIẾU NHI!
VÀI LỜI...
Vậy là mình và những người yêu mến báo Thiếu Nhi đã cùng trải qua năm số báo, nằm trong loạt 10 số đầu tiên mà mình dự định post đúng thứ tự.
Đây là loạt 10 số báo Thiếu Nhi mà theo mình, bằng thực tế, là rất khó kiếm hiện nay! Nhiều lúc, mình_ quen với việc sưu tầm sách báo cũ-mới, có thể biết ngay là nên tìm ở nơi nào, mà cũng không biết đâu là phương hướng để có thể định vị. Mình phải viện đến quan hệ có được lâu nay trong giới sưu tầm tem, sách, tiền... để "cài cắm" radar, dò quét ở các địa phương.
Vậy mà, thời gian cứ trôi, ai cũng lắc đầu, không thấy Thiếu Nhi các số đầu như mình mong mỏi! Điện đi, điện về, bắt nản! Nhiều lúc, chỉ trông vào chữ "duyên"! Tin rằng, trong đời, biết yêu thương, trân trọng những giá trị tốt đẹp thì điều mong muốn sẽ có ngày tìm về với nhau!
Mình đã rất mừng khi những số đầu tiên được phát hiện, để rồi trở về với "bạn bè" xưa, dù tìm và chờ đợi khá lâu và lách cách này kia.
Với mình, khi sưu tập báo chí thì những số đầu tiên rất quan trọng, nó sẽ đặt nền tảng để mình có thể tìm hiểu kỹ càng nhất có thể về tờ báo đó, một cách căn cơ và có cơ sở. Như muốn hiểu và đánh giá chính xác một dòng sông hay con suối, ta phải đến được tận nguồn khởi phát vậy!
Như Tuần báo Thiếu Nhi, có được từ số đầu, để so sánh, đối chiếu, mình mới thấy có rất nhiều sự thay đổi, theo chiều hướng tốt dần lên, từ hình thức đến nội dung. Mới thấy đuợc, tờ báo được những người chủ trương chăm chút từng chi tiết, với tâm huyết lớn lao để vượt qua được bao trở ngại trên con đường gieo trồng mầm xanh cho quê hương!
Thời gian ngắn đã thấy manchette Thiếu Nhi được điều chỉnh cho hài hoà hơn, maquette bìa với các hoạ phẩm đặc sắc của Hoạ sĩ ViVi mở rộng ra phần lớn trang, nhìn bắt mắt hơn rất nhiều! Và các trang ruột, được sắp xếp theo từng chủ đề, bám sát yêu cầu của đối tượng mà Thiếu Nhi hướng đến. Và đặc biệt, càng về sau này, Hoạ sĩ ViVi đóng góp vào việc minh hoạ các bài viết nhiều hơn, sức hấp dẫn từ nét vẽ của Hoạ sĩ là vô cùng lớn nên càng lôi cuốn độc giả nhỏ tuổi hơn. Rồi chất lượng giấy và mực in báo, cũng được thay đổi, tốt hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu.
Chỉ hai ba năm sau khi ra đời, Thiếu Nhi đã tiến một bước dài mà theo mình, là tiến rất nhanh và rất chắc trong hoạt động báo chí của mình. Sức sống của Thiếu Nhi hứa hẹn sẽ rất phát triển, và độc giả thiếu nhi sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ đó.
Rất tiếc, thời cuộc đổi thay, Thiếu Nhi đã dừng bước. Để bao người, luôn mang theo hoài niệm đẹp, với tâm thức tốt lành của THIẾU NHI!
CÁC THÂN HỮU VÀ VĂN NGHỆ SĨ ĐƯƠNG THỜI VIẾT VỀ TUẦN BÁO THIẾU NHI
(Đăng trên Thiếu Nhi số 3 và 4, ra ngày 29-8 và 5-9-1971)
Như đã đăng ở các bài trước, Tuần báo Thiếu Nhi với tôn chỉ và mục đích rõ ràng, mang đến cho các em thiếu nhi thời đó một sản phẩm văn hoá rất bổ ích, hướng các em tìm đến những giá trị nhân văn tốt đẹp mà thiết tưởng, gần 45 năm rồi nhưng ý tưởng của những người sáng lập và khai sinh ra THIẾU NHI vẫn rất cần thiết cho trẻ nhỏ hôm nay!
Chúng ta cùng điểm lại những đánh giá, những nhận xét cùng những lời cổ vũ của các nhà văn, nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thời điểm THIẾU NHI vừa phát hành được hai số: (Trích đăng, vì nhiều quá!)
"- Chúng tôi cũng như bao nhiêu người khác, mong mỏi một luồng gió mới thổi tan đi những nhớp nhơ làm hoen ố bao nhiêu tâm hồn thiếu nhi"
Chúng tôi hy vọng những ngòi bút sẽ giúp cho trẻ nhỏ lớn lên, đứng thẳng, ngửng mặt làm người.
Nguyễn Nguyên
-Thay mặt anh em trong ban biên tập tuàn báo TUỔI NGỌC, tôi chân thành chúc tuần báo THIẾU NHI mạnh tiến.
Đinh Tiến Luyện - Nguyễn Mai
- Những ai đã qua, đang qua và sẽ qua tuổi Thiếu Nhi đều có bổn phận bảo vệ báo Thiếu Nhi.
Phạm Đức Hưởng
- Rất hoan nghênh thiện chí một công cuộc giáo dục lành mạnh.
Dương Đình Khuê
- Một tờ báo Thiếu Nhi ra đời lúc này thật đúng lúc. Cầu chúc Thiếu Nhi giữ vững đúng tôn chỉ.
Tuân Ánh
- Đây là một đóng góp cụ thể vào công việc giáo dục Thiếu Nhi Việt Nam, một thiện chí đáng được ca ngợi. Thành thật chúc "Thiếu Nhi" mạnh tiến.
Lan Đài
- Có trẻ nít mới có người lớn. Trẻ nít hư hỏng thì người lớn sau này cũng sẽ hỏng. Biết lo cho trẻ nít thì bây giờ kể cũng đã chậm, nhưng thà có còn hơn không. "Thiếu Nhi" đang được khuyến khích, trọng vọng trong mục đích đó.
Được đóng góp bằng mọi cách để nâng đỡ, cải tiến, duy trì "Thiếu Nhi" là một vinh dự của mọi người.
Lưu Nghi
- Ước mong "Thiếu Nhi" luôn luôn là người bạn thân yêu của toàn thể Thiếu Nhi VN.
Quyên Di
- Một cuộc cách mạng văn hoá Thiếu Nhi vĩ đại. Cần phải có sự cộng tác trực tiếp của nhiều nhà văn có thiện chí trong vấn đề giáo dục thiếu nhi.
Lê Xuân Thuỷ
- Tương lai nước Việt ở trong tay Thiếu Nhi Việt, được tờ báo giáo dục, xây dựng là cả một công trình to tát cho đất nước. Tờ Thiếu Nhi là cả một công trình hết sức tốt đẹp.
Phùng Thị Bút
- Mong rằng TB Thiếu Nhi là hành trang của cuộc đời tuổi trẻ.
G.S T.M Huyên
- Thành thật khen tặng tuần báo Thiếu Nhi đã có nhiều cố gắng.
Phùng Thị Bách
- Xin thành thật gửi tới Ông Chủ nhiệm cùng nhóm chủ trương lời tán dương nồng nhiệt.
Nguyễn Nhã
- Mong TB Thiếu Nhi mỗi ngày một thêm khởi sắc.
Trùng Dương - Nước non mong sớm Thanh Bình
Thiếu Nhi tuần báo vươn mình ra
khơi
Á, Âu, mặt biển, chân trời
Nơi nơi biết tiếng, người người
thuộc tên
Chủ trương nhắn nhủ đàn em
Trọng câu Nhán cách, giữ nền
hiếu trung
Đúc nung chí khí anh hùng
Văn chương, Khoa học, nằm
lòng Thiếu Nhi
Giang sơn mà thịnh hay suy
Đều do thế hệ Thiếu Nhi sau này.
Uyên Ba
(Đăng trên Thiếu Nhi số 3 và 4, ra ngày 29-8 và 5-9-1971)
Như đã đăng ở các bài trước, Tuần báo Thiếu Nhi với tôn chỉ và mục đích rõ ràng, mang đến cho các em thiếu nhi thời đó một sản phẩm văn hoá rất bổ ích, hướng các em tìm đến những giá trị nhân văn tốt đẹp mà thiết tưởng, gần 45 năm rồi nhưng ý tưởng của những người sáng lập và khai sinh ra THIẾU NHI vẫn rất cần thiết cho trẻ nhỏ hôm nay!
Chúng ta cùng điểm lại những đánh giá, những nhận xét cùng những lời cổ vũ của các nhà văn, nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thời điểm THIẾU NHI vừa phát hành được hai số: (Trích đăng, vì nhiều quá!)
"- Chúng tôi cũng như bao nhiêu người khác, mong mỏi một luồng gió mới thổi tan đi những nhớp nhơ làm hoen ố bao nhiêu tâm hồn thiếu nhi"
Chúng tôi hy vọng những ngòi bút sẽ giúp cho trẻ nhỏ lớn lên, đứng thẳng, ngửng mặt làm người.
Nguyễn Nguyên
-Thay mặt anh em trong ban biên tập tuàn báo TUỔI NGỌC, tôi chân thành chúc tuần báo THIẾU NHI mạnh tiến.
Đinh Tiến Luyện - Nguyễn Mai
- Những ai đã qua, đang qua và sẽ qua tuổi Thiếu Nhi đều có bổn phận bảo vệ báo Thiếu Nhi.
Phạm Đức Hưởng
- Rất hoan nghênh thiện chí một công cuộc giáo dục lành mạnh.
Dương Đình Khuê
- Một tờ báo Thiếu Nhi ra đời lúc này thật đúng lúc. Cầu chúc Thiếu Nhi giữ vững đúng tôn chỉ.
Tuân Ánh
- Đây là một đóng góp cụ thể vào công việc giáo dục Thiếu Nhi Việt Nam, một thiện chí đáng được ca ngợi. Thành thật chúc "Thiếu Nhi" mạnh tiến.
Lan Đài
- Có trẻ nít mới có người lớn. Trẻ nít hư hỏng thì người lớn sau này cũng sẽ hỏng. Biết lo cho trẻ nít thì bây giờ kể cũng đã chậm, nhưng thà có còn hơn không. "Thiếu Nhi" đang được khuyến khích, trọng vọng trong mục đích đó.
Được đóng góp bằng mọi cách để nâng đỡ, cải tiến, duy trì "Thiếu Nhi" là một vinh dự của mọi người.
Lưu Nghi
- Ước mong "Thiếu Nhi" luôn luôn là người bạn thân yêu của toàn thể Thiếu Nhi VN.
Quyên Di
- Một cuộc cách mạng văn hoá Thiếu Nhi vĩ đại. Cần phải có sự cộng tác trực tiếp của nhiều nhà văn có thiện chí trong vấn đề giáo dục thiếu nhi.
Lê Xuân Thuỷ
- Tương lai nước Việt ở trong tay Thiếu Nhi Việt, được tờ báo giáo dục, xây dựng là cả một công trình to tát cho đất nước. Tờ Thiếu Nhi là cả một công trình hết sức tốt đẹp.
Phùng Thị Bút
- Mong rằng TB Thiếu Nhi là hành trang của cuộc đời tuổi trẻ.
G.S T.M Huyên
- Thành thật khen tặng tuần báo Thiếu Nhi đã có nhiều cố gắng.
Phùng Thị Bách
- Xin thành thật gửi tới Ông Chủ nhiệm cùng nhóm chủ trương lời tán dương nồng nhiệt.
Nguyễn Nhã
- Mong TB Thiếu Nhi mỗi ngày một thêm khởi sắc.
Trùng Dương - Nước non mong sớm Thanh Bình
Thiếu Nhi tuần báo vươn mình ra
khơi
Á, Âu, mặt biển, chân trời
Nơi nơi biết tiếng, người người
thuộc tên
Chủ trương nhắn nhủ đàn em
Trọng câu Nhán cách, giữ nền
hiếu trung
Đúc nung chí khí anh hùng
Văn chương, Khoa học, nằm
lòng Thiếu Nhi
Giang sơn mà thịnh hay suy
Đều do thế hệ Thiếu Nhi sau này.
Uyên Ba
CÁC THÂN HỮU VÀ VĂN NGHỆ SĨ ĐƯƠNG THỜI VIẾT VỀ TUẦN BÁO THIẾU NHI
(Đăng trên Thiếu Nhi số 3 và 4, ra ngày 29-8 và 5-9-1971)
Như đã đăng ở các bài trước, Tuần báo Thiếu Nhi với tôn chỉ và mục đích rõ ràng, mang đến cho các em thiếu nhi thời đó một sản phẩm văn hoá rất bổ ích, hướng các em tìm đến những giá trị nhân văn tốt đẹp mà thiết tưởng, gần 45 năm rồi nhưng ý tưởng của những người sáng lập và khai sinh ra THIẾU NHI vẫn rất cần thiết cho trẻ nhỏ hôm nay!
Chúng ta cùng điểm lại những đánh giá, những nhận xét cùng những lời cổ vũ của các nhà văn, nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thời điểm THIẾU NHI vừa phát hành được hai số: (Trích đăng, vì nhiều quá!)
"- Chúng tôi cũng như bao nhiêu người khác, mong mỏi một luồng gió mới thổi tan đi những nhớp nhơ làm hoen ố bao nhiêu tâm hồn thiếu nhi"
Chúng tôi hy vọng những ngòi bút sẽ giúp cho trẻ nhỏ lớn lên, đứng thẳng, ngửng mặt làm người.
Nguyễn Nguyên
-Thay mặt anh em trong ban biên tập tuàn báo TUỔI NGỌC, tôi chân thành chúc tuần báo THIẾU NHI mạnh tiến.
Đinh Tiến Luyện - Nguyễn Mai
- Những ai đã qua, đang qua và sẽ qua tuổi Thiếu Nhi đều có bổn phận bảo vệ báo Thiếu Nhi.
Phạm Đức Hưởng
- Rất hoan nghênh thiện chí một công cuộc giáo dục lành mạnh.
Dương Đình Khuê
- Một tờ báo Thiếu Nhi ra đời lúc này thật đúng lúc. Cầu chúc Thiếu Nhi giữ vững đúng tôn chỉ.
Tuân Ánh
- Đây là một đóng góp cụ thể vào công việc giáo dục Thiếu Nhi Việt Nam, một thiện chí đáng được ca ngợi. Thành thật chúc "Thiếu Nhi" mạnh tiến.
Lan Đài
- Có trẻ nít mới có người lớn. Trẻ nít hư hỏng thì người lớn sau này cũng sẽ hỏng. Biết lo cho trẻ nít thì bây giờ kể cũng đã chậm, nhưng thà có còn hơn không. "Thiếu Nhi" đang được khuyến khích, trọng vọng trong mục đích đó.
Được đóng góp bằng mọi cách để nâng đỡ, cải tiến, duy trì "Thiếu Nhi" là một vinh dự của mọi người.
Lưu Nghi
- Ước mong "Thiếu Nhi" luôn luôn là người bạn thân yêu của toàn thể Thiếu Nhi VN.
Quyên Di
- Một cuộc cách mạng văn hoá Thiếu Nhi vĩ đại. Cần phải có sự cộng tác trực tiếp của nhiều nhà văn có thiện chí trong vấn đề giáo dục thiếu nhi.
Lê Xuân Thuỷ
- Tương lai nước Việt ở trong tay Thiếu Nhi Việt, được tờ báo giáo dục, xây dựng là cả một công trình to tát cho đất nước. Tờ Thiếu Nhi là cả một công trình hết sức tốt đẹp.
Phùng Thị Bút
- Mong rằng TB Thiếu Nhi là hành trang của cuộc đời tuổi trẻ.
G.S T.M Huyên
- Thành thật khen tặng tuần báo Thiếu Nhi đã có nhiều cố gắng.
Phùng Thị Bách
- Xin thành thật gửi tới Ông Chủ nhiệm cùng nhóm chủ trương lời tán dương nồng nhiệt.
Nguyễn Nhã
- Mong TB Thiếu Nhi mỗi ngày một thêm khởi sắc.
Trùng Dương - Nước non mong sớm Thanh Bình
Thiếu Nhi tuần báo vươn mình ra
khơi
Á, Âu, mặt biển, chân trời
Nơi nơi biết tiếng, người người
thuộc tên
Chủ trương nhắn nhủ đàn em
Trọng câu Nhán cách, giữ nền
hiếu trung
Đúc nung chí khí anh hùng
Văn chương, Khoa học, nằm
lòng Thiếu Nhi
Giang sơn mà thịnh hay suy
Đều do thế hệ Thiếu Nhi sau này.
Uyên Ba
(Đăng trên Thiếu Nhi số 3 và 4, ra ngày 29-8 và 5-9-1971)
Như đã đăng ở các bài trước, Tuần báo Thiếu Nhi với tôn chỉ và mục đích rõ ràng, mang đến cho các em thiếu nhi thời đó một sản phẩm văn hoá rất bổ ích, hướng các em tìm đến những giá trị nhân văn tốt đẹp mà thiết tưởng, gần 45 năm rồi nhưng ý tưởng của những người sáng lập và khai sinh ra THIẾU NHI vẫn rất cần thiết cho trẻ nhỏ hôm nay!
Chúng ta cùng điểm lại những đánh giá, những nhận xét cùng những lời cổ vũ của các nhà văn, nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thời điểm THIẾU NHI vừa phát hành được hai số: (Trích đăng, vì nhiều quá!)
"- Chúng tôi cũng như bao nhiêu người khác, mong mỏi một luồng gió mới thổi tan đi những nhớp nhơ làm hoen ố bao nhiêu tâm hồn thiếu nhi"
Chúng tôi hy vọng những ngòi bút sẽ giúp cho trẻ nhỏ lớn lên, đứng thẳng, ngửng mặt làm người.
Nguyễn Nguyên
-Thay mặt anh em trong ban biên tập tuàn báo TUỔI NGỌC, tôi chân thành chúc tuần báo THIẾU NHI mạnh tiến.
Đinh Tiến Luyện - Nguyễn Mai
- Những ai đã qua, đang qua và sẽ qua tuổi Thiếu Nhi đều có bổn phận bảo vệ báo Thiếu Nhi.
Phạm Đức Hưởng
- Rất hoan nghênh thiện chí một công cuộc giáo dục lành mạnh.
Dương Đình Khuê
- Một tờ báo Thiếu Nhi ra đời lúc này thật đúng lúc. Cầu chúc Thiếu Nhi giữ vững đúng tôn chỉ.
Tuân Ánh
- Đây là một đóng góp cụ thể vào công việc giáo dục Thiếu Nhi Việt Nam, một thiện chí đáng được ca ngợi. Thành thật chúc "Thiếu Nhi" mạnh tiến.
Lan Đài
- Có trẻ nít mới có người lớn. Trẻ nít hư hỏng thì người lớn sau này cũng sẽ hỏng. Biết lo cho trẻ nít thì bây giờ kể cũng đã chậm, nhưng thà có còn hơn không. "Thiếu Nhi" đang được khuyến khích, trọng vọng trong mục đích đó.
Được đóng góp bằng mọi cách để nâng đỡ, cải tiến, duy trì "Thiếu Nhi" là một vinh dự của mọi người.
Lưu Nghi
- Ước mong "Thiếu Nhi" luôn luôn là người bạn thân yêu của toàn thể Thiếu Nhi VN.
Quyên Di
- Một cuộc cách mạng văn hoá Thiếu Nhi vĩ đại. Cần phải có sự cộng tác trực tiếp của nhiều nhà văn có thiện chí trong vấn đề giáo dục thiếu nhi.
Lê Xuân Thuỷ
- Tương lai nước Việt ở trong tay Thiếu Nhi Việt, được tờ báo giáo dục, xây dựng là cả một công trình to tát cho đất nước. Tờ Thiếu Nhi là cả một công trình hết sức tốt đẹp.
Phùng Thị Bút
- Mong rằng TB Thiếu Nhi là hành trang của cuộc đời tuổi trẻ.
G.S T.M Huyên
- Thành thật khen tặng tuần báo Thiếu Nhi đã có nhiều cố gắng.
Phùng Thị Bách
- Xin thành thật gửi tới Ông Chủ nhiệm cùng nhóm chủ trương lời tán dương nồng nhiệt.
Nguyễn Nhã
- Mong TB Thiếu Nhi mỗi ngày một thêm khởi sắc.
Trùng Dương - Nước non mong sớm Thanh Bình
Thiếu Nhi tuần báo vươn mình ra
khơi
Á, Âu, mặt biển, chân trời
Nơi nơi biết tiếng, người người
thuộc tên
Chủ trương nhắn nhủ đàn em
Trọng câu Nhán cách, giữ nền
hiếu trung
Đúc nung chí khí anh hùng
Văn chương, Khoa học, nằm
lòng Thiếu Nhi
Giang sơn mà thịnh hay suy
Đều do thế hệ Thiếu Nhi sau này.
Uyên Ba
THIẾU NHI SỐ 2, ra ngày 22-8-1971, bác Chủ nhiệm đã tâm sự với độc giả thiếu nhi thời đó:
"... Các em có thể ví các kiến thức thâu thập trong tờ báo Thiếu Nhi này cũng như các kiến thức mà các em đang thâu thập nơi nhà trường, hôm nay như những hạt sỏi. Những hạt sỏi có trong mười lăm năm, hai mươi năm sau sẽ trở thành những hạt kim cương quý giá như trong chuyện ngụ ngôn dưới đây, kể trong quyển "Tôi có thể nói thẳng với anh" của Phạm Cao Tùng.
"Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt qua bãi sa mạc.
Một hôm, trời vừa sập tối, ba chàng cũng vừa đến một bờ sông khô cạn. Bỗng chốc, trong đêm tối có một tiếng bí mật vang lên "Hãy dừng bước lại."
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng bí mật ấy tiếp: "Các người hãy xuống ngựa, bước xuống lòng sông, nhặt lấy mỗi người một nắm sỏi, bỏ vào túi rồi hãy đi."
Cả ba cùng làm y theo lời dạy. Tiếng nói lại tiếp: "Hay lắm các người đã làm theo lệnh của ta. Mai đây các người vừa vui sướng mà cũng sẽ vừa buồn bã."
Ba chàng kỵ mã ngơ ngác nhìn nhau và lên ngựa dong ruổi.
Khi mặt trời vừa ló dạng, ba chàng móc túi ra thì những hòn sỏi đã biến thành những kim cương, những trân châu chiếu ngời. Và đúng như tiếng nói bí mật đã mách trước, cả ba đều vừa sung sướng đều vừa buồn rầu. Họ sung sướng vì nhặt đặng của báu, họ buồn vì đã trót dại không nhặt nhiều hơn..."
..."
(Hình kèm theo bài viết: Bìa 1 với tranh vẽ của Hoạ sĩ ViVi và bìa 4 là bản nhạc "Mặt Trời Quê Hương" của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến)
"... Các em có thể ví các kiến thức thâu thập trong tờ báo Thiếu Nhi này cũng như các kiến thức mà các em đang thâu thập nơi nhà trường, hôm nay như những hạt sỏi. Những hạt sỏi có trong mười lăm năm, hai mươi năm sau sẽ trở thành những hạt kim cương quý giá như trong chuyện ngụ ngôn dưới đây, kể trong quyển "Tôi có thể nói thẳng với anh" của Phạm Cao Tùng.
"Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt qua bãi sa mạc.
Một hôm, trời vừa sập tối, ba chàng cũng vừa đến một bờ sông khô cạn. Bỗng chốc, trong đêm tối có một tiếng bí mật vang lên "Hãy dừng bước lại."
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng bí mật ấy tiếp: "Các người hãy xuống ngựa, bước xuống lòng sông, nhặt lấy mỗi người một nắm sỏi, bỏ vào túi rồi hãy đi."
Cả ba cùng làm y theo lời dạy. Tiếng nói lại tiếp: "Hay lắm các người đã làm theo lệnh của ta. Mai đây các người vừa vui sướng mà cũng sẽ vừa buồn bã."
Ba chàng kỵ mã ngơ ngác nhìn nhau và lên ngựa dong ruổi.
Khi mặt trời vừa ló dạng, ba chàng móc túi ra thì những hòn sỏi đã biến thành những kim cương, những trân châu chiếu ngời. Và đúng như tiếng nói bí mật đã mách trước, cả ba đều vừa sung sướng đều vừa buồn rầu. Họ sung sướng vì nhặt đặng của báu, họ buồn vì đã trót dại không nhặt nhiều hơn..."
..."
(Hình kèm theo bài viết: Bìa 1 với tranh vẽ của Hoạ sĩ ViVi và bìa 4 là bản nhạc "Mặt Trời Quê Hương" của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến)
THIẾU NHI SỐ 2, ra ngày 22-8-1971, bác Chủ nhiệm đã tâm sự với độc giả thiếu nhi thời đó:
"... Các em có thể ví các kiến thức thâu thập trong tờ báo Thiếu Nhi này cũng như các kiến thức mà các em đang thâu thập nơi nhà trường, hôm nay như những hạt sỏi. Những hạt sỏi có trong mười lăm năm, hai mươi năm sau sẽ trở thành những hạt kim cương quý giá như trong chuyện ngụ ngôn dưới đây, kể trong quyển "Tôi có thể nói thẳng với anh" của Phạm Cao Tùng.
"Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt qua bãi sa mạc.
Một hôm, trời vừa sập tối, ba chàng cũng vừa đến một bờ sông khô cạn. Bỗng chốc, trong đêm tối có một tiếng bí mật vang lên "Hãy dừng bước lại."
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng bí mật ấy tiếp: "Các người hãy xuống ngựa, bước xuống lòng sông, nhặt lấy mỗi người một nắm sỏi, bỏ vào túi rồi hãy đi."
Cả ba cùng làm y theo lời dạy. Tiếng nói lại tiếp: "Hay lắm các người đã làm theo lệnh của ta. Mai đây các người vừa vui sướng mà cũng sẽ vừa buồn bã."
Ba chàng kỵ mã ngơ ngác nhìn nhau và lên ngựa dong ruổi.
Khi mặt trời vừa ló dạng, ba chàng móc túi ra thì những hòn sỏi đã biến thành những kim cương, những trân châu chiếu ngời. Và đúng như tiếng nói bí mật đã mách trước, cả ba đều vừa sung sướng đều vừa buồn rầu. Họ sung sướng vì nhặt đặng của báu, họ buồn vì đã trót dại không nhặt nhiều hơn..."
..."
(Hình kèm theo bài viết: Bìa 1 với tranh vẽ của Hoạ sĩ ViVi và bìa 4 là bản nhạc "Mặt Trời Quê Hương" của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến)
"... Các em có thể ví các kiến thức thâu thập trong tờ báo Thiếu Nhi này cũng như các kiến thức mà các em đang thâu thập nơi nhà trường, hôm nay như những hạt sỏi. Những hạt sỏi có trong mười lăm năm, hai mươi năm sau sẽ trở thành những hạt kim cương quý giá như trong chuyện ngụ ngôn dưới đây, kể trong quyển "Tôi có thể nói thẳng với anh" của Phạm Cao Tùng.
"Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt qua bãi sa mạc.
Một hôm, trời vừa sập tối, ba chàng cũng vừa đến một bờ sông khô cạn. Bỗng chốc, trong đêm tối có một tiếng bí mật vang lên "Hãy dừng bước lại."
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng bí mật ấy tiếp: "Các người hãy xuống ngựa, bước xuống lòng sông, nhặt lấy mỗi người một nắm sỏi, bỏ vào túi rồi hãy đi."
Cả ba cùng làm y theo lời dạy. Tiếng nói lại tiếp: "Hay lắm các người đã làm theo lệnh của ta. Mai đây các người vừa vui sướng mà cũng sẽ vừa buồn bã."
Ba chàng kỵ mã ngơ ngác nhìn nhau và lên ngựa dong ruổi.
Khi mặt trời vừa ló dạng, ba chàng móc túi ra thì những hòn sỏi đã biến thành những kim cương, những trân châu chiếu ngời. Và đúng như tiếng nói bí mật đã mách trước, cả ba đều vừa sung sướng đều vừa buồn rầu. Họ sung sướng vì nhặt đặng của báu, họ buồn vì đã trót dại không nhặt nhiều hơn..."
..."
(Hình kèm theo bài viết: Bìa 1 với tranh vẽ của Hoạ sĩ ViVi và bìa 4 là bản nhạc "Mặt Trời Quê Hương" của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến)
(THIẾU NHI - NĂM THỨ NHẤT - SỐ 1 Ra ngày 15-8-1971).
TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH QUA THƯ CHỦ NHIỆM GỬI CÁC EM THIẾU NHI
"Các em,
Tập báo THIẾU NHI hôm nay đã đến tay các em.
Chúng tôi, toàn thể bộ biên tập hết sức sung sướng đã đem lại cho các em một tờ báo bổ ích.
Mục đích của chúng tôi là vừa giải trí, vừa giáo dục, chúng tôi cố gắng để bài vở đều lành mạnh, viết đúng chính tả, chữ to dễ đọc, đầy hình ảnh vui tươi, ấn loát rõ ràng.
...
Tất cả tâm trí của tôi cũng như bạn Nhật Tiến cùng các cộng sự viên khác là làm sao cho tờ báo THIẾU NHI xứng đáng là món ăn tinh thần cần thiết cho các em, giúp ích cho các em, mầm non của đất nước, để các em trở thành người hữu dụng cần thiết cho quê hương xứ sở."
TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH QUA THƯ CHỦ NHIỆM GỬI CÁC EM THIẾU NHI
"Các em,
Tập báo THIẾU NHI hôm nay đã đến tay các em.
Chúng tôi, toàn thể bộ biên tập hết sức sung sướng đã đem lại cho các em một tờ báo bổ ích.
Mục đích của chúng tôi là vừa giải trí, vừa giáo dục, chúng tôi cố gắng để bài vở đều lành mạnh, viết đúng chính tả, chữ to dễ đọc, đầy hình ảnh vui tươi, ấn loát rõ ràng.
...
Tất cả tâm trí của tôi cũng như bạn Nhật Tiến cùng các cộng sự viên khác là làm sao cho tờ báo THIẾU NHI xứng đáng là món ăn tinh thần cần thiết cho các em, giúp ích cho các em, mầm non của đất nước, để các em trở thành người hữu dụng cần thiết cho quê hương xứ sở."
(THIẾU NHI - NĂM THỨ NHẤT - SỐ 1 Ra ngày 15-8-1971).
TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH QUA THƯ CHỦ NHIỆM GỬI CÁC EM THIẾU NHI
"Các em,
Tập báo THIẾU NHI hôm nay đã đến tay các em.
Chúng tôi, toàn thể bộ biên tập hết sức sung sướng đã đem lại cho các em một tờ báo bổ ích.
Mục đích của chúng tôi là vừa giải trí, vừa giáo dục, chúng tôi cố gắng để bài vở đều lành mạnh, viết đúng chính tả, chữ to dễ đọc, đầy hình ảnh vui tươi, ấn loát rõ ràng.
...
Tất cả tâm trí của tôi cũng như bạn Nhật Tiến cùng các cộng sự viên khác là làm sao cho tờ báo THIẾU NHI xứng đáng là món ăn tinh thần cần thiết cho các em, giúp ích cho các em, mầm non của đất nước, để các em trở thành người hữu dụng cần thiết cho quê hương xứ sở."
VỚI NGƯỜI SƯU TẬP BÁO CHÍ thì SỐ ĐẦU TIÊN luôn được quan tâm một cách đặc biệt và luôn được ưu tiên tìm kiếm bằng mọi giá, bất chấp thời gian có dài đến đâu, khó khăn đến dường nào!
SỐ ĐẦU TIẺN luôn được trân quý, yêu thương!
.......................... ....
THẦM THÌ VỚI THIẾU NHI SỐ ĐẦU TIÊN
Đi đâu đi dữ vậy trời? Bốn mươi năm mới quay về! Đi từ thuở ấu thơ, khi chưa đầy năm tuổi. Đi mất đất từ lúc mặt mũi còn sáng láng, thân thể vẫn thơm tho! Giờ quay về đã già khú đế rồi!
Được thai nghén và sinh ra bởi những người mang nặng tình yêu thương trẻ thơ đích thực, mang trong mình bao tâm huyết của bác Nguyễn Hùng Trương, anh Nhật Tiến, chị Đỗ Phương Khanh, Anh ViVi và bao người nữa!
Rồi theo về ở một nhà của cô bé, cậu bé nào đó, rồi chính biến ập đến, bạn lênh đênh khắp nơi, lăn lóc nhiều chốn nên mới ra nỗi này! Người gì đâu nhìn "bụi" quá! Đậm màu thời gian! Thấm đẫm mùi đời! Lem luốc hết cả rồi! Hang cùng ngõ hẻm, không thiếu chốn mô mà! Thương quá là thương! Già quá rồi đó, héo úa hết cỡ thợ mộc, da dẻ nhăn nheo, xương cốt lung lay, muốn rời rã ra rồi kìa! Nhìn ngắm, siết mạnh cái cũng sợ thêm tơi tả! Muốn hun cái mà thấy hơi kỳ!
Nhớ ngày nào, tiếng súng đang rền vang đây đó, loạn lạc khắp quê hương, xứ sở, bạn ra đời để đến với chúng mình_lứa thiếu nhi đã đón tiếp bạn với tất cả tấm lòng yêu mến vô bờ. Rồi tụi mình chia xa sau cái ngày mà tuổi nhỏ chúng mình chẳng hiểu vì sao người lớn lại bày ra cớ sự như vậy, cho đớn đau bao số phận!
Thôi thì, có đến thì có đi, bạn đã đi thoả chí tang bồng, giờ bạn đã về lại với mình thì bạn sẽ ở lại đây, mãi bên mình, bạn chẳng cần phải đi đâu nữa! Ngày tái ngộ không hẹn mà nên, vui buồn lẫn lộn! Còn biết bao bạn bè, anh em cùng trang lứa, cùng thời với chúng mình vẫn trôi nổi muôn nẻo. Tuổi Hồng, Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa, Thằng Bờm, Mây Hồng, Ngàn Hoa, Trăm Hoa và nhiều, rất nhiều nữa, nơi đâu?
Mệt rồi đó sau chặng đường dài, quá dài! Bạn nằm nghỉ đi! Thoải mái và luôn dịu êm, khi bạn đã ở đây!
SỐ ĐẦU TIẺN luôn được trân quý, yêu thương!
..........................
THẦM THÌ VỚI THIẾU NHI SỐ ĐẦU TIÊN
Đi đâu đi dữ vậy trời? Bốn mươi năm mới quay về! Đi từ thuở ấu thơ, khi chưa đầy năm tuổi. Đi mất đất từ lúc mặt mũi còn sáng láng, thân thể vẫn thơm tho! Giờ quay về đã già khú đế rồi!
Được thai nghén và sinh ra bởi những người mang nặng tình yêu thương trẻ thơ đích thực, mang trong mình bao tâm huyết của bác Nguyễn Hùng Trương, anh Nhật Tiến, chị Đỗ Phương Khanh, Anh ViVi và bao người nữa!
Rồi theo về ở một nhà của cô bé, cậu bé nào đó, rồi chính biến ập đến, bạn lênh đênh khắp nơi, lăn lóc nhiều chốn nên mới ra nỗi này! Người gì đâu nhìn "bụi" quá! Đậm màu thời gian! Thấm đẫm mùi đời! Lem luốc hết cả rồi! Hang cùng ngõ hẻm, không thiếu chốn mô mà! Thương quá là thương! Già quá rồi đó, héo úa hết cỡ thợ mộc, da dẻ nhăn nheo, xương cốt lung lay, muốn rời rã ra rồi kìa! Nhìn ngắm, siết mạnh cái cũng sợ thêm tơi tả! Muốn hun cái mà thấy hơi kỳ!
Nhớ ngày nào, tiếng súng đang rền vang đây đó, loạn lạc khắp quê hương, xứ sở, bạn ra đời để đến với chúng mình_lứa thiếu nhi đã đón tiếp bạn với tất cả tấm lòng yêu mến vô bờ. Rồi tụi mình chia xa sau cái ngày mà tuổi nhỏ chúng mình chẳng hiểu vì sao người lớn lại bày ra cớ sự như vậy, cho đớn đau bao số phận!
Thôi thì, có đến thì có đi, bạn đã đi thoả chí tang bồng, giờ bạn đã về lại với mình thì bạn sẽ ở lại đây, mãi bên mình, bạn chẳng cần phải đi đâu nữa! Ngày tái ngộ không hẹn mà nên, vui buồn lẫn lộn! Còn biết bao bạn bè, anh em cùng trang lứa, cùng thời với chúng mình vẫn trôi nổi muôn nẻo. Tuổi Hồng, Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa, Thằng Bờm, Mây Hồng, Ngàn Hoa, Trăm Hoa và nhiều, rất nhiều nữa, nơi đâu?
Mệt rồi đó sau chặng đường dài, quá dài! Bạn nằm nghỉ đi! Thoải mái và luôn dịu êm, khi bạn đã ở đây!
Source: Fb
No comments:
Post a Comment