Thursday, April 16, 2015

SẤM TRẠNG TRÌNH.

Đọc SẤM và Giải SẤM 4


Chỉ vừa bước qua năm, vẫn chưa hết tháng 3, tức là còn trong tiết xuân phân mà đã biết bao sự kiện liên tiếp xảy ra. Nào công nhân Pouyuen biểu tình, nào dân Hà Nội diễu hành phản đối chặt cây xanh, Lấp Sông ĐN, Dân Oan Long An, rồi nay đến Bình Thuận...
Lần này cũng xin trích lại trong Sấm để chúng ta thấy đúng là năm nay 2015 thế cuộc xoay chiều, người dân đã không còn sợ hãi thể hiện sự bất mãn của mình nữa.
Câu 223, 224 ghi thế này:
Lục thất dư ngũ vạn xuân 
(六七餘五萬春)
Bây giờ trời lại xoay vần chốn nao. (*)
Ở đây xin nhắc sơ lại về cách giải ý nghĩa lục thất gian mà anh THDThức đã trình bày trước khi anh bị bắt.
Lục thất là nói tắt của lục thất gian; là quãng thời gian 13 năm (6+7). Tính từ khi ĐCSVN cầm quyền ở miền Bắc 1945 đến năm 2010 là được 5 gian lục thất (13 x 5 = 65). Kể từ 2010 là bắt đầu suy. Trong câu 223 này, nhắc lại lục thất gian nhưng dư 5 tức là 2015. Chữ vạn ngoài nghĩa một muôn hay nhiều, còn có nghĩa là tuyệt đối, (xem hình 2). Như nói "vạn kim" nghĩa là vàng ròng (tuyệt đối là chỉ có vàng). Vạn xuân vì vậy có thể hiểu là từ ngay mùa xuân. Ý nghĩa của "tuyệt đối" là nhấn mạnh ngay mùa xuân.
Cụ Trạng Trình tiên tri thời gian xoay vần, dân hết sợ nhà cầm quyền rõ rệt qua hành động là ngay mùa xuân năm 2015. Từ những sự kiện trong năm nay, người dân hiểu và thấy rõ được sức mạnh của số ĐÔNG, càng lúc sẽ càng gan dạ để sẽ tiến triển đến sự cùng liên kết đứng lên khi thủ lĩnh xuất hiện.
Cụ Trạng Trình quả là khiến người phải kính trọng và khâm phục !!!
LeViet Kynhi
17.04.2015
Hình 1: Câu 223,224 trong Trình Quốc Công Ký.
Hình 2: Ý nghĩa chữ vạn, Từ Điển Hán Việt, NXB Thế Giới, 1996, trang 981
Chú thích:
(* ) Chữ "vần" trong câu 224 viết là 運, cũng có âm "vận" - thời vận. Xoay vần = thời vận xoay.






THỦ LĨNH bao giờ XUẤT HIỆN ?
(Đọc Sấm và Giải Sấm 2)

Đến thời cuộc hôm nay, những người quan tâm, và thấy yêu non sông tổ quốc đang bị giày xéo này ắt hẳn rất mong mỏi một sự chuyển biến tốt đẹp cho đất nước mình. Có thể nói rất nhiều người chỉ chờ một ngọn cờ phất lên là dũng cảm bước ra. Vậy khi nào ngọn cờ ấy phất? Phải có thủ lĩnh vậy.

Sau đây là tìm trong Sấm câu trả lời khi nào thủ lĩnh xuất hiện.

Trong câu:

480. Phá điền thiên tử giáng trần

cho ta biết - khi nào phá điền thì lúc ấy thủ lĩnh (thiên tử) xuất hiện.

Vậy khi nào là phá điền?

Sấm có mách cho ta khi nào là phá điền đó ! Cũng chẳng còn lâu đâu các bạn ạ.

Trong câu 199 ghi : "Phá điền đầu khỉ cuối thu" thì có nghĩa chỉ là sang năm thôi !!

Đầu khỉ là đầu năm thân, vậy câu ấy nghĩa là từ đầu năm thân tới cuối thu là khoảng thời gian phá điền. Tức là theo Sấm, trong năm nay biến, sang năm thì chuyển.

"Mã đề dương cước anh hùng tận hay nói chân dê móng khởi tiêu tường, chỉ cho sự sụp đổ dần của nhà cầm quyền hiện tại. Để đến năm thân năm dậu được thái bình. Trong Sấm có nhiều câu nhiều đoạn làm sáng nghĩa nhau, nếu để ý chúng ta sẽ thấy. Như trường hợp này là một câu Nôm với một câu Hán nói về phá điền.

Sau cùng xin chừa một chỗ trong bài này thán phục cụ NBK. Để ghi lại những lời tiên tri cho đời sau đã làm thơ lục bát mà lại bằng chữ Hán, phải nói là tài thơ văn trác tuyệt.

Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm

Sau khi thủ lĩnh xuất hiện thì dũng sĩ và mưu thần cũng xuất hiện. Bởi vì "nghi nhau ai dễ sửa sang một mình" - Kết luận lại, từ đây đến đầu năm sau sẽ có nhiều sự kiện xảy ra (biến), đến sang năm là đổi (chuyển). Bao giờ cũng vậy, phải từ biến sang chuyển. Sau giai đoạn chuyển đổi thì mới đến phát triển.

Biết giải cái này có người vui có kẻ sợ ...

Leviet Kynhi
08.04.2015

Hình: Câu "phá điền đầu khỉ cuối thu" trong bản Hán Nôm - Phùng Thượng Thư Ký,


THỦ LĨNH MÀ CHÚNG TA MONG ĐỢI LÀ AI?

(Giải sấm cụ Trạng Trình 2 )

Trong khi lãnh hải đang bị xâm phạm, mà Chính phủ vẫn không có nghị quyết về Biển Đông để cho chúng ta hoang mang và lo lắng.

Nếu để TQ chiếm Biển Đông, là khống chế được Đông Nam Á chứ không phải chỉ riêng Việt Nam, vì đường lưỡi bò chín đoạn. Như vậy cũng bằng như mất nước, chỉ là sớm hay muộn. Trong khi các nước khác đã tỏ thái độ mà những phản ứng của Chính phủ chỉ cho chúng ta thấy sự vô trách nhiệm đối với Tổ quốc, có lỗi vô cùng với nhân dân và với Tổ Tiên tiền nhân nước Việt.

Chúng ta chắc chắn là rất mong có một thủ lĩnh xuất hiện để đất nước không bị khống chế bởi tham vọng của TQ trước sự bạc nhược của chính phủ.

Nói về thủ lĩnh, Sấm của cụ Trạng Trình (1491-1585) có đề cập đến mà chữ dùng là "thánh nhân". Dẫu rằng đã nói là không nói để giữ an toàn, nhưng nói một phần thôi để xây dựng lòng tin. Xin cả gan vậy!

Sấm thường có hai nghĩa, nghĩa hiển và nghĩa ẩn. Nhưng vì Sấm có nhiều bản và cũng bị người ta vì mục đích tuyên truyền sửa đổi đi đôi chút. Nhưng sửa cách mấy thì sửa, những chỗ dùng thuần Hán hoặc pha Nôm (như câu "tả hữu phù trì cây cỏ thành binh") thì phải là người giỏi Hán và Nôm lắm mới có thể sửa đổi mà không bị sơ hở. Cũng vì vậy những nghĩa ẩn lại nằm ngay trong những đoạn có chữ Hán. Đó cũng là một cách để giữ giá trị của Sấm mà cụ Trạng Trình đã thông minh đề phòng trước.

Vậy đoạn có nói đến thủ lĩnh mang ý nghĩa gì?

Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lường

Nhi xin tách ra từng câu mà dịch, ghi nghĩa hiển trước rồi sau mới tiết lộ nghĩa ẩn.

1. Thủy trung tàng bảo cái
(trong nước có giấu cái lọng báu)

chữ bảo cái vốn nghĩa là cái lọng dùng để che cho những bậc tôn quý, có hai hình dáng, một có khi làm như chiếc dù để che nắng che mưa, có khi làm tròn dài đến cả thước dùng để rước lễ cho uy nghi. Hình dáng cái lọng tròn và dài với cái giàn khoan khá là giống nhau.

Ngoài nghĩa đó ra còn có thể thấy thêm một nghĩa nữa là "trong nước có giấu tài nguyên báu"... vì chữ cái cũng có nghĩa là che, trùm.


2. Hứa cập thánh nhân hương
(cho ta được nghe thấy về thánh nhân (thủ lĩnh)

chữ hương ở đây nên hiểu như câu hữu xạ tự nhiên hương, theo nghĩa là "được người ta nghe biết đến"

Câu này ý muốn nói từ việc giàn khoan chúng ta sẽ được nghe biết về thánh nhân (thủ lình) chứ không phải là muốn nói về quê hương của thánh nhân cụ thể mà mọi người vẫn thường hiểu.

3. Mộc hạ châm châm khẩu

mộc là viết tắt của mộc nhiên(木 然), nghĩa là đứng đờ đẫn ra như khúc gỗ, ở đây có thể hiểu giữ nguyên vị trí, không chịu di dời (khỏi Biển Đông)

châm (針) là tiêm, chích, là xen vào; tiêm kim vào khi chích thuốc hoặc châm cứu, khẩu (口) là miệng.

Đó là hình ảnh "giàn khoan khoan giếng dầu" ngoài biển Đông.

Một lần nữa chúng ta lại thấy Cụ Trạng Trình đã thấy rõ ràng việc của gần 500 năm sau. TQ ngang nhiên đưa giàn khoan vào lãnh hải Biển Đông dò thám dầu khí, tự coi mình có chủ quyền.

4. Danh thế xuất nan lường.
(danh tiếng và thế lực xuất hiện ra đời khó mà lường)

Bốn câu này có ba lớp để hiểu ý nghĩa. Lớp thứ nhất là như mọi người thường hiểu .... diễn tả quê hương của thánh nhân. Lớp thứ hai là tình hình hiện tại ở Biển Đông. Thánh nhân từ sự kiện đó mà xuất hiện. Cấp độ càng nguy và chúng ta vứt bỏ được sợ hãi thì thủ lĩnh sẽ xuất hiện.

Lớp thứ 3, là nói đến tên của thánh nhân mà nhi chỉ dám cả gan tiết lộ 1 câu thôi. Những câu khác nhi xin giữ lại. Và câu đó là:

3. mộc hạ châm châm khẩu

câu này chữ Hán viết như thế này:

木 下 針 針 口

Đã gần 500 năm rồi câu này vẫn là một bí ẩn. Và dù có thấy ra nó cũng phải hiểu nó theo 1 cách khác nữa mới thấy ra tên của thánh nhân (thủ lĩnh)

Trước hết, chữ mộc (木) tiếng Hán là một từ tượng hình, người ta vẽ hình cái cây, nét ngang và nét sổ nhô lên là thân và tàng cây, ba nét dưới một giữa, hai chỉa ra là hình cái rễ cây. Đối với cây, rễ là phần quan trọng nên chữ mộc người ta chọn giữ lại phần rễ lộ hơn phần thân.

châm châm khẩu là thêm vào hay chen vào 2 lần chữ khẩu.

hai chữ khẩu tức là chữ nhật 日 (mặt trời)

Vậy chữ mộc mà ghép chữ nhật giữa thân và rễ cái cây là chữ "Đông". (xem hình)

Thế đó, nhi chỉ tiết lộ được tới đây thôi. Tên thủ lĩnh có liên can đến chữ "đông".
Và sự xuất hiện của thủ lĩnh cũng liên can đến sự kiện ở Biển Đông.

Và hai câu quan trọng nữa trong Sấm có liên quan đến "thánh nhân" là:

"danh vi nguyễn gia tử
Kim tịch sinh ngưu lang"

Hai câu này thường được hiểu ngay nghĩa hiển là thánh nhân là con nhà họ Nguyễn, nhưng thật sự không phải là như vậy mà muốn nói người sẽ "kế vị" người họ Nguyễn hiện nắm giữ chức vị thủ tướng tuổi con trâu (ngưu) sinh năm 1949 là "thánh nhân".

Trong một nước, lãnh đạo quốc gia thời đại này vị này xuống vị khác lên không còn như ngày xưa là cùng gia đình, chữ tử này ám chỉ cho việc nắm quyền sau họ Nguyễn, đến sau, xuất hiện sau thì gọi là tử; theo nghĩa ra đời sau.

Vì ở nơi khác đã nói họ của Thánh nhân ra rồi. Đoạn này chỉ nói thêm cho chúng ta rõ... chủ nghĩa CS đến thời nay sau thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chấm dứt!!!

Tuy nhiên, nói gì thì nói. Với điều kiện hiện tại, thủ lĩnh nếu xuất hiện thì ...."có mà chết" ...bởi vì chúng ta còn chưa hết sợ hãi. Lấy ai để mà bảo vệ thủ lĩnh đây??? Chúng ta phải hết run sợ và phải can đảm thể hiện lòng yêu nước muốn giữ nước trước đã thì thủ lĩnh mới xuất hiện.

Thủ lĩnh mà chúng ta mong đợi theo trong Sấm TT có 3 đặc điểm để nhận dạng. Đây là vì Cụ Trạng Trình đã cẩn thận trong trường hợp trùng tên. Hiện giờ nhi chưa thể nói. Khi đúng lúc nhi sẽ nói ra.

Điều quan trọng là chúng ta hãy biết rằng trong lúc cấp bách này, cần sự đoàn kết, tạo nên lực lượng số ĐÔNG chính là tử huyệt của chế độ CS. Chúng ta cần can đảm như tiền nhân vì giữ nước không sợ hãi gì cả. Chúng ta hãy hỏi chính mình, đã vứt bỏ sợ hãi để sẵn sàng "phù trì cây cỏ" - đi biểu tình chưa?

Thủ lĩnh bây giờ không phải là một người, mà là số ĐÔNG. Đó là chúng ta. Thủ lĩnh sau này, sẽ từ đám đông bước ra. Trong lúc giao thời những thủ lĩnh của nhiều nhóm đang hiện hữu cũng chưa phải là tổng thống hay thủ tướng tương lai. Để đi đến quá trình bầu cử một tổng thống hay thủ tướng còn dài lắm. Chưa phải là lúc để nói ở đây.

Nếu chúng ta không làm những điều để có thể đưa đến kết quả như chúng ta mong muốn thì những gì ghi ở đây cũng sẽ trở thành là câu chuyện cho mọi người mua vui như Cụ Trạng đã ghi "Bí truyền cho con cháu- Dành hậu thế xem chơi" ...dù là bí truyền nhưng nếu không hành động thì cũng coi như chỉ để xem chơi. Dẫu thế nào yếu tố quan trọng nhất vẫn là hành động của chúng ta. Phải có "phù trì cây cỏ thành binh" rồi mới có thay đổi để mà giữ nước.

Thật sự, khi lực lượng đủ lớn, thủ lĩnh sẽ từ trong đám đông bước ra...chúng ta sẽ thấy một nền dân chủ mở ra. Giờ đây, khi mà chúng ta đã được mách sau "thời đại" của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một lãnh đạo tuyệt vời thì chúng ta còn đợi gì mà không vứt bỏ sợ hãi đi ??? Đang trong lúc này đã nguy như lửa cháy đầu!!!

Chỉ trong mấy đoạn sấm nhỏ, vừa ghi đủ tình hình của mấy trăm năm sau, vừa mách tử huyệt của chế độ là sợ đám ĐÔNG, vừa mách cách làm là BIỂU TÌNH, vừa mách tên của thủ lĩnh. Chúng ta đã biết rõ rồi đó ! Nhờ Cụ Trạng Trình !!! Chúng ta không thể ngồi yên được nữa !!!

Thật vậy, khi nào chúng ta thấy lòng yêu nước đã sục sôi, tâm dũng cảm đã tràn đầy .... thì đó là lúc thủ lĩnh xuất hiện. Giờ đây, hãy vứt bỏ sợ hãi đi, tự mình làm thủ lĩnh cho chính mình, nếu chúng ta bực bội và bức xúc với chính phủ bạc nhược trước sự xâm lăng của TQ mà chúng ta cũng yếu hèn sợ hãi đối với sự đàn áp của chính quyền thì chúng ta cũng cùng một bè lũ hèn nhát trước hoạ mất nước y hệt chính phủ thôi ...Vậy thì có gì để mà bức xúc đâu ??? Chúng ta hãy ngẫm lại đi!

Sau cùng ......Nếu mọi người thấy đã đến lúc cần vứt bỏ sự sợ hãi để cứu nước, thì .....lời đề nghị của nhi là hãy theo dõi NO-U, và những nhóm tiên phong can đảm khác... nhớ là theo dõi thôi nhé! .... và đừng vội vàng mua áo của bất cứ nhóm nào .... số lượng in áo sẽ là một trong những đầu mối để bị biết lực lượng. Cứ để số nhỏ đại diện mặc được rồi. Tạm thời là như vậy. nhi sẽ nói thêm sau. Hiện tại xin suy nghĩ lại, xét xem mình có thật tâm muốn cứu nước bằng cách vứt bỏ sự sợ hãi đối với sự đàn áp của chính quyền chưa!!! Xin hãy suy nghĩ đi !

lêviệt kỳnhi
26.06.2014

ps1. bài Giải Sấm cụ Trạng Trình 1:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=573415949445789&set=a.241772305943490.53784.100003321666252&type=1&theater





Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
1
Sấm Trạng Trình
Bạch Vân Thi Tập Chú Giải.

I. Lời mở đầu

Viễn Lưu và Bạch Sĩ thân chào tái ngộ độc giả. Lần này chúng tôi xin gửi đến quí vị bài viết dài hay tập sách nhỏ mang tên Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải. Tựa đề nghe thật là kêu! Chúng tôi mạo muội lấy đầu đề này chẳng qua là để “câu khách độc giả”. Mong quí vị niệm tình tha thứ. Chúng tôi không hề có ý cao ngạo giảng Sấm Trạng Trình cho quí vị. Chúng tôi chỉ mong trình bày chút sở kiến của mình về Sấm Trạng Trình cho các bạn thưởng lãm.
Mùa xuân năm 2011, nhân duyên đến chúng tôi may mắn nhận được bản soft copy “Bạch Vân Thi Tập” từ văn sĩ Sagiang. Xin nói rõ đây là văn sĩ Sagiang Nguyễn Văn Phận chứ không phải văn sĩ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt. Đã từ lâu chúng tôi rất thích đọc các tài liệu và sách về Sấm Trạng Trình nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy quyển Bạch Vân Thi Tập này. Chúng tôi đã đọc những bài viết về “Long vĩ xà đầu”, “Cửu cửu càn khôn dĩ định” v.v.. nhưng không biết là những câu này nằm trong bài nào, dưới bối cảnh nào. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy toàn bài “Long vĩ xà đầu” nằm trong tập Sấm Trạng Trình này. Chúng tôi biết đây là một tài liệu rất quí báu.
Lần đầu tiên in ra chúng tôi đọc thoáng qua thì thấy khó hiểu lắm. Không nắm được vấn đề. Sau vì bận nhiều chuyện khác nên rồi bỏ qua một bên. Cách đây khoảng hai tháng có một ông bạn mới quen gần nhà hỏi về sấm Trạng Trình, chúng tôi mới in cho ông ta một bản. Tối hôm trước khi đem qua cho ông ta, chúng tôi mới cẩn thận đọc lại toàn bài và tự nhiên chúng tôi nhận ra nhiều điểm mới lạ về khúc “Long vĩ xà đầu” và “Cửu cửu càn khôn dĩ định”. Sau đó chúng tôi mới nói chuyện với văn sĩ Sagiang và xin được có một buổi gặp mặt để bàn về tập “Bạch Vân Thi Tập”. Lý do là chúng tôi thuộc thế hệ trẻ, không biết chữ Hán. Thứ nữa, tập sách đã được viết lại bằng mẫu tự quốc ngữ (Latin) nên không thể tra tự điển Hán Việt được. Và cuối cùng văn sĩ Sagiang vốn chuyên là giáo sư Sử Địa ngày xưa nên đã chỉ rõ cho chúng tôi về phần lịch sử nước VN nằm trong phần một của Bạch Vân Thi Tập. Đó là một chìa khóa quan trọng cho chúng tôi trong việc giải mã tập Sấm Ký này. Sau đó chúng tôi về nghiền ngẫm và thấy mọi chuyện càng thêm sáng tỏ. Hôm nay chúng tôi mới mạo muội viết lại những gì mình thấy và xin cống hiến cho các bạn thưởng thức.
Nếu lời giải thích của chúng tôi có “dở quá” thì mong quí vị thông cảm tha thứ. Để đền bù lại, chúng tôi xin tặng các bạn nguyên bản Bạch Vân Thi Tập ở cuối bài để tha hồ xử dụng làm tài liệu.
Chúng tôi xin thành thật cám ơn văn sĩ Sagiang đã ra công sức đánh máy lại tập Bạch Vân Thi Tập để phổ biến cho mọi người và cám ơn sự giúp đỡ tận tình giải thích cho chúng tôi ý nghĩa từng câu thơ, từ ngữ bằng chữ Hán trong tập.
Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
2
Để đáp ứng nhu cầu của mọi độc giả, chúng tôi biết là vấn đề chú giải nguyên tập sấm ký Bạch Vân Thi Tập dài 487 câu sẽ rất phức tạp dài dòng. Độc giả thì có nhiều loại. Có độc giả chỉ muốn biết Cụ Trạng muốn nói cái gì chứ không cần biết từng câu từng nghĩa ra sao, hoặc là tại sao người chú giải lại giải như thế v.v. Do đó chúng tôi xin viết phần Sấm Trạng Trình – Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Giản Lược để đáp ứng các vị độc giả này và phần Sấm Trạng Trình – Bạch Vân Thi Tập Chú Giải (chi tiết) thì dành cho các vị nào muốn tìm hiểu thêm chi tiết.
O-O-O
Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Giản Lược.
Sấm Ký Bạch Vân Thi Tập của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết vào năm Nhâm Tí, 1552. Dài 487 câu chia làm hai tập. Tập một có 280 câu mô tả lịch sử nước Việt Nam kể từ thời mới bắt đầu lập quốc từ thời Lạc Long Quân trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, qua thời Cộng Sản và kết thúc bằng lúc nước Nam được tái lập và thái bình. Nhưng trước khi tới giai đoạn Thái Bình hậu Cộng Sản, thì sẽ có một cuộc thế chiến lớn và sẽ có vị Minh Vương Bảo Giang xuất hiện để giúp lập nước Liên Bang Đại Việt.
Tập hai có 207 câu nói về thời điểm, chi tiết bài “Long Vĩ Xà Đầu Khởi Chiến Tranh” nổi tiếng và nói về hai vị Minh Vương Bảo Giang và Bảo Sơn trong thời điểm lập quốc vào 2015. Bây giờ chúng tôi xin bàn trước về cuộc chiến tranh “Long Vĩ Xà Đầu”
Sau đây là toàn bài Long Vĩ Xà Đầu.

395 - Canh niên tân phá
396 - Tuất hợi phục sinh
397 - Nhị ngủ dư bình
398 - Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
399 - Can qua tứ xứ loạn đao binh
400 - Mã đề dương cước anh hùng tận
401 - Thân dậu niên lai kiến thái bình
402 - Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
403 - Có một đàn xà đánh lộn nhau
404 - Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng
405 - Lợn kia làm quái phải sai đầu
406 - Chuột nọ lăm le mong cản tổ
407 - Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
408 - Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
409 - Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu
410 - Cửu cửu kiền khôn dĩ định
411 - Thanh minh thời tiết hoa tàn
412 - Trực đáo dương đầu mã vĩ
413 - Hồ binh bát vạn nhập trường an.

Xin tóm tắt như sau “
Câu 395-397: Thời gian 10 năm từ Canh Dần 2010 đến Kỷ Hợi 2019 là giai đoạn hỗn loạn của Hạ Ngươn Ba Kiếp Diệt và đầu Thượng Ngươn Bốn thái bình.
Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
3
Câu 398-401: Cuối năm Nhâm Thìn 2012 đầu năm Quí Tỵ 2013 chiến tranh tại VN bắt đầu khởi dậy. Đây là cuộc thánh chiến từ mọi xứ trên thế giới khởi đầu từ khối Hồi Giáo (Can Qua là tiếng phiên âm tàu của chữ Koran). Vào cuối năm ngọ đầu năm mùi 2015, bom nguyên tử nổ mọi động và thực vật (Anh Hùng) đều bị tiêu diệt. Sau đó ra năm Thân, Dậu tức 2016, 2017 mở đầu Thượng Ngươn Thánh Đức Kỳ Bốn mới có thái bình.

Câu (402-409): nói về chi tiết của cuộc thế chiến ba. Đủ 2 cặp dần-thân tỵ-hợi tứ hành xung. Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam (tỵ-hợi) mặc sự phản đối của quốc tế và sự phản kháng của Việt Nam. Cuối cùng Mỹ vào cuộc đánh Trung Cộng (dần-thân) giúp lấy lại Việt Nam. Hai siêu cường choảng nhau dắt mọi nước vào trận thế chiến, rồi vũ khí nguyên tử được đem ra sử dụng đưa thế giới vào cơ tận diệt. Trong lúc đó, miền Nam được tái lập và Việt Kiều hải ngoại sẽ về nước khoảng 2015 một cách thong thả!

Câu (410-413): Bốn câu này tiên đoán “vào mùa xuân năm Ất Mùi 2015, 18 nước mà trời đã định sẽ gặp nhau tại “Trường An” tức thủ đô của nước Đại Việt mới trong cuộc họp lịch sử ở Bảo Giang hay Long Giang mà sau đó “Bảo Giang thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành”. Điều này cũng hàm nghĩa kẻ xâm lăng Trung Cộng sẽ bại trận thê thảm!
Giờ đây chúng tôi xin tóm tắt về hai vị Minh Vương: Bảo Giang và Bảo Sơn.
Minh Vương Bảo Giang.

414 - Bảo Giang thiên tử xuất
415 - Bất chiến tự nhiên thành
416 - Lê dân bảo bảo noản
417 - Tứ hải lạc âu ca.

Bốn câu này có nghĩa “Tại cuộc họp lịch sử ở Bảo Giang hay Long Giang, Minh Vương Bảo Giang sẽ xuất hiện và quốc gia Đại Việt mới sẽ được chính thức thành hình. Dân chúng sung sướng bảo vệ đất nước mới thành lập này. Khắp bốn phương Việt kiều tha hương đồng reo hò ca ngợi”

418 - Dục đức thánh nhân hương
419 - Quá kiều cư bắc phương
420 - Danh vi Nguyễn gia tử
421 - Kim tịch sinh ngưu lang
422 - Thượng đại nhân bất nhân
423 - Thánh ất dĩ vong ân
424 - Bạch hổ kim đái ấn
425 - Thất thập cổ lai xuân.

Đoạn này có nghĩa “ vị Minh Vương nhân đức này có gốc gác là người Bắc thuộc dòng họ Nguyễn, cầm tinh con dê, tân mùi. Là một đại trượng phu đầy nhân nghĩa nhưng cũng sẵn sàng tàn nhẫn nếu cần thiết! Là một người đã lớn tuổi ngoài 70 và có chức phận võ tướng rất hiển hách (Bạch hổ kim đái ấn)”. (Trong huyền linh học, người này chính là vua Quang Trung thuở xưa nay sanh lại để giúp nước Nam lập quốc. Xin chú ý là vua Quang Trung còn được biết dưới danh hiệu là “Bạch Hổ Kim Tinh Phương Đoài” vì tương truyền lá số tử vi của vua Quang Trung là Nhâm Thân Kim mệnh đóng tại cung Thân có sao Thất Sát tọa thủ )
Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
4
Minh Vương Bảo Sơn
444 - Bảo sơn thiên tử xuất
445 - Bất chiến tự nhiên thành
446 - Thủy trung tàng bảo cái
447 - Hứa cập thánh nhân hương
448 - Mộc hạ châm châm khẩu
449 - Danh thế xuất nan lương
450 - Danh vi nguyễn gia tử
451 - Tinh bản tại ngưu lang.

Tại núi Bảo Sơn, vị Minh Vương trẻ tuổi này sẽ xuất hiện và cùng với Minh Vương Bảo Giang trị quốc an dân. Minh Vương Bảo Sơn này có tài về ăn nói. Danh tiếng ít người sánh kịp. Cũng là gốc họ Nguyễn, cầm tinh con Trâu hay Sửu.
Chúng ta cũng thường nghe câu “Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về”. Câu này là để chỉ vị Minh Vương Bảo Sơn này. Khi xưa chính là Vua Hàm Nghi bị đi đày. Sau khi chết hồn về núi Cấm tu hành chờ đúng ngày giờ sẽ tái xuất và mượn một xác trẻ tuổi có mạng Sửu. Trong huyền linh học, trong tiền kiếp, vua Hàm Nghi chính là vua Lê Lợi khi xưa và sẽ là Minh Vương Bảo Sơn kỳ này.

Chúng tôi xin trích một vài câu trong bài bút điển nhận được hôm Rằm Tháng Bảy Vu Lan năm 2011 dể dẫn chứng trong huyền linh học 2 vị Minh Vương Bảo Giang và Bảo Sơn chính là vua Quang Trung và Lê Lợi năm xưa.

Vào năm Tỵ mùa thu đỏ máu (2013) Đức Minh Hoàng mới đáo ta bà Mệnh danh tướng “X” đó mà Quang Trung Nguyễn Huệ ấy mà từ bi (148) Lên ngôi vua trị vì sanh chúng Hội khắp nơi trí dũng trở về Giúp vua Lê Lợi cận kề Hai vua anh dũng trọn thề bên dân (152)
Hai Minh Vương Bảo Giang Bảo Sơn hay Quang Trung Lê Lợi cùng nhau trị nước an dân. Mở đầu với việc cải cách an sinh xã hội mở mang đất nước (452-453). Về mặt an ninh trật tự, ba thành phần du đãng, trộm cướp, hiếp đáp và tham nhũng tư bản đỏ sẽ bị trừng phạt nặng nề (454-456). Tôn giáo tâm linh sẽ được coi trọng đưa lên hàng đầu trong nước (457). Nước nhà sẽ nhận được nhiều viện trợ tài chánh từ quốc tế hay Mỹ (458-459). Chính sách thì dùng nhân nghĩa đối đãi với kẻ địch. Do đó đạo đức được xem trọng đề cao. Chính sách hay đẹp này gồm có 25 điều được truyền ra khắp năm châu (462-463).

Đoạn kết của Bạch Vân Thi Tập:

472 - Kiền khôn phú tải vô lương
473 - Ðào viên đỉnh phát quần dương tranh hùng
474 - Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
475 - Ðảo Hoàn Sơn tam liệt ngũ phân
476 - Ta hồ vô phụ vô quân
Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
5
477 - Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành
478 - Ðoài phương phước địa giáng linh
479 - Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
480 - Phá điền thiên tử giáng trần
481 - Dũng sỉ nhược hải mưu thần như lâm
482 - Trần công nải thị phúc tâm
483 - Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du
484 - Tướng thần hệ xuất y chu
485 - Thứ ky phục kiến đường ngu thi hành
486 - Hiệu xưng thiên hạ thái bình
487 - Ðông tây vô sứ Nam thành quốc gia.

Cụ Trạng lập lại chuyện thế chiến 3, Long Vĩ Xà Đầu và chuyện nước Nam lập quốc thái bình. Đoạn này nói “Trời sẽ không tha bọn gian ác. Từ thiên đình phát lệnh, bầy dê hạ giới bắt đầu tranh hùng (472-473). Mười năm trời tranh hùng (2010-2019). Từ đảo Hoàn Sơn tức Trường Sa/Hoàng Sa là nơi tranh chấp, các quốc gia đánh nhau loạn xạ, nhân thế tán loạn (474-477). Từ tây phương nơi đất nước giàu có nhiều phước đức (Mỹ) trời sanh xuống vị Thiên Tử văn võ song toàn dẹp tan thế chiến này (478-481) (Có thể là Tổng Thống Obama, xin xem phần bàn thêm bên dưới). Minh Vương Việt Nam thì thích dùng nhân tâm. Do vậy bọn triều thần thứ dữ loại võ biền từ từ bỏ đi hết. Các võ tướng rồi cũng phải giải nghệ hay đổi qua văn quan. Minh Vương sẽ trị nước giống như thời vua Nghiêu Thuấn thuở xưa. Bấy giờ nhà Nam được tiếng thái bình. Trong lúc thế giới chẳng còn mấy quốc gia thì nước Nam lại được lập quốc trở thành Liên Bang Đại Việt vào thời Thượng Ngươn 2017 trở đi (482-487)”.

Ngoài hai việc chính nói về Thế Chiến Ba năm 2013 và Minh Vương Bảo Giang, Bảo Sơn, Cụ còn khuyên các trang sĩ tử phải lo trau dồi tài nghệ văn võ cho uyên thâm, chờ cho đúng thời thế tức là lúc lập quốc lần này 2013, rồi đem tài ra phò minh chúa lập quốc.
Đấy là sơ lược tập Bạch Vân Thi Tập của Cụ Trạng Trình. Tuy nhiên còn nhiều chi tiết thú vị chúng tôi không kể ở đây vì sợ rườm rà. Những chuyện như làm sao để nhận diện được Minh Vương? Cụ Trạng có trở lại VN chưa? Và vai trò của Cụ Trạng với quốc độ Đại Nam trong tương lai như thế nào? Cụ Trạng đã tiên đoán về Tổng Thống Obama 500 năm trước? v.v. Xin mời đọc tiếp.

Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải (Chi tiết)
II. Xuất xứ bản “Bạch Vân Thi Tập”
Theo lời văn sĩ Sagiang thì vào khoảng năm 1972, lúc bấy giờ đang là giáo sư Sử Địa ở Sa Đéc, thì một hôm có một học trò trung học đem đến tập “Bạch Vân Thi Tập” bằng Nôm/Hán tự và nói rằng “con mang đến cho thầy vì con không biết đọc chữ Hán”. Ông SaGiang nhờ thông thạo cả Nôm lẫn Hán tự nên đã dịch ra chữ quốc ngữ và sau đó học thuộc lòng. Sau biến cố 1975, bị tù đày Cộng Sản, và cuối cùng vượt biên đến được Mỹ năm 1990. Kho tài liệu 6 tủ sách bên nhà đã được gia đình đem cân ký bán hết trong lúc bị ngồi tù chánh trị 4 năm. Qua Mỹ, ông đã khổ
Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
6
công viết lại từ trong ký ức nhưng không được đầy đủ. May thay vào năm 2008, người học trò cũ này liên lạc được thầy Phận tức văn sĩ Sagiang và gửi lại cho thầy mình bản sao mà anh này còn giữ được từ năm xưa. Nhờ đó chúng ta mới có dịp đọc được tập sấm ký Bạch Vân Thi Tập của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày hôm nay. Thật là quí báu thay!
Chúng tôi có nghe đồn là nhà Nguyễn khi xưa và chính cả Cộng Sản Bắc Việt cũng sửa, ngay cả bịa đặt sấm Trạng Trình để có lợi cho phe mình tương tự như chuyện Hitler sửa sấm của Nostradamus bên Âu Châu trong thế chiến hai. Tôi có bàn chuyện này với ông Sagiang. Nhưng vì nay không còn bản chánh chữ Hán và đã quá lâu nên không thể nào biết được hư thực ra sao. Do đó, khi chúng ta đọc sấm thì nên để ý đến sự liên tục mạch lạc từ ý tứ đến lời văn để dễ bề nhận diện sự bịa đặt.

Vì thế nếu có vị cao minh nào khám phá ra những điều sai lầm trong tập thì xin chỉ bảo dùm cho. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.

III. Tóm Lược nội dung Bạch Vân Thi Tập.

Bản Bạch Vân Thi Tập của Cụ Trạng ở đây có 487 câu chia làm 2 bài. Bài một có 280 câu và bài hai dài 207 câu. Cụ dùng các thể thơ sau đây: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn và tứ ngôn cho chỗ cần nhấn mạnh như sau:

395 - Canh niên tân phá
396 - Tuất hợi phục sinh
397 - Nhị ngũ dư bình
398 - Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
399 - Can qua tứ xứ loạn đao binh
400 - Mã đề dương cước anh hùng tận
401 - Thân dậu niên lai kiến thái bình.

Nội Dung Bài Một (280 câu):
Bài một tả lịch sử nước Việt Nam từ thời lập quốc Lạc Long Quân luôn luôn loạn lạc vì nội chiến hay lệ thuộc Bắc Phương qua các triều đại, tới thời kỳ Pháp thuộc, đến giai đoạn Cộng Sản cầm quyền và kết thúc vào lúc nước nhà thật sự thanh bình, trở thành một cường quốc mà khắp nơi đều thần phục!

- Lời mở đầu: 4 câu: 1-4.
- Khởi tổ Lạc Long Quân dựng nước được 4 câu: 5-8.
- Nhà Đinh và Tiền Lê (3 đời) được 3 câu: 11-13.
- Nhà Lý có 8 đời vua đến Lý Chiêu Hoàng thì mất vào tay nhà Trần được 4 câu: 13-16.
- Nhà Trần được 28 câu: 17-44.
- Nhà Hồ và nhà Minh bên Tàu sang chiếm nước ta được 10 câu: 45-54
- Nhà Hậu Trần (Nhà Lê) + nhà Mạc được 22 câu: 55-76
- Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh được 38 câu: 77-114.

- Lúc này dân tình rất khổ sở, thời thế loạn lạc quá, Cụ mới mách cho lúc mà đất nước thanh bình, mọi xứ đều qui phục nước nhà, vận ấy bắt đầu từ con Rồng Nước và 60 tháng gian nan hay “năm năm sáu tháng cơ hàn”, được 10 câu: 115-124

- Nhà Tây Sơn anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ được 64 câu: 125-188.
- Nhà Nguyễn Gia Long và thời kỳ Pháp Thuộc được 22 câu: 189-210.
- Thời đảng Cộng Sản được 22 câu: 211-222.

Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
7
- Thế chiến ba (vì đảng CS lên sau thế chiến hai) được 8 câu: 223-230.
- Năm mươi câu còn lại để tả vị Minh Vương sẽ lên ngôi như nhà Lý khi xưa là không đánh, không dành mà được tôn lên. Thời điểm lúc bấy giờ sẽ là lúc mà Bắc Kinh Trung Quốc là bá chủ thế giới (về kinh tế như hiện nay?) được 50 câu: 231-280.

Nội Dung Bài Hai (207 câu):

Bài hai dài 207 câu nhưng nội dung thì khác hẳn bài một. Trong bài này Cụ Trạng dành phần lớn giấy mực để nói về trận thế chiến Long Vĩ Xà Đầu sắp tới và nói nhiều về hai vị Minh Vương Bảo Giang và Bảo Sơn sẽ lập lại quốc gia Đại Việt trong thời Thượng Ngươn 2017. Tạm chia thành các phần sau:

Mở đầu: 10 câu: 281-290. Vừa vô bài là Cụ đặt ngay mốc thời gian năm Nhâm Tí tức năm 1552 lúc Cụ được 61 tuổi được
.
281 - Vừa năm nhâm tý xuân đầu
282 - Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời
Phần 2: 36 câu: 291-326. Trong đoạn này Cụ than rằng đã sinh không đúng thời. Gặp lúc thời quỉ ma, bội chúa hôn quân. Cụ khuyên các anh hùng sĩ tử phải chờ cho đúng thời, tìm cho được thánh chúa rồi thì mới nên ra sức lập công xưng đời.

307 - Nói ra ám chúa bội quân
308 - Ðương thời đời trị xoay vần được đâu.

Phần 3: 44 câu: 327-370: đoạn này giới thiệu thời thánh nhân ra đời.

327 - Chờ cho động đất chuyển trời
328 - Bấy giờ thánh sẽ nên tay anh hùng
. . . .
333 - Trời cao đất rộng bao xa
334 - Làm sao cho biết cửa nhà đế vương
335 - Dù trai ai chửa biết tường
336 - Nhất thổ thời sĩ Khảm Phương thuở này
337 - Ý ra lục thất gian nay
338 - Thời vận đã định thời nầy hưng vương
339 - Trí xem nhiệm nhặt cho tường
340 - Bảo Giang thánh xuất trung ương thuở nầy.

Phần 4: 20 câu: 371-390: Cụ báo hiệu ngày giờ thánh nhân xuất hiện và bắt đầu tả gốc gác các vị thiên tử hay minh chúa.

371 - Ðến đời thịnh vượng còn lâu
372 - Ðành đến tam hợp chia nhau sẽ làm
373 - Khuyên cho đông bắc nam tây
374 - Muốn làm tướng suý thì xem trông này
375 - Thiên sinh thiên tử ư hoả thôn
376 - Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn.

Sấm Trạng Trình - Bạch Vân Thi Tập Chú Giải Viễn Lưu/Bạch Sĩ
8
377 - Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
378 - Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn
389 - Nhà cha cửa đóng then cài
390 - Giờ mầm sấm động hỏi người đông lân.

Phần 5: 22 câu: 391-413. Đoạn này là đoạn quan trọng. Cụ nói chi tiết về cuộc thế chiến sắp đến và những gì sẽ xảy đến cho nước nhà trong thời điểm Thánh Nhân xuất hiện. Đây là chỗ những câu sấm nổi tiếng như bài Long Vĩ Xà Đầu xuất hiện.

395 - Canh niên tân phá
396 - Tuất hợi phục sinh
397 - Nhị ngủ dư bình
398 - Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
399 - Can qua tứ xứ loạn đao binh
400 - Mã đề dương cước anh hùng tận
401 - Thân dậu niên lai kiến thái bình.

Phần 6: 58 câu: 414-471: Đoạn này tả hai vị Minh Vương Bảo Giang và Bảo Sơn. Thân thế xuất xứ và sự nghiệp cải cách xã hội của 2 vị Minh Vương này. Khúc này thì thể thơ hoàn toàn là ngũ ngôn và dùng rất nhiều Hán Tự.

414 - Bảo Giang thiên tử xuất
415 - Bất chiến tự nhiên thành
. . . .
444 - Bảo sơn thiên tử xuất
445 - Bất chiến tự nhiên thành.

Phần chót: 16 câu: 472-487: Cụ kết thúc bài bằng cách lập lại trận thư hùng thế giới Long Vĩ Xà Đầu, tranh chấp tại Đảo Hoàn Sơn (Trường Sa và Hoàng Sa) trong 10 năm. Từ phương tây, Thiên Tử (tổng thống Obama của Mỹ) giáng trần dẹp tan loạn lạc thế giới và Minh Vương Bảo Giang trở về bình an đất nước và kết thúc bằng câu “Đông Tây Vô Sứ Nam Thành Quốc Gia” nghĩa là khi thế giới chẳng còn lại bao nhiêu nước thì nhà Nam sẽ dựng nghiệp quốc gia.
474 - Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
475 - Ðảo Hoàn Sơn tam liệt ngũ phân
. . . .
486 - Hiệu xưng thiên hạ thái bình
487 - Ðông tây vô sứ Nam thành quốc gia.

SỢ VÀ THAM
(bài viết hưởng ứng cuộc thi đọc Đèn Cù trên FB Leviet Kynhi)

Đọc Đèn Cù theo đường link được cho từ một người bạn...
Ban đầu, nói thẳng ra vì tò mò là chính. Tôi cũng như phần đông những người khác, cũng tìm đọc, tìm hiểu bất kỳ tài liệu nào viết về mảng lịch sử VN cận đại - giai đoạn được hiểu gần như một “vùng trũng đen tối”, đã từng được tô vẽ tuỳ thích theo ý chủ quan của “bên thắng cuộc” - để lâu lâu lại thò ra một chút, tạm gọi là SỰ THẬT. Tìm đọc Đèn Cù, cũng như đã từng lùng đọc Tổ quốc ăn năn, Hồi ký thằng hèn, Bên thắng cuộc… Tuy nhiên, không như những hồi ký khác, được sắp xếp có lớp lang, có chủ đích của người viết thì Đèn Cù, như tác giả Trần Đĩnh đã tự nhận - là một kiểu “truyện tôi”.

Cứ tưởng tượng, chúng ta, lớp hậu sinh đang ngồi xoay quanh một cụ già trong đêm tối để nghe kể lại chuyện đời xưa. Những câu chuyện trong cuộc đời nhân vật được rải rác như những ký ức vụn, được chắp vá một cách ngẫu nhiên, không theo trật tự gì cả, được tái hiện lại dần dần. Thật may, cụ là một người viết văn, viết báo… nên những câu chuyện của cụ tuy có lúc dông dài, lan man… nhưng tựu trung lại, đã vẽ nên phần nào “Số phận Việt Nam dưới chế độ cộng sản”. Qua đó, những nhân vật lịch sử được vinh dự đặt tên đường hiện nay đã được bóc trần, tách lớp… với tất cả những mặt tối, thái độ, tính cách của con người trong thời đại ấy.
599 trang Đèn Cù này rồi sẽ được đọc lại vài lần nữa, tới lui, so sánh & đối chiếu với tất cả những sự kiện chính trị-xã hội khác, từ đó sẽ rút thêm ra nhiều ý. Tuy nhiên với vai trò là một người kể “truyện tôi”, cụ Trần Đĩnh phần nào đã thành công với ấn bản Đèn Cù.

Trong Đèn Cù, có nhiều đoạn sẽ khiến cho người đọc phải chùng lại, suy ngẫm về nhân tình thế thái, soi rọi với hình ảnh của vài nhân vật mà lịch sử đã tô hồng từ trước đến nay.
Tuy nhiên, với riêng tôi, đây là một trích đoạn đáng nhớ: “Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp hèn trong con người: sợ và tham lam. Sợ thì thoả được lòng tham. Tham danh, tham lợi, tham tước. Mà sợ rồi thì dối trá nào cũng thành sự thật, bồ hòn nào cũng ngọt, đồ tể nào cũng Đức Phật Như Lai”.

Ngẫm lại, suốt lịch sử hình thành và phát triển của CSVN đến nay, họ đã khai thác rất tốt hai bản năng “sợ” và “tham” của con người để củng cố cho những hành động mang tính chiến lược của họ; phục vụ hiệu quả cho những ý đồ của họ.

Đang là cùng đinh, tay trắng bỗng dưng có người dựng lên khẩu hiệu “người cày có ruộng”, đấu tố địa chủ, giành lấy hết ruộng đất về cho “nhân dân”… thì thử hỏi kẻ THAM nào mà không rùng rùng chạy theo để giành lấy ít nhất một phần quyền lợi cho mình. Sau khi tham gia hăm hở, bỗng dưng chột dạ vì vẫn còn một chút lương tri ít ỏi, thấy những hành động ấy quả thực ác quá, bất nhân quá, không thể chịu nổi, muốn thoái lui thì cũng không còn kịp nữa. Những kẻ dẫn đầu đã đánh vào bản năng SỢ của con người tham gia lúc đó, khiến họ không thể thoái thác được những việc mình đã gây ra và vẫn đang tiếp tục làm.

Bản năng “tham” khiến người ta nhanh chóng quyết định thực hiện, song chính cái “sợ” đã khiến con người tiếp tục phải tồn tại trên môi trường ấy ngày càng lâu, và lại càng gây ra ác nghiệp nhiều hơn…
Cho đến tận hôm nay, tham và sợ vẫn là hai phạm trù đi đôi được CS chuyên dùng rất hiệu quả để quyến rũ đảng viên trẻ “tham gia vào hội” cũng như để cảnh báo tất cả những ai còn chút lương tri, sớm nhận ra được chân tướng của đảng!

Vậy, giới trẻ VN cần phải làm thế nào để sớm thoát khỏi tình trạng vòng xoay của “đèn cù” - vận mệnh đất nước hiện tại?

“... hãy tin trước hết ở lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe sai phái. Do đó dám phê phán, dám lên tiếng và dám chịu đựng...”
- Rất may, đây cũng lại là một trích đoạn khác trong Đèn Cù, lời của cụ Trần Đĩnh!

Thí sinh dự thi: HLN
 — with Nguyễn Văn ĐàiTrang Dang and Bún Bò Huế.

QUẨN QUANH ĐÈN CÙ

Cuối tháng 12/2007, cây bút nữ Trang Hạ bị CA Quận Hoàn Kiếm bắt giữ tại Hà Nội. Nguyên nhân: chị đã đảm nhận công việc “tự tay dán miễn phí 100 đề can mũ bảo hiểm: "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" cho các bạn, chỉ cần bạn dừng xe đôi phút, không cần bạn xuống xe tắt máy…”. Nhiều người đội chiếc nón bảo hiểm, mặc áo có in hình ảnh tương tự trong thời gian đó cũng bị hạnh hoẹ, làm khó dễ, thậm chí có người bị bắt tù.

Đến tháng 8/2014, tập thể nhân viên một Nhà xuất bản tại Sài Gòn hân hoan vì được đội chiếc nón bảo hiểm mới có in dòng chữ y chang, vẫn là "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam". Và họ đàng hoàng được phép đội đi làm, đi rước con, thoải mái trên đường… miễn là không vi phạm luật giao thông.
Có nhiều ý kiến trên diễn đàn, so sánh hình ảnh, đối chiếu, thở dài… nhưng tựu trung lại, ai ai cũng đều thấy: năm 2014, đảng mới cho phép công khai phát biểu điều hiển nhiên về chủ quyền quốc gia & dân tộc; miễn là trong khuôn khổ, trong giới hạn, đã được đảng duyệt trước nội dung hoặc thậm chí là hoạt động do đảng đứng ra tổ chức.

Điều này không hề chứng tỏ việc đảng mở rộng hơn, thoáng hơn trong quan điểm, cứng rắn hơn trong đối ngoại… cũng không hề thể hiện được việc đảng bỏ tù những người hô vang khẩu hiệu năm 2007-2008 là sai! Vì đến nay vẫn chưa có đại diện chính quyền nào đứng ra xin lỗi công khai người bị bắt ngày ấy!
Thật ra, câu trả lời cho tình trạng trên đã có trong một đoạn trích từ Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh: "... lần đầu tiên phát hiện ra rằng ở ta, yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc, thậm chí còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì ranh giới giữa yêu nước và phản động vô cùng mong manh".

Cụ Trần Đĩnh, ngay từ ở độ tuổi trẻ, sống dưới thời ấy, khi quyền lực đảng chỉ mới manh nha và khá cứng rắn, còn sớm nhận ra được điều đó. Huống chi chúng ta, những người có điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, có thời gian suy xét hơn… vậy sao lại không chịu tư duy xa hơn?
Để rồi cứ mãi quẩn quanh như voi giấy, ngựa giấy… quay cuồng trong một xã hội thế này!

Qua những câu chuyện kể trong Đèn Cù, chúng ta hiểu hơn về một thời đoạn đen tối của lịch sử Việt Nam, rất gần và nhiều hệ luỵ còn kéo dài đến hiện tại. Cũng qua Đèn Cù, chúng ta được biết đến tính đảng, tính giai cấp khắc nghiệt của đảng, đối xử với đồng chí, anh em, thậm chí cha mẹ của mình… nhiều lúc còn không ra con người với nhau. Ngay chính cụ Trần Đĩnh cũng như nhiều đồng chí khác cũng đã “lên bờ xuống ruộng” vì những quyết sách thời ấy, thay đổi xoành xoạch đến không ngờ.

Đến nay, sau thời gian áp đặt ý thức hệ CNXH vào đất nước, đảng đã phần nào thành công trong việc buộc người dân đồng nhất giữa việc “yêu nước” với “yêu đảng, yêu cnxh”. Cho dù bạn hay ai khác muốn khoác lên mình chiếc áo yêu nước nhưng “không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc”! Và theo thời gian, cái lằn ranh mong manh giữa “yêu nước” và “phản động” do đảng tự đặt ra để xô đẩy những người bất đồng chính kiến ngày càng thu hẹp hơn, mỏng manh hơn…

Tuy vậy, đọc Đèn Cù, cũng như một loạt những hồi ký khác, cần nhất giữ cho mình một tâm thế minh mẫn, mạnh dạn suy xét, chủ động liên kết so sánh với hoàn cảnh thực tại. Bởi lẽ, Đèn Cù cũng như những cứ liệu “ngồn ngộn” bên trong nó vẫn mãi chỉ có tác dụng trang trí, mua vui trong một vài trống canh mà thôi.
Điều người dân Việt, con dân Việt đau đáu mong chờ lúc này không phải là một ngọn đèn cù leo lét, xoay vòng vòng cười cợt nữa. Đã quá đủ!

Hãy tự tìm kiếm một ngọn HẢI ĐĂNG, chỉ có ánh sáng đó mới đủ sức làm bừng lên con đường đưa dân tộc ra khỏi tình trạng tối tăm hiện tại.
Mong lắm thay!

Thí sinh dự thi: THDC
 — with Nguyễn Văn Đài.



CON ĐOM ĐÓM LẬP LOÈ

Đèn Cù - hơn 500 trang đã lật xong, tất cả cảm xúc đọng lại là những dồn nén, căng cứng, bứt rứt với những điều mà chính tác giả đã trải qua, cũng như những gì mà mảnh đất nhỏ bé, dài thuỗn hình chữ S này phải oằn mình chịu đựng dưới chế độ cộng sản. Lần theo những lời kể trong “truyện tôi”, người đọc dường như được nếm trải đủ những cung bậc bi đát không chỉ của dân Việt nói chung mà còn của những người “đồng chí hướng”, những văn nghệ sĩ bất hạnh thời đó…

Lận đận tìm cách thoát thân trong “cải cách ruộng đất”, tả tơi qua phong trào “nhân văn giai phẩm”, te tua trong vụ án “xét lại, chống đảng”… nhưng vượt qua tất cả, tác giả Trần Đĩnh vẫn giữ được tinh thần của mình như từ đầu: “chống Tàu vẫn kiên quyết chống Tàu”, vẫn đứng về phía “phản đối chiến tranh”, không ủng hộ những quyết sách mang tính “tắm máu dân Việt”. Đặc biệt, câu trả lời của cụ khi được hỏi về hai điều đầu tiên sẽ làm nếu được phép cầm quyền ngay khi mới chấm dứt chiến tranh thật đáng để người đọc phải suy ngẫm thêm về tính THIỆN của cụ.
Nguyên giai đoạn tuổi trẻ đã cống hiến cho cách mạng, cho chiến tranh, cho những bài viết đậm chất luân lý chính trị, tồn tại cận kề cái ác, cái phản trắc, lật lọng của đảng… nhưng cụ vẫn giữ được tinh thần của mình. Chính là nhờ điều mà sau đó cụ đã chia sẻ: “Trong mỗi chúng ta đều có mầm tử tế chống lại cái xấu. Vấn đề là ta nuôi nó, nghe nó hay là giết nó đi thôi!”.

Đọc xong “truyện tôi” của cụ, tự cảm thấy cụ là một người TỬ TẾ. Những nhân vật bên cạnh cụ thời đó hiện lên dưới mắt người đọc bằng một lời kể nhẹ nhàng như vốn có, không hằn học, không kết tội,… Những sự kiện xã hội - chính trị qua lời kể của cụ cứ mồn một hiện dần ra trước mắt. Và đánh giá cuối cùng thuộc về người đọc, nếu biết liên kết với những chi tiết khác…

Riêng về bản thân mình, cụ Trần Đĩnh tự nhận: “Mấy chục năm sau, sống với đất nước đang dần dần nhận diện được kẻ đã đày ải mình, tôi bắt đầu cảm nhận thấy hạnh phúc. Ít nhất tôi đã nhận ra tội ác và lên án nó giữa lúc nó đang có bộ mặt huy hoàng nhất, có niềm tin gần như trọn vẹn của dân. Ít nhất tôi đã đương đầu, không quỳ gối trước nó. Cũng như đã ngay thẳng nhận mình từng đi theo nó, TỘI ÁC”.

Cụ Trần Đĩnh, nhờ chút lương tri còn sót lại trong mình đã sớm nhận ra cái ác trong đảng, trong xã hội, lên án nó và âm thầm chấp nhận mọi sự trả đũa. Để rồi tự biến mình trở thành một con đom đóm lập loè trong cuộc sống. Bởi theo cụ: “Thà làm con đom đóm lập loè được chút ánh sáng của riêng nó. Cái ánh sáng nhỏ mọn nhưng làm nổi bật lên bóng tối bao la hãi hùng vây quanh nó”.

Người viết bài này tin rằng, trong mỗi con người đều tồn tại tính THIỆN, và luôn tự hình thành mầm mống của việc hướng đến đấu tranh cho những điều tốt đẹp hơn.
Vì vậy, trong bất cứ chế độ nào, dù bị chèn ép đến tận đâu, rồi cũng sẽ có những cá nhân sớm nhận ra điều tốt đẹp, vươn lên và dẫn dắt toàn dân tộc đấu tranh, đánh thức từng chút lương tri, tử tế trong mỗi con người. Lịch sử giữ nước của cha ông ta từ xưa đến nay không hề thiếu những gương anh dũng, đứng lên chống lại bạo quyền như vậy.

Tuy nhiên, nhắc lại lời của Huy Đức - tác giả Bên thắng cuộc - lúc này chắc cũng không thừa: “Theo tôi, những người như bác Trần Phương, bác Trần Đĩnh, chỉ có thể trao cho chúng ta chiếc chìa khoá. Còn chúng ta có dùng nó để mở gông cùm, đưa đầu óc ra khỏi sự cầm tù hay không, phải là lựa chọn của từng người”.
Tiếp tục cam chịu những kiếp sống quẩn quanh “cái Đèn Cù khổng lồ” hay đứng lên phản đối bạo quyền, giành lấy quyền tự quyết, đấu tranh cho một thể chế tốt đẹp hơn?

Quyết định cuối cùng thuộc về các bạn! Có suy nghĩ đến điều đó thì mới ra cách, có cách mới ra phương hướng & dẫn đến hành động cụ thể, có tổ chức được!
Xin đừng làm con đom đóm lập loè nữa! Hãy tự tin & toả sáng!

Thí sinh dự thi : NL
 — with Nguyễn Văn Đài.


No comments:

Post a Comment