http://www.vncgarden.com/i-think
Đắk Nông
Diện tích: 6.515,6 km²
Dân số: 510,6 nghìn người (2010).
Tỉnh lỵ: Thị xã Gia Nghĩa.
Các huyện: Đắk Glong, Đắk R'lấp, Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô, Cư Jút, Tuy Đức.
Dân tộc: Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày...
Dân số: 510,6 nghìn người (2010).
Tỉnh lỵ: Thị xã Gia Nghĩa.
Các huyện: Đắk Glong, Đắk R'lấp, Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô, Cư Jút, Tuy Đức.
Dân tộc: Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày...
Đến, thấy và cảm nhận:
Lịch sử - Giai thoạiCon ngườiCảm nhận | Chùa (Xưa và nay)Chùa (thông tin du lịch) |
Cần Thơ
Diện tích: 1.401,6 km²
Dân số: 1.197,1 nghìn người (2010)
Các quận, huyện:
Dân số: 1.197,1 nghìn người (2010)
Các quận, huyện:
- Quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Ô Môn.
- Huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai.
Đến, thấy và cảm nhận:
Điểm đếnĐịa lý - địa danh | Ẩm thựcLịch sử - Giai thoạiCon người | Chùa (Xưa và nay)Chùa (thông tin du lịch) |
Nam Định
Diện tích: 1.652,5 km²
Dân số: 1.830,0 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định
Các huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa...
Dân số: 1.830,0 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định
Các huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa...
Đến, thấy và cảm nhận:
Địa lý - địa danh | Chùa (thông tin du lịch) |
Điều kiện tự nhiên
Nam Định là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Phía bắc và đông bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông nam giáp biển Đông với bờ biển dài 72km.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm của đồng bằng Bắc bộ không những đủ cho tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất khẩu.Đồng thời, nơi đây còn có sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có công nghiệp Dệt - May là một trong những trung tâm dệt may của cả nước.
Tỉnh có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hoá; nhiều điểm tham quan du lịch.
Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày...Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính...
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày văn hoá truyền thống. Kho tàng văn hoá này bắt nguồn từ đời sống của cư dân, được lưu truyền và phát triển dưới nhiều hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm...nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều trò vui dân gian như bơi thuyền, hầu bóng...
Giao thông
Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90km về phía đông nam. Giao thông đến Nam Định tương đối thuận tiện: trên tuyến đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 21 nối từ quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố; quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình qua Nam Định sang Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Thông tin tổng quan trích từ website của Tổng cục Du lịch (http://www.vietnamtourism.com)
Bến Tre
Diện tích: 2.360,2 km²
Dân số:1.256,7 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Bến Tre
Các huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Tày.
Dân số:1.256,7 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Bến Tre
Các huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Tày.
Đến, thấy và cảm nhận:
Ẩm thựcLịch sử - Giai thoại | Chùa (Xưa và nay)Chùa (thông tin du lịch) |
Điều kiện tự nhiênBến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh.
Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi.
Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26ºC - 27ºC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500mm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiểu, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa), nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Giao thôngBến Tre cách Mỹ Tho 14km và cách Tp. Hồ Chí Minh 85km. Du khách có thể đi từ Mỹ Tho đến tỉnh Bến Tre bằng phà.
Khách du lịch tham quan tỉnh Bến Tre có thể thuê tầu cao tốc 5 người, hoặc các loại tàu với tốc độ thấp hơn và lớn hơn.
Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi.
Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26ºC - 27ºC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500mm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiểu, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa), nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Giao thôngBến Tre cách Mỹ Tho 14km và cách Tp. Hồ Chí Minh 85km. Du khách có thể đi từ Mỹ Tho đến tỉnh Bến Tre bằng phà.
Khách du lịch tham quan tỉnh Bến Tre có thể thuê tầu cao tốc 5 người, hoặc các loại tàu với tốc độ thấp hơn và lớn hơn.
Bình Định
Diện tích: 6.039,6 km²
Dân số: 1.489,7 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Quy Nhơn.
Các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ba Na, Hrê.
Dân số: 1.489,7 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Quy Nhơn.
Các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ba Na, Hrê.
Đến, thấy và cảm nhận:
Điểm đếnDu kýĐịa lý - địa danh | Tập quánẨm thựcLịch sử - Giai thoạiCon người | Chùa (thông tin du lịch) |
Điều kiện tự nhiên
Là một tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp Gia Lai, phía nam giáp Phú Yên, phía đông giáp biển Đông. Địa hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Nhiệt độ trung bình cả năm là 26ºC - 28ºC. Lượng mưa trung bình năm là 1.700 – 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm.
Tiềm năng phát triển kinh tế
Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: tơ lụa, yến sào, tôm, cá, gỗ quí, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát và hàng thủ công mỹ nghệ.Bình Ðịnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú để phát triển du lịch. Có bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Ghềnh Ráng, Bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, Ðảo Yến, Quy Hòa, Bãi Dài…. Có suối nước nóng Hội Vân thuộc huyện Phù Cát.
Dân tộc, tôn giáo
Bình Định là tỉnh có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn lữu giữ nhiều di tích kiến trúc văn hóa của người Chăm, đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, nơi đã từng là cố đô của vương triều Chămpa. Các cụm thác Chàm có kiến trúc độc đáo như : tháp Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, tháp Đôi. Bình Định là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng vào Nam đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Xoài Mút, ra Bắc phá tan 29 vạn quân Thanh thống nhất đất nước. Bình Định còn là một cái nôi của nghệ thuật tuồng, dân ca bài chòi, của điệu múa trống trận Quang Trung độc đáo và môn phái võ Tây Sơn, thể hiện tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân vùng đất này.
Giao thông
Cách thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Tp. Hồ Chí Minh 680km, Bình Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai và Kon Tum. Tàu Thống Nhất dừng tại ga Diêu Trì cách Quy Nhơn 11km. Sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn 36km về phía bắc. Hiện nay ngày nào cũng có chuyến bay Quy Nhơn – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. Cảng biển Quy Nhơn là một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ.
Thông tin tổng quan trích từ website của Tổng cục Du lịch (http://www.vietnamtourism.com)
Khánh Hòa
Diện tích: 5.217,6 km²
Dân số: 1.167,7 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang
Các huyện, thị:
Dân số: 1.167,7 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang
Các huyện, thị:
- Thành phố: Cam Ranh
- Thị xã: Ninh Hoà.
- Huyện:Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa, Cam Lâm.
Đến, thấy và cảm nhận:
Điểm đếnDu kýĐịa lý - địa danh | Ẩm thựcLịch sử - Giai thoạiCon người |
Điều kiện tự nhiên
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận.
Địa hình Khánh Hoà thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo.
Khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 26,5ºC.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Nha Trang là một thành phố biển nằm trên đường quốc lộ số 1A. Bờ biển Khánh Hòa dài 200km, với trên 200 đảo lớn nhỏ, bãi cát trắng và nước biển trong xanh đã thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Bãi biển này nắng quanh năm và bầu trời luôn trong xanh, mầu xanh Ðịa Trung Hải.
Ðại Lãnh - Văn Phong - Nha Trang là một bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp kéo dài từ Ðại Lãnh qua Nha Trang, Ninh Trữ tới Cà Ná (Ninh Thuận). Những bãi biển này chắc chắn sẽ tạo ra những ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch.
Sản xuất nông-công nghiệp phát triển tương đối toàn diện, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá xa bờ. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên, trong đó nổi tiếng là lâm sản (gỗ, kỳ nam, trầm hương), hải sản (cá, tôm...) và đặc biệt là yến sào. Khánh Hòa có 5 suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống.
Giao thông
Địa hình Khánh Hoà thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo.
Khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 26,5ºC.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Nha Trang là một thành phố biển nằm trên đường quốc lộ số 1A. Bờ biển Khánh Hòa dài 200km, với trên 200 đảo lớn nhỏ, bãi cát trắng và nước biển trong xanh đã thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Bãi biển này nắng quanh năm và bầu trời luôn trong xanh, mầu xanh Ðịa Trung Hải.
Ðại Lãnh - Văn Phong - Nha Trang là một bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp kéo dài từ Ðại Lãnh qua Nha Trang, Ninh Trữ tới Cà Ná (Ninh Thuận). Những bãi biển này chắc chắn sẽ tạo ra những ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch.
Sản xuất nông-công nghiệp phát triển tương đối toàn diện, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá xa bờ. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên, trong đó nổi tiếng là lâm sản (gỗ, kỳ nam, trầm hương), hải sản (cá, tôm...) và đặc biệt là yến sào. Khánh Hòa có 5 suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống.
Giao thông
Nha Trang cách Phan Rang 105km, cách Buôn Ma Thuột 190km, cách Đà Lạt 215km, cách Qui Nhơn 238km, cách thành phố Hồ Chí Minh 445km và Hà Nội 1.450km.
Khánh Hòa có nhiều cảng biển trong đó cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thế giới, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Hòa. Nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa với các tỉnh miền Nam và miền Bắc; quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.
Khánh Hòa có nhiều cảng biển trong đó cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thế giới, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Hòa. Nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa với các tỉnh miền Nam và miền Bắc; quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.
Thông tin tổng quan trích từ website của Tổng cục Du lịch (http://www.vietnamtourism.com)
No comments:
Post a Comment