Friday, July 10, 2015

KHOA HỌC & SỨC KHỎE

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Các Đại Danh Y Trung Hoa thời xưa đều có công năng đặc dị, họ có khả năng nhìn vào bên trong cơ thể người và xem được nguyên nhân của bệnh tật.
Trong lịch sử nền y học Trung Hoa truyền thống, có nhiều vị danh y nổi tiếng, đó là: Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân, Trương Trọng Cảnh.
Dưới đây là khả năng nhìn phi thường của các Đại Danh Y và là công năng của họ.
1. Hoa Đà (140-208 SCN)

Chân dung của Hoa Đà từ một phiên bản triều đại nhà Thanh, thời Tam Quốc Diễn Nghĩa (Wikimedia Commons)
Hoa Đà được biết đến là thầy thuốc phẫu thuật đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, sống vào cuối thời Hán, đầu thời Tam Quốc. Theo sử sách, Hoa Đà được xem là Thần y của Trung Hoa.
Hoa Đà là người đã sáng tạo ra loại thuốc gây mê và giảm đau Ma Phí Tán được dùng trong các ca phẫu thuật. Có một câu chuyện kể về lần Hoa Đà trị thương cho Quan Vũ – vị tướng quân nổi tiếng của Lưu Bị, nước Thục trong thời Tam Quốc. Quan Vũ bị trúng tên độc ở cánh tay phải trong khi giao chiến. Hoa Đà đã sử dụng thuốc giảm đau, và phẫu thuật cắt bỏ phần thịt bị nhiễm độc ngay trong lúc Quan Vũ đang đánh cờ vây. 
Theo sử sách, Hoa Đà nhìn thấy một khối u trong não Tào Tháo và khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà muốn giết mình. Tào Tháo đã giam Hoa Đà trong ngục tới chết. Sau đó, Tào Tháo đã thực sự phát bệnh đau đầu mà chết.
Hoa Đà cũng là người phát triển Ngũ Cầm Hí – một môn khí công Đạo gia phỏng theo động tác của năm loài vật.
2. Lý Thời Trân (1518-1593 SCN)

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân sống vào thời nhà Minh là một Dược sư vĩ đại của Trung Hoa. Ông được xem là cha đẻ của các bài thuốc Trung y và là vị Y thánh tinh thông về các loài thảo dược.
Cống hiến vĩ đại nhất của Lý Thời Trân là bộ sách “Bản thảo cương mục”, trong đó miêu tả chi tiết gần 1,900 loại thảo dược phân thành 60 mục. Đây quả là một cuốn bách khoa toàn thư về thảo dược.
3. Biển Thước (khoảng 401-310 TCN)
bien thuocBiển Thước
Biển Thước là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc, từ năm 770 tới năm 221 trước Công Nguyên. Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
Theo truyền thuyết, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả, và ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh“.
4. Tôn Tư Mạc (550-691 SCN)
Tôn Tư Mạc
Tôn Tư Mạc thời Đường được xưng tụng là Dược vương Tôn Thiên Y. Ông đã cống hiến cho nền y học Trung Hoa hai kiệt tác y học là “Thiên kim yếu phương” và “Thiên kim dược phương“, tập hợp và phân loại toàn diện các bài thuốc Trung y. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh.
5. Trương Trọng Cảnh (150-219 SCN)
Trương Trọng Cảnh là thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, sống cuối thời nhà Hán. Ông viết ra bốn tác phẩm y học xuất sắc quan trọng bậc nhất của Đông Y (Nội nạn thương kim) có tênThương hàn luận, Kim quỹ yếu lược, Hoàng Đế nội kinh của Hoàng Đế và Nạn kinh. Cho tới nay các tác phẩm của ông đều đã bị sửa đổi nhiều lần và không còn nguyên gốc.
Những đóng góp mang tính cơ sở của Trương Trọng Cảnh khiến ông được xưng tụng là “Thánh y” của Đông y.

“Thương hàn luận” (“Shang Han Lun”), một trong những bộ sách Đông Y lâu đời nhất trên thế giới, được biên soạn bởi Trương Trọng Cảnh. (Wikimedia Commons)
Có một câu chuyện, khi Trương Trọng Cảnh 20 tuổi, ông đã gặp một quan chức tên là Vương Trung Huyền. Ông đã nói với Vương, lông mày của ông sẽ bị rơi ra ở tuổi 40 và khi điều này xảy ra, Vương sẽ chết trong vòng nửa năm. Sau đó ông Trương đã viết cho Vương một toa thuốc để ngăn chặn điều này.
Vương chấp nhận, nhưng đã không đi bốc thuốc, bởi vì ông nghĩ mình đã bị xúc phạm và không tin ông Trương.
Hôm sau, ông Trương hỏi Vương đã lấy thuốc chưa và Vương đã nói dối. Ông Trương nói: “Có vẻ như ông đã không đi lấy nó. Tại sao ông không quan tâm đến cuộc sống của mình? “
Khi Vương 40 tuổi, lông mày ông bị rụng. Đúng như dự đoán, ông qua đời trong vòng nửa năm sau đó.
Video về các Đại danh y và công năng đặc dị của họ:

Theo truyền thuyết, các vị danh y của Trung Hoa cổ đại đều có những khả năng siêu thường. Họ có thể nhìn thấu cơ thể người bằng thiên mục hay con mắt thứ ba.
Theo các kinh sách cổ xưa, thiên mục nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên và ở giữa hai hàng lông mày. Thiên mục có thể được khai mở thông qua việc thực hành các môn pháp tu luyện tâm linh. Mặc dù vẫn còn là một ẩn đố, thiên mục được cho là một phần của tuyến tùng quả. Ngày nay, khoa học hiện đại đã công nhận rằng, phía trước tuyến tùng quả có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.
Tara MacIsaac,Epoch Times
Tương truyền, danh y Trung Quốc – Quách Vũ cho rằng, người giàu thường khó điều trị hơn. Biển Thước – vị Thần y nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cũng có cùng quan điểm.
Dưới triều Đông Hán, Quách Vũ là một ngự y, thường được ca ngợi với tài nghệ siêu thường. Mặc dù là một ngự y, ông không bao giờ từ chối chữa bệnh cho người nghèo. Ông nhận thấy rằng, phương pháp điều trị của mình có hiệu quả hơn với người nghèo, điều khiến mọi người khó hiểu là hiệu quả của Quách Vũ khi điều trị đối với tầng lớp thượng lưu không bao giờ được như vậy. Hoàng đế nghĩ rằng có điều gì bất thường ở đây, vì vậy ông bảo những quý tộc ăn vận rách rưới khi tới gặp Quách Vũ. Quả nhiên, bệnh của họ rất mau lành
ktt_23.6_than_y7_kienthuc_ficv
Hoàng đế rất bất bình về việc này và cho gọi Quách Vũ vào cung. Quách Vũ đáp: “Nguyên tắc cơ bản của trị bệnh là sự tập trung. Đối với tầng lớp thượng lưu có 4 khó khăn: Họ không tôn trọng lời khuyên của thầy thuốc, cuộc sống của họ khác với người dân bình thường, họ có thể chất yếu và thường rất kiêu ngạo dẫn đến hay “hạn chế” thầy thuốc của mình. Ví dụ, khi tiến hành châm cứu, người ta phải hoàn toàn tập trung vào công việc. Kim châm bị lệch đồng nghĩa với thất bại. Chữa bệnh cho người giàu thường gây tâm lý lo lắng cho các thầy thuốc và do đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn”.
Sau khi nghe lời giải thích của ông, Hoàng đế gật đầu tỏ vẻ đồng ý và ra lệnh cho những người trong cung thay đổi cách cư xử và những thói quen xấu của mình. Câu nói “Thật khó để chữa bệnh cho người giàu” bắt đầu lan truyền từ đó.
Thật trùng hợp, Thần y Biển Thước thời Chiến Quốc cũng có quan điểm tương tự. Biển Thước đã đi đến nhiều quốc gia khác nhau và dùng tài năng của mình để làm dịu bớt đau khổ cho người dân. Mặc dù Biển Thước là bậc kỳ tài, nhưng ông có một quy tắc về 6 loại người mà ông sẽ không trị bệnh:
1. Những người có quyền lực, kiêu ngạo và hống hách
2. Những người yêu tiền hơn tất cả 
3. Những người tham ăn, tham uống
4. Những người bệnh nặng, nhưng không chịu điều trị từ sớm
5. Những người quá yếu để dùng thuốc
6. Những người tin vào yêu thuật, không tin y học
D2502_13
Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
Trong lịch sử nền y học Trung Hoa truyền thống, có bốn vị danh y nổi tiếng, đó là: Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc và Lý Thời Trân.
Biển Thước là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc, từ năm 770 tới năm 221 trước Công Nguyên. Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
Theo truyền thuyết, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả, và ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh”.
Có một số nguyên liệu thực phẩm mặc dù vẫn đang được phép sử dụng trong đồ ăn hàng ngày, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định chúng có hại cho não của bạn.

Dưới đây sẽ chỉ ra 3 thành phần rất phổ biến, nếu tránh được chúng, bạn sẽ thấy chức năng não bộ của mình được cải thiện.
Chất làm ngọt nhân tạo
Nhiều người lo lắng vì vấn đề tiểu đường, thừa cân và muốn dùng đường hóa học để thay thế đường tinh luyện, tuy nhiên đây không phải giải pháp tốt. Dù đó là aspartame (hay AminoSweet), sucralose (Splenda), hay saccharin (Equal, Sweet ‘N Low), các chất làm ngọt nhân tạo rất phổ biến vì được quảng cáo là không calo, đã đầu độc bộ não trong nhiều thập kỷ.

Aspartame là một hợp chất hóa học tổng hợp từ axit aspartic (một axit amin có tác động kích thích đối với các tế bào não), methanol, và phenylalanine. Khi phân hủy chúng tạo ra một hợp chất gây u não rất mạnh.

Tiêu thụ aspartame có thể gây ra nhiều triệu chứng bao gồm các cơn lo lắng, nói lắp, trầm cảm, và đau nửa đầu. Nó cùng các chất làm ngọt nhân tạo khác có thể được tìm thấy trong nước soda (nước giải khát), sữa chua, kẹo cao su, nước xốt, ngũ cốc, và nhiều loại thực phẩm không đường dành cho người ăn kiêng. Bạn có thể nhận biết ra aspartame qua mã ký hiệu của nó bao bì là E951.
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Thế giới, Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về tỉ lệ mắc tiểu đường, chiếm đến 3,7% dân số, và đang có dấu hiệu tăng nhanh chóng. Bắt nguồn từ thói quen ăn uống, chất lượng thực phẩm, chất lượng cuộc sống suy giảm, mối nguy bị tiểu đường ngày càng lớn đối với mỗi người dân Việt Nam.
Tiểu đường tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào, nhưng với phụ nữ thì ảnh hưởng có thể nghiệm trọng hơn. Người mẹ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đối với nhiều vấn đề với trong thai kỳ của họ, bao gồm sinh non, sinh nở khó khăn và thậm chí sảy thai. Tuy nhiên, tin tốt là bạn vẫn có rất nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày để giúp cơ thể chống lại việc phát sinh căn bệnh này. Duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng là những điều cần làm. Một chế độ ăn giàu các hợp chất được gọi là bioflavonoid cũng rất hữu ích bởi lẽ nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chúng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Bioflavonoid là gì?
Bioflavonoid, còn được gọi là vitamin P, là một từ gọi chung cho một nhóm các chất chống oxy hóa flavonoid có khả năng bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, một quá trình được gây ra khi có mặt các gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến tình trạng lão hóa và bệnh tật. Bioflavonoid được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả như đu đủ, cải xanh brocoli, việt quất, rau bi na, cải mầm, tỏi, sô cô la đen, rượu vang đỏ và trà xanh, trái cây họ cam quýt… Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm nhiều tính năng bảo vệ sức khỏe của bioflavonoid so với những gì chúng ta đã được biết đến trước đây.
shutterstock91747541
Nghiên cứu mới: bioflavonoid giúp phụ nữ giảm nguy cơ tiểu đường
Trong nghiên cứu này, 2000 phụ nữ trên khắp nước Anh trong độ tuổi từ 18 đến 76 đã được lựa chọn để tham gia. Những phụ nữ được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử y tế và cá nhân và lối sống thói quen của họ chẳng hạn như tập thể dục, danh sách chi tiết những gì họ ăn, trong đó có một ước tính tiêu thụ bioflavonoid hàng ngày. Thông tin như tổng số chế độ ăn uống (trong số calo) và các yếu tố như chỉ số cơ thể (BMI) cũng đã được xem xét đến.
Kết quả cho thấy rằng những phụ nữ trong nghiên cứu này tiêu thụ trung bình khoảng 1.2g bioflavonoids hàng ngày, với 0.6g là mức tiêu thụ thấp nhất và 1.7g là cao nhất. Các nguồn phổ biến nhất của bioflavonoids là trà và những thực phẩm như ớt đỏ, hoa quả, rượu vang và trái cây họ cam quýt.
fruit_mix9
Trong khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu máu từ những người tình nguyện tham gia để đánh giá sự phát triển bệnh tiểu đường, trong đó có mức insulin, lượng đường và các vấn đề viêm cấp thấp trong cơ thể thường đi cùng bệnh tiểu đường. Các tác giả thấy được rằng phụ nữ có mức tiêu thụ bioflavonoid cao hơn trong khẩu phần ăn có mức kháng insulin và viêm thấp nhất , do đó làm giảm nguy cơ họ sẽ bị tiểu đường tấn công.
Đây là nghiên cứu quy mô lớn nhất trên người, cho bằng chứng cụ thể về sự liên hệ giữa bioflavonoid trong chế độ ăn uống đối với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bữa ăn của người Việt Nam thường có nhiều tinh bột, đặc biệt là gạo xát trắng, là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do vậy, bạn cần lưu ý bổ sung nguồn bioflavonoid để khắc chế lại tác nhân gây bệnh này.
Theo Natural News - Đình Vũ.




Bí đỏ, bí ngô hay bí rợ có tên khoa học là Cucurbita pepo, thuộc họ bầu bí. Tất cả các bộ phận của cây bí ngô, từ quả non, quả chín, hạt bí, hoa bí, đọt bí đều được làm thực phẩm. Ngọn (đọt) bí, hoa bí thường xào tỏi, quả có thể luộc, xào, nấu canh. Quả bí chín còn để nấu soup, nấu chè…
Bí ngô thường được ví là loại thực phẩm vàng cho sức khỏe, nằm trong danh sách các món ăn “trường sinh bất lão” của người Nhật. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao?
Bí ngô ít năng lượng nhưng giàu dưỡng chất
Theo nutritiondata.self.com, 1 cốc bí ngô nấu chín (tương đương 245g) có thể chứa các thành phần sau:
Năng lượng 49 kcal, protein 2g, chất xơ 3g, cacbonhydrat 12g, vitamin A 2650 IU, niacin 1UI, folate 21mcg, vitamin C 12mg, vitamin E 3mg, kali 264mg, canxi 37mg, sắt 1,4mg, magie 22mg, kẽm 0,5 mg, selen 0,5mcg…, và nhiều các chất mang hoạt tính sinh học khác như cucubbitacin.
Theo Đông y, quả bí ngô có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, tốt cho thận, giải nhiệt, giải độc cho gan, ngừa cảm nắng…, vẫn được dùng như một vị thuốc để chống viêm, bồi bổ cơ thể.
Lợi ích sức khỏe từ bí ngô
Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn là nguồn dồi dào các vitamin và khoáng chất vô cùng hữu ích cho sức khỏe.
Với hàm lượng vitamin A khá cao, bí ngô là loại thực phẩm tuyệt vời cho mắt. Bệnh nhân quáng gà ăn nhiều bí ngô sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh tật. Alpha caroten trong bí ngô được cho là có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành đục thủy tinh thể ở mắt. Như vậy, việc ăn bí ngô đều đặn sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là cho thị giác.
pumpkin-soup-121017
Không chỉ giàu dưỡng chất cho mắt, lượng carotenoid dồi dào trong bí ngô còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Beta caroten có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa sự tích lũy cholesterol lên thành động mạch. Việc kết đọng cholesterol ngoài hậu quả gây xơ vữa động mạch còn ngăn chặn đường hấp thụ từ máu vào tế bào. Vì vậy, ngoài tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bí ngô còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Khả năng chống oxy hóa, chống viêm của các carotenoid trong bí ngô còn giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các vết viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, chàm… Món bí ngô cũng được khuyên dùng hàng ngày cho những bệnh nhân viêm dạ dày, giúp cho những vết viêm loét lành nhanh hơn.
Hàm lượng chất xơ cao của bí ngô kích thích nhu động ruột, giúp cho việc tiêu hóa các loại thức ăn diễn ra dễ dàng. Chất xơ còn hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra ngoài, góp phần giải độc cho cơ thể.
Sử dụng bí ngô thường xuyên đảm bảo cơ thể không bị thiếu khoáng chất. Các chất sắt, kẽm, giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu. Kẽm trong bí ngô còn cải thiện mật độ xương và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bí ngô giàu kali nên tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Magie trong bí ngô còn tham gia điều chỉnh mức đường huyết và góp phần giúp phòng tránh các bệnh tim mạch.
bi-ngo-16
Thành phần hoạt chất cucurbitacin trong bí ngô rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư tuyến tiền liệt.
Với hàm lượng nước cao, hàm lượng béo thấp, bí ngô là thực phẩm lý tưởng cho những người muốn có một vóc dáng thon thả.
Do có vị ngọt tự nhiên đặc biệt nên các món ăn có bí ngô sẽ không cần phải thêm bột ngọt (mì chính) hay bột nêm mà vẫn rất đậm đà dễ ăn, và như vậy, bạn sẽ tránh được loại phụ gia nguy hiểm hàng đầu này.
Với rất nhiều lợi ích dinh dưỡng, cộng thêm các món ăn chế biến từ bí ngô lại thơm ngon, mềm, dễ ăn, cả người già và con trẻ đều ăn được, bí ngô xứng đáng được ví như thực phẩm vàng cho sức khỏe con người.
Trồng bí ngô hình đĩa bay vừa thư giãn vừa có bí ăn
Ngoài giống bí ngô thông thường cho dây dài và quả lớn, cần phải trồng ở ngoài vườn hoặc nơi đất rộng, bạn có thể tự sắm cho mình một vài chậu cây bí ngô đĩa bay. Đây là loại giống lai tạo mới, được nhập từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc về Việt Nam và hiện đang được nhiều bà nội trợ ưa chuộng.
Bí ngô đĩa bay khá dễ trồng. Cây gọn, phát triển nhanh và cho ra quả bí hình đĩa bay nên gọi là bí ngô đĩa bay. Quả bí ngô đĩa bay kích thước khoảng 20 cm, có thể có màu sắc khác nhau, từ xanh, vàng nhạt, trắng, xen lẫn sọc vàng. Bạn có thể mua hạt, cho nảy mầm rồi trồng trong chậu giống như cây cảnh, vừa thư giãn, vừa có quả để làm các món ăn.

No comments:

Post a Comment