CHỈ TRONG MỘT HÔM, TỪ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TÔI TRỞ THÀNH BỆNH NHÂN UNG THƯ.
(Lời của Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Thanh Giai, viện trưởng Viện Nghiên Cứu kiêm khoa trưởng khoa Quản Trị Thông Tin trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan)
BÀ ĐÃ VƯỢT QUA CĂN BỆNH NÀY NHƯ THẾ NÀO? RẤT TUYỆT. MỜI BẠN ĐỌC BÀI.
Pháp sư Đạo Chứng dặn dò tôi viết ra quá trình tâm lý của mình từ khi mắc bệnh ung thư, để khích lệ những người đồng cảnh ngộ. Tuy tự thấy kinh nghiệm của mình rất bình thường, nhưng cảm thấy từ khi bệnh đến nay, con đường trải qua rất là suông sẻ, không có gì gọi là gian khổ, nên mới mạnh dạn nhận lời, viết ra bài này để chia sẻ cùng đại chúng.
VÔ THƯỜNG: AI CŨNG CÓ MỘT QUYỂN SỔ, GIỞ TRANG KẾ TIẾP SẼ LÀ GÌ? KHÔNG AI BIẾT.
Vào mùa đông năm 1994, lúc đang tắm, tình cờ tôi rờ thấy bên ngực phải có một khối u cứng cỡ bằng trái nhãn, liền đến bệnh viện Đại Học Đài Bắc khám. Buổi chiều thứ sáu khám, thứ bảy đi siêu âm, thứ hai tuần sau được tin báo phải nhập viện vào thứ ba, rồi thứ tư lại làm giải phẫu xét nghiệm. Vì trước khi giải phẫu, không sao xác định được khối u là lành hay ác tính, nên phải tiểu phẫu một ít đem đi xét nghiệm, còn tôi thì nằm trên giường mổ chờ đợi kết quả. Ai ngờ, phải nằm đó đến gần hai giờ đồng hồ.
Phòng giải phẫu rất lạnh, trong lòng lại hồi hộp, lo lắng, quả là một khoảng thời gian không dễ chịu chút nào. May mà tôi đã học Phật bảy năm, hàng ngày lấy niệm Phật làm định khóa, nên cứ niệm Phật không dứt, dần dần tâm lý ổn định trở lại, cũng không còn thấy khó chịu chút nào. Cuối cùng, chuông điện thoại trong phòng mổ vang lên, bác sĩ bước đến, chụp thuốc mê, tiến hành phẫu thuật.
CHỈ TRONG MỘT HÔM, TỪ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TÔI TRỞ THÀNH BỆNH NHÂN UNG THƯ.
Lúc đó, tôi bốn mươi bảy tuổi, tình trạng sức khỏe tương đối tốt, ít khi cảm cúm, cũng không có đau chỗ này nhức chỗ kia, ngủ sớm dậy sớm, ăn chay trường mà thể lực vẫn tốt, thỉnh thoảng còn đi hiến máu. Tôi lúc đó giảng dạy kiêm viện trưởng và khoa trưởng Khoa Quản Trị Thông Tin trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan. Khoa này mới mở được bốn năm, chiêu sinh lớp Thạc sĩ (Master degree) được một năm, còn lớp Tiến sĩ vẫn còn trù hoạch, chuẩn bị năm sau chiêu sinh. Công việc tuy không nhẹ nhàng,nhưng cũng trôi chảy tốt đẹp. Cho nên, tôi bị choáng váng khi biết rằng mình mắc ung
thư.
thư.
Sau này, tôi càng nghĩ càng thấm thía lời lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói: “Ai cũng có một quyển sổ, giở trang kế tiếp sẽ là gì? Không ai biết! Phải cẩn thận đề phòng nghiệp lực phát động.” Thế gian vô thường, quả thực không sai.
SỢ HÃI CÁI CHẾT ĐẾN TỪ VỌNG NIỆM.
Điều đầu tiên người bệnh ung thư phải đối diện là nỗi sợ hãi đối với cái chết và nỗi đau đớn trước khi mất. Mẹ tôi chưa đến sáu mươi đã mắc bệnh ung thư ngực, sau khi giải phẫu lại chuyển qua ung thư gan, qua ba năm là mất. Dì tôi cũng ung thư tử cung di căn thành ung thư dạ dày, qua hai năm là mất. Cả hai người trước khi mất đều không có đau đớn.
Trong khi đó, một bà mợ bà con xa ở Mỹ, mắc bệnh ung thư ruột, rồi di căn, phải giải phẫu rất nhiều lần, cuối cùng sau chín năm cũng mất. Theo lời cậu kể, trước khi mất ba tháng, mợ đau đớn kịch liệt, ngay cả morphine cũng vô hiệu. Khi tôi biết mình mang bệnh, lạ lùng thay cảm giác đầu tiên không phải là sợ hãi, mà là cảm giác thư thới chưa từng có: “À, vậy là mình không cần phải tiếp tục sống nữa.”
Nhưng cảm giác này chỉ kéo dài mấy tiếng đồng hồ rồi thôi. Tiếp theo đó là sợ hãi. Sợ hãi cái chết, sợ hãi đau đớn trước khi chết, lưu luyến gia đình không dứt, cũng như nuối tiếc việc tu và tâm nguyện học Phật còn dang dở của mình.
Xét ra, mối lo buồn và sợ hãi này thực ra đều là vọng niệm của mình. Nhưng con người khó ai mà khác hơn như vậy, đều không thể tự chủ, luôn bị vọng niệm của mình kéo đi. Nhớ lại lúc đó tôi làm cách nào để khắc phục mối lo buồn và sợ hãi này?
HÀNH GIẢ TỊNH ĐỘ: MỘT ĐỜI MONG CẦU CHỈ LÀ SÁT NA NÀY
Lúc đó, tôi có một nhóm Liên hữu đồng tu niệm Phật. Điều người niệm Phật mong đợi nhất là biết trước ngày giờ lâm chung, tự tại vãng sinh. Lúc chúng tôi cùng tu niệm Phật, từng nửa đùa nửa thực bảo: “Có ung thư cũng là biết trước ngày giờ lâm chung; hành giả Tịnh độ cả đời mong cầu chỉ là sát na lâm chung này, Phật đến tiếp dẫn.”
Chính ở điểm này, tôi tìm ra chỗ nương tựa chân thực, không còn sợ hãi cái chết nữa. Cho nên, trong khi người bệnh cùng phòng lo buồn, khóc lóc, tôi vẫn có thể thanh thản, tự tại. Tôi thấy rất rõ cả đời tu học của mình là lúc lâm chung được tiếp dẫn vãng sinh.
Vãng sinh đối với hành giả Tịnh độ chính là giải thoát. Tôi từ trong Phật pháp nhận thức được cái chết, đối với có sự chuẩn bị, lấy pháp môn Tịnh độ làm chỗ dựa nên có thể khắc phục nỗi sợ hãi trước cái chết.
KHÔNG NÊN BỊ VỌNG NIỆM KÉO ĐI
Nhưng sự việc không phải đơn giản như vậy. Nếu công phu không đủ, tuy rõ ràng biết được đạo lý, nhưng vẫn không thể lúc nào cũng tỉnh thức quán chiếu, nên có lúc vẫn bị vọng niệm kéo lôi, không sao dừng được.
Nhớ lại lúc mới xuất viện về nhà, sức khỏe suy sụp sau cuộc phẫu thuật, cứ nhớ mãi ung thư đáng sợ như thế nào, không sao niệm Phật được. Đang lúc tinh thần dao động, suy sụp, tiện tay cầm lên bỗng đọc được câu: “Hiện nay, việc quan trọng nhất, cũng là việc lớn duy nhất của bạn chính là một câu A Di Đà niệm đến rốt ráo; việc gì cũng không cần, việc gì cũng không quan tâm, trong lòng chỉ niệm liên tục một câu Hồng danh, câu này tiếp đến câu kia…”.
Chỉ vài câu đơn giản như vậy, ngay lập tức khiến cả người tôi lập tức nhẹ nhõm, mát mẻ. Một câu Phật hiệu vừa đề khởi, vọng niệm tức thì tiêu tan.
Nhớ lại, trong giai đoạn này, tôi cũng thường niệm tụng bài thơ
Trong Cơn Bệnh Nặng, Ứng Khẩu Hai Bài Kệ Từ Giã Thế Gian của lão cư sĩ Hạ Liên Cư:
Trong Cơn Bệnh Nặng, Ứng Khẩu Hai Bài Kệ Từ Giã Thế Gian của lão cư sĩ Hạ Liên Cư:
Sống đã không tham luyến
Chết có gì đáng lo
Sinh tử tính vốn không
Do tâm phân biệt có.
Biết rõ các pháp không
Mới tin tất cả có
Có Tịnh độ Tây phương
Có Phật Vô Lượng Thọ.
Chết có gì đáng lo
Sinh tử tính vốn không
Do tâm phân biệt có.
Biết rõ các pháp không
Mới tin tất cả có
Có Tịnh độ Tây phương
Có Phật Vô Lượng Thọ.
“Không nên để vọng niệm của mình kéo đi” là phương pháp lúc đó tôi dùng để khắc phục lo sợ. Nhưng làm sao mới có thể không để vọng niệm lôi kéo? Đây chính là ngay nơi vọng niệm chợt khởi, lập tức đề khởi giác chiếu, lập tức niệm Phật.
- 63 people like this.
No comments:
Post a Comment