Ông mình mất từ năm mẹ còn nhỏ quá. Mẹ kể,giấy báo tử về, rồi thư ông mới về. Mẹ chạy thục mạng vấp lên vấp xuống để ra nhận thư bố, cứ nghĩ bố mình còn sống.
Nhiều năm trôi qua, bằng mọi phương thức tìm kiếm hài cốt ông, mẹ đều đã làm. Bởi vì bà ngoại lúc nào cũng mong ngóng, được nằm cạnh ông khi ra đi.
Từ việc liên lạc với VTV, các chương trình nhắn tìm đồng đội. Cho tới bà đồng bà cốt, rồi nhà ngoại cảm ai nổi tiếng, ai đồn đại, mẹ mình đều tìm tới.
Rồi đến các nghĩa trang liệt sĩ có những bia mộ vô danh, mẹ cũng đã làm.
Giờ bà ngoại mình già yếu lắm rồi, hy vọng mong manh cũng dần trở nên nguội lạnh. Cho tới khi mẹ mình thấy trên facebook nhiều người tìm được thân nhân, người cũ chỉ qua một câu chuyện kể, nên mới nói mình đưa lên mạng những thông tin còn sót lại về ông để biết đâu, ai đó, ở một nơi nào đó, có thể biết chút tin tức gì.
Thế nên, từ hôm mình up ảnh lên facebook mong chút tin tức, hàng trăm comment, đêm nào mẹ mình cũng thức để F5, đọc từng cái một.
Tối qua, mình đi làm về lúc 2h sáng, mẹ buồn bã ngồi nhìn màn hình máy tính nói, hơn 300 cái comment, đọc đi đọc lại, đọc hết mỗi ngày.... Toàn thấy người ta khuyên những việc mình đã làm, hoặc chẳng hề đọc cái mà mình đưa lên. Có người có chế giễu cười cợt, nói năng luyên thuyên. Hầu hết đều là người trẻ, sao không suy nghĩ, lại phát ngôn như thế?
Rất thất vọng, rất buồn bã. Nhưng mỗi ngày mẹ vẫn như thế, mong manh trong vô vàn mong manh, đọc tất cả comment của các bạn, từng chữ từng dòng.
Mình cũng chỉ muốn nói rằng, mọi phương cách gia đình mình đều đã làm, những điều các bạn nói, đã thực hiện, nhưng không tìm ra hài cốt ông.
Bây giờ, up tấm hình và dòng chữ chỉ mong con cháu của các cụ trong hình, có ông bà tham gia chiến dịch năm ấy, trong Hội Nội Dậy ở tỉnh Phước Long năm 1968.... thì cho gia đình mình chút manh mối để tìm được thi thể ông. Vậy thôi, vì up lên vì mẹ mình quá mong mỏi, nhưng cũng không muốn mẹ lên mạng xã hội để đọc những comment không hay của một số người.
Ông nội tôi, nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng thư ký hội nhà văn. Bà nội tôi, Thanh Hương là nguyên tổng biên tập báo Phụ Nữ Việt Nam, đại diện tiếng nói của Hội phụ nữ Việt Nam.
Hai người anh của ông nội, ông Vũ Cao, là nhà thơ nổi tiếng, tác giả của bài thơ "Núi đôi". Ông Vũ Bình, nguyên giám đốc Nhà Xuất bản Kim Đồng, là dịch giả cho cuốn sách về
Mít Đặc, Biết Tuốt đã đi vào tuổi thơ hàng triệu chúng ta thời trẻ nhỏ.
Cô của tôi, Vũ Hương Giang, là dịch giả của hai tác phẩm được lứa tuổi teen đón chờ hàng tuần "Tứ quái TKKG" và Pippy Tất Dài.
Mẹ tôi, nhà báo, dịch giả của những tiểu thuyết nổi tiếng "Những ngôi sao thành Ê- ghe" "Mười người da đen nhỏ".
Ba tôi, họa sỹ thiết kế Vũ Huy, đã đứng đằng sau thực hiện rất nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng như "Đêm hội long trì", "Ký ức Điện Biên"
Hai người anh của ông nội, ông Vũ Cao, là nhà thơ nổi tiếng, tác giả của bài thơ "Núi đôi". Ông Vũ Bình, nguyên giám đốc Nhà Xuất bản Kim Đồng, là dịch giả cho cuốn sách về
Mít Đặc, Biết Tuốt đã đi vào tuổi thơ hàng triệu chúng ta thời trẻ nhỏ.
Cô của tôi, Vũ Hương Giang, là dịch giả của hai tác phẩm được lứa tuổi teen đón chờ hàng tuần "Tứ quái TKKG" và Pippy Tất Dài.
Mẹ tôi, nhà báo, dịch giả của những tiểu thuyết nổi tiếng "Những ngôi sao thành Ê- ghe" "Mười người da đen nhỏ".
Ba tôi, họa sỹ thiết kế Vũ Huy, đã đứng đằng sau thực hiện rất nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng như "Đêm hội long trì", "Ký ức Điện Biên"
Còn tôi, Vũ Nguyễn Hà Anh, là thế hệ tiếp nối, non nớt, nhưng cũng tràn đầy năng lượng cống hiến và sáng tạo như thế hệ ông cha.
Đây là một bài báo hay ghi lại tóm tắt lịch sử của gia đình tôi:
------------
Gần đây, tôi mới biết siêu mẫu Hà Anh nổi tiếng, đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam là cháu gái của nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam .
Tôi có hai kỷ niệm khó quên với nhà văn Vũ Tú Nam. Năm tôi học cấp hai ở quê, tình cờ kiếm được cuốn sách "Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công", cuốn truyện đã cuốn hút tôi đến nỗi mải đọc quên cả học bài, rồi tôi bị phạt vì đọc sách "cấm", suýt bị nhà trường đuổi học.
Tôi có hai kỷ niệm khó quên với nhà văn Vũ Tú Nam. Năm tôi học cấp hai ở quê, tình cờ kiếm được cuốn sách "Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công", cuốn truyện đã cuốn hút tôi đến nỗi mải đọc quên cả học bài, rồi tôi bị phạt vì đọc sách "cấm", suýt bị nhà trường đuổi học.
Năm 1994, nhà văn Nguyên Ngọc và nhà văn Xuân Cang động viên tôi viết đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Năm đó nhà văn Vũ Tú Nam là Tổng Thư ký, nhà văn Nguyên Ngọc và Xuân Cang cũng ở trong Ban Chấp hành, hết lòng ủng hộ tôi. Tôi được kết nạp hội năm đó và cái thẻ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tôi cầm trong tay do chính Tổng Thư ký, nhà văn Vũ Tú Nam ký.
Giờ ngồi trò chuyện với vợ chồng ông tại phố Vạn Phúc, nhà văn Vũ Tú Nam nói rằng: "Chính báo Tiền Phong thời trước đã viết bài phê phán rất nặng nề cuốn "Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công" … Sau đó, chính anh Thanh Dương, Tổng biên tập thời bấy giờ đã gặp tôi xin lỗi vì… một thời ấu trĩ".
Nhà văn Vũ Tú Nam làm thơ không nhiều, nhưng tôi rất tâm đắc những điều ông viết trong thơ. Càng ngày, cảm quan về cuộc đời, về con người, về vũ trụ, nhân sinh trong những vần thơ của ông càng sâu lắng, để người đọc hiểu rằng, sống ở đời cần có một tấm lòng rộng mở, bởi thời gian sẽ làm nhiều thứ rơi vào quên lãng và con người còn gì trong cõi vô cùng, vô tận của vũ trụ bao la.
"Chúng sinh
chúng sinh
rồi tất cả trôi vào quên lãng
Thần chết gọi
tất cả đều câm lặng
A - men !"
chúng sinh
rồi tất cả trôi vào quên lãng
Thần chết gọi
tất cả đều câm lặng
A - men !"
Khi tôi chọn và đưa những câu thơ này của nhà văn Vũ Tú Nam - một người thành đạt, từng đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam - vào cuốn "Những câu thơ hay Đông - Tây - Kim - Cổ", tôi thiển nghĩ rằng cái "cõi vô cùng" luôn hiện hữu trong văn chương và cuộc đời ông.
Vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam có hai người con nay đã thành danh. Vũ Huy, sinh năm 1955 giờ là Nghệ sỹ Ưu tú, họa sỹ thiết kế của Hãng phim truyện Việt Nam, là họa sỹ thiết kế hàng đầu với những bộ phim nổi tiếng như "Ngã ba Đồng Lộc"; "Ký ức Điện Biên"; "Đêm hội Long Trì" …Và con gái của NSƯT Vũ Huy chính là siêu mẫu Vũ Nguyễn Hà Anh, nổi tiếng hơn cả bố.
Người con thứ hai của vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam là Vũ Hương Giang, tốt nghiệp đại học ở Đức, giờ là một dịch giả và cậu con trai Đặng Hoàng Vũ, cháu ngoại của nhà văn Vũ Tú Nam với hai bằng thạc sỹ, một bằng tiến sỹ hiện làm việc ở Anh. Đặng Hoàng Vũ cũng chính là cháu nội của Thiếu tướng, Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo, nguyên Uỷ viên BCH TW Đảng, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nguyên Hiệu trưởng kiêm Chính ủy Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Nhà văn Vũ Tú Nam cùng quê (Nam Định) với nhạc sỹ Văn Cao. Bố ông đậu tú tài, cũng làm thơ. Có lẽ ở Việt Nam ít có gia đình nào có ba anh em trai đều là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như gia đình nhà văn Vũ Tú Nam. Nhà thơ Vũ Cao với bài thơ "Núi Đôi" sống mãi trong lòng bạn đọc, nhà văn Vũ Tú Nam với nhiều tác phẩm mà tiêu biểu là cuốn "Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công" đã được dịch ra tiếng Nga, nhà thơ Vũ Ngọc Bình chuyên làm thơ cho thiếu nhi. Vợ nhà văn Vũ Tú Nam là nhà văn, nhà báo Thanh Hương, nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ Việt Nam.
Vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam tặng tôi ba cuốn sách mới xuất bản "Trước trang giấy trắng"; "Hồi ức tình yêu qua những lá thư" và cuốn "Là tôi, Hà Anh" - cuốn sách do chính siêu mẫu Hà Anh viết.
Tôi đọc "Hồi ức tình yêu qua những lá thư" của Thanh Hương và Vũ Tú Nam, tự bảo mình rằng, có lẽ ít có ai ở xứ ta đem xuất bản những bức thư tình riêng tư như thế. Đọc kỹ, tôi mới hay, không chỉ là chuyện tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng mà trong đó chính là tấm lòng, trách nghiệm, cách thức …nuôi dạy các con của hai vợ chồng nhà văn qua những thăng trầm của cuộc sống.
" …Huy ngoan lắm, để mẹ mặc quần, cầm lấy áo đưa bác Phương bỏ vào bị …Mẹ bảo con cười đi, cười đi đã …Anh chàng cười …Con không lở nữa nhưng còn gầy lắm …Thật thương con. Huy về đây thích nhất là được xem bò. Trâu cũng gọi bò. Chó thì gọi là mèo. Có con gà con trốn nắng chạy vào nhà, Huy vác que chạy đánh "chim" mãi …Giang có mọc răng thật không? Hay con ốm làm sao? Con đã gần chín tháng rồi, mau quá …". Những dòng thư của hai vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam trong cuốn sách, nếu đọc kỹ chính là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm dạy con sinh động và có sức thuyết phục không phải chỉ cho một thời.
Nhà văn Vũ Tú Nam kể rằng, con trai ông lúc nhỏ rất thích ăn đồ ngọt. Sợ con ăn quá nhiều sẽ có hại nên ông treo gói kẹo lên giữa nhà: "Cu Huy nhà ta không làm sao được, cứ nhìn lên gói kẹo… rồi cậu ta như hiểu ra được ý, cậu ta… ngượng…", nhà văn Vũ Tú Nam nhớ lại.
Vợ chồng ông là những nhà văn đã có hàng chục cuốn sách viết cho thiếu nhi. Chính nhà văn Vũ Tú Nam còn làm thơ, đặt vè để dạy con, dạy cháu. Ông không nhớ hết bài vè, nhưng vợ ông - nhà văn Thanh Hương đến nay vẫn thuộc lòng. Bà đọc cho tôi nghe bài vè dạy con khá dài, tôi không nhớ hết, chỉ trích mấy câu: "Vũ Huy hứa với mẹ rằng/ Bữa ăn không nhảy chồm chồm/ Không đưa tay bốc/ Ăn xong con nhớ ngủ trưa/ Ra đường chú ý ô tô/ Không chạy ra nắng, ra mưa mà vầy…".
Sinh ra trong một gia đình văn chương, nghệ thuật nhưng các con rồi các cháu của vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam được dạy dỗ nghiêm khắc. Nhà văn Thanh Hương nói rằng cho đến nay, tuy cả hai ông bà đã ở tuổi 87 nhưng bà vẫn giữ được nhiều bản tự kiểm điểm của hai con.
Nhà văn Thanh Hương, quê ở Nghệ An, một vùng đất hiếu học và có truyền thống văn chương. Thân phụ bà là Nguyễn Huy Nhu, đậu tiến sỹ năm 1919, từng làm tri huyện, rồi ông làm thơ: "Ba mươi năm lẻ trên sân khấu/ Mũ miện, mày râu mấy lớp tuồng". Ông bỏ con đường làm quan, trở thành một chí sỹ yêu nước, bạn của cụ Phan Bội Châu. Chính truyền thống gia đình của vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam đã là bài học quan trọng cho con cháu.
Siêu mẫu Hà Anh, cháu nội của nhà văn Vũ Tú Nam đã viết lại nhiều kỷ niệm cảm động về bố mẹ, về ông bà nội của mình trong cuốn sách "Là tôi, Hà Anh". Đọc cuốn sách của Hà Anh, một cô gái sinh năm 1982, tôi mới hiểu truyền thống văn hóa trong một gia đình nhiều thế hệ là những văn nghệ sỹ nổi tiếng và cả cách thức dạy con, dạy cháu của vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam mà cái cốt lõi là dạy cách làm người, làm người sống nhân văn, sống trung thực, rộng lượng và bao dung như những gì mà hai vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam đã thể hiện trong tác phẩm của mình. Như chính câu thơ của nhà văn Vũ Tú Nam viết về cô cháu gái sớm thành danh, siêu mẫu Hà Anh: "Đôi chân non đạp hỏi cõi vô cùng…".
Con người sống ở trên đời phải chăng cũng chỉ là để trả lời những câu hỏi của cõi vô cùng mà thôi!
Dương Kỳ Anh
SINH CON TRAI THÌ ĐƯỢC GÌ CHỨ ?
Một người họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một người phụ nữ góa chồng cùng làng; về sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sinh. Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Anh được cán bộ đại đội đề cử đến dạy bậc tiểu học. Hai năm sau, anh lại được cán bộ đại đội đề cử đi học đại học.
Người cha thật không ngờ mình đã hơn ba mươi tuổi lại có được quý tử, lại là người đầu tiên trong làng được đi học đại học. Nhiều người trong làng rất nể phục ông, nói rằng:
“Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập gia đình ở thành phố, rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố tha hồ hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”
Hai vợ chồng nghe thấy người ta nói lấy lòng mình như vậy cũng vui mừng không nói nên lời.
Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học, anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện; nửa năm sau, anh quen biết một cô bạn gái, cô ấy tên là Tú Anh, nhà ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong, được phân về công tác tại cục Công Thương của huyện. Một năm sau, hai người kết hôn.
Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà, biết là có chuyện, bằng không sẽ không tìm đến đây, mới hỏi:
“Cha, hôm nay lần đầu tiên cha đến nhà, nhất định là có việc. Việc gì vậy? Cha nói đi! Con và chồng con, nhất định sẽ giải quyết cho cha!”
“Con đã hỏi, ta cũng không vòng vo. Gần đây trong nhà không có tiền, giờ lại đúng mùa cấy mạ, phải nhờ người làm giúp, mua phân hóa học cũng phải cần tiền. Hôm nay cha đến chính là cần mượn ít tiền mang về, giải quyết việc khẩn cấp”.
“Cha chỉ cần sai người thân tín đến nói một chút, cần bao nhiêu, chúng con sẽ gửi mang về, cha không cần tự mình đến thăm, số tiền này con cần thương lượng với chồng con một chút”.
Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha, liền lôi chồng vào phòng nói:
“Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được; trong nhà chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi tốt xấu thế nào, ông ấy già rồi không có so đo làm gì đâu! Hôm nay ông ấy đến xin tiền đấy, để về trả tiền phí tổn cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”
“Em nói cho bao nhiêu?”
“50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi nhỉ? Anh cho 50 đồng nhé! Có thiếu thì cha sẽ nghĩ ra cách khác thôi”.
Tú Anh xào mấy món rau đơn giản qua loa tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng, nói:
“Đây là 50 đồng tiền trả phí tổn cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé!”
Ông Lý cầm tiền, không nói lời nào, rầu rĩ trở về nhà.
Chỉ hai ngày sau, mẹ của Tú Anh tìm đến nhà. Tú Anh vừa thấy mẹ đến thăm liền ân cần hỏi thăm:
“Mẹ, có phải hôm nay mẹ cần tiền không?”
Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, mua thịt, mua trứng gà…
Khi Sinh tan tầm về đến nhà, lúc cô kéo cửa ra, nói:
“Mẹ của em đã đến, anh hãy nhanh đi chào hỏi, đừng chậm trễ! Hôm nay mẹ cũng là đến xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”
“Em nói cho bao nhiêu?”
“Ít nhất 500 đồng mới được! Vậy cho 500 đồng nhé!”
Tú Anh cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng sung sướng trở về nhà.
Tú Anh mang thai, cô đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng:
“Anh là muốn con trai hay là con gái?”
“Tốt nhất nên là con gái”.
“Cái con người anh thật kì lạ, muốn em sinh con gái, sinh con gái có gì mà tốt chứ?”
Sinh không nói lời nào.
Chỉ trong chớp mắt, Tú Anh đã mang thai được tám tháng; cô phải về nhà mẹ đẻ dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần đi, Sinh trịnh trọng nói với vợ:
“Nếu em sinh con gái thì hãy kịp thời báo cho anh biết; còn nếu như sinh con trai, thì không cần báo, tốt nhất là đem cho người khác”.
“Anh bị sao vậy? Tại sao không thích con trai chứ?”
Sinh cũng không trả lời vợ một câu.
Một ngày, Sinh nhận được lời nhắn của mẹ vợ nói là Tú Anh đã sinh được một thiên kim tiểu thư; nghe xong Sinh sung sướng nhảy dựng lên. Anh liền đến đơn vị xin nghỉ phép, thông báo là vợ của mình sinh con gái, anh ta muốn đến nhà mẹ vợ thăm con gái. Lãnh đạo chúc mừng anh, cũng đồng ý cho anh nghỉ phép.
Sinh mua 16 con gà, 300 cái trứng gà, còn có rất nhiều thuốc bổ, dùng cả gánh tiền mua đồ đạc, vô cùng vui vẻ đến nhà mẹ vợ. Sau khi vào nhà, đem mọi thứ đặt trên bàn cơm ở phòng bếp, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa, liền chạy vào phòng.
Anh bước đến giường vợ, không nói lời nào, liền xốc chăn đang đắp trên người vợ lên:
“Em cho anh xem xem rốt cuộc là con gái, hay là con trai”.
“Bảo đảm anh sẽ vui”.
Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn, không thể chờ đợi thêm liền vạch quần áo con ra xem thì thấy không phải con gái, tức giận quát lớn:
“Các người tại sao lừa gạt tôi? Tú Anh, cô chẳng lẽ đã quên tôi từng nói rằng sinh con trai không cần nói cho tôi biết sao?”
Sinh nói xong, ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm trong phòng bếp rồi đi, cũng nói:
“Đứa con này tôi không muốn, các ngươi thích ai thì cho người đó”.
Mẹ vợ thấy con rể giận dữ, liền giữ chặt tay con rể nói:
“Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn đem con cho người khác? Hôm nay nhất định phải nói rõ vì sao thì mới có thể ra khỏi cái nhà này”.
Sinh đứng nói:
“Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”. Lúc con nghe câu đó xong, trong lòng của con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm cái gì chứ?”
“Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”. Lúc con nghe câu đó xong, trong lòng của con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm cái gì chứ?”
“Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy, chỉ trách cha mẹ không dạy dỗ nó gia giáo. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại, con hãy đem vợ con đi đi, đừng để nó ở lại nhà của mẹ nữa”.
Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:
Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:
“Mày ôm con mày cút ra khỏi nhà, tao không có đứa con gái như vậy!”
“Mẹ, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa, nhất định hiếu kính cha mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ!”
Sinh nghe hai người nói qua lại, biết rằng mục đích của mình đã đạt được, bèn buông đồ đạc xuống, bước vào nói:
“Mẹ đừng nóng giận, con gái đã nhận lỗi, mẹ hãy cho cô ấy một cơ hội, để cô ấy ở lại. Hai mẹ con ăn uống, cả công mẹ chăm sóc giúp đỡ, con sẽ tính toán rõ ràng không thiếu một đồng”.
“Chỉ cần nó giữ lời nói, mẹ có thể để nó ở lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.
Sinh ở lại chăm sóc vợ, mãi đến ngày nghỉ hết mới đi.
Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta lớn lên, dần dần có tư tưởng có suy nghĩ riêng của mình. Lúc này, chúng ta không nên nghĩ ngợi lung tung, mà hãy nhớ thật kỹ những năm tháng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ cũng được ghi vào luật pháp, nhưng hiếu thuận với cha mẹ không cần phải để luật pháp quy định mới làm, mà là tự giác vì đó chính là đạo lý làm người.
Chúng ta ngày từng ngày lớn lên, cha mẹ ngày từng ngày già đi, dần dần tóc chuyển sang màu trắng, trước kia khi còn bé không hiểu chuyện, trông thấy cha mẹ tóc trắng chỉ biết cười ha hả nói ông bà già rồi. Hiện tại nhớ tới, cha mẹ tang thương, vất vả, cũng là vì chúng ta con cái hạnh phúc, vì cho chúng ta một hoàn cảnh tốt đẹp để chúng ta trưởng thành.
Nói về phận làm con dâu, con rể, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng/vợ cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính cha mẹ của mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng mong mỏi được nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, mình mới có người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống; nhờ cha mẹ vợ, mình mới có được người vợ nết na, chu đáo. Thương yêu họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Gieo nhân nào gặt quả ấy! Hãy là tấm gương cho con cháu, hãy thương yêu trọn vẹn những người có duyên phận trong cuộc đời này của mình.
(ST)
(ST)
Ngày nay, khi nói đến hai từ “khiêu dâm” (porn), mọi người thường nghĩ gì? Một vấn đề nhạy cảm, nhức nhối nhưng không thể không bàn đến trong thời đại này và mọi người cần có một cái nhìn mới về porn.
Erika Lust – một tác giả đồng thời là nhà làm phim, đã trình bày một cách hết sức thú vị và dí dỏm về câu chuyện “Đã đến lúc porn phải thay đổi” (It’s time for porn to change). Vấn đề nữ quyền được Erika nêu bật xuyên suốt bài nói, bởi lẽ khi nhắc đến porn, hình ảnh người phụ nữ thường bị bôi nhọ thậm tệ và được xem là vật để thỏa mãn “cơn khát” của đàn ông. Ngoài ra, giáo dục giới tính cũng là điều mà cô quan tâm. Erika xuất thân là người Thụy Điển – một đất nước có nền giáo dục tân tiến và thực hiện giáo dục giới tính ngay từ bậc tiểu học, và cô cho rằng, các quốc gia trên thế giới cần lưu ý xem kỹ vấn đề này.
Được đánh giá là một trong các bài nói hay nhất của TEDx2014, Erika Lust đã chạm đến ngách tối của một ngành công nghiệp trị giá 97 tỷ USD. Cô tin rằng trong tương lai, porn sẽ trở thành một hình thức giáo dục giới tính, nhưng chính quyền các quốc gia cần có cơ chế pháp lý phù hợp cho việc này trong thời đại internet mà cứ 1 trong 4 traffic tìm kiếm online là liênquan đến porn.
Click và thưởng thức bài nói thú vị này của Erika Lust nhé grin emoticon
Video clip: https://www.youtube.com/watch?v=Z9LaQtfpP_8
Video clip: https://www.youtube.com/watch?v=Z9LaQtfpP_8
This talk was given at a local TEDx event, produced independently of the TED Conferences. It’s time for porn to change #changeporn Erika Lust is an independe...
YOUTUBE.COM
Kể chuyện nghe!
Đầu những năm 90 tui sống ở tầng 1 chung cư Nguyễn Thái Bình, gần nhà chú Hỏa (Q.1). Chung cư cũ, chỉ sử dụng có 1 cầu thang bộ là lối lên xuống duy nhất. Buổi chiều tui thường thấy một bác gầy gò vác nguyên cả chiếc xe đạp hì hục leo lên cầu thang chứ không gửi dưới đất như mọi người. Trên tay lái, 1 bên bác móc cái cặp táp, 1 bên móc bó rau muống. Nhưng điều khiến tui chú ý là đứa bé gái chừng 7,8 tuổi đi sau lưng bác, nó đẹp rực rỡ với mái tóc xoăn vàng óng và đôi mắt xanh biếc; nhìn không ăn nhập gì với hoàn cảnh xung quanh và có chút liên đới gì với bác xe đạp. Ngày nào cũng gặp, lấy lạ nên tui mới làm quen.
Đầu những năm 90 tui sống ở tầng 1 chung cư Nguyễn Thái Bình, gần nhà chú Hỏa (Q.1). Chung cư cũ, chỉ sử dụng có 1 cầu thang bộ là lối lên xuống duy nhất. Buổi chiều tui thường thấy một bác gầy gò vác nguyên cả chiếc xe đạp hì hục leo lên cầu thang chứ không gửi dưới đất như mọi người. Trên tay lái, 1 bên bác móc cái cặp táp, 1 bên móc bó rau muống. Nhưng điều khiến tui chú ý là đứa bé gái chừng 7,8 tuổi đi sau lưng bác, nó đẹp rực rỡ với mái tóc xoăn vàng óng và đôi mắt xanh biếc; nhìn không ăn nhập gì với hoàn cảnh xung quanh và có chút liên đới gì với bác xe đạp. Ngày nào cũng gặp, lấy lạ nên tui mới làm quen.
Ông chính là Nguyễn Văn Nam, còn được nhìu người trong giới âm nhạc gọi là ông trùm nhạc giao hưởng Việt Nam!
Nguyễn Văn Nam sinh 1936 ở Tiền Giang, tham gia kháng chiến 1947 rồi tập kết 1954 ra Bắc, chuyển qua Bộ Văn Hóa. Năm 1974, ông nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Leningrad và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ haingành Sáng tác và Lý luận. Năm 1979, Nguyễn Văn Nam công tác tại Viện Nghiên cứu khoa học Cộng hòa Cabardine-Boncar và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Liên Xô. Ông trở về nước năm 1991, giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Nhạc viện Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Văn Nam có nhìu tác phẩm nổi bật, như Bản giao hưởng số 7 Chuyện nàng Kiều, Giao hưởng số 8 Đất nước quê hương tôi và nhìu tổ khúc giao hưởng, kịch múa, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật…Được tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam.
...
...
Tui ở tầng 1 lên xuống cũng tiện, nhưng ông nhạc sĩ ở tuốt lầu 8 - khu tập thể của Nhạc viện (Mỹ Tâm cũng từng ở đây thời gian đi học), không tưởng tượng nỗi ông đã nách mang xe đạp mỗi ngày lên xuống như vậy. Con bé đó là kết quả cuộc hôn nhân của nhạc sĩ với một cô gái Nga tên Tamara. Năm 1988, hai vợ chồng quyết định về Việt Nam sinh sống, nhưng bất ngờ bà chết đột ngột và chỉ có 2 cha con trở về. Tui lên ăn cơm với ông hai lần, lần nào món chính cũng là rau muống xào. Nhìn con bé 7 tuổi tóc vàng mắt xanh ngồi lùa cơm rau, chan canh nước rau luộc húp xùm sụp...cảm giác thật xáo trộn.
Tui rời khỏi chung cư năm 1993, hai cha con vẫn còn ở đó. Lúc đi làm báo gặp lại nhạc sĩ, ông vẫn giản dị như ngày xưa. Về sau, nghe nói ông và gia đình vợ Nga phải tranh giành nhau để nuôi con bé, và nó đã quay về Nga sống với nhà ngoại. Ông ở vậy trong cái chung cư ấy 14 năm nữa.
Cách đây 7 năm, ở tuổi quá 70 ông lấy một cô nhà văn đồng hương còn trẻ và sinh thêm hai đứa con. Mỗi lần hễ ai nói gì về cha & con, hổng hiểu sao tui toàn nghĩ tới hình ảnh ông nhạc sĩ gầy vác xe đạp dẫn theo con bé mắt xanh đẹp mê hồn ngày xưa. Nó ám ảnh dai dẳng!
No comments:
Post a Comment