Wednesday, April 1, 2015

NHÂN QUẢ.

NGHIÊM CƯ SĨ.

Nghiêm Đại Cư Sĩ là một nhân vật khá nổi tiếng đối với các tự viện trong nước. Sở dĩ người ta gọi ông là “Đại Cư Sĩ” là do ba điều:

- Thứ nhất: Ông rất giàu, sở hữu nhiều hãng tiệm khắp các thành phố lớn trong nước.

- Thứ hai:  Ông phát tâm in kinh, tạo tượng cúng dường bố thí cực kỳ mạnh.

- Thứ ba: Tính khí nóng nảy cũng bự tương đương.

Người như Nghiêm Đại Cư Sĩ đây, tôi đã sớm nghe danh nhưng bây giờ mới có dịp quen biết, khi ông đến bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp.

Ông khoảng chừng sáu mươi mấy tuổi nhưng đầu tóc bạc trắng hết. Thoạt nhìn, thấy ông chẳng có phong độ gì của một “đại gia”. Ngược lại, còn giống hệt một người làm công già thoái hưu. Ông mặc cái áo lạnh màu lam, quần cũng màu lam nhưng nhăn nhúm, chân mang giày du lịch mà giày cũng nhếch nhác.

Bề ngoài lôi thôi này ít khơi gợi được sự chú ý của mọi người. Nhưng vì tôi đã nghe nhắc nhiều về thành tích của ông, vốn nổi danh là kẻ “xem vàng bạc như rác rưởi”, tính rất hào phóng, rộng rãi. Có người kể: Ông có một tượng Phật bằng vàng rất quý, chỉ cần người khách đến thăm tán thán, ngưỡng mộ ngợi khen là ông liền hai tay bưng tặng, dâng cho. Hễ gặp kinh sách Phật giáo hay thì lập tức cho sắp xếp in ấn, số lượng ít nhất cũng phải đầy một container hai mươi tấn. Ông mà đến chùa nào, chỉ cần phát hiện bàn ghế, chén mâm  (nghĩa là thấy trong chùa vật dụng không đủ dùng hoặc hư hao), ông liền bỏ ra số tiền lớn để ủng hộ.

Sau này ông tuyên bố: Bây giờ tôi không đưa tiền nữa mà sẽ trực tiếp mua vật dụng chùa cần đến bởi vì từ khi ông phát hiện trong tự viện có cư sĩ nhận tiền ông xong, không những chẳng mua đồ mà còn biến mất tăm.

- Tôi cúng dường mà tạo dịp cho họ xuống địa ngục thì tôi cũng có tội nên từ nay về sau tôi chỉ cung ứng đồ chứ không đưa tiền! Ông trợn mắt nói với vẻ rất tức giận.

Ông còn vì ngôi chùa nọ tạc một tôn tượng Quán Thế Âm cao 22m bằng gỗ thơm, cho thếp vàng toàn bộ là 2 kg, tiêu hơn trăm vạn nhân dân tệ.

Hòa thượng Diệu Pháp mời ông ngồi, hiền hòa hỏi:

- Sớm đã nghe nói về ông, có chuyện gì mà muốn tìm ta, hiện tại ông đã thoái hưu rồi có phải không?

Nghiêm cư sĩ kể hai chân mình đi đứng khó khăn, cảm giác rất nặng, ngoài ra còn bị nhức đầu mấy mươi năm nay, đã khám đủ các bệnh viện nổi danh trong và ngoài nước, tốn bộn tiền nhưng không hiệu quả. Ông cũng có bái thỉnh mấy vị Phật sống Tây Tạng, xin quán đảnh cho nhưng vẫn không thể dứt được chứng nhức đầu.

Hiện tại ông đã giao xí nghiệp cho các con quản lý, tự mình niệm Phật, tới lui các tự viện. Thực tế là muốn cầu chư Phật, Bồ Tát gia trì cho bệnh thuyên giảm, nếu không ông ăn ngủ đều bị phiền muộn, dẫn đến tính tình nóng nảy, hay cáu bực. Ông thành thật thưa với Sư phụ:

- Con thừa hiểu tiền tài, thế lực dù lớn bao nhiêu cũng không thắng nổi nghiệp lực, không giúp giải hết nỗi ưu tư. Cho nên mấy năm nay con tận tâm tận lực làm chút việc cho Phật giáo, hi vọng tương lai ra đi có thể an lành vãng sanh, không thống khổ. Đọc quyển “Báo Ứng Hiện Đời” rồi con mới biết danh Sư Phụ, thông qua nhiều mối giao lưu, dò la dữ lắm mới rõ được chỗ Ngài cư trú nên mạo muội tìm đến bái kiến. Con cũng hiểu Ngài bế quan tu không tiếp khách nhưng con vẫn cố chấp, ráng tìm đến trước cửa. Xin Hòa thượng từ bi hiểu mà tha thứ cho con. Con một mực rất muốn biết, tại sao con vì Phật giáo tạo nhiều công đức lớn nhỏ có đủ, thậm chí đã ăn chay bao nhiêu năm nay, không những bệnh nhức đầu không khỏi mà hai chân còn có vấn đề, mong Hòa thượng từ bi khai thị.

Hòa thượng bảo:

- Cư sĩ chẳng nên khách sáo, tôi sở dĩ không tiếp khách là vì khí lực chưa đủ. Lúc quyển sách “Báo Ứng Hiện Đời” chưa ra, tôi có thể tùy duyên mà giảng nhân quả để cảnh tỉnh thế nhân. Nhưng khi sách vừa ra rồi thì lại thành giống như “quảng cáo” về tôi, khiến cho nhiều độc giả không minh bạch đạo lý, chỉ biết hướng ngoại tìm cầu, đi khắp nơi để tìm Hòa thượng Diệu Pháp, biến tôi thành thần y, làm như vậy là quá sai lầm. Nếu như các bạn không biết hướng nội cầu, tự sửa đổi ngôn hạnh cho mình, thì cho dù Quán Thế Âm Bồ Tát cũng không thể giúp cho bạn lìa khổ được vui. Những chuyện khác của ông, tôi không bàn đến, trình độ văn hóa của ông không cao, nhưng ông có biết vì sao sự nghiệp mình quá thành công không?

Nghiêm cư sĩ đáp:

- Dạ, đây là nhờ chính sách tốt của quốc gia.

Sư phụ bảo:

- Nói thế chỉ là duyên phụ, một phần nào thôi. Toàn quốc người mở xưởng công ty, xí nghiệp làm ăn rất nhiềunhưng thành công như ông đây có rất ít.

Nghiêm cư sĩ hỏi:

- Vậy nhất định là nhờ nhân gieo đời trước của con.

Sư phụ nói:

- Vì sao ta nhắc việc này với ông? Bởi nó có liên quan đến chứng bệnh nhức đầu của ông. À, vợ ông vì sao không đi theo vậy?

- Dạ, vốn là vợ con cũng định đi nhưng do trong nhà có nuôi một con chó Đức, nếu bà đi thì không ai chăm sóc cho nó. Thưa Sư phụ, vì sao Ngài hỏi về bà ấy?

Sư phụ trả lời:

- Bởi vì ông đi đâu, vợ ông cũng đều quấn quýt đi theo mà.

Nghiêm cư sĩ cười đáp:

- Dạ đúng vậy! Con đi đâu, bà nhà con cũng đòi đi theo, xa một chút thì không yên tâm, có lúc con cũng cảm thấy hơi phiền.

Sư phụ nghiêm trang nói:

- Ta kể cho ông nghe một chuyện được không? Nhưng nghe xong rồi nhất định không được nổi giận đấy.

Nghiêm cư sĩ cung kính thưa:

- Dạ không dám đâu ạ. Con đã xem qua những chuyện báo ứng hiện đời, chính vì nghe Ngài giảng như vậy mà mới tìm tới đây. Nói xong liền lễ ba lạy.

Sư phụ kể:

- Cách đây trăm năm, có một cậu bé mồ côi khoảng mười mấy tuổi, đi ăn xin rồi trôi giạt đến ngôi chùa nằm lưng chừng núi. Hòa thượng trụ trì hỏi thăm thằng bé, thấy nó bơ vơ không nơi nương tựa, nên mới tội nghiệp thu nhận, cho nó ngụ tại một gian phòng trống trong chùa, làm tạp vụ, lúc cần thì cũng sai nó xuống núi đi chợ.

Sau đó chẳng biết nó nhặt ở đâu một con chó vàng, một tối nọ dẫn về ở chung. Lúc nào nó xuống núi thì có con chó đi theo bầu bạn, giúp tăng thêm can đảm. Mỗi khi nó về đến chùa thì con chó vàng luôn tiến đến trước, đập cửa sủa “gâu, gâu” gọi mọi người dùm. Ban đêm, cậu bé và con chó ngủ cạnh nhau. Cả hai cùng nương nhau mà sống.

Mỗi mùng một hay ngày rằm, thường có nhiều thiện nam tín nữ dưới núi lên viếng chùa. Nhìn thấy trai, gái, già, trẻ hân hoan lễ Phật thắp hương, vui đùa hớn hở, cậu bé càng thêm thèm thuồng, ước ao, tự cảm thán và hay nói với con chó: "Tao tương lai chỉ cần cưới được cô vợ nghĩa tình cỡ như mày là tốt rồi. Ngày ngày cứ quấn quýt theo tao, bầu bạn rất tuyệt!”.

Lại một hôm, khách ra về cả rồi, trong lòng cậu còn chút thắc mắc, liền lên đại điện thắp hương, đứng trước tượng Phật. Cậu ngẩng đầu chiêm ngưỡng từ dung tôn nghiêm rất lâu, rồi tự lẩm bẩm một mình: “Đức Phật ơi! Con cũng chẳng biết Ngài có thật hay không? Nếu như mà thật có, thì Ngài hãy cho con giàu một chút, có thể sở hữu các thứ chi đó”….Nói đến đây thì cậu bỗng nghe tiếng Hòa thượng vang lên phía sau:

- Chẳng phải ngươi đang mơ ước phát tài đó sao?

- Bạch Sư phụ, ai mà không muốn phát tài chứ, nếu mà con giàu thì có thể thành gia lập nghiệp rồi.

Hòa thượng bảo:

- Đúng! Sung túc thì có thể thành gia lập nghiệp nhưng bất kể cho dù giàu sang cách mấy đi chăng nữa thì người ta ai cũng phải già, bệnh và sớm muộn gì cũng chết trong tiếng khóc vĩnh biệt tiễn đưa của con cái. Ngươi xem có đúng như vậy không?

Cậu ta nghe Sư phụ nói, ngẩn ngơ một lúc rồi thưa:

- Như thế thì dù con có giàu cũng chẳng sung sướng được bao nhiêu năm. Một khi bệnh, chết đến thì vẫn khổ ư?

- Đúng vậy! Bất kỳ ai trên đời này cũng không trốn thoát được quy trình của “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Tới lúc chết thì vẫn phải ra đi tay trắng, thây vùi xuống mộ, rục rã rồi cuối cùng biến thành bụi đất. Còn thần thức thì tiếp tục luân hồi, đi đầu thai làm trâu, làm ngựa, làm súc sinh thọ khổ sanh tử không cùng tận.

- Bạch Sư phụ, thực có chuyện đầu thai chuyển thế ư?

Hòa thượng chỉ vào con chó ở bên cạnh cậu, giải thích:

- Thì đây, con Vàng này kiếp vừa qua là một Sa Di trong chùa, nơi đuôi mày phải chú ấy có một nốt ruồi. Bởi do lúc dọn cơm, chú đã lén ăn trước một cái bánh bao, lại còn thề rằng: “Nếu tôi mà lén ăn bánh bao thì tương lai sẽ biến thành con chó”. Sau khi chú SaDi này mắc bệnh chết, quả nhiên đã đầu thai thành con chó và đến chùa này. Khi ngươi dẫn con chó về đây là ta nhận ra ngay. Bây giờ ngươi hãy nhìn kỹ xem đuôi mày phải của nó, thật có nốt ruồi màu nâu hay không?

Nghe Hòa thượng nói vậy, cậu bé hơi hoài nghi, bèn khom xuống đưa tay vạch lông gần đuôi mày con chó ra xem. Cậu kinh ngạc kêu lên:

- Ối trời ơi! Quả là có nốt ruồi ở đây nè! Sư phụ, con chó này theo con bao năm, con không hề biết mà Sư phụ lại phát hiện ra nó có nốt ruồi nhỉ. Nghe đến đây, Nghiêm cư sĩ dường như có vẻ rất kích động.

Hòa thượng Diệu Pháp kể tiếp:

- Vị Trụ trì bảo cậu bé: Người phạm sai lầm nhất định phải can đảm nhận lỗi và sửa chữa, không thể che giấu, ương bướng chối phăng, rồi còn đi dùng lời thề độc để chứng minh mình trong sạch. Giả nhưng đương sự không có lỗi thì không sao, còn như có lỗi mà cứ một mực nói điêu dối trá, thề ẩu thì sớm muộn gì lời thề cũng trở thành sự thực. Sau khi con chó trả xong nghiệp báo rồi thì nó tái sinh làm người, lại tiếp tục tu hành.

- Thưa Sư phụ, vậy phải làm sao mới không tiếp tục luân hồi đau khổ? – Cậu bé hỏi.

Trụ trì nói:

- Người ta chẳng biết lúc nào mình chết, cho nên phải mau mau gấp rút mà tu hành xuất gia để liễu thoát sinh tử. Tại gia cưới vợ sinh con cũng có thể tu, nhưng đương nhiên đời sống xuất gia ít chướng ngại hơn.

- Thế con muốn xuất gia tu liễu thoát sinh tử, sư phụ có thu nhận không?

Vị Trụ trì mỉm cười:

- Ta đợi câu nói này của con từ lâu rồi.

Cậu bé đó sau khi làm Sa Di rồi, quyết tâm đời này tu thoát tam giới, dụng công hết sức gian khổ. Nhưng mới được có vài năm thì mắc bệnh lìa đời, tâm nguyện thực hiện chưa tròn. Nhiều năm trôi qua cho đến hiện tại, cậu tái sinh vào thế giới này, lý đáng phải tiếp tục xuất gia cho tròn tâm nguyện quá khứ. Nhưng do trong tiền kiếp, hồi chưa xuất gia cậu từng nhen nhúm nhiều mơ ước khác nữa. Và những hạt giống tư tưởng đó đời này đã sớm trở thành quả trước. Phần con chó Vàng nhờ đời trước có công coi nhà hộ cho chùa, nên nó cũng được sanh lên cõi người, tái sinh làm một cô gái mỹ lệ, hơn nữa vì “ứng với lời nguyện” của cậu mồ côi kia, nên đời này nó kết duyên làm vợ cậu bé ấy.

Kể đến đây, Hòa thượng Diệu Pháp mỉm cười hỏi Nghiêm cư sĩ:

- Ông biết ta nói ai rồi chứ?

Nghiêm cư sĩ hưng phấn gật đầu, hồi đáp:

- Dạ thưa biết, Sư phụ vừa nói là con đã rõ ngay, vợ con có một nốt ruồi ở đuôi mày ạ!

Hòa thượng bảo:

- Ông sở dĩ đời này có được phước báo là do nhân thiện đời trước dốc hết sức lực cống hiến cho chùa. Còn chuyện nhức đầu, chỉ cần ông xuất gia thì khỏi ngay. Đôi chân ông đau là do trong thời gian làm việc đã tặng quà hối lộ mà tạo thành nghiệp chướng, cộng thêm nhiều tội nặng chèo kéo theo sau đó, làm sao mà có thể bước đi dễ dàng cho được?

Nói xong, Hòa thượng tỏ dấu chào khách:

- Nếu ông thật tâm sám hối tất cả các tội nghiệp thì bệnh sẽ dứt. Ta hơi mệt rồi, hãy để Quả Khanh lo cho ông dùng cơm. Những gì cần nói, ta đều báo cho ông biết hết cả, đã đáp ứng cho ông mãn nguyện rồi. Phần ông muốn làm gì là việc của ông.

Nghiêm Cư sĩ vội đảnh lễ bái tạ và thưa:

- Rất đội ơn Hòa thượng đã khai thị, chuyện xuất gia con sẽ suy nghĩ ạ.

Rốt cuộc Nghiêm Cư sĩ có xuất gia hay không điều này tuyệt chẳng quan trọng. Nhưng phải nói rằng: “giàu sang muốn học đạo quả thật là khó”. Phật dạy chúng ta muốn có tiền bạc, của cải thì bạn phải biết gieo nhân bố thí, cúng dường tài lực. Hiện nay, chẳng phải mọi người ai cũng ham phát tài, giàu có đó sao? Tôi ghi câu chuyện này ra là muốn chia sẻ, mách lối cho mọi người con đường làm giàu. Đó chính là in kinh hoằng pháp, cúng dường Tam Bảo. Bất kể bạn gặp duyên tốt đến đâu, nếu bản thân bạn không chịu gieo Nhân thì chẳng thể nào gặt Quả. Cũng giống như bạn không trồng trọt thì cho dù bạn có một mảnh đất màu mỡ đến mấy, bạn vẫn chẳng thu hoạch được gì!

Diệu Âm Lệ Hiếu trích lại từ quyển Nhân Quả Báo Ứng – Hạnh Đoan dịch


CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ CỦA MỘT TU SĨ LÀM LƯƠNG Y
Tôi là Thích Minh Hòa, trụ trì chùa Phước Hưng, ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhân quả thực tế mà tôi và mẹ tôi bị quả báo do những ác nghiệp mẹ con tôi đã gây ra.
Do thiếu phước, tôi sinh ra đời không có cha và sống trong sự nghèo khổ dưới sự bảo bọc của người mẹ. Theo lời mẹ tôi kể lại, để sinh sống, mẹ tôi bán khoai mì. Một đầu thì gánh tôi, một đầu thì gánh khoai mì ra chợ bán. Cuộc sống vẫn không đủ cho hai mẹ con, mẹ tôi phải đi làm bé cho một gia đình giàu có ở trong xóm. Tôi bị ngược đãi. Lúc 6 tuổi, ban ngày tôi phải đi chăn bò. Nhiều lúc, tôi bị bò húc ngay trước ngực, thậm chí còn bị đá lăn mấy vòng. Có một ngày, người con của ông chủ đi câu cá, thấy bò đói thì lấy cần câu quất vào lưng tôi. Tôi chỉ chịu đựng và khóc. Chưa hết, ban đêm, tôi phải đi soi ếch, nhái, cá… đem về cho mẹ tôi làm thịt để phục vụ cho gia đình đó. Bởi vì sát sanh quá nhiều cho nên tôi bị bệnh thường xuyên. Mẹ tôi phải bán hết đồ đạc trong nhà để chữa trị cho tôi. Mỗi lần bệnh như vậy, không có bác sĩ nào chữa lành bệnh cho tôi. Mẹ tôi đưa tôi về chùa, xin cơm thừa và áo thừa của chùa để mặc thì hết bệnh. Có một lần tôi trải qua một cơn bạo bệnh rất nặng, mẹ tôi hứa với Tam Bảo khi tôi hết bệnh sẽ cho tôi vào chùa làm công quả 3 tháng. Kết quả là tôi qua được cơn bệnh. Khi tôi vào chùa làm công quả được một tháng thì thầy cho tôi xuất gia năm 6 tuổi.
Lúc 13 tuổi, tôi thấy cuộc sống của mẹ tôi quá khổ cực, phải chăn bò, nghèo quá thiếu gạo ăn. Tôi phải xin Sư phụ cho về nhà để phụ giúp đời sống cho mẹ. Vì không biết phải làm nghề gì cho cuộc sống, tôi phải đi soi bắt ếch, nhái, ốc, cá. Từ lúc đó, tôi trở thành người sát sanh số một. Con ếch, nhái nào mà mạnh thì tôi bẻ chân, rồi mẹ tôi cắt đầu, lột da đem ra chợ bán. Khi mẹ tôi cắt đầu lột da chúng ra, chúng chắp hai chân trước lại như đang van xin tha mạng. Còn cá thì tôi chích điện. Con lớn đem ra chợ bán, con nhỏ thì ăn. Đồng thời, tôi cũng ác lắm, con nào tôi muốn bắt mà nhảy nhót lung tung làm tôi bực mình, tôi lấy kim hay gai nhọn đâm vào mắt cho đui luôn, máu từ hai mắt chúng chảy ra. Hai mẹ con tôi đã sát sanh không biết là bao nhiêu. Mỗi ngày đem ra chợ bán khoảng 1.000 con. Quí vị thử tính đi một tháng là bao nhiêu? Rồi một năm là bao nhiêu? Hai mẹ con tôi làm như vậy suốt 8 năm trường tính ra giết khoảng hơn 3 triệu con.
Năm 17 tuổi, tôi lên thành phố Hồ Chí Minh đi làm. Khi bắt đầu có tiền, tôi ăn chơi sa đọa. Trong thời gian kiếm tiền, tôi lại phạm tội sát sanh khi làm việc tại Làng Nướng. Tôi phải giết rắn, tôm, heo, kỳ nhông... rất là tàn ác. Năm 22 tuổi, tôi có dư được một số tiền. Tôi bắt đầu bị quả báo. Bệnh tật đến với tôi. Tôi bị viêm khớp chân, đi đứng không nổi. Bao nhiêu tiền bạc tôi kiếm được đều tiêu hết cho căn bệnh này. Lúc đó tôi cảm thấy chết còn sướng hơn, cuộc đời này quá chán chường.
Tôi trả quả khủng khiếp. Ai đã từng trải qua viêm đau khớp, nhức khớp, sưng hai quả thận thì biết nỗi khốn khổ này. Các bác sĩ đều bó tay bỏ chạy. Ban đêm, quí vị lấy dao chặt tay của tôi còn nhẹ hơn cái đau nhức này. Có nhiều khi tôi lấy lưỡi lam rạch da thịt tôi cho máu chảy ra để đỡ nhức nhưng không hiệu quả. Khi nó nhức lên, cảm giác như ai đó lấy con dao cắt xương thịt của mình. Mỗi lần bệnh là bán sống bán chết. Càng ngày cơ thể tôi càng đau đớn. Khớp giò của tôi sưng lên, các cơ teo lại và ra mùi hôi thúi. Trong cơn bệnh, thân thể tôi phát nhiệt nóng thiêu đốt cơ thể. Tôi có cảm giác hàng ngàn mũi kim đâm lên cơ thể tôi nhức nhối, đau đớn vô cùng.
Tôi cảm thấy trả nghiệp hết nổi và sắp mất mạng. Tôi quỳ trước Phật sám hối và xin: “Phật ơi, cho con xin trả từ từ” rồi tôi phát nguyện: “Nếu con đi tu, suốt cuộc đời con sẽ bán thân này cho Phật, cho Trời, cho Đất. Con không nghĩ gì về cho bản thân con hết. Con cố gắng tu hành cho tốt. Nếu con làm thầy thuốc thì cho con xin được tay phục dược để chữa bệnh cứu giúp chúng sanh”. Kết quả của lời phát nguyện nầy rất là nhiệm mầu. Tôi gặp được một ông thầy thuốc Nam trị lành bệnh khớp.
Quả báo kế tiếp, tôi bị mù mắt ba tháng. Đêm đó tôi cảm thấy bức rức, khó chịu, cơ thể phát nóng đến sáng tự nhiên đôi mắt tôi đỏ hoe hầu như không tiếp xúc được ánh sáng nữa. Nếu tiếp xúc ánh sáng, cặp mắt tôi đau đớn vô cùng. Đúng là nhân quả, bác sĩ dùng kim châm vào mắt tôi để chữa trị nhưng không khỏi. Cặp mắt của tôi đau đớn vô cùng, hai hàng máu chảy ra từ cặp mắt.
 Vì mới xuất gia  nên tôi chưa biết chú Đại Bi là gì? Chưa biết con đường nào đi cho đúng? Lúc đó thầy Trí Thông đang là tăng sinh học chung với tôi, trong một cuộc trò chuyện thầy khuyên tôi nên trì chú Đại Bi để giải nghiệp. Tôi trì tụng chú Đại Bi ngày đêm không ngừng nghỉ. Nhiệm mầu thay! Trong vòng 7 ngày, đôi mắt tôi giảm đau và máu bớt chảy. Tôi nhìn thấy ánh sáng lổm chổm như tổ ong. Tôi đến bác sĩ để chữa trị tiếp. Bác sĩ chữa bằng cách dùng kim chích vào mắt tôi rồi bơm thuốc vào. Tôi đã thấy quả báo mà tôi gánh chịu. Khi xưa tôi dùng kim chích làm mù mắt chúng sanh, bây giờ tôi bị các bác sĩ lấy kim chích vào mắt nhiều lần để trị bệnh. Vừa trị bệnh tôi vừa thành tâm niệm chú Đại Bi, sống chết với chú Đại Bi, đi đứng nằm ngồi đều trì chú Đại Bi. Vi diệu thay! Trong vòng một tháng cặp mắt của tôi trở lại bình thường.
          Mẹ tôi cũng bị quả báo, đang sinh hoạt bình thường thì tự nhiên rùng mình và hai tay bắt đầu rung lên không ai có thể giữ lại được y chang như con nhái đang bị cắt đầu và xin tha thứ. Gương mặt của bà thì tròn trịa nhưng thân mình y như một con nhái. Bà bị rút gân vô cùng đau đớn. Mẹ tôi không đi đứng được, nằm một chỗ trả quả. 
Mẹ tôi ý thức được tội ác mà mình đã tạo ra, bà chấp nhận trả nghiệp. Trong thời gian trả quả báo, mẹ tôi muốn ra khỏi cõi Ta bà đầy khổ đau nầy nên bà luôn niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Công phu niệm Phật của mẹ tôi trải qua 8 năm thì bà đã vãng sanh vào tháng 9 - 2013. Khi hỏa tang, mẹ tôi để lại hai viên Xá lợi, một viên màu vàng và một viên màu trắng từ tủy. Riêng đôi mắt và 2 cái răng không bị cháy. Một điều vi diệu là trước khi vãng sanh, thân thể của mẹ tôi đang co rút thì trở lại bình thường. Bà vẫy tay chào mọi người đang hộ niệm xung quanh với nụ cười rồi vãng sanh về cõi Phật.
Vì nhận thức được những nghiệp ác của mình nên sau khi xuất gia tu tập, tôi nhận chùa Phước Hưng và phát nguyện làm nghề thuốc Nam chữa bệnh cho người nghèo để bù đắp phần nào những nghiệp ác đã tạo ra. Khi bắt đầu trụ trì chùa Phước Hưng, tôi hái những lá thuốc chữa những căn bệnh viêm khớp, nhức khớp cho đồng bào sống chung quanh chùa. Vừa hành nghề, tôi vừa học thêm về ngành thuốc. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân đến với tôi. Tôi phải đi học một khóa ở trường thuốc Đông Y, được hội Đông Y cho phép chữa bệnh và chính quyền địa phương cấp giấy phép vào rừng tìm cây thuốc Nam về chữa bệnh cho đồng bào mình. Trong quá trình điều trị có nhiều câu chuyện thương cảm mà những bệnh nhận đang bị trả nghiệp nhưng họ không biết. Nhiều bệnh nhân gặp tôi khóc lóc và than: “Thầy ơi, cứu con, con bệnh riết rồi chồng con bỏ con” hoặc là “Thầy ơi, tôi nuôi hai đứa con, vợ tôi bỏ trốn mất tiêu”. Có nhiều bệnh nhân kinh ngạc không tin khi tôi chẩn đoán bệnh và nói: “Bệnh này uống thuốc một tuần là hết”, người bệnh kêu lên: “Trời ơi! Tôi chạy chữa hết tiền, hết của mới tìm đến thầy đó”. Những bệnh nhân này đã được tôi trị lành trong một thời gian ngắn.
Có nhiều bệnh nhân bị những căn bệnh nan y mà các bác sĩ Tây y, Đông y trả về sau  khi dùng đủ cách điều trị cho họ. Nghiệp sát của họ rất nặng, chuyên bán giết gà, vịt, heo... Có lẽ có cùng cộng nghiệp với tôi nên họ đã tìm đến tôi và được trị lành bệnh. Đồng thời có những bệnh nhân là người trong xã hội đen bị bệnh nặng được tôi chữa lành. Sau này, những vị này trở về cuộc sống lương thiện.
Nhiều bệnh chữa trị ở các bệnh viện Tây y không thuyên giảm như: bướu đại tràng, sơ gan, khối u gan, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, tiểu đường, bệnh về tim và những bệnh nan y khác nhưng khi họ đến chùa chữa trị thì khỏi bệnh.  Đa số những bệnh nhân đến với tôi là những người bệnh ung thư vào thời kỳ cuối. Họ bị bệnh viện Ung Bướu thải ra về nhà chờ chết. Khi tôi coi bệnh án và nói: “người này có thể sống” thì họ được chữa lành và sống. Khi bệnh án của họ không thể chữa được, tôi khuyên họ trì chú Đại Bi. Nhiều người nghe lời trì chú Đại Bi được lành bệnh. Có một trường hợp thương cảm là một người mẹ trẻ có một đứa con mới sanh 11 tháng bị bệnh ung thư máu. Người mẹ này rất khổ đau lo lắng, ẵm đứa con thân yêu đến khóc lóc cầu cứu, xin được trị lành bệnh. Tôi bắt mạch và cho thuốc, sau một thời gian ngắn đứa trẻ khỏi bệnh. Người mẹ cám ơn tôi rối rít.
Công việc trị bệnh được thuận lợi là tôi nhờ trì chú Đại Bi mỗi ngày với lời nguyện là cứu giúp mọi người. Chú Đại Bi rất là linh nghiệm. Nhờ chú Đại Bi mà tôi được giải nghiệp và thành tựu những lời phát nguyện.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thích Minh Hòa
Ghi chú: Quý vị nào có những căn bệnh nan y chữa bằng thuốc Tây không hết, thử tìm đến chùa Phước Hưng, ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, số điện thoại: 0983.367.711 để chữa trị miễn phí.

THAI NHI NGHE KINH, GIẢI OÁN HỜN

Chàng trai Mạnh Vĩ và cô gái Chung Hồng là đôi tình nhân có đồng tín ngưỡng Phật. Sau khi kết hôn, cả hai đồng tâm đồng chí, cùng tụng kinh, trì giới tu hành, là gia đình Phật hóa gương mẫu, họ sống rất hạnh phúc, khiến các bạn đồng tu phải hâm mộ, ước ao.

Bạn gái Chung Hồng là Lan, xấp xỉ tuổi nàng, đã kết hôn trước. Trong thời kỳ mang thai, cũng nhờ Lan chí thành tụng kinh Địa Tạng, kinh Phổ Môn, khuyên ngăn gia đình không nên sát sinh giết vật cho nàng tẩm bổ, nhờ vậy mà vợ chồng Lan cứ nối tiếp sinh ra những đứa con cưng xinh đẹp đáng yêu. (Những đứa bé nhờ ba mẹ tụng kinh mà sinh ra thường có chung một đặc điểm là rất thông minh, xinh xắn; linh hoạt; hay cười và ít khóc, chẳng làm rộn ba mẹ).


Khi Chung Hồng mang thai, vì thương con, hai vợ chồng bắt đầu tụng kinh Địa Tạng, hy vọng sẽ sinh ra một đứa bé thiện căn sâu dày, xinh đẹp ưng ý.


Trong thời kỳ có mang, cái thai trong bụng Chung Hồng thường phản ứng mạnh bạo, bé hành mẹ rất dữ, khiến nàng hay buồn nôn, bực bội, bị sưng phù, xương thần kinh tọa bị đau... ăn không ngon, đêm chẳng ngủ an. Tóm lại, nàng nếm mùi đau khổ nhiều hơn những thai phụ khác.


Chỉ có điều khiến cả nhà thấy an ủi là buổi tối trước khi lâm bồn, sau khi khám thai lần chót, thấy tim thai, tất cả đều bình thường. Bác sĩ dự tính ngày sinh đúng vào ngày mồng một tết, đây là ngày khiến toàn gia càng hoan hỷ.


Đêm giao thừa, nhà nào nhà nấy vui vẻ đoàn tụ, tiếng pháo nổ giòn tan, đứa bé trong bụng Chung Hồng cũng khoa chân múa tay, đánh đấm lung tung. Mẹ chồng Chung Hồng nói:


- Đứa bé này coi bộ rất nôn nóng muốn ra chơi pháo đây mà!


Câu nói đùa của bà khiến ai nấy cười xòa.


Nhưng thế sự vô thường, tới ngày sinh, mới biết đứa bé do bị cuống rốn quấn quanh cổ mà chết. Chết ngay trong đêm giao thừa, chết sau lần cử động mạnh cuối cùng. Trong khi tất cả mọi người đều hân hoan nô nức, ngóng trông, chờ đợi bé ra đời.


Tin dữ này đúng là sấm nổ giữa trời quang. Không những khiến vợ chồng Chung Hồng bất ngờ và đau khổ tột độ mà cũng khiến tôi hết sức kinh ngạc và thắc mắc, không sao hiểu nổi.


Sáng hôm đó, khi Chung Hồng nhập viện chờ sinh và nhận được hung tin thai đã chết đêm qua, tôi cũng “sốc” đến quên bén luôn đó là mồng một năm mới.


Khi nhìn cảnh một người cha trẻ tuổi đứng chờ trước phòng sinh, nhưng chàng biết mình vĩnh viễn không nghe được tiếng khóc chào đời của con thơ. Một người mẹ trẻ đợi lâm bồn, nhưng cô biết rõ mình tuyệt không còn có thể sờ vào thân thể còn sức sống của con nữa. Lúc đó, quả thật tôi nghĩ không ra lời lẽ nào trong nhân gian để mà an ủi họ.


Trước tình cảnh này, tôi nghĩ gì cũng không thông, tại sao trời cứ khăng khăng bắt hai vị Phật tử chí thành phải mang lấy họa lớn mất con? Điều này không những khiến cha mẹ hai bên mất đi lòng tin Phật, thân quyến họ còn hung hăng, một bề chỉ trích Mạnh Vĩ và Chung Hồng quá mê tín Phật giáo, có khả năng hai vợ chồng họ sẽ thối thất đạo tâm.


Do vậy, dù đang ở trước sản phòng, tôi vẫn gọi điện kể cho Hòa thượng Diệu Pháp nghe hết mọi sự.
Thật là ngoài sức tưởng tượng, Sư phụ nghe xong không nói nửa câu thương tiếc hay chia buồn, mà lại nói “Lành thay, lành thay!”


Ngài còn sai tôi đi tìm Mạnh Vĩ hỏi ngay là có phải hồi xưa ông nội anh hành nghề đồ tể và đã giết rất nhiều heo? Sư phụ còn giải thích cho tôi nghe:


- Thai nhi lần này chính thực là oan gia, oán cừu - quyết lòng tới đòi nợ họ - Vì vậy mà kể từ lúc thần thức vừa nhập thai, ngày nào nó cũng hành hạ sản phụ, khiến cả nhà không được phút giây an ổn. Thế nhưng, hai vợ chồng Mạnh Vĩ, Chung Hồng thành tâm sám hối niệm Phật, tụng kinh...nên thai nhi dần dần tiếp thọ Phật pháp. Huống nữa, cha mẹ vì thai nhi mà tụng kinh Địa Tạng. Mà kinh này: “CHUYÊN GIÚP TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG TIỀN KHIÊN”. Nhờ vậy mà trong suốt gần mười tháng nghe kinh, thai nhi đã thực sự được lợi ích. Do nghiệp chướng tiêu trừ và lòng nó cũng tiêu luôn niềm oán thù sân hận đối với ông nội Mạnh Vĩ, tiêu tan hẳn ý niệm muốn tìm con cháu hiện tại của ông mà báo thù. Hiện tại vong hồn thai nhi đã siêu thăng lên thiên giới tu hành rồi, nó chẳng còn quay lại thế gian để tìm kẻ thù báo oán làm chi nữa.


Tôi hỏi:


- Thế thì vì sao thai nhi đến lúc sắp sinh mới chết?


- Có hai lý do, một: Mẹ con duyên phận chưa tận, hai: thai nhi ưa nghe kinh thính pháp. Vì vậy mà nó một mực kiên trì đến phút cuối mới chịu lìa xa. Nói ngược lại, nếu như vợ chồng họ không tin Phật, chẳng chí thánh niệm Phật tụng kinh, thì đứa bé này nhất định sẽ chẳng thể chết đi, nó sẽ sinh ra thuận lợi, nhưng mà toàn gia bọn họ, sẽ tùy theo tuổi tác trưởng thành của đứa bé mà phiền não ngày càng tăng. Cuối cùng dòng họ Mạnh sẽ lâm vào cảnh “Gia phá nhân vong”, sẽ bị hủy diệt hoàn toàn trong tay đứa bé này. Bởi vậy, khi thai nhi chết, ai nhìn vào cũng tưởng bất hạnh, toàn gia ôm khổ đau thống thiết, nhưng thực sự các vị đang được hưởng phúc, tiêu tai họa đấy. Đây chính là điều đáng chúc mừng!


Tôi nghe Sư phụ giảng giải xong, tinh thần phấn chấn hẳn lên, mây đen nghi ngờ tiêu tan. Tôi lập tức đến chỗ Mạnh Vĩ đang chìm đắm trong niềm bi thống, xác minh ngay mọi điều Sư phụ vừa kêu tôi hỏi, té ra tất cả đều đúng y như vậy.


Mạnh Vĩ nhìn nhận ông nội chàng thuở sinh tiền chuyên sống bằng nghề đồ tể giết heo. Trước lúc chết ông còn phát bệnh rất kỳ quái. Không những ra lịnh, kêu người phải treo ông lên, không ngừng dùng chùy đánh vào ông, ông nói có làm vậy thì ông mới thấy thoải mái.


Ông chết rất thống khổ, không những ọc máu tươi mà ánh mắt cực kỳ hung dữ. Xưa nay, Mạnh Vĩ không bao giờ nhắc đến việc tổ phụ lâm chung thê thảm cho người ngoài nghe.


Rồi Mạnh Vĩ kể chuyện về ông Hùng, một người bạn của ông nội chàng làm nghề đồ tể mổ bò, mỗi ngày giết mấy con. Ông Hùng nhờ nghề này mà giàu có.


Một hôm ông Hùng đi chơi về, vừa vào nhà nằm nghỉ bỗng than tức ngực, khó thở. Lát sau vợ ông vào thăm, thấy ông nằm bất động trên giường lay không tỉnh, gọi không đáp. Bèn mời bác sĩ đến.


Khi bác sĩ đến thì thấy ông Hùng rống lên đau đớn âm thanh giống như tiếng bò bị đập đầu, tiếp theo toàn thân cô giật ghê rợn, rồi hộc máu chết. Ông chết cả buổi rồi, máu tươi vẫn còn ứa ra từ miệng. Nhìn cảnh này, ai cũng kinh. Con cháu ông Hùng nghe lời phụ thân chàng khuyên, bèn dẹp lò mổ, không theo nghề sát sinh nữa. Mạnh Vĩ kể, chàng đã chứng kiến nhiều cảnh chết chóc của những người làm nghề giết mổ gia súc và thấy rằng: đa số bọn họ dù chết trẻ hay chết già đều chết rất thê thảm và trước khi chết miệng luôn ọc móc tươi.


Đây cũng là nguyên nhân khiến chàng nhất tâm học Phật.


Tất cả chú, bác và các cô của Mạnh Vĩ đều bị bệnh tật triền miên, cha chàng bị đau xương sống, xương sụn đều nhức nhối, bác chàng thì bị bán thân bất toại, nằm liệt trên giường mười năm nay. Đến đời Mạnh Vĩ, anh của chàng chưa đầy bốn mươi thì bị bệnh thần kinh, suốt ngày luôn nghi ngờ người ta nói xấu sau lưng. Anh không thể làm việc được, còn Mạnh Vĩ và chị gái lúc nào cũng bị đau cột sống, chị chàng còn phải mổ nhưng trị không lành được.


Hòa thượng Diệu Pháp còn nói: nếu như chẳng phải nhờ Mạnh Vĩ chuyên ăn chay, học Phật tu tập thì chàng cũng khó thể kết hôn. Bởi do gia đình nghiệp sát quá sâu nặng, số phần đã định con cháu phải bệnh hoạn lụn bại.


Bài pháp ngữ Hòa thượng Diệu Pháp vừa ban bố, giống như trận mưa xuất hiện kịp thời, rưới tắt ngúm ngọn lửa tà đang thiêu đốt, nung nấu tâm can mọi người. Giải trừ hết mọi nghi hoặc đang có trong lòng họ. Nhất là vợ chồng Mạnh Vĩ – Chung Hồng, họ đã chuyển buồn thành vui, hai vợ chồng bây giờ học Phật, tu tập càng thêm dũng mãnh tinh tấn.


Tôi tin họ chí thành như thế, Chư Phật Bồ-tát cũng sẽ gia trì cho họ sớm sinh quý tử.


Quả Khanh (Hạnh Đoan dịch)


NHÂN QUẢ VAY TRẢ, ĐẦU THAI ĐÒI NỢ
Chúng ta trong vô lượng kiếp vì phiền não tham sân si mà kết oán với biết bao chúng sinh. Nếu ngay đây chẳng sớm buông phiền muộn, tu theo Phật pháp, xuất ly lục đạo thì cứ ở trong sinh tử thanh trừng đòi nợ nhau mãi, cảnh oan oan tương báo này biết bao giờ mới dứt?

Thân Khoa Trường là một cán bộ lão thành trong ngành công an. Ông hành sự rất nghiêm cẩn, không mảy may cẩu thả sơ sót. Mấy lần phá trọng án, ông đều lập công lớn. Nhưng sự nghiệp thành đạt lẫy lừng bao nhiêu cũng chẳng đem lại niềm vui cho ông bởi vì phiền muộn trong gia đình cao ngút, dẫy đầy không ngừng hạnh hạ ông.

Ông Thân có hai con trai. Đứa đầu không uống rượu thì thôi, hễ uống vào là đánh người, quậy ầm ĩ trong nhà cho đến gà chó cũng chẳng yên. Còn cậu út thì luôn vòi vĩnh tiền cha mẹ, lắm lúc xin đến một hai vạn. Số tiền này cậu đều đổ hết vào cá độ, hễ đánh bạc thua thì lại về nhà xin tiền cha mẹ đi đánh tiếp.

Nỗi khổ này khiến hai ông bà ngày nào cũng rửa mặt bằng nước mắt. Ông Thân trong lòng khổ hết chỗ nói, sống không bằng chết. Để nội tâm được an ủi, hai vợ chồng xin nhận nuôi một đứa con gái, hi vọng về già có được chút ấm lòng.

Hai người nghĩ mãi vẫn không hiểu vì sao họ sinh toàn con đại bất hiếu? Cứ luôn gây khổ cho cha mẹ như thế!

Ngồi đối diện với hai vợ chồng già, nhìn họ nước mắt đầm đìa, tôi thấm thía “báo ứng thiện ác quả thật như bóng theo hình”. Chính những hạt giống oan nghiệt trong quá khứ họ đã gieo, giờ đây đang đơm hoa kết trái đem đến thống khổ khôn tả.

Vào thời cổ đại ở một tiền kiếp của họ, có một người nghèo rớt mồng tơi, bơ vơ không chỗ nương tựa, bị bệnh nằm ven đường rên rỉ, không ai giúp đỡ, xem như chỉ có nước chờ chết.

Bỗng có một phụ nữ đi ngang qua thấy cảnh người nghèo này liền khởi tâm xót thương, bèn cho mượn phân nửa gia sản – là tiền dành dụm của mình. Người nghèo này sau khi vay được tiền, cảm động hết mức, liền thề rằng: "Sau này khi được giàu có nhất định tôi sẽ hoàn trả hậu hĩnh lại cho ân nhân và tận sức báo đáp ân cứu mạng".

Nhờ số tiền này làm vốn mưu sinh nên người nghèo nọ đã vượt qua cơn khó khăn. Y cưới vợ sinh con, dần dần khá giả sung túc nhưng lại quên luôn nữ ân nhân kia.

Còn vị nữ ân nhân nọ do xuất tiền giúp cho gã nghèo, sau khi về nhà bị gia đình trách móc hoài nghi đủ điều, suốt đời sống trong buồn rầu khốn khổ.  Nữ ân nhân đời đó nay chính là cậu con trai út nhà ông. 

Còn gã nghèo sau khi giàu có rồi, có một ngày nọ hắn ta cùng vợ ra ngoài mua đồ. Vừa đi tới bờ sông thì thấy một ông già đang trợt chân té xuống nước. Hai vợ chồng này chẳng những không thèm cứu mà còn đứng trơ mắt ngó, mặc cho lão già chết chìm. Sau đó, họ còn chiếm đoạt hành lý của lão về làm của riêng. Lão già chết chìm thuở xưa nay chính là cậu con trai trưởng nhà họ.


Hai vợ chồng gã nghèo thời ấy, đời này chính là hai vợ chồng họ Thân. Trong quá khứ do họ đã vay nợ, đoạt của nên đời này họ phải đền gấp bội. Hai cậu con trai chính là oan gia đến đòi nợ!

Kể xong, tôi cảnh báo:

– Nếu như hai ông bà không sám hối tu hành, làm nhiều đại công đức thì tương lai sẽ bị hai đứa con trai hành cho đến chết!

Lão Thân sau khi biết được nguyên nhân tiền kiếp thì kinh hoảng vạn phần, liền phát nguyện sẽ siêng năng sám hối, bước vào con đường tu hành theo Phật pháp.

Hi vọng Phật lực gia trì giúp ông giải hết oan trái, để họ có thể sống an ổn trong tuổi già.

Chúng ta đã hiểu rõ Nhân Quả thì không nên hành động cẩu thả. Phải luôn cảnh tỉnh mình giờ giờ khắc khắc sống thuần khiết trong sạch, không ỷ vào may rủi. Bởi Nhân Quả Báo Ứng không mảy may sai chạy.

Trích Báo Ứng Hiện Đời
Cư sĩ Quả Hồng
Hạnh Đoan dịch

THUỐC TRỊ BỆNH HIẾM MUỘN (ÍT CON HOẶC KHÔNG CÓ CON)

Rất nhiều Phật tử tu học theo Phật nhiều năm đã đoạn trừ ăn mặn, dứt thịt cá, nhưng vẫn còn ăn trứng gà, trứng vịt. Thế thì đệ tử Phật rốt cuộc có nên ăn các loại trứng hay không?

Trước tiên xin kể một câu chuyện có thật:

Một lần trong pháp hội, Trần cư sĩ dẫn theo nữ đồng nghiệp tên Nhã Lâm, 35 tuổi. Cô này gầy gò, sắc mặt xám vàng, ngó bộ rất tiều tụy. Do đây là lần đầu gặp Cư sĩ Quả Khanh, ánh mắt cô hiện đầy nét hân hoan, khát vọng. Trong quá trình nghe giảng, cô rất chăm chú chí thành. Lúc Cư sĩ Quả Khanh hỏi cô Lâm có vấn đề gì? Mặt cô hơi đỏ lên, lộ vẻ căng thẳng, ấp úng mãi chẳng thành câu, cuối cùng nhờ Trần cư sĩ giải thích giùm, mọi người mới hiểu rõ. Thì ra cô kết hôn đã mười năm, rất khao khát có con, nhưng bất kể cầu thầy bổ thuốc đến đâu, vẫn chẳng có thai. Hôm nay, may mắn gặp Cư sĩ Quả Khanh, cô thỉnh cầu ông chỉ giúp chỗ mê muội….

Cư sĩ Quả Khanh rất thông cảm cho cô vì nỗi khổ “cầu bất đắc” này (ước con mà không có được), ông thở dài, quay sang bảo tôi:

- Quả Hồng, cô hãy quán sát xem nguyên nhân vì sao Nhã Lâm không có con?

Tôi xoay đầu nhìn Nhã Lâm, chạm ngay ánh mắt nhìn đầy khát vọng của cô, tôi cũng không kềm được, bật ra âm thanh cảm thán:

- Có phải cô rất ưa ăn trứng? Đặc biệt là trứng chim cút lộn? (các loại trứng nói trong bài này là trứng có trống, có thể nở ra con non, khác với trứng không có trống, không bao giờ nở cả, loại thứ hai này người ăn chay có thể dùng).

- Đúng, đúng, tôi rất ưa. Tôi đã ăn rất nhiều trứng chim cút….thế chẳng lẽ… . Nửa câu sau âm điệu cô ta có vẻ nghi hoặc. Trần cư sĩ ở bên cạnh, thông minh hiểu nhanh, liền hỏi giúp cho một câu:

- Mọi người đều cho rằng trứng có dinh dưỡng tốt, hơn nữa trước khi biết Phật pháp, chúng tôi ai cũng ăn trứng. Nhưng vì sao chỉ riêng Nhã Lâm lại chẳng thể có thai?

Tôi nhìn Cư sĩ Quả Khanh đang đứng cạnh mình, thấy mắt ông đầy hối thúc và khuyến khích, tôi liền giải rõ:

- Phật từng nói ăn trứng các loài điểu cầm, thủy tộc….là không có lòng từ mẫn. Hòa thượng Tuyên Hóa cũng từng giảng những điều liên quan đến ăn trứng, Ngài từng hóm hỉnh nói: “Nếu bạn không sợ đời sau làm trứng cho người ăn thì bạn có thể ăn bất kỳ trứng gì”…. Bởi nhân quả đan xen chồng chéo phức tạp, mỗi người lại có phước đức nhân duyên bất đồng nhau, nên mặc dù có nhiều người ăn trứng nhưng việc thọ báo lại không giống nhau…. Bạn muốn có con tất phải đoạn trừ ăn mặn (đương nhiên trong đây bao gồm cả trứng). Ngoài ra, bạn còn phải phóng sinh cho nhiều và tụng kinh, niệm Phật để hồi hướng cho các chúng sinh bạn đã từng ăn qua… .

Tôi nói xong, khẽ nhìn Nhã Lâm, thấy cô có vẻ không tin và khó chấp nhận. Rõ ràng là cô chờ nghe một câu chuyện nhân quả chứa tình tiết hấp dẫn liên quan đến việc hiếm muộn (khó mang thai) của cô nhưng lại bị những câu nói thẳng thắn phũ phàng và quá thực tế của tôi làm cho “vỡ mộng”. Có lẽ, cô cảm thấy những điều tôi nói quá “xoàng”, không quan trọng và chẳng có gì đáng lưu tâm nên mặt cô lộ đầy vẻ thất vọng. Tôi cảm thấy rất tiếc cho cô, bởi cô hoàn toàn không tin gì, bất đắc dĩ tôi phải nói thẳng ra:

- Cô hiện tại chỉ muốn bản thân mình có con, nhưng sao không nghĩ cho những cái trứng bị cô ăn mất ?....Chúng cũng có mẹ và mẹ chúng phải gian nan khổ cực lắm mới sinh được con ra. Lúc này, Cư sĩ Quả Khanh ôn tồn bảo Nhã Lâm:

- Quả Hồng giảng lý nhân quả cho cô nghe rất đúng và chính xác. Cô hãy trân trọng tiếp thu và chịu khó làm theo cách cô ấy bày thì sẽ chiêu cảm được hài nhi ngoan. Tốt nhất là cả hai vợ chồng đồng phải tu sửa luôn. Tiện thể, Cư sĩ Quả Khanh mới kể ra một câu chuyện thật để chứng minh: 

- Có một nữ Trưởng khoa nghiên cứu Sinh vật học, thấy con gái mình kết hôn đã 4 năm mà không có thai. Thế là bà dùng kiến thức chuyên môn của mình để hướng dẫn con rể bào chế thuốc. Nhưng dẫu có chế chi, làm gì thì kết quả càng khiến bà thêm hoài nghi về khả năng chuyên môn của mình. Do vậy mà nữ Trưởng khoa này mặt mày cứ dàu dàu rầu rĩ, khiến ai cũng phải cảm thán: “Thật là tội cho tấm lòng của bậc làm cha mẹ!”. Khi đó tôi bảo bà:

- Vợ chồng con gái bà đều mê ăn trứng, lại thích nhất là trứng cút lộn (đây là cộng nghiệp khiến cho họ không thể sinh con). Muốn có con thì cả hai cần phải ăn chay, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, làm nhiều việc thiện… 

Vợ chồng con gái vị nữ Trưởng khoa này y theo lời khuyên mà thực hành. Kết quả, chỉ nửa năm sau thì con gái bà đã có thai…

Khi nghe Quả Khanh vừa kể xong thì Lý cư sĩ (nữ bác sĩ thực tập) liền hỏi tôi:

- Vì sao hiện nay những bệnh nhân (từng mang thai nhưng nạo thai), giờ muốn có con mà không đượ lại nhiều đến như thế? Tôi bảo mọi người:

- Mỗi đứa con đến đầu thai đều có nhân duyên rất sâu nặng với cha mẹ, mà trong vòng luân hồi dày đặc, cơ hội có được một lần đầu thai làm người lại rất hiếm hoi! Thế nhưng các bậc cha mẹ do nhiều nguyên nhân đã phá thai bừa bãi, hủy đi cơ duyên làm người của vong nhi. Đã vậy mà lại còn không biết sám hối, mặc tình sát sinh ăn thịt, tạo nghiệp sát sâu nặng chất chồng, tất nhiên sẽ chiêu cảm ác báo: “triệt con dứt cháu”…

Tôi thấy Nhã Lâm và những người khác gật đầu tán đồng, thật là mừng cho cô có thể tỉnh ngộ. Hi vọng cô sẽ được Phật lực gia trì, chịu sửa đổi lỗi lầm hướng thiện, trì giới tu hành, sớm sinh quý tử. Thời gian trôi qua được nửa năm, Trần cư sĩ là người ban sơ dẫn Nhã Lâm đến, đã gọi điện thoại báo tin cho tôi hay: “Nhã Lâm từ lúc trở về nhà đã làm y theo lời chúng tôi hướng dẫn và hiện giờ cô đã mang thai, rất là tri ân mọi người”.

Xin khuyên mọi người không nên vì tham ăn ngon, ham khoái khẩu mà ăn các loại trứng. Tôi suốt 20 năm trên đường học Phật đã từng gặp nhiều vị ăn trứng (bao gồm cả trứng chim, rắn, cá…cho đến ăn trứng chưa thành hình trong thân gà mái) mà biến thành phụ nữ không thể mang thai hoặc thường sinh non, hư thai…Bọn họ bí lối cùng đường, đành phải làm theo cách tôi hướng dẫn là sám hối trước Phật (nguyện từ bỏ ăn mặn lẫn các loại trứng), hàng ngày tụng từ 1-2 bộ kinh Địa Tạng hồi hướng cho các trứng và những thân mẫu đẻ ra các trứng mà họ đã ăn qua. Kết quả, đại đa số khoảng chừng ba tháng là được hoài thai, thân thể họ cũng thay đổi, trở nên khỏe mạnh…

Nguyện cầu cho những vị hiếm muộn khao khát con, có sự nghiệp gia đình không thuận lợi và thân thể kém khỏe mạnh hãy y theo phương pháp này mà thực hành, trong vòng vài tháng sẽ có việc bất khả tư nghì xuất hiện trên thân các bạn. Bạn không phải tốn xu nào cho việc có con, còn tiết kiệm được rất nhiều tiền, tốt như thế vì sao bạn không làm? Nhưng liệu bạn có đủ can đảm để trường chay hành thiện, phóng sanh, niệm Phật….. hay không? Có làm được mọi điều như chúng tôi đã hướng dẫn hay không mà thôi. Tất cả đều tùy thuộc vào bạn. Muốn có con thì cả hai cần phải ăn chay, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, làm nhiều việc thiện…

Mỗi đứa con đến đầu thai đều có nhân duyên rất sâu nặng với cha mẹ. Mà trong vòng luân hồi dày đặc, cơ hội có được một lần đầu thai làm người lại rất hiếm hoi! Thế nhưng các bậc cha mẹ do nhiều nguyên nhân đã phá thai bừa bãi, hủy đi cơ duyên làm người của vong nhi. Khi làm vậy họ nào biết rằng mình đã tạo ra tội nặng tương đương giết A-la-hán. Đã vậy mà lại còn không biết sám hối, mặc tình sát sinh ăn thịt, tạo nghiệp sát sâu nặng chất chồng, tất nhiên sẽ chiêu cảm ác báo: “triệt con dứt cháu”.

Tác giả: Quả Hồng, dịch giả: Hạnh Đoan (Trích từ Báo ứng hiện đời).


ÂN OÁN TIỀN KIẾP – OAN GIA GẶP LẠI THÀNH MẸ CHỒNG NÀNG DÂU
Trương Lan và mẹ chồng ban đầu quan hệ tương đối tốt. Sau đó, cô về làm dâu cùng ở chung một nhà. Được một năm, mẹ chồng thường vì những chuyện vụn vặt mà mắng chửi cô. Chồng cô vốn hiếu thuận, những khi mẹ nổi giận thì anh luôn làm thinh, khiến cho Trương Lan hết sức khổ tâm buồn phiền.


Khi mẹ chồng thoái hưu về nhà thì lo đi chợ, làm cơm. Nghĩa là tất cả các việc trong nhà đều do một tay bà quản. Mấy ngày nay, mẹ chồng thân thể bất an nên bảo Trương Lan nấu cơm làm bếp. Cô ngoan ngoãn vâng lời.

Mỗi ngày, cô luôn phải dậy sớm, ngủ muộn, nấu nướng, làm bếp…hoàn thành tốt việc trong nhà. Nhưng hôm nay, Trương Lan lỡ thức dậy muộn một chút thì mẹ chồng đã làm xong cơm sáng. Không đợi cô mở miệng giải thích, bà đã mắng xối xả:

- Bồn cầu nhà vệ sinh phải lo mà chùi rửa mỗi ngày. Một ngày không tẩy rửa là vừa dơ vừa thúi. Việc làm cơm đơn giản như thế mà mi lại lúc nghỉ lúc làm, thử hỏi còn nên thân được chuyện chi nữa hả?

Ba chồng thấy vậy liền tiến đến khuyên can, càng khiến mẹ chồng thêm kích động, nổi xung. Trước sự thịnh nộ chửi mắng của bà, Trương Lan không dám hé môi nói tiếng nào.

Cô ráng nhịn oan khuất, song bản thân còn phải ra ngoài công tác, cũng rất gian khổ. Bình thường cô đối đãi với ba mẹ chồng một bề kính thuận, làm gì cũng ý tứ, cố gắng giữ cho tròn hiếu đạo. Không ngờ hôm nay lỡ dậy trễ một chút mà bị mẹ chồng chửi mắng thịnh nộ vô lý như vậy…

Trương Lan vừa ăn cơm vừa lau nước mắt….Rửa chén xong, cô hướng về mẹ chồng xin lỗi, rồi bỏ đi ra ngoài tìm bạn đạo tâm sự, khóc lóc kể nỗi oan ức trong lòng…

Nghe Trương Lan khóc kể tường thuật sự việc, tôi bảo:

- Ôi chao, thôi em đừng khóc nữa. Sở dĩ hôm nay em gặp chuyện như thế này là do đời quá khứ giữa em và mẹ chồng đã từng có xích mích hiểu lầm, nên mới tạo thành oan trái khó giải như ngày hôm nay!

Trong đầu tôi bắt đầu hiện ra cảnh tiền kiếp của Trương Lan và mẹ chồng:

Vào đời nhà Đường, Trương Lan là một quý phi rất được Hoàng đế sủng ái. Có lần, quý phi và hoàng đế đang thưởng thức ca vũ, thì một võ tướng do xuất chinh thất bại (lại bị kẻ ác vu hại) nên hoàng đế triệu vào bái kiến.

Lúc này, quý phi đang ở bên cạnh thì thầm vào tai hoàng đế mấy câu chi đó. Bên dưới không ai nghe rõ, nhưng võ tướng kia nhìn thấy cảnh này thì trong lòng cực kỳ không vui do ông hiểu lầm vị quý phi đang nói xấu, ngầm ám hại mình.

Thật ra, quý phi chỉ xin hoàng đế xá tội cho ông. Nhưng do hoàng đế đã hạ quyết tâm là phải trừng trị ông để răn chúng! Vì vậy mà viên võ tướng bị nhốt vào ngục và bãi bỏ quan chức. Vị tướng này không những bị thọ cực hình tàn khốc mà thân quyến cả nhà gồm mười mấy người cũng bị khổ lây.

Do vậy mà oán hận trong lòng, ông trút cả vào quý phi. Trước sau ông luôn luôn cho rằng, mọi việc đều do bà ton hót sau lưng để hại ông.

“Và những hiểu lầm này của võ tướng, oan uổng của quý phi”….thảy đều xuất phát vào thời quá khứ xa xưa nữa, nghĩa là vô số kiếp về trước đó nữa thì quý phi cũng đã từng nghĩ oan, hiểu lầm cho võ tướng y hệt như vậy….Cứ như thế Nhân Quả oan oan tương báo mãi không hề ngừng dứt, đến đời này thì họ lại tiếp tục gặp nhau, lại ở chung với nhau….

Võ tướng kiếp xưa, nay chính là mẹ chồng của Trương Lan. Và giữa mẹ chồng, nàng dâu lại diễn tiếp mối oan kết chưa giải quyết xong…

Trương Lan chợt nhớ lại:

- À, hèn gì mà dạo nọ có một người bạn học của em đến thăm. Lần đầu mới gặp, mẹ chồng em đã hỏi: “Trương Lan có nói xấu gì tôi không?”…

Khi biết được chuyện này, Trương Lan cảm thấy rất bất bình. Sau đó, mẹ chồng cô thường nghi ngờ bị nói xấu sau lưng. Diễn tiến tệ đến mức bà còn chỉ ngay mặt, chửi mắng cô. Bây giờ, Trương Lan hiểu rõ tất cả đều là quả báo, là ác duyên lỗi lầm ẩn khuất mà mình từng tạo ra trong quá khứ.

Thế là cô bắt đầu sửa đổi, quay sang tự kiểm điểm lại lỗi mình, lo sám hối nghiệp chướng, phát tâm ăn chay và tụng 49 bộ Kinh Địa Tạng, hồi hướng cho mẹ chồng, mong hóa giải oán hận hai bên. Từ đó trở đi, cô nghiêm trì ngũ giới, chăm chỉ tu sửa.

Ba tháng sau, quan hệ giữa Trương Lan và mẹ chồng đã cải thiện rất tốt. Hiện tại, ba mẹ chồng thương cô như con gái ruột của mình. Cả nhà đều vui vẻ sống hòa thuận.

Tác giả: Cư sĩ Quả Hồng – Dịch giả: Hạnh Đoan (Trích từ quyển Báo ứng hiện đời)

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG CỦA GIÁO SƯ DẠY HỌC

Tỉnh Sơn Tây có một đôi vợ chồng trẻ sinh được một đứa con trai, đã ba tuổi mà vẫn chưa biết đi, nói cũng không rành. Bác sĩ khám xong, bảo thằng bé bị chứng liệt não nhẹ. Hai vợ chồng vạn phần lo lắng, liền nhờ tôi đến hỏi Hòa thượng dùm.

Hòa thượng nói, kiếp trước đứa bé này là một giáo sư tài ba chuyên nghề dạy học, học đủ thi thư, là người rất có tiếng tăm danh vọng. Khi đó nhiều người thích nghiên cứu Phật pháp tìm đến thỉnh giáo ông, hỏi về vấn đề liên quan đến sinh tử và lục đạo luân hồi.

Ông giáo bèn miệt thị, nói với mọi người rằng:

- Những gì Phật giáo rao giảng toàn là hư dối, không thật! Có ai thấy qua lục đạo luân hồi hay chưa?

Rồi ông còn trích lời Khổng Tử thế này: “Không biết sống, đâu biết chết!” và khăng khăng tuyên bố quan điểm của mình rất là chính xác!

Do lời nói hàm hồ như vậy, ông đã khiến nhiều người mất đi phúc duyên bước vào con đường học Phật.

Chính vì tính tự cao ngã mạn, ỷ vào tri thức nửa vời, vị Giáo sư đã phát ngôn bừa bãi, đem những phán đoán sai lệch của mình ngăn trở người tìm hiểu Phật pháp, cho nên sau khi chết, ông bị sinh làm heo nhiều kiếp.

Đến hiện đời, do đôi vợ chồng này rất ưa ăn thịt heo, cho rằng thịt heo là ngon nhất. Khi con heo này bị giết rồi, họ đã mua nó đem về kho ăn.

Giờ đây nhân duyên chín muồi, đứa con trai mà họ sinh ra, chính là ông giáo kiếp xưa từng thọ ác báo. Đó cũng chính là báo ứng của đôi vợ chồng ưa ăn thịt heo.

Nếu muốn thay đổi nghiệp báo, họ phải sám hối tội ăn thịt. Hơn nữa phải chuyển sang ăn chay hoàn toàn. Còn phải sám hối thay cho ác nghiệp đời xưa của con họ, phải tụng Kinh Địa Tạng hồi hướng cho những người từng bị ông giáo nhồi nhét tư tưởng sai lầm, lỡ mất cơ duyên học Phật pháp và cũng nên vì những con heo mà họ ăn, tụng Kinh Địa Tạng siêu độ cho.

Hòa thượng khẳng định:

- Chỉ cần hai vợ chồng kiên trì làm đến nơi, chịu tụng kinh và ăn chay như lời ta nói, đồng thời phối hợp với phương pháp trị liệu, rèn luyện thân thể, đứa bé sẽ dần chuyển tốt. Não sẽ hồi phục bình thường, tương lai nhất định có thể tự lo cho đời sống mình.

Tôi cứ thế truyền đạt lại hết lời Hòa thượng dạy cho hai vợ chồng kia nghe. Cha đứa bé nghe xong, kinh hãi nói:

- Sư phụ giảng rất đúng! Ông bà nội thằng bé làm tại công ty thịt, còn thiết lập thêm lò mổ riêng nữa. Do vậy mà gia đình ông được mua thịt sống tươi ngon với giá rất rẻ. Vợ ông rất ưa ăn đầu heo.

Không ngờ báo ứng ập tới, cả nhà lãnh chung: thật là tự làm tự chịu. Nếu biết rõ thì họ đã không làm như vậy.

Mẹ đứa bé rơi nước mắt, bày tỏ lòng sám hối: - Nhất định sẽ tuân theo lời Sư phụ dạy, sẽ ăn chay tụng kinh, ráng trị lành bệnh cho bé.

Mong các vị có thể trì chí kiên tâm, phiền não sẽ chuyển thành Bồ đề

Quảng Khanh (Hạnh Đoan dịch)

CHUYỆN NGƯỜI THÍCH ĂN TÔM HÙM

Minh An xin phép kể một câu chuyện hiện tiền trên thế gian mà chính Minh An và các Phật tử đều biết đến:

Có một vị Phật tử nam đã lớn tuổi, năm đó ông cụ cũng khoảng ngoài 70 tuổi. Ông cụ thường chở vợ đến chùa để làm công quả và tu tập (Tụng Kinh), nhưng ông cụ chỉ ngồi ở ngoài sân chùa để trò chuyện với các bạn Phật tử (những người bạn Phật tử này cũng là những vị trong hàng ngũ quân đội của chế độ VNCH), nên chuyện của họ nói không bao giờ hết.
Ông cụ thường kể chuyện cho mọi người nghe về một thời vàng son, oanh liệt của mình trên các trận chiến cũng như trong sự ăn chơi và sinh hoạt cuối tuần của ông cụ. Ông cụ thường kể rằng mình thích ăn tôm hùm, con nào càng mạnh và còn nguyên càng thì ông cụ mới mua. Hàng tuần ông thường mua và mỗi lần mua đều cả chục con để đãi bạn bè. Và thói quen ấy cứ tiếp diễn trong suốt thời gian ông còn trẻ cho đến thời điểm đó.
Một hôm ông cụ bị stroke (tắc nghẽn mạch máu) và té mê man, bất tỉnh nhân sự. Trong lúc mê man ông cụ thấy rất nhiều, có cả hàng trăm con tôm hùm thân hình to lớn gấp hàng trăm lần thân thể ông cụ, rượt đuổi và dùng càng xâu xé thân thể của ông. Ông cụ đau đớn vô cùng và cố gắng bỏ chạy, nhưng không thể chạy được. Cứ thế tan xương nát thịt, rồi lại thấy mình sống lại để cứ thế bị đuổi rượt và bị xâu xé thân thể, đau đớn không cùng. Có con lấy càng cắt đầu ông cụ, có con cắt tay, vặn chân, bẻ tay giống như lúc ông từng bẻ những càng tôm để ăn không khác. Ông cụ rất đau đớn và tìm cách chạy trốn, nhưng không thể chạy đi xa được. Cứ chết đi sống lại cả trăm ngàn lần như vậy (thời gian này là thời gian ông cụ đang hôn mê trên giường ở bệnh viện).
Đến lúc ông cụ quá đau đớn và sợ hãi, không còn cách nào khác ông vội quỳ xuống tỏ sự hối hận của mình trước mặt những con tôm hùm kia, van xin sám hối và hứa nguyện nếu được thân người ông sẽ chuyên cần tụng kinh để hồi hướng cho những con tôm đã chết. Vì ông chỉ có thể nhớ là tụng kinh chứ không thể nhớ ra câu niệm Phật, cũng vừa ngay lúc ông quỳ xuống cầu xin sám hối tha mạng thì chính là lúc đó ông hoàn hồn tỉnh lại trên giường ở bệnh viện.
Ông kể, lúc đó phân tiểu đã ra đầy cả quần và ướt cả áo. Người vợ thấy ông tỉnh lại thì mừng vui vô hạn, nhưng ông nói đưa điện thoại để ông gọi cho Ni Sư trụ trì chùa ông thường đi. Trong lúc gọi điện thoại, ông rất khẩn thiết xin Ni Sư trụ trì giúp ông truyền trao Tam Quy và Ngũ giới và phát nguyện ăn chay trường. Lúc đó vào khoảng 2 – 3 giờ sáng, ông cụ và vợ vội vã đến chùa và nhận thọ Tam Quy và Ngũ giới ngay sau đó.
Ông nức nở khóc lóc và trình bạch mọi sự việc trong lúc ông đang mê man cho Ni Sư Trụ trì nghe (Một người đàn ông oai phong từng với chức vụ Đại tá, hiên ngang oai hùng trong các chiến trận, không hề sợ súng đạn mà bây giờ trước Tam Bảo phải quỳ khóc cầu khẩn, sám hối tội xưa) thì đủ hiểu khi nghiệp lực đến để đòi nợ thì không kể một ai cũng phải nhận chịu, dù lực sĩ hay tướng cướp, can cường, lì lợm, cứng đầu đến đâu cũng phải cúi đầu nhận lãnh nghiệp quả của mình gây ra, những nhân ác nào đã làm thì tự mình phải chịu trả quả.
Từ đó về sau ông cụ trở nên rất chuyên tu niệm Phật cầu sám hối những tội nghiệp đã gây ra từ lúc còn trẻ, ông cũng đã phát nguyện trường chay cho đến cuối cuộc đời. Khi đến chùa ông cụ chỉ một lòng niệm Phật, ở nhà cũng không dứt câu niệm Phật, không còn ngồi nói chuyện như xưa nữa. Nhiều bạn ông tưởng rằng sau cơn bệnh ông bị khủng khoảng tinh thần và giống như người bị bệnh Tâm thần, ít ăn , ít nói, lúc nào cũng cầm tràng hạt trong tay niệm Phật. Cho đến một ngày ông cụ dọn qua tiểu bang khác và từ trần ở đó, gia đình cụ cho biết ông ra đi rất thanh thản, trên tay vẫn còn cầm tràng chuỗi niệm Phật và vẻ mặt thật tươi lại còn có mùi thơm kỳ diệu phát ra.
Cũng từ câu chuyện này, người kể kính mong qúy Liên Hữu hãy xem đó làm gương để cùng nhau tinh tấn dõng mãnh tu tập với TÍN - HẠNH - NGUYỆN bất thoái nhé.

Kính thuật: Phật tử Minh An - USA

QUẢ BÁO CỦA NGƯỜI MẸ PHÁ THAI
Tôi kết hôn được mấy tháng thì có thai. Lúc đó do chưa hiểu Phật pháp, chẳng biết nguy hại của báo ứng nhân quả. Xét thấy kinh tế lúc này chưa đủ để nuôi con nên tôi đã phá thai.
Sau đó, công việc làm ăn dần dần phát triển, kinh tế khấm khá, tôi lần lượt cho ba đứa con chào đời
Tới khi mang thai đứa con thứ 4, tôi hoàn toàn thấy không vui vì bị vỡ kế hoạch, do đã ngừa nhưng lại có thai ngoài ý muốn. Thế là tôi bèn đi phá thai, tạo thêm tội một lần nữa.
Sau đó, bạn bè rủ tôi đi chùa, tôi được may mắn nghe giảng pháp nên phát tâm học Phật và tập tu, sám tụng theo thời khóa hàng ngày. Từ đó, tôi nguyện hành thiện, dứt ác như lời Phật dạy. Sau khi tự kiểm, tôi thấy mình đã tạo tội nặng. Hai lần phá thai ngày xưa đem đến cho tôi nỗi ân hận khôn nguôi.
Bây giờ, tôi đã ngoài 50 tuổi. Năm ngoái đi khám bệnh, bác sĩ nói tôi bị ung thư vú. Do hiểu được Phật pháp nên tôi biết đây chính là báo ứng, là quả ác đã tới do nhân giết hại bào thai, bây giờ chỉ có cách bình thản thọ nhận. Và tất cả những công đức tu hành tôi xin đem hồi hướng cho các vong linh thai nhi chết oan, vì chúng mà tạo nhiều điều thiện lành, tôi cầu cho chúng được sinh vào cõi lành.
Chính nhờ học Phật, nương vào sự gia bị của Chư Phật, Bồ-tát, tuy tôi bị mắc bệnh ung thư nhưng lại không bị hành hạ đau đớn, cho đến lúc bị giải phẫu mổ xẻ, tôi cũng chẳng thấy đau. Hơn một năm nay tôi sống an lạc. Có lẽ nhờ tôi biết ăn năn sám hối, tích công bồi đức, ăn chay, phóng sanh, niệm Phật; cho nên dù bị trả quả báo vẫn không thấy đau đớn. Tôi rất biết ơn Chư Phật, Bồ-tát.
Còn em gái tôi là Vy thì không được như vậy. Chồng nó làm ở nước ngoài. Nó có công việc rất tốt, rất bận rộn nên không có thời gian chăm sóc con cái. Khi Vy chuyển bụng sinh đứa con thứ hai, chồng nó vắng nhà, đứa bé sinh ra là trai. Do Vy không hiểu Phật pháp, nó không vui và cảm thấy đứa con này đem nhiều chướng ngại, nếu nuôi sẽ chuốc lấy phiền rộn và choáng mất thời gian không ít. Thế là Vy chẳng thèm bàn tính với chồng, nó nói với bác sĩ là nó không muốn có đứa con này. Vị bác sĩ cũng rất dạn tay và bạo gan, ông ta đồng ý giúp nó hại chết thai nhi.
Vì mê muội, Vy đã tạo ra trọng tội sát nhân. Đến lúc phúc hết rồi thì họa tới, kết quả vừa tròn 55 tuổi thì Vy bị ung thư vú. Tuy đã phẫu thuật, xạ trị hóa học, chạy chữa đủ cách, Vy vẫn qua đời. Ngoài tội phá thai thì em gái tôi bình thường cư xử với mọi người rất tốt. Vì vậy mà nghe tin nó bị ung thư, ai cũng ngạc nhiên. Thế nhưng nhân quả báo ứng luôn theo theo ta như bóng theo hình, nó đến không hề thiên vị ai!
Vì vậy, tôi muốn nhắn nhủ các chị em phụ nữ rằng, khi đã mang thai xin đừng sợ phiền ngại nhọc. Bạn phải có trách nhiệm sinh con cho đàng hoàng và hãy dốc sức nuôi dạy chúng chu đáo cho đến thành nhân. Cũng đừng lo kinh tế không đủ, vì mỗi đứa con đều mang theo phước báo riêng của chúng.
Còn nhỏ Ngọc Thu bạn thân tôi, nó có nghề nghiệp ổn định, tánh tình nhu mì ôn thuận. Do không biết đạo, chẳng hiểu Phật pháp nên Thu đã phá thai rất nhiều lần. Về sau nó bị chứng ung thư, khắp thân nổi đầy cục bướu, hành nó đau đớn khổ sở khôn xiết, bệnh ngày càng nặng, các bác sĩ đều bó tay. Thu qua đời khi vừa 45 tuổi.
Sau khi học Phật pháp, tôi mới biết phân biệt tà chánh, đúng sai. Nếu tôi sớm biết Phật pháp, tôi đã không tạo tội và không để cho bạn bè, thân quyến mình tạo tội. Tôi thấy ăn chay rất có ích, giúp thân tâm trong sạch, dục niệm giảm. Còn ngược lại ăn mặn thì dục niệm nặng, thân trược, tiết dục chẳng dễ. Tôi muốn nói với các bạn là khi có thai, ngàn vạn lần chớ nên phá thai. Bạn đã tạo ra chúng thì bạn phải nhận lấy trách nhiệm với sự có mặt của chúng.
Bởi vì chính sự ngu si của tôi đã cướp mất cơ hội được làm người của các con tôi! Bây giờ biết tu sửa, tôi hối hận và khổ đau khôn cùng. Tôi hi vọng hai chữ “Phá thai” được bôi xóa vĩnh viễn ở trần gian, để mọi thai nhi có cơ hội làm người, gặp Phật pháp tu hành, lìa khổ được vui!.
Tăng nữ s

CÚNG DƯỜNG VÀ TÁN THÁN NGƯỜI XUẤT GIA CẦN PHẢI CẨN TRỌNG

Quý vị có biết rằng đôi khi sự tán thán làm hại người hơn cả sự phỉ báng! Người bị phỉ báng, tuy giận lắm, nhưng đối với người có chí khí, càng bị chê bai chừng nào họ càng nỗ lực tinh tấn để đạt đến những thành tựu cao siêu. Biến những lời phỉ báng thành một thứ trợ duyên thượng thặng. Một khi được ca tụng, tán thán họ sẽ nghĩ: “Ồ! Nhiều người ca ngợi mình quá, có lẽ mình không tệ”, và họ sẽ mãn nguyện với những gì họ có được rồi không thèm trau dồi để tiến xa hơn nữa.

Cho nên tán thán rất dễ làm hại người. Vì vậy, đối với giới trẻ, với người mới học, chúng ta tuyệt đối không nên tán thán, không nên cúng dường quá nhiều. Bởi vì tiền tài nhiều, danh vọng lên cao, lập tức sẽ sa đọa ngay. Những Pháp Sư trẻ, phát tâm bồ đề xuất gia, thường bị tín đồ ca ngợi, cúng dường làm cho Pháp sư trẻ đọa lạc. Như vậy sự đọa lạc của họ là do tín đồ gây nên. Sau này, những vị Pháp Sư đó bị quả báo thì tất cả những người ca ngợi, cúng dường không thể thoát nạn bị đọa.

Vậy đối với những ai chúng ta nên mạnh mẽ cúng dường? Đó là những vị giảng Sư, Pháp Sư “Bát phong xuy bất động” (tám luồng gió của được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ, vui không làm họ lay động). Những người này dù chúng ta có tán thán họ cũng không sanh lòng vui mừng, chúng ta phỉ báng họ cũng không sanh tâm phiền muộn. Vì tâm của họ luôn giữ sự bình lặng an nhiên. Những người như vậy mới thật sự xứng đáng cho chúng ta tán thán. Vì sao? Vì sự tán thán không làm hại họ, cho nên chúng ta phải tuyên dương khiến cho nhiều người biết đến và tin tưởng họ. Nhờ vậy họ có thể độ được nhiều chúng sanh.

Nhân đây nói đến “Cúng Dường”. Thọ nhận cúng dường không phải là chuyện đơn giản. Trong nhà Phật thường nói: “Một hạt gạo thí chủ, nặng như núi Tu Di, đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”. Cho nên người không tu làm sao dám nhận sự cúng dường và hưởng thụ sự cúng dường? Làm kiếp người, ai có thể biết được phước báu của mình được bao nhiêu? Ngay cả chư Phật, Bồ Tát cũng không hưởng thụ sự cúng dường. Nhưng nếu có người đến cúng dường với lòng chân thành, muốn gieo trồng ruộng phước, đương nhiên chúng ta không thể từ chối, tuy nhiên sau khi thọ nhận của cúng dường, chúng ta nhất định phải luân chuyển sự cúng dường đó.

Trong thời cận đại, Ấn Quang Đại Sư là hình ảnh mẫu mực rất tốt cho chúng ta. Đệ tử quy y Ngài nhiều đến nỗi không thể tính đếm được. Tất cả những tài vật do đệ tử cúng dường, Ngài đều đem ra ấn tống kinh sách để “cúng dường” lại cho mọi người, Ngài lập ra “Sở Hoằng Hóa” ở Tô Châu, Trung Quốc để ấn tống và lưu hành kinh sách. Sau khi tôi tu học Phật pháp, tôi hoàn toàn noi gương của Ngài, nghĩa là có bao nhiêu tiền cúng dường, tôi đều đem ra in kinh sách để phân phát khắp nơi cho mọi người. Tôi nghĩ: “Nếu kiếp này không liễu đạo, tôi cũng không phải mang lông đội sừng để trả. Vì sao thế? Vì những người nhận kinh sách trả nợ dùm cho tôi”.

Đem tài vật của những người cúng dường triển chuyển bố thí cúng dường, như vậy, cái phước của những người cúng dường và người nhận sẽ trở nên rộng lớn vô lượng vô biên. Làm như thế mới gọi là như pháp. Nếu dùng tài vật của người cúng dường để hưởng thụ cá nhân thì tuyệt đối không thể như Pháp. Cho dù dùng tài vật cúng dường của thí chủ để xây chùa, xây đạo tràng cũng phải vì mục đích hoằng pháp lợi sanh. Được như vậy người bố thí cúng dường mới thật sự có công đức. Nếu như ở trong chùa mà không tu hành, cũng chẳng hoằng pháp, ngôi chùa đó sẽ trở thành nơi tranh chấp. Cho nên cất chùa xây đạo tràng phải đặc biệt cẩn thận!

Thầy Lý Bỉnh Nam thường nói rằng: “Khi xây chùa, mọi người là Bồ Tát, sau khi cất xong rồi thành La Sát!”. Vì sao? Bởi vì tranh dành quyền lợi – biến chất rồi! Sự phát tâm ban đầu đem quăng lên tận chín tầng mây cao!

Cúng dường Pháp Sư phải hết sức thận trọng. Phật dạy chúng ta: “Tứ sự cúng dường”. Tứ sự là gì?

1 / Ẩm thực: Pháp Sư là người sống ở thế gian, không thể không ăn cơm, cho nên chúng ta cúng dường ẩm thực cho Pháp Sư để duy trì mạng sống của họ.

2 / Y phục: Pháp Sư cũng cần có áo quần để mặc, nếu áo của Pháp Sư cũ rách, ta nên cúng dường cho họ một bộ, khi thấy còn tốt thì không cần thiết cúng dường.

3 / Y dược: Khi Pháp Sư có bịnh, chúng ta cúng dường thuốc uống để chữa bịnh cho họ.

4 / Ngọa cụ: Pháp Sư cũng cần có chỗ nghỉ ngơi, chúng ta cúng dường giường, mền, v..v…

Thời nay có người đem nhà cửa hoặc những vật quý giá dâng cúng cho Pháp Sư khiến cho Pháp Sư sống thật sung sướng đến nỗi Tây Phương Cực Lạc cũng không muốn đi nữa. Vì ở thế gian này cũng tốt quá rồi, đến Tây Phương để làm gì? Cái tâm mong thành Phật đạo, liễu sanh thoát tử tan thành mây khói. Điều này đối với việc thành tựu cho Pháp Sư, đào tạo Pháp Sư thật là một tai hại lớn không gì bằng!

Pháp Sư xuất gia nghĩa là “cắt ái ly gia”, không có nhà, chúng ta lại tặng cho họ cái nhà, tức là kéo họ về nhà trở lại. Như vậy là hại chết họ rồi, họ có đủ quyền lực, tài sản, thế là không còn ý chí của người xuất gia, chẳng khác gì người phàm tục! Ai đã hại họ? Chính là tín đồ đã hại Pháp Sư! Những tín đồ này không biết rằng hành động như vậy là phá hoại Phật Pháp, tổn hại Tam Bảo. Họ lại nghĩ rằng mình đã tạo rất nhiều công đức, làm được nhiều việc tốt! Than ôi! Khi mạng chung, đọa xuống địa ngục gặp Diêm Vương, chừng đó còn chối cãi gì được nữa.

Đứng về mặt tu phước trong nhà Phật, chúng ta cần phải có trí tuệ chân chính và điều này cần phải giải thích rõ ràng. Nhiều Pháp Sư không dám nói rõ vì sợ khi nói rõ thì Phật tử, tín đồ không cúng dường nữa. Riêng đối với tôi, tôi chỉ muốn lên thế giới Cực Lạc ở phương Tây, tôi không muốn ở đây lãnh tội, cho nên tôi hết sức chân thật nói với quý vị rằng: “Tôi không sợ quý vị không cúng dường cho tôi, không cúng dường cũng tốt vì rằng tôi không phải lo lắng đủ điều”.

Chính vì vậy tôi lập “Hội Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim” chuyên in tặng kinh sách. Tôi dặn dò Cư sĩ Giảng Phong Văn, phụ trách cơ quan ấn tống kinh sách, luôn áp dụng một nguyên tắc như sau: “Tiền nhiều in sách nhiều, tiền ít in sách ít, không có thì không in, vậy là tốt nhất!”. Bởi vì khi sự cúng dường nhiều lại phải bận tâm lo nghĩ nên chọn bộ sách nào in trước? In như thế nào? Ngược lại, nếu không có cúng dường thì không phải bận tâm, thanh nhàn biết bao! Cho nên mọi người cần phải hiểu.

Không cầu cúng dường, không cầu đạo tràng, điều gì cũng không cầu, tâm sẽ thanh tịnh, đó chính là đạo tâm. Chính mình tu tâm thanh tịnh, giúp người khác tu thanh tịnh tâm. Tuyệt đối xa lìa danh vọng lợi dưỡng, như vậy mới là Phật pháp chân chính. Muốn thành tựu cho các Pháp Sư trẻ, muốn lo lắng cho họ, phải chấp nhận cho họ chịu cực khổ một chút. Đừng nên nói là thấy họ cực khổ ta không đành. Nếu như vậy là hại chết họ đó! Lúc Phật Thích Ca còn tại thế, tất cả đệ tử của Ngài chỉ ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây, cuộc sống khổ cực thiếu thốn như vậy. Nếu ta nhìn thấy, thật không nhẫn tâm, rồi đem họ về nhà. Như vậy làm sao họ có thể thành đạo được? Trong kinh Phật dạy chúng ta rằng: “Dĩ Khổ Vi Sư” nghĩa là lấy cái khổ làm Thầy. Thông thường trong cuộc sống đau khổ, người ta mới có tâm đạo chân chính, mới có tâm niệm cương quyết, vượt ra khỏi thế gian này.

Cho nên khổ là tốt! Chúng ta không kham nổi khổ cực, nhưng khi thấy người khác chịu đựng khổ cực ta phải sanh lòng cung kính, đừng nên gây chướng ngại và lôi kéo họ trở lui. Chúng ta phải chân thành, dựa trên thực tế mà đào tạo Pháp Sư, thành tựu Pháp Sư. Làm được như thế chúng ta mới có thể mời được Pháp Sư, mới có Pháp Sư chân chính, tốt lành đến hoằng pháp lợi sanh.

Trích lời dạy của HT. Tịnh Không từ đĩa giảng “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” 
Nguồn Duongvecoitinh.com

QUẢ BÁO CỦA NHỮNG NGƯỜI CON BẤT HIẾU

Con bất hiếu, cháu vô tình,
Ác tâm bỏ mẹ cha đói chết…
Thử hỏi thế nhân – tình nghĩa đâu?
Trời xanh chẳng tha thứ tội này!

Láng giềng kể tôi nghe câu chuyện xảy ra tại quê họ, hỏi:
- Đây có phải là nhân quả báo ứng như lời Phật dạy không?
“Tại thôn X huyện Y thuộc tỉnh Cát Lâm, có một gia đình tám người trong một thời gian ngắn xảy ra bi kịch mà khắp “mười phố tám quê” ai cũng biết. Tuy đa số không hiểu Phật pháp là chi, nhưng ai cũng cho đây là báo ứng.
Hai vợ chồng trong gia đình này suốt bao năm dốc sức cấy cày nuôi dưỡng sáu người con gồm ba trai, ba gái, lo chu toàn trách nhiệm kẻ làm cha mẹ. Họ cưới dâu, xây nhà cho con trai ra riêng, sắm đủ của hồi môn để gả con gái. Thực hiện chu toàn những việc này không phải dễ, rất vất vả khó khăn, là điều hiển nhiên ai cũng thấy.
Người cha do lao lực quá độ mà bị bệnh nặng rồi qua đời. Trong thôn ai cũng thở dài cảm thán, nói ông mệnh khổ, nhưng bà vợ của ông mệnh càng khổ hơn. Vì chồng mất chưa đầy một tháng thì bà vợ bị xuất huyết não, dẫn đến bán thân bất toại phải nằm trên giường. Tuy bản thân có thể dùng tay trái để ăn cơm, song không thể đi vệ sinh hay tắm rửa, rất cần có người dìu đỡ chăm sóc.
Sáu đứa con gồm trai lẫn gái và sáu dâu rể, tổng cộng là 12 người, chưa tính đến cháu, đã đối đãi như thế nào đối với người mẹ cả đời gian khổ vì con này?
Mới đầu họ sắp xếp hai người một nhóm, luân phiên chăm sóc mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, vợ chồng ba đứa con trai cảm thấy rất chán ngán, phiền mệt, nên trong nhà bắt đầu xảy ra chuyện. Do giữa các nàng dâu và mấy cô con gái bất hòa, thường nổ ra gây cãi ầm ĩ. Vì vậy, họ cấm không cho bên con gái đem cơm chăm sóc cho mẹ nữa.
Mới đầu, ba con trai còn cho mẹ ăn, uống chút đỉnh. Sau đó họ nghĩ: “Nếu ăn uống thì phải đi nhà xí”…nên ba cô con dâu bắt đầu giảm khẩu phần ăn cho mẹ chồng. Có khi cả ngày không cho bà dùng món chi cả. Do con gái và ba cô con dâu không thuận hòa, nên mười ngày nửa tháng, họ cũng hiếm khi đến thăm.
Có lần ba cô con gái đến thăm mẹ, phát hiện ra bà yếu đến mức không còn sức, ghé sát tai vào mới nghe giọng bà thều thào:
- “Mẹ đói….mẹ đói”….
Thế là họ vội tìm chút gì đó cho mẹ ăn. Nào ngờ, ba nàng dâu thấy vậy nổi cơn thịnh nộ, chạy đến chỗ mẹ chồng đang nằm lớn tiếng quát lên:
- Bà mới dùng xong hai chén cháo, sao còn đòi ăn nữa? Có phải là muốn chết hay không? Bà nói vậy khiến con gái bà tưởng là chúng tôi bất hiếu đấy!
Nhờ ba cô con gái kiên trì, cuối cùng bà cũng được dùng một chút ít. Lúc cho mẹ ăn, ba cô gái thừa dịp chị dâu đi vắng, bèn luồn tay vào sờ thấy bụng mẹ hóp gầy, chứng tỏ lời ba chị là dối trá.
Thế là hôm sau, ba cô gái đem đến cho mẹ sáu cái trứng gà, bà mẹ ăn ngấu nghiến, chốc lát đã hết sạch. Sau đó như được tăng lực, bà mách nhỏ với ba con gái:
- Các con không đến thì tụi nó một chút cơm nước cũng ít chịu cho mẹ dùng, chúng muốn để mẹ chết đói đó.
Mấy ngày sau ba cô gái lại mang đến cho mẹ thức ăn ngon để tẩm bổ. Con gái đang cho bà ăn thì bị ba anh trai nhìn thấy. Họ liền vào giật lại, ném xuống đất, dùng chân chà đạp lên thức ăn, phẫn nộ mắng em không được cho mẹ dùng, viện cớ là bệnh bà xuất huyết não không thể ăn được đồ bổ, dễ bị xuất huyết. Họ bảo:
- Các cô mà làm mẹ chết thì ai chịu trách nhiệm đây? Muốn lo cho mẹ thì hãy rước mẹ về mà lo, đừng có tới đây chăm ăn mà không chịu cưu mang.
Chuyện trong nhà họ chẳng mấy chốc lan ra cả thôn đều biết. Không bao lâu, nơi sân họ vọng ra tiếng khóc lóc kêu gọi mẹ thảm thiết. Sự nhẫn tâm bỏ mẹ đói khát khiến cho bà cụ xấu số, bất hạnh đã phải sớm lìa đời. Tiếng các con bà khóc than, kêu gào nghe vang trời động đất. Họ mặc áo tang đưa mẹ đi chôn, giấy tiền vàng mã được ném đầy lên không trung, bị cơn gió lạnh phẫn nộ thổi bay tứ tán.
Một tháng sau đó, cậu con trai cả bị nghẽn mạch máu não phải vào cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Tuy được cứu sống, nhưng trở thành liệt nửa người, tay chân bị co rút.
Cậu cả xuất viện được một tháng thì cậu hai và nàng dâu cả tiếp nối vào bệnh viện. Họ cũng bị y chang chứng nghẽn tắc mạch máu não. Được 12 ngày, hai người này vẫn còn chưa xuất viện thì cô con gái thứ hai cũng đồng chứng bệnh như trên, phải nhập viện gấp.
Cô gái thứ hai xuất viện được hai ngày thì nàng dâu thứ ba cũng vào viện. Không phải bị nghẽn mạch máu não, mà bị thủng bao tử. Cô này vẫn còn đang điều trị thì chàng rể thứ ba bị xe tông văng ra xa hơn hai mét. Lúc đưa đến bệnh viện tuy còn thở, nhưng toàn thân xương cốt đa phần đều bị gãy, xương gối trái thì bị nứt, gối phải dập nát, suốt mấy tháng liền không cử động được.
Tính ra, người mẹ chết chưa đầy một năm thì con trai, con gái, dâu, rể….đã liên tục nối đuôi nhau vào bệnh viện. Người nào khi ra viện cũng tốn hơn vạn tiền. Có người đã bình luận trường hợp của họ thế này: “Bệnh viện tỉnh đã được gia đình các nghịch tử này “nuôi tốt”, vì thu được bộn tiền”.
Trong thời gian đó, câu chuyện bất hiếu của họ được đồn vang khắp nơi, ai cũng biết. Chuyện của họ trở thành đầu đề cho mọi người bàn tán lúc làm việc hay nhàn rỗi.
Mặc dù địa phương đó rất ít người tin Phật, nhưng trong lúc luận đàm, ai cũng nhất trí nói rằng: “Đây chính là báo ứng cho những kẻ làm con mà bất hiếu!”.
Chuyện vẫn chưa hết, cậu cả dù bị bán thân bất toại, nhưng hôm nọ khi di chuyển qua đường, lại bị xe tông thêm một nạn nữa làm tổn thương não, thành ra người thực vật. Nghe nói đến nay vẫn còn nằm trong nhà.
Không bao lâu thì cậu hai bị viêm gan, bị cơn bệnh giày vò hơn một năm thì chết. Tiếp theo nàng dâu cả bị nghẽn máu não cũng lìa đời.
Láng giềng tôi kể: “Cháu trai, cháu gái nội ngoại đa số đều do một tay bà chăm sóc. Nhưng lúc bà bệnh nằm viện suốt thời gian dài, không đứa nào ngó tới, nghe mà chạnh lòng”. Chỉ mong các vị thiện tri thức dạy cho họ Phật pháp, để chuyển biến vận mệnh xấu về sau này. Nếu không, thiên lý trừng phạt công minh, kết cuộc bi thảm của hậu bối bà thật khó mà tưởng tượng nổi.
“Nghịch tử cố ý bỏ mẹ đói khát, ngầm hại chết mẹ”. Tuy dân chưa mách, quan chưa tra. Họ tuy không bị quốc pháp trừng trị, thế nhưng “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Những người con bất hiếu này, từng người, từng người đều thọ ác báo.
Đây thật là vạn sự vạn vật trên đời đều đang thuyết pháp cho chúng ta thấy. “Thiện nhân thuyết pháp của thiện nhân, ác nhân thuyết pháp của ác nhân”. Người thuyết pháp người, súc sinh thuyết pháp súc sinh”. Bạn phải hiểu cho minh bạch, để mọi hành vi từ ăn, ở, đi đứng…đều áp dụng pháp Phật đã dạy. Sống phải hành xử như thế nào, là do chính bạn quyết định.
Tôi đem những câu chuyện “hiện thế báo ứng trong đời sống” ghi vào đây chính là muốn cảnh báo nhắc nhở những người con bất hiếu nên cải tà quy chánh. Nếu không, một khi ác báo tới, có hối hận thì cũng đã quá muộn màng.
Diệu Âm Lệ Hiếu trích lại từ quyển Báo ứng hiện đời – Tác giả: Quả Khanh – Hạnh Đoan dịch


QUẢ BÁO CỦA NHỮNG NGƯỜI CON BẤT HIẾU

Con bất hiếu, cháu vô tình,
Ác tâm bỏ mẹ cha đói chết…
Thử hỏi thế nhân – tình nghĩa đâu?
Trời xanh chẳng tha thứ tội này!

Láng giềng kể tôi nghe câu chuyện xảy ra tại quê họ, hỏi:
- Đây có phải là nhân quả báo ứng như lời Phật dạy không?
“Tại thôn X huyện Y thuộc tỉnh Cát Lâm, có một gia đình tám người trong một thời gian ngắn xảy ra bi kịch mà khắp “mười phố tám quê” ai cũng biết. Tuy đa số không hiểu Phật pháp là chi, nhưng ai cũng cho đây là báo ứng.
Hai vợ chồng trong gia đình này suốt bao năm dốc sức cấy cày nuôi dưỡng sáu người con gồm ba trai, ba gái, lo chu toàn trách nhiệm kẻ làm cha mẹ. Họ cưới dâu, xây nhà cho con trai ra riêng, sắm đủ của hồi môn để gả con gái. Thực hiện chu toàn những việc này không phải dễ, rất vất vả khó khăn, là điều hiển nhiên ai cũng thấy.
Người cha do lao lực quá độ mà bị bệnh nặng rồi qua đời. Trong thôn ai cũng thở dài cảm thán, nói ông mệnh khổ, nhưng bà vợ của ông mệnh càng khổ hơn. Vì chồng mất chưa đầy một tháng thì bà vợ bị xuất huyết não, dẫn đến bán thân bất toại phải nằm trên giường. Tuy bản thân có thể dùng tay trái để ăn cơm, song không thể đi vệ sinh hay tắm rửa, rất cần có người dìu đỡ chăm sóc.
Sáu đứa con gồm trai lẫn gái và sáu dâu rể, tổng cộng là 12 người, chưa tính đến cháu, đã đối đãi như thế nào đối với người mẹ cả đời gian khổ vì con này?
Mới đầu họ sắp xếp hai người một nhóm, luân phiên chăm sóc mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, vợ chồng ba đứa con trai cảm thấy rất chán ngán, phiền mệt, nên trong nhà bắt đầu xảy ra chuyện. Do giữa các nàng dâu và mấy cô con gái bất hòa, thường nổ ra gây cãi ầm ĩ. Vì vậy, họ cấm không cho bên con gái đem cơm chăm sóc cho mẹ nữa.
Mới đầu, ba con trai còn cho mẹ ăn, uống chút đỉnh. Sau đó họ nghĩ: “Nếu ăn uống thì phải đi nhà xí”…nên ba cô con dâu bắt đầu giảm khẩu phần ăn cho mẹ chồng. Có khi cả ngày không cho bà dùng món chi cả. Do con gái và ba cô con dâu không thuận hòa, nên mười ngày nửa tháng, họ cũng hiếm khi đến thăm.
Có lần ba cô con gái đến thăm mẹ, phát hiện ra bà yếu đến mức không còn sức, ghé sát tai vào mới nghe giọng bà thều thào:
- “Mẹ đói….mẹ đói”….
Thế là họ vội tìm chút gì đó cho mẹ ăn. Nào ngờ, ba nàng dâu thấy vậy nổi cơn thịnh nộ, chạy đến chỗ mẹ chồng đang nằm lớn tiếng quát lên:
- Bà mới dùng xong hai chén cháo, sao còn đòi ăn nữa? Có phải là muốn chết hay không? Bà nói vậy khiến con gái bà tưởng là chúng tôi bất hiếu đấy!
Nhờ ba cô con gái kiên trì, cuối cùng bà cũng được dùng một chút ít. Lúc cho mẹ ăn, ba cô gái thừa dịp chị dâu đi vắng, bèn luồn tay vào sờ thấy bụng mẹ hóp gầy, chứng tỏ lời ba chị là dối trá.
Thế là hôm sau, ba cô gái đem đến cho mẹ sáu cái trứng gà, bà mẹ ăn ngấu nghiến, chốc lát đã hết sạch. Sau đó như được tăng lực, bà mách nhỏ với ba con gái:
- Các con không đến thì tụi nó một chút cơm nước cũng ít chịu cho mẹ dùng, chúng muốn để mẹ chết đói đó.
Mấy ngày sau ba cô gái lại mang đến cho mẹ thức ăn ngon để tẩm bổ. Con gái đang cho bà ăn thì bị ba anh trai nhìn thấy. Họ liền vào giật lại, ném xuống đất, dùng chân chà đạp lên thức ăn, phẫn nộ mắng em không được cho mẹ dùng, viện cớ là bệnh bà xuất huyết não không thể ăn được đồ bổ, dễ bị xuất huyết. Họ bảo:
- Các cô mà làm mẹ chết thì ai chịu trách nhiệm đây? Muốn lo cho mẹ thì hãy rước mẹ về mà lo, đừng có tới đây chăm ăn mà không chịu cưu mang.
Chuyện trong nhà họ chẳng mấy chốc lan ra cả thôn đều biết. Không bao lâu, nơi sân họ vọng ra tiếng khóc lóc kêu gọi mẹ thảm thiết. Sự nhẫn tâm bỏ mẹ đói khát khiến cho bà cụ xấu số, bất hạnh đã phải sớm lìa đời. Tiếng các con bà khóc than, kêu gào nghe vang trời động đất. Họ mặc áo tang đưa mẹ đi chôn, giấy tiền vàng mã được ném đầy lên không trung, bị cơn gió lạnh phẫn nộ thổi bay tứ tán.
Một tháng sau đó, cậu con trai cả bị nghẽn mạch máu não phải vào cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Tuy được cứu sống, nhưng trở thành liệt nửa người, tay chân bị co rút.
Cậu cả xuất viện được một tháng thì cậu hai và nàng dâu cả tiếp nối vào bệnh viện. Họ cũng bị y chang chứng nghẽn tắc mạch máu não. Được 12 ngày, hai người này vẫn còn chưa xuất viện thì cô con gái thứ hai cũng đồng chứng bệnh như trên, phải nhập viện gấp.
Cô gái thứ hai xuất viện được hai ngày thì nàng dâu thứ ba cũng vào viện. Không phải bị nghẽn mạch máu não, mà bị thủng bao tử. Cô này vẫn còn đang điều trị thì chàng rể thứ ba bị xe tông văng ra xa hơn hai mét. Lúc đưa đến bệnh viện tuy còn thở, nhưng toàn thân xương cốt đa phần đều bị gãy, xương gối trái thì bị nứt, gối phải dập nát, suốt mấy tháng liền không cử động được.
Tính ra, người mẹ chết chưa đầy một năm thì con trai, con gái, dâu, rể….đã liên tục nối đuôi nhau vào bệnh viện. Người nào khi ra viện cũng tốn hơn vạn tiền. Có người đã bình luận trường hợp của họ thế này: “Bệnh viện tỉnh đã được gia đình các nghịch tử này “nuôi tốt”, vì thu được bộn tiền”.
Trong thời gian đó, câu chuyện bất hiếu của họ được đồn vang khắp nơi, ai cũng biết. Chuyện của họ trở thành đầu đề cho mọi người bàn tán lúc làm việc hay nhàn rỗi.
Mặc dù địa phương đó rất ít người tin Phật, nhưng trong lúc luận đàm, ai cũng nhất trí nói rằng: “Đây chính là báo ứng cho những kẻ làm con mà bất hiếu!”.
Chuyện vẫn chưa hết, cậu cả dù bị bán thân bất toại, nhưng hôm nọ khi di chuyển qua đường, lại bị xe tông thêm một nạn nữa làm tổn thương não, thành ra người thực vật. Nghe nói đến nay vẫn còn nằm trong nhà.
Không bao lâu thì cậu hai bị viêm gan, bị cơn bệnh giày vò hơn một năm thì chết. Tiếp theo nàng dâu cả bị nghẽn máu não cũng lìa đời.
Láng giềng tôi kể: “Cháu trai, cháu gái nội ngoại đa số đều do một tay bà chăm sóc. Nhưng lúc bà bệnh nằm viện suốt thời gian dài, không đứa nào ngó tới, nghe mà chạnh lòng”. Chỉ mong các vị thiện tri thức dạy cho họ Phật pháp, để chuyển biến vận mệnh xấu về sau này. Nếu không, thiên lý trừng phạt công minh, kết cuộc bi thảm của hậu bối bà thật khó mà tưởng tượng nổi.
“Nghịch tử cố ý bỏ mẹ đói khát, ngầm hại chết mẹ”. Tuy dân chưa mách, quan chưa tra. Họ tuy không bị quốc pháp trừng trị, thế nhưng “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Những người con bất hiếu này, từng người, từng người đều thọ ác báo.
Đây thật là vạn sự vạn vật trên đời đều đang thuyết pháp cho chúng ta thấy. “Thiện nhân thuyết pháp của thiện nhân, ác nhân thuyết pháp của ác nhân”. Người thuyết pháp người, súc sinh thuyết pháp súc sinh”. Bạn phải hiểu cho minh bạch, để mọi hành vi từ ăn, ở, đi đứng…đều áp dụng pháp Phật đã dạy. Sống phải hành xử như thế nào, là do chính bạn quyết định.
Tôi đem những câu chuyện “hiện thế báo ứng trong đời sống” ghi vào đây chính là muốn cảnh báo nhắc nhở những người con bất hiếu nên cải tà quy chánh. Nếu không, một khi ác báo tới, có hối hận thì cũng đã quá muộn màng.
Diệu Âm Lệ Hiếu trích lại từ quyển Báo ứng hiện đời – Tác giả: Quả Khanh – Hạnh Đoan dịch
"Cha mẹ nuôi con, biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ, kể tháng kể ngày"

No comments:

Post a Comment