Sunday, July 5, 2015

Thời đi học của những thiên tài...

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là 'điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn'...
1. Albert Einstein (Anhxtanh): Sợ phải đến trường
Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.
Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.
Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.
tumblr_eintein.jpg
Anhxtanh khi còn đi học. Ảnh minh họa: Tumblr.
Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.
Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.
enstein Wordpress.jpg
Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. Ảnh minh họa: Wordpress
Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này. 
2. Issac Newton: Luôn nghĩ ra những trò chơi kỳ lạ
Newton là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, người phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn”, đặt nền móng cho cơ học, quang học và vật lý cổ điển.
Cậu bé Newton đại tài thời đi học đã luôn nổi tiếng với những trò chơi kỳ lạ. Cậu từng làm cả dân làng khiếp sợ và kinh ngạc khi chơi trò thả diều buổi tối, nhưng chuyện bất ngờ là cánh diều của cậu phát ra ánh sáng đỏ.

Chiếc diều phát sáng bay lủng lẳng trên bầu trời đã làm mọi người sợ hãi và nghĩ đến những điều ma mị, tưởng như đó là thần lửa hoặc ma chơi mà không biết rằng đó chỉ là một trò chơi kỳ lạ của cậu bé. Newton lúc đó đã buộc một chiếc đèn lồng bọc bằng giấy bóng kín đỏ ở đuôi cánh diều, chính điều này đã tạo ra ánh sáng kỳ lạ kia.
wikipedia.jpg
Newton thời đi học luôn nổi tiếng với những trò chơi kỳ lạ. Ảnh minh họa:Wikipedia.
Newton là cậu bé tính vốn trầm lặng và âm thầm, lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ, không mấy thích chơi với đông bạn bè.
Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩa xa xôi. Có thời gian rảnh rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm hoặc mê mải sáng chế những đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy, Newton mới rèn luyện cho mình được những kỹ năng thực rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này.
Thật chẳng ngờ những trò chơi thủa con nít đi học ấy lại bước chuẩn bị cho cậu bé đẻ non, ốm yếu, mồ côi cha ngay từ lúc lọt lòng trở thành nhà bác học thiên tài của thế giới.
3. Edison: Thiên tài tự học là chính
Edison là nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới, sở hữu 1907 bằng phát minh - một kỷ lục trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Edison và chiếc đèn điện đã vang danh khắp thế giới.
Thomas-Edisons-creative-thinking-habits thinkjarcollective.jpg
Edison thời đi học thường bị đội sổ và bạn bè chê cười. Ảnh:Thinkjarcollective.
Năm 7 tuổi, Edison được theo học ở ngôi trường độc nhất trong vùng, chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Edison được xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.
Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.
Thời gian này, ông cùng gia đình phải sống rất khó khăn. Năm 12 tuổi, Edison đã phải tự đi làm kiếm tiền, ngày ngày, Edison vừa bán báo và kẹo dẻo trên tàu hỏa vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học.
zpply.jpg
Edison đã tự khám phá, nghiên cứu khoa học không qua trường lớp. Ảnh:Zpply.
Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray. Sự việc này đã khiến cho khả năng thính giác của Edison ngày một kém dần cho đến mãi về sau.
Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình với những phát minh vĩ đại, ông nổi tiếng nhất với phát minh ra bóng đèn điện.
4. Bill Gates: Tuổi thơ gắn liền với máy tính
Bill Gates là người đồng sáng lập ra tập đoàn phần mềm lớn mạnh nhất thế giới Microsoft và cũng là người tạo ra những bước tiến quan trọng trong nền công nghiệp công nghệ thông tin của thế giới.
wired.jpg
Bill Gates được tiếp xúc với máy tính từ khi còn rất nhỏ. Ảnh minh họa:Wired.
Khi còn học tiểu học, người ta kể rằng Gates đã đọc nát như cháo từ A-Z một bộ bách khoa toàn thư khi chưa đầy 10 tuổi. Ở độ tuổi 11, Gates đã có thể thuộc nhiều chương của cuốn kinh thánh Gospel. Cha mẹ của Bill Gates đã nhận ra bộ óc thông minh có một không hai của Gates và gửi ông đến Lakeside, nột ngôi trường tư nổi tiếng. Chính nơi đây ông lần đầu làm quen với máy tính và Paul Allen, người sau này là đối tác của ông.
Gates ngồi hàng giờ trước máy tính mỗi ngày từ năm 13 tuổi. Với nhiều bạn trẻ bây giờ, điều này rất bình thường. Nhưng vào thập niên 60 của thế kỷ trước, máy tính vẫn quá lạ lẫm và thiếu giao diện người dùng.
sodahead.jpg
Bill Gates là người tạo ra những bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ thông tin thế giới. Ảnh: Sodahead
Bạn học của cậu bé Gates còn nhận xét rằng cậu thông minh một cách đáng sợ và luôn thần tượng cậu bé. Bất kỳ bạn trẻ nào của Trường Lakeside khóa học từ năm 1967-1972, đều nhớ đến một thằng bé sáng sủa tên Gates, thường xuyên lọ mọ trong phòng vi tính của trường.
Cơ hội được làm quen với máy tính từ khi còn rất nhỏ chính là nền tảng cho Gates trở thành tỉ phú trong làng công nghệ thế giới.
5. Steven Jobs: Nổi loạn thời đi học
Steven Paul Jobs (1955 - 2011) là ông trùm kinh doanh và nhà sáng chế huyền thoại người Mỹ, ông cũng là cựu Tổng giám đốc điều hành hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất của ngành công nghiệp vi tính.  
Chuyện về thời đi học của nhân vật này rất đặc biệt, ông luôn nghĩ ra những trò chơi kỳ quái, nghịch ngợm và nổi loạn. Với ông, một ngày không nổi loạn kỳ thực rất nhàm chán.
job-2404-1400754227.jpg
Steven Paul Jobs từ nhỏ đã là người thích nổi loạn. Ảnh: Koupoukis.
Thời cấp 1, Jobs luôn cảm thấy nhàm chán và không có một thứ gì mới để học bởi học vì thời gian rước đó ông đã được mẹ dạy đọc. Và ông bắt đầu nghĩ ra những trò nổi loạn trong lớp học.
Đến lớp 3, những trò nghịch của ông dần trở lên nguy hiểm, có lần ông để chất nổ dưới ghế của cô giáo, khiến cô sợ đến thót tim. Vì thế, Jobs bị nhà trường trả về hết lần này đến lần khác. Tuy vậy, cha mẹ ông không bao giờ trách phạt và mắng mỏ ông .
 Để điều chỉnh ông, thầy cô và gia đình đã phải dung đến cách “hối lộ quà”  để khiến ông nghe lời, bớt nghịch ngợm và chăm chỉ học. Cách này quả thật đã giúp ông đổi thay rất nhiều, bài kiểm tra của ông đạt điểm ở mức bằng học sinh lớp 7. 
Lúc này, thầy cô và cha mẹ Jobs mới phát hiện ra ông có một trí thông minh khác thường và quyết định cho ông học vượt cấp, từ lớp 4 học thẳng lên lớp 7.
Khi học cùng lớp với đàn anh, đàn chị, Jobs trở thành người cô đợn, lạc long và hay bị bắt nạt. Ông đòi cha mẹ cho mình chuyển trường và dọa sẽ bỏ học nếu không được đáp ứng. 
Ảnh : Steven Paul Jobs đã trở thành một huyền thoại của ngành công nghiệp vi tính. - Ảnh minh họa : Dailymail
Đến năm lớp 9, ông được chuyển đến học ở một trường trung học  Homestead. Ở nơi học mới, ông bắt đầu có hứng thú với Toán, khoa học và điện tử. Và những trò nghịch ngợm của Jobs sau này chủ yếu liên quan đến điện tử. Thời gian này ông cũng tự mày mò nghịch ngợm và tạ ra được một vài chiếc radio. Nhờ thành công này, ông có niềm tin rằng có thể tạo ra một chiếc TV sau khi xem chúng trên Catalogue. 
Đến năm cuối cấp, Jobs từng tham gia một khóa học về điện tử do John McCollum, một cựu lính hải quân giảng dạy. Trong thời gian học khóa học, ông đã làm được một thiết bị với hệ thống đèn quang điện mà có thểchuyển mạch khi tiếp xúc với ánh sáng, một thành quả mà không phải bất cứ họcsinh trung học nào cũng có thể đạt được. 
Thúy Vũ (Tổng hợp)


1. Đi là kẻ thù chết người của định kiến, mù quáng và thiển cận. – Mark Twain

2. Một cuộc hành trình thực sự được tính không phải bằng dặm, mà bằng những người bạn. – Tim Cahill

3. Không có mảnh đất nào là xa lạ. Chỉ có kẻ lữ hành là người lạ. –Robert Louis Stevenson

4. Ích lợi của việc đi là để điều chỉnh trí tưởng tượng với thực tế, và thay vì ngồi hình dung ra mọi chuyện, cứ đi để xem nó thực sự thế nào. – Samuel Johnson

5. Những chiếc va li tồi tàn của chúng tôi lại một lần nữa chất đống ngoài vỉa hè; con đường phía trước thậm chí còn dài hơn nữa. Nhưng có hề chi, con đường đi chính là cuộc sống. – Jack Kerouac

6. Ai không đi thì sẽ không hiểu được giá trị con người. – Ngạn ngữ Moorish

7. Con người đi đến những mảnh đất xa xôi để nhìn ngắm một cách say mê những kẻ mà họ thường bỏ qua khi ở nhà. – Dagobert D. Runes

8. Hành trình giống như hôn nhân vậy. Cách chắc chắn nhất để phạm sai lầm là tin rằng mình điều khiển nó. – John Steinbeck

9. Không ai nhận ra rằng đi đẹp đến nhường nào cho đến khi họ về đến nhà và ngả đầu lên chiếc gối cũ kỹ, thân quen. – Lin Yutang

10. Đi luôn luôn có ích. Nếu bạn đến một đất nước tốt đẹp hơn, bạn sẽ học hỏi để cải thiện đất nước mình. Nếu chẳng may bạn đến một đất nước tệ hơn, bạn sẽ học để yêu đất nước của chính mình. – Samuel Johnson

11. Còn tôi, tôi đi không phải để đến một nơi nào cụ thể, mà chỉ để đi thôi. Điều tuyệt vời chính là sự dịch chuyển. – Rober Louis Stevenson

12. Kẻ lữ hành nhìn thấy những gì họ thấy. Khách du lịch nhìn thấy những gì họ đến để thấy. – G. K. Chesterton

13. Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới. – Henry Miller

14. Kẻ lữ hành mà không quan sát thì chẳng khác nào một con chim mà không có cánh. – Moslih Eddin Saadi

15. Tỉnh dậy hoàn toàn đơn độc trong một thị trấn xa lạ là một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất trên thế giới. – Freya Stark

16. Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồn của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá. – Mark Twain

17. Đi không chỉ là việc nhìn thấy bằng mắt; nó là một sự thay đổi luôn tiếp diễn, sâu đậm và vĩnh cửu, cách nhìn nhận cuộc sống. – Miriam Beard

18. Mọi hành trình đều có những điểm đến bí mật mà ngay cả kẻ lữ hành cũng không thể ngờ tới. – Martin Buber

19. Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời đầy rẫy những vẻ đẹp, quyến rũ và phiêu lưu. Những chuyến phiêu lưu sẽ là bất tận, chỉ cần chúng ta tìm nó với đôi mắt luôn rộng mở. – Jawaharial Nehru

20. Khách du lịch không biết nơi nào họ từng đến, kẻ lữ hành không biết nơi nào họ sắp đến. – Paul Theroux

21. Trong tâm trí tôi, phần thưởng và hạnh phúc lớn nhất của việc đi là ngày nào ta cũng có thể trải nghiệm những thứ như thể là lần đầu, để không có gì là thân thuộc đến mức ta nhìn nhận nó như điều hiển nhiên. – Bill Bryson

22. Đừng đi theo nơi mà đường mòn có thể dẫn đến. Hãy đi vào nơi không có lối mòn và để lại dấu vết. – Ralph Waldo Emerson

23. Hai con đường tách nhau đi vào trong rừng và tôi – tôi chọn con đường ít người đã đi. – Robert Frost

24. Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé. – Lão Tử

25. Nếu bạn từ chối đồ ăn, bỏ qua phong tục, sợ hãi tôn giáo và lảng tránh người lạ, tốt hơn là bạn nên ở nhà. – James Michener

26. Điều quan trọng không phải là sự đến, mà là sự đi. – T. S. Eilot

27. Thế giới là một cuốn sách, và ai không đi chỉ đọc được một trang. – St. Augustine

28. Kẻ lữ hành giỏi không có lịch trình cố định, và cũng chẳng có ý định cập bến. – Lão Tử

29. Tôi nhận ra rằng để biết rằng mình yêu hay ghét một người, không có cách nào tốt hơn là đi với người đó. – Mark Twain

30. Một khi bạn đã đi, cuộc hành trình sẽ không bao giờ kết thúc. Nó sẽ tái hiện liên tục trong những góc yên tĩnh nhất của tâm trí bạn. Tâm hồn bạn sẽ không bao giờ dứt ra khỏi cuộc hành trình. – Pat Conroy

31. Not all those who wander are lost – Không phải ai lang thang cũng là đi lạc. – J. R. R. Tolkien

32. Như tất cả những kẻ lữ hành vĩ đại, tôi đã thấy nhiều hơn tôi có thể nhớ, và nhớ nhiều hơn tôi có thể thấy. – Benjamin Disraeli

33. “Đi” tái tạo lại sự hài hoà nguyên thuỷ đã từng tồn tại giữa con người và vũ trụ. – Anatole France

34. “Đi” là để phát hiện ra rằng tất cả mọi người đều hiểu sai về những đất nước khác. – Aldous Huxley

35. Toàn bộ mục đích của việc đi không phải là để đặt chân lên những mảnh đất xa lạ, mà là để cuối cùng đặt chân lên đất nước của chinh mình như thể một mảnh đất xa lạ. – G. K. Chesteron

36. Khi bạn đi, hãy nhờ rằng một đất nước xa lạ không được thiết kế để cho bạn cảm thấy thoải mái. Nó được thiết kế để người dân của đất nước đó cảm thấy thoải mái. – Clifton Fadiman

37. Một kẻ lữ hành khôn ngoan không bao giờ chê bai đất nước của chính mình. – Carlo Gordoni

38. Quá thường xuyên … Tôi nghe người ta khoe khoang về số dặm người ta đi, hơn là những gì người ta thấy. – Louis L’Amour

39. Hãy thôi lo lắng về những ổ gà trên đường và tận hưởng cuộc hành trình. – Fitzhugh Mullan

40. Chỉ đi với những ai tương đương với bạn hay tốt hơn bạn; nếu không tìm được, hãy đi một mình. – The Dhammapada

41. Thỉnh thoảng, người ta giật mình khi nhận ra rằng họ không bị buộc phải trải nghiệm thế giới theo cách họ vẫn được bảo. – Alan Keightley

42. Một nửa cái thú của việc đi là nghệ thuật đi lạc. – Ray Bradbury

43. Tôi muốn dành cả đời mình để đi đến những nơi xa lạ, nếu như tôi có thể mượn một đời khác ở đâu đó để sau đó sống ở nhà. – William Hazlitt

44. Tôi thích đi, nhưng tôi ghét phải đến. – Albert Einstein

45. Đừng nói với tôi bạn học hành thế nào, hãy nói với tôi bạn đi bao nhiêu. – Mohammed

46. Chúng ta bắt đầu tha thứ một vùng đất ngay khi chúng ta rời bỏ nó. – Charles Dickens

47. Khi ai đó nhận ra rằng cuộc đời của mình là vô giá trị, họ hoặc là tự tử, hoặc là xách ba lô lên và đi. – Edward Dehlberg

48. Tôi hoàn toàn thay đổi sau khi đã nhìn thấy ánh trăng chiếu soi ở nửa bên kia thế giới. – Mary Anne Radmacher Hershey

49. Chỉ khi nào đi một mình trong im lặng, không hành lý, ta mới có thể đi vào trái tim của sự hoang dã. – John Muir

50. Mỗi ngày là một cuộc hành trình, và cuộc hành trình bản thân nó chính là nhà. - Matsuo Basho

Theo Xách balo lên và đi.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC OXFORD.
Dưới đây là những lời khuyên về cách học tập hiệu quả nhất từ 1 sinh viên ngành PPE (Politics, Philosophy and Economics) của trường đại học Oxford - Jamie Mills.
1. Cách tập trung hiệu quả nhất?
- Đầu tiên, hãy xác định thứ làm bạn xao nhãng như điện thoại, máy tính,… và loại chúng ra khỏi tầm nhìn của bạn. Nhưng, đừng nên cấm bản thân sử dụng chúng hoàn toàn. Như vậy, bạn sẽ không cần dùng quá nhiều ý chí và sẽ dễ thực hiện hơn.
- Hãy học trong những “đoạn ngắn” và từ từ tăng thời gian lên. Bắt đầu bằng việc học 20 phút sau đó nghỉ ngơi 10 phút. Hãy làm tất cả những gì bạn muốn làm trong 10 phút nghỉ ngơi này – lướt Facebook, nghe nhạc… Nhưng đừng làm những thứ quá lôi cuốn và sẽ làm bạn mất ý chí học tập như xem 1 bộ phim hay 1 tập phim vì bạn sẽ muốn xem tiếp để biết kết cục.
Dần dần, bạn sẽ không cảm thấy xao nhãng bởi những thứ khác vì bạn biết bạn có thể làm chuyện đó trong thời gian nghỉ tiếp theo. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy đồng hồ báo hết giờ làm gián đoạn việc học của bạn và bạn muốn học tiếp. Bạn có thể từ từ tăng thời gian lên thành 30 phút, 40 phút,…
- Nếu bạn nhớ ra mình phải làm một việc gì đó khi đang học. Hãy viết việc đó xuống và làm nó trong thời gian nghỉ ngơi.
- Có một mục tiêu cuối cùng cho từng “đoạn thời gian” học, từng ngày học của bạn. Ví dụ như trong thời gian 20 phút này bạn sẽ đọc hết 1 chương của cuốn sách thật kỹ. Có đích đến sẽ giúp bạn tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
- Ăn đồ ngọt. Khoa học chứng minh rằng khi ăn đồ ngọt, bạn sẽ có thêm năng lượng và dễ tập trung hơn trong việc học. Nhưng để tốt cho sức khoẻ, bạn nên ăn trái cây thay vì một thanh sô-cô-la!
2. Cách sử dụng thời gian hợp lí?
- Để sử dụng thời gian hợp lí nhất, bạn nên xác định những gì bạn cần biết cho kỳ thi và khi nào bạn phải thi. Bạn chỉ nên tập trung vào học những gì cần thiết cho kỳ thi sắp tới thay vì đọc những sách thú vị về chủ đề này nhưng không quan trọng cho kỳ thi. Chỉ học những gì cần thiết!
3. Cách tiếp nhận thông tin tốt nhất?
- Mỗi người thường có một phương pháp học hiệu quả nhất đối với mình. Có người học tốt nhất thông qua việc nghe thông tin, có người thì hiệu quả nhất khi viết thông tin. Hãy xác định phương pháp học tốt nhất của bạn và vận dụng nó. Bạn có thể làm bài quiz này để xác định rõ hơn cách nào phù hợp với mình nhất.
- Không chỉ vậy, đừng chỉ áp dụng 1 loại phương pháp như chỉ đọc hay chỉ viết. Các phương pháp có thể bổ sung cho nhau và giúp bạn nhớ thông tin kỹ và lâu hơn. Ví dụ như bạn muốn học 1 từ vựng – hãy viết từ và định nghĩa của nó ra, sau đó đọc từ này lên và cuối cùng áp dụng từ này vào 1 câu. Bạn cũng nên cố vận dụng từ này cả ngày. Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều môn.
- Hãy ngủ đủ giấc! Bộ não của bạn cần thời gian để sắp xếp và xử lý thông tin bạn đã nạp vào trong ngày hôm đó. Nếu bạn không ngủ đủ, những gì bạn học có thể đã lãng phí!
4. Cách ứng dụng hiệu quả nhất?
- Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Để làm được những điều này và học tốt nhất có thể bạn phải làm việc này thường xuyên. Hãy làm cho phương pháp học này trở thành thói quen của bạn như đánh răng hay tắm rửa. Dành ra một thời gian xác định trong ngày để học và thực hiện điều độ, thường xuyên. Khi đã trở thành thói quen, bạn sẽ không cảm thấy khó nhọc khi phải vào bàn và học nữa.
- Khi bắt đầu, nên đặt một mục tiêu hợp lý. Đừng quá tham vọng vì bạn có thể không thực hiện được và bỏ cuộc.
[Nguồn: YBOX.VN]

No comments:

Post a Comment