Tuesday, May 17, 2016

HongAn

Khẩu Khai Thần Khí Tán
Thiệt đông thị phi sanh
Thích Giác Thiện.

Tâm Hạnh Viên Dung 
Phước Tự Nhiên Thành

Học Vi Nhơn Sư
Hành Vi Thế Phạm

14Feb64
ScHàThịMỹ

^^^
shared 

" TU CÁI MIỆNG "
Phật dạy:
Trong mười cái nghiệp của con người thì cái miệng đã chiếm bốn, tức gần một nửa...
1- Chuyện không nói có, chuyện có nói không.
2- Nói lời hung ác.
3- Nói lưỡi đôi chiều
4- Nói lời thêu dệt.

Nhưng trong cuộc sống thường ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều cái nghiệp nữa như:
5- Ăn uống cầu kỳ.
6- Phê bình - Khen chê.
7- Rêu rao lỗi của mỗi người, làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau.

Do vậy, trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng người mà chúng ta nên tránh:
1- Hay nói lỗi người khác.
2- Hay nói chuyện mê tín, tà kiến.
3- Miệng tốt - Bụng xấu ( Khẩu Phật - Tâm xà ).
4- Làm ít kể nhiều.

Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá một người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, lời nói ác..thì trong phút chốc cũng có thể tiêu tan.

Người xưa cũng có dạy:
"Khẩu khai thần khí tán - Thiệt động thị phi sanh ".
Tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau, khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.

Suốt một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao nhiêu tội lỗi. Cho nên Tây phương cũng có dạy: " Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" là vậy. Cái miệng này rất tai hại, làm ơn hay bị mắc oán cũng do cái miệng này hay kể công. Ăn uống thì cầu kỳ, muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khoái khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân.
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi. Dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hoà, thông hiểu lẫn nhau.
Tạo hoá sinh ra con người có hai lỗ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói mới đúng với tự nhiên. Được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi. Hãy nhân vốn phước báu này mà gieo trồng thêm phước đức ta nữa, thì mới là người khôn. Bởi vậy phải lo tu cái miệng là cần thiết nhât và xem như tu hơn nửa đời người rồi.
Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường đối đãi với nhau, cái miệng phải luôn mỉm cười, nhận xin lỗi hay trọng lời cảm ơn. Phải tương kính, dùng ái ngữ, không tiếc lời khen, tán dương ca tụng truyền rao những người tốt, việc tốt, những điều hay lẽ phải để nhân điển hình tốt đẹp ra thêm làm tô thắm cho đời.
Phải rất dè dặt tiếng chê, không nói dối, phải ăn nói chân thật, không dối gạt ta sẽ nhận được nhiều uy thế, tiếng tăm. Không nói lời thêu dệt mà nói lời trung thực sẽ có nhiều người kính mến. Không nói lời đâm thọc, mà nói lời hoà hợp sẽ được mọi người ủng hộ. Không nói lời thô ác, mà hãy toàn nói những lời hoà nhã, thương yêu sẽ có cuộc sống cao sang.
Thật ra, cái lưỡi không xương nhiều đường lắc léo, miệng lưỡi thế gian chứ không ai nói miệng lưỡi thế ngay. Cho nên miệng lữoi thế gian điều hại sẽ nhiều hơn điều lợi rồi.
Bởi vậy, " tu cho cái miệng "rất hay, rất bổ ích. Cho nên, chúng ta cần thực hiện theo để gặt hái được nhiều phước đức, lúc đó cuộc đời, gia đình và xã hội trong hiện tại được thanh bình, an đẹp và tương lai sanh vào nơi an lạc, thật hạnh phúc nào bằng.
/ source hochanhbotat /

No comments:

Post a Comment