Tuesday, May 31, 2016

BẾP THỰC DUỠNG

chua benh thumb

shared http://www.bepthucduong.com/download-bi-kip/lam-sao-de-het-benh/
http://www.bepthucduong.com/mon-an-chay-thuc-duong/cam-nang-nau-cac-loai-dau-2/

Gần đây bạn đọc hỏi chữa bệnh dồn dập, nói thật chúng tui không có đủ năng lượng để giải thích chi tiết cho mỗi người kiểu những câu hỏi như:

– Tôi bị đau cái chỗ này, ăn gì cho hết?

– Tôi muốn dùng thực dưỡng để chữa bệnh mãn tính dai dẳng, phải bắt đầu từ đâu?
– Tôi còn phải vướng bận cuộc sống, có cách nào để vừa thế này, vừa thế kia..?

Bài viết này có nội dung rất thực dụng và trực tiếp.
Mỗi người tư vấn sẽ có 1 chiến thuật khác nhau, ít hoặc nhiều. Riêng Bếp Thực Dưỡng có vài lời nhắn nhủ chung như này:
Vì sao các bạn (và chúng tui) bệnh? Nguyên nhân lớn nhất là vì ngạo mạn và lười biếng. Thế nên muốn hết thì phải fix được 2 vấn đề này trước tiên. Nếu không thì ra bệnh viện luôn cho khỏi mất thời gian. Bạn phải hiểu là những gì bạn ăn và làm trong quá khứ đã không ổn, cái “vùng an toàn” của bạn đã bị lỗi, thế nên mới bệnh. Vậy thì còn ngần ngại gì mà không dẹp hết luôn đi.
“Qua nhiều năm ăn uống và sống sai lầm, chúng ta trở nên lạc lõng với thế giới tự nhiên và nhìn nhận chúng ta là vô tội trước bệnh tật, khó khăn và các vấn đề của mình. Thay vì nhận trách nhiệm và thay đổi bản thân, chúng ta trách người khác, xã hội, thiên nhiên, Trời Đất, vũ trụ. Chúng ta mất dần khả năng lắng nghe người khác và lắng nghe trực giác của mình. Sự ngạo mạn là chặng cuối và cũng là chặng đầu của bệnh tật. Nó là nguyên nhân gốc rễ của mọi bệnh tật và khổ đau trên hành tinh này: thiếu hiểu biết về nguồn gốc và số mệnh của chúng ta sinh ra trong vũ trụ.” – Michio Kushi
Bác sĩ muốn chữa bệnh phải mất 7++ năm, nay mình tự chữa cho mình thì cũng phải ráng dành ra 7 ngày để hiểu lại về cơ thể mình. Hiểu về những gì cần và không cần bỏ vào miệng. Thế là đã quá tốc hành. Bạn muốn kết quả nhanh, thì phải nghiêm túc, đó là hiển nhiên. Mà nếu nó không đến nhanh, thì cũng chẳng sao, trước sau gì cũng tới. Đôi khi đi tàu hỏa lại an toàn hơn máy bay (dạo này rơi nhiều).
Đối với những bệnh “lỗi hệ thống”, tức thoái hóa, như ung thư thì xác định là trọn đời bên em rồi thì yếu tố thời gian chỉ là phù du thôi. Nhưng khác với Tây Y/ Đông Y bạn còn phải đeo cái án tử trên cổ, chữa bằng Thực Dưỡng/Dinh Dưỡng thì cứ hát ca bềnh bồng với 4 mùa thôi, chả phải xoắn. Điều quan trọng nhất là không được chân trong, chân ngoài nữa, vì cái phao cuối cùng đã bung rồi..
Một khi đã muốn bạn sẽ tìm mọi cách để làm được, nếu không, thế nào cũng có lý do. Nếu không có vấn đề gì quá nghiêm trọng về sức khỏe, tất cả những món ăn mà Bếp Thực Dưỡng giới thiệu đều ăn được, không phải lo thiếu chất, nhàm chán.
Nếu có vấn đề nghiêm trọng, thì phải chọn lọc lại, tập trung vào những thực phẩm cổ truyền tạo kiềm và Dương tính để lập lại cân bằng cho cơ thể (hầu hết các trường hợp)
Chữa bệnh nghiêm túc không cực đoan thường sẽ có các bước sau:
– Nhịn ăn 1 ngày không ăn và uống, lấy đà
– Ngày hôm sau uống nước cháo gạo lứt, nấu váng cháo gạo lứt ăn
– Nếu thích vài bữa lại nhịn.
– Các ngày hôm sau nữa nhai kĩ cơm gạo lứt nấu áp suất với các gia vị cổ truyền như nước tương tamari, tekka, natto, miso, muối mè (tùy trường hợp). Giai đoạn này có thể kéo dài, kết hợp các loại trà và trợ phương (áp nước gừng, sắn dây, ngâm mông…) cho nó bận rộn chơi.
Tùy hiện trạng cơ thể mà thêm vào các ngũ cốc khác như kê, kiều mạch, bobo, đậu đỏ, các loại củ ngưu bàng, cà rốt, củ sen, bí đỏ..Nếu cơ thể quá đuối & có điều kiện thì dùng thêm thuốc do bác Hưng bác Tài giới thiệu (phụ), món này phù hợp cho ai hay yếu lòng.
Vô số người đã áp dụng như trên và thành công tốt đẹp. Dĩ nhiên trong lúc thực hành sẽ có những khó chịu, không vừa miệng ban đầu chứ không êm đẹp như uống thuốc bác sĩ, nhưng chẳng ai chết vì quay về với lối ăn uống tự nhiên cả. Nhưng quay lưng thì chỉ từ chết tới bị thương thui.
Trước và trong thời gian dưỡng thương này phải dẹp hết vướng bận cơm áo gạo tiền, gái gú trai trú đi mà tìm hiểu thêm kiến thức trên Bepthucduong.com (fastfood), đọc các sách Thực Dưỡng (ăn chính) mà ưu tiên tác giả, dịch giả Anh Minh Ngô Thành Nhân, Diệu Hạnh trước.Các sách này có thể order tại đây hoặc download kho sách bự về nghiên cứu
Những chủ đề này cần ưu tiên, đọc mà còn lười thì trẻ con nó cười:
Ăn uống chỉ là 1 trong 3 cái chân sức khỏe thôi. Còn phải luyện tập thể chất và tâm trí bình an nữa mới đủ nhé.
Chúng tôi nhìn nhận mỗi lần bệnh là một cơ hội để nâng cấp chính mình, học thêm một bài học. Trong thử thách luôn có cơ hội, chắc chắn là như vậy. Nên hãy xem đây là một cuộc vui, thử những gì mình chưa làm, uống thuốc mãi rồi cũng chán phải không 😉
Chúng tui hiểu, trải nghiệm thực phẩm mới bạn dễ bị ngợp, nên đã làm ra cái COOKING TOUR này để mọi người dễ dàng hòa nhịp hơn
Sau này có ai hỏi bệnh thì chúng tui cũng sẽ xòe cái post này ra đọc trước rồi mới nói tiếp, cho phẻ ta phẻ người.
Theo kinh nghiệm, khi nào bạn nói ra được câu này là biết bạn đã ngon lành đó “Nhai cơm lứt không đã thấy ngon lên đỉnh roài!”
>>>
Nhiều người thường ám thị ăn gạo lứt với bệnh tật. Có những bí ẩn thêu dệt xung quanh hạt gạo: phải nhai đủ 100 lần không mở miệng, phải nấu nồi đất, phải ngâm gạo 24 tiếng…Người bình thường không biết nghe đến đó là viện cớ  “làm biếng ” và từ chối 1 món nền tảng của sức khỏe người Á Đông. Nếu có thể làm cá, giết gà, xay thịt…tại sao lại không thể nấu gạo lứt, vốn dễ hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ giúp làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến nấu cơm gạo lứt. Có cần thiết phải phức tạp hóa vấn đề?
Gạo lứt có nhiều loại: màu nâu, đỏ, hoặc đen; hạt dài hoặc hạt tròn. Loại nào ăn cũng tốt nhưng nên mua loại gạo trồng 6 tháng, trồng hữu cơ, gạo đỏ có chất chống oxy hóa nhiều nhất.

Trước khi nấu nên ngâm gạo trước qua đêm hoặc 8 tiếng (vì sao thế?), gạo sẽ mau chín, dễ tiêu và loại bỏ bớt độc tố bên ngoài lớp vỏ. Sau khi ngâm, thay nước mới để nấu. Tùy mỗi loại gạo sẽ gia giảm lượng nước khác nhau đôi chút. Nếu gạo tin cậy mà bạn không có thời gian thì không ngâm cũng được, cho đời thanh thản 😀
Như loại gạo nâu (trắng ngà) tỉ lệ 1 gạo–1.5 nước. Trước khi nấu nên cho vào ¼ muỗng cà phê muối biển, hoặc 1 miếng rong biển phổ tai, hoặc 1 trái mơ muối, cũng có thể cho hết những thứ trên nếu muốn. Cơm chín sẽ ngon và giàu năng lượng hơn, giúp giảm tính acid của gạo.
Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho vào đậu đỏ, đậu gà, đậu lentil, đậu xanh…Riêng đậu đỏ nên ngâm trước và đun sôi bỏ nước đầu (kinh nghiệm ông bà nhà mình, có thể bỏ qua)
Tốt nhất ở thành phố là nên nấu bằng nồi áp suất inox, gạo chín từ trong ra, giữ được nhiều dưỡng chất hơn và tiết kiệm năng lượng. Nếu không có nồi áp suất, nồi cơm điện bình thường cũng có thể nấu được. Nên chọn loại nồi có lõi dày, có chip điện tử, có chế độ hẹn giờ nấu qua đêm, nấu mất khoảng 1h. Nếu không gian và thời gian cho phép, bạn dùng nồi đất không tráng men nấu cơm với bếp than/củi/rơm sẽ có món cơm siêu đỉnh, năng lượng tràn đầy. Hãy nấu thử 1 lần, nếu nhão hay khô thì lần sau điều chỉnh lại. Cơm gạo lứt nhai kĩ, càng ăn càng ngọt thơm. Ăn gạo lứt mà nhai dối thì khó tiêu ráng chịu đừng đổ thừa tại gạo 😀

Các nồi cơm có chip điện tử nấu vừa tiện vừa bao ngon: ZojirushiToshiba
Nếu khó ăn (khó tính), bạn có thể trộn từ từ gạo lứt và gạo trắng, sau đó tăng dần lượng gạo lứt cho đến khi thay thế được gạo trắng hoàn toàn.
Nếu vẫn thấy khó ăn, bạn trộn cơm với cám gạo và nấu như gạo bình thường.
Nếu vẫn còn khó ăn nữa, thì bác sĩ bó tay và hoan nghênh đến phòng khám…
Xem các địa chỉ mua gạo ở đâyCH Công Định (Nguyễn Thiện Thuật, Q3) vàXanhshop.com là nơi mình hay mua gạo lứt sạch, gia đình 4 người ăn hết khoảng 500k-600k tiền gạo hàng tháng, ngon bổ rẻ! Mua chỗ khác bị nhiễm arsen hên xui nhé.

No comments:

Post a Comment