Thursday, May 26, 2016

Đạo sư Thinley Nguyên Thành

http://chanhtuduy.com/

Vào lúc 10.16 ngày 01/05/2016 một ai đó lấy tên (hay pháp danh) là Hoàng Trí gửi đến một comment trong đó có giới thiệu đường dẫn đến địa chỉ trang web Đạo Phật Ngày Nay, do thượng tọa tiến sĩ Thích Nhật Từ quản trị. Toàn văn nội dung comment này là lời kêu gào thống thiết như bị ức chế, nhục nhã đã đè nén lâu quá rồi nên thốt ra như sau (trích nguyên văn):
Quý thầy ơi! Kinh Thủ Lăng Nghiêm xác thật là bộ chơn kinh.
http://www.maiyeuem.net/topic/159088/KINH-LANG-NGHIEM-TUYET-%C3%90OI-LA-BO-CHON-KINH
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là hoàn toàn của Phật thuyết.
http://phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=767400
Xin quý thầy đừng bao giờ phỉ báng Kinh Lăng Nghiêm. Nếu thầy nào còn có chút trí tuệ, xin hãy xóa bỏ (câu ở dưới trong ngoặc kép). Nếu không, thì chắc Phật giáo mạt pháp sớm nhất tại Việt Nam.
Thật không thể nào chấp nhận được câu này: “Qua đến Trung Quốc thì Trung Quốc sáng tác thêm bài kinh Thủ Lăng Nghiêm để mặc nhiên thừa nhận thần chú là lời Phật dạy. ”
Thật không thể nào chấp nhận được. Vì sao? Vì Kinh Thủ Lăng Nghiêm xác thật là bộ chơn kinh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm là hoàn toàn của Phật thuyết. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hoàng Trí là ai? Tăng sĩ, Cư sĩ, chùa nào, đạo tràng nào? Không khéo là ngoại đạo mưu đồ phá hoại đạo Phật bằng cách gây chia rẻ Tăng đoàn các tông phái chứ chẳng phải đơn giản đâu! Đọc xong, tôi không lạ gì kiểu này vì trước đây đã vài comments gửi đến thỉnh cầu tôi minh định chánh tà. Song, lần này tôi linh cảm rằng đây không phải là nỗi lòng người tu Phật. Thử bấm vào đường link trên, không hiểu sao chẳng thể hiện lên nội dung. Đọc giọng văn tôi ngửi “mùi” kẻ độc rồi nên cho qua khỏi địa phận tâm thức. Tôi không để ý cho đến sau này cách 18 ngày, tức là vào lúc này ngày 19.05.2016, tôi dán đường link ấy lên Goole mới tìm thấy nội dung chi tiết. Từ đây tôi phát hiện ra một sự khác biệt như sau:
1/ Nội dung nguyên gốc do tiến sĩ Thích Nhật Từ giải đáp khúc mắc tâm linh cho Phật tử diễn ra tại tịnh xá Trung tâm TP HCM với tiêu đề “TRỞ VỀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT ĐỂ PHỤNG SỰ NHÂN SINH
Thích Nhật Từ
Trả lời vấn đáp trong mùa An cư tại Tịnh xá Trung Tâm, ngày 27/5/2014
Phiên tả: Vũ Thị Tuyến. Biên tập phiên tả: Giác Tâm Hỷ”
Cần nhấn mạnh rằng câu văn trong ngữ cảnh chỉ viết là thần chú Thủ lăng nghiêm giả mạo bằng những câu sau: Mấy trăm năm sau khi Đức Phật qua đời, các tu sĩ Ấn Độ vay mượn thần chú của Bà-la-môn giáo, giới thiệu vào đạo Phật. Qua đến Trung Quốc thì Trung Quốc sáng tác thêm bài kinh Thủ Lăng Nghiêm để mặc nhiên thừa nhận thần chú là lời Phật dạy.
Chưa đối luận gì về cái gọi là “mượn vay thần chú của Bà là môn” mà thầy Thích Nhật Từ quy chụp không luận cứ, luận chứng mà tự ý lập ngôn; trước tiên tôi có đôi dòng cảm nhận khi đọc hai từ “Phiên tả và Phiên hữu”. Thực sự, tôi ngỡ ngàng bởi sự Hán hóa tiếng Việt trong khi thầy Thích Nhật Từ lại bài Trung về Phật học! Tôi khẳng định rằng hai danh từ này quá sai về phương diện ngữ nghĩa, gây cản trở sự tiếp cận nội dung diễn đạt. Tôi tra tự điển trên Goole không có từ loại này; và cũng hoàn toàn không có trong tự điển Việt Nam. Hai danh từ nêu trên không còn là nguyên chất tiếng Việt trong khi tác giả cổ súy nguyên chất và Việt hóa Phật giáo (!) Ở đây có thể cho thấy có kẻ “hay chữ vì giỏi bịa” tự mình đặt ra từ ngữ không giống ai trong khi tiếng Việt không thiếu từ thay thế!
Cũng vậy, đạo Phật không phải nguyên chất hay biến chất vì “Tứ diệu đế” là chân lý tối thượng. Những pháp tu khác nhau thuộc các tông phái khác nhau đều là nguyên chất nếu người tu thấy rõ đây là khổ, đây là nguyên nhân khổ, đây là cảnh giới thoát khổ, đây là phương thức diệt khổ. Như mọi nước biển đại dương là một vị mặn, pháp tu do Đức Phật truyền dạy nhiều mô thức tâm linh khác nhau nhưng chỉ chung một cứu cánh là giải thoát. Cũng vậy, tuy kinh điển đạo Phật tuy chữ Pali, Sankrit, Hán, Việt, Anh khác nhau nhưng chung một nội dung giáo huấn của thánh giáo, đó là:
  • Pháp vô ngã: mọi sự vật hiện tượng đều không độc lập, không thường hằng, không tự có
  • Tâm vô thường: những ý niệm của chủ thể khởi phát đều bất định, thay đổi theo tính duyên khởi
  • Thọ thị bất tịnh: đã cảm nhận bằng tri giác đều bị nhiễm ô dù lạc hay khổ
  • Niết bàn tịch tĩnh: do vậy tâm bậc thánh thuộc trạng thái tuyệt đối (Niết bàn) luôn bình lặng, không xao động, không móng lên niệm tưởng thế tục.
Đó mới là kinh Phật thuyết chính thống, chớ không phải truy tìm từ bản kinh bằng tiếng gì, cổ hay tân. Tiên lượng sau này sẽ có ngụy kinh như loại “Vu lan bồn”, Đức Phật dạy môn đồ cách thẩm định thế nào là kinh Phật chính thống bằng phương pháp sau đây:
1/ Nguyên tắc thẩm định: Kinh được gọi là chính thống khi phản ánh được những nguyên lý Phật gia được nêu ra trong đạo Phật:
Gồm có 3 yếu tính giác ngộ (yếu tố cốt lõi) XẢ LY, BỒ ĐỀ TÂM, TÁNH KHÔNG
2/ Tứ pháp ấn: (1) Pháp vô ngã (2) Thọ thị bất tịnh (3) Tâm vô thường (4) Niết bàn tịch tĩnh. Có thể hiểu (1) và (2) là quán chiếu Tánh không (3) quán chiếu Xả ly (4) quán chiếu Bồ đề tâm.
 3/ Tứ y cứ (Bốn căn cứ quy chuẩn biện chứng): (1) Y pháp bất y nhân, (2) Y nghĩa bất y ngữ (3) Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa (4) Y trí bất y thức. Sau đây là Thầy giải thích theo thánh giáo lượng:
  • Y pháp bất y nhân: nghe theo yếu nghĩa Phật pháp, không phải vì ai mà nghe theo (kinh Kalama chỉ rõ điều này)
  • Y nghĩa bất y ngữ: dựa vào yếu nghĩa mà hiểu kinh văn, không chấp nhặt từ ngữ bởi vì có nhiều trường hợp kinh văn bị thêm vào, cắt xén, chỉnh sửa lệch quỹ đạo Chánh pháp, gọi là ngụy kinh, ngụy thư.
  • Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa: theo yếu nghĩa giải thoát rốt ráo, mục đích tối thượng, cứu cánh Niết bàn, chớ đừng bám chấp và dừng lại ở ý nghĩa phàm tình là nhân của quả làm Người, Trời, Quỷ, Thần
  • Y trí bất y thức: Trí là tuệ tri giải thoát, Thức là phân biệt mang tính chất thế gian, gây nhân luân hồi. Do vậy, hiểu kinh văn chính thống phải hiểu theo Trí, đừng dùng tâm phàm phu mà ngợi ca hay phỉ báng
Theo những tiêu chí đạo pháp như trên mà các chúng ta thẩm định đâu là kinh chính thống, đâu là kinh ngụy tạo chớ không phải ở đó dán mác “Nguyên thủy”, “Đại thừa” hay “Mật thừa”; và đó là “nguyên chất” của tri kiến giải thoát do Phật chỉ bày.
Do vậy, không thể có một cụm từ gọi là “đạo Phật nguyên chất” do ai đó chưa đắc thánh quả cổ súy mà gọi là chính thống, là chính từ kim khẩu của Đức Phật lưu xuất khai thị. Do vậy, cũng không thể có một cụm từ gọi là “đạo Phật gốc”, vì “chiếc áo không làm nên thầy tu” cũng như hình thức không phải phản ánh đúng thực chất nội dung, nếu như không có tiêu chí thẩm định do Đức Phật định chế. Đạo Phật là con đường là hành trình Giác ngộ làm hiển bày tâm Phật, Diệu tâm, Chân như, Giác tánh..vốn là chân lý bất sinh, bất diệt thì lấy gì gọi là nguyên chất và gốc ngọn? Tựa như nước trong chậu vốn là nước sạch lẽ nào chậu đẹp, chậu xấu, chậu làm bằng men, bằng đá, bằng vàng khiến cho nó biến chất sao? Người ta chỉ biết khi nào nếm được vị nước mà gia chủ đã cho biết thế nào khi được tri giác tiếp cận. Cũng vậy, Đức Phật đã chỉ ra 4 chân lý tối thượng, 3 yếu tính giác ngộ, 4 y cứ và 4 pháp ấn thẩm định vị nước Giải thoát là gì (ý chỉ cho kinh Phật), thì người tu theo đó mà nhận thức được bản chất đạo Phật, gọi là nguyên chất theo từ dùng của Làng Mai; cũng không có gốc ngọn gì để mà đào bới!
Hoàng Trí phản ánh thông tin sai lệch vì ở đây thầy Thích Nhật Từ không phủ nhận kinh Thủ lăng nghiêm, chỉ cho rằng thần chú Thủ lăng nghiêm không phải của đạo Phật. Bởi vì trong phần giới thiệu phía dưới cho thấy thầy Thích Nhật Từ giảng luận về kinh Thủ lăng nghiêm phần 50 ấm ma và 52 cấp độ tâm linh của hàng Bồ tát. Nếu thầy Thích Nhật Từ cho rằng kinh này giả tạo thì giảng luận làm gì? Từ đây cho thấy Hoàng Trí đưa tin lệch một hướng về kinh Thủ lăng nghiêm giả trong khi nội dung thực đề cập “thần chú giả”. Hoàng Trí với thủ đoạn “lập lờ đánh lận con đen”, đã dùng kế “khích tướng”  để tọa sơn quan hổ đấu; là chiêu bài hiểm độc “gắp lửa bỏ tay người” hòng ngậm máu phun người. Bằng chứng cho thấy như sau:
1/ Bấm vào đường link do Hoàng Trí gửi không thể hiện ra nội dung, điều này khiến cho ai đó mất cảnh giác sẽ dựa vào lời than thở ai oán có vẻ vì đạo pháp mà ra tay “anh hùng rơm” ư?
2/ Hoàng Trí không viết lời thỉnh cầu hay đề nghị minh định chân ngụy, chỉ quăng comment đến. Nếu có gì khi bị phản hồi tôi sẽ không thể biện bạch rằng do từ một đường link và lời kêu gào thảm thiết chớ Hoàng Trí đâu chính thức viết rõ yêu cầu? Hơn nữa, Hoàng Trí là ai, nhỡ như bên kia lập trường đạo pháp sẽ chất vấn là do Admin tự tạo thông tin để mượn cớ “gây sự” thì sao? Biết Hoàng Trí nơi nào mà liên lạc nếu xảy ra tình huống xấu? Một kẻ gửi đơn thư nặc danh có giá trị pháp lý không? Cũng vậy, Hoàng Trí là kẻ đầu đường xó chợ nào đó, ai có thể vì đó mà gây mâu thuẫn, xung đột quan điểm tâm linh! Tôi không được khôn ngoan, nhưng tôi không dại! Tuy không muốn hại người khác nhưng không thể để kẻ khác hại mình!
3/ Bao nhiêu comments đã phản hồi comment Hoàng Trí, sao đến giờ qua 18 ngày không thấy lên tiếng? Âm mưu bại lộ rồi nên đánh bài chuồn? Như vậy, chứng tỏ rằng Hoàng Trí không phải vì tâm đạo mà là vì ma đạo mà dụng công, lao tâm, tổn trí nhưng tiếc thay không đạt được ý đồ mà tự mình mang nhục. May mà dùng tên Hoàng Trí, chứ có tên thật, chùa thật, đạo tràng thật, trụ xứ thật, Hoàng Trí trốn đâu cho khỏi ?
4/ Tôi không loại trừ mưu đồ nham hiểm của kẻ muốn giăng bẩy để Mật gia Song Nguyễn sụp hố thị phi “háo thắng” chăng? Ngọn cờ chánh kiến có nhiều kẻ ngụy tu không muốn nó bay phất phới trên bầu trời giải thoát. Kẻ bị tổ trác vì hành vi tà vạy, thủ đoạn không chân chánh, lẽ nào không vò đầu bức tai mà ngày đêm suy nghĩ nát óc để tìm kế hãm hại Mật gia chăng? Khó lắm! Tựa như kẻ phun nước bọt lên trời, bầu trời không bẩn, mặt mình lại bị dơ! Ai đối kháng Mật gia Song Nguyễn về luận kiến? Kẻ ấy không bao giờ từ bỏ thủ đoạn hèn hạ dù để tên một người tu thống thiết vì đạo pháp chân chánh mà hành vi hoàn toàn mang quỷ tính, hiểm độc khôn lường. Ai đóng được vở kịch này? Tự họ biết lấy! Song, trước độc giả chanhtuduy.com họ lộ ra là một tên hề lố bịch trên sân khấu ly gián!
5/ Đổi tên Hoàng Trí bằng tên Độc Trí hay Loạn Trí thì đúng hơn!
6/ Trích lời khuyến cáo của đại sĩ Liên Hoa Sanh: “Bậc trí hiện thân với nhiều hình tướng bất định. Bọn hạ trí lừa dối đội lốt tu hành là đạo đức giả. Các ông đừng nhầm cặn là vàng”.
Cầu nguyện cho khổ đau của tất cả chúng sanh được lắng dịu!
Mùa Phật đản 2560
Làng Phước Thành ngày 19/05/2016
Thinley- Nguyên Thành

No comments:

Post a Comment