Số PHẠT
Chết rồi mà vẫn còn sân hận,
Trốn cõi Trần lẩn-quẩn phục thù.
Gọi là số Phạt Diêm-Phù,
Dụng gươm trí-tuệ ngục tù phá tan.
Số ƯNG
Kiếp này người diệt đừng than-óan,
Bởi kiếp xưa sát-phạt dữ-dằn.
Số Ưng lãnh Ấn quả-nhân,
Phải năng niệm Phật định phân lỗi lầm.
Số OAN
Số Oan đời trước không nhân Sát,
Nỗi ức-oan quả Ác hại thân.
Bị người giết hại nhục-nhằn,
Cõi mê chẳng vướng bặt trần dứt sân.
Số CÔNG
Chết an-nhiên báu thân lìa bỏ,
Nghiệp sát nhân chẳng có rỗng không.
Mãn phần lìa bỏ bụi hồng,
Giữ câu Đại nguyện vượt vòng tử sanh.
Thursday, 2 April 2015
NGỤC THỨ NHẤT
Khi đó
hai vị quan đi trước dẫn đường, 2 quỉ sứ cùng 18 vị Thần vào địa ngục. Trong
ngục thứ nhất không có sự hành phạt, chỉ gồm có 4 số người:
1. Số công
2. Số oan
3. Số ưng
4. Số phạt
Số công là mãn số rồi chết và cũng không tạo nghiệp sát nhơn. Số oan là kiếp trước không giết người, nhưng kiếp này bị người. Số ưng là vì kiếp trước giết người , nên kiếp này bị người giết lại để trả nghiệp. Còn số phạt là khi chết oan mà không chịu theo chư thần xuống địa ngục, cứ mãi lẫn trốn ở cõi Diêm Phù tìm người trả hận, hay phá quấy người, bận cho chư Thần phải quan sát, nay bị bắt xuống đây để nhờ xử phạt. Ðó là địa ngục thứ nhất.
1. Số công
2. Số oan
3. Số ưng
4. Số phạt
Số công là mãn số rồi chết và cũng không tạo nghiệp sát nhơn. Số oan là kiếp trước không giết người, nhưng kiếp này bị người. Số ưng là vì kiếp trước giết người , nên kiếp này bị người giết lại để trả nghiệp. Còn số phạt là khi chết oan mà không chịu theo chư thần xuống địa ngục, cứ mãi lẫn trốn ở cõi Diêm Phù tìm người trả hận, hay phá quấy người, bận cho chư Thần phải quan sát, nay bị bắt xuống đây để nhờ xử phạt. Ðó là địa ngục thứ nhất.
NGỤC THỨ
HAI
Trong
ngục thứ hai cũng có bốn số người như ở ngục thứ nhất, nhưng khi còn ở ngục thứ
nhất là đợi xử án, khi xử án rồi qua ngục thứ hai để chờ lãnh án mà đi, hoặc
được lên làm người, hoặc vào địa ngục khác mà chịu tội, hoặc qua cảnh nhơn tiền
tu thêm. Có một vị quan đi theo nói: "Nếu vong nào có lòng hỉ xả, trước
kia mình không giết ai, nay bị người giết, sự chết sống ở cõi đời là giả dối,
nay không hận thù, dù vong ấy có tạo tội cũng được ân xá qua cảnh nhơn hiền tu
thêm, chỉ có tội ngũ nghịch là không trừ được.
Còn vong nào cứ xin đi trả thù thì Nhứt Ðiện Tần Quảng Vương cho quỉ sứ dẫn vào ngục ngay không xét xử, nếu chúng sanh cứ mãi gây thù kết oán thì cõi ta bà biết ngày nào dứt được chiến tranh. Ðáng thương xót chúng sanh bị giam cầm nơi địa ngục là những vong hồn cứ mãi hận thù.
Còn vong nào cứ xin đi trả thù thì Nhứt Ðiện Tần Quảng Vương cho quỉ sứ dẫn vào ngục ngay không xét xử, nếu chúng sanh cứ mãi gây thù kết oán thì cõi ta bà biết ngày nào dứt được chiến tranh. Ðáng thương xót chúng sanh bị giam cầm nơi địa ngục là những vong hồn cứ mãi hận thù.
NGỤC THỨ
BA
Trong
ngục thứ ba có một số người rất đông sau thời gian bị hành phạt ở các địa ngục
tùy theo tội ác của họ, nay chờ sét lại rồi lãnh án để sanh làm người hay qua
cõi nhơn hiền tu thêm. Số người này lo đập gạo nấu cơm (vì hạt gạo ở đây như
trái dừa khô ở dương thế). Nấu xong đem phát cho các vong ở các địa ngục ăn.
Mỗi địa ngục rất lớn ước bằng châu thành Mỹ Tho vậy, đó là đại địa ngục. Trong
một đại địa ngục chia ra làm 16 tiểu địa ngục. Mỗi địa ngục các vong hồn nhiều
vô số, ngồi có hàng có lớp, gục tới, gục lui thật là sầu khổ.
Qua ba ngục trên tôi đều khuyên các vong niệm Phật. Tôi nói: "Tôi coi các vong ở địa ngục nầy như bà con, cô bác của tôi vậy. Cô bác hãy niệm Phật, có niệm Phật tội mới được tiêu trừ, tôi bèn niệm:
-Nam mô A Di Ðà Phật
-Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
-Nam mô tầm thinh cứu khổ cho tất cả chúng sanh nơi địa ngục nầy Quan Thế Âm Bồ Tát.
-Nam mô Ðại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát."
Nhờ lời khuyên của tôi mà các vong hồn niệm theo, hễ vong nào chí tâm niệm Phật thì ra khỏi địa ngục ngay, còn vong nào cứng cõi hay vì nghiệp chướng quá nặng nề mê muội không niệm được thì vẫn ở trong địa ngục. Nhờ thế mà trong 3 ngục đầu các vong được ra rất nhiều.
Qua ba ngục trên tôi đều khuyên các vong niệm Phật. Tôi nói: "Tôi coi các vong ở địa ngục nầy như bà con, cô bác của tôi vậy. Cô bác hãy niệm Phật, có niệm Phật tội mới được tiêu trừ, tôi bèn niệm:
-Nam mô A Di Ðà Phật
-Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
-Nam mô tầm thinh cứu khổ cho tất cả chúng sanh nơi địa ngục nầy Quan Thế Âm Bồ Tát.
-Nam mô Ðại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát."
Nhờ lời khuyên của tôi mà các vong hồn niệm theo, hễ vong nào chí tâm niệm Phật thì ra khỏi địa ngục ngay, còn vong nào cứng cõi hay vì nghiệp chướng quá nặng nề mê muội không niệm được thì vẫn ở trong địa ngục. Nhờ thế mà trong 3 ngục đầu các vong được ra rất nhiều.
NGỤC THỨ
TƯ
Trong ngục thứ tư hành phạt những người hủy hoại cơm gạo, đồ ăn uống
phải chịu tội ăn giòi, chẳng hạn kẻ ăn nhiều người ăn ít. Có người một diệm, kẻ
một khạp, một lu lớn, cho đến kẻ ăn nhiều không kể xiết, ước nhiều như chợ Mỹ
Tho vậỵ Ðược biết tội nhân khi ăn hết giòi đó rồi, nếu còn tội khác phải đến
địa ngục khác chịu tội, như hết thì đi đầu thai chịu quả báo xấu xa bần cùng
khổ sở.
Một số đông người vì tội nấu rượu, không biết bao nhiêu là lu, người một lu, kẻ hai lu, đến 5,6,7 lu để dài dài ước chừng là 3 cây số, hàng ngàn , hàng trăm chớ không phải đôi ba, được biết khi uống hết rượu trong lu, nếu còn tội khác thì đến ngục khác chịu hành phạt nữa, còn như hết tội được đi đầu thai làm thú hay làm người ngu dốt chẳng hạn tùy theo nghiệp.
Tôi thấy như vậy lòng chua xót vô cùng bèn khuyên các vong niệm Phật, hễ ai nghe lời niệm Phật theo tôi thì tự nhiên giòi trong khạp tiêu mất, rượu trong lu vơi cạn, vì thấy sự mầu nhiệm như thế nên nhóm này niệm truyền đến nhóm khác. Tôi cũng bươn bã đi khắp các nơi, vừa đi vừa niệm Phật và khuyên các vong hồn niệm Phật. Nhờ thế cửa ngục thứ tư nầy ra khỏi một số rất đông.
Một số đông người vì tội nấu rượu, không biết bao nhiêu là lu, người một lu, kẻ hai lu, đến 5,6,7 lu để dài dài ước chừng là 3 cây số, hàng ngàn , hàng trăm chớ không phải đôi ba, được biết khi uống hết rượu trong lu, nếu còn tội khác thì đến ngục khác chịu hành phạt nữa, còn như hết tội được đi đầu thai làm thú hay làm người ngu dốt chẳng hạn tùy theo nghiệp.
Tôi thấy như vậy lòng chua xót vô cùng bèn khuyên các vong niệm Phật, hễ ai nghe lời niệm Phật theo tôi thì tự nhiên giòi trong khạp tiêu mất, rượu trong lu vơi cạn, vì thấy sự mầu nhiệm như thế nên nhóm này niệm truyền đến nhóm khác. Tôi cũng bươn bã đi khắp các nơi, vừa đi vừa niệm Phật và khuyên các vong hồn niệm Phật. Nhờ thế cửa ngục thứ tư nầy ra khỏi một số rất đông.
16 hrs ·
Đừng coi thường luật nhân quả
Chuyện
nhân - quả là có thật. Thực tế cuộc sống đã rất nhiều lần chứng minh điều này.
Trong
ngành y tế, dù ở bệnh viện nào, các bác sĩ sản khoa cũng có một nguyên tắc bất
di bất dịch, không bao giờ “kế hoạch hóa gia đình” (nạo, phá thai) cho các bệnh
nhân vào ngày mồng Một âm lịch hoặc Rằm, trừ khi đến phiên trực tại bệnh viện.
Bởi theo họ, đây là một công việc mà duy tâm cho là tạo nghiệp chướng dẫn đến
hậu quả khôn lường. Nói cách khác là chuyện tâm linh theo thuyết nhân - quả.
Cho nên càng tránh được bao nhiêu càng tốt cho họ bấy nhiêu, nhất là vào những
ngày “thiêng” như vậy. Vậy, chuyện nhân - quả có thật hay không?
Trả nghiệp sát sinh
Trả nghiệp sát sinh
Sư thầy
Giác Liên, trụ trì chùa Phước Hải, Vĩnh Long từng kể chuyện nhân - quả được
chứng kiến trong nghiệp tu hành của mình. Những câu chuyện ấy đến nay đối với
người dân Vĩnh Long vẫn “nằm lòng” như những bài học đạo lý để “định hướng”
cách sống, sao cho không theo vết xe đổ của những nhân vật trong câu chuyện của
sư thầy. Một trong những câu chuyện đó phải nhắc đến là cậu bé tên Hiếu, sống
lê lết ở chợ Trà Vinh, sống bằng cách xin ăn với thân hình của một… con bò,
được sư thầy Giác Liên kể trên một website của Phật giáo.
Theo sư
thầy Giác Liên, Hiếu sinh ra trong một gia đình có nghề: mổ bò lâu đời để bán
thịt ở Trà Vinh. Ông nội của Hiếu làm giàu bằng nghề này nên rủng rỉnh tiền
bạc. Một lần, trước khi làm thịt một con bò cái bỗng dưng ông nằm mơ thấy một
người đàn bà đến bên ông khóc lóc: “Xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi
ông hãy giết”. Và không những mơ thấy một lần mà ông còn mơ tới 3 lần chỉ trong
một đêm. Ông mang chuyện này kể cho vợ thì được khuyên can không nên làm thịt
con bò mà hãy nuôi để cho nó đẻ. Nhưng suy đi tính lại, cuối cùng ông vẫn quyết
định thịt nó để bán. Mới sáng tinh mơ không hiểu sao so với những lần mổ bò
khác, nó kêu la khủng khiếp hơn nhiều, rồi giãy giụa, lồng lộn đến nỗi đứt cả
sợi dây trói khi mổ. Khi chết rồi cái ấn tượng mà ông nội Hiếu mãi đến sau này
không thể quên được là cái đầu nó lắc lư mãi như thể còn sống.
Tuy
nhiên, điều trùng hợp là đúng lúc giết con bò chửa đó, con dâu ông trở dạ sinh
đứa cháu nội, đồng thời là “đích tôn” của ông với những dị tật rất giống… con
bò ấy là mắt lồi, sứt môi, đầu cứ lắc lư, chân tay cong queo đến nỗi không đi
lại được, phải bò. Đứa trẻ ấy chính là Hiếu. Nhìn hình ảnh của Hiếu, ông nội
Hiếu không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò, nhất là động tác
lắc lư cái đầu. Như hiểu nguồn cơn sâu xa vì sao cháu mình lại bị như vậy và
muốn “chuộc” lại lỗi lầm, ông bỏ nghề sát sinh và có bao nhiêu tiền của ông dốc
hết ra để chữa chạy cho cháu. Nhưng cậu bé vẫn vậy. Khổ hơn, khi được 10 tuổi,
Hiếu đã phải lê la ra chợ xin ăn do người thân của em lần lượt ra đi hết vì
trọng bệnh. Mỗi lần xin ăn, chẳng hiểu ai xui khiến, vừa lết Hiếu vừa la khóc
thảm thiết: “Xin các bác, các dì đừng “sát sanh” con! Con là con bò nè…”.
Không chỉ
sư thầy Giác Liên mà ngay người viết bài này cũng chứng kiến một gia đình có
hai thế hệ bán thịt bò ở chợ Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội gặp chuyện tương tự.
Chẳng hiểu gia đình này có mổ bò hay không nhưng chỉ biết trong thập niên 90
của thế kỷ trước, trên sạp bán thịt lúc nào cũng có bê “bao tử” bày bán. Tuy
nhiên, đặc biệt ở chỗ con gái họ rất giống… bò, nhất là mắt và mũi đến nỗi ai
đi qua cũng phải dừng lại nhìn và lờ mờ nhận ra đây chính là “nghiệp chướng”
của gia đình bán bê “bao tử”. Và dường như nhận ra sự quả báo này, gia đình
hàng thịt đó đã chuyển nghề không bán thịt bò, bê “bao tử” nữa mà mở hàng cơm ở
phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, một hàng cơm nức tiếng Hà Nội. Tất nhiên cô con gái ấy
cùng bán cơm với cha mẹ cho đến tận bây giờ.
Oán báo
oán?
Như câu
chuyện trên đây, có rất nhiều câu chuyện nhân - quả khác được kể trong cuộc
sống với muôn hình vạn trạng từ nhân vật đến hoàn cảnh… trên cơ sở những gì
người ta nhìn, nghe thấy được. Ngay như gần đây nhất, câu chuyện của người tù
oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ở Bắc Giang cũng gây “chấn động” dư luận bởi có ý
kiến cho rằng, có “luật” nhân - quả trong vụ án oan này.
Ông Chấn
kể, ngày mới bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông nhiều lần bị điều
tra viên ép phải nhận đã ra tay sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. Nếu không nhận sẽ
bị đánh cho “lên bờ xuống ruộng”. Vì không thể chịu đựng nổi, ông Chấn đã buộc
phải khai nhận mình chính là người đã ra tay sát hại chị Hoan vào ngày
15-8-2003. Khi đó, một cán bộ điều tra đã hướng dẫn ông viết một lá đơn tự thú
khai nhận là hung thủ giết người.
Ông Chấn
nhớ lại: “Một điều tra viên khác đã đánh và bắt tôi tập đi tập lại các động tác
để thực nghiệm tại hiện trường vụ án mạng. Mỗi lần thực hiện sai các động tác,
tôi lại bị họ lao vào đánh đập”. Có một điểm đáng lưu ý ở đây: Sau khi vụ án có
hiệu lực, ông Chấn bị đưa đi cải tạo tại Trạm giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) thì
chỉ một thời gian ngắn sau đó, đã có 2 điều tra viên chết do tai nạn giao thông
và trọng bệnh. Chưa kể đến Thẩm phán Nguyễn Minh N, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ
thẩm cũng bị tai nạn giao thông vào năm 2010 dẫn đến phải điều trị lâu dài.
Cùng thời
điểm này, sau khi sát hại chị Hoan, thủ phạm giết chị Hoan bỏ lên Lạng Sơn gặp
một người thân là chị Lý Thị N và cho biết hắn chính là hung thủ gây ra vụ án
mạng tại Bắc Giang. Khi ấy, Chung đưa hai chiếc nhẫn kim loại màu vàng nhờ chị
N mang bán hộ nhưng biết đây là tài sản của vụ “giết người, cướp tài sản” nên
chị N đã từ chối.
Sau đó,
Chung đã nhờ anh trai của mình đang sinh sống tại Lạng Sơn mang nhẫn đi bán.
Không biết có phải nhân quả không mà cuối năm 2005 (2 năm sau khi vụ án xảy
ra), anh trai của Chung đã bị một số đối tượng ở Lạng Sơn đâm chết trong một vụ
xô xát nhỏ.
Mang tính
giáo dục sâu sắc
Trước
những hiện tượng trên đây, GS Ngô Đức Thịnh, một chuyên gia nghiên cứu tâm linh
cho rằng, thật khó để giải thích trên cơ sở khoa học thực tiễn. Bởi từ trước
tới nay, duy tâm - duy vật là hai phạm trù vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do
một phạm trù thì phải nghe, nhìn, sờ thấy được. Còn phạm trù kia thì trừu
tượng, bí ẩn. Thế nhưng, với tư cách là một người nghiên cứu tâm linh, GS Ngô
Đức Thịnh khẳng định, những gì chưa chứng minh được thì không có nghĩa không
tồn tại, đặc biệt với hàng loạt hiện tượng “gieo gì gặt nấy”, “nhân nào quả ấy”
như các chuyện trên cùng với thực tiễn xảy ra rất nhiều trong đời sống. Cho nên
chuyện nhân - quả là có thật. Và theo ông, nhân - quả là một quy luật rất hay
của đời sống và nhà Phật lấy đó là mục đích thượng tôn để giáo dục con người về
đạo đức, nhân cách và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi khuyến khích con người
làm nhiều việc thiện để kết quả của quá trình ấy là nhận lại cho mình từ những
gì mình làm.
Quy luật nhân - quả theo GS Thịnh, không do quyền lực siêu nhiên nào có
thể tác động, thao túng mà chính do con người quyết định. Cũng như số phận,
cuộc đời của mỗi người phụ thuộc vào hành vi, tâm tính của chính họ. Không có
chuyện mê tín dị đoan ở đây vì ngay cả trên quan điểm khoa học thì rõ ràng
những gì bạn nhận hôm nay là quá trình sống của ngày hôm qua. Bởi vậy hãy sống
theo chân lý “gieo gì gặt nấy”
NHIỀU LẦN ÉP BẠN GÁI PHÁ THAI
Năm nay tôi đã 31 tuổi, lấy vợ được 3 năm, nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa có con, dù đã rất mong mỏi, cũng đã đi khám, chữa trị nhiều nơi nhưng kết quả vẫn thế.
Cũng giống như bao thanh niên cùng trang lứa khác, tuổi trẻ tôi cũng mải mê với những cuộc tình, yêu đường và chinh phục. Thời sinh viên tôi có không biết bao nhiêu mối tình, có những cuộc tình đơn thuần chỉlà cảm tính, có những cuộc tình chỉ là tình một đêm, nhưng cũng có cuộc tình sâu sắc.
Người ta bảo đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, sau những tình một đêm chóng vánh, tôi đã kịp để lại hậu quả cho hai trong số những cô gái mà tôi đã qua đêm. Nhưng chỉ là thoáng qua nên chúng tôi chấp nhận giải quyết êm đẹp với nhau, tôi trả tiền để các cô ấy đi phá thai, xong rồi lại như không quen biết.
Cho đến khi năm thứ 4 đại học, tôi có một mối tình khá sâu đậm với một người con gái trong suốt hai năm. Tôi đến với cô ấy là tình cảm thật lòng và chân thành, không phải như các cuộc tình khác trước đó, tôi yêu nhưng lại chưa bao giờ xác định sẽ lấy cô ấy, bởi tính cách của chúng tôi không hợp nhau.
Cô ấy là một cô gái “thuần”, nhẹ nhàng và điềm tính, sống khá bảo thủ. Còn tôi, một người phóng khoáng, hiện đại và còn rất ham chơi. Sau gần hai năm yêu nhau, do một lần sơ sẩy, cô ấy đã có bầu. Lúc đấy, bạn gái tôi nhất quyết đòi giữ đứa bé lại, còn tôi vì lúc đấy đang tuổi trẻ, còn mải rong chơi và cũng chưa một lần xác định sẽ cưới cô ấy, nên tôi nhất quyết bắt cô ấy đi bỏ đứa bé.
Cô ấy không chịu và đã khóc lóc, van xin tôi rất nhiều, nhưng tôi vẫn cương quyết không cho cô ấy giữ thai. Cuối cùng dưới sức ép của tôi, bạn gái buộc phải đến bệnh viện để bỏ cái thai, và tất nhiên, tôi chịu mọi chi phí. Bỏ đi cái thai tôi như nhẹ đi một gánh nặng, lại vui vẻ và chơi bời như xưa, nhưng không lâu sau đó, cô ấy bỏ tôi ra đi bởi không thể chấp nhận một người tàn nhẫn và bạc bẽo như tôi.
Và từ đó đến nay tôi luôn mơ thấy trẻ con về đoi mạng và sống trong nỗi ám ảnh...!
và rồi Hơn một năm sau tôi gặp vợ tôi bây giờ, tôi lấy vợ trong niềm hạnh phúc vì cuối cùng tôi cũng đã tìm được người con gái phù hợp với mình. Cũng từ ngày quen và yêu vợ, tôi cũng bỏ luôn cái tính lăng nhăng của mình, tôi nghiêm túc và chín chắn hơn, chính vì vậy vợ mới đồng ý lấy tôi.
Thế nhưng, chẳng có hạnh phúc nào được trọn vẹn, chúng tôi cưới nhau đã được ba năm, nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa có con. Chúng tôi đã đi khám rất nhiều nơi, ai mách chỗ nào vợ chồng cũng đi, nhưng ở đâu mọi người cũng bảo, vợ chồng tôi đều khoẻ mạnh, không có vấn đề gì cả. Sau bao nhiêu năm trông mong mà vẫn không có con, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những chuyện trong quá khứ và tâm sự với mẹ mình về những gì đã xẩy ra. Mẹ tôi đã giật mình khi không biết rằng, tôi lại là một người đàn ông tồi tệ như vậy.
Từ sau đó, tôi và mẹ vẫn thường xuyên đi chùa, cầu siêu và làm lễ để mong xoá bớt được những tội lỗi trong quá khứ. Tôi đã đau khổ và dằn vặt rất nhiều, giờ đây, tôi mới thấm thía được luật nhân - quả trong cuộc sống. Tôi không dám kể cho vợ mình nghe, nhưng cô ấy cũng rất hay đi chùa để cầu phúc, cũng chỉ mong mỏi chúng tôi sẽ được trời thường và cho một đứa con.
Đã hơn một năm nay, cứ đến rằm tháng 7 là tôi và mẹ lại vào chùa để làm lễ cầu siêu cho những linh hồn mà tôi đã gián tiếp giết chết. Tuổi trẻ ai cũng mắc phải những lỗi lầm, có những lỗi lầm do vô tình mà mình mắc phải, nhưng cũng có những lỗi lầm do chính mình tạo ra. Và hằng ngày tôi vẫn đang cố gắng, nhưng càng hy vọng tôi càng có cảm giác ghê sợ chính bản thân mình. Tôi phải làm sao để thoát ra khỏi lỗi lầm quá khứ này?
Năm nay tôi đã 31 tuổi, lấy vợ được 3 năm, nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa có con, dù đã rất mong mỏi, cũng đã đi khám, chữa trị nhiều nơi nhưng kết quả vẫn thế.
Cũng giống như bao thanh niên cùng trang lứa khác, tuổi trẻ tôi cũng mải mê với những cuộc tình, yêu đường và chinh phục. Thời sinh viên tôi có không biết bao nhiêu mối tình, có những cuộc tình đơn thuần chỉlà cảm tính, có những cuộc tình chỉ là tình một đêm, nhưng cũng có cuộc tình sâu sắc.
Người ta bảo đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, sau những tình một đêm chóng vánh, tôi đã kịp để lại hậu quả cho hai trong số những cô gái mà tôi đã qua đêm. Nhưng chỉ là thoáng qua nên chúng tôi chấp nhận giải quyết êm đẹp với nhau, tôi trả tiền để các cô ấy đi phá thai, xong rồi lại như không quen biết.
Cho đến khi năm thứ 4 đại học, tôi có một mối tình khá sâu đậm với một người con gái trong suốt hai năm. Tôi đến với cô ấy là tình cảm thật lòng và chân thành, không phải như các cuộc tình khác trước đó, tôi yêu nhưng lại chưa bao giờ xác định sẽ lấy cô ấy, bởi tính cách của chúng tôi không hợp nhau.
Cô ấy là một cô gái “thuần”, nhẹ nhàng và điềm tính, sống khá bảo thủ. Còn tôi, một người phóng khoáng, hiện đại và còn rất ham chơi. Sau gần hai năm yêu nhau, do một lần sơ sẩy, cô ấy đã có bầu. Lúc đấy, bạn gái tôi nhất quyết đòi giữ đứa bé lại, còn tôi vì lúc đấy đang tuổi trẻ, còn mải rong chơi và cũng chưa một lần xác định sẽ cưới cô ấy, nên tôi nhất quyết bắt cô ấy đi bỏ đứa bé.
Cô ấy không chịu và đã khóc lóc, van xin tôi rất nhiều, nhưng tôi vẫn cương quyết không cho cô ấy giữ thai. Cuối cùng dưới sức ép của tôi, bạn gái buộc phải đến bệnh viện để bỏ cái thai, và tất nhiên, tôi chịu mọi chi phí. Bỏ đi cái thai tôi như nhẹ đi một gánh nặng, lại vui vẻ và chơi bời như xưa, nhưng không lâu sau đó, cô ấy bỏ tôi ra đi bởi không thể chấp nhận một người tàn nhẫn và bạc bẽo như tôi.
Và từ đó đến nay tôi luôn mơ thấy trẻ con về đoi mạng và sống trong nỗi ám ảnh...!
và rồi Hơn một năm sau tôi gặp vợ tôi bây giờ, tôi lấy vợ trong niềm hạnh phúc vì cuối cùng tôi cũng đã tìm được người con gái phù hợp với mình. Cũng từ ngày quen và yêu vợ, tôi cũng bỏ luôn cái tính lăng nhăng của mình, tôi nghiêm túc và chín chắn hơn, chính vì vậy vợ mới đồng ý lấy tôi.
Thế nhưng, chẳng có hạnh phúc nào được trọn vẹn, chúng tôi cưới nhau đã được ba năm, nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa có con. Chúng tôi đã đi khám rất nhiều nơi, ai mách chỗ nào vợ chồng cũng đi, nhưng ở đâu mọi người cũng bảo, vợ chồng tôi đều khoẻ mạnh, không có vấn đề gì cả. Sau bao nhiêu năm trông mong mà vẫn không có con, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những chuyện trong quá khứ và tâm sự với mẹ mình về những gì đã xẩy ra. Mẹ tôi đã giật mình khi không biết rằng, tôi lại là một người đàn ông tồi tệ như vậy.
Từ sau đó, tôi và mẹ vẫn thường xuyên đi chùa, cầu siêu và làm lễ để mong xoá bớt được những tội lỗi trong quá khứ. Tôi đã đau khổ và dằn vặt rất nhiều, giờ đây, tôi mới thấm thía được luật nhân - quả trong cuộc sống. Tôi không dám kể cho vợ mình nghe, nhưng cô ấy cũng rất hay đi chùa để cầu phúc, cũng chỉ mong mỏi chúng tôi sẽ được trời thường và cho một đứa con.
Đã hơn một năm nay, cứ đến rằm tháng 7 là tôi và mẹ lại vào chùa để làm lễ cầu siêu cho những linh hồn mà tôi đã gián tiếp giết chết. Tuổi trẻ ai cũng mắc phải những lỗi lầm, có những lỗi lầm do vô tình mà mình mắc phải, nhưng cũng có những lỗi lầm do chính mình tạo ra. Và hằng ngày tôi vẫn đang cố gắng, nhưng càng hy vọng tôi càng có cảm giác ghê sợ chính bản thân mình. Tôi phải làm sao để thoát ra khỏi lỗi lầm quá khứ này?
March 21 ·
Chồng tôi và người
tình đã bị quả báo
Tôi đã từng là một người vợ hạnh phúc. Chúng tôi cưới nhau ngay khi hai đứa mới ra trường. Ngày đó cách nay 18 năm. Khi đó cuộc sống còn rất khó khăn.
Tôi nhớ khi mang thai đứa con đầu, một bữa trưa nọ, tôi đang nằm trong nhà thì nghe có tiếng rao của bà bán bánh bò, bánh chuối. Tôi chồm dậy. Cơn thèm bị dồn nén mấy ngày qua ùa về. Hôm nay tôi nhất định phải mua một dĩa thật đầy, gồm đủ các loại bánh bò, bánh chuối, chuối nước dừa, bánh khoai mì, bánh bột lọc nhân đậu xanh…
Tôi nhất quyết phải ăn cho đã cơn thèm và để mai mốt đứa con tôi sinh ra sẽ không bị chảy nước miếng trong như người ta thường nói về những đứa trẻ thiếu đói trong thời kỳ mẹ chúng mang thai.
Thế nhưng khi ra đến cửa rào, tôi khựng lại. Sau một hồi chần chừ đủ lâu để bà bán bánh đi khỏi, tôi quay vào nhà nằm vật xuống. Những giọt nước mắt không cố ý tự dưng trào ra. Tôi nghĩ, không ăn bánh thì cũng không sao nhưng mình phải nhịn thèm để dành tiền mua thêm miếng thịt, con cá cho chồng. Anh ấy cần tẩm bổ vì phải làm việc cực nhọc trên công trường.
Quân, chồng tôi là kỹ sư xây dựng nhưng khi đó anh phải chấp nhận làm công nhân vì xin việc chỗ nào người ta cũng đòi lý lịch tốt trong khi chồng tôi sinh ra trong gia đình sỹ quan chế độ cũ.
Do ăn uống thiếu thốn, tôi sinh bé Na chỉ có 2,2 ký. Nhìn cháu ngoại như con mèo hen, cha tôi an ủi: “Không sao đâu con, ra ngoài rồi nuôi nó lớn mấy hồi”. Đến lúc ấy cha mới biết do tôi ăn uống quá thiếu thốn nên đứa bé nhẹ cân. Chỉ có điều, cha không hề biết tôi đã nhịn miệng cho chồng.
Rồi cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Bé Na lớn một chút, tôi gởi nhà trẻ và đi làm. Công việc của Quân ổn định hơn vì anh vốn có tài. Chúng tôi thuê căn nhà rộng rãi hơn, cuộc sống thoải mái hơn. Có lần Quân bảo tôi: “Công nhận em giỏi thiệt. Nếu không có em thu vén thì chắc bây giờ mình vẫn khó khăn. Mấy người bạn ra trường cùng khóa với anh giờ vẫn lông bông, công việc còn chưa có, nói gì đến vợ con, nhà cửa…”.
Tôi thầm cảm ơn anh đã đánh giá đúng công sức và sự hi sinh của tôi cho gia đình. Tôi nghĩ đó chính là chất kéo kết dính tình nghĩa của chúng tôi mãi mãi.
Rồi tôi sinh đứa con thứ hai. Anh bỗng nảy ra ý định: “Thôi, em cứ ở nhà nghỉ cho khỏe, chăm sóc con để anh yên tâm ra ngoài kiếm tiền”. Thoạt đầu tôi không chịu vì tôi sợ nếu chỉ để một mình anh lo kinh tế thì sẽ vất vả. Nhưng anh khăng khăng: “Anh lo được, em cứ ở nhà. Khi nào lo không nổi, anh sẽ nói với em”.
Cuối cùng rồi tôi cũng phải xin nghỉ việc ở nhà trông con. Niềm vui của tôi là buổi sáng đưa đứa lớn đi học rồi ghé ngang chợ mua thức ăn, sau đó về nhà dọn dẹp, cơm nước, chăm đứa nhỏ… Đôi khi tôi cũng buồn nhưng nghĩ đây cũng là công việc, đồng thời còn là sự hi sinh vì chồng, vì con…
Thế nhưng tôi đã sai lầm. Những bữa trưa anh về nhà ăn cơm thưa dần. Rồi đến những buổi chiều, bàn ăn chỉ có 3 mẹ con. Tôi nhìn những thứ thức ăn mà mình đã chăm chút làm mà trào nước mắt. Tôi đã làm những thứ đó với hi vọng khi anh ngồi vào bàn ăn sẽ thấy ngon miệng, thấy được tình yêu thương tôi dành cho anh…
Thế nhưng anh chẳng bao giờ nhận ra điều đó. Lên bàn ăn, anh lơ đễnh và, nuốt rồi nhanh chóng buông đũa. Anh cũng không chuyện trò, trêu đùa với con. Có lần tôi hỏi thì anh bảo do công việc ở công ty nhiều quá, lúc này anh đã là phó giám đốc nên rất nhiều áp lực.
Tôi muốn chia sẻ với anh, ít ra thì cũng là chuyện trò, thăm hỏi, động viên… nhưng mỗi lần tôi hỏi han thì anh lại gạt đi: “Chuyện của anh, em biết gì mà hỏi? Thôi, đi lo cho mấy đứa nhỏ đi, nó làm ồn ào, anh mệt quá”. Tôi lẳng lặng quay ra ôm con. Anh đã quên rằng, tôi và anh học cùng lớp, cùng trường. Ngành xây dựng của anh thì có gì xa lạ với tôi? Thậm chí ngày đi học, tôi còn học giỏi hơn anh...
Rồi điều gì phải đến đã đến. Anh có bồ nhí bên ngoài. Ban đầu anh còn giấu giếm, nhưng sau đó công khai thừa nhận: “Đàn ông nào cũng vậy, miễn là anh đem tiền về đầy đủ cho em, cần gì em phải làm lớn chuyện kia chứ?”. Khi một người đàn ông đã dứt tình thì họ thật tàn nhẫn, phũ phàng. Họ luôn thấy việc làm của mình là có lý và cho rằng lỗi lầm thuộc về đối phương.
Chồng tôi cũng vậy. Anh đổ thừa tôi không biết chăm sóc bản thân, không nói năng dịu nhẹ; không quan tâm chồng làm gì, nghĩ gì… Anh còn rất nhiều lý do khác, trong đó có lý do tôi không biết chiều chuộng anh trong chuyện chăn gối… Khi nhớ lại những điều anh đã nói, tôi không thể nào ngăn được mình đừng khóc. Lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng đó chính là một cách giết người tinh vi, tàn nhẫn nhất…
Chưa hết, anh còn công khai đi lại với người phụ nữ ấy đến những chỗ quen biết trước đây của chúng tôi. Chẳng biết cô ta nói gì mà những người quen khi gặp tôi đều nói rằng, tôi quá ngu dại khi bỏ Quân. Trời ơi, tôi bỏ anh khi nào? Chỉ có anh tham sang phụ khó, tham vàng bỏ ngãi, mê đắm sắc dục mà ruồng bỏ vợ con chớ tôi bỏ anh khi nào?
Điều đó như giọt nước tràn ly. Tôi nghĩ mình quá ngu dại khi cứ sợ làm mất danh dự của chồng nên cứ im lặng. Tôi nhất định phải làm cho ra lẽ. Tôi đến thẳng công ty gặp anh và cô gái đó. Thế nhưng anh đã cho bảo vệ mời tôi về. Tôi không về mà ngồi lì ở cổng công ty. Cuối cùng anh phải xuất hiện.
Câu đầu tiên, anh nói với tôi là: “Về viết đơn ly hôn đi”. Khi nói điều này, vẻ mặt anh đanh lại trông rất dữ dằn. Tôi bỗng luống cuống: “Em chỉ muốn gặp anh và cô ta để nói chuyện phải quấy…”. Anh ghé sát tai tôi: “Tôi chán cô lắm rồi. Về đi, đừng để cho tôi thấy cái bản mặt hắc ám của cô nữa”.
Tôi nhìn sững anh. Rồi nước mắt cứ tuôn chảy. Những chuyện anh làm, những lời nói cay độc phũ phàng của anh đúng là một kiểu giết người không gươm đao. Nó chọc thẳng vào trái tim tôi, làm cho nó rỉ máu. Mười mấy năm vợ chồng, khi anh nói bỏ là bỏ…
Khi một người đàn ông đã muốn ra đi thì không gì có thể níu kéo. Tôi đã níu kéo trong vô vọng nhưng cuối cùng cũng phải buông tay. Tôi nói với người phụ nữ kia: “Các người là một lũ giết người. Rồi đây các người sẽ bị quả báo”.
Khi nói những điều này, tôi chỉ nghĩ đơn thuần theo lý luận nhân- quả mà người đời thường nói. Tôi đâu biết điều ấy đã linh ứng. Trong một lần họ đi với nhau, tai nạn đã xảy ra. Cô ta phải cưa mất một chân, mù một con mắt. Quân còn nặng hơn. Anh bị chấn thương sọ não, giờ cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn…
Thoạt đầu tôi nghĩ đáng đời những kẻ giết người. Thế nhưng sau đó tôi thấy họ thật đáng thương. Có lần tôi gặp Quân đi lang thang ngoài đường. Tôi đã âm thầm đi theo anh cho đến khi thấy anh giở nắp thùng rác ven đường. Có lẽ anh đói và nghĩ đó là nồi cơm và anh giở nắp như những ngày hai đứa còn nghèo túng. Mỗi trưa đi làm về anh hay giở lồng bàn xem hôm nay được vợ cho ăn gì…
Tôi phải thú thật là mình rất mềm lòng. Tôi đưa anh về nhà. Hai đứa nhỏ thấy cha thì vừa ngạc nhiên, vừa đau xót. Bé Na rụt rè bảo tôi: “Mình cho ba ở lại đây nha mẹ”.
Tôi không trả lời con bởi lúc đó thương giận trong tôi đang trào lên. Hơn nữa, giờ đây tôi đã muốn có một cuộc sống khác. Những gì anh làm thì anh phải chịu trách nhiệm chứ sao lại bắt tôi phải gánh vác?
Khi phản bội tôi đi theo người khác, anh đâu nghĩ mình có ngày này… Nhận anh về chẳng khác nào tôi phải gánh lấy hậu quả tội “giết người” của anh và người tình của anh sao?
(Theo nld.com.vn)
Tôi đã từng là một người vợ hạnh phúc. Chúng tôi cưới nhau ngay khi hai đứa mới ra trường. Ngày đó cách nay 18 năm. Khi đó cuộc sống còn rất khó khăn.
Tôi nhớ khi mang thai đứa con đầu, một bữa trưa nọ, tôi đang nằm trong nhà thì nghe có tiếng rao của bà bán bánh bò, bánh chuối. Tôi chồm dậy. Cơn thèm bị dồn nén mấy ngày qua ùa về. Hôm nay tôi nhất định phải mua một dĩa thật đầy, gồm đủ các loại bánh bò, bánh chuối, chuối nước dừa, bánh khoai mì, bánh bột lọc nhân đậu xanh…
Tôi nhất quyết phải ăn cho đã cơn thèm và để mai mốt đứa con tôi sinh ra sẽ không bị chảy nước miếng trong như người ta thường nói về những đứa trẻ thiếu đói trong thời kỳ mẹ chúng mang thai.
Thế nhưng khi ra đến cửa rào, tôi khựng lại. Sau một hồi chần chừ đủ lâu để bà bán bánh đi khỏi, tôi quay vào nhà nằm vật xuống. Những giọt nước mắt không cố ý tự dưng trào ra. Tôi nghĩ, không ăn bánh thì cũng không sao nhưng mình phải nhịn thèm để dành tiền mua thêm miếng thịt, con cá cho chồng. Anh ấy cần tẩm bổ vì phải làm việc cực nhọc trên công trường.
Quân, chồng tôi là kỹ sư xây dựng nhưng khi đó anh phải chấp nhận làm công nhân vì xin việc chỗ nào người ta cũng đòi lý lịch tốt trong khi chồng tôi sinh ra trong gia đình sỹ quan chế độ cũ.
Do ăn uống thiếu thốn, tôi sinh bé Na chỉ có 2,2 ký. Nhìn cháu ngoại như con mèo hen, cha tôi an ủi: “Không sao đâu con, ra ngoài rồi nuôi nó lớn mấy hồi”. Đến lúc ấy cha mới biết do tôi ăn uống quá thiếu thốn nên đứa bé nhẹ cân. Chỉ có điều, cha không hề biết tôi đã nhịn miệng cho chồng.
Rồi cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Bé Na lớn một chút, tôi gởi nhà trẻ và đi làm. Công việc của Quân ổn định hơn vì anh vốn có tài. Chúng tôi thuê căn nhà rộng rãi hơn, cuộc sống thoải mái hơn. Có lần Quân bảo tôi: “Công nhận em giỏi thiệt. Nếu không có em thu vén thì chắc bây giờ mình vẫn khó khăn. Mấy người bạn ra trường cùng khóa với anh giờ vẫn lông bông, công việc còn chưa có, nói gì đến vợ con, nhà cửa…”.
Tôi thầm cảm ơn anh đã đánh giá đúng công sức và sự hi sinh của tôi cho gia đình. Tôi nghĩ đó chính là chất kéo kết dính tình nghĩa của chúng tôi mãi mãi.
Rồi tôi sinh đứa con thứ hai. Anh bỗng nảy ra ý định: “Thôi, em cứ ở nhà nghỉ cho khỏe, chăm sóc con để anh yên tâm ra ngoài kiếm tiền”. Thoạt đầu tôi không chịu vì tôi sợ nếu chỉ để một mình anh lo kinh tế thì sẽ vất vả. Nhưng anh khăng khăng: “Anh lo được, em cứ ở nhà. Khi nào lo không nổi, anh sẽ nói với em”.
Cuối cùng rồi tôi cũng phải xin nghỉ việc ở nhà trông con. Niềm vui của tôi là buổi sáng đưa đứa lớn đi học rồi ghé ngang chợ mua thức ăn, sau đó về nhà dọn dẹp, cơm nước, chăm đứa nhỏ… Đôi khi tôi cũng buồn nhưng nghĩ đây cũng là công việc, đồng thời còn là sự hi sinh vì chồng, vì con…
Thế nhưng tôi đã sai lầm. Những bữa trưa anh về nhà ăn cơm thưa dần. Rồi đến những buổi chiều, bàn ăn chỉ có 3 mẹ con. Tôi nhìn những thứ thức ăn mà mình đã chăm chút làm mà trào nước mắt. Tôi đã làm những thứ đó với hi vọng khi anh ngồi vào bàn ăn sẽ thấy ngon miệng, thấy được tình yêu thương tôi dành cho anh…
Thế nhưng anh chẳng bao giờ nhận ra điều đó. Lên bàn ăn, anh lơ đễnh và, nuốt rồi nhanh chóng buông đũa. Anh cũng không chuyện trò, trêu đùa với con. Có lần tôi hỏi thì anh bảo do công việc ở công ty nhiều quá, lúc này anh đã là phó giám đốc nên rất nhiều áp lực.
Tôi muốn chia sẻ với anh, ít ra thì cũng là chuyện trò, thăm hỏi, động viên… nhưng mỗi lần tôi hỏi han thì anh lại gạt đi: “Chuyện của anh, em biết gì mà hỏi? Thôi, đi lo cho mấy đứa nhỏ đi, nó làm ồn ào, anh mệt quá”. Tôi lẳng lặng quay ra ôm con. Anh đã quên rằng, tôi và anh học cùng lớp, cùng trường. Ngành xây dựng của anh thì có gì xa lạ với tôi? Thậm chí ngày đi học, tôi còn học giỏi hơn anh...
Rồi điều gì phải đến đã đến. Anh có bồ nhí bên ngoài. Ban đầu anh còn giấu giếm, nhưng sau đó công khai thừa nhận: “Đàn ông nào cũng vậy, miễn là anh đem tiền về đầy đủ cho em, cần gì em phải làm lớn chuyện kia chứ?”. Khi một người đàn ông đã dứt tình thì họ thật tàn nhẫn, phũ phàng. Họ luôn thấy việc làm của mình là có lý và cho rằng lỗi lầm thuộc về đối phương.
Chồng tôi cũng vậy. Anh đổ thừa tôi không biết chăm sóc bản thân, không nói năng dịu nhẹ; không quan tâm chồng làm gì, nghĩ gì… Anh còn rất nhiều lý do khác, trong đó có lý do tôi không biết chiều chuộng anh trong chuyện chăn gối… Khi nhớ lại những điều anh đã nói, tôi không thể nào ngăn được mình đừng khóc. Lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng đó chính là một cách giết người tinh vi, tàn nhẫn nhất…
Chưa hết, anh còn công khai đi lại với người phụ nữ ấy đến những chỗ quen biết trước đây của chúng tôi. Chẳng biết cô ta nói gì mà những người quen khi gặp tôi đều nói rằng, tôi quá ngu dại khi bỏ Quân. Trời ơi, tôi bỏ anh khi nào? Chỉ có anh tham sang phụ khó, tham vàng bỏ ngãi, mê đắm sắc dục mà ruồng bỏ vợ con chớ tôi bỏ anh khi nào?
Điều đó như giọt nước tràn ly. Tôi nghĩ mình quá ngu dại khi cứ sợ làm mất danh dự của chồng nên cứ im lặng. Tôi nhất định phải làm cho ra lẽ. Tôi đến thẳng công ty gặp anh và cô gái đó. Thế nhưng anh đã cho bảo vệ mời tôi về. Tôi không về mà ngồi lì ở cổng công ty. Cuối cùng anh phải xuất hiện.
Câu đầu tiên, anh nói với tôi là: “Về viết đơn ly hôn đi”. Khi nói điều này, vẻ mặt anh đanh lại trông rất dữ dằn. Tôi bỗng luống cuống: “Em chỉ muốn gặp anh và cô ta để nói chuyện phải quấy…”. Anh ghé sát tai tôi: “Tôi chán cô lắm rồi. Về đi, đừng để cho tôi thấy cái bản mặt hắc ám của cô nữa”.
Tôi nhìn sững anh. Rồi nước mắt cứ tuôn chảy. Những chuyện anh làm, những lời nói cay độc phũ phàng của anh đúng là một kiểu giết người không gươm đao. Nó chọc thẳng vào trái tim tôi, làm cho nó rỉ máu. Mười mấy năm vợ chồng, khi anh nói bỏ là bỏ…
Khi một người đàn ông đã muốn ra đi thì không gì có thể níu kéo. Tôi đã níu kéo trong vô vọng nhưng cuối cùng cũng phải buông tay. Tôi nói với người phụ nữ kia: “Các người là một lũ giết người. Rồi đây các người sẽ bị quả báo”.
Khi nói những điều này, tôi chỉ nghĩ đơn thuần theo lý luận nhân- quả mà người đời thường nói. Tôi đâu biết điều ấy đã linh ứng. Trong một lần họ đi với nhau, tai nạn đã xảy ra. Cô ta phải cưa mất một chân, mù một con mắt. Quân còn nặng hơn. Anh bị chấn thương sọ não, giờ cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn…
Thoạt đầu tôi nghĩ đáng đời những kẻ giết người. Thế nhưng sau đó tôi thấy họ thật đáng thương. Có lần tôi gặp Quân đi lang thang ngoài đường. Tôi đã âm thầm đi theo anh cho đến khi thấy anh giở nắp thùng rác ven đường. Có lẽ anh đói và nghĩ đó là nồi cơm và anh giở nắp như những ngày hai đứa còn nghèo túng. Mỗi trưa đi làm về anh hay giở lồng bàn xem hôm nay được vợ cho ăn gì…
Tôi phải thú thật là mình rất mềm lòng. Tôi đưa anh về nhà. Hai đứa nhỏ thấy cha thì vừa ngạc nhiên, vừa đau xót. Bé Na rụt rè bảo tôi: “Mình cho ba ở lại đây nha mẹ”.
Tôi không trả lời con bởi lúc đó thương giận trong tôi đang trào lên. Hơn nữa, giờ đây tôi đã muốn có một cuộc sống khác. Những gì anh làm thì anh phải chịu trách nhiệm chứ sao lại bắt tôi phải gánh vác?
Khi phản bội tôi đi theo người khác, anh đâu nghĩ mình có ngày này… Nhận anh về chẳng khác nào tôi phải gánh lấy hậu quả tội “giết người” của anh và người tình của anh sao?
(Theo nld.com.vn)
Truyện Tiền Thân Đức
Phật: Con Dê Cười và Khóc
Một ngày kia, khi Đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), một số Tỳ Kheo hỏi ngài là có lợi ích gì không, khi giết dê, cừu, và những sinh vật khác để cúng giỗ người thân đã qua đời.
Đức Phật trả lời, "Nầy các Tỳ Kheo, không, chắc chắn là không có gì tốt khi ta giết chết sinh vật, dù với mục đích làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết." Rồi Đức Phật kể câu chuyện xảy ra trong quá khứ:
Một ngày xa xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Baranasi, một vị Bà La Môn quyết định làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết và mua một con dê để giết. Ông nói với các đệ tử, "Các con hãy dẫn con dê nầy xuống sông, tắm rửa, kỳ cọ, đeo vòng hoa vào cổ nó, rồi các con lấy ngũ cốc cho nó ăn, xong mang nó về đây." "Dạ vâng, thưa Thầy," các đệ tử trả lời, rồi dẫn dê ra sông.
Trong khi họ đang tắm rửa và kỳ cọ con dê, con dê bật cười lớn, tiếng cười vang ầm lên như tiếng cái nồi bị đập vỡ nát. Rồi, lạ kỳ thay, nó lại òa khóc lớn tiếng.
Các người đệ tử trẻ đã ngạc nhiên trước hành vi nầy. "Tại sao có lúc ngươi bật cười," họ hỏi con dê, "và tại sao bây giờ ngươi lại òa khóc lớn tiếng?"
"Chúng ta hãy đến gặp thầy của anh, rồi anh lập lại câu hỏi trên," dê trả lời.
Các đệ tử vội vàng dẫn dê đến gặp thầy và kể lại chuyện đã xảy ra lúc ở dòng sông. Sau khi nghe xong chuyện, vị thầy hỏi con dê tại sao lúc thì nó cười, lúc thì nó khóc.
Con dê bắt đầu kể, "Nầy ông Bà La Môn, trong tiền kiếp, tôi là một người Bà La Môn dạy kinh Vệ Đà (Veda) giống như ông. Tôi cũng giết một con dê làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết. Chỉ vì giết chết một con dê, đầu tôi đã bị chặt đứt 499 lần. Tôi cười vì tôi biết đây là lần tái sinh cuối cùng, để làm con vật bị người giết chết. Ngày hôm nay, tôi sẽ được giải thoát khỏi sự đau khổ. Nhưng tôi khóc vì tôi biết rằng, khi ông giết tôi, ông cũng cam chịu bị chặt đầu 500 lần. Vì thương cảm, tôi đã khóc dùm ông."
Vị Bà La Môn nói, "Dê ơi, nay ta hiểu rồi, ta sẽ không giết ngươi đâu."
Con dê kêu lên, "Ông Bà La Môn, dù ông giết hay tha, tôi cũng không thoát chết ngày hôm nay."
Vị Bà La Môn trấn an con dê, "Đừng lo, ta sẽ bảo vệ cho ngươi."
Dê nói với vị Bà La Môn, "Ông không hiểu đâu, sức bảo vệ của ông thì yếu, trong khi nghiệp lực sinh ra do những việc ác tôi làm thì rất mạnh."
Vị Bà La Môn tháo giây cột dê rồi nói với các đệ tử, "Không để bất cứ ai làm hại con dê nầy." Họ vâng lời rồi theo dõi con dê để bảo vệ nó.
Sau khi con dê được thả, nó bắt đầu đi gặm cỏ. Nó cố gắng nhoài cổ ra, để gặm những chiếc lá trên một bụi cây, mọc gần đỉnh một tảng đá lớn. Ngay lúc đó, một tia sét đánh vào tảng đá, làm vỡ một mảnh đá sắc nhọn như dao, bay ra, gọn gàng chặt đứt đầu dê. Đám đông đã tụ tập quanh con dê chết, và bàn tán sôi nổi về tai nạn kinh ngạc nầy.
Một vị thần cây đã quan sát tất cả mọi chuyện xẩy ra, từ lúc mua con dê về, cho đến khi con dê bị chết, câu chuyện xem y hệt như môt vở bi kịch, rồi ông lấy ra một bài học từ câu chuyện nầy, để nhắc nhở và khuyên răn đám đông: "Mọi người đều biết rằng hậu quả của việc làm ác, là kiếp sau sẽ phải chịu khổ đau, cho nên chúng ta phải chấm dứt ngay việc giết chết sinh vật. Địa ngục khủng khiếp đang đón chờ những kẻ làm việc ác đức như thế." Sau khi vị thần cây giải thích về luật nhân quả, ông đã làm người nghe cảm thấy rùng mình kinh hãi, đớn đau cho những ai phải đọa xuống địa ngục. Vì quá hãi sợ, nên mọi người đã quyết định từ bỏ việc giết chết sinh vật để cúng giỗ người chết. Rồi vị thần cây còn dạy dỗ mọi người, học thêm về Giới Luật cùng khuyến khích mọi người làm những việc thiện lành.
Một thời gian sau, vị thần cây mất. [Vì đã làm nhiều việc thiện, nên vị thần cây hưởng quả tốt lành, do đó khi ông mất,] ông đi theo nghiệp tốt của ông nghĩa là về cõi tốt đẹp. Rồi qua nhiều thế hệ sau đó, mọi người vẫn tiếp tục thực hành Giới Luật, và họ đã dành nhiều thời giờ để làm việc từ thiện, cùng những việc làm lợi ích khác, thế nên, nhiều người đã được tái sinh vào cõi trời.
Đức Phật kết thúc bài giảng, rồi ngài cho mọi người biết Tiền Thân của truyện, "Trong kiếp đó, ta đã là vị thần cây."
Ảnh : Vị Thần Cây, và con dê bị chặt đứt đầu (Source-Nguồn: brelief.org)
Một ngày kia, khi Đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), một số Tỳ Kheo hỏi ngài là có lợi ích gì không, khi giết dê, cừu, và những sinh vật khác để cúng giỗ người thân đã qua đời.
Đức Phật trả lời, "Nầy các Tỳ Kheo, không, chắc chắn là không có gì tốt khi ta giết chết sinh vật, dù với mục đích làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết." Rồi Đức Phật kể câu chuyện xảy ra trong quá khứ:
Một ngày xa xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Baranasi, một vị Bà La Môn quyết định làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết và mua một con dê để giết. Ông nói với các đệ tử, "Các con hãy dẫn con dê nầy xuống sông, tắm rửa, kỳ cọ, đeo vòng hoa vào cổ nó, rồi các con lấy ngũ cốc cho nó ăn, xong mang nó về đây." "Dạ vâng, thưa Thầy," các đệ tử trả lời, rồi dẫn dê ra sông.
Trong khi họ đang tắm rửa và kỳ cọ con dê, con dê bật cười lớn, tiếng cười vang ầm lên như tiếng cái nồi bị đập vỡ nát. Rồi, lạ kỳ thay, nó lại òa khóc lớn tiếng.
Các người đệ tử trẻ đã ngạc nhiên trước hành vi nầy. "Tại sao có lúc ngươi bật cười," họ hỏi con dê, "và tại sao bây giờ ngươi lại òa khóc lớn tiếng?"
"Chúng ta hãy đến gặp thầy của anh, rồi anh lập lại câu hỏi trên," dê trả lời.
Các đệ tử vội vàng dẫn dê đến gặp thầy và kể lại chuyện đã xảy ra lúc ở dòng sông. Sau khi nghe xong chuyện, vị thầy hỏi con dê tại sao lúc thì nó cười, lúc thì nó khóc.
Con dê bắt đầu kể, "Nầy ông Bà La Môn, trong tiền kiếp, tôi là một người Bà La Môn dạy kinh Vệ Đà (Veda) giống như ông. Tôi cũng giết một con dê làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết. Chỉ vì giết chết một con dê, đầu tôi đã bị chặt đứt 499 lần. Tôi cười vì tôi biết đây là lần tái sinh cuối cùng, để làm con vật bị người giết chết. Ngày hôm nay, tôi sẽ được giải thoát khỏi sự đau khổ. Nhưng tôi khóc vì tôi biết rằng, khi ông giết tôi, ông cũng cam chịu bị chặt đầu 500 lần. Vì thương cảm, tôi đã khóc dùm ông."
Vị Bà La Môn nói, "Dê ơi, nay ta hiểu rồi, ta sẽ không giết ngươi đâu."
Con dê kêu lên, "Ông Bà La Môn, dù ông giết hay tha, tôi cũng không thoát chết ngày hôm nay."
Vị Bà La Môn trấn an con dê, "Đừng lo, ta sẽ bảo vệ cho ngươi."
Dê nói với vị Bà La Môn, "Ông không hiểu đâu, sức bảo vệ của ông thì yếu, trong khi nghiệp lực sinh ra do những việc ác tôi làm thì rất mạnh."
Vị Bà La Môn tháo giây cột dê rồi nói với các đệ tử, "Không để bất cứ ai làm hại con dê nầy." Họ vâng lời rồi theo dõi con dê để bảo vệ nó.
Sau khi con dê được thả, nó bắt đầu đi gặm cỏ. Nó cố gắng nhoài cổ ra, để gặm những chiếc lá trên một bụi cây, mọc gần đỉnh một tảng đá lớn. Ngay lúc đó, một tia sét đánh vào tảng đá, làm vỡ một mảnh đá sắc nhọn như dao, bay ra, gọn gàng chặt đứt đầu dê. Đám đông đã tụ tập quanh con dê chết, và bàn tán sôi nổi về tai nạn kinh ngạc nầy.
Một vị thần cây đã quan sát tất cả mọi chuyện xẩy ra, từ lúc mua con dê về, cho đến khi con dê bị chết, câu chuyện xem y hệt như môt vở bi kịch, rồi ông lấy ra một bài học từ câu chuyện nầy, để nhắc nhở và khuyên răn đám đông: "Mọi người đều biết rằng hậu quả của việc làm ác, là kiếp sau sẽ phải chịu khổ đau, cho nên chúng ta phải chấm dứt ngay việc giết chết sinh vật. Địa ngục khủng khiếp đang đón chờ những kẻ làm việc ác đức như thế." Sau khi vị thần cây giải thích về luật nhân quả, ông đã làm người nghe cảm thấy rùng mình kinh hãi, đớn đau cho những ai phải đọa xuống địa ngục. Vì quá hãi sợ, nên mọi người đã quyết định từ bỏ việc giết chết sinh vật để cúng giỗ người chết. Rồi vị thần cây còn dạy dỗ mọi người, học thêm về Giới Luật cùng khuyến khích mọi người làm những việc thiện lành.
Một thời gian sau, vị thần cây mất. [Vì đã làm nhiều việc thiện, nên vị thần cây hưởng quả tốt lành, do đó khi ông mất,] ông đi theo nghiệp tốt của ông nghĩa là về cõi tốt đẹp. Rồi qua nhiều thế hệ sau đó, mọi người vẫn tiếp tục thực hành Giới Luật, và họ đã dành nhiều thời giờ để làm việc từ thiện, cùng những việc làm lợi ích khác, thế nên, nhiều người đã được tái sinh vào cõi trời.
Đức Phật kết thúc bài giảng, rồi ngài cho mọi người biết Tiền Thân của truyện, "Trong kiếp đó, ta đã là vị thần cây."
Ảnh : Vị Thần Cây, và con dê bị chặt đứt đầu (Source-Nguồn: brelief.org)
Kiếp trước làm đồ tể, kiếp này làm
đầu trâu mặt ngựa
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương, miệng và mũi như bị che lấp, tiếng thở bằng miệng phì phào. Quan sát kỹ mặt chú bé hiện rõ tựa như một cái đầu trâu. Qua tiếp xúc mới biết bố đẻ chú là Lê Trung Hà ở tại nhà 348 khu phố 1 thị trấn Bến Sung, Như Thanh, Thanh Hoá. Chú bé có đầu kỳ dị là Lê Trung Tuấn sinh năm 2000 năm nay 14 tuổi, mắc bệnh này 4 năm nay rồi.
Gia đình chú đã ngược xuôi đưa chú đi khắp từ bệnh viện địa phương đến trung ương tìm các lương y mọi miền để chữa chạy cho chú. Gia đình đã khánh kiệt tài sản để chữa trị cho đứa con trai đầu lòng, nhưng vẫn không tìm ra bệnh! Có lẽ gia đình tìm đến chùa Ba Vàng là cửa ngõ cuối cùng, vì nghe tiếng là ngôi chùa linh thiêng phật pháp màu nhiệm. Thầy trụ trì và Tăng ni ở đây vô cùng từ bi và thường hành hạnh bố thí ban vui cứu khổ. Mặc dù lúc này đã gần 9 giờ tối các Thầy đang họp bàn công việc xây dựng chùa chiền, nhưng hiệu lệnh chuông bất ngờ, chỉ trong nháy mắt tại chính điện chư Tăng, Ni hàng trăm người và phật tử đã tụ hội nghe lời thuyết giảng của Thầy trụ trì.
Theo một số nhà ngoại cảm nói do kiếp trước của Lê Trung Tuấn là 1 đồ tể đã từng giết khá nhiều trâu, bò, chó, dê... nên kiếp này phải gánh chịu quả báo nặng nề như là súc sinh, và linh hồn lại đầu thai vào 1 gia đình kém phước. Đó là sự cộng nghiệp do gieo nhân bất thiện ở đời trước, ngôi nhà chú đang ở lại xây dựng trên 1 ngôi mộ cũng tạo nên sự oán thù của vong linh. Biết rõ nguyên nhân cả gia đình và chú Tuấn cùng dập đầu trước Tam bảo ăn năn sám hối tội lỗi đã gây tạo. Thầy trụ trì đã khai thị cho cả 3 đối tượng: gia đình chú Tuấn, các vong súc sinh và vong linh tại nơi đất ở nhà chú. Như Kinh Phật dạy: một khi nghiệp quả kéo lôi, thật là khó trốn. Dù cho trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp làm kia không mất, nhân duyên khi hội ngộ, quả báo lại tự mang. Báo ứng chú phải mang bởi nghiệp sát quá nặng, các vong súc sinh cũng vì vô minh che lấp tạo nhiều nghiệp ngu si mà đoạ làm kiếp súc vật, vong nơi đất ở cũng bởi tạo nhân bất thiện mà vẫn chưa được siêu thoát.
Thầy trụ trì đã khai thị rõ tất cả bởi vô minh si ám tạo nghiệp chẳng lành, hay duyên nợ đời trước nay gặp nhau lại oan oan tương báo. Nếu không giác ngộ quy y Tam bảo thì đời đời kiếp kiếp còn bị đoạ lạc thống khổ. Nay hồi tâm quy y Phật, Pháp, Tăng được giác ngộ, giải thoát khỏi tam đồ, ác đạo. Từ giờ phút này trở đi Thầy đồng đặt pháp danh nhà Phật cho mọi đối tượng trên là Thanh Tịnh để tất cả cùng thực hiện lời Phật Dạy Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan Lấy oán báo oán, oán thù chất chồng Thầy trụ trì đã khai thị cho tất cả các vong linh hãy buông xả mọi oán kết cùng nhau làm bạn lành trên con đường giác ngộ . Kết thúc buổi lễ chú Tuấn được uống dòng nước cam lồ đại bi, khuôn mặt chú vui tươi rạng rỡ hẳn lên, nhoẻn nụ cười kín đáo như tỏ lòng tri ân Tam bảo, tri ân Thầy trụ trì, Tăng ni và đại chúng.
Quả báo của sát sinh, ăn thịt chúng sanh xuất hiện ở đủ mọi hình tướng, những oan gia trái chủ sẽ theo chúng ta hết kiếp này đến kiếp khác, chờ dịp trả oán nếu chúng ta không biết tu tập, sám hối, tu thân tích đức, hồi hướng cho họ thì khi nhân duyên đầy đủ họ sẽ có cơ hội trả thù.
Đại sư Ấn Quang (hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát) dạy rằng:
"Tai họa sát sanh, ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau.
Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.
Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên.
Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?
Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt.
Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.
Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa).
Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.
(Ghi chú: CHÙA BA VÀNG - Phường Quang Trung ,Thành Phố Uông Bí , Tỉnh Quảng Ninh).
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương, miệng và mũi như bị che lấp, tiếng thở bằng miệng phì phào. Quan sát kỹ mặt chú bé hiện rõ tựa như một cái đầu trâu. Qua tiếp xúc mới biết bố đẻ chú là Lê Trung Hà ở tại nhà 348 khu phố 1 thị trấn Bến Sung, Như Thanh, Thanh Hoá. Chú bé có đầu kỳ dị là Lê Trung Tuấn sinh năm 2000 năm nay 14 tuổi, mắc bệnh này 4 năm nay rồi.
Gia đình chú đã ngược xuôi đưa chú đi khắp từ bệnh viện địa phương đến trung ương tìm các lương y mọi miền để chữa chạy cho chú. Gia đình đã khánh kiệt tài sản để chữa trị cho đứa con trai đầu lòng, nhưng vẫn không tìm ra bệnh! Có lẽ gia đình tìm đến chùa Ba Vàng là cửa ngõ cuối cùng, vì nghe tiếng là ngôi chùa linh thiêng phật pháp màu nhiệm. Thầy trụ trì và Tăng ni ở đây vô cùng từ bi và thường hành hạnh bố thí ban vui cứu khổ. Mặc dù lúc này đã gần 9 giờ tối các Thầy đang họp bàn công việc xây dựng chùa chiền, nhưng hiệu lệnh chuông bất ngờ, chỉ trong nháy mắt tại chính điện chư Tăng, Ni hàng trăm người và phật tử đã tụ hội nghe lời thuyết giảng của Thầy trụ trì.
Theo một số nhà ngoại cảm nói do kiếp trước của Lê Trung Tuấn là 1 đồ tể đã từng giết khá nhiều trâu, bò, chó, dê... nên kiếp này phải gánh chịu quả báo nặng nề như là súc sinh, và linh hồn lại đầu thai vào 1 gia đình kém phước. Đó là sự cộng nghiệp do gieo nhân bất thiện ở đời trước, ngôi nhà chú đang ở lại xây dựng trên 1 ngôi mộ cũng tạo nên sự oán thù của vong linh. Biết rõ nguyên nhân cả gia đình và chú Tuấn cùng dập đầu trước Tam bảo ăn năn sám hối tội lỗi đã gây tạo. Thầy trụ trì đã khai thị cho cả 3 đối tượng: gia đình chú Tuấn, các vong súc sinh và vong linh tại nơi đất ở nhà chú. Như Kinh Phật dạy: một khi nghiệp quả kéo lôi, thật là khó trốn. Dù cho trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp làm kia không mất, nhân duyên khi hội ngộ, quả báo lại tự mang. Báo ứng chú phải mang bởi nghiệp sát quá nặng, các vong súc sinh cũng vì vô minh che lấp tạo nhiều nghiệp ngu si mà đoạ làm kiếp súc vật, vong nơi đất ở cũng bởi tạo nhân bất thiện mà vẫn chưa được siêu thoát.
Thầy trụ trì đã khai thị rõ tất cả bởi vô minh si ám tạo nghiệp chẳng lành, hay duyên nợ đời trước nay gặp nhau lại oan oan tương báo. Nếu không giác ngộ quy y Tam bảo thì đời đời kiếp kiếp còn bị đoạ lạc thống khổ. Nay hồi tâm quy y Phật, Pháp, Tăng được giác ngộ, giải thoát khỏi tam đồ, ác đạo. Từ giờ phút này trở đi Thầy đồng đặt pháp danh nhà Phật cho mọi đối tượng trên là Thanh Tịnh để tất cả cùng thực hiện lời Phật Dạy Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan Lấy oán báo oán, oán thù chất chồng Thầy trụ trì đã khai thị cho tất cả các vong linh hãy buông xả mọi oán kết cùng nhau làm bạn lành trên con đường giác ngộ . Kết thúc buổi lễ chú Tuấn được uống dòng nước cam lồ đại bi, khuôn mặt chú vui tươi rạng rỡ hẳn lên, nhoẻn nụ cười kín đáo như tỏ lòng tri ân Tam bảo, tri ân Thầy trụ trì, Tăng ni và đại chúng.
Quả báo của sát sinh, ăn thịt chúng sanh xuất hiện ở đủ mọi hình tướng, những oan gia trái chủ sẽ theo chúng ta hết kiếp này đến kiếp khác, chờ dịp trả oán nếu chúng ta không biết tu tập, sám hối, tu thân tích đức, hồi hướng cho họ thì khi nhân duyên đầy đủ họ sẽ có cơ hội trả thù.
Đại sư Ấn Quang (hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát) dạy rằng:
"Tai họa sát sanh, ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau.
Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.
Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên.
Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?
Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt.
Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.
Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa).
Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.
(Ghi chú: CHÙA BA VÀNG - Phường Quang Trung ,Thành Phố Uông Bí , Tỉnh Quảng Ninh).
Nhường đường khi lái xe:
Đã không ít tai nạn chết người xảy ra khi người lái xe giành đường, do vậy khi người lương thiện chạy xe trên đường phải giữ chánh niệm và biết rằng đây cũng là cơ hội cho ta tạo ra nghiệp tốt. Nhường đường cho người khác là chúng ta chạy chậm lại khi có người muốn vượt lên trước mình, dằn hết tất cả cảm giác khó chịu xuống hay không bóp kèn khi có người quẹo xe ẩu hoặc thậm chí đụng phải xe của mình. Những phiền não như vậy trong việc giao thông là những cơ hội cho ta đào luyện tâm trí với một nụ cười hoan hỷ trong bình tĩnh. Chúng ta cũng có thể nhường đường cho người khác ngay cả khi mình có quyền ưu tiên. Khi không có ý tưởng xem con đường là nơi tranh chấp giữa mình và những người lái xe khác, việc giao thông của chúng ta sẽ thú vị hơn nhiều và mỗi lần nhường đường cho người nào, chúng ta sẽ rất vui lòng vì biết rằng việc kềm chế tánh dễ nổi nóng của mình và đây cũng là một cách để tạo nghiệp tốt mà kết quả có về sau là đời sống của mình luôn gặp mọi sự hanh thông và may mắn về sau.
Bữa nọ, tôi nhảy lên một chiếc taxi vội vã đến sân bay. Xe chúng tôi đang chạy thì bỗng có một chiếc xe khác từ bãi đậu chồm ra ngay trước mũi. Bác tài taxi nhanh chân đạp thắng, xe lết đi, và chỉ thoát đụng phải chiếc xe kia trong gang tấc !
Người lái xe nọ trân cổ lên nhìn chúng tôi lơ láo rồi cất tiếng chửi bới. Bác tài taxi chỉ mỉm cười và còn vẫy tay chào gã.Thấy thế, tôi bèn hỏi tại sao bác lại xử sự như vậy khi tên kia suýt chút nữa đã làm tan nát chiếc xe của bác và đưa cả hai chúng tôi vào nhà thương ?
Bác tài giải thích rằng: Trong cuộc sống có rất nhiều người không khác gì…xe chở rác. Họ chạy lông nhông ngoài đường với tâm trạng chứa đầy rác bởi những thất vọng, ghanh ghét, thù hận, tức giận, bất mãn với đời....... Rác càng chồng chất thì họ càng muốn trút xả bất kỳ lúc nào, ở đâu và đôi lúc xui xẻo bạn lại là nạn nhân của họ.
Vậy tại sao bạn phải chuốc lấy đống rác ấy nhỉ? sao không mỉm cười, vẫy tay chào họ, chúc họ mau ''sạch sẽ '' rồi tiếp tục con đường mình đi!? Nhớ đừng lấy ''cọng rác'' nào của họ để lên những người khác nơi mình làm việc, trong gia đình hay cho những người mình gặp.
Ðiểm then chốt cần nhớ là những người thành công sẽ không bao giờ để cho rác rưởi xen vào chiếm đoạt một giờ nào của đời mình. Cuộc sống vốn đã quá nhiều vất vả, ngắn ngủi, vô thường thì đừng tự làm khổ thêm bản thân và người khác. Rắc rối có chăng chỉ là chưa đến 10% do bạn gây ra và hơn 90% còn lại là tùy thuộc vào cách bạn đối phó với nó như thế nào. Hãy mở lòng yêu thương, vị tha mà đối xử tốt với nhau....!
BỊ ĐỌA LÀM CHÓ
Phong
King là một ngôi làng rất đẹp. Phần đông dân chúng sống ở đó là những nông dân
chất phát. Họ rất thật thà và chăm chỉ làm việc. Mọi người đều ăn ở hòa thuận
với nhau nên cuộc sống của họ rất hạnh phúc.
Trong
làng có một gã hèn mọn xấu xa, tên Trần. Ông ta làm chủ một cửa tiệm nhỏ, việc
làm ăn buôn bán khá phát đạt, nhờ vậy lần hồi ông dành dụm được một số tiền
nhỏ.
Trần thích uống rượu và ăn thịt chó.
Khi rảnh rỗi, ông mua rượu và nấu thịt chó để tổ chức ăn nhậu.
Ông
thường nói với mọi người: “Thịt chó có mùi vị thơm tho và ăn thật hết xẩy.
Không có gì ăn khoái khẩu bằng thịt chó nấu đúng điệu và nhậu nó với rượu thật
ngon!” Ông Trần thích mời bạn bè đến dự tiệc, và trong nhiều năm, ông đã giết
một số thịt chó.
Năm
1756 ông Trần bị ốm. Ngày nọ, ông ngất xỉu, phải lên giường nằm, nhưng các bác
sĩ không biết ông đau bệnh gì.
Vợ ông
hết lòng ở bên cạnh chăm sóc, nhất là sau khi ông bị liên tục té xỉu ngất đi.
Vào một đêm khuya, ông Trần quay tròn và nhào lộn, nhưng bà vợ không thể giúp
ông được gì. Rồi bà nghe ông nói lảm nhảm. Bà ghé sát tai vào và hoảng kinh khi
nghe ông nói:
“Kìa,
con chó đen khác đến!
“Con
chó vá tới cắn tôi!
“Hai,
ba, bốn và nhiều con chó khác nữa đếm không hết, xin bà con đến lôi giúp mấy
con chó ra và xua đuổi chúng đi giùm cho!”
Rồi
ông Trần la hét lớn tiếng khiến mọi người trong nhà thức giấc. “Hãy giúp tôi!
Hãy giúp tôi! Ai đó, hãy đến cứu tôi với!” Mọi người đều nghe tiếng ông, nhưng
không ai thấy con chó nào hết. Tất cả đều chứng kiến cảnh ông Trần quay tròn và
nhào lộn trên giường với cặp mắt ông nhìn thật dữ tợn.
Các
thân nhân của ông đều lắc đầu buồn rầu nói: “Chắc ông ta điên rồi”
Ngay
trước khi chết, ông Trần bò quanh dưới giường. Ông khom lưng đi bằng hai tay
với hai đầu gối, gầm gừ và sủa như chó cho đến lúc ông qua đời.
Con
người vào lúc sắp lâm chung nhắm mắt thường có các tướng trạng hiện ra báo
trước cho biết họ sẽ tái sinh vào cảnh giới nào sau khi mất. Người chết một
cách an lành, sẽ sinh lên cõi Trời hưởng nhiều phúc lạc. Kẻ nào bị đọa vào địa
ngục cũng có thể biết trước. Sự khổ đau bắt đầu hiện ra trước khi họ lìa đời và
họ chết một cách đau đớn.
Ông
Trần chắc sẽ bị đầu thai kiếp sau làm thân con chó. Và nhìn gương ông bị quả
báo nhãn tiền, một số người đã sợ hãi không dám ăn thịt chó nữa.
Người nào có nhiều "tự ái", thường cho rằng ta đây là nhứt,
cái gì của mình cũng đứng nhứt, cái gì liên quan đến mình cũng nhứt, chấp nhứt
từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ nhặt, chẳng bao giờ chịu nghe lời khuyên, thường
thấy lỗi lầm của người khác, không bao giờ cho là mình có lỗi gì cả, bất cứ
chuyện gì xảy ra cũng tìm đủ mọi cách, viện đủ lý lẽ, đổ lỗi người này, đổ thừa
người kia, tại thế này, bị thế khác, chứ không bao giờ tại mình, bởi mình, do
mình mà chuyện sai trái xảy ra cả! Người như vậy chính là người có "tâm chấp ngã" quá cao.
Cho nên người đó vẫn còn luẩn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi. Tại sao vậy? Bởi
vì những người như vậy rất nhạy cảm, phản ứng nhanh lẹ, khi tiếp xúc với cảnh
trần đời. Một lời nói vô tình, một ý kiến trái nghịch, một việc làm không vừa
ý, một cử chỉ vụng về của người khác, tất cả đều có thể khiến cho những người
như vậy nổi sân, bực tức, khó chịu, gây gổ, phê phán, bình phẩm, chỉ trích, miệt
thị, hơn thua, sống để dạ, chết mang theo. Nghĩa là vọng tâm của họ khởi lên đều
đều mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. Những người như vậy thường xuyên sống
trong tâm trạng bất an, vọng động, thậm chí đau khổ nhiều thứ, nhiều mặt bởi vì
kho tàng tâm thức chứa nhóm quá nhiều phiền não....
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật...
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật...
GƯƠNG
NHÂN QUẢ: HỒI KÝ CỦA SƯ HẰNG NGHIÊM
(Sư
cô Hằng Nghiêm là đệ tử của HT Tuyên Hóa)
Vào
thời Nhật xâm chiếm Trung Hoa, phi cơ Nhật oanh tạc cả tỉnh Hồ Bắc
làng quê tôi. Năm đó tôi 22 tuổi, cha mẹ dẫn hết cả nhà đến ga Hạ
Thắng Kiều để lên xe lửa đi Trùng Khánh, nhưng mẹ tôi không kham nổi
mệt nhọc đã chết trên đường. Phụ thân cũng lìa trần, tôi và vợ
chồng người anh ẩn trốn tại thôn Kim Ngưu. Hàng ngày nhớ cha mẹ, mỗi
tối tôi nhìn trắng, nhắm hư không lễ bái, thầm cầu được biết phụ
mẫu giờ đang ở đâu?
Ba
ngày sau, một tối nọ, tôi đang buồn nhớ song thân thì thiếp đi. Bỗng
thấy có một vị xuất gia tướng mạo trang nghiêm, tay cầm phát trần
bảo tôi:
-
Con muốn gặp cha mẹ ư? Ta sẽ dẫn đi!
Ông
bảo tôi đi trước, chỉ thấy hai bên đường cây cối rậm rạp sầm uất
nhưng sạch sẽ xanh tươi. Không bao lâu thấy trước mặt xuất hiện một
cái thành, cổng thành rất cao, tôi phải ngước đầu lên nhìn, thấy trên
cổng có đầy đinh nhọn. Tôi cùng vị Tăng tiến tới, thấy bên trong cổng
có một ngôi nhà to, cửa kính. Vị Tăng kêu tôi đứng đó đợi chút, để
ông đi đăng ký, tôi hỏi: - Vì sao phải đăng ký? Ông bảo: - Con còn phải
trở về mà!
Trong
lúc ông đăng ký, tôi thấy một thanh niên mặc áo lam, quần dài. Đây
chẳng phải là biểu huynh con dì hay sao? Tôi mừng quá bèn gọi: - Biểu
ca! Biểu ca!.
Nhưng
thật lạ, anh giống như không thấy không nghe, chẳng hay biết chi, cứ
làm như không có việc gì. Vị Tăng đăng ký xong, quay lại dẫn tôi đi.
Đi
một quãng không xa lắm, tôi nhìn thấy một vùng thảo nguyên rộng lớn,
có trâu bò, ngựa, heo, dê, nai….v.v…các loài thú ở đây nhiều không kể
xiết. Thấy trâu bò ven đường trừng mắt ngó mình, tôi phát sợ không
dám đi. Vị Tăng phẩy phất trần một cái, chúng liền quay mặt đi. Tôi
nghĩ thầm: “Những con vật này còn sống cả mà”. Bèn tiếp tục tiến
tới, thấy một vùng cây cối rậm rạp, cỏ hoa đủ màu sắc. Phía trên
có nhiều loài chim xinh đẹp, bên dưới có nhiều gà vịt, ngỗng….toàn
là loài điểu cầm hai chân.
Tôi
đi tiếp không bao lâu thì thấy người chị họ – con dâu của cô tôi – thân
không mặc y phục, chỉ khoác cái khăn lông trắng ngang eo. Chị ngồi trên
tảng đá, ôm một hài nhi, tóc dài xỏa đến lung, nét mặt giống như
ngủ vừa mới thức, còn chưa kịp tẩy rửa nên khóe mắt vẫn còn đóng
ghèn. Tôi kêu tên chị, nhưng chị cũng hệt như anh họ, không nghe hay
thấy gì đến sự hiện diện của tôi, nên chẳng hề quay đầu lại.
Tôi
không chịu nổi nữa bèn bước tới, vị Tăng vẫn theo sau. Tiếp tục đi
một quãng không xa, thì tôi thấy xuất hiện một cột đồng nóng đỏ tỏa
khói, có người đang ôm chặt, giống như là bị dán dính trên đó vậy.
Nhìn kỹ tôi giật mình: “Đây chẳng phải là thiếu gia X, láng giềng
của tôi hay sao? Vì sao mà phải thọ tội trên đó? Vị Tăng nói:
-
Ông ấy phạm tội hoang dâm – tức dụ dỗ các bé gái và hại đời họ,
cho nên phải nhận hình phạt này.
Tôi
nhớ hồi sống trên thế gian, ông X làm nghề mộc, nhà rất giàu, có
tài sản lắm, cũng thường hay xuất tiền cứu tế cho người nghèo. Vị
thiếu gia này giỏi thi văn, làm việc vui vẻ thoải mái, ai mà ngờ tâm
đầy tà dục, lén tạo lắm ác hạnh. Do sống buông thả, hoang dâm mà
giờ phải thọ tôi, chẳng biết khi nào mới thoát khổ đây?
Giờ
mới biết nếu phóng túng nhục dục thì “gái nằm giường lửa, trai ôm
cột đồng”, câu này quả là có thật. Người thế gian nếu biết rõ hình
phạt này, há không cẩn thận ư?
Tôi
phóng mắt nhìn ra phía trước. Ôi chao! Các quỷ mặt xanh cầm chỉa ba,
đâm người vít quăng lên núi đao, thân họ bị cắt chém tơi tả, vỡ bụng
lòi ruột. Lại có quỷ dạ xoa rạch bụng người, moi tim, khoét mắt,
móc lưỡi….còn thấy cả chảo dầu sôi nấu người, cưa sắt cưa đôi người,
có người bị chém, thân chúc ngược trên tảng đá, máu me chảy tràn.
Trong
đây vang rền tiếng kêu la rên xiết, âm thanh đau đớn nghe khủng khiếp cả
tai, khiến tôi chẳng dám mở mắt ra nhìn, mà tai cũng nghe hết nổi,
sợ đến run lẩy bẩy.
Tôi
không cần hỏi vị Tăng, thừa biết đây là các chúng sanh tạo ác nên tự
thọ quả báo, nhưng tận mắt chứng kiến thực sự quá ư là kinh khủng
và xót xa.
Tôi
không muốn xem những cảnh này nữa nên quay mặt đi, chợt thấy có con
lộ khác, liền rẽ vào đó. Tôi đi mãi thì đến một ngôi nhà, thấy mẹ
tôi đang ngồi trên giường, còn em gái tôi ngồi bên cạnh. Tôi mừng quá,
vội gọi mẹ và lao tới ngồi cạnh mẫu thân. Nhưng tất cả giống như hư
vô, mẫu thân làm như không biết có tôi hiện diện. Mới đầu trong lòng
tôi khó chịu, cảm thấy rất tủi thân, cho rằng mẹ cư xử quá lạnh
lùng xa lạ, không thèm để ý tới mình, chỉ biết có muội muội, làm
như tôi không phải con trai và chẳng nhớ gì đến tôi, trong khi tôi luôn
thương nhớ bà.
Lúc
này, vị Tăng kêu tôi đi tiếp, tôi bất đắc dĩ phải bước đi. Vị Tăng
bảo: - Hãy đi gặp bào huynh của ngươi nhé!. Tôi hỏi: - Anh ấy chẳng
phải ở trong ngục sao? Vị tăng đáp: - Y không có tội lớn, chỉ là
người chồng thiếu trách nhiệm thôi, vì vợ bất hiếu mà không khuyên
bảo.
Chẳng
bao lâu, chúng tôi đi đến một ngôi biện công sở. Đây là một tòa lầu,
tôi biết ca ca ở trên lầu, liền bước lên cầu thang, thấy ca ca đang
ngồi đẩy mấy con số trên bàn tính, tôi mừng rỡ, gọi: - Anh ơi!
Nhưng
anh cũng giống như những người thân tôi đã gặp qua nơi đây, hoàn toàn
không thấy không nghe, không hay biết chi đến sự có mặt của tôi, nên
chẳng thể giao tiếp.
Vị
Tăng lại thúc tôi đi, đi mãi, hầu như đã qua không biết bao nhiêu lộ
trình. Tới một quang cảnh hết sức thanh u, rộng lớn, hiền hòa, tâm
tôi thoải mái trở lại. Tôi tiến đến một tòa nhà to lớn chói lọi
sắc vàng, xung quanh có cửa sổ trong suốt, thấy phụ thân đang ngồi
thiền bên trong.
Gặp
tôi, ông liền hỏi: - Ngươi đến để làm gì? Tôi chưa kịp đáp, vị Tăng
đã gật đầu. Cha tôi cũng gật đầu như lãnh hội ý Ngài. Tôi bảo phụ
thân: - Con không đi tiếp nữa! Và hoan hỷ ngồi bên phải phụ thân. Cha
tôi tuy chẳng nói, nhưng có vẻ hiểu được hành trình của tôi. Được
một lát thì vị Tăng bảo tôi đi, tôi không dám cãi đành đi tiếp.
Không
bao lâu, tôi đi đến một cây cầu, bề rộng khoảng 14-15 cm, vừa đặt chân
lên tôi sợ quá vội rút về, kinh hãi bủn rủn. Vị Tăng liền vung nhẹ
phất trần, nói: - Đừng sợ! Thế là tôi lại bước lên, cảm giác cầu
rất kiên cố, không còn lắc lư, tôi an tâm đi thẳng tới. Nhìn xuống bên
dưới cầu, tôi thót tim vì thấy đầy máu đỏ, trong đó lúc nhúc người
không rõ nam nữ, chẳng ai mặc y phục, còn bị mãng xà quấn quanh. Họ
giẫy giụa trồi hụp…
Tôi
hỏi vị Tăng:
-
Đây là thế nào?
Ngài
đáp:
-
Đó là ao máu dơ dâm dục, sinh sản!
Vậy
phải làm sao mới ổn?
Trưởng
lão nói: - Phải tu hành!
Tôi
hỏi: - Tu như thế nào?
Trưởng
lão đáp:
-
Giữ tâm thanh tịnh, giữ thân như ngọc, sống liêm khiết, không dục
nhiễm, không làm các điều ác, chuyên làm các việc lành (chư ác mạc
tác, chúng thiện phụng hành).
Tôi
hiểu rõ, “À” lên một tiếng to!
Tôi
tiếp tục đi tới một quãng không xa, nhìn xuống thấy màu xanh thăm
thẳm chẳng biết là nước hay trời? Ngẩng đầu nhìn lên, mới hay nước
trời một sắc, giống như ngày hạ ở Vạn Phật Thánh Thành (tên đạo
tràng của HT Tuyên Hóa), bầu trời quang đãng, vạn dặm xanh trong.
Đang
lúc tôi say sưa chiêm ngưỡng cảnh đẹp thì bị vị Tăng đẩy một cái,
thân tôi lăn tròn, bị cuốn nhanh đến tâm tư phát hoảng. Tôi giật mình
mở mắt thấy mình đang tựa vào giường, y phục ướt đẫm mồ hôi, tim
hãy còn đập mạnh.
Té
ra đây là giấc mộng, nhưng hồi tưởng lại, cảm giác vẫn rõ ràng như
thật vậy.
Năm 1945, Trung Quốc kháng Nhật thắng lợi, thế giới hòa bình, tôi quay về cố hương. Bước vào tầng ba nhà khách, thấy các bài vị trên bàn thờ đề tên ba người (anh họ, chị họ và anh ruột tôi).
Năm 1945, Trung Quốc kháng Nhật thắng lợi, thế giới hòa bình, tôi quay về cố hương. Bước vào tầng ba nhà khách, thấy các bài vị trên bàn thờ đề tên ba người (anh họ, chị họ và anh ruột tôi).
Cô
và chị dâu kéo tay tôi, khóc kể nỗi niềm ly biệt. Tôi an ủi họ, đợi
họ ngưng khóc, tôi hỏi:
-
Lúc biểu huynh chết đã mặc áo lam, quần dài như thế…phải không?
Cô
tôi khẩn trương nắm tay tôi nói:
-
Con không có mặt lúc nó qua đời, vì sao lại biết rõ như vậy?
Tôi
đáp:
-
Con đã nhìn thấy bọn họ mà, nhưng sao cô không mặc y phục cho chị dâu?
Cô
nói:
-
May là con còn sống, cảm ơn trời Phật gia hộ cho con bình an vô sự.
Nhưng lúc biểu tỷ con lìa đời, con cũng chẳng có mặt, vì sao biết
rõ điều này?
Tôi
kể mình nằm mơ xuống âm cung và đã gặp tất cả, nhưng cách đó đã hai
năm rồi.
Nghe
vậy, cô tôi mới an lòng, bèn thuật lại lúc biểu huynh tôi dứt hơi đã
mặc đồ giống y như tôi tả. Còn chị họ tôi mới sinh con được mười mấy
ngày, lúc đó thời tiết rất nóng, chị đòi đi tắm. Vừa gội đầu, tắm
rửa xong, thì cảm thấy không khỏe, ngay đó chị tắt hơi. Cô tôi vội
khoác các khăn lông che thân cho chị, mấy ngày sau hài nhi cũng chết.
Cô
phân trần nói tiếp:
-
Trước khi liệm, cô có cho nó mặc áo thọ, còn bỏ rất nhiều nệm chăn,
y phục vào quan tài. Hai vợ chồng nó trong một tháng mà lần lượt tạ
thế hết.
Biểu
huynh, biểu tỷ nguyên là vợ chồng – là con trai, con dâu cô tôi. Trong
nhà tuy giàu có, nhưng chết rồi dù cho có mặc hay đắp cho nhiều y phục
đến mấy cũng chẳng ích gì.
Lúc
sinh tiền họ là phu phụ, nhưng chết đi rồi, do nghiệp báo không đồng
nên mỗi người đi mỗi ngã, chẳng còn biết gì đến nhau nữa.
Mẫu
thân và em gái tôi giống như sống trong cõi âm. Chỉ có cha tôi do lúc
sinh tiền thường tụng kinh Kim Cang và hay ngồi thiền, dạy con theo tinh
thần Nho gia: “Lời phi lễ chớ nói, điều phi lễ chớ nghe, cảnh phi lễ
chớ nhìn, việc phi lễ chớ làm….Thà để người phụ ta chớ ta chẳng
phụ người. Phải đặt ta và cảnh người để thông cảm cho họ, muốn
trách người trước phải tự trách mình”….
Những
điều cha mẹ dạy, tôi thấm nhuần thành thói quen. Hôm nay được tu học
theo Phật, dù công phu chưa thành, song những đạo lý này luôn đem đến
lợi ích khôn cùng. Nhờ phụ thân sinh tiền học Phật nên hay cùng tôi
trao đổi, nhờ vậy mà tôi mới bước vào đường đạo.
Học
Phật không lâu, sau khi tụng kinh Địa Tạng rồi, tôi mới biết rõ vị
Tăng đưa tôi đến âm cung gặp cha mẹ, chính là Bồ-tát Địa Tạng. (Trong
kinh Địa Tạng, phẩm 12 cuốn ba, có nói rằng ai mất thân nhân nếu muốn
biết họ sinh về đâu hằng lễ tụng Bồ-tát Địa Tạng sẽ được Ngài
hiện thân dẫn đến nơi, hoặc báo cho biết chỗ thân nhân trú ngụ).
Chúng
ta đến cõi này như lữ khách, dù sống trăm năm cũng giống như giấc
mộng. Khi lìa đời thì vạn thứ chẳng thể đem theo, chỉ có tay không
đến chầu Diêm chúa. Xin hãy dừng mọi tranh giành hơn thua. Những thăng
trầm trong cuộc đời giống như vở kịch. Một khi từ giã cõi đời, ta
hoàn toàn mù tịt chỗ mình đến….
Nhưng
A-Tỳ địa ngục lại có rất nhiều người, một khi đọa vào bao giờ mới
thoát ra đây? Chỉ có thọ khổ triền miên, bất tận.
Xin
nhớ lời thiện tri thức khuyên răn, đừng phút nào quên nỗi khổ nơi địa
ngục. Hãy dũng mãnh phát tâm tu hành; giữ gìn thân, khẩu, ý thanh
tịnh. Nếu quyết tâm tu một đời không thoái chuyển, sẽ thoát khỏi biển
khổ trầm luân.
(Diệu Âm Lệ Hiếu trích từ quyển Báo ứng hiện
đời – Tác giả: Quả Khanh. Dịch giả: Hạnh Đoan)
No comments:
Post a Comment