Friday, July 10, 2015

LUÂN HỒI SỐ MỆNH - ĐẠI KỶ NGUYÊN.


Có một số người thường thích nguyền rủa hay nói xấu sau lưng người khác mà không biết rằng, việc nói ra những lời xấu khi đã trở thành thói quen rồi thì những lời nói ấy sẽ trở thành hạt giống của tâm hồn và sớm muộn gì chúng cũng đem lại vận rủi.
1. Sức mạnh của tâm niệm
Khi mọi người nói chuyện thì sẽ sản sinh ra sóng âm và khi chúng ta nói những điều khó nghe, những điều không may mắn, thì thường sẽ nghe người ta nói: “Cái miệng ăn mắm ăn muối”. Bởi vì khi năng lượng của sóng âm đó phát ra thì sẽ hấp dẫn những sự việc có “cùng tần số” với nó theo đến (Chu dịch đồng khí tương cầu). Đây chính là lý do vì sao “cái miệng ăn mắm ăn muối” lại đặc biệt linh nghiệm.
Nhất là những lời nói căm phẫn và oán hận, chúng đều chứa đựng năng lượng rất lớn mạnh, sóng âm của những lời nói đó có khả năng xuyên thấu, hậu quả nó gây ra không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta đã từng nghe qua, một số người vì nhất thời nóng giận, nói ra những lời lẽ nặng nề, làm phát sinh hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Ví dụ như khi hai vợ chồng cãi nhau, người vợ mắng người chồng: “Anh chết đi”, kết quả người chồng chết thật. Người chồng nói với người vợ: “Có bản lĩnh thì đừng có trở về nhà nữa”, kết quả là người vợ, vì một việc gì đó ngoài ý muốn xảy ra, mà không trở về nhà nữa.
Có lẽ sẽ có người thắc mắc: “Tôi chỉ là nói vậy thôi, chứ không phải là thật lòng nghĩ thế, thế thì có ảnh hưởng gì không?”. Như vậy thì cũng tương đương với bác sĩ chẩn đoán nhầm bệnh cho bệnh nhân, bảo bệnh nhân bị ung thư, chúng ta thử ngẫm xem người bệnh sẽ ra sao?
Trong cuộc sống chúng ta thường hay nghe thấy những câu chuyện như vậy. Có một người đã cao tuổi, bởi vì thấy khó chịu ở ngực, ho khan, mặc dù đã uống thuốc mà không thấy cải biến mấy, liền đi bệnh viện kiểm tra, kết quả chẩn đoán là có một u ác tính đang phát triển rất nhanh trong người, bác sĩ nói chỉ có thể kéo dài sự sống được một, hai tháng nữa.
Người bệnh sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán như vậy, cảm thấy suy sụp ngay lập tức, sức khỏe bắt đầu chuyển biến xấu đi, không ngừng ho khan, thể trọng nhanh chóng giảm sút. Ngày hôm sau, không ngờ bệnh viện nói rằng bị nhầm lẫn báo cáo xét nghiệm, rằng người đó không bị ung thư! Sau khi biết được sự thật, người bệnh lập tức ra khỏi giường, thoải mái vận động, không chờ đến mấy ngày mà xuất viện luôn.
2. Tại sao nói lời ác lại làm hại chính mình?
Nhà tư tưởng Mỹ Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Sử dụng những lời lẽ như ‘dao giải phẫu’, nó sẽ khiến bạn đổ máu.” Điều này cho thấy rằng ngôn ngữ là có sinh mệnh. Nó có đủ năng lực tạo ra và làm tổn thương, đặc biệt là những câu nói thường lặp đi lặp lại của chúng ta, một ngày ít nhất cũng nói trên trăm câu, năng lượng của chúng sẽ ảnh hưởng một cách vô thức đến cảm xúc, tâm thái và vận mệnh của bản thân.
Cho nên, chúng ta khi nói bất luận là nói gì trong lòng đều cần phải có thiện ý, dùng từ dùng chữ cũng đừng quá nặng nề. Ví dụ, nếu như có người xúc phạm đối phương, chúng ta có thể dùng những từ kiểu có ý như “tiếc nuối” thay cho những từ “tức giận” hoặc “căm phẫn”, ngẫm xem lúc chúng ta đổi bằng hai từ “xin lỗi”, thì chúng ta còn có thể nổi giận đùng đùng được nữa không?
Có đạo là: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Ngôn ngữ nhìn như đơn giản, nhưng ảnh hưởng lại rất sâu xa. Mỗi người chúng ta đều là pháp sư, có thể dùng ngôn ngữ để nhục mạ người khác mà cũng có thể dùng chú ngữ (câu thần chú) để trợ giúp người khác.
Điều quan trọng hơn là, mỗi lời chú ngữ của một người cuối cùng lại quay trở lại chính bản thân mình, bởi vì chính người nói mới là trung tâm phát ra sóng dao động của chú ngữ, chẳng phải thế sao?

Mỗi một chú ngữ giống như một hạt giống, bên trong mỗi hạt giống chúng ta không thể nào nhìn thấy được một cây xanh, nhưng chỉ cần gieo hạt giống đó xuống đất và tưới nước cho nó, hạt sẽ tự nhiên hấp thụ những thứ bản thân nó cần để phát triển khỏe mạnh.

3. Tại sao con người cần phải thường xuyên phát thiện tâm?
Vạn sự vạn vật trên thế giới đều có từ trường và năng lượng, bất kể là đá, gỗ, cái bàn, bạn và tôi, kể cả con mắt của chúng ta, lỗ tai, cái mũi, v.v…, đều là có từ trường.
Hơn nữa, vật lý học hiện đại còn có một phát hiện vĩ đại nhất, “vật chất chính là năng lượng”. Những lời này ý nói với chúng ta rằng, “vật chất chỉ là một dạng hình thức của năng lượng”.
Nói cách khác: Thân thể người thoạt nhìn thì là do vật chất ở dạng thể rắn cấu thành, mà vật chất thể rắn này có thể phân giải thành phân tử và nguyên tử. Nhưng căn cứ vào vật lý học lượng tử, bên trong mỗi nguyên tử đều có 99,9999% là khoảng trống. Khi phóng điện có tốc độ như tia chớp xuyên qua những khoảng trống này của các tầng nguyên tử, người ta đã phát hiện ra những chùm năng lượng rung động. Những năng lượng này cũng không phải tùy tiện, tùy ý rung động mà chúng rung động được kỳ thực là vì có mang theo tín tức, toàn bộ trường tín tức sẽ đem tín tức truyền đến vũ trụ lượng tử, tạo nên thế giới vật chất, nơi mà chúng ta thực sự nhìn thấy bản chất và sự thật của hiện tượng.
Những điều mà cặp mắt thịt của chúng ta nhìn thấy cũng không phải là tồn tại chân thực, những điều mà cặp mắt thịt này không nhìn thấy được mới là tồn tại chân thực.
Nói rõ hơn một chút, chúng ta nhìn thấy một cái nhà, vách tường, thân thể đều không phải là chân thật, chúng chỉ là năng lượng thuần túy. Bởi vì tốc độ chuyển động của điện tử vô cùng nhanh, đến nỗi cặp mắt thịt của chúng ta nhìn không ra, nên cho rằng chúng là thực thể.

Nhà khoa học từng nói rằng, “Chúng ta luôn cho rằng vật chất là đồ vật, nhưng hiện tại nó không phải là đồ vật, mà hiện tại, vật chất so với đồ vật mà nói càng giống là ý niệm hơn”.

Ý niệm, đúng vậy, vật chất là đến từ ý niệm, là đến từ tư tưởng của chúng ta. Nếu như không phải là trước đây có ý niệm về máy bay thì khoa học kỹ thuật không cách nào sáng tạo ra được máy bay, nếu như không phải là trước đây có ý niệm ghi cuốn sách này thì cuốn sách này cũng không thể hiện ra trước mắt bạn được.
Nếu như phân tích một bức tranh, chúng ta sẽ phát hiện nó là do vải vẽ tranh và một chút sơn màu tạo thành, nhưng một bức họa sở dĩ có thể trở thành một bức tranh xinh đẹp, cũng không phải vì đến từ vật chất do vải vẽ tranh hay một chút sơn màu tổng hợp thành, nó là đến từ ý niệm của người vẽ tranh. Nếu như không có ý nghĩ đó, thì cũng không thể có bức tranh kia.
Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà
Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Thiên nhiên núi rừng mênh mông hùng vĩ của vùng Núi Cấm, xã An Hảo, Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được mệnh danh “Thất Sơn huyền bí”, là đỉnh nóc nhà của đồng bằng miền Tây Nam Bộ.
Đúng ngày 15/4/1997 (âm lịch), có một đôi tình nhân trên đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm đã “cột tay” nhau rồi cùng gieo mình xuống vực sâu. Người nam tên Nguyễn Quốc Nam (tên thường gọi là Nhôm, thời điểm mất anh mới 27 tuổi) nhà ở ngọn kênh Trà Uối, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ; còn cô gái tên Phượng, quê ở Phong Điền, TP.Cần Thơ. Không môn đăng hộ đối, tình yêu của họ bị ngăn cản…
Vồ Ông Bướm: (hay Ông Vôi) là khu vực núi cao 480 m, thuộc Núi Cấm, An Giang. Hai em bé song sinh Đ. và Kh. con anh Liên lớn lên ở đây.
Vồ Ông Bướm: (hay Ông Vôi) là khu vực núi cao 480 m, thuộc Núi Cấm, An Giang. Hai em bé song sinh Đ. và Kh. con anh Liên lớn lên ở đây.
Anh Nguyễn Văn Sơn (tên thường gọi là Liên, nhà ở khu vực Vồ Ông Bướm trên núi Cấm chính là người cha của đôi song sinh 1 trai- 1gái được biết là do đôi tình nhân “cột tay” nhau nhảy từ đỉnh Bồ Hong xuống vực chết chuyển sinh trong kiếp này. Anh không quên cái ngày định mệnh 15/4 Âm lịch năm 1997, khi đó vợ anh mới mang thai. Cả khu vực núi Cấm xao xác chuyện đôi tình nhân vì không môn đăng hộ đối đã cùng nhau tìm tới cái chết bằng việc cùng nhau nhảy xuống từ đỉnh núi Cấm. Lúc đem xác họ lên và an táng thì cánh tay người con gái bị mối gút dây dù, mà họ đã dùng để buộc tay nhau lại trước khi nhảy xuống, in khuyết sâu một lỗ, cô gái gãy xương, mất máu mà chết. Còn người con trai thì bị vỡ đầu ở phía sau bên phải.
Đỉnh Bồ Hong, Núi Cấm, An Giang, nơi đôi trai gái cùng nhau nhảy xuống năm nào...
Đỉnh Bồ Hong, Núi Cấm, An Giang, nơi đôi trai gái cùng nhau nhảy xuống năm nào…
Anh Liên kể lại: “Khi dẫn vợ lên đỉnh Bồ Hong ngắm cảnhtôi chỉ cho vợ, chỗ này là nơi đôi tình nhân cột tay nhau nhảy xuống vực tự tử nè. Vợ tôi nhìn theo cánh tay tôi chỉ, rồi chợt rùng mình và bụng đau dữ dội. Tôi nghĩ do vợ mang bầu, leo dốc gây đau bụng nên tôi đưa vợ về nhà. Đến ngày 21/9/1997 (âm lịch) vợ tôi sinh tại bệnh viện huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tôi mừng quýnh vì là con trai đầu lòng. Bác sĩ đã cắt nhau, tắm rửa cho đứa bé, thì bất ngờ xuất hiện 1 cánh tay trẻ sơ sinh khác “ló” ra… Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo còn một đứa nữa, là song sinh, nhưng đứa còn lại nằm ngang nên phải mổ mới bắt ra được. Đến khi mổ ra là 1 bé gái. Chính bác sĩ trước đó cũng không hề biết là vợ tôi mang song thai”, anh Liên cho biết thêm.
Nét trầm ngâm của anh Liên, cha của 2 trẻ song sinh
Nét trầm ngâm của anh Liên, cha của 2 trẻ song sinh
Theo anh Liên, lúc vợ anh mới sinh, bác sĩ đã kêu vợ chồng anh lại chỉ cho những đặc điểm kì lạ trên cơ thể các con. Trên cánh tay của bé gái có một dấu vết hằn khuyết trên da (như bị một sợi dây cột siết) và có nốt “ruồi son” to tướng, mà nhìn kĩ thì giống như một cục máu bầm hơn. Còn bé trai thì đầu bị móp ở phía sau bên phải và có 1 nốt ruồi đen ngay chỗ móp. Anh Liên nói: “Lúc đó, bác sĩ trong bệnh viện đã nói nửa đùa nửa thật là “hai đứa nhỏ này giống như đôi tình nhân cột tay nhau tự tử quá”. Tôi cố tình phớt lờ cho qua. Sau đó về nhà, mấy lần đưa 2 đứa nhỏ đi trạm y tế xã tiêm ngừa, cán bộ y tế cũng nói như vậy, tôi vẫn không tin. Cho đến một ngày…”.
Những điều kì lạ hay sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Ban đầu anh Liên nhất quyết không tin. Bởi theo anh, khi anh Nhôm và chị Phượng cột tay nhau nhảy xuống núi thì vợ anh đã mang bầu gần 3 tháng. Làm gì có chuyện chuyển kiếp đầu thai… “cấp tốc” như vậy.
Di ảnh anh Nguyễn Quốc Nam lúc 27 tuổi, ngay trước khi ra đi
Di ảnh anh Nguyễn Quốc Nam lúc 27 tuổi, ngay trước khi ra đi
Cuộc sống của gia đình nhỏ với 2 đứa trẻ sinh đôi cứ thế êm đềm trôi qua, mặc cho những lời xì xầm, to nhỏ của bàn dân thiên hạ. Anh Liên đặt tên cho bé trai là Nguyễn Văn Đ. và bé gái là Nguyễn Thị Kh. Cho đến 1 ngày, có một cặp vợ chồng già gần 60 tuổi tìm đến nhà anh Liên. “Sau một lúc, họ mới giới thiệu, đó chính là cha mẹ ruột của anh Nhôm – chàng trai đã cột tay cùng người yêu nhảy xuống vực sâu từ trên đỉnh Bồ Hong. Họ nói, chính anh Nhôm sau khi chết đã về báo mộng, bảo là anh đã chuyển kiếp đầu thai vào gia đình trên núi Cấm và kêu ba mẹ lên tìm. Gặp thằng bé, người đàn ông vỗ tay là thằng Đ. chạy lại ôm vai bá cổ ông như thân quen lắm”, anh Liên nói.
Theo lời bà Lê Thị Hoa, mẹ ruột của anh Nhôm, năm đó, Nhôm gặp một cô gái tên Phượng quê ở Phong Điền, TP. Cần Thơ, rồi cả 2 nảy sinh tình cảm lúc nào không hay biết. “Con Phượng thương thằng Nhôm dữ lắm. Nó nói thằng Nhôm không cưới nó sẽ tự tử chết. Con gái nhà khá giả, nhiều người dạm hỏi mà con nhỏ quyết không chịu, cứ đòi lấy thằng Nhôm. Thấy vậy, gia đình tôi cũng lặn lội xuống tận Phong Điền để hỏi cưới. Nhưng phía gia đình nhà gái làm khó dễ, đòi phải đi đủ lễ thách cưới. Trong khi nhà tôi lại nghèo, nên tôi thôi không dám trèo cao”, bà Hoa gạt lệ kể.
Con Phượng thương thằng Nhôm dữ lắm. Con gái nhà khá giả, nhiều người dạm hỏi mà con nhỏ quyết không chịu, cứ đòi lấy thằng Nhôm...(Hình minh họa)
Con Phượng thương thằng Nhôm dữ lắm. Con gái nhà khá giả, nhiều người dạm hỏi mà con nhỏ quyết không chịu, cứ đòi lấy thằng Nhôm…(Hình minh họa)
Sau đó, Nhôm tìm lên núi Cấm để làm chốn ẩn tu. Ba anh là Nguyễn Văn Chiến bệnh nặng nên Nhôm về nhà thăm. Còn phần chị Phượng, phía gia đình nhà gái mạo một bức thư, giả như Nhôm gửi, với nội dung đại loại là Nhôm không thèm cưới Phượng, với những lời lẽ chê trách nặng nề. Sau khi đọc bức thư, Phượng buồn bã bỏ xứ ra đi một thời gian. Nhưng mối tình đầu trong tim cô gái trẻ cứ thổn thức nên cô quyết quay về tìm gặp người yêu lần cuối. Sau khi Nhôm giải thích rõ ràng không hề viết bức thư nào cho Phượng, thì Phượng đã hiểu ra mọi việc và nhất quyết đòi theo Nhôm đến tận chân trời góc biển. Rồi một ngày, Nhôm gửi lại cho dì Hai một bức thư nhưng căn dặn, khi nghe “tin” của con, dì Hai mới được đọc. “Nó đi ngày 12/4/1997 âm lịch thì 3 ngày sau, hay tin nó cột tay cùng người yêu nhảy núi”, anh Nguyễn Văn Lem, anh ruột Nhôm kể rõ.
Báo mộng cho gia đình về việc chuyển sinh thành cặp song sinh vào nhà anh Liên ở Vồ Ông Bướm, núi Cấm
Nhận được hung tin, ông Nguyễn Văn Chiến – ba của Nhôm, lên núi Cấm nhận xác con trai, nhưng gia đình nhà gái tuyệt tình không đến nhận. Thấy đôi trẻ yêu nhau không trọn vẹn, thì thôi để họ về chung dưới suối vàng, ông Chiến quyết định xin chính quyền xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được chôn xác Nhôm và Phượng ở khu đất nghĩa địa dưới chân núi Bà Đội Ôm. Hai chiếc quan tài được chôn chung một huyệt.
Sau khi chết, Nhôm đã về báo mộng cho gia đình biết đã cùng với người yêu chuyển kiếp đầu thai thành cặp sinh đôi 1 trai – 1 gái.
Chính tay ba tôi liệm, chôn cất hai đứa nó, nên ổng nhớ rõ đặc điểm cả hai lúc mất. Bởi vậy, khi nhìn thấy cặp sinh đôi 1 trai – 1 gái là thằng Đ. và con Kh. (con của anh Liên mà anh Nhôm chỉ nhà), ba tôi nhận ra những dấu hiệu lạ thường. Và ông tin rằng 2 đứa bé đó chính là do con trai và người yêu nó “đầu thai” chuyển thế”, anh Lem nói thêm.
Cậu bé 2 lần đòi về “nhà cũ”
Anh Liên nói có rất nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa anh Nhôm và bé trai Đ. nên anh cũng hoang mang, tin con mình là do chàng trai kia đầu thai, dù hoàn toàn chẳng muốn tin.
Anh Liên kể : “Lúc thằng bé Đ. độ 5 tuổi, tự nhiên nó đòi về thăm nhà. Tôi nói nhà con ở đây mà thăm gì nữa, thì nó bảo về thăm nhà “lớn”, thăm ba mẹ “lớn”. Tôi thử chở nó về, lần đầu tiên 2 cha con đi tới chỗ lạ, nhưng nó dẫn đường tôi chạy tới nhà nằm tít trong ngọn 1 con rạnh nhỏ ngoằn ngoèo hun hút. Tới nhà nó, nó vô buồng nằm suốt như là nhà của nó vậy. Hồi năm ngoái, sau 15 năm kể từ ngày Nhôm mất, tự nhiên thằng Đ. kêu tôi chở về nhà ba mẹ “lớn” để lấy bức thư nó viết hồi trước. Đúng là về dưới ấy vẫn còn một bức thư tuyệt mệnh của anh Nhôm để lại, nó đem về trên này nó giữ tới bây giờ.
Cậu bé Nhôm
Cậu bé Nhôm
Lá thư để lại là lời hẹn ước tái sum vầy?
Bé Đ mang bức thư trở về núi Cấm, cất giữ cẩn thận như 1 báu vật. Bức thư tuy có nhiều lỗi chính tả (do anh Nhôm chỉ học tới lớp 6) nhưng lời lẽ, ý tứ trong thư thì sâu sắc. Phần lớn bức thư được viết theo thể thơ, mà theo gia đình thì anh Nhôm đọc nhiều kinh Phật nên sau đó cứ “xuất khẩu thành thơ”. Bức thư đề ngày 5/4/1997 (âm lịch), viết trên 4 mặt giấy carô đã sờn cũ.
Nhôm kể về những việc chưa làm được, điều còn bận tâm và xin lỗi người thân vì sự ra đi của mình. Tuy nhiên, ở đoạn cuối thư, Nhôm viết:
“… Tôi đã đa mang một nỗi sầu
Bây giờ mượn bút viết vài câu
Tuổi xuân tan tác thời hoa mộng
Buồn đời thổn thức suốt canh thâu
Canh thâu tôi thức để làm chi
Một lòng nhất quyết phải ra đi
Bỏ lại sau lưng bao kỷ niệm
Đêm tàn canh vắng lệ hoen mi
Hoen mi vì dạ cứ ưu phiền
Tâm thần xao xác mãi tợ điên
Chỉ có một điều tôi muốn nói
Điểm lại bây giờ đã thập niên
Thập niên tôi thệ ở cao sơn
Bình sanh tủi nhục tử còn hơn
Có ai hiểu được lòng tôi đấy
Bây giờ độc bước thấy cô đơn
Cô đơn không phải vì sắc hoa
Nhìn đời quá khốn mới đi xa
Dù sanh hay tử không màng tới
Hẹn ngày nào đó sẽ hiệp gia
Hẹn ngày tái ngộ không xa”.

Hẹn ngày tái ngộ (Hình minh họa)
Hẹn ngày tái ngộ (Hình minh họa)
Anh Liên kể tiếp câu chuyện: “Lạ nữa là lúc tụi nhỏ chừng 3 tuổi, 2 đứa ngồi chơi với nhau. Tôi nghe thằng Đ. nói “nhà tao nghèo, má tao bán bánh bò”, còn cô Kh. thì nói “nhà tao giàu”…”.
Khi về tới nhà của ông Nguyễn Văn Chiến và bà Lê Thị Hoa – cha mẹ ruột của anh Nhôm, anh nhận thấy thằng Đ. có rất nhiều điểm tương đồng. Tính nết anh Nhôm rất trầm tĩnh, thằng Đ. cũng ít nói. Nhà anh Nhôm ở gần chùa, mười mấy tuổi Nhôm đã vô chùa làm công quả, đọc kinh phật, ăn chay. 6 năm nay anh Liên rời qua gần chùa Vạn Linh mở quán bán nước giải khát, quán ăn nên thằng Đ. sớm tối lên chùa cúng Phật. 3 năm nay Đ. ở hẳn trên chùa, ăn chay trường, ngày 3 buổi đọc kinh.
Có rất nhiều chuyện trùng hợp giữa thằng Nhôm và bé Đ. nên gia đình tôi tin rằng đó chính là em tôi đầu thai. Lạ nữa là, thằng bé Đ sinh ra ở núi Cấm, lúc mới 5 tuổi mà nó dẫn đường về cho ba nó (anh Liên) về đến tận nhà gặp má tôi. 10 năm sau, cái lần nó về tìm bức thư tuyệt mệnh của thằng Nhôm thì đường sá hoàn toàn thay đổi, vậy mà nó vẫn biết đường về nhà. Không phải là thằng Nhôm đầu thai thì làm sao biết đường xá mà về, làm gì biết những chuyện trong nhà và làm sao bé Đ. có tình cảm quyến luyến thân thiết với anh em tôi như vậy”, anh Lem quả quyết.

Nếu như câu chuyện là hoàn toàn thật, và trong cuộc đời quả thật có luân hồi, thì mỗi kiếp người chỉ giống như 1 ngày, kiếp sau chỉ như một ngày hôm sau ngủ dậy… Luôn giữ bình yên và thiện niệm trong tâm hồn, sống vì người khác, đó phải chăng mới là điều quý giá nhất?

“Dễ gì vật đổi sao thay
Chỉ xin giữ một chút này cõi riêng
Giữa bề bộn một cõi thiền
Lúc giông bão có bình yên náu mình”

Hà Phương Linh tổng hợp
Trần Cẩn, tự là Đức Ngôn, người huyện Mân Giang – Phúc Kiến, trạng nguyên triều Minh, năm Quý Sửu, Gia Tĩnh thứ 32 (1553), đỗ trạng nguyên khoa thi đình, làm quan Hàn Lâm Viện.
Có một năm nọ, mẹ của Trần Cẩn đến Phúc Châu làm việc, lúc quay trở về không có thuyền qua sông, bà đành phải đi bộ đường vòng đến Hạp Bắc rồi đáp thuyền về Hạp Nam. Khi thuyền đang đi đột nhiên cuồng phong gào thét, sóng lớn trào dâng, thuyền vội vàng cập bờ để tạm lánh, người chèo thuyền cúi đầu sốt ruột, chợt nghe có tiếng người nói: “Trần đại nhân ở đây, còn không gió êm sóng lặng!”.
Người chèo thuyền ngẩng đầu nhìn lên, quả nhiên sóng yên gió lặng, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhìn trên bờ cũng không có người đi đường, lại nhìn trong thuyền, có bốn nam và một nữ. “Vừa rồi là ai nói? Trong các vị có ai họ Trần?”, người chèo thuyền hỏi. Nhưng, trong số những người đó không có ai vừa nãy nói cả, cũng không có ai họ Trần, chỉ có một phụ nữ mang thai nói có chồng họ Trần.
Người chèo thuyền kiến thức sâu rộng, thầm nghĩ: “Trần đại nhân này chẳng phải chính là thai nhi trong bụng đó sao?”, liền liên tục chúc mừng người phụ nữ kia “nhất định sinh quý tử”.
Ngày Trần Cẩn ra đời, cha của Trần Cẩn đang cày đồng trên ruộng bên kia bờ sông, đột nhiên nhìn thấy nóc nhà mình có ảnh lửa vụt lên cao chót vót, cho rằng nhà không may bị cháy, liền vội vã chạy ngay về nhà, hóa ra là vợ ông vừa mới sinh nở, điều này khiến cho ông vừa mừng vừa sợ, liên tưởng tới lời nói của người chèo thuyền, liền tin tưởng đây là trời sinh người hiền tài. Đứa trẻ này mai sau nhất định không phải là một phàm nhân.
Lúc Trần Cẩn 4 tuổi, có một khoảng thời gian theo mẹ ở tại nhà bà ngoại, đúng vào dịp sinh nhật “Đại Vương Thần” ở địa phương, bà ngoại mang đồ lễ và dẫn Trần Cẩn đi đến miếu Đại Vương thờ cúng, Trần Cẩn cũng hào hứng đi theo bà ngoại.
Khi đến cửa miếu, Trần Cẩn phát hiện bức tượng đất hình Đại Vương đứng dậy, Trần Cẩn chạy nấp sau lưng bà ngoại và nói: “Bà ngoại! Bà ngoại nhìn xem! Đại Vương đứng lên rồi!”. Bà ngoại tuổi già hoa mắt, nhìn gì cũng không có rõ, đâu có chịu tin? Liền chặn lại nói: “Cháu à, chớ nói lời nói lung tung”, Trần Cẩn lại khăng khăng nói: “Thật mà! Cháu nhìn thấy, không tin bà đem quả cam đặt lên áo choàng của Đại Vương, đợi một lát rồi nhìn xem”.
Bà ngoại liền làm theo Trần Cẩn đem một quả cam đặt lên áo choàng chỗ đầu gối của Đại Vương, Trần Cẩn chạy ra cửa miếu, sau đó bước từng bước một đi vào, quả nhiên trái cam lăn ra thật xa, bà ngoại mặc dù nhìn không rõ động tác của Đại Vương nhưng cũng tin tưởng đúng là Đại Vương có đứng dậy. Bà nhớ tới đủ loại chuyện kỳ lạ mà trước đây con gái và con rể đã kể, tin chắc rằng đứa trẻ này mai sau lớn lên sẽ thành một người nổi trội, hơn người.
Trần Cẩn thuở nhỏ rất thông minh, rất muốn đi học, nhưng thời ấy quê hương ông rất nhỏ, không có trường học, cha mẹ ông đành phải buộc lòng sắp xếp cho ông qua sông đi học.
Có một hôm trời đã tối rồi, mà vẫn không thấy Trần Cẩn về nhà, cha mẹ không yên tâm liền đi ra bờ sông chờ đón ông, xa xa nhìn thấy Trần Cẩn đi tới, có hai ngọn đèn lồng phía trước dẫn đường. Sau khi về đến nhà, cha mẹ hỏi ông là đi về cùng mấy người? Trần Cẩn nói: “Chỉ có một mình con!”, cha mẹ ông càng thấy kinh ngạc.
Sau đó, Trần Cẩn lại đến học ở trường làng gần đó, sống ở một phòng bên cạnh nhà thờ họ Trần. Kỳ lạ là phòng mà ông ở lại không có một con muỗi nào, về sau những người cùng quê đều đến phòng đó ngủ qua đêm.
Trong bài này có ghi, khi Trần Cẩn còn chưa ra đời, lúc vẫn còn là bào thai trong bụng mẹ, thì đã định trước rằng ông sau này nhất định sẽ trở thành một quý nhân. Cho nên Thần ở không gian khác đã cảnh cáo những yêu ma quỷ quái rằng: “Trần Đại nhân ở đây, còn không gió êm sóng lặng!”, quả nhiên là sóng lặng gió êm.
Lúc Trần Cẩn ra đời, trong nhà lóe lên ánh sáng màu đỏ cao chót vót, cha của ông còn tưởng là cháy nhà, đây cũng là thiên cơ khi rất nhiều người hiền tài giáng sinh. Khi lớn lên, cùng với bà ngoại đi miếu Đại Vương thờ cúng, nhìn thấy bức tượng hình Đại Vương đứng lên chào đón là vì biết ông sau này sẽ là một Đại Quý nhân. Đương nhiên, ông nhìn thấy là do thiên mục khai mở, trẻ em từ bảy, tám tuổi trở về trước thiên mục dễ dàng khai mở, đặc biệt là những đứa trẻ có căn cơ tốt, bà ngoại ông thì đương nhiên nhìn không thấy rồi!
Còn có một ngày trời tối Trần Cẩn đi học về, cha mẹ ông nhìn thấy có hai đèn lồng ở phía trước dẫn đường, những điều này là dấu hiệu tiết lộ thiên cơ người hiền tài. Có thể thấy được, khi một người được sinh ra, rất nhiều sự tình đều là đã được định sẵn rồi, nhất là một số người có căn cơ tốt, những người có lai lịch, sẽ xuất hiện rất nhiều điềm báo.
Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan
Biên dịch: Mai Trà

Khi chúng ta nói rằng số mệnh con người là đã được định sẵn từ trước, không phải chỉ nói đến công danh bổng lộc, giàu có hay nghèo đói, sống thọ hay chết yểu là đã được định trước, mà còn có một số người cả đời không thể ăn một loại đồ ăn nào đó, đều là có nguyên nhân. Trong cuốn sổ về đồ ăn ở không gian khác đều đã có ghi chép, dưới đây đưa ra hai trường hợp được ghi chép tại hai thời đại khác nhau nhưng đều nói về vấn đề đồ ăn tại nhân gian.
Thời ngũ đại thập quốc (907 – 960), học trò của quan Chu Trung Nhân ở Biện Châu là Hứa Sinh đột nhiên chết đi, âm phủ phái đoàn tùy tùng và sứ giả đến dẫn Hứa Sinh đi vào âm phủ, những địa phương và các thành phố ở nhân gian nơi mà Hứa Sinh đi qua, ông đều nhìn thấy trên mặt đất chồng chất hàng mấy vạn tạ lương thực, ở chính giữa cắm một cái cây có đề biển hiệu bằng gỗ: “Lương thực bổng lộc của kim ngô tướng quân Chu Trung Nhân”, Hứa Sinh vô cùng kinh ngạc.
Đợi đến lúc đi vào đến quan phủ, sứ giả dẫn Hứa Sinh tới công đường, viên quan chủ quản (quan chịu trách nhiệm việc chính) vừa tra cứu sổ sách vừa nói: “Người này bị bắt sai rồi”, rồi lại nói với Hứa Sinh: “Ngươi có thể ở đây đợi một lát, ta đi gặp Diêm Vương để nói rõ sự tình. Nhưng ngươi phải chú ý, không được lật xem sổ sách của ta”. Ông ta nói xong liền đi ra ngoài.
Hứa Sinh ngẩng đầu nhìn lên kệ thấy một biểu nhãn có ghi “Sổ ghi chép đồ ăn ở nhân gian”, Hứa Sinh nhớ tới chủ nhân Chu Trung Nhân không ăn được tương, muốn biết xem nguyên nhân vì sao, liền cầm quyển sổ xuống đọc qua, nhưng phần lớn không hiểu được chữ viết trong cuốn sổ đó.
Một lát, viên quan chủ quản quay lại, phát hiện Hứa Sinh đã nhìn lén cuốn sổ nên vô cùng tức giận, trừng mắt quát mắng Hứa Sinh, Hứa Sinh sợ hãi thừa nhận lỗi lầm của mình và nói với viên quan: “Tôi thường ngày nhận được ân điển của Chu Trung Nhân, biết rõ ông ấy không ăn tương, cho nên mới nhìn trộm cuốn sổ để kiểm chứng, xin quan tha thứ cho tỗi lỗi của tôi”.
Vẻ giận giữ của viên quan giảm đi chút ít rồi cầm cuốn sổ ghi chép tìm tên Chu Trung Nhân viết và chú thích “gia tăng đậu tam hợp”, sau đó lệnh cho sứ giả lúc trước dẫn Hứa Sinh quay trở về nhân gian.
Họ đi theo một con đường nhỏ, Hứa Sinh cùng với Sứ Giả đang đi, bỗng nhiên gặp một người phụ nữ, khuôn mặt tiều tụy, quần áo rách tả tơi, còn ôm theo một đứa bé, đứng ở bên đường chào hỏi họ rồi nói với Hứa Sinh: “Tôi là người vợ đã chết của Chu Trung Nhân, năm đó vì khó sinh mà chết, lại không được siêu thoát, hiện giờ vừa đói vừa rét, hy vọng ông có thể giúp đỡ tôi mấy ngàn quan tiền”.
Hứa Sinh bởi vì không có tiền, nên không thể đáp ứng được thỉnh cầu của người phụ nữ đó, người phụ nữ nói: “Tôi chỉ cần tiền vàng, ông chỉ cần đem tiền vàng đốt cháy là được rồi. Mặt khác, cũng muốn nói với Chu Trung Nhân hãy vì tôi mà sao chép bộ “Kim quang minh kinh” bày tỏ sám hối, có thể cầu khấn cho tôi một đường siêu thoát”.
Họ tiếp tục đi về phía trước, đi vào Tướng Quốc Tự, Hứa Sinh vừa muốn vượt qua cánh cửa, Sứ Giả ở phía sau liền đẩy Hứa Sinh một cái khiến ông ngã nhào trên mặt đất.
Chu Trung Nhân vừa thương xót vừa vui mừng hỏi Hứa Sinh về những chuyện ở âm phủ, Hứa Sinh nói: “Ngài không lâu nữa có thể làm Kim Ngô tướng quân”. Hứa Sinh lại đem chuyện nhìn thấy bảng nhãn ghi bổng lộc của Chu Trung Nhân và chuyện người vợ đã chết của ông ra kể, tướng mạo theo như lời Hứa Sinh tả thì một điểm cũng không sai.
Sau này khi Hứa Sinh ăn cơm cùng Chu Trung Nhân, Chu Trung Nhân nói: “Từ sau khi ngươi từ cõi chết trở về, ta đột nhiên cảm thấy ăn tương rất thơm, hiện tại ăn được rất nhiều”, điều này chính là kiểm nghiệm của lời chú thích “gia tăng đậu tam hợp” đây chăng!
Chu Trung Nhân viết xong “Kim quang minh kinh”, Hứa Sinh đốt mấy ngàn quan tiền vàng, vợ của Chu Trung Nhân sau đó xuất hiện trong giấc mơ cáo từ mà đi, về sau quả nhiên Chu Trung Nhân làm tới Kim Ngô tướng quân. Những điềm ở âm phủ báo trước, mọi tình huống sự việc đều không sai chút nào.
Từ trong bản ghi chép này cho thấy, có một số người từ bé không thể ăn được đồ ăn gì, đều là có nguyên nhân, tại “Sổ ghi chép đồ ăn ở nhân gian” của âm phủ đều đã ghi lại. Chu Trung Nhân sau này quả nhiên lên làm Kim Ngô tướng quân giống với điều mà Hứa Sinh đã nhìn thấy lúc ở âm phủ.

Có thể thấy, chức vị hay bổng lộc của một người đều đã được định sẵn từ trước rồi, sự tranh quyền đoạt lợi của con người ở nhân gian hỏi có tác dụng gì không? Cái gì nên có đều sẽ có, những cái không nên có mà bạn đi cưỡng ép để đạt được nó, thì là tạo nghiệp mà tổn đức, cuối cùng chẳng phải tự mình lại phải đi hoàn trả sao?

Phía dưới là một câu chuyện khác:
Tại Cô Tô (nay là Tô Châu) thời nhà Tống, có người tên Lâm Nghệ, tự là Tài Thần, là người chính trực, kiên cường, là bạn tốt của mọi người trong thôn, mọi người trong thôn đều xem ông là Lâm Vô Sai, điều này là do tên của ông giống với chữ “Nghĩa”. Lúc cuối đời nhờ thượng tấu đặc biệt mà được một chức quan, được điều đến Gia Hưng (nay thuộc Chiết Giang) nhậm chức chủ bộ, sau khi hoàn thành chức vụ lại quay trở về nhà.
Một ngày nọ, ông nằm mơ, có một sai dịch tới đón ông đi, đưa ông vào một quan phủ, mời Lâm Nghệ thăng đường, ngồi chính diện có mười mấy quan quân sai dịch, có người mặc quan phục kim hoa màu tím, đeo trang sức bằng bạc, ở trước đình mà hành lễ bái kiến.
Một sai dịch phụng mệnh cầm ra một cuốn hồ sơ, lật đến trang cuối cùng mời Lâm Nghệ ký tên vào, Lâm Nghệ nhìn chức quan ghi trong hồ sơ, tất cả đều bị che bởi một con dấu kích thước khoảng 3 tấc, đa phần không thấy ro, chỉ vẻn vẹn nhận ra năm chữ cuối cùng gọi là “Phong đô cung Lâm Nghệ” – liên tiếp mấy trang giấy đều là viết như thế.
Lâm Nghệ cả đời đọc sách Đạo gia, rất ao ước được làm thần tiên theo như những câu chuyện trong sách. Ông hướng tới sai dịch nói: “Người học đạo giáo, đều nên trở thành thần tiên trên trời, mà đây lại là chủ bộ ở âm tào địa phủ, nếu như không phải vì phạm tội mà bị giáng chức xuống đây thì bản thân ta không tới đây, huống hồ ta nghe nói đảm nhận chức quan này, phải 240 năm mới thăng chức một lần, cũng không phải là một vị trí tốt, ta không nguyện ý tiếp nhận”.
Sai dịch kia lại nói: “Đây là mệnh lệnh của ngọc đế trên thiên thượng, ông có thể kháng cự sao? Nếu ông không tiếp nhận, chỉ sợ phải tội với Ngọc Đế sẽ bị đem giáng xuống tầng thấp nhất mà chịu khổ, ngay cả chức quan này ông cũng không có được”. Lâm Nghệ bất đắc dĩ, mới phải ký tên vào đó. Ông chợt tỉnh dậy.
Ông biết rõ bản thân mình sống không còn được bao lâu, ông liền đem chuyện này nói với một người đạo sĩ rất thân với mình là Lữ Sơn Hữu.
Vợ của em trai Lâm Nghệ – Ngu Thị là con gái của thượng thư đương triều Ngu Sách, Ngu Thị không ăn thịt heo, Lâm Nghệ thường hay nói đùa với em dâu rằng: “Nhà chúng tôi nghèo khổ, cuộc sống sinh hoạt thường ngày là không thể sánh bằng với nhà mẹ nàng được, làm sao có thịt dê cho nàng ăn đây? Nàng hãy thuận theo điều kiện sinh hoạt của nhà chúng tôi, gắng gượng ăn đi!”
Ngu Thị vội vã nói lời xin lỗi: “Thiếp làm sao dám tự cao tự đại như vậy chứ, thiếp chỉ là từ nhỏ ngửi thấy mùi thịt heo thì đau đầu không chịu được, bây giờ nhìn thấy thịt heo thì sợ hãi, chứ không phải là kiêng ăn đâu!” Lâm Nghệ nói: “Ta nếu như làm quan ở âm tào địa phủ, nhất định phải làm cho em dâu ăn được thịt heo”.
Ngu Thị cười nói: “Nếu như thiếp thực sự được hưởng ân điển đó của anh chồng, có thể ăn được loại thức ăn này, thì đó là tâm nguyện lớn nhất của thiếp rồi.”
Trải qua một khoảng thời gian dài, Lâm Nghệ lại chuyển đến kinh thành, lúc quay về đi ngang qua Tứ Châu (nay thuộc Giang Tô), bị chết ở trên thuyền. Lúc trước, mẹ của Lâm Nghệ dẫn cả nhà đi ngang qua Tứ Thủy, mẹ của Lâm Nghệ đã sinh Lâm Nghệ trên thuyền, đến lúc Lâm Nghệ chết cũng lại giống như vậy.
Tin Lâm Nghệ chết còn chưa truyền tới Tô Châu, nhưng khi người trong nhà làm thịt heo, Ngu Thị liền hỏi: “Cái gì mà lại làm thành một món ăn thịnh soạn và hương vị thơm ngon như vậy?”, người trong nhà liền nói:“là thịt heo”. Ngu Thị nói: “Chàng lấy cho thiếp thử ăn một chút”, lúc này Ngô Thị ăn hết một bát, từ nay về sau nàng có thể ăn thịt heo rồi. Lúc ấy Lâm Nghệ đã chết được nửa tháng rồi.
Hai câu chuyện được ghi chép lại này, xuất phát từ hai niên đại khác nhau, câu chuyện thứ nhất được ghi chép trong cuốn “Ngọc Đường Nhàn Thoại” của Vương Nhân Dụ (880 – 956) thời ngũ đại nhà Đường. Nội dung chủ yếu của cuốn ghi chép đó liên quan đến những sự việc và những lời đồn của thời ngũ đại nhà Đường, thời kỳ Trung Nguyên, Tần Lũng, khu vực đất Thục. Đa phần đều là do Vương Nhân Dụ tự mình trải qua hoặc là ghi chép lại theo những lời tự thuật của những người trong cuộc.
Câu chuyện thứ hai xảy ra ở Hồng Mại vào thời Đại Tống (1123 -1202), hai sự tình này được ghi chép lại không ở cùng một thời đại nhưng đều liên quan đến sổ sách ghi chép của âm phủ vấn đề đồ ăn tại nhân gian, một số người không thể ăn được một loại đồ ăn nào đó, nếu như có thể sửa đổi trong sổ ghi chép ở âm phủ thì liền ăn được ngay, có thể thấy đều là đã được định trước rồi
Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà

No comments:

Post a Comment