“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”.
Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ.
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”. Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”. Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”
“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”
Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.
Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.
Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”
Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.
***
Xấu hổ vì Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Có khá nhiều bài viết về đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại Nhật trên những trang diễn đàn blog của người Nhật.
Có khá nhiều bài viết về đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại Nhật trên những trang diễn đàn blog của người Nhật.
Dưới con mắt người Nhật nhân viên Đại Sứ Quán VN có trình độ và ý thức văn hóa kém, không biết tiếng Nhật, tiếng Anh, không có tư cách nhưng vẫn ngồi chắc chân tại ĐSQ.
Thế mới biết tại sao người nước ngoài xem thường người VN!
ĐSQ là bộ mặt của đất nước đang bị bôi nhọ một cách khủng khiếp bởi những người kém trình độ và kiến thức mà vẫn ung dung ngồi những vị trí đại diện cho quốc gia.
..................................................................
..................................................................
Có khá nhiều bài viết về đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại Nhật trên những trang diễn đàn blog của người Nhật.
Hầu hết nội dung đều phê phán đến phong cách làm việc,trình độ tiếng Nhật và thái độ cư xử với khách hàng. Quả thực mình đọc xong những bài viết đó ko biết nên comment như thế nào để có thể bào chữa cho những hành động đó của ĐSQVN cả……
Dưới đây mình xin trích dẫn từ 1 bài viết trên blog của 1 người Nhật nói về ĐSQVN cách đây khá lâu rồi.
1-大使館員のおじさんが 下手な日本語で・・・ 「あなた、ベトナム、住んでるね。ビザ更新ね。大使館、来て。 ちょと安い。30分でビザ、出来るね。」 大使館員がこんなたどたどしい日本語で大丈夫なのか心配になりました。
Ông nhân viên đại sứ quán nói (qua điện thoại) bằng thứ tiếng Nhật rất tệ: “Anh, Việt Nam, đang sống nhỉ. Gia hạn visa nhỉ. Đại sứ quán, tới đây. Hơi rẻ. Mất 30 phút là được Visa. “Tôi cảm thấy lo lắng vì nhân viên đại sứ quán mà nói tiếng Nhật bập bà bập bẹ như thế này thì liệu có ổn không?
2-ベトナム大使館は、とても立派です。こちらが正門です。 ベトナムにしては、 こんな一等地に建てて、信じられない大きさです
ĐSQVN rất hoành tráng. Đây là cửa chính. Với 1 nước như VN mà lại có 1 khu đất lớn như thế này thì thật không tin nổi.
3-”’ビザ申請を午前中にした場合 ビザ発給は、午後になりました。 午後に申請した場合は、翌日の午前中 ビザ発給に変更となりました。 遠方からの申請者は、不便になったので ご留意下さい。 どうなっちゃてるの??? 日越友好関係が良くなっているのに? これも南シナ海で 中越同士の監視艇がぶつかりあっている状況から 外国人をベトナムから締め出そうという動きになっているのかな???”’ (-_-)/~~~ピシー!ピシー
Trường hợp xin Visa vào buổi sáng thì sẽ được cấp vào buổi chiều. Trường hợp xin Visa vào buổi chiều thì sẽ được cấp vào ngày hôm sau. Những người từ xa tới để xin Visa thì hãy lưu ý điểm bất tiện này. Thế là như thế nào? Mặc dù quan hệ Nhật Việt đang tốt lên mà? Có phải do tình trạng tàu giám sát của TQ và VN đâm nhau trên biển Đông nên có động thái muốn đẩy người nước ngoài ra khỏi VN chăng?
4-もっと厳しいと思っていましたが ほんとうに30分でビザが発給されました。 ベトナム人にしては、すばやいと思いましたが ビザ更新する人は、ベトナムで入出国の時にトラブルがなければ なにもチェックされません。 大使館員も結構いい加減だったりして・・
Tôi cứ nghĩ là rất khó khăn nhưng chỉ trong vòng 30 phút đã có Visa. Đối với người VN thì đó là 1 tốc độ nhanh tới chóng mặt, nhưng thực ra thì khi ra vào VN nếu không xảy ra chuyện gì thì chẳng bị kiểm tra gì hết.
Nhân viên ĐSQ thì cũng làm ăn vô trách nhiệm, rất vớ vẩn …
Đọc 1 số đoạn trên chắc hẳn nhiều bạn sẽ nóng mặt nhưng biết làm sao đây khi nó là sự thật .
Đọc 1 số đoạn trên chắc hẳn nhiều bạn sẽ nóng mặt nhưng biết làm sao đây khi nó là sự thật .
Thái độ làm việc của nhân viên ĐSQ thì chắc các bạn cũng chẳng lạ gì, mang tiếng ở Nhật nhưng lại quen thói công quyền hạch sách chẳng khác gì ở VN cả. Người Việt mình khó chịu 1 thì chắc người nước ngoài họ phải khó chịu 10.
Chưa kể là hôm mình lên còn chứng kiến cảnh chị nhân viên ĐSQ trong khi mọi người đang chờ đợi giấy tờ thì chị ấy vô tư lấy smart phone ra “tự sướng” xong còn nhờ anh nhân viên bên cạnh chụp hộ.
Mình nhìn cảnh đấy mà còn nóng hết cả măt thì chẳng hiểu những người Nhật xung quanh mình đang nghĩ gì nhỉ? (mặc dù có quy định cấm chụp ảnh quay phim mà nhân viên lại phá vỡ quy định đó!!!)
Rồi đến lúc chị ấy đưa hóa đơn thanh toán cho 1 ông người Nhật thì bị ông ấy hỏi lại bằng tiếng Nhật, thấy chị ấy không hiểu ông ấy lại nói bằng tiếng Anh, bị hỏi bất ngờ nên chị ấy hét toàng lên “Ôi anh ơi! Ông này không phải là người Việt.“
Ơ, hóa ra là chị ấy không biết tiếng Nhật cũng chẳng biết tiếng Anh, thế mà vẫn ung dung ngồi làm nhân viên ĐSQ thì cũng lạ nhỉ (chắc con ông to nào rồi!)? Không trình độ, ý thức văn hóa kém nhưng vẫn ngồi chắc chân tại ĐSQ để rồi cho người nước ngoài người ta đánh giá cả 1 quốc gia. Nếu ĐSQ là bộ mặt của đất nước thì mình thấy bộ mặt của nước ta đang bị bôi nhọ một cách khủng khiếp.
Theo congdongnhatngu.blogspot.jp
Nói gì với người Việt Nam chứ , chúng tôi đang là người Việt Nam , lúc nào cũng chê người Việt nam , như chúng tôi cũng có những tự trọng của mình, nên mong các bạn cũng tôn trọng chúng tôi . Đúng là chúng ta cũng phải nên xem lại nền giáo dục của nước nhà, cho thực hành nhiều hơn , có như thế thì học sinh sinh viên , mới ít ảo tưởng .
ReplyDelete............................
thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm