SHARED
http://hoangngockieu1958.violet.vn/entry/show/entry_id/8167718/cat_id/4353436
Một nghiên cứu mới đây cho thấy sinh viên thường đánh giá các giảng viên của mình dựa vào những gì họ đăng tải trên Facebook.
Ví dụ, một vị giảng viên có sơ yếu lý lịch gần gũi, thân thiện sẽ được nhiều sinh viên có cảm tình hơn nhưng lại bị đánh giá là kém chuyên môn hơn các giảng viên khác – nghiên cứu này khẳng định.
Giảng viên tâm lý học Merry Sleigh tới từ ĐH Winthrop cùng các sinh viên của mình là Jason Laboe cũng tới từ Winthrop và Aimee Smith tới từ ĐH Kent State cho rằng nhiều giảng viên đang sử dụng mạng xã hội để tiếp cận sinh viên hoặc để liên lạc với những mối quan hệ khác của họ.
Để hiểu về việc truyền thông xã hội đã ảnh hưởng như thế nào tới sự nghiệp giảng dạy của một giảng viên, các nhà nghiên cứu đã tạo ra 6 trang Facebook giả của cùng một nam giảng viên 39 tuổi được các nhà nghiên cứu tưởng tượng ra – tờ LiveScience đưa tin.
Mỗi trang đều xây dựng một hình ảnh giảng viên riêng: bảo thủ chính trị, tự do chính trị, có tôn giáo, đề cao gia đình, thân thiện hoặc chuyên nghiệp.
110 sinh viên đã được cho xem ngẫu nhiên những trang Facebook này để đánh giá về giảng viên đó ở các khía cạnh: kỹ năng, mức độ thân thiện, sự yêu mến, sự chuẩn mực, mức độ yêu thích khi tham gia giờ học của giảng viên và mức độ tôn trọng họ dành cho giảng viên đó.
Kết quả là, những giảng viên được xây dựng hình ảnh mang tính chuyên nghiệp được đánh giá là giỏi chuyên môn nhất, trong khi các giảng viên bảo thủ và thân thiện được xem là kém chuyên môn nhất. Những giảng viên thân thiện cũng được đánh giá là dễ tính nhất, trong khi các giảng viên có xu hướng bảo thủ chính trị được nhận xét là có khả năng dạy tốt nhất những khóa học khó. Sinh viên cũng không thích những giảng viên hay áp đặt quan điểm của mình với họ. Họ cũng ít tôn trọng những giảng viên thân thiện và cảm thấy những giảng viên đề cao vai trò của gia đình là những người đáng được tôn trọng nhất.
Nguyễn Thảo
***
TIẾNG NGHỆ
Tiếng Nghệ
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy em ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Khi ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Khi mô sang nhởi bên choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một, lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ qua giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.
Hà Huy Phú
**
8 kiệt tác để đời của “Vua hề Sác lô”
(nguoiduatin.vn) - Hãy cùng sống trong kỷ nguyên phim câm với 8 kiệt tác để đời của một trong những nghệ sỹ kịch câm và diễn viên hài xuất sắc nhất mọi thời đại – “Vua hề Sác lô”.
Đây là một trong 2 bộ phim cuối đời của Charlie và được sản xuất ở Luân Đôn. Theo một số cách nào đó, bộ phim châm biếm những quy tắc trong xã hội và chính trị của nước Mỹ thông qua câu chuyện vua Igor bị buộc phải sống lưu vong tại New York. Bộ phim cũng được coi là tác phẩm lột tả chân thực nhất một phần con người thật của Charlie Chaplin, mặc dù ông khẳng định chỉ muốn tạo tiếng cười cho khán giả khi thực hiện một bộ phim hài khác mà thôi.
A Woman of Paris
Những bộ phim của Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác lô) luôn mang lại nhiều cảm xúc xen lẫn trong lòng khán giả: có xúc động, có châm biếm mỉa mai, có hài hước và luôn cuốn hút lạ kỳ. Đó hầu hết là những kiệt tác điện ảnh vượt lên trên cả sự mong đợi của người xem.
Charlie Chaplin còn là một trong những nhân vật sáng tạo và có ảnh hưởng nhất của kỷ nguyên phim câm khi ông tự đóng, đạo diễn, viết kịch bản, sản xuất và soạn nhạc cho phim của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, Charlie Chaplin đã viết kịch bản ít nhất 87, đạo diễn ít nhất 73 và diễn xuất trong ít nhất 86 bộ phim theo số liệu từ trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDB.
Dưới đây là danh sách 8 bộ phim kinh điển được đánh giá là tuyệt vời nhất của “Vua hề Sác lô”.
City Lights
City Lights
“City Lights” là một bộ phim câm lãng mạn năm 1931. Phim kể về câu chuyện tình yêu của anh chàng lang thang đáng yêu Little Tramp (Charlie Chaplin) và cô gái bán hoa mù (Virginia Cherrill). Bộ phim do chính Charlie biên kịch và đạo diễn trong giai đoạn phim tiếng có ưu thế hơn hẳn so với phim câm nhưng vẫn thu được thành công vang dội. “City Lights” được xem như một trong những bộ phim kinh điển nhất của thời đại phim câm. Năm 1992, “City Lights” được chọn lưu trữ trong Viện lưu trữ phim Quốc gia Mỹ vì "tính văn hoá, lịch sử và tín hiệu thẩm mĩ".
The Kid
Modern Times
“Modern Times” ra đời năm 1936, gần 10 năm sau khi Charlie nói về việc sản xuất, một khoảng thời gian đủ để nói lên tâm huyết của “Vua hề” đối với bộ phim này. Nội dung xoay quanh nhân vật kẻ lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phim phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ. Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang.
Monsieur Verdoux
The Great Dictator
The Pilgrim
A King in New York
Những bộ phim về Paris, được quay ở Paris hay đơn giản là liên quan đến Paris sẽ khiến các “tín đồ” điện ảnh tự nhiên mà yêu thích. “A Woman of Paris” của Charlie Chaplin là một trong số đó. Bộ phim không được chào đón nhiệt tình khi mới được công chiếu nhưng lại trở nên rất nổi tiếng ở nhiều thập kỷ sau. Nội dung kể về câu chuyện vốn đã trở nên kinh điển: sự so sánh giữa tiền bạc và tình yêu nhưng được Charlie “phù phép” theo một cách đầy thông minh, sáng tạo. Charlie không đóng vai chính mà chỉ tham gia một vai diễn nhỏ nhưng tất cả những công đoạn còn lại của bộ phim lại đều được hoàn thành dựa trên khối óc và bàn tay tuyệt vời của ông.
Mai Nguyên (theo Dep)
No comments:
Post a Comment