Thursday, May 26, 2016

TU TIÊN

JUL 23, 2013
shared 
http://chanhtuduy.com/thu-gui-cac-tro-so-23-doi-dieu-ve-tien-su-phan-2/

THƯ SỐ 24: đặc điểm của tu tiên và thần thông của tiên như thế nào?

THƯ SỐ 24: đặc điểm của tu tiên và thần thông của tiên như thế nào?
TIÊN SỰ (3 bài)

THƯ GỬI CÁC TRÒ SỐ 24:  đôi điều về Tiên sự (tiếp theo)
Minh Nhân thân mến!
Trong thư trước Thầy đã trả lời phần đầu khúc mắc của trò, còn thư này Thầy sẽ luận giải tiếp phần còn lại để trò hiểu được “vị tiên bay bằng thân nào, tiên và trời khác nhau không?”. Tuy vậy, như mọi lần Thầy đều liên hệ đến giáo pháp Phật đà để các trò có cơ sở tham chiếu. Trước khi phân biệt thế nào là Tiên, Trời, nương theo oai thần của Đạo sư, Bổn tôn, Dakini, Thầy bổ sung thêm một vài chi tiết.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TIÊN
Không chỉ con người tu thành tiên mà các loài khác cũng có thể. Loài quỷ tu tiên đắc đạo gọi là Quỷ tiên. Loài thú cũng có thể tu thành tiên nhưng trường hợp này  rất hiếm. Trong truyện “Phong thần bảng” chúng ta thấy đa số vị tiên ở Triệt giáo có nguồn gốc từ loài thú. Trong truyện “Tây du ký” người đọc cũng biết cuộc so tài nảy lửa giữa thầy trò Đường Tăng với 3 vị Quốc sư của nước nọ, vốn là 3 con thú tu thành tiên, tự xưng là Lộc Lực đại tiên, Hổ lực đại tiên… Ngoài ra còn bàng bạc chuyện quỷ tiên trong “Liêu trai chí dị”, hoặc các truyện Tàu. Tuy là thần thoại nhưng thực tế trên căn bản lý thuyết, đều có thật những con quỷ, con vật tu thành tiên.
Ngoài ra còn bàng bạc chuyện quỷ tiên trong “Liêu trai chí dị”, hoặc các truyện Tàu.
Tùy theo không gian mà chia thành 2 loại tiên: những vị tiên nào còn hiện hữu trên cõi Ta ba dương thế gọi là Địa tiên. Những vị tiên nào ở trên cõi trời Dục giới gọi là Thiên tiên. Những vị Tiên nhân sau khi mạng chung sẽ thác sanh vào cõi trời, thường là trời Tứ đại thiên vương, Đao lợi. Họ thường được các vị trời vấn đạo, cầu pháp. Thuở xưa, Thiên Đế cầu đạo ở một vị Thiên tiên nên gây hiểu lầm cho Thiên hậu, vốn là công chúa của A tu la vương. Đây là nguyên nhân gây ra cuộc chiến long trời lở đất giữa phe A tu la và Trời. Phe bên Trời suýt bại trận, nên cầu cứu Đức Phật mới bảo toàn được thiên giới.
Phe bên Trời suýt bại trận, nên cầu cứu Đức Phật mới bảo toàn được thiên giới.
Nếu như những vị Địa tiên tiêu diêu ở dương gian, ẩn mình đó đây trong đảo vắng, thâm sơn cùng cốc, tự tại tháng ngày, thì những vị Thiên tiên tịnh cư ở rừng Linh Nguyên trên trời, biệt lập với các nước trời nhưng thuộc cõi trời. Trái với các vi trời hoan lạc ái dục, các vị thiên tiên, địa tiên tuyệt dục, chỉ hoan hỷ với lẽ Vô vi của Đạo.
Trái với các vi trời hoan lạc ái dục, các vị thiên tiên, địa tiên tuyệt dục, chỉ hoan hỷ với lẽ Vô vi của Đạo.
Những vị trời cõi Dục giới do ở nhân gian hành thiện bố thí mà sanh thiên, còn những vị tiên do tu luyện mà thành đạo. Họ tu như thế nào? Sau đây là 10 pháp tu của họ mà Đức Phật chỉ rõ trong kinh “Thủ lăng nghiêm::
“A Nan, các chúng sinh kia, kiên cố dùng đồ bổ mà không dừng nghỉ, khi đạo ăn được thành tựu, thì gọi là Địa hành tiên.
Kiên cố dùng cỏ cây mà không dừng nghỉ, khi đạo thuốc được thành tựu, thì gọi là Phi hành tiên.
Kiên cố dùng kim thạch mà không dừng nghỉ, khi đạo hóa chất được thành tựu, thì gọi là Du hành tiên.
Kiên cố làm những động tác mà không dừng nghỉ, khi khí tinh được thành tựu, thì gọi là Không hành tiên.
Kiên cố luyện nước bọt mà không dừng nghỉ, khi nhuận đức được thành tựu, thì gọi là Thiên hành tiên.
Kiên cố hấp thụ tinh hoa mà không dừng nghỉ, khi hấp thụ được thành tựu, thì gọi là Thông hành tiên.
Kiên cố làm thuật phù chú mà không dừng nghỉ, khi thuật pháp được thành tựu, thì gọi là Đạo hành tiên.
Kiên cố chuyên chú tâm niệm mà không dừng nghỉ, khi chuyên niệm được thành tựu, thì gọi là Chiếu hành tiên.
Kiên cố về thủy hỏa giao cấu mà không dừng nghỉ, khi cảm ứng được thành tựu, thì gọi là Tinh hành tiên.
Kiên cố tập luyện biến hóa mà không dừng nghỉ, khi giác ngộ được thành tựu, thì gọi là Tuyệt hành tiên”.
Qua phân loại của Đức Phật về pháp tu, chúng ta suy ra rằng loài quỷ chỉ có thể “hấp thụ tinh hoa không ngừng nghỉ”, “chuyên chú tâm niệm không ngừng nghỉ”, “luyện tập biến hóa không ngừng nghỉ”, bời vì họ chỉ có thân vi tế. Riêng loài thú tuy có thân vật lý những chỉ có thể “dùng cỏ cây không ngừng nghỉ”, “làm những động tác không ngừng nghỉ” mà thành đạo. Song, loài thú thường phải có một Tiên nhân dạy bảo mới có thể làm được, tựa như loài thú làm xiếc phải có huấn luyện viên.
Loài thú thường phải có một Tiên nhân dạy bảo mới có thể làm được, tựa như loài thú làm xiếc phải có huấn luyện viên
Nói đến Chân tiên đương nhiên phải đề cập đến Ác tiên, Tà tiên. Những vị Địa tiên (quỷ tiên hoặc tiên nhân) vì chưa diệt được bản ngã, nên đôi khi bị tác động của danh lợi, quyền thế, cám dỗ ngũ dục, nên trợ giúp con người gây chuyện bất thiện, khiến cho đồng đạo đấu tranh lẫn nhau. Họ trở thành Tà tiên từ đó! Đặc điểm của hạng tiên này là ưa thi triển thần thông, thích xu nịnh, ham chức tước. Tất cả những diễn trạng đó gộp thành một bức tranh bất tịnh được phản ánh rõ nét nhất qua truyên “Phong thần bảng”, “Tây du ký”. Trong hiện thực xã hội cũng nhiều trường hợp như vậy được ghi lại  lịch sử qua các triều đại bên Tàu, từ Thương, Hạ, Châu, Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.. Những vị tà tiên, sau khi mạng chung sẽ thác sanh lên cõi trời Tha hóa tự tai thiên, thành Ma trời.
Chu Văn Vương gặp gỡ Khương Tử Nha bên sông vị
Những vị địa tiên đương khi tu đạo luôn tuân thủ chế độ kiêng ăn ngặt nghiêm mật, có thể gọi là khổ hạnh. Đến khi đắc đạo rồi, họ có thể tùy nghi hoạt dụng bất kỳ món nào, thức gì. Họ nghĩ đến thức ăn, thức uống gì đều thoải mái thọ dụng, gọi là “niệm thực”. Trong quyển sách “Hành trình tìm về Phương Đông”, tác giả mô tả cuộc hạnh ngộ với các vị chân tiên, được họ khoản đãi những thức ăn, đồ uống trên Hy mã lạp sơn, nơi khó tiếp cận với lương thực, thực phẩm. Đó là cách thi thố thần thông của các vị tiên nhân. Còn những vị thiên tiên càng tự tại hơn đối với thọ dụng. Họ dùng thiền duyệt thực, tức là thức ăn thiền định. Ở cõi trời, ăn uống không là một vấn đề quan yếu như ở dương gian.
Về đi lại đó đây, người ta đặt cho các vị tiên mỹ từ “ngao du sơn thủy”, “tiêu dao tự tại”. Thực tế, các vị địa tiên loài người dùng “thần túc thông” khi du hành, có nghĩa là các vị ấy nhập định (từ định Sơ thiền, cao nhất là Tứ thiền), khi ấy họ sẽ một thể trí thay thế cho thân phàm tục, rồi bay trên không, thoát khỏi ảnh hưởng của lực vạn vật hấp dẫn Trái đất. Tùy theo định lực mà mỗi vị tiên bay nhanh, chậm khác nhau. Khi họ bay, người thường không thể thấy bằng mắt phàm.
Cũng cần phân tích cho các trò hiểu rằng thần thông của vị trời khác với thần thông của vị địa tiên và thiên tiên. Thần thông do tu tiên mà đạt gọi là “tiên thông”, thần thông do làm vị trời mà có, gọi là “nghiệp thông”. Các vị địa tiên dùng định lực mà biến hóa, cho nên các vị này đều đắc định từ định Sơ thiền đến Tứ thiền.
Nên hiểu đắc định Sơ thiền đến định Tứ thiền khác với đắc quả Sơ thiền đến Tứ thiền. Một người tu, nếu muốn đắc quả Sơ thiền, ngoài định Sơ thiền (thiền chỉ) mà còn phải quán 11 đề mục mới đạt quả Sơ thiền. Cho nên, đắc định Sơ thiền sẽ thành tiên, sau mạng chung sanh vào cõi trời Dục giới, đắc quả Sơ thiền sẽ thành tiên nhân cõi dương trần, sau mạng chung sẽ thác sanh vào cõi trời Sắc giới. Tựu trung, cùng là pháp tu tiên nhưng ai tập trung thiền quán nhiều sẽ đạt thiền quả cao hơn những ai tu thiền chỉ. Người đạt định đương nhiên có định lực cao cường, nhưng chưa hẳn có được phẩm hạnh toàn hảo. Song, người đạt thiền quả, chắc chắn sẽ có được phẩm hạnh tốt. Bằng chứng là Đề bà đạt đa đắc định Tứ thiền, nhưng làm chuyện càn quấy. Khi tu đạt quả Tứ thiền đương nhiên trong họ tràn ngập tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), chỉ đợi một ngã rẽ nữa là đạt Thánh quả đạo Phật với điều kiện phải quy y Phật pháp. Những vị đạo sĩ chuyên chú thuật đạt định cao nhưng lại sa đà về ngũ dục (tài sắc danh thực thùy). Vì sao vậy? Định của họ là “tà định” nên không phát sinh Huệ, cho nên Phật dạy cần phải có “Chánh định”, là một trong 8 nhánh tu Giải thoát của Bát chánh đạo. Do vậy, đạo Phật chú trong thiền quán hơn thiền chỉ trên phương diện đạt cứu cánh giải thoát.
Phật dạy cần phải có “Chánh định”, là một trong 8 nhánh tu Giải thoát của Bát chánh đạo
TU TIÊN, TU PHẬT: VÀI ĐIỂM THAM CHIẾU
Phải công nhận rằng tu tiên quá khó. Đức Phật dùng từ để nêu bật đặc điểm này là “không dừng nghỉ”. Tức là không được bỏ qua một ngày, thậm chí một giờ thực hành. Sau đó, chúng ta thấy thêm động từ “kiên cố”, có nghĩa là không thay đổi, thậm chí lay động niềm tin dù chuyện gì xảy ra. Do vậy, “kiên cố không dừng nghỉ” thực sự quá sức với người tu, nhất là họ chỉ duy nhất dùng một pháp: hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm, hoặc niệm, hoặc biến… Thật là đơn điệu! Song, để làm được như vậy không phải dễ, người tu phải gác hết mọi sự, có chỗ thực hành là nơi yên tĩnh, phải có nguồn nguyên liệu để “kiên cố không dừng nghỉ”. Chẳng hạn như dùng thuốc kiên cố không dừng nghỉ thì phải đến núi rừng có cây thuốc, chọn được loại thuốc đúng loại theo hướng dẫn của thầy, sao đó phải ở ngay tại đó mới có điều kiện dùng thuốc không dừng nghỉ; tránh hết mọi quan hệ thế gian (thân bằng, quyến thuộc, gia đình) để chuyên tâm thực hành. Cho nên, trong hàng triệu người tu tiên, chỉ vài người thành đạo.
Có lẽ do đây mà  Ông Cố Hoan đời Nam Tề viết trong sách “Di Hạ luận” rằng: “Phật giáo văn vẻ mà rộng, Đạo giáo chân chất mà tinh lọc” là để chỉ ra sự khác biệt giữa Đạo giáo và Phật giáo”. Thật là sai lầm khi nhận định chủ quan như thế! “Thế nào là văn vẻ mà rộng”, nếu nói vậy lẽ nào tác giả cho Đạo giáo thô thiển quê mùa? Trong khi đó, Đạo đức kinh của Lão Tử viết bằng thi kệ với giọng văn bóng bảy mà sâu sắc, thâm thúy. Nếu nói Đạo giáo chân chất mà tinh lọc, lẽ nào ám chỉ Đạo Phật hào nhoáng giả dối ư? Nếu nói tinh lọc Đạo gia thì họ tự hào rằng trong tu tập người tu chỉ dùng 1 trong 10 pháp tu, còn căn bản hành trì chỉ tập trung một việc. Nếu vậy thì Đạo Phật tinh túy hơn gấp 100 lần bởi vì chỉ cần một đời người một câu thần chú là đủ. Chẳng hạn như thần chú Ma ni “Om mani padme hum”, là biểu trưng cho áo nghĩa diệu thâm của 12 tạng kinh điển Phật môn, đọc một lần thần chú Mani là đồng thời thực hành “Sáu Ba la mật gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ”. Ngoài ra, thần chú Mani là phương tiện giải thoát giúp ta được Quán Thế Âm và Thánh chúng tiếp rước về Tây phương Cực lạc khi  lâm chung.
Thần chú Mani là phương tiện giải thoát giúp ta được Quán Thế Âm và Thánh chúng tiếp rước về Tây phương Cực lạc khi lâm chung.
             Thầy đã tra tự điển Bách Khoa toàn thư, không tìm ra gốc tích vị này, không biết tác giả bài viết này lấy từ đâu ra. Cho dầu có tác giả này thì ông ta cũng phạm sai lầm vì không nêu ra dẫn chứng, luận cứ để chứng minh, hơn nữa trên bình diện giáo điển Phât gia, ông Cố Hoàn sẽ  không đứng vững trên luận đề này vì “Chưa đắc thánh quả đừng vội tin vào tâm ý của mình” (trích kinh Pháp cú). Người Tàu nhất là những nhà nho, văn sĩ, nhân sĩ thường đề cao những triết gia Trung Quốc, xem thường những triết thuyết của dân tộc khác. Cho nên những câu chữ, sặc mùi chủ quan ấy là bình thường đối với những loại sách văn chương, triết học của họ. Các trò phải cẩn thận với những luận thuyết ấy, để đừng nhầm lẫn luận điểm nào người Tàu nêu đều đúng, không phải triết gia nào của Trung Quốc đều quảng bác. Các trò nên nhớ, đánh giá ưu nhược của một tôn giáo không phải nhà văn, nhà đạo học, nhà triết học mà phải là một học giả vừa là hành giả đạo Phật, hoặc đạo Lão. Họ mới có đủ tư cách phát ngôn, còn ngoài ra các trò nên cẩn trọng với vỏ bọc học giả Phật học, tiến sĩ Phật học, nhà Đạo học.. mà luận đề họ đưa ra trái với Nhân minh học Phật giáo.
Cũng như vừa rồi, có một tiến sĩ Phật học nào đó cho rằng đến khi Đại thừa Phật giáo phát triển, Đức Phật chỉ ra một cõi nữa là cõi Tiên, trở thành 7 đạo luân hồi?! Điều này không đúng vì tu tiên sau khi mạng chung thác sanh vào cõi trời, là 1 trong 6 nẻo luân hồi, chứ đâu phải là cõi riêng? Chưa có dòng chữ nào trong kinh Phật ghi rằng sau khi chết thác sanh vào cõi Tiên. Nếu cho đó là cõi riêng thì phải tính luôn “cõi Di lặc” vì Bồ tát này tiếp nhận những ai có nguyện ước trở về Đâu suất thiên. Nhưng Đâu suất thiên là cõi trời thì sao có thể tính riêng lẻ? Cũng thế, trước đây ở Sài Gòn có cư xá Đô Thành dành riêng cho sĩ quan ngụy quyền cư trú, chẳng lẽ gọi là tỉnh Đô Thành, khuôn biệt với Sài Gòn? Do đó, Thầy dạy các trò khi nhận định về nội dung và ý nghĩa cao diệu của kinh văn đạo Phật phải dùng lăng kính “Tứ pháp ấn” và “Ngũ lượng phương tiện biện giải”  mà chiếu soi, chứ không thể bàn luận vô căn cứ.
Tự lực hành pháp tha lực hộ trì
Trở lại vấn đề Thầy dựa trên luận cứ Phật môn mà khẳng định tu Tiên khó thành, tu Phật càng khó thành bởi Đức Phật cho biết phải trải qua 3 A tăng kỳ kiếp. Tuy nhiên, may mắn cho chúng ta Đức Phật từ bi, chỉ ra 84.000 pháp môn thích hợp cho từng căn cơ. Đặc biệt, Ngài cho chúng ta biết có  đại nguyện của Đức Phật A Mi Đà hứa khả giúp cho những người tu căn cư chậm lụt như thầy trò mình, sẽ một đời thành Phật bằng cách phát nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc. Hẹn trò thư sau!
Làng Phước Thành ngày 03/07/2013
THINLEY – NGUYÊN THÀNH

No comments:

Post a Comment