Monday, January 18, 2016

Văn Liêm.


Mot bai viet ve toi nua...moi gia dinh fb doc cho vui.
Esquire - What I’ve Learned
NSƯT Việt Anh, 56 tuổi
- Hồi nhỏ, tôi mơ ước làm diễn viên. Thuở ấy, tôi rất mê các vai diễn của những cô chú như Thanh Nga, Hùng Cường… Họ khơi gợi trong tôi nhiều cảm hứng về ánh đèn sân khấu, thân phận con người. Đó là lúc tôi nhận ra một thế giới lớn lao hơn nhiều cái thế giới con con của tôi lúc ấy. Đó là lúc tôi bắt đầu làm một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời mình: mơ mộng và tưởng tượng.
- Tôi chưa bao giờ học làm diễn viên. Thứ duy nhất tôi học chính quy là ngành lý luận, sáng tác âm nhạc. Vậy mà duyên đời cho tôi đến với sân khấu. Lúc đó, tôi đã 27 tuổi, một cái tuổi được cho là muộn để bắt đầu. Nhưng có hề gì, tôi là kẻ mơ mộng mà.
- Tôi trải qua hàng trăm vai diễn nhưng vai diễn mà tôi nhớ nhất và làm thay đổi cuộc đời tôi lại là một vai phụ. Đó là một vở kịch của Liên Xô, nói về cuộc tình của hai thanh niên ở hai bên chiến tuyến: Hồng quân và phát-xít Đức. Vở kịch vượt trên mọi khuôn khổ, định hướng chính trị đó tác động đến tôi sâu sắc. Một người sẵn sàng hy sinh lý tưởng, danh dự để bảo vệ một điều tôn nghiêm tối thượng đó là niềm tin vào sự tốt đẹp và tình yêu vượt trên mọi rào cản mà con người lập ra. Bài học lớn nhất mà tôi học được đến từ sân khấu như vậy đó, là niềm tin, không bao giờ được đánh mất niềm tin. Còn anh tin vào đâu, tùy thuộc vào nhận thức của anh.
- Tôi lại nói tiếp về sự mơ mộng. Kiến thức thì vô bờ, bạn không thể học cho bằng hết được. Do đó, theo đuổi kiến thức chỉ là đuổi theo cái vô hạn trong khi cuộc đời của bạn lại hữu hạn vô cùng. Hãy tưởng tượng! Đó là thứ phép màu phi biên giới, nó sẽ nâng bạn lên đến những vì sao và khiến cuộc sống này thật thi vị. Đời tôi không thiếu những lúc phải ngủ ngoài đường, những cam go khốc liệt nhưng chính sự mơ mộng và niềm tin vào cái thiện, sự tử tế luôn dẫn dắt tôi đi qua mọi gian khó rất thanh thản.
- Bí quyết thành công ở đời có lẽ chỉ gói gọn trong một chữ: Hãy làm khác người ta, hãy thử tìm tòi con đường riêng cho mình. Tôi nghĩ không chỉ nghệ thuật mà mọi ngành nghề, muốn khẳng định bản thân, bạn phải trăn trở để tìm lối đi riêng. Hãy để bản thân bị kích thích bởi ánh sáng của ai đó tài ba, vĩ đại, đó chỉ là cảm hứng thôi, hãy cố mà làm cho khác họ.
- Tôi rất lo cho sự phát triển của sân khấu kịch. Thế hệ kế cận đến với nghề đa phần vì sự hào nhoáng và ấp ủ giấc mơ nổi tiếng. Sự đam mê đang mất dần đi trong trái tim của những người trẻ. Nào là hài quá lố, kịch ma tràn lan… Càng ngày càng không thấy những kịch bản có chiều sâu và giá trị. Những điều mà người ta tưởng sẽ giữ khách, níu kéo khán giả hôm nay sẽ sớm giết chết nền chính kịch đầy bản sắc của Sài Gòn. Thế giới thay đổi nhiều quá, ngày xưa người ta bắt đầu vì đam mê, còn bây giờ, người ta bắt đầu vì mơ tưởng đến phần thưởng.
- Tôi học từ những vai diễn rất nhiều nhưng giờ tôi không học được từ những vai diễn của mình nữa. Vậy tôi học từ cuộc đời, học từ những thùng nước/trà đá miễn phí để ngoài đường, từ tấm biển sửa giày miễn phí cho người nghèo, người dọn vệ sinh… Để thấy Sài Gòn là nơi tuyệt vời lắm, sự tử tế và tình người hồn hậu luôn hiện hữu.
- Giờ tôi chẳng có mơ ước hay mục đích gì hết. Tôi sống hết mình mỗi ngày, tận hiến với cuộc đời, nghiệp dĩ và gia đình. Bi kịch của chúng ta chẳng phải là cứ tơ tưởng những thứ chưa có ở tương lai hay tiếc nuối quá khứ vốn là điều đã trôi qua đó sao. Hạnh phúc chỉ nở hoa ở ngay lúc này, trong khoảnh khắc bạn đang sống. Uống một ly trà ngon cũng là hạnh phúc vậy.
- Khi thương xá Tax bị khai tử, tôi cũng như nhiều người Sài Gòn khác xót xa lắm. Từ khi biết tin cho đến tận ngày cuối cùng, biết bao người đã đến để chia tay thậm chí nhỏ lệ tiễn đưa một kỷ niệm, một dấu tích của thành phố quê hương. Tôi không phản đối việc xây mới nhưng bảo tồn nhưng di tích, công trình kiến trúc là việc vô cùng quan trọng phải song hành. Nếu chúng ta đập đi xây mới hết, thế hệ con cháu chúng ta sẽ chẳng còn gì để nhớ. Thành phố mấy trăm năm tuổi mới tinh như vừa xuất hiện, như ai đó từng nói một thành phố không có ký ức, những thế hệ con người không có ký ức là một điều đáng buồn.
- Chúng ta đang lo cho vẻ bề ngoài nhiều quá. Thành phố này có thêm một tòa nhà chọc trời hiện đại vào lúc này cũng không thay đổi được gì nhiều về dân trí. Thay đổi diện mạo quốc gia ư, không, điều này vốn đến từ nền văn minh được xây dựng dựa trên nền tảng con người. Theo tôi, y tế và giáo dục là hai điều mà nước ta cần phải dồn hết tâm sức, tài lực để thay đổi cho tốt hơn. Hãy thử đến các bệnh viện không phải quốc tế hay tư nhân ở nước ta, bạn có thể nói được gì ngoài hai từ khủng khiếp, thậm chí là dã man?
- Nếu chúng ta còn dạy trẻ con rằng loài người là chủ nhân địa cầu, muôn loài phải phục vụ cho chúng ta thì ngày tận thế gần kề rồi. Chúng ta chỉ là một phần của thế giới này, một thế giới đã bị hủy hoại bởi sự tham lam, ích kỷ của con người. Hãy nói với những đứa trẻ rằng Phải bảo vệ những gì còn sót lại và trả lại sự sống tươi đẹp cho hành tinh này khi còn có thể.
- Người duy nhất tôi thần tượng trên đời là nhà khoa học Einstein. Nghe lạ phải không vì tôi là nghệ sỹ mà lại tôn thờ nhà khoa học. Với tôi ông ấy là người lãng mạn nhất thế kỷ 20. Hồi thanh niên, tôi đọc sách rất nhiều nhưng lại chỉ nhớ những câu chuyện về ông ấy. Ví dụ, có một người tìm gặp Einstein để hỏi về thuyết tương đối, nhờ ông giảng cho dễ hiểu hơn. Nhà khoa học chỉ nói: “Một sợi tóc khi nằm trên đầu bạn thì tương đối ít nhưng nếu một sợi tóc nằm trong một bát súp thì lại tương đối nhiều”.
- Có một câu chuyện ám ảnh tôi. Câu chuyện về Bữa tiệc ly của danh họa Leonardo de Vinci. Khi vẽ bức tranh này, ban đầu ông phải tim một người có khuôn mặt thánh thiện phi phàm để thể hiện hình tượng chúa Jesus. Ông tìm được một người như ý. Sau này, để hoàn thành bức họa, ông phải tìm một kẻ có khuôn mặt cùng hung cực ác để vẽ Judas. Ông đi khắp nơi để tìm kiếm mà không ưng ý, may thay có người bạn của ông biết một tử tù có khuôn mặt đúng như ông mong đợi. Leonardo đến gặp tên tử tù và rất hài lòng về người mẫu này. Ông vẽ kẻ tử tù này suốt mấy tháng cho đến khi hoàn thành bức vẽ, người mẫu ác nhân này mới cho ông biết, hắn chính là kẻ đã làm mẫu cho ông vẽ chúa Jesus. Câu chuyện này vẽ lên bức tranh hoàn thiện về chân dung con người, về con quỷ dữ bên trong mỗi chúng ta. Tâm sinh tướng là vậy, vẻ ngoài của chúng ta được quyết định bởi hành động và tâm trí của chúng ta.
- Tôi sống gần trọn đời người để hiểu sâu sắc một điều rằng nhận thức quan trọng hơn kiến thức. Và tôi tin đó chính là kim chỉ nam để thay đổi nền giáo dục, tri thức xã hội và đưa nước ta trở thành một quốc gia văn minh.

shared http://maivang.nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nsut-viet-anh-rong-choi-xuc-cam-201411222235418.htm

Không khuôn mẫu, không quy tắc, không gò bó, Việt Anh ra sân khấu luôn hút hồn khán giả bằng lối diễn phóng khoáng, tự do rất riêng của mình. Anh được xem là diễn viên ngẫu hứng bậc nhất trên sân khấu 30 năm nay

Ái mộ NSƯT Việt Anh, mới đây, một khán giả đến Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ (5B Võ Văn Tần, TP HCM) xem vở kịch Phía sau tội ác đến 3 lần. Đến đêm thứ 3, sau khi xem về, nửa đêm chị bật dậy viết bài thơ tặng anh: “Ông Cường tòng phạm giết người/ Một vai gai góc nhưng cười vì duyên/ Càng xem càng bị thôi miên/ Xem bao nhiêu suất cũng ghiền… Việt Anh”. Phải là một người yêu quý Việt Anh lắm và anh phải có nét diễn thật độc đáo mới có thể khiến khán giả này cảm nhân vật bằng thơ như vậy!
Vượt mọi khuôn khổ
Xem Việt Anh diễn, cảm giác thường trực của khán giả là thích thú lẫn hồi hộp. Dù các vai anh sắm nào đâu phải ly kỳ, gay cấn. Hồi hộp ở chỗ không biết anh sẽ làm gì với những vai bé xíu như vậy. Tên trộm Tư Liều trong Tốt - xấu - giả - thật, ông đạo diễn Vân Nam trong Rạo rực, tên tòng phạm Cường trong Phía sau tội ác… là những vai nho nhỏ nhưng bao phen anh làm khán giả ngỡ ngàng. Cảm tưởng rằng anh sẽ dẫn nhân vật đi trên con đường định sẵn nhưng anh cứ quẹo chỗ này, dừng chỗ nọ, nhanh chỗ nọ, chậm chỗ kia. Mọi đường dây của nhân vật bị “trật” khỏi dự đoán ban đầu của người xem. Thì đã bảo anh là một tay diễn ngẫu hứng mà!

NSƯT Việt Anh (Ảnh do nhân vật cung cấp)
NSƯT Việt Anh (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Việt Anh ngay cả khi tập tuồng lẫn khi ra sân khấu, không chịu áp lực, không một gánh nặng nào trên vai. Không chuẩn bị trước từ lời thoại đến tâm lý, anh vào vai diễn như một chuyến rong chơi của xúc cảm. Anh không gặp khó khăn nhưng lại gây khó khăn cho bạn diễn. Đừng mơ thấy Việt Anh ăn, ngủ với kịch bản hay nằm dài trên sàn tập. Lúc người ta trầy trật học thoại, diễn thử 5 lần 7 lượt, hình như anh cứ quanh quẩn đâu đó bên ngoài, lâu lâu tạt ngang xem thử. Không ít người lần đầu diễn với Việt Anh lo lắng đến xanh mặt vì sợ “bể” tuồng nhưng khi ra sân khấu họ… xanh mặt thật. Người tưởng ngơ ngác, ngây ngô mới đây đã tung tẩy, biến hóa khôn lường khiến họ “khóc ròng” vì không kịp đỡ. Việt Anh ví von: “Tôi như củi khô lập tức mọc cành, mọc lá, đơm hoa, kết trái khi ra sân khấu. Bản thân tôi bị kích thích bởi ánh đèn sân khấu và khán giả”. Khi ấy, anh “phiêu” đến mê mệt.
Sàn diễn Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ mỗi đêm, rất nhỏ, hẹp; vai diễn của Việt Anh mỗi đêm cũng nhỏ, bé lắm nhưng bao giờ cũng bất ngờ, ngẫu hứng, tự phát. Kiểu ngẫu hứng bật ra tua tủa khi diễn gần như là một thứ bản năng mà anh không thể lý giải hết căn cơ, ngọn nguồn. Đóng vai hài, bi mà khán giả cười, thương là bình thường nhưng đóng vai ác mà khán giả cũng thương thì ngoài Bảo Quốc chỉ có thể là Việt Anh. Anh quá duyên dáng, quá màu sắc. Mỗi đêm là mỗi nét tươi mới. Việt Anh giống như một thứ vitamin giúp khán giả chống lại cảm giác mệt mỏi. Không khuôn mẫu, không quy tắc, không gò bó nhưng nói Việt Anh xuề xòa là sai lầm. Giới nghệ sĩ miền Bắc gọi Việt Anh là tay diễn “bợm”. Tức là nét diễn già dặn, sành sỏi. Việt Anh ngẫu hứng và thăng hoa bằng bản năng và cả sự trải nghiệm. Anh diễn phóng khoáng mà không bậy. “Sự ưu tú của người nghệ sĩ chân chính vượt khỏi mọi khuôn khổ định danh” là một nhận xét rất đúng về Việt Anh.
Nghệ thuật không nên “nửa vời”
Việt Anh tự trào: “Tôi vừa già vừa xấu, đầu hói, mặt nhiều nốt ruồi, ca dở, múa kém…”. Nói như vậy nghĩa là những “phương tiện” giúp con người ta đến với nghệ thuật như thanh lẫn sắc anh đều không có. “Nhằm nhò gì. Nhận vai nhỏ để làm nó lớn hơn, diễn vai phụ mà ấn tượng hơn vai chính ấy mới là cao thủ”, đó là cách Việt Anh đã sống và tỏa sáng với nghề 30 năm nay. Không biết anh từ đâu đến, lảng vảng đâu đó, lùi hẳn về phía sau nhưng thâu tóm nhanh gọn, hút hồn khán giả chóng vánh. Quá ít đất diễn song quá nhiều cho cảm xúc. Bằng một cách bản năng, Việt Anh đã bước qua những khoảnh khắc sống trên sân khấu nhẹ nhàng thôi, đơn giản thôi nhưng luôn là “linh hồn” của tác phẩm.
Việt Anh nói mình là kẻ mơ mộng trong nghệ thuật. “Tôi bắt đầu mơ mộng về sân khấu từ nhỏ, khi xem các vai diễn của Thanh Nga, Hùng Cường. Từ khi còn là thằng bé con đến năm 27 tuổi, tôi vẫn cứ mơ về sân khấu, ánh đèn, khán giả và các nhân vật” - anh nhớ lại. Có lúc Việt Anh lý giải mình đến với nghệ thuật chính là bằng sự mơ mộng có niềm tin như vậy. Dù cho anh có lúc ngủ ngoài đường, cơm hàng cháo chợ, đói về vật chất nhưng chưa bao giờ đói niềm tin. Việt Anh có thể đánh rơi nhiều thứ trên đường đời nhưng niềm tin thì chưa hề. Niềm tin dẫn anh đi qua khó khăn một cách nhẹ nhàng, thanh thản.
Là kẻ mơ mộng nên Việt Anh nhìn nghệ thuật bằng đôi mắt của kẻ yêu cái đẹp. Vốn dĩ “cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp”. Cái đẹp đó phải qua tâm hồn sáng tạo, chọn lọc của người nghệ sĩ. Bởi vậy, nghệ thuật không ám ảnh anh nhưng những người làm nghệ thuật lại ám ảnh anh triền miên. “Diễn viên phải là một người am hiểu, nhận thức tất cả các lĩnh vực mới có thể truyền cái chân - thiện - mỹ đến khán giả. Nên nhớ là nhận thức quan trọng hơn kiến thức” - anh quan niệm. Việt Anh ghét và khó chịu với thứ nghệ thuật nửa vời. Anh bảo diễn viên khi ra sân khấu phải diễn nhưng không diễn, nếu không làm được thì đừng cố, sẽ rất lố bịch. “Ngày xưa, nghệ sĩ đến với sân khấu vì đam mê còn bây giờ vì danh vọng nhiều hơn” - Phó Giám đốc Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ lo lắng.
Suy tư, hẫng hụt giữa đời
Nếu thấy Việt Anh cầm một tờ báo đọc cả ngày thì cũng đừng quá ngạc nhiên. Anh vốn “nghiện” đọc. Ngày còn trẻ, sách “gối đầu giường” của anh không biết bao nhiêu mà kể. Đủ thể loại, nội dung. Bây giờ tuổi cao, mắt kém nên anh chỉ đọc sách triết lý, chiêm nghiệm cuộc sống. Cũng thời trẻ, anh học từ vai diễn. Khi toan về già, anh học từ đời. Gặp Việt Anh lúc nào cũng thấy gương mặt thâm trầm bên cạnh dòng đời biến động. Cũng phải thôi, góc đời cay đắng mà anh đi qua, những thăng trầm mà anh nếm trải khiến anh không còn réo rắt nữa. “Tôi sống rất chậm chạp và không thờ ơ. Tôi gói mọi thứ vào trong, nhấm nháp” - anh nói. Không lấy làm mệt đầu, nhọc sức vì phải suy nghĩ, Việt Anh lại thấy “khoái” khi nhận ra điều gì đó hiện hữu trong cuộc sống này mà nhiều người đã vội lướt qua.
Trong Việt Anh không phải chỉ là một con người duy nhất. Anh vừa là một nghệ sĩ, một gã khó chịu, là kẻ trầm tư, một ông già có trái tim nhạy cảm… Hiếm hoi lắm mới thấy anh hóm hỉnh, hài hước. Việt Anh tự nhận: “Tôi không lốp bốp miệng mồm, không thích bình luận chuyện trên trời dưới đất. Khi tôi suy tư, mặt tôi nhìn như đang quạu quọ, khó chịu, cau có. Nhưng tôi sống tình cảm chứ không xa cách”. Có một cái gì đó mâu thuẫn giữa một Việt Anh suy tư và một Việt Anh nhạy cảm. Cứ tưởng những gì anh chiêm nghiệm được sẽ giúp trái tim anh thôi xao động trước biến động của cuộc đời. Nhưng không, Việt Anh của hôm nay vẫn hay buồn, hay lo. Dù cái tuổi này không còn non dại để hốt hoảng chạy trốn. Vẻ như có điều gì đó không “ổn” lắm trong anh. Mọi sự bất thành trong cuộc sống riêng tư khiến Việt Anh hẫng hụt. Một trái tim yếu đuối vẫn lẩn khuất đâu đó trong ngoại hình có phần “bợm” này. Anh không phớt lờ nỗi đau của quá khứ như cách mà anh từng nói: “Con người mà không có ký ức là một điều đáng buồn”.
Nghệ thuật với anh ngày xưa là niềm vui nhưng bây giờ là mưu sinh. Và anh chỉ chọn công việc âm thầm hằng đêm ở sân khấu, hằng ngày ở phim trường để kiếm tiền nuôi mình, gửi cho con. Gã nghệ sĩ có cái đầu hói và đôi mắt đăm đăm của hôm nay thong dong sống với nghệ thuật và đong đầy niềm tin, khát vọng về tương lai của con gái mình. Với anh, hạnh phúc của con gái cũng là niềm vui ấm áp của người cha này, dẫu xa con nửa vòng trái đất. 
Giải Mai Vàng - mốc son trong sự nghiệp
Bên cạnh Chu Phác Viên trong Lôi vũ, đại tá Luchianov trong Đêm họa mi, người cha trong phim Mùi ngò gai..., ông Năm trong Dạ cổ hoài lang là vai diễn đỉnh cao của Việt Anh. Suốt 20 năm trên sàn diễn Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ, Việt Anh sừng sững với vai ông Năm như một tượng đài chưa ai thay thế nổi. “Mặc dù được giao vai ông Tư nhưng tôi đã xin được đóng vai ông Năm vì ngay từ đầu, tôi đã thích và biết cách diễn sao cho hay. Ông Năm trong kịch bản là giống như bộ xương khô. Tôi đã thêm da đắp thịt để mập mạp mới có thể sống bền bỉ” - Việt Anh kể. “Việt Anh đóng vai đó duyên ơi là duyên! Đến bây giờ vẫn chưa ai đóng vai đó đạt đến thần thái và sự hoàn hảo vì không thể ngẫu hứng và sáng tạo độc đáo được như anh” - NSƯT Thành Lộc xuýt xoa. Với vai này, Việt Anh đã giành Giải Mai Vàng năm 1995. “Dù trong nghề, tôi chưa bao giờ lên đến đỉnh cao nhưng giải thưởng năm đó thật sự là mốc son lớn nhất trong sự nghiệp diễn xuất của tôi” - NSƯT Việt Anh nói.

***
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nsut-viet-anh-toi-chua-mua-nha-tai-hon-vi-danh-tien-cho-con-3257087.html

Thứ hai, 3/8/2015 | 06:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

NSƯT Việt Anh: 'Tôi chưa mua nhà, tái hôn vì dành tiền cho con'

Dù có cuộc tình đẹp với bạn gái suốt bảy năm qua, nghệ sĩ kỳ cựu chưa lên kế hoạch kết hôn. Anh dành hết tiền để bù đắp cho con gái đang sống ở Australia cùng vợ cũ.
Gần 10 năm sau khi chia tay với nghệ sĩ Phương Linh và chịu cảnh sống độc thân, anh tìm niềm vui sống ở đâu?
- Tôi chạy trốn nỗi cô đơn bằng cách làm việc thật nhiều. Nhiều năm nay tôi ít đóng kịch nhưng đóng nhiều phim. Khi đi quay, tôi có cơ hội khám phá ở mỗi con người, mỗi nhân vật tôi hóa thân các tính cách khác nhau. Nghỉ quay tôi đi đá bóng, đi nhậu với bạn bè. Rảnh rỗi hơn nữa thì tôi đọc sách. Nói chung, tôi không để mình có thời gian trống.
Tôi còn một niềm vui khác, được chia sẻ từ bạn gái. Hằng ngày chúng tôi nhắn tin qua lại với nhau, rảnh rỗi thì cùng nhau ngồi cà phê. Cô ấy nói còn tôi ngồi yên lắng nghe. Với tôi, đó là niềm vui. Tôi cảm nhận được sự hạnh phúc, ấm áp từ lời nói và ánh mắt cô ấy dành cho mình. Ở tuổi này, chúng tôi yêu nhau bằng sự sẻ chia, tôn trọng tự do của nhau nhiều hơn là phải thể hiện, phô trương tình cảm ra ngoài như khi còn trẻ.
images418410-viet-anh-3152-1438402027.jp
NSƯT Việt Anh và con gái. Anh vẫn gọi cô con gái 16 tuổi bằng tên "bé Bơ".
- Bạn gái của anh là người như thế nào?
- Bạn gái kém tôi 18 tuổi - một phụ nữ độc thân nuôi ba con nhỏ - và là cô giáo dạy piano của con gái tôi. Khi con gái còn học, tôi nhiều lần mời cô ấy đi ăn trưa để cảm ơn. Mỗi lần ngồi ăn cùng nhau, cô ấy nói rất nhiều còn tôi chỉ lắng nghe. Sau đó, tôi ngồi ngẫm nghĩ, phân tích rồi phát hiện ra cô ấy có vẻ quan tâm đến mình. Từ đó, tôi để ý và nhận thấy, đó là một phụ nữ nhân ái, cá tính, tài năng, thích sống tự do, không bị gò ép vào khuôn khổ giống tôi. Cô ấy cũng là người tôn trọng và biết chia sẻ với người khác. Mỗi ngày lại có những cái mới khiến tôi muốn khám phá. Trước cô ấy, tôi cũng trải qua vài mối quan hệ nhưng không cuộc tình nào được bền lâu. Tôi và bạn gái hiện tại đã trải qua bảy năm yêu nhau và mỗi ngày lại thấy cần nhau hơn.
Anh và bạn gái dự tính khi nào kết hôn?
- Trước kia con cái còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên chúng tôi gần như không nhắc đến chuyện này, sợ làm tổn thương tụi nhỏ. Hiện tại thì tôi và cô ấy thích duy trì mối quan hệ kiểu cùng nhau quan tâm, chia sẻ nhưng mỗi người vẫn có cuộc sống riêng của mình. 
Biết đâu đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ làm đám cưới. Cảm xúc là điều không thể nói trước. Tùy từng thời điểm mà con người đưa ra những quyết định khác nhau. Tôi là người sống thiên về bản năng và cảm xúc. Vì vậy, khi các con của cả hai đều đã lớn, tôi sẽ để cảm xúc dẫn dắt mình trong quyết định chung sống với người phụ nữ tôi yêu.
DSC-0002-466-7072-1438402028.jpg
NSƯT Việt Anh (trái) vai giám đốc giả điên trong phim "Tỷ phú tưng". 
- Không kết hôn, 10 năm qua anh cũng chỉ ở khách sạn mà không có nhà cửa ổn định, vì sao vậy?
- Tính tôi vốn thích tự do, không thích bị gò bó vào một chuẩn mực nào đó của cuộc sống theo kiểu phải có nhà, có xe, có công việc ổn định. Khi xưa có gia đình, các thành viên sống cùng trong một ngôi nhà là đương nhiên. Đến khi chỉ còn một mình, tôi không quá quan trọng việc phải ở trong một ngôi nhà do mình sở hữu. Công việc khiến tôi đi sớm về khuya, không có thời gian chăm sóc bản thân, huống chi chăm lo nhà cửa. Vì vậy, tôi chọn ở khách sạn, ăn cơm hàng cho đơn giản và tiện lợi.
Thực ra, có thời gian tôi dành dụm được chút tiền, cho bạn bè mượn lúc khó khăn rồi họ cũng không có khả năng trả. Từ đó, tiết kiệm được bao nhiêu tôi dành hết cho con gái. Cháu hiện sống cùng mẹ bên Australia. Không được ở bên chăm sóc, dạy dỗ con, tôi chỉ biết dành hết tình cảm của mình bằng việc tạo điều kiện vật chất tốt nhất cho cháu học tập.
Con gái dành tình cảm cho anh ra sao?
-  Cháu là một cô gái sớm hiểu chuyện, nhạy cảm và kiệm lời giống tôi. Cháu nói tôi không phải lo lắng quá nhiều mà nên quan tâm đến bản thân mình hơn. Mong ước lớn nhất của con gái là được thấy bố sống thật thoải mái, làm được những điều mình thích. Một năm, cháu về Việt Nam đôi lần, còn lại, hai bố con nói chuyện mỗi ngày qua điện thoại, mạng xã hội.
Khi bước sang tuổi 16, cháu mong muốn được nói chuyện với bố nhiều hơn. Có hôm hai bố con trò chuyện với nhau hơn ba giờ đồng hồ. Tôi hiểu cháu đã lớn, bắt đầu có những rung cảm đầu đời với người khác giới. Vì vậy, trong câu chuyện, tôi thường chia sẻ rằng phải biết quý trọng nhất bản thân mình, sau đó là người thân như bố, mẹ. Đừng vì thất vọng với chuyện tình cảm mà làm điều dại dột.
Tôi cảm nhận cháu rất tinh tế. Không khi nào cháu nhắc đến mẹ hay bạn trai của mẹ khi nói chuyện với tôi. Cháu cũng  không tò mò về chuyện tình cảm của tôi dù biết bạn gái tôi là cô giáo cũ của cháu. Con gái cũng hay chia sẻ với tôi những tác phẩm cháu sáng tác như thơ, truyện ngắn hay bài hát. Cháu từng sáng tác một bài hát riêng cho bố và thu âm gửi tặng tôi trong ngày sinh nhật. Điều đó khiến tôi thấy mình là ông bố hạnh phúc nhất thế gian.
hoi-ky-thanh-loc-hinh-anh-1-WU-3889-2093
Nghệ sĩ Việt Anh (phải) và Thành Lộc trong kịch "Dạ cổ hoài lang". Vở kịch gây tiếng vang và là dấu ấn của hai nghệ sĩ trên con đường nghệ thuật.
- Dành dụm hết cho con gái, anh lo liệu tuổi già của mình ra sao?
- Tôi nghĩ khi về già, niềm vui của tôi là có rất nhiều bạn bè. Người thông minh là người biết sống cho người khác. Bởi khi cho đi, bạn nhận được rất nhiều. Vì thế, tôi tin mình không cô đơn. Hiện tại, tôi lo giữ sức khỏe bằng cách tích cực chơi thể thao. Có sức khỏe, tôi có thể tự lo cho mình dù ở bất cứ độ tuổi nào.
Không thiếu những nghệ sĩ về già sống nghèo khó, cô đơn, bệnh tật nhưng tôi tin ít ra họ cũng có những quãng đời đẹp, được sống với đam mê và làm nghệ thuật hết mình.
Nghệ sĩ ưu tú Việt Anh cho biết anh đã xin rút tên ra khỏi danh sách Ban chấp hành của Đại hội nghệ sĩ sân khấu TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020. Người khác sẽ thay anh làm giám đốc sân khấu Nhà hát 5B Võ Văn Tầnsắp tới. "Chuyện làm giám đốc, thật ra, tôi bị 'ép'. Tôi không hề muốn làm quản lý mà chỉ muốn làm chuyên môn, nhất là ở thời điểm sân khấu bị thách thức bởi doanh thu và chất lượng nghệ thuật. Trong suốt thời gian làm giám đốc, mọi công việc quản lý chủ yếu do người khác lo, tôi chỉ đảm trách chuyên môn diễn xuất, chất lượng vở diễn", anh nói.
NSƯT Việt Anh tên thật là Nguyễn Việt Anh, sinh năm 1956, tại Sài Gòn. Ở lĩnh vực sân khấu, Việt Anh gây dấu ấn trong nhiều vở chính kịch gây tiếng vang như Lôi Vũ, Dạ cổ hoài lang, Đêm họa mi. Vai diễn ông Năm trong kịch Dạ cổ hoài lang đem về cho nghệ sĩ giải Mai Vàng năm 2005.
Nhiều năm nay, Việt Anh tích cực tham gia phim truyền hình với khả năng hóa thân đa dạng trong nhiều dạng vai ở hơn 500 tập phim. Những vai ông già Nam bộ khó tính, điên khùng nhưng nhân ái và tốt bụng của nghệ sĩ ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.
Châu Mỹ thực hiệ

No comments:

Post a Comment