Hot boy, hot girl và hot dog
Năm 2005, Tony đi Anh chơi, ghé thăm lâu đài Windsor có gặp bà Iris, người Hà Lan. Về email qua lại, rồi thân thiết. Một hôm, bà Iris rủ thêm bà Catherine đi qua Việt Nam chơi .Tony đưa đi Mekong Delta chèo thuyền ăn mận, hai bà say mê lắm. Trên đường về Sài Gòn, một bà nhác thấy bên đường là cửa hàng bán các con chó quay đang bị móc họng treo lủng lẳng, mới hỏi bán thịt gì vậy, thằng tài xế tài lanh tài lọt nói dog dog rồi cười ha hả. Hai bà tự nhiên im lặng, một lúc sau thì khóc. Tối đến hai bà không ăn gì. Tony mời ăn cơm tối, hai bà kiên quyết không ăn, mặc dù hôm trước là khen ngon và ăn khí thế, chỉ mua bánh mì rồi về khách sạn.
Sáng hôm sau bà Iris viết cái mail, nói là tối qua không ngủ được, và nói thôi đổi vé máy bay về nước sớm vì không có tinh thần (bad mood) để tiếp tục tham quan nữa. Và cũng không muốn nói chuyện với người Việt, vì cứ nhìn thấy những cái miệng xinh đẹp kia từng cắn xé từng miếng thịt chó là hai bà bị ám ảnh. Vì đối với nhiều người, chó mèo là bạn bè. Không ai ăn thịt bạn. Thôi thì chiều ý người già, Tony đặt vé cho bà đi Angkor Wat rồi nối tuyến bay về Amsterdam, dù sao đến Đông Nam Á thì cũng nên đi Angkor, chứ già rồi sợ không có dịp quay lại.
Một tuần sau về nước, bà Irish gửi mail khoe hình và nói ở Angkor, hai bà đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhắc đến Việt Nam, bà nói về có kể lại cho bạn bè ở Hà Lan nghe, ai cũng ngạc nhiên sao người Việt lại ăn thịt thú cưng. Chó và mèo là thú cưng chứ đâu phải động vật được sinh sản nhân tạo như heo bò gà đâu. Quan niệm của người văn minh rất rõ, động vật chia làm 3 nhóm là thú nuôi làm cảnh, thú nuôi dưới dạng nông trại để làm thực phẩm, và thú hoang dã tự nhiên. Bà nói, con gì thật ra cũng ăn được cả, thịt người nếu ướp gia vị vào thì vẫn ngon, nhưng phải tự đưa chuẩn mực đạo đức vào. Không ăn thú chó mèo vì tình cảm. Chúng ta cũng không ăn thú hoang quý hiếm vì bảo vệ cân bằng sinh học cho con cháu muôn đời sau.
Bà kể truyện ngụ ngôn, rằng ngày xưa, khi muôn loài được sinh ra, chó mèo còn ở trong rừng. Loài người mới kêu về ở chung, loài chó sẽ trung thành tuyệt đối, là loài thú duy nhất tôn thờ con người, ăn chất thải của con người. Dù chủ có giàu có hay nghèo khổ, nó vẫn theo, vẫn vẫy đuôi mừng, nên mình có quyền định đoạt, tức có thể đánh, nó sẽ nằm im cho đánh chết, nhưng có ra điều kiện là không được ăn thịt nó. Loài người hứa rồi quên. Người châu Âu cũng từng ăn thịt chó mấy thế kỷ trước, dẫn đến hành vì báo oán, tai họa dịch bệnh liên miên, có dịch chết mấy triệu người. Bà nói, tao 75 tuổi rồi, tao biết gì đúng gì sai Tony à. Ai ăn thịt chó thì nó thấy là nó sủa dữ dội, và trước sau gì cũng bị tai ương vì lời nguyền ngày xưa. Nên bà nói, mày nói người ta ai nghe thì nghe, còn ai không nghe thì ăn kệ họ, nhưng mày đừng ăn. Miệng là của mày, mày hãy “ăn” và “nói” để thể hiện mình là một người văn minh.
Tony từng ăn thịt chó rất kinh lúc còn tiểu nông xôi thịt. Từng lê la từ khu cầu Thị Nghè, khu cư xá Bắc Hải, Hải xồm Hải không xồm,Tú béo Tú gầy Tú thật Tú giả...nên nghe bà nói vậy, cũng thấy ơn ớn. Không phải vì sính Tây hay áp đặt văn minh phương Tây gì cả, mà đúng là thế giới đã RẤT KHÁC, có những giá trị văn minh nhân loại mà thế hệ trẻ nên tiếp thu, và có bao nhiêu cái hủ tục lạc hậu phải từ bỏ. Nhưng với cộng đồng thì không dễ ngày một ngày hai. Khi liên hợp quốc yêu cầu các bộ lạc da đỏ ngưng việc chôn sống người vợ khi người chồng qua đời, không bô lão nào của bộ lạc ấy đồng ý. Hay truyện Tam Quốc ở Trung Quốc bây giờ, nhà xuất bản đã cắt bỏ những đoạn như "cắt thủ cấp dâng lên báo thù.." nhưng một số người bảo thủ vẫn phản đối. Văn minh là một tiến trình, cần có thời gian, nhận thức người ta sẽ từ từ thay đổi, tự mình bỏ cái gì thấy xấu chứ khó ai nói mà nghe được. Nên sau đó thấy thịt chó thịt mèo, tự nhiên bị ớn óc, nhờn nhợn, không ăn được nữa.
Lên mạng tìm kiếm thông tin bằng tiếng Hoa, thì mới biết thế giới hiện giờ chỉ còn người Triều Tiên (Nam Bắc Hàn), Trung Quốc và Việt Nam là còn thói quen ăn thịt chó mèo. Và đây là cái rơi rớt lại của văn hoá Trung Hoa, "cái gì có chân đều ăn được trừ cái bàn" một cách không tình không nghĩa. Văn hóa ăn thịt chó mèo khởi nguồn từ khu vực Động Đình Hồ trước công nguyên năm trăm năm, bắt đầu từ các thầy cúng, các pháp sư luyện bùa ngãi và sau đó lan ra dân thường. Thời đó kinh tế cũng khó khăn, thêm tính vô tình vô nghĩa nên cư dân ở đây cứ thèm đạm là đập chết ăn thịt bất cứ con gì động đậy trước mặt.
Qua Hàn Quốc, mấy đệ tử bên đó nói bây giờ chỉ có thế hệ cha chú gốc gác nông thôn, lúc đó còn đói nên mới ăn, giờ tụi trẻ không ai ăn nữa. Ở Hàn Quốc, có nông trại nuôi lấy thịt 1 giống chó ăn rồi nằm, không biết sủa. Cách đây mấy chục năm, báo chí Hàn Quốc cũng tranh cãi ăn hay không ăn, thậm chí Olympic Seoul 1988, tất cả các cửa hàng thịt chó đều phải đóng cửa trong suốt thời gian diễn ra đại hội, vì họ sợ rắc rối với các tổ chức bảo vệ động vật. Và thằng Khan còn bảo, em nghe nói các nhà khoa học giải mã ADN của chó, nó là một trong những động vật giống con người nhất, ¾ gene của nó y chang gene người, nên đạm của chó vào cơ thể sẽ được hấp thụ cực nhanh, bồi bổ sức khoẻ nhanh. Nhưng cũng có nhiều phản ứng như co giật, sùi bọt mép sau khi ăn thịt chó do có sự tương hợp giống khi ăn thịt đồng loại. Có người ăn xong tự dưng xây xẩm mặt mày, đập đầu vào tường, gần như mất hết lý trí, cũng là do sự tương hợp này.
Ở Việt Nam, chó thịt bán ở chợ hay quán chủ yếu từ nguồn bắt trộm, vì người nuôi quý chó, ít bán. Do nhu cầu quá cao, dẫn đến nghề trộm chó. Mà không giống như việc bị mất gà, mất bò, mất xe máy,.. việc mất này chỉ là mất tài sản đơn thuần. Việc mất chó thuộc về phạm vi tinh thần, vì ai nuôi đều xem nó là thành viên trong gia đình, đều đặt cho nó một cái tên riêng, như Ki, Lu, Cún,...Điều này khác biệt với mọi vật nuôi khác. Nhà giàu nuôi chó họ còn có cả sổ khám bệnh, hộ chiếu du lịch. Vì vậy, khi phát hiện ai đó giết hại thành viên trong gia đình họ, họ sẵn sàng đánh trả quyết liệt với sự căm phẫn tột độ. Và bọn trộm chó phải trang bị hàng nóng, để nếu bị phát hiện, thì ra tay luôn với cả chủ nhà.
Gần đây, nhu cầu phục hưng văn hóa tiểu nông này lớn quá nên người ta buộc phải nhập khẩu chó về giết ăn thịt. Chó Thái, Lào, Cambuchia ùn ùn kéo sang, từng đoàn từng đoàn nối đuôi nhau, sau song sắt, ánh mắt con nào con nấy thống thiết nhìn lại cố hương lần cuối. Khổ thay phận chó Miên chó Lào, tưởng được êm ấm trên những thửa ruộng bậc thang, được vui đùa mỗi chiều trên bên dòng Mê Công, tung tăng bên nương rẫy với các bạn có cái tên nghe na ná Ôm Chảo Bay Ra Biển, thì…Trong cái chiều định mệnh, đang lang thang vui đùa trên đường quê, hai tên đi xe máy dùng dây thong lọng thít cổ một phát lôi lên xe, rồi tập kết thành hàng hóa xuất khẩu sang quốc gia láng giềng. Chúng chỉ biết kêu rên ăng ẳng, ánh mắt buồn xa xăm trên con đường đồi núi gập ghềnh. Để lại sau lưng là những nhà sàn với khói bếp lam chiều, những đứa trẻ đứng khóc mếu máo vì nhớ bạn Vằn bạn Vện, những ông cha bà mẹ đi khắp núi rừng để tìm về, cứ ngỡ chúng hôm nay mãi săn chuột mà đi lạc ở nơi đâu.
Rồi tin trộm chó bị dân làng đánh chết, cũng bỏ vào bao tải đập chết rên ư ử, nói cho mày chừa. Có chừa được không khi nhu cầu vẫn cao chất ngất? Có chừa được không khi hàng quán thịt chó vẫn đông khách thâu đêm, cô em thành Nam xinh xinh Tony gặp một lần vẫn dùng tay cầm mõm chó gặm từng miếng thịt đầu và khen không biết chó vùng nào ngọt thịt quá, từng sợi thịt vẫn giắt vào kẽ răng khi em cười. Có ông ngồi bên cũng bị giắt răng, bèn lấy tăm xỉa ra rồi quấn vào lá mơ lông, chấm mắm tôm nuốt lại, vỗ đùi cái đét cười khả khả, răng vàng hếu…
Lâu lâu lại nghe tin một mạng người đã ra đi để phục vụ cho nhu cầu nướng riềng sả lá mơ, xáo măng rựa mận, hấp hành cho những hot boy hot girl ở thành phố. Nếu kiểm tra hoá đơn đầu vào thì không nhà hàng nào cung cấp được, toàn từ nguồn ăn trộm. Nếu mình tiêu dùng, mình gián tiếp tiêu thụ hàng gian, tạo cầu miết. Bọn trộm còn dùng Cyanua để đánh bã, chất độc này ngấm vào thịt chó, nên mình ăn vào sẽ bị tích tụ, lâu ngày sẽ bị ngây ngây dại dại, u u mê mê nói gì cũng cãi, kêu bỏ ăn thịt chó họ sẽ sùi bọt mép lên cãi ngay. Bây giờ, chẳng làng quê Việt Nam nào còn bình yên. Thay vì nuôi chó để giữ nhà, người ta bây giờ phải canh giữ chó.
Có khi nào bên miếng dồi chó thơm phức và ly rượu cay nồng, chợt nhớ ai đó vì miếng ăn này mà phải bỏ mình. Thôi không thương chó thì hãy thương người. Cùng là người Việt, cùng con cháu Lạc Hồng, cùng màu da giọng nói với nhau, ai nỡ.
Tony Buổi Sáng là ai?…trắng trẻo cao to, đẹp trai và hay khóc… là cái ông nào đó ở dưới miệt vườn Cần Thơ, đẹp trai ngời ngời, thông tuệ uyên bác, nói chuyện thiệt có duyên, ai cũng mê cũng thích.
Đây là page chia sẻ nên các bạn đọc, tự rút cảm nhận, không bình luận, không hỏi rồi chờ trả lời nhé. Các admin và Tony còn phải làm công việc riêng của mình. Admin thì online ngày 3 lần, sáng, trưa, tối lúc giải lao. Tony thì sáng sớm khoảng 15 phút và tối khoảng 30 phút để ngó qua cái page. Quỹ thời gian eo hẹp vậy nên chỉ những vấn đề gì liên quan đến cộng đồng thì mới được trả lời, còn các câu hỏi về cá nhân, sẵn tiện trả lời ở đây luôn là chúng tôi xin được phép không nhận. Các bạn muốn chia sẻ gì thì vàoCLB con dượng và post thông tin lên đó.
Thứ hai nữa là Tony không dám khuyên bảo gì ai. Tony đã đi được bao nhiêu ngóc ngách trong cuộc sống đâu mà có thể cho ai đó một lời khuyên CỤ THỂ. Trong khi thông tin thì không đầy đủ, hàm f(x,y,z…) có n biến số, bạn chỉ cung cấp x và y, mình đưa ra kết quả thì sai số sẽ rất lớn. Nên khuyên đúng hẻm nói gì, lỡ sai, có phải hại đời người ta không?
Tony chỉ mong các bạn trẻ đọc TnBS để giỏi hơn, còn thông tin cá nhân Tony, bạn sẽ không thấy thông tin ở bất cứ đâu. “Chân nhân bất lộ tướng”, nếu một ngày nào đó bạn thấy Tony trên tivi hay báo đài, thì Tony đã có mưu cầu thương mại kiếm tiền, hoặc ham danh ham lợi, cũng giống mấy đứa khác rồi. Tony hiện bán phân vẫn đủ ăn nên page TnBS chỉ là giải trí cho vui. Viết ớn thì ngưng, hẻm viết nữa.
Các bạn không cần tìm kiếm Tony Buổi Sáng là ai, hãng Phượng Tím ở đâu. Hãy xem như là trên đời, vẫn còn có một cái ông nào đó ở dưới miệt vườn Cần Thơ, đẹp trai ngời ngời, thông tuệ uyên bác, nói chuyện thiệt có duyên, ai cũng mê cũng thích. Thế thôi. Và mong các bạn trẻ, qua những câu chuyện Tony kể, nếu có thấy hình ảnh xấu xí của mình trong đó thì cố gắng tránh đi, còn nếu không liên quan thì cũng cười khẩy cho qua. Hãy dùng những từ tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của chúng ta, một cách đẹp nhất, hoàn mỹ nhất, chân thành nhất, xây dựng người Việt ngày càng văn minh, đẳng cấp, nhân văn, sống đẹp, hào sảng, nghĩa tình.
CÁC BẠN NẾU ĐANG TRONG LÒNG ĐANG RỐI BỜI HOANG MANG, HÃY ĐỌC LẠI các bài viết trên trang này. TRONG MỘT BÀI NÀO ĐẤY, TRONG MỘT CÂU NÀO ĐẤY, CÁC BẠN SẼ TỰ ĐỐI CHIẾU VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA BẢN THÂN, TỰ “ NGỘ’ RA CÂU TRẢ LỜI CHO CHÍNH MÌNH.
HOANG MANG CŨNG LÀ BÌNH THƯỜNG TRONG CUỘC SỐNG. ĐỜI AI MÀ CHẲNG CÓ LÚC HOANG MANG. ĐẤY LÀ LÚC CHÚNG TA SUY NGHĨ NHIỀU NHẤT, TRƯỞNG THÀNH NHIỀU NHẤT. Đời mình, mình tự xây, không ai xây giúp. Tự mình sống, tự mình trải nghiệm, tự mình trả giá. Có bài học nào không có học phí. Nên mình đọc nhiều, làm nhiều, va chạm nhiều, thì học phí nó thấp hơn. Mọi lời khuyên chỉ là tham khảo. Chuyện của mình, mình tự quyết.
Viết đến đây thì nước mắt lại lăn dài. Trên gương mặt thanh tú như mọi khi.
Kết luận: Tony chỉ giống mấy Ụ pa Hàn Quốc ở điểm trắng trẻo cao to, đẹp trai và hay khóc.
Dượng – Tony Buổi Sáng.
Năm 2008. Hồi đó còn ở Gò Vấp nên gọi là anh Tư Gò. Một buổi sáng, Tư Gò mở báo ra đọc. Toàn thấy sốt. Hết sốt chứng khoán đến sốt đất, rồi sốt nhà đất, sốt xi măng sắt thép, sốt thịt heo thịt bò, sốt gạo, ….ôi đủ trăm ngàn loại sốt khác nhau. Các báo còn kết luận, nguyên nhân căn cơ của các loại sốt này đó là do Ôm.
Trong tiếng Việt, “ôm” là một động từ chỉ hành động dang tay ra và đưa vật thể hoặc ai đó vào lòng. Từ điển tiếng Việt hiện đại chỉ mô tả hành động ôm có tính chất sinh học. Bà mẹ ôm đứa con vào lòng. Chàng trai ôm cô gái. Hai con cún con ôm nhau ngủ…Đó là hành động ôm cụ thể. Sau này, các văn nghệ sĩ phát triển theo hướng trừu tượng. Có thể mạnh mẽ như Thuận Yến “ em muốn ôm cả đất, em muốn ôm cả trời…”trong Khát Vọng hay đơn giản và lãng mạn như Trần Tiến trong Ngẫu hứng Sông Hồng “tôi ôm con sáo, bé bỏng của tôi…”.
Ngày nay, ôm không đơn giản chỉ có nghĩa sinh học nữa, nó mang nhiều phạm trù phức tạp hơn nhiều. Đất nước mới mở cửa, tệ nạn ôm cũng bắt đầu. Bia ôm, càfe ôm, bia ôm…bắt đầu mọc lên nhan nhản, khắp chốn thị thành lẫn thôn quê. Các cơn sốt cũng bắt đầu, sốt do nhiễm lao, giang mai, HIV,….Nói chung cái này, mặc dù biến tướng, nhưng vẫn là ôm sinh học và sốt sinh học….
Đất nước gần đây chứng kiến nhiều cái ôm khác, vĩ mô hơn nhiều. Thời chơi chứng khoán tất cả đều thắng, thiên hạ thi nhau Ôm cổ phiếu. Công ty dù xa xôi cách trở nào đi chăng nữa, vừa cổ phần xong đã thấy không còn một cổ phiếu nào thừa ra cho công nhân viên. Tất cả đã có một đội ngũ chuyên nghiệp xuất hiện ôm hết. Sốt chứng khoán, sau một đêm, ai cũng thành triệu phú. Giá chứng khoán tăng vài chục lần, người này ôm một lúc, mỏi tay và kiếm được một ít, sau đó đưa người khác ôm.
Tới làn sóng bất động sản. Đất nền,đất dự án… đầu nậu đất tung tiền ra ôm hết, để đó không xây, khiến khu quy hoạch loang lổ như miếng da beo. Những người có vốn ít cũng bèn góp với nhau, mỗi người một tay, tổ chức ôm đất. Rồi tới căn hộ, chủ đầu tư vừa công bố giá bán, dân đầu cơ ra ôm hết. Có người mua cả lô, cả dãy, cả tầng….Ôm xong để đó, trên báo rao bán rao mua, toàn giới đầu cơ giao dịch với nhau. Người có nhu cầu thật sự đứng nhìn ngao ngán vì giá đã đội lên quá cao so với túi tiền của họ. Báo chí nói là sốt đất, sốt căn hộ ở địa phương X, ở tỉnh Y….Vàng, đô la Mỹ cũng được diễn ra y chang như vậy….Ôm hà rầm và sốt ầm ĩ…
Rồi giá lương thực thực phẩm tăng cao. Heo bò gà ôm không được, chỉ có gạo là dễ. Người ta bèn ôm ngay. Xuống tận cánh đồng ôm lúa, tới nhà máy xay xát ôm gạo, ngay cả những người làm nghề trái ngoe cũng bèn ôm cho nó phong trào. Tiểu thương ôm vài tấn, đại gia ôm vài kho, mấy bà bán hàng xén cũng bắt chước ôm vài chục ký, hàng xóm tới mua kiên quyết không bán. Ngay cả công ty may mặc thời trang cũng tiến hành mua gạo để ôm. Xi măng rồi sắt thép…cũng được ưu ái ôm vào. Người người ôm, nhà nhà ôm. Hậu quả: sốt hết mặt hàng này đến mặt hàng khác…làm người dân lao động choáng váng, không biết đâu mà lần.
Các ban ngành đang vất vả và sốt sắng với việc chống lại hiện tượng ôm. Hết ra chỉ thị rồi tuyên truyền giáo dục, thế nhưng hết đợt sốt này, người ta nghĩ ra cái khác để ôm và lại sốt. Sốt cao quá, lâu quá, hết thuốc thang chạy chữa, người ôm cuối cùng lãnh trọn vì lúc đó sốt đã phát bệnh. Cứ theo lý luận này, người đang ôm cổ phiều bây giờ cũng coi chừng bị sốt, không phải sốt nóng, mà là sốt lạnh, sốt rét….
Tư Gò nghĩ đến đây, bèn chạy về nhà, ôm mền mà ngủ. Hơi đâu chạy theo thiên hạ ôm hết cái này tới cái khác, rồi bị sốt lây cho nó mệt người, nhỉ !
*Sau bài này , các thị trường đóng băng luôn tới giờ. Link ở thời báo KTSG at:
http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/vanhoa/5512/
http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/vanhoa/5512/
Ăn trưa cùng Tony
Lúc còn học ở Harvard, một bữa tiệc tối nọ, Tony ngồi cùng bàn với 9 người đủ mọi quốc tịch. Lúc đợi thức ăn dọn ra, mọi người nói về tác phẩm The Alchemist. Tony ngồi mà không biết nói gì vì mình chưa đọc tác phẩm đó, và cũng chưa nghe ai nói. Nhưng thấy các bạn trong bàn, từ anh người Ý đến chị người Nga, anh bạn Trung Quốc đến chị Ấn Độ, thậm chí cô bé người Chile nói cô là người thiểu số, cũng vì tác phẩm ấy mà cô đã thay đổi số phận và đến ngôi trường này, bây giờ có mặt ở sân trường Harvard.
Mọi người ngạc nhiên khi nghe Tony nói tao chưa nghe tác phẩm này bao giờ. Vì từ lúc ra đời năm 1988 đến nay, 65 triệu bản chính thức đã được bán ra, được dịch ra hầu như mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tác phẩm chấp cánh cho hàng triệu triệu thanh niên đi tìm hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình, tìm đúng mission của mình, và rất nhiều người thành đạt, thành công, thành nhân...đều nói tao đã biết ơn cuốn sách. Cuốn sách này được xem như là cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, một số nước còn đưa vô giảng dạy phổ thông, phỏng vấn xin việc cũng hỏi ứng viên quan niệm thế nào về tác phẩm này...
Tony thấy hơi quê quê nên mới đi tìm mua đọc. Sau đó đi đây đi đó, ở các sân bay quốc tế, mới thấy thanh niên đẳng cấp ai ai cũng cầm đọc sách lúc đợi máy bay, không ngồi nghịch điện thoại. Trong đó, tác phẩm The alchemist luôn được họ đọc một cách say mê.
Ở Việt Nam, tác phẩm này được dịch với tên gọi Nhà giả kim. Các bạn hãy đến nhà sách, hoặc mua online để đọc nhé, cố gắng đọc trong 2 tuần phải xong. Đọc xong gửi email cảm nhận về tonybuoisang@gmail.com. Nên đọc sách giấy hơn là ebook. từng bước tạo tủ sách cho mình, tủ sách cũng quan trọng như tủ thuốc gia đình vậy.
Mọi bài viết cảm nhận về cuốn "quốc gia khởi nghiệp" và "nhà giả kim" đều sẽ được Tony đọc qua và phản hồi. Riêng bạn nào viết hay và có action, sẽ được Tony mời đi ăn trưa miễn phí.
Thân ái, Tony.
MÙI KIỆU
Hôm nay đi ngang qua chợ Bà Chiểu, ngó thấy mấy chị tiểu thương bày củ kiệu ra bán. Mới thảng thốt chép miệng, mèn ơi, sắp tết rồi. Dân miền Nam hay gọi tết nhứt, không biết chữ nhứt ở phía sau có phải là quan trọng nhứt hay không, nhưng lòng ai cũng chộn rộn khi nghĩ về nó. Giống như người tây phương với lễgiáng sinh và năm mới dương lịch vậy.
Nhớ ngày xưa còn ở với ba má, cứ cuối năm gần Tết là phụ má hong củ kiệu. Trời gần Tết hơi lạnh, nắng cũng yếu ớt nên má hay biểu mày nhổ giò cao nhòng vậy thì để mấy củ kiệu lên mái nhà coi, để dưới đất coi chừng chó hay gà đi ngang qua hất đổ hết.
Và trong tâm khảm tuổi thơ, mùi kiệu cay nồng chính là mùa giáp Tết. Ông già (cách gọi thân thương cha mẹ của ở quê Tony là ông già, bà già) người Cần Thơ nên hay kêu bà già làm mấy món miền Tây cho ổng nhâm nhi dịp Tết. Bà già cũng có mười mấy năm sống ở miền trong nên hiểu ý liền, nhứt là món ruột già heo khìa. Thấy có ngon lành gì đâu, nhiều lúc còn mùi thúi thúi nhưng ông già nhứt định khen ngon, ăn khí thế. Và củ kiệu cũng vậy, đắng nghét chứ có ngon lành gì, nhưng mà thiếu nó, không khí Tết không còn nguyên vẹn nữa.
Và trong tâm khảm tuổi thơ, mùi kiệu cay nồng chính là mùa giáp Tết. Ông già (cách gọi thân thương cha mẹ của ở quê Tony là ông già, bà già) người Cần Thơ nên hay kêu bà già làm mấy món miền Tây cho ổng nhâm nhi dịp Tết. Bà già cũng có mười mấy năm sống ở miền trong nên hiểu ý liền, nhứt là món ruột già heo khìa. Thấy có ngon lành gì đâu, nhiều lúc còn mùi thúi thúi nhưng ông già nhứt định khen ngon, ăn khí thế. Và củ kiệu cũng vậy, đắng nghét chứ có ngon lành gì, nhưng mà thiếu nó, không khí Tết không còn nguyên vẹn nữa.
Hồi cả nhà đùm nhau từ Sài Gòn về quê ngoại sống, rời xa đô hội, má nói mấy đứa bây giờ cũng phải ráng mà hòa nhập với dân ở đây. Vẫn một ngày đi học, một ngày lặn lội trên đồng. Nhưng má bắt cố gắng giữ giọng nói và cách ăn uống của dân miền trong, má nói rồi tụi bây cũng sẽ về lại Sài Gòn để phát triển, chứ ở miền Trung này, kiếm đồng tiền khó lắm. Về quê là một giai đoạn tạm thời, ẩn nhẫn để vụt bay. Nhưng trong khó khăn, phải giữ khí phách của kẻ sĩ…
Nhưng lúc mình thi đại học, tự nhiên má đổi quyết định đột ngột, bắt thi vào cao đẳng sư phạm Nha Trang ở gần nhà, xong về dạy học thế chỗ má trong trường, vì tao sắp hưu rồi. Lý do quan trọng hơn là vô trỏng, tiền đâu học. Có lẽ linh cảm rằng cho nó vào lại Sài Gòn ít còn cơ hội gặp nhau. Sự khó khăn về kinh tế và ích kỷ về tình cảm của người mẹ, đi ngược lại với những điều giáo huấn từ bé, rằng làm đàn ông con trai trên đời, phải kinh bang tế thế, lấy tài năng giúp đời, đừng suy nghĩ vụn vặt, ganh đua với con Năm thằng Mít trong làng, có giỏi thì ra ganh đua với tụi dân thành phố- ba má hay căn dặn mấy chị em như vậy.
Nhưng dưới áp lực khủng khiếp của mình, má cũng gạt nước mắt, đồng ý cho vô lại Sài Gòn để thi đại học. Còn 2 ngày nữa là thi rồi, mà không biết vô đó thì ở đâu. Má ngồi suy nghĩ một hồi, nói thôi mày đạp xe chở tao qua nhà cô C đi, cô có em gái tên D ở Sài Gòn. Rồi mình đạp xe chở má qua nhà cô C, bạn dạy chung trường. Mình đứng ở ngoài hàng rào, má vô nói gì đó một hồi, rồi ra, nói cô C không chịu, nói cô D khó tánh lắm, từ chối cho số điện thoại. Nên đạp xe chở má đi về, đầu óc miên man trên con đường làng quanh co thơm mùi rạ.
Vừa về, cả nhà ngồi suy nghĩ quan hệ với ai ở Sài Gòn, cái ba nói thôi vô hạ mình xin thằng H, là chú em cùng cha khác mẹ với ba, giờ làm tổng giám đốc 1 công ty lớn ở quận 4, xin nó ở vài bữa. Má nói chắc phải vậy thôi, rồi lấy hộp kem phấn ra trang điểm, nói thôi để má đưa đi. Rồi thấy vào ngồi đếm tiền với chị Hai, rồi chị Hai nói có vài trăm ngàn như vầy, không đủ ở khách sạn cho 2 mẹ con đâu nếu chú H từ chối. Mình ngồi nghe mà chết điếng trong lòng. Tự thấy sao con đường học hành của mình gian truân quá, bạn bè cùng lớp đã vào hết trong đó để chuẩn bị thi. Còn mình thì giờ này vẫn chưa biết có đi được hay không nữa, chắc trời đất chỉ cho mình học tới đây thôi. Lòng buồn quá, mình đạp đi ra thị trấn chơi, lang thang, vô định.
Thế rồi như là 1 định mệnh của sự may mắn, bạn Th. học cùng lớp tình cờ gặp mình, bạn cũng nói tao đang chuẩn bị đi Sài Gòn, hay là mày đi cùng tao cho vui, dù học 3 năm với nhau, 2 đứa chỉ giao tiếp bình thường chứ không thân lắm. Bạn Th nói anh ruột bạn ấy có người quen ở trỏng, có thể cho mình ở nhờ. Má đạp xe xuống nhà Th hỏi có thiệt không, rồi đồng ý cho đi. Tối đó lên xe vô SG, lúc xuống ngã ba bắt xe, tự nhiên má móc trong túi ra 5 phân vàng, nói con đeo vô ngón út, đó tất cả gia tài của má lúc này. “Cái này má đưa con cầm, có chuyện gì thì cứ bán rồi ra bến xe miền Đông bắt xe về liền nghen con. Làng mình năm nay chỉ có con học hết 12 thôi, thôi thì ráng thi cho tốt“, má cầm tay dặn dò miết. Xe chạy xa dần, mình vẫn thấy đôi tay khẳng khiu, đen nhẻm của má và mấy chị vẫy vẫy. Chiều dần tối, cây cối hai bên đường heo hắt, quắt queo trong cái nóng mùa hè.
Cả đêm trên xe không ngủ, lần đầu tiên vào xa mà, ra đi khỏi Sài Gòn hồi có mấy tuổi nên có nhớ gì đâu. Trong đầu mình tính toán lên nhiều phương án để tồn tại trong mấy ngày, nếu và thì. Tài sản là mấy cuốn tập cong queo nhét trong lưng. Theo Th đến nhà chị G, thấy nhà chị học sinh đến ở trọ đi thi đông quá, nên tự nhiên thấy ngại. Mới ở nông thôn lên, cái gì cũng ngai, mới nói chị G thôi cho em đi tìm ông chú, có thể tối không về. Cái mượn xe đạp để đi tìm chú H, cái ba lô bé xíu quảy sau lưng. Ghé nhà chú H theo địa chỉ trên 1 lá thư từ lâu lắm, bí mật ghi vô cuốn tập, ba má cũng không biết. Rồi mình gặp cô Út, em chú H, ngồi kể lể lý lịch một hồi , chỉ mong là họ nghĩ máu mủ ruột thịt mà cho ở vài hôm đi thi. Nhưng ông lánh mặt và kêu cô Út vào phòng, nói gì đó, rồi cô Út ra nói nhà cũng chật quá, thôi con đi tìm chỗ khác trọ đi. Lúc mình đạp xe rời khỏi con hẻm nhà chú đường Hoàng Diệu, thấy cô Út ra đứng đầu hẻm vẫy tay, nước mắt cô lăn dài, chắc cô cũng có chút tình máu mủ, chắc cũng thấy tội nghiệp 1 thằng 18 tuổi cao nhòng đen nhẻm đang tìm đường mưu sinh ở thành phố.
Mình ra công viên Lê Văn Tám ngồi học bài rồi mệt quá, ngủ thiếp. Khoanh nem chua mang theo, định bụng là nếu chú H cho ở nhờ thì đem tặng, nhưng ổng đuổi đi nên thôi, nửa đêm đói qua tỉnh giấc lấy lột ngồi ăn một mình. Ánh đèn vàng heo hắt và cơn mưa tầm tả của Sài gòn tháng 7, lạnh cóng…
Hôm sau lên lấy số báo danh rồi thi môn Toán vào buổi chiều. Hết giờ thi, mình theo đứa bạn mới quen trong phòng thi về nhà nó tắm rửa, rồi qua nhà chị G, nói chuyện thi cử với Th, chị G mời ăn cơm nhưng ngại không dám ăn nhiều, chỉ ăn 1 chén. Xong cái lấy xe đạp đi, định qua công viên ngủ tiếp nhưng chị đoán được hay sao ấy, nên mới nói thôi đi đâu, ở lại đây rồi mai đi thi cho tốt. Lòng tốt của Th và gia đình chị G, mình thật sự mang ơn suốt đời, không biết nói sao nên lời nữa. Bữa thi cuối, mưa kinh khủng là mưa, ra khỏi điểm thi trường Lê Quý Đôn, nhìn các bạn khác có cha có mẹ đi theo tíu tít hỏi han đề thi khó hay dễ vậy con, thấy nước chảy dài trên má, không biết nước mắt hay nước mưa nữa. Rồi tất tả quảy ba lô chạy ra bến xe miền Đông để kịp chuyến xe về quê.
Rồi con cũng có tất cả, má à, hơn cả những gì mà ba má kỳ vọng. Cạnh tranh với dân thành phố – hồi đó là tất cả những gì mà ba má có thể nghĩ ra-nay đã không còn phù hợp nữa. Cái mà tụi con đang cạnh tranh là những Peter, Mary, Zhu Bin…trong một thế giới phẳng như thế này. Những con đường cao tốc, những tòa nhà xa hoa, những buổi tiệc ở khách sạn năm sao với đủ loại sơn hào hải vị nhưng làm sao có thể sánh được với con đường làng quanh co, lũy tre xanh đầy gió và mùi kiệu thơm nồng của quê ngoại. Nơi một thời con đã lớn lên. Con nhớ..."
Swimming with the tide
(Viết cho các bạn làm du lịch inbound-tức đón khách nước ngoài vào Việt Nam).
Hiện nay nước ta nhận khoảng 7 triệu du khách quốc tế/năm, chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan, Malaysia, Singapore…Du lịch inbound là một mỏ vàng cho chúng ta vì tên gọi Việt Nam rất nổi tiếng, VN và Mỹ là 2 nhân vật xuất hiện dày đặc trên truyền hình/báo chí trong suốt thập niên 60-70 khi chiến tranh chưa kết thúc. Các bạn coi phim Mỹ sẽ thấy nhắc đến Việt Nam rất nhiều, và người đặc biệt Mourinho thì luôn nhắc đến Việt Nam vì quen với Tony (lại nổ).
Hôm qua, cả thế giới sửng sốt với chương trình Good Morning America với cảnh quay trực tiếp từ hang Sơn Đòong, hang động lớn nhất thế giới ở Quảng Bình. Và lập tức, tên hang này xuất hiện trên từ khóa tìm kiếm google như là một hiện tượng, nhiều người quyết định đến VN cho chuyến du lịch hàng năm của họ. Nhưng search thông tin về du lịch VN rất ít, dù hang này đã được một công ty độc quyền khai thác, khách không book được hay không đủ tiền sẵn sàng chuyển hướng đi coi Phong Nha, Hạ Long, Bạch Mã...Chúng ta nên nắm lấy cơ hội này.
Chúng ta, các công ty du lịch, nên “swim with the tide”, không phải vì cái hang này mà vì du lịch Việt Nam, với các tour sẵn có của các bạn. Các fanpage bằng tiếng Anh kiểu “visit Vietnam” hay "Phong Nha cave", Ha Long Bay, Hue, Nha Trang....nên được thành lập, với đội ngũ tiếng Anh hùng hậu, biên tập thâu đêm suốt sáng các tư liệu này cũng như du lịch VN. Đừng có giảm giá tour, Tây đẳng cấp nó không thích đâu, đừng cạnh tranh về giá mà hạ chất lượng xuống. Nên giữ giá cao, nhưng phục vụ nhiệt tình. Tây thích giá rẻ thì nó tự đi rồi, không mua tour đâu, đừng có phé gié (giọng Phú Yên ý nói phá giá), cũng đừng có phóa gióa (giọng Quảng Ngãi), phải “giừ giạ” (giọng Quảng Bình ý nói giữ giá) nghe mi, giừ giạ cho chụy, giừ giạ cho anh.
Quảng cáo liên tục trên Facebook, Twitter, Linkedin, chạy google… các fanpage, website của mình, nhờ các công ty digital marketing giúp, hoặc tự mày mò cũng được. Cử nhân viên du lịch mới ra trường trực đêm, nhận email xử lý nhoay nhoáy báo giá cho người ta, vì ban đêm bên mình là ban ngày bên Mỹ, họ đặt nhiều lắm. Train nhân viên thiệt giỏi vào, truyền tình yêu du lịch với nhân viên của mình.
Các quản lý công ty du lịch nên tập huấn anh em để chộp lấy cơ hội này, rèn ngoại ngữ, lòng tự hào dân tộc, nụ cười, ánh mắt, dáng đi…sao cho lấy tiền Tây đợt này cho được nhé. Chậm phút giây nào mất cơ hội ráng chịu.
Cách đây mấy tháng, Tony có đi Hồng Công công tác. Ở đó có những văn phòng sáng đèn ban đêm của các công ty du lịch Trung Quốc sang thuê. Tony ở lại coi thử nó làm cái gì. Thấy một văn phòng khoảng chục bạn, toàn dân đại lục, tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ hay du lịch gì đó, trẻ măng, lanh lợi ghê lắm. Tony vô hỏi thì thấy các bạn đang quảng bá các fanpage, các website du lịch của Trung Quốc trên google, youtube, facebook. Do ở Trung Quốc, việc truy cập 3 mạng này hầu như không được, trong khi Tây thì sử dụng phổ biến, nên họ sang Hồng Công để làm. Thấy cứ tích tắc mấy giây là một email gửi đến đặt khách, họ xử lý xác nhận với khách. Sáng hôm sau, ở Thượng Hải Bắc Kinh là hàng trăm email từ Hồng Công gửi đến, soạn thảo HĐ, lên kế hoạch đón khách.
Các công ty du lịch làm thử nhé. Tối nay họp triển khai luôn đi, kiếm vài chục đoàn chơi. Sự kiện hang này chỉ là một ví dụ trong cách làm du lịch nhiệt tình, tức phải SWIM WITH THE TIDE, cho bao nhiêu thắng cảnh khác ở Việt Nam, nên quảng bá rộng rãi và cách làm nhiệt tình như ở Hồng Công vậy.
P/S: Đại ý bài này là học hỏi cách tiếp thị du lịch của nước bạn, không phải khuyến khích tham quan hang Sơn Đòong.
Một lá thư Ai Len
"Chào anh Tony, xin lỗi gọi anh vì tôi nghĩ anh cũng trạc tuổi tôi. Tôi đang làm nghiên cứu sinh ở tp nhỏ của Ai-Len cũng được 2 năm rồi. Trước đây tôi học thạc sĩ ở Anh, sau đó về VN giảng dạy ở 1 đại học, rồi sau đó gần đây tôi chọn Ai Len để làm tiến sĩ. Cuộc sống chồng con tôi ở Việt Nam cũng ổn định, tôi chỉ mong học xong nhanh rồi quay về.
Thú thật, tôi đọc page TnBS vì nó vui, ban đầu tôi nghĩ anh định câu view để quảng cáo cái gì đó, chứ bỗng dưng bỏ công bỏ sức ra viết chia sẻ như vậy. Tôi nghĩ rồi anh cũng sẽ bán page này cho một nhãn hàng nào đó khi nhiều view. Tôi đợi 2 năm nay nhưng thấy anh quảng cáo chủ yếu cho bà con nông dân, nên tôi cũng ngạc nhiên lắm, tiền đâu họ trả cho anh quảng cáo vậy?
Trường tôi 2 năm nay đều có suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngoại quốc, nhưng tôi chẳng giới thiệu cho ai ở Việt Nam. Một phần vì tôi thấy tốn thời gian thông báo lên diễn đàn này diễn đàn kia mà chẳng lợi ích gì cho mình. Nhưng nhiều lúc tôi cũng cảm thấy cô đơn, nhưng thông báo cơ hội này cho người dưng nước lã, tôi thấy cứ tiêng tiếc thế nào ấy. Tôi chỉ giới thiệu cho con ruột tôi những cơ hội như vầy nhưng cháu còn nhỏ quá. Cháu họ tôi cũng có đứa đủ điều kiện nhưng trong thâm tâm mình, tôi sợ bọn nó được rồi gia đình nó hơn gia đình tôi, lỡ sau này con tôi không có cơ hội đi du học thì sao. Trong dòng họ, nhà tôi phải nhất để mọi người nể phục. Tôi vẫn bé nhỏ và tiểu nông như anh từng phê phán, nhưng thật sự tôi không thoát ra được. Anh chị chồng tôi cứ hỏi tôi việc tìm học bổng cho các cháu sang đây nhưng tôi viện cớ bận quá mà từ chối. Có lần giới thiệu một chỗ làm kia cho bạn tôi, nó bắt tôi cứ như phải có trách nhiệm, nào là viết đơn xin việc, sửa đơn...rồi thậm chí giận hờn nếu tôi "không giúp tới nơi tới chốn", nên cứ giúp người một lần là gánh nặng trên vai mệt mỏi lắm. Giúp người để được gì hả anh? Họ có nhớ mà trả ơn mình không? Đèn nhà ai nấy sáng, từ bé, tôi được mẹ tôi dạy là mình chỉ nên lo cho cá nhân mình, gia đình mình chứ hơi sức đâu lo cho người khác.
Việc xin học bổng sang đây thế nào, tôi cũng giấu nhẹm, ai hỏi thì tôi "nói khéo" là đi tự túc. Sâu thẳm trong lòng mình, tôi không có khả năng chia sẻ. Các con của thì sao tôi cũng được, còn con cái người ta tôi thấy không ưa, không vỗ về nựng nịu chúng nó được. Tôi như con kiến, cần mẫn lấy bên ngoài tha về cái tổ bé nhỏ của mình, bất chấp mọi thứ. Tôi nghĩ ai cũng có một tổ ấm phải vun vén, phải hơn người khác, phải có nhà to hơn, xe đẹp hơn, bằng cấp cao hơn, con cái học giỏi hơn....
Anh nói đúng, các đồng nghiệp người Trung Quốc của tôi thì khác. Năm ngoái khi nghe tin trường có 5 suất học bổng toàn phần, anh bạn tên Zhang bay về nước để giới thiệu sinh viên (anh ấy đang dạy ở ĐH Hạ Môn), dù phải bỏ tiền túi ra mua vé máy bay. Sau đó 5 suất học bổng đó đều thuộc về sinh viên trường ĐH Hạ Môn. Tôi thấy họ hay gặp gỡ nhau ăn uống, học tập.
Tôi rất tiếc đến giờ này tôi vẫn chưa thay đổi quan niệm của mình nên tôi xin phép anh tôi không nói tôi tên gì và đang học ở đâu. Sang năm, trường tôi lại có suất, hy vọng lúc đó tôi sẽ có thể rộng lượng hơn mà chia sẻ cho các bạn."...
Tony trích đăng bức thư này sau khi xin phép chị ấy. Và chỉ muốn thưa với chị thế này.
Chị này, thông tin tốt cho người khác, chị nên chia sẻ. Vì có nhiều nguồn thông tin chỉ nội bộ mới biết. Người mà cái gì cũng hỏi, cũng nhờ, thì một là họ ngu quá, hay là họ lười tìm hiểu. Chị không cần trả lời hay giúp, vì chắc chắn là họ không bao giờ được nhận đâu. Còn người thông minh giỏi giang, chỉ cần nghe loáng thoáng 1 thông tin, ví dụ ĐH A có cho 2 suất học bổng, thì đêm đó họ đã search nát thông tin ĐH A, và sáng hôm sau họ đã có email gửi cho trường, họ không cần hỏi lại chị.
Còn các vấn đề khác, Tony nghĩ chị sẽ thay đổi từ từ. Bệnh tiểu nông ích kỷ cần thời gian chị ạ.
Tony
Rang cà phê để xuất khẩu
Xưa nay chúng ta chỉ xuất khẩu được dạng hạt cà phê nhân (raw bean) vì xuất khẩu thành phẩm thì phải làm theo gu của người ta thì người ta mới mua
1. Họ chỉ uống Arabica loại chín già. Loại Robusta họ thường dùng để làm bánh kẹo, chiết xuất lấy caffeine dùng trong dược phẩm,...(các bạn không tin tới các quán cà phê quốc tế như Starbucks, The coffee bean, Bene, Gloria Jean, Illy, MOF...lấy bao bì xem, đều ghi 100% arabica bean). Nếu mình bán robusta/hay trộn tỷ lệ thì phải hỏi kỹ họ có chịu không. Ở châu Á, chỉ có loại ở Sumatra, Indonesia là đạt chuẩn vô được hệ thống cà phê lớn, còn lại là của Nam Mỹ, châu Phi. Các hệ thống nhỏ hơn thì OK, cà phê Việt Nam vẫn được tiêu thụ khá lớn. Các bạn đến quán Starbucks hoặc Bene để mua các gói hạt của nó đang bán về phân tích xem xét kỹ. Nó có ghi xuất xứ bên ngoài.
2. Hệ thống máy air roaster kiểu như vầy cho quy mô gia đìnhhttps://www.youtube.com/watch?v=skZk0WHHDvM. Họ dùng cái rang ngô để rang, có quạt thổi. Search thêm “hot air coffee roaster/roasting”
3. Quy mô công nghiệp mẻ lớn https://www.youtube.com/watch?v=8SkWOBo-eGw
4. Hạt rang các bạn đừng có ướp bơ hay mỡ gà hay nước mắm hay hương liệu gì cả nhé, cứ vừa miệng mình mà làm thì bán không được đâu. Cũng đừng rang như rang ngô rang lạc bỏ lên chảo lấy đôi đũa xào qua xào lại thì sẽ có mùi khét, gửi mẫu qua cho nó sẽ im hơi lặng tiếng luôn đó. Máy air roaster này đặt bên các xưởng cơ khí họ làm được hết. Ở ĐH BK TP HCM/HN/ĐN, SP Kỹ thuật hay ĐH Công nghiệp đều có xưởng cơ khí phía sau trường, ra gặp mấy thầy đặt hàng, nói tui muốn máy như vầy (mở clip cho họ coi). Họ có nghề, nhìn sẽ biết và sẽ mày mò làm ra cho mình với giá rẻ xình. Tony từng đặt một cái máy nghiền bột dùng cho phân bón lá, máy đầu tiên nhập khẩu 10,000 USD từ Đài Loan, máy 2 mua của họ giá có 60 triệu, chất lượng y chang, cũng inox sáng loáng, 10 năm rồi chưa hỏng.
P/S: Cơ cấu dân số nước ta theo tổng cục thống kê năm 2012, những người tốt nghiệp cao đẳng ĐH chỉ chiếm 6% dân số, nên mình là tinh hoa, phải lấy tiền của tụi Tây. Chứ vô Cầu Đất mua cà phê đem xuống Sài Gòn bán cạnh tranh dữ dội chi cho mệt vậy, mình có học tiếng Anh từ năm lớp 6, đến năm 12 là 7 năm thì đã lưu loát rồi. Thêm 4 năm ĐH nữa thì đã thành thạo như tiếng mẹ đẻ rồi còn gì, tha hồ mà buôn bán quốc tế. Lấy đô la only!
Kiên quyết đại nhân, không tiểu nhân. Đại nông, không tiểu nông. Đại thương, không tiểu thương! Nhường cho mấy bà mấy chị người ta không có điều kiện học hành, tiếng Anh tiếng em không biết, mới gánh hàng từ làng này sang làng kia, từ huyện này sang huyện kia, từ tỉnh này đến tỉnh kia chiếm chút cháo nuôi con. Mình có trình độ, cao đẳng đại học chứ có phải người thường đâu, phải buôn quốc tế chứ sao lại giành giựt thị phần với mấy chị tiểu thương tội nghiệp vậy?
CÁC CHA MẸ HÃY ĐỌC BÀI NÀY...
1. Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng và đến làm kiểm tra chỉ số IQ, tiếng Anh và năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.
Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu...để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù ngoài lương thì công ty có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi trước khi vô làm. Anh nói, đây là lần cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của tụi nó. Đi làm cho có gọi là, có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành nghĩ hộ.
Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ có nhóm thế hệ mới là tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la hét rầm trời tụi nó mới làm.
Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được thì cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì họ cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?
Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền.
2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội
Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các bạn trẻ.
Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau nhà lau cửa, tự biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu thùa may vá, biết làm thêm trong thời gian đi học…dù học chuyên ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào đó, dạy giỏi thì các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm. Tony có cô bạn tốt nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô phần lớn thất nghiệp, riêng những người đi làm thêm trong thời sinh viên thì đều có việc làm, quản lý nhà sách, làm công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó làm mà không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp hơn, ví dụ bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh Văn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp, hoặc sẽ có chỗ nhận vô làm, dù ngành khác. Bạn nào cầm bằng giỏi mà không có việc thì chỉ có cái bằng là giỏi, còn người là DỞ, kém cỏi, học vì điểm số chứ không thực lực. Thực lực là phải kiếm được việc, được tiền, dù học piano hay đàn tranh, học vẽ hay học múa, học bất cứ ngành gì….
1. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thất nghiệp: Mình phải gạt phăng mọi sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ, mới nhờ cha mẹ bà con quen biết xin việc cho mình. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân tay cũng được, có sao, miễn là có tiền. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên.
2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác …chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự chủ, tự trọng.
2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác …chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự chủ, tự trọng.
Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình, bằng cách “say NO” với tiền của người khác. Tuyệt đối KHÔNG là KHÔNG. Tiền cha tiền mẹ là từ sự lao động của họ, không phải của mình. Chưa có tỷ phú nào đi lên từ việc trúng số. Chúng ta chưa ai ở nhà do ông tổ ông tiên để lại. Lịch sử hàng ngàn năm tây tàu gì cũng vậy, những dinh thự vĩ đại ngày xưa bây giờ đều là viện bảo tàng, dù “đại gia” thời đó đều hồi môn để dành cho con cháu, từ lâu đài Windsor bên Anh, dinh Hòa Thân ở Trung Quốc đến cung điện mùa hè ở Nga… Cứ đời này đời khác, tự dưng con cháu không giữ được nữa. Mình cứ mua cho nó 1 miếng đất, 1 cái nhà, một đống vàng…thì nó sẽ bán vàng để ăn, hết rồi cắt đất bán lần lần, rồi tới bán nhà, rồi rơi vào nghèo khổ rách rưới. Nhưng thế hệ sau đó nữa, thì lại bật dậy được vì ĐƯỢC sống trong nghèo khó.
Cho nên nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời. Giàu có là một thách thức để một đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, và vượt sướng, buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai. Nếu mình lỡ sinh ra trong nhà giàu rồi, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh sống. Ở Tp HCM thì xin cha mẹ đi học ở tỉnh khác, thành phố khác, trừ trường chỉ có ở Tp mới có thì đành chịu, chứ học nông nghiệp hãy về Cần Thơ, học Vật Lý Sinh Học hay Toán thì lên Đà Lạt, học thủy sản ra Nha Trang, học hàng hải ra Hải Phòng, học âm nhạc ra Huế…Thoát ly ra khỏi vỏ bọc của gia đình, để được tự sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ hôm nay phải làm sao để có cơm ăn khi cái ví không còn 1 xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa đóng, phải xin đi làm thêm ở đâu để có cái đi chơi, để dành…Chính suy nghĩ như vậy sẽ giúp vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin. Chưa có ai nằm ra đường chết đói cả, bạn nên nhớ điều đó. Khi cùng đường, người ta tự nghĩ phải đi ăn cơm từ thiện, vô chùa ăn, ghé bạn mượn tiền, hay xyz…nào đó để tồn tại.
3. Cha mẹ của mọi đứa trẻ phải thương chúng nó bằng phương pháp giáo dục khác. Đến tuổi biết ăn là tự xúc cơm, tự giặt giũ lau nhà, tự học, tự chơi. Ép chúng nó buổi sáng phải thức dậy sớm, lau nhà lau cửa sạch sẽ, dọn dẹp mùng mền chiếu gối, nấu nước nấu mì cho chính nó ăn, không nhịn đói kệ mày. Cuối tuần bắt nó phải quét váng nhện, lau chùi tivi tủ lạnh, chăm sóc cây cảnh thú nuôi, quét sơn, sửa nhà, tham gia các hoạt động ngoài xã hội, tuyệt đối không cho nó ôm laptop hay ipad iphone khi chưa làm xong việc nhà. Nếu trường có tổ chức đi xe buýt đưa đón thì cho chúng nó tự đi với bạn bè, không nên đưa đón, kẹt đường kẹt sá trước cổng trường. Không xin xỏ việc làm cho chúng nó. Không ép chúng nó học ngành mình yêu thích, mình thích thì mình học đi.
4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là mình quánh, mình đuổi đi.
4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là mình quánh, mình đuổi đi.
Cứ “cho” riết thì một cục cưng biến thành một cục nợ cho gia đình, một cục…tác của xã hội.
“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”
(Nguồn : Tony Buổi sáng)
500 USD thành 5000 USD như các bạn thi 2-3 năm mới đậu hay học 1 trường nào đó điểm lèo tèo vài ba điểm. Vấn đề đặt ra là nếu bạn học ngành Y hay tài chính, mà lỡ được ưu tiên điểm, thì phải vô cùng cẩn thận trong suốt các năm học, còn giáo viên thì hãy khắt khe kinh khủng với các bạn, 10 năm mới cho ra trường cũng được, không ổn thì không cho ra trường, đừng đưa ra xã hội những kẻ bất cẩn vì là mạng người, là tiền của của nền kinh tế).
Chuyện thuốc chuyện men
Nói chuyện men trước rồi chuyện thuốc sau. Có lần Tony đưa 2 ông giáo sư Nhật lớn tuổi đi công tác ở Tây Nguyên. Lịch làm việc thì dày, mà 2 ông thì lại không biết từ chối khi các đối tác Việt Nam ép rượu. Văn hóa gì kỳ, người ta uống không được thì thôi. Nhậu chả thấy vui, toàn khích bác nhau, rồi nôn tháo nôn mửa. Đồ ăn ngon cách mấy chứ cuối cùng cũng vào trong toilet hết. Rượu bia chỉ là chất xúc tác để nói chuyện thêm hưng phấn chút, chứ đâu phải là cái để thể hiện cái nhiệt tình. Tony nói thẳng luôn, tui nhậu rất vui, tui khỏe là tui uống nhiều, không khỏe là uống ít, ai mà ép là tui bỏ về ráng chịu. Nên đối tác thấy sợ, chỉ ép 2 ông Nhật, tơi bời hoa lá.
Sau mấy ngày tơi tả rượu bia, một bữa nọ đang trong hội thảo nông dân, 1 ông tự nhiên bị đau bụng dữ dội nên Tony mới đưa vô bệnh viện huyện. Đưa thẳng vào phòng cấp cứu luôn nhưng bác sĩ trực hôm đó đi ăn đám giỗ. Cô y tá gọi điện thì nghe ông bác sĩ nói thôi cô cứ khám tổng quát đi, rồi tôi về liền. Xong ổng cũng về, một chữ tiếng Anh cắn đôi cũng không biết nhưng thấy có khách nước ngoài nên hăng hái lắm, nói em dịch cho anh, anh khám quốc tế coi. Mấy ông bác sĩ y tá khác nghe có người ngoại quốc đến bệnh viện huyện ta đều bu lại coi, xôn xao ngoài cửa kính. Khám xong ông bác sĩ nói không sao, uống liền các viên thuốc này là khỏi, đưa đâu 1 bụm cả trăm viên. Cứ cái nào cũng ngày 3 lần. Ông Nhật nói cảm ơn nhưng nói thôi đem về khách sạn uống.
Về khách sạn, ổng kêu mày lên mạng tra giùm các gốc thuốc này, vì bọn mình làm nông dược nên thuốc men cũng biết chút đỉnh. Dược phẩm là cho người, thú y là cho thú còn nông dược là cho cây, cũng đều là thuốc men nên mình cũng biết cách tra cứu. Thấy chẩn đoán là đau dạ dày mà toa thuốc có viên chỉ định cho việc tỉnh táo chống buồn ngủ, có viên đặc trị tiểu đường, có viên bổ khớp, có thuốc trị dị ứng ngứa ngáy ngoài da, có viên là vitamin giúp sáng mắt, lưu thông máu, có viên giúp cường tráng sinh lực tráng dương bổ thận. Uống vào 1 phát, vừa thức sáng đêm do tác dụng chống buồn ngủ, rồi lại mắt sáng, khớp khỏe, da dẻ hết ngứa ngáy, rồi sinh lực tràn đầy. May mà ông Nhật kiên quyết không uống, chứ uống mà nó có tác dụng 1 cái, không biết nửa đêm ở chốn rừng núi hoang vu ấy, Tony tìm đâu ra các đối tượng cho ổng giải thuốc.
Tony lén uống vài viên rồi đi nhậu thâu đêm suốt sáng với tụi đại lý. Bọn nó ai cũng nể phục nói sao khỏe quá vậy đại ca. Kể chuyện hồi chiều vô bệnh viện gặp bác sĩ trực tên vậy vậy, mấy ông đại lý mới kể là ông đó trùm tào lao, ở huyện này ai hổng biết. Hồi thi Y có mấy điểm chia đều cho 3 môn Toán Hóa Sinh thôi, ưu tiên cử tuyển nên mới đậu đó.
ĐH Y khoa thường lấy điểm cao, năm nào thí sinh ít nhất trung bình 8-9 điểm một môn mới vô được. Vì người ta cần 1 hạc sinh cần mẫn, chính xác tỉ mỉ, làm bài không có sai sót gì mới đạt cái điểm ấy (chưa nói vụ thông minh hay dở, nhưng thi điểm cao chứng tỏ họ cẩn thận trong chữ nghĩa, cẩn thận trong tính toán, ghi chép các con số..., nên khả năng ÍT MẮC SAI SÓT sau này. Thực tế là ở các doanh nghiệp, những nhân viên có đầu vào đại học cao ít mắc lỗi ngáo ngơ về con số, nhầm 500 USD thành 5000 USD như các bạn thi 2-3 năm mới đậu hay học 1 trường nào đó điểm lèo tèo vài ba điểm. Vấn đề đặt ra là nếu bạn học ngành Y hay tài chính, mà lỡ được ưu tiên điểm, thì phải vô cùng cẩn thận trong suốt các năm học, còn giáo viên thì hãy khắt khe kinh khủng với các bạn, 10 năm mới cho ra trường cũng được, không ổn thì không cho ra trường, đừng đưa ra xã hội những kẻ bất cẩn vì là mạng người, là tiền của của nền kinh tế).
Bữa nay mới biết vụ bé gái ở Hà Nội đi khám bị chẩn đoán phù nề bao quy đầu làm con bé thơ ngây tưởng cái đầu mình sắp biến thành con rùa to như trong phim hoạt hình. Rồi 1 ông già 80 tuổi ở Huế đi khám bị kết luận rối loạn kinh nguyệt làm ổng khóc quá trời, nói răng mà lại rứa, ông sợ bị chảy máu chất xám.
Thằng cháu tên Tí dưới Cà Mau nói vừa đậu ĐH V., hệ bác sĩ đa khoa, dù nó chỉ đủ điểm sàn 14 điểm. Mình nói ủa sao đậu được, ĐH Y Cần Thơ lấy 25 điểm mà, nó nói V. là trường y mới mở. Thằng này ẩu và lười nên làm bài 1 môn chưa tới 5 điểm, dù đề năm nay dễ ẹt. Nó vô cùng bất cẩn, không bao giờ xem xét coi ngó kỹ càng cái gì, hay nhớ lộn kiến thức này thành kiến thức kia nên chỉ có bi nhiêu điểm đó thôi. Vì có 3 điểm ưu tiên trong khi trường mới này xét nguyện vọng 2 lấy có 17 điểm, rồi nó cũng sẽ thành bác sĩ.
Vừa mừng vừa lo. Lo vì nó cứ ngáo ngơ sai sót bất cẩn như vậy, cứ bỏ quên kéo trong bụng bệnh nhân, rồi chẩn đoán bệnh A ra bệnh B, nhớ nhầm gốc thuốc này thành thuốc khác, ghi lộn tên thuốc trong toa thì người nhà bệnh nhân nó quánh. Dân chúng bây giờ hung dữ lắm, hở ra là quánh.
Dự định lúc Tony về già (lúc tiêu tiểu không tự chủ), cho thằng Tí lên Sài Gòn ở cạnh nhà. Dù sao nó có kiến thức y khoa cũng đỡ cho mình. Đêm hôm có chuyện gì nó khám cho. Mà cũng sợ, lỡ bữa mình đang bị tiêu chảy, nó quất cho viên nhuận trường thì trầu quâu chắc chớt.
No comments:
Post a Comment